­­ Nguyễn Đình Tứ khảo sát một số giống ngô ngắn ngày tại nghệ an luận văn thạc sĩ NÔng nghiệp chuyên ngành : Trồng trọt



tải về 0.96 Mb.
trang5/10
Chuyển đổi dữ liệu15.08.2016
Kích0.96 Mb.
#20757
1   2   3   4   5   6   7   8   9   10

Nguồn: Aldrich S. R.; Scontt w. O.; Hoegft R.G. (1986)

Độ ẩm đất quyết định đến sinh trưởng, phát triển và năng suất ngô. Thiếu nước rễ ngô phải ăn sâu xuống tầng dưới để tìm nước, dẫn đến ít có rễ to phát triển ngang nên ngô không đủ điều kiện để huy động chất dinh dưỡng ở tầng đất mặt làm ảnh hưởng đến toàn bộ quá trình sinh trưởng, phát triển và năng suất ngô.

Theo các nhà sinh lý thực vật tại CIMMYT (2000) gợi ý ở những vùng nhiệt đới thấp, trong điều kiện trồng ngô nhờ nước trời, tối thiểu một vụ ngô cần lượng mưa 400 - 500 mm để đạt năng suất lớn hơn 1 tấn /ha và lượng mưa 500 - 700 mm phân bố đều qua các tháng trong vụ mới đạt năng suất cao. Đặc biệt vào khoảng 30 ngày trong thời gian ngô trổ cờ - kết hạt, nếu vùng nào có lượng mưa từ 100 - 200 mm được coi là vùng thiếu nước đối với sản xuất ngô, nếu lượng mưa nhỏ hơn 100 mm được coi là vùng không phù hợp, còn lớn hơn 200 mm được coi là phù hợp với hầu hết các giống ngô (Chapmuan, 2000). Trong quá trình sinh trưởng, vào thời kỳ đầu vụ, cây ngô tiêu thụ trung bình là 2, 5 mm nước/ngày và sau khi phun râu đạt cực đại vào khoảng 10 mm nước/ngày. Còn trong những ngày nắng nóng, lượng nước tiêu thụ cho ngô có thể gấp 2 lần những ngày mát, có mây (Shaw, 1963) [24].

Ngô là cây sinh trưởng phát triển mạnh, tạo ra khối lượng chất xanh lớn, nên ngô cần một lượng nước trong suốt thời gian sinh trưởng lớn hơn nhiều các loại cây trồng khác. Trung bình một cây ngô từ khi gieo đến khi chín hoàn toàn cần 100 lít nước và trên 1 ha ngô cần khoảng 3000 - 4000 tấn nước, trong khi đó khoai tây chỉ cần 2870 tấn nước [12].

Nhu cầu nước của cây ngô cũng thay đổi theo giai đoạn phát triển của cây. Ngô cần ít nước ở giai đoạn đầu, từ nảy mầm đến 3 - 4 lá ngô có khả năng chịu hạn hơn úng, độ ẩm đất lúc này 60 - 65% làm cho bộ rễ phát triển tốt và ăn sâu. Các giai đoạn tiếp theo nhu cầu độ ẩm tăng dần, ở thời kỳ 10 - 18 lá lượng nước cần mỗi ngày cho 1 hecta ngô là 35 - 40 m3, độ ẩm tối thích giai đoạn này là 70 - 75%. Thời kỳ ngô cần nước nhất là trước trổ cờ 10 - 15 ngày đến chín sữa, độ ẩm đất thích hợp từ 75 - 80%. Nhu cầu nước giai đoạn này phù hợp với kết quả nghiên cứu của Lêbêđép và Trần Hữu Miện (1968, 1969, 1970); theo Sinletap gọi đây là thời kỳ “khủng hoảng” về nước. Nếu thiếu nước vào trước trổ cờ 10 - 15 ngày năng suất có thể giảm 20 - 50%. Còn giai đoạn chín sáp đến chín hoàn toàn nhu cầu nước của cây ngô giảm dần, độ ẩm đất thích hợp 60 -70%.

Theo nghiên cứu của Lêbêđép và Trần Hữu Miện (1968 - 1970), thời kỳ cây ngô cần nhiều nước nhất là từ trước trổ cờ 10 - 15 ngày đến chín sữa, đây gọi là thời kỳ “khủng hoảng” về nước. Nếu thiếu nước trước khi trổ cờ 15 - 20 ngày, lá héo 2 - 3 ngày làm cho năng suất ngô giảm tới 50%, mặc dù sau đó được tưới bổ sung đủ nước. Thời kỳ 3 - 4 lá, cây ngô chịu hạn khá nhất. Trong điều kiện sản xuất ngô ở nước ta nếu chỉ tưới 1 lần /vụ nên tưới vào thời kỳ ngô xoắn ngọn, năng suất tăng từ 16,3 tạ/ha lên 20,5 tạ/ha. Nếu tưới nước 2 lần/vụ, nên tưới nước lúc ngô 8 - 10 lá và xoắn ngọn, tưới 3 lần thì nên tưới lúc ngô 8 - 10 lá, xoắn ngọn và chín sữa [12].

Trần Hữu Miện (1987) cho rằng để hoàn thành chu kỳ sống mỗi cây ngô cần khoảng 200 - 220 lít nước. ở thời kỳ đầu cây phát triển chậm nên không cần nước nhiều. Giai đoạn 7 - 13 lá, ngô cần 28 - 35 m3 nước/ha/ngày. Còn giai đoạn xoắn nõn, trổ cờ, phun râu ngô cần 65 - 70 m3 nước/ha/ngày. Ngô là cây trồng cạn cần nhiều nước song cũng rất nhạy cảm với độ ẩm đất cao, nhất là ở giai đoạn cây còn nhỏ khi điểm sinh trưởng còn nằm dưới mặt đất, giai đoạn này nếu cây nằm dưới nước 1 - 2 ngày cũng có thể bị chết. Nếu độ ẩm đất quá cao, nhất là bị úng, rễ ngô không phát triển được và cây bị vàng.

Vào năm 1995, Văn Tất Tuyên đã nghiên cứu mối tương quan giữa độ ẩm đất và độ ẩm không khí đến số ngày phát dục của các giai đoạn sinh trưởng phát triển cây ngô, thấy rằng hệ số tương quan giữa % độ ẩm đất với số ngày từ gieo đến mọc là 0,45; mọc đến 9-10 lá là 0,78; từ 9 - 10 lá đến trỗ là 0, 89. Độ ẩm không khí từ trỗ cờ đến chín sáp là 0,88; từ chín sáp đến chín hoàn toàn là 0, 79. Đến năm 1997, khi nghiên cứu tưới nước cho ngô ở đồng bằng sông Hồng, tác giả cho rằng: chỉ nên trồng ngô lai trên đất có tưới tiêu chủ động. ở thời kỳ đầu ngô chưa cần nhiều nước, thời kỳ 7 - 13 lá, ngô cần 28 - 35 m3 nước /ha/ngày, thời kỳ xoắn ngọn, trổ cờ, phun râu cần 65 - 75 m3 nước/ha/ngày [12], [16].

Còn ở duyên hải Trung bộ, theo Lê Quý Tường và Trần Văn Minh (2003) các thời kỳ tưới nước thích hợp cho ngô lai trong vụ Đông Xuân tưới 4 lần vào các thời kỳ như: 10 lá, xoắn ngọn, trổ cờ phun râu, chín sửa; còn vụ Hè Thu tưới nước vào các thời kỳ 5 lá, 10 lá, xoắn ngọn, trổ cờ - phun râu, chín sữa – chín sáp [12].

Theo Lê Quý Kha, Trần Hồng Uy đã tìm hiểu diễn biến lượng mưa (từ 1988 đến 1998) trong thời kỳ ngô trổ cờ - kết hạt và đối với cả vụ nhờ nước trời ở Việt Nam, đã có một số kết quả như sau: Trong vụ ngô thứ nhất (vụ ngô Xuân, Hè Thu), vào thời kỳ trổ cờ - kết hạt, chỉ có ở vùng Tây Bắc, Tây Nguyên, Đông Nam bộ và Nam bộ là những nơi có thời vụ gieo trồng vào tháng 4 hoặc tháng 5 thì ngô có đủ hoặc thừa lượng mưa cần thiết. Ngược lại tần suất số năm có lượng mưa không phù hợp, thiếu mưa và số năm đủ mưa tương ứng ở Hà Giang (Đông Bắc) lần lượt là 0,55; 0,27 và 0,18; tại Hà Nội (đồng bằng Sông Hồng) là 0,55; 0,36 và 0,09; tại Nam Trung bộ là 0,75; 0,25 và 0,0; tai Bắc Trung bộ là 0,91; 0,09 và 0,0. Đối với cả vụ ng ô, ở vùng Tây Bắc, Tây Nguyên, Đông Nam bộ và Nam bộ là những nơi có tần suất số năm có lượng mưa lớn hơn 500 mm là 1,00. Tần suất số năm có lượng mưa không phù hợp, thiếu mưa và số năm đủ mưa tương ứng ở Hà Giang lần lượt là 0,27; 0,18 và 0,55; tại Hà Nội (đồng bằng Sông Hồng) là 0,55; 0,18 và 0,27; tại Quảng Ngãi (Nam Trung bộ) là 0,50; 0,13 và 0,88; tại Vinh (Bắc Trung bộ) là 0,64; 0,18 và 0,18.

Còn ở vụ ngô thứ hai (vụ ngô Thu, Thu Đông, Đông hay Đông Xuân) vào thời kỳ ngô trổ cờ - kết hạt, tần suất số năm có mưa lớn hơn 100 mm đạt cao nhất là 0,88 ở Đồng Nai (Đông Nam bộ) và tiếp đến là Hà Giang (Đông Bắc) đạt 0,45; ở Vinh là 0,27; ở Quảng Ngãi là 0,13 và ở Hà Nội là 0,09 và 0,00 ở Sơn La. Còn lượng mưa cả vụ chỉ đạt trên 500 mm với tần suất số năm là 1, 00 ở vùng Đồng Nai (Đông Nam bộ) và Hà Giang (Đông Bắc); 0,88 số năm ở Quảng Ngãi; ở Sơn La có số năm là 0,27. Lượng mưa từ 400 đến 500 mm chỉ đạt tần suất 0,18 số năm ở Hà Nội và ở Vinh. Vùng Cần Thơ và Kon Tum không có năm nào mưa cả vụ đạt trên 300 mm. Như vậy, ở các vùng ngô nhờ nước trời, tuy lượng mưa cả năm, bình quân năm đạt 1411 mm (Sơn La) hoặc 2140 mm (Vinh) nhưng do phân bố không đều nên vẫn xẩy ra thiếu nước trong giai đoạn ngô cần nước, thậm chí cho ngô cả vụ ngô vẫn thiếu nước. ở những vùng như Đông Nam Bộ, Tây Nguyên, Tây Bắc sản xuất ngô chủ yếu nhờ nước trời, nhiều năm bị hạn đầu vụ, khi trồng xong gặp hạn và ngô có thể chết phải trồng lại. Tại những vùng ngô lớn - vùng ngô hàng hóa, có những năm ngô bị hạn vào thời kỳ 7 - 8 lá và giai đoạn trổ cờ làm giảm năng suất nghiêm trọng; còn các vụ khác mưa có xu hướng không ổn định qua các năm. Như vùng trồng ngô lớn ở các tỉnh miền núi Đông Bắc ngô thường bị hạn vào đầu vụ lúc gieo trồng (cuối tháng 2 - đầu tháng 3) và vào trước lúc trỗ cờ (tháng 5).

Như vậy, trong thập kỷ gần đây quy luật về mưa có xu hướng không ổn định và có nhiều diễn biết bất thường, có khi hạn nặng (2 đến 3 năm xảy ra 1 lần, mang tính cục bộ từng vùng), có khi bị mưa lớn tập trung trong 2 - 3 ngày với lượng mưa 300 - 700 mm như ở Thái Bình (tháng 9 năm 2003), hay ở các tỉnh Duyên Hai miền Trung vào năm 1999. Kết quả điều tra lượng mưa năm 2004 cho thấy, cả nước có khoảng 192, 5 nghìn ha ngô thường gặp hạn nặng, 131 nghì ha ngô thường gặp hạn vừa và hơn 669 nghìn ha thường đủ mưa; trong đó vùng Bắc Trung Bộ có khoảng 96,6 nghìn ha ngô thường gặp hạn nặng, 19 nghìn ha ngô thường gặp hạn vừa và khoảng 25,4 ha ngô thường đủ mưa. Đây là một trong những nguyên nhân làm cho năng suất ngô bình quân của Việt Nam (32 tạ/ha, năm 2003) vẫn ở mức thấp so với bình quân chung của toàn thế giới (44, 7 t ạ/ha) [24].

Còn ở các nước đang phát triển thì vấn đề hạn hán đã làm giảm năng suất ngô nghiêm trọng. Theo CIMMYT, trên thế giới mỗi năm hạn gây tổn thất khoảng 8,8 triệu tấn ngô hạt ở vùng nhiệt đới thấp; 7,7 triệu tấn ở vùng cận nhiệt đới và 3,9 triệu tấn ở vùng núi cao. Như thế, hàng năm toàn thế giới bị tổn thất khoảng 20,4 triệu tấn ngô do hạn ở các vùng khó khăn, chiếm 17% tổng sản lượng. Vì thế CIMMYT đã ưu tiên vào chọn tạo và phát triển giống ngô có khả năng chống chịu được với điều kiện bất thuận như hạn, đất nghèo đạm, đất chua. Vấn đề nghiên cứu về giống ngô chịu hạn là đề tài không chỉ khó đối với điều kiện ở Việt Nam mà ở cả nhiều nước đang phát triển trên thế giới (Lafitte, 1995; Edmeades et al., 1997), hơn nữa do hạn chế về cơ sở vật chất và thiếu nguồn nhân lực nên kết quả nghiên cứu và thành tựu về giống ngô chịu hạn ở nước ta còn ở mức khiêm tốn. Một số kết quả nghiên cứu trong những năm 1990 tập trung vào một số khía cạnh của các vật liệu giống thụ phấn tự do (Đào Việt Bắc, 1996; Dương Văn Sơn, 1996 và Nguyễn Đức Lương, 1996). Qua những nghiên cứu này đã có một số kết luận như sau: Có sự biến động về tính chịu hạn giữa các vật liệu giống thụ phấn tự do. Một số kết quả khác đã tạo ra được giống ngô chịu hạn tốt như MSB -49, TSB-2, Q-2 (Trần Hồng Uy, 2001) và hiện nay giống Q -2 vẫn được người dân vùng cao sử dụng trồng hàng chục ngàn hecta mỗi năm [10].

Qua những nghiên cứu về tình hình hạn hán cho thấy những vấn đề cấp thiết phải giải quyết để ngành sản xuất ngô Việt Nam phát triển mạnh mẽ hơn nữa, nâng cao hiệu quả sản xuất của người dân. Đó là phải chọn tạo được bộ giống ngô lai có thời gian sinh trưởng khác nhau và chịu được hạn. Tạo ra giống ngô năng suất cao, chín sớm để tránh hạn đầu vụ ở một số năm và vụ ngô Đông trồng muộn, hoặc tránh hạn và rét do nhiệt độ thấp vào tháng 12 (lúc trổ cờ - kết hạt). Nghiên cứu cơ cấu cây trồng, mùa vụ trong đó cây ngô tham gia sao cho có lợi nhất, tránh được thiên tai (hạn hán, lũ lụt...) để đạt năng suất cao [10], [24].

- Ánh sáng

Năng lượng ánh sáng mặt trời được chuyển hoá và cố định vào các sản phẩm hữu cơ tạo sinh khối trong quá trình sinh trưởng và phát triển của cây ngô thông qua hoạt động quang hợp. Ngô là cây trồng quang hợp kiểu cây C4 (chu trình quang hợp Hatch và Slack) có sản phẩm đầu tiên trong quá trình quang hợp là các axit hữu cơ gồm 4 nguyên tử cacbon. Quang hợp C4 của cây ngô có nhiều ưu thế hơn chu kỳ quang hợp C3 là có năng suất sinh học cao, quang hô hấp thấp, có tốc độ quang hợp cao và điểm bù CO2 thấp trong điều kiện bão hòa ánh sáng (Hesketh J. D. & Baker D. N., 1970; Hesketh J. D. & Moss D. N, 1963; Hesketh D. N. & Musgrave R. B., 1962). Còn kết quả nghiên cứu của Blagovensenskoi Z. K., 1984 về quang hợp cây ngô cho rằng: ngô quang hợp theo chu trình C4 và có cường độ quang hợp gấp 3 lần cây quang hợp theo chu trình C3. Có quá trình cacboxyl hóa mạnh, có điểm bão hòa ánh sáng cao, có khả năng quang hợp cao ở điều kiện nồng độ CO2 thấp, điều đó làm cho cây ngô phát triển mạnh và cho năng suất cao [16].

Do vậy, trong chu kỳ sinh trưởng và phát triển của cây ngô, ánh sáng là yếu tố rất quan trọng. Theo phản ứng với ánh sáng thì cây ngô thuộc nhóm cây trồng ngày ngắn. Iakuskin V.I (1951) viết rằng ngày ngắn thúc đẩy quá trình phát triển cây ngô. Điều này đã được chứng minh bởi thí nghiệm tiến hành tại Uruguay với 40 giống ngô, qua đó một số giống không cho bắp ở điều kiện ngày dài. Nhưng do tác động trong quá trình cải thiện đã tạo ra một giống thích nghi cho những vùng phía Bắc với điều kiện ngày dài. Vào năm 1927, Viện cây trồng Leningrad đã tiến hành 61 thí nghiệm ở các vùng địa lý khác nhau; vào năm 1955, Baliura (theo Necula, Gh. 1957) đã kết luận điều kiện ngày dài không phải là một yếu tố bất lợi cho cây ngô. Như vậy, các giống ngô trồng ở châu Âu đã thích nghi với việc hoàn thành chu kỳ sống trong điều kiện ngày dài, đã làm yếu đi nhu cầu ngày ngắn. Còn Kuperman F.I, 1977; Sain S.S, 1964... cho rằng trong điều kiện chiếu sáng nhân tạo 12 giờ /ngày đã xúc tiến quá trình trổ cờ và hình thành bắp [16].

Phản ứng với độ dài ngày còn phụ thuộc vào các giống khác nhau, nhất là về thời gian sinh trưởng. Một số nhà khoa học cho rằng các giống ngô chín sớm không có phản ứng với chu kỳ quang, chúng có khả năng phát triển ở bất kỳ chu kỳ quang nào. Còn các giống chín muộn không có khả năng đó.

Trong yếu tố ánh sáng, thành phần quan trọng hơn độ dài chiếu sáng là cường độ và chất lượng ánh sáng. Theo Sain S.S và Kuperman F.I cho rằng các tia sáng dài vào những giờ sáng sớm và chiều tối kìm hãm sự phát triển của thực vật, các tia sáng ngắn vào những giờ ban ngày lại xúc tiến quá trình phát triển của chúng. Khi nghiên cứu mối tương quan giữa năng suất ngô và bức xạ mặt trời Humlum J. (Obrejian, 1957) nhận thấy rằng để ngô có nắng suất cao cần thiết các giờ chiếu sáng của mặt trời so với tổng lý thuyết là 55 - 64% vào tháng 5; 45 - 54% vào tháng 6; 55 - 74% vào tháng 7, 8 và tháng 9. Nếu độ dài sáng dưới 55% vào tháng 7 - 9 sẽ làm giảm năng suất ngô dưới mức trung bình [12], [16].

Các giống ngô có tốc độ quang hợp trung bình đạt từ 35 đến 59 mg CO2/dm2.giờ (Ducan và Hesketh, 1968). Theo Musgrave R. B. và Heichel G. H., 1969 tốc độ quang hợp của giống ngô ôn đới khoảng 21 - 59 mg CO2/dm2.giờ, ở vùng nhiệt đới khoảng 28 - 85 mg CO2/dm2.giờ.

Theo Murata (1981), ở Nhật Bản, hiệu suất tăng trưởng cao nhất của ngô là 52 - 55 g/m2/ngày, hiệu suất sử dụng ánh sáng là 4,2 - 4,6%; trong khi đó các giá trị tương ứng ở lúa là 35 - 36 g/m2/ngày và 2,7 - 2,8%. ở Việt Nam, theo Nacargaele (1986) (Cao Đắc Điểm, 1988) hiệu suất tích lũy chất khô của ngô tại Hà Nội vào mùa mưa là 278 kg/ha/ngày, vào mùa khô là 151 kg /ha/ngày; ở Dầu Tiếng mùa mưa là 283 kg/ha/ngày và mùa khô là 320 kg /ha/ngày. Trong khi đó lúa ở Hà Nội là 225 kg /ha/ngày vào mùa mưa và 132 kg/ha/ngày vào mùa khô; ở Dầu Tiếng mùa mưa là 227 kg/ha/ngày và mùa khô là 249 kg/ha/ngày [16].

Còn trong điều kiện khí hậu việt Nam, vụ trồng ngô càng có nhiều nắng càng có lợi cho cây sinh trưởng và tạo năng suất. Tuy nhiên, thời gian trồng ngô trong một vụ ngắn, số giờ chiếu sáng trong ngày ngắn, nên vụ trồng ngô ở nước ta thường nhận được tổng lượng bức xạ thấp hơn so với các vụ ngô vùng ôn đới. Theo Đào Thế Tuấn một vụ ngô ở miền Trung nước Nga nhận được tổng lượng bức xạ là 6, 8 tỉ kcal/ha, vụ ngô Đông ở miền Bắc Việt Nam chỉ nhận được lượng bức xạ là 3, 9 tỉ kcal/ha. Đây là một trong những nguyên nhân làm cho năng suất ngô ở nước ta thấp. Do đó, cần phải bố trí thời vụ gieo trồng làm sao để cây ngô nhận được lượng ánh sáng nhiều nhất [16].

- Đất đai

Ngô là cây trồng ít kén đất, nhưng để sinh trưởng phát triển tốt và đạt năng suất cao, ngô phải được trồng trên đất có độ phì nhiêu cao, giữ nước và thoát nước tốt, tầng canh tác sâu, có độ ẩm từ 70 - 80%, pH thích hợp cho ngô là 6 - 7. Ngô có khả năng tạo ra sinh khối cao nên lấy đi nhiều chất dinh dưỡng từ đất. Để ngô đạt năng suất cao, ngoài việc cung cấp đủ chất dinh dưỡng và nước, cần phải chú ý tới độ thoáng khí của đất. Chế độ không khí ảnh hưởng tới sinh trưởng và phát triển của bộ rễ ngô. Ngoài ra, chế độ không khí trong đất còn ảnh hưởng nhiều đến cây ngô thông qua hoạt động của tập đoàn vi sinh vật trong đất cũng như quá trình biến đổi các chất trong đất.

Không khí ở trong đất, cây ngô không chỉ sử dụng O2 mà còn sử dụng cả CO2. Nhiều kết quả nghiên cứu cho biết 12 - 15% lượng CO2 cây sử dụng quang hợp là do cây lấy từ trong đất, do rễ cây hút được. Đất có đủ O2 rễ ngô ăn sâu và có nhiều lông hút cho nên cây hút được nhiều chất dinh dưỡng từ đất. Trong điều kiện đất bí, thiếu không khí, rễ phát triển kém dẫn đến ngô cho năng suất không cao. Bởi vậy, để cây ngô có thể phát triển tốt cho năng suất cao, cần duy trì một lượng O2 thích hợp trong đất thông qua các biện pháp kỹ thuật canh tác như: làm đất, xới xáo và thực hiện chế độ tưới tiêu hợp lý [12].

2.5. Những nghiên cứu về mật độ, khoảng cách

Ngoài việc chọn tạo ra những giống ngô năng suất cao và có khả năng trồng với mật độ dày, thì việc nghiên cứu xác định mật độ và khoảng cách hàng là biện pháp canh tác quan trọng góp phần nâng cao năng suất ngô trong suốt thời gian qua. Theo Minh Tang Chang (2005), năng suất ngô của Mỹ trong hơn 40 năm qua tăng thêm 58% nhờ giống lai đơn, 21% nhờ tăng mật độ và 5% nhờ thu hẹp khoảng cánh giữa các hàng.

Mật độ và khoảng cách gieo trồng ngô ảnh hưởng lớn đến năng suất, chất lượng ngô.Bố trí mật độ và khoảng cách gieo hợp lý là khai thác tốt nhất khoảng cách không gian (không khí, ánh sáng) và mặt đất (nước, dinh dưỡng trong đất) để đạt được sản lượng cao nhất trên một đơn vị diện tích trồng ngô.

Nhiều nghiên cứu liên quan đến mật độ và khoảng cách đã được tiến hành dọc theo vành đai ngô nước Mỹ và nhiều nơi trên thế giới. Người ta đã nghiên cứu với mật độ từ hơn 2 vạn đến 24 vạn cây /ha và khoảng cách giữa các hàng từ 30 cm đến 200 cm. Rất nhiều kết quả nghiên cứu trên thế giới, với cùng mật độ nhưng năng suất ở hàng hẹp cao hơn so với hàng rộng, bởi vì khi trồng ngô với hàng hẹp hơn thì khoảng cách giữa các cây được phân bố đều nhau hơn, từ đó giảm tối đa sự cạnh tranh về dinh dưỡng, ánh sáng, hạn chế sự phát triển của cỏ dại, sự xói mòn do mưa và các yếu tố sinh trưởng khác. Stickler (1964) ở Kansas kết luận rằng: Với cùng một mật độ nhưng khoảng cách hàng 51 cm cho năng suất tăng 5% so với 102 cm ở điều kiện khô hạn và 6% ở điều kiện có tưới.

Theo Schnubbe (1964) cho rằng, đối với các giống ngô lấy hạt, mật độ gieo ngô thích hợp từ 6 - 8 vạn cây /ha. Tùy theo đặc tính của giống, lý hóa đất, thời tiết khí hậu và phương thức canh tác mà bố trí mật độ, khoảng cách gieo ngô thích hợp trong vùng; nên gieo ngô thành hàng hoặc băng để thuận lợi cho bón phân, chăm sóc và thu hoạch ngô [12].

Năm 1996 ở Michigan, Rossman và Cook thu được năng suất tăng 14% ở khoảng cách hàng 46 cm so với 91 cm. Colville (1966), qua 9 thí nghiệm tại Nebraska cho thấy, năng suất hạt tăng 16% ở khoảng cách hàng 51 cm so với 102 cm. Đến năm 2000 ở Argentina, Barbieri và cộng sự đã công bố kết quả nghiên cứu ảnh hưởng của khoảng cách hàng 35 cm và 70 cm với cùng mật độ 7, 6 vạn cây /ha ở hai giống ngô lai DK636 và DK639 trong năm 1996 và 1997 là: Khoảng cách hàng hẹp (35 cm) cho năng suất cao hơn hẳn so với khoảng cách truyền thống. Widdicombe và Kurt D.Thelen (2002), đã làm thí nghiệm với 4 giống ngô khác nhau về thời gian sinh trưởng, chiều cao cây, kiểu bắp và góc lá tại 6 điểm ở vành đai ngô nước Mỹ, vào năm 1998 - 1999, với mật độ từ 56.000 đến 90.000 cây/ha và khoảng cách hàng là 38 cm, 56 cm và 76 cm đã rút ra kết luận: Năng suất đạt cao nhất ở khoảng cách hàng 38 cm và mật độ 9 vạn cây/ha. Còn kết quả nghiên cứu của Sener và cộng sự ở Đ ại học Nebraska (Hoa Kỳ) cho rằng: Năng suất cao nhất (14 tấn/ha) thu được ở khoảng cách hàng 45 - 50 cm và mật độ khoảng 9 - 10 vạn cây /ha.

Còn theo tác giả D. T. Walters và A. Debormann cho biết, từ năm 1999 - 2002 và năm 2003, một nhóm nghiên cứu thuộc trường Đai học tổng hợp Nebraska đã tìm hiểu vấn đề về tiềm năng năng suất ngô khi mật độ tăng đối với giống ngô lai năng suất cao trồng từ 70 - 103 vạn cây/ha, năng suất vẫn còn tăng, thậm chí mật độ lên 120 vạn cây/ha năng suất vẫn chưa giảm nhưng với điều kiện là bón phân ở mức độ cao. Trong điều kiện mức phân thấp hơn thì năng suất đạt cao nhất ở mật độ khoảng 102 vạn cây/ha [31].

Ở nước ta, vấn đề mật độ và khoảng cách hàng đã được nghiên cứu từ những năm 1980. Đến nay, theo quy trình của Bộ N ông nghiệp và Phát triển N ông thôn khuyến cáo nên trồng với mật độ từ 4,7 - 6, 0 vạn cây/ha và khoảng các hàng là 70 cm, tùy theo thời gian sinh trưởng, đặc điểm hình thái của giống, mùa vụ và từng vùng sinh thái. Đã có những công trình nghiên cứu như: “Trồng ngô mật độ cao và điều chỉnh tán lá của Chu Văn Tiệp, với phương pháp truyền thống mỗi hecta trồng từ 4,7 - 6 vạn cây, theo ông mở rộng khoảng cách hàng, rút ngắn khoảng cách cây /hàng và chỉnh tán lá tương lai của các cá thể trên cùng hàng song song với nhau và vuông góc với hàng ngô, sẽ tăng mật độ trồng ngô lên 8 đến 10 vạn cây/ha. Theo tác giả, với phương pháp này có thể tăng năng suất thêm 30 tạ/ha [32].

Theo Trần Hữu Miện (1987), Đinh Thế Lộc (1997) xác định mật độ gieo ngô phải dựa vào thời gian sinh trưởng của các nhóm giống, nhóm giống ngô dài ngày, mật độ gieo từ 5 đến 5,5 vạn cây/ha, khoảng cách gieo 70 x 28 cm x 1 cây hoặc 60 cm x 30 cm x 1 cây. Giống trung ngày, mật độ gieo 5,5 đến 6 vạn cây/ha, khoảng cách gieo 70 x 25 cm x 1 cây hoặc 60 cm x 26 cm x cây/ha.

Vào năm 1995, NgôHữu Tình, Đổ Tuấn Khiêm cho rằng: đối với vụ ngôXuân vùng Đ ông Bắc, gieo ngô mật độ 5,7 đến 7,0 vạn cây /ha/vụ; khoảng cách gieo 70 cm x 20 - 25 cm x 1cây cho hiệu quả kinh tế cao đối với nhóm giống Q2, CV1, VN. Còn theo Phạm Thị Rịnh nghiên cứu mật độ gieo ngô ở các tỉnh phía Nam cho rằng: mật độ gieo ngô thích hợp đối với các giống ngô ngắn ngày là 5,7 đến 6,1 vạn cây/ha; các giống ngô trung và dài ngày, gieo với mật độ 4,5 đến 5,5 vạn cây/ha. Riêng giống ngôDK888, mật độ gieo 5,3 vạn cây/ha cho năng suất và hiệu quả kinh tế cao nhất [12].

Những năm gần đây, các nhà khoa học Viện Nghiên cứu Ngô đã nghiên cứu với nhiều mật độ (mật độ 5, 6, 7, 8 và 9 vạn cây/ha) và khoảng cách hàng khác nhau (khoảng cách 50, 70 và 90 cm) trên nhiều giống (LVN184, LVN99, LVN10, LVN4, LVN45, LVN9, LVN145...), cho rằng các giống ngô ngắn ngày thấp cây đạt năng suất cao nhất ở mật độ 8 vạn cây/ha với khoảng cách 50 x 25 cm, còn giống trung ngày (LVN10) ở mật độ 7 vạn cây/ha với khoảng cách 50 x 28 cm [5], [23]. Các nghiên cứu của Phạm Sĩ Tân, Trịnh Khuông (Viện Lúa đồng bằng sông Cửu Long), Nguyễn Mỹ Hoa, Đặng Duy Minh (Đại học Cần Thơ) trong vụ Đông Xuân năm 2005 và 2006 tại An Giang và Trà Vinh, đã rút ra kết luận: Khi tăng mật độ từ 6, 7 vạn cây /ha (75 x 20 cm) lên 7,4 vạn cây /ha (75 x 18 cm) thì năng suất ngô tăng lên đáng kể, khoảng 0, 4 tấn /ha; cùng mật độ 6,7 vạn cây/ha nhưng ở khoảng cách 50 x 30 cm cho năng suất cao hơn rõ rệt so với khoảng cách 75 x 20 cm. Kết quả nghiên cứu của Tiến sĩ Tôn Nữ Tuấn Nam (Viện KHKT Nông lâm nghiệp Tây Nguyên) cũng cho kết quả tương tự [5]. Nhưng trong thực tế sản xuất, người dân chỉ trồng với mật độ từ 4,5 đến 5,7 vạn cây/ha, khoảng cách 70 x 30 cm hay 70 x 25 cm.

Còn theo tác giả TS. Lê Xuân Đính, ở miền Bắc và miền Nam nước ta, nên trồng ngô với mật độ cao vào vụ Đông Xuân, vì lúc này ánh sáng dồi dào, nhiệt độ và ẩm độ không khí thích hợp cho cây tích lũy chất khô để cho năng suất cao. Còn vụ mùa thì không nên trồng ngô với mật độ quá dày, vì vụ mùa lượng bức xạ mặt trời thấp, cây quang hợp kém, nếu trồng dày ảnh hưởng xấu tới năng suất [31].
3. VẬT LIỆU, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.1. Thí nghiệm khảo sát tổ hợp lai và giống ngô có triển vọng

3.1.1. Vật liệu, địa điểm và thời gian tiến hành nghiên cứu

3.1.1.1. Vật liệu nghiên cứu



Các tổ hợp lai, giống ngô lai ngắn ngày có triển vọng của Viện nghiên cứu Ngô, công ty Pioneer (gồm 12 công thức và công thức đối chứng là C919 đang được trồng phổ biến ở địa phương).

TT

CT: THL và giống

Loại giống lai

Nguồn

1

30D55

Lai đơn

Công ty Pioneer Hibred Việt Nam

2

30K95

Lai đơn

Công ty Pioneer Hibred Việt Nam<<>>

3

B06

Lai đơn

Công ty Bioseed Việt Nam

4

30N34

Lai đơn

Công ty Pioneer Hibred Việt Nam

5

LVN9

Lai đơn

Viện Nghiên cứu Ngô

6

LVN91

Lai đơn

Viện Nghiên cứu Ngô

7

LVN92

Lai đơn

Viện Nghiên cứu Ngô

8

LVN81

Lai đơn

Viện Nghiên cứu Ngô

9

H08-9

Lai đơn

Viện Nghiên cứu Ngô

10

LVN154

Lai đơn

Viện Nghiên cứu Ngô

11

H08-10

Lai đơn

Viện Nghiên cứu Ngô

12

C919 (Đ/C)

Lai đơn

Công ty Monsanto Việt Nam

3.1.1.2. Địa điểm thực hiện thí nghiệm

Thí nghiệm được tiến hành trên đất cát pha tại khu thí nghiệm cây trồng cạn Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp Bắc Trung Bộ - TP Vinh - Nghệ An.

3.1.1.3. Thời gian tiến hành

Vụ Xuân (gieo vào ngày 05/02/2010) , vụ Đông năm 2010 (gieo vào ngày 27/08/2010).

3.1.2. Nội dung nghiên cứu

Nghiên cứu các đặc tính nông học và năng suất của các tổ hợp lai, giống ngô ngắn ngày có triển vọng.

3.1.3. Phương pháp nghiên cứu

3.1.3.1. Phương pháp bố trí thí nghiệm

Thí nghiệm được bố trí theo phương pháp khối ngẫu nhiên hoàn chỉnh (RCBD), 3 lần nhắc lại, mỗi công thức gồm 4 hàng, mỗi hàng dài 5 m, khoảng cách 60 x 25 cm, mật độ 6, 7 vạn cây/hecta. Các chỉ tiêu theo dõi được thực hiện ở 2 hàng giữa của ô [11], [14], [20].

Sơ đồ thí nghiệm:













Dải bảo vệ (rộng 2 m)













Lặp

I


2

3

7

4

1

5

12

10

8

9

11

6
















Lối đi (rộng 1,5 m)













Lặp

II


10

12

5

7

3

2

8

6

1

4

9

11
















Lối đi (rộng 0,7 m)













Lặp

III


11

6

4

10

9

7

12

1

5

3

8

2
















Dải bảo vệ (rộng 2 m)













Каталог: nonghocbucket -> UploadDocument server07 id190496 229274
UploadDocument server07 id190496 229274 -> Báo cáo thực tập tốt nghiệp LỜi mở ĐẦU
UploadDocument server07 id190496 229274 -> I. objectives
UploadDocument server07 id190496 229274 -> Kieåm tra hoïc kì I moân: hoùa hoïc khoái 11 (2011-2012) Thôøi gian 45’ ÑEÀ 1 Caâu 1
UploadDocument server07 id190496 229274 -> Chuyên đề: VI sinh vậT Ứng dụng trong xử LÝ phế thải I. Nguồn gốC phế thảI 1/ Phế thải là gì ?
UploadDocument server07 id190496 229274 -> Ngaøy soaïn : Ngaøy daïy : I
UploadDocument server07 id190496 229274 -> Noäi dung cô baûn cuûa cuoäc Duy taân Minh Trò Về chính trị
UploadDocument server07 id190496 229274 -> Giáo án sử 8 Tuần: 12 Ngày soạn: 06/11/2011
UploadDocument server07 id190496 229274 -> 200 câu hỏi về môi trường (Phần 4) (03-07-2096 15: 37)
UploadDocument server07 id190496 229274 -> 1. Cn b ng c¸c ph­¬ng tr×nh ph¶n øng sau
UploadDocument server07 id190496 229274 -> TỔ HÓa trưỜng thpt lê quý ĐÔn tam kỳ CÂu hỏI Ôn tập hoá chưƠng đIỆn ly. LỚP 11

tải về 0.96 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   10




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương