­­ Nguyễn Đình Tứ khảo sát một số giống ngô ngắn ngày tại nghệ an luận văn thạc sĩ NÔng nghiệp chuyên ngành : Trồng trọt



tải về 0.96 Mb.
trang4/10
Chuyển đổi dữ liệu15.08.2016
Kích0.96 Mb.
#20757
1   2   3   4   5   6   7   8   9   10

Kết quả này cũng phù hợp với các nghiên cứu của nước ngoài và thể hiện rõ là việc hấp thụ kali được hoàn thành sớm trước khi ngô phun râu, còn các chất dinh dưỡng khác như đạm và lân còn tiếp tục đến lúc ngô chín [12].

Trong vụ ngô Đông trên đất phù sa Sông Hồng, Trần Hữu Miện (1987) đã đưa ra nhiều công thức bón khác nhau để đạt được năng suất khác nhau: Bón 120 kg N - 90 kg P2O5 - 60 kg K2O cho năng suất 40 - 45 tạ/hecta; bón 150 kg N - 90 kg P2O5 - 100 kg K2O cho năng suất 50 - 55 tạ/hecta; bón 180 kg N - 90 kg P2O5 - 150 kg K2O cho năng suất 65 - 75 tạ/hecta. Theo Phạm Kim Môn (1991) liều lượng phân bón thích hợp là 150 - 180 kg N, 90 kg P2O5, 50 - 60 kg K2O/hecta.

Còn trên đất bạc màu ở Đồng bằng và Trung du Bắc Bộ, Bùi Thế Hùng (1997) khuyến cáo lượng phân bón cho ngô lai (LVN10) là 120 kg N, 120 kg P2O5, 120 kg K2O/hecta. Lê Văn Hải (2002) cho rằng mức phân bón phù hợp và cho hiệu quả kinh tế đối với giống ngô lai (HQ2000) là 100 kg N, 120 kg P2O5, 160 kg K2O/hecta, với liều lượng này tổng lượng hút (NPK) lớn, hiệu suất sử dụng phân bón cao (N = 60,32%, P2O5=31,03%, K2O = 32,92%) và nâng cao được chất lượng hạt ngô [16].

ở các tỉnh miền núi phía Bắc (Hà Giang), theo Nguyễn Văn Bào (1996) liều lượng phân bón cho ngô thụ phấn tự do là 120 kg N, 60 kg P2O5, 50 kg P2O5 và giống ngô lai bón với 150 kg N, 60 kg P2O5, 50 kg K2O.

Kết quả nghiên cứu của Nguyễn Văn Bộ (1999), liều lượng phân bón cho ngô tùy thuộc vào từng loại đất và giống ngô:

Đối với giống chín sớm: Trên đất phù sa bón 8 - 10 tấn phân chuồng, 120 - 150 kg N, 70 - 90 kg P2O5, 60 - 90 kg K2O/ha; trên đất bạc màu bón 8 - 10 tấn phân chuồng, 120 - 150 kg N, 100 - 120 kg P2O5, 60 - 90 kg K2O/ha.

Đối với giống chín trung bình và chín muộn, lượng phân bón cho 1 ha: Trên đất phù sa bón 8 -10 tấn phân chuồng, 150 - 180 kg N, 70 - 90 kg P2O5, 80 - 100 kg K2O. Còn trên đất bạc màu bón 8 - 10 tấn phân chuồng, 150 - 180 kg N, 70 - 90 kg P2O5, 120 - 150 kg K2O [16].

Vùng Đông Nam Bộ và Tây Nguyên, theo Viện Khoa học Nông nghiệp miền Nam (Đỗ Trung Bình, 2000), khuyến cáo bón với lượng phân 120 kg N - 90 kg P2O5 - 60 kg K2O/hecta trong vụ Hè Thu, còn vụ Thu Đông có thể tăng lượng K2O lên 90 kg. Còn trên đất xám của vùng Đông Nam Bộ, theo kết quả nghiên cứu của Trần Thị Dạ Thảo và Nguyễn Thị Sâm (2002), liều lượng phân bón cho ngô có hiệu quả nhất là 180 kg N - 80 kg P2O5 - 100 kg K2O/hecta (LVN99).

Từ năm 2001 đến 2005, Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên phối hợp với Viện Nghiên Cứu Ngô tiến hành nghiên cứu ảnh hưởng của liều lượng đạm, lân, kali đến năng suất và chất lượng protein của ngô chất lượng cao (QP4) và ngô thường (LVN 10) tại Thái Nguyên. Kết quả nghiên cứu về lượng đạm, với giống QPM - QP4 bón mức 180 N cho năng suất cao nhất, còn giống ngô thường LVN10 là mức 240N. Mức đạm 240N đạt hàm lượng protein, lysine và methionine cao nhất. Lượng lân đạt năng suất cao nhất (QP4 và LVN10) là 120 P2O5, ở mức 120 - 160 P2O5 cho hàm lượng protein, lysine và methionine cao nhất. Còn mức kali để giống QP4 và LVN10 đạt năng suất cao nhất ở mức 120 K2O, mức 80 - 160 K2O cho hàm lượng protein, lysine và methionine cao hơn mức 0 - 40 K2O [20].

Năm 2003, Lê Quý Tường, Trần Văn Minh xác định lượng phân bón thích hợp cho ngô lai trên phù sa cổ ở duyên hải Trung bộ trong vụ Đông Xuân là 10 tấn phân chuồng + 150 - 180 kg N + 90 kg P2O5 + 60 kg K2O/hecta (với tỷ lệ NPK là 1,7: 1: 0, 7 hoặc 2:1:0,7); vụ Hè Thu bón 10 tấn phân chuồng + 150 kg N + 90 kg P2O5 + 60 kg K2O/hecta (với tỷ lệ NPK là 1,7: 1: 0,7 ).

Như vậy, bón phân vô cơ kết hợp với phân hữu cơ cho ngô đã làm tăng năng suất ngô và giúp cải thiện độ phì trong đất, theo Bùi Đình Dinh (1988, 1994) để đảm bảo cây trồng đạt năng suất cao, ổn định phải bón phân hữu cơ chiếm 25% tổng số dinh dưỡng, còn 75% bón phân hóa học [12]. Theo kết quả nghiên cứu của Nguyễn Văn Bộ và cộng sự (1999), bón phân cân đối cho ngô không những cho năng suất cao mà hiệu suất phân bón cũng đạt cao (12, 6 kg ngô hạt/1 kg NPK trên đất bạc màu và 11, 0 kg ngô hạt/1 kg NPK trên đất phù sa Sông Hồng) [16].

Hiệu quả của phân bón chỉ có thể phát huy đầy đủ khi có chế độ phân bón hợp lý và cân đối giữa các nguyên tố. Bón phân cho ngô để đạt hiệu quả kinh tế cao phải căn cứ vào đặc tính của từng loại giống ngô, yêu cầu sinh lý của cây ngô qua các thời kỳ sinh trưởng, tình trạng của cây trên đồng ruộng, tính chất đất, đặc điểm loại phân bón, kỹ thuật trồng trọt và điều kiện khí hậu thời tiết cụ thể.

Với điều kiện sinh thái và kinh tế Việt Nam, Ngô Hữu Tình đã nghiên cứu nhiều năm cho thấy phương thức bón phân cho ngô đạt hiệu quả cao là: Bón lót toàn bộ phân chuồng và phân lân. Bón thúc vào ba giai đoạn: Lúc 3 - 4 lá, bón 1/3 lượng đạm và 1/2 kali. Lúc ngô 9 - 10 lá, bón 1/3 lượng đạm và 1/2 kali. Lúc ngô trổ cờ, bón lượng đạm còn lại [17].

2.3.2. Vai trò của các nguyên tố đa lượng đối với cây ngô

Đạm là nguyên tố cấu thành của tất cả các bộ phận sống. Qua phân tích người ta tìm thấy trung bình 1,9% đạm trong hạt và 0,75% trong thân. Đạm tham gia vào thành phần các chất protein tìm thấy ở mỗi một tế bào, đặc biệt trong diệp lục và các chất hoạt tính sinh lí cao như enzim, một số ancaloit, glucozit và photphatit. Để đảm bảo nhu cầu đạm cho ngô, cần phải thường xuyên bổ sung đạm qua phân bón. Qua nhiều kết quả nghiên cứu, bón phân đạm cây ngô phản ứng rất rõ, cây sinh trưởng phát triển mạnh, lá xanh, cây mập. Đặc biệt, trên đất nghèo dinh dưỡng, đạm là yếu tố quyết định năng suất sinh vật học và năng suất hạt của ngô. Cây ngô hút đạm trong suốt quá trình sống, nhưng tập trung chủ yếu từ giai đoạn 4 - 5 lá cho đến hình thành hạt. Giai đoạn này cây ngô hút tới 86% tổng lượng đạm cần thiết để tạo thân, lá, phát triển bộ rễ, bông cờ và bắp ngô. Còn thời kỳ đầu (sau gieo 25 ngày) và giai đoạn cuối (25 ngày sau thâm râu) ngô hút đạm ít hơn khoảng 14% [16].

Nếu thiếu đạm: Thời kỳ cây con ngô chậm lớn, lá màu xanh hơi vàng. Thời kỳ phát triển mạnh, thiếu đạm biểu hiện các lá chân vàng đi ở chóp lá và lan dần dọc theo gân lá chính, hiện tượng này chuyển dần lên các lá trên, các lá chân chết sớm. ở giai đoạn kết hạt bắp sẽ nhỏ, hạt nhỏ. Ngô là cây có nhu cầu đạm rất lớn, song nếu bón phân đạm quá nhiều, cây ngô kéo dài thời gian sinh trưởng, cây vươn cao, lá xanh thẫm, khả năng chống chịu kém, đến giai đoạn thu hoạch nhưng lá bi và râu ngô vẫn còn xanh, dẫn đến lãng phí phân bón, làm giảm hiệu quả kinh tế. Kết quả nghiên cứu của Gues (1967) bón đạm quá cao cho cây ngô đã làm tăng sự phát triển thân lá, hạn chế đến năng suất hạt ngô [12].

Theo Smith (1973) trong trường hợp không bón đạm năng suất ngô chỉ đạt 1.192 kg /ha, còn bón đạm năng suất tăng lên 7.338 kg /ha. Velly nghiên cứu bón đạm cho cây ngô đạt kết quả: bón đạm 40 kg N /ha, năng suất đạt 12, 11 t ạ/ha; bón đạm 80 kg N /ha, năng suất đạt 15, 61 t ạ/ha; bón đạm 160 kg N /ha, năng suất đạt 41, 47 t ạ/ha; bón đạm 200 kg N /ha cho năng suất 52, 18 t ạ/ha.

ở nước ta, Vũ Hữu Yêm (1995) nghiên cứu ảnh hưởng của lượng đạm đến năng suất ngô như sau: Không bón đạm năng suất ngô đạt 40 tạ/ha; bón 40 kg N /ha đạt năng suất 56, 5 t ạ/ha; bón 80 kg N /ha đạt năng suất 70, 8 t ạ/ha; bón 120 kg N /ha đạt năng suất 76, 2 t ạ/ha; bón 160 kg N /ha cho năng suất cao nhất 79, 9 t ạ/ha.

Theo Nguyễn Thế Hùng (1996) bón đạm đã làm tăng năng suất ngô trên đất bạc màu, nhưng lượng tối đa là 225 kg N /ha và ngưỡng bón đạm kinh tế là 150 kg N /ha trên nền đất cân đối PK.

Kết quả nghiên cứu bón đạm cho ngô của Đào Thế Tuấn cho thấy ở Đồng bằng sông Hồng với mức bón đạm 90 kg N /ha; hiệu suất bón đạm đối với ngô địa phương là 13 kg ngô hạt /1 kg N và ngô lai là 18 kg ngô hạt /1 kg N. Bón đến mức 180 kg N /ha hiệu suất bón đạm đã đạt từ 9 - 14 kg hạt khô/1 kg N [12], [16].

Lân là thành phần cấu tạo tế bào, qua phân tích người ta thấy lân có trong hạt ngô ở tỉ lệ 0,55 - 0,60% và trong thân là 0,30 - 0,35% P2O5. Lân tham gia vào thành phần các hợp chất nucleotit: ADN và ARN, các hợp chất cao năng ATP, ADP. Đây là những hợp chất quan trọng trong quá trình phân chia tế bào, tạo mới các bộ phận của ngô. Lân là nguyên tố tham gia tích cực vào các quá trình trao đổi chất, tổng hợp gluxit, lipit và quá trình hô hấp của cây ngô. Lân góp phần tạo dựng bộ rễ phát triển tốt, làm tăng sức sống và khả năng chống chịu với điều kiện ngoại cảnh bất lợi, đặc biệt là nhiệt độ thấp và thiếu nước. Lân làm tăng khả năng kết hạt cũng như phẩm chất của hạt, rút ngắn thời gian sinh trưởng. Cũng như đạm, cây ngô hút lân trong suốt quá trình sống, nhưng tập trung chủ yếu từ thời kỳ con gái đến thâm râu (khoảng 88% tổng lượng lân), các giai đoạn còn lại chỉ hút khoảng 12%. Cây ngô thiếu lân biểu hiện khá rõ, đặc biệt thời kỳ cây con, ở các lá biểu hiện màu đỏ tím (huyết dụ) nhất là các lá non, hệ thống rễ phát triển kém, phân bố hẹp và nông. ở giai đoạn sau bông cờ bé, ít hoa, bắp ngô nhỏ, méo mó, hạt nhỏ.

Kết quả nghiên cứu bón phân cho ngô trên đất đồi chua ở Philippin cho rằng bón phân ở mức 100 kg P2O5/ha thì năng suất ngô đạt 7.016 kg /ha (Duque, 1998). Còn theo Evangelista (1999) cho rằng năng suất ngô tăng lên cùng với việc tăng liều lượng lân, năng suất chỉ bắt đầu giảm xuống khi bón đến mức 160 kg P2O5/ha.

Theo Trần Văn Minh (1995) liều lượng bón thích hợp cho ngô trên đất phù sa cổ và đất đất bãi ven sông miền Trung là 90 kg P2O5/ha, kết quả nghiên cứu này phù hợp với nghiên cứu năm 1988 và 1989 của Trịnh Quang Võ (Trạm nông hóa thổ nhưỡng Quãng Ngãi); Ngô Hữu Tình (1995), Quách Ngọc Ân (1997) ở duyên hải Nam Trung bộ: phân lân làm tăng năng suất ngô theo tỷ lệ thuận đến mức 120 kg P2O5/ha, nhưng ngưỡng kinh tế là 90 kg P2O5/ha [12].

Kali có trong hạt khoảng 0,37%, ở thân lá 1,64% K­2O. Kali có vai trò rất quan trọng trong quá trình quang hợp, tạo hydrat carbon, vận chuyển các sản phẩm quang hợp về hạt. Kali cần cho hoạt động của keo nguyên sinh chất, hỗ trợ cho việc hút nước, nâng cao khả năng thẩm thấu và trạng thái trương của tế bào, hạn chế sự thoát hơi nước, nâng cao khả năng chống chịu sâu bệnh, hạn hán và nhiệt độ thấp. Kali thúc đẩy việc hút và đồng hóa các chất dinh dưỡng khác như đạm và lân, làm tăng hiệu quả bón phân. Thiếu kali, chóp lá và mép lá có màu vàng nâu lan dần vào gân lá, các lá dưới bị cháy khô, hạt nhỏ, lép ở đầu bắp hoặc đầu bắp không có hạt.

Theo kết quả nghiên cứu của Nguyễn Trọng Thi, Nguyễn Văn Bộ (1999) cho thấy: trên đất bạc màu hiệu quả bón phân kali từ 15 - 20 kg ngô hạt /kg K­2O; Liều lượng bón kali cho ngô trên đất phù sa sông Hồng từ 60 - 90 kg K­2O/ha, trên đất bạc màu 90 - 120 kg K­2O/ha. Bón kali liều lượng 30 - 210 kg K­2O/ha không làm tăng năng suất ngô ở vùng Tây sông Hậu. Hiệu lực của phân kali trên đất phù sa sông Hồng đạt 5, 2 kg ngô hạt/kg K­2O [12].

2.3.3. Vai trò của một số nguyên tố vi lượng đối với cây ngô

Canxi tăng cường sự vững chắc của màng tế bào, tạo lập lông hút của rễ và sự lưu thông tinh bột. Canxi còn đóng vai trò trong trao đổi chất hidrat cacbon và protit, canxi là nguyên tố đối kháng với sắt, hạn chế tính độc của sắt dư thừa, ổn định quá trình dinh dưỡng cây ngô.

Magiê tham gia vào thành phần diệp lục và một số coenzym, magiê có vai trò trong quá trình hóa khử của cây cũng như quá trình đồng hóa và vận chuyển photpho. Ngô hút magiê trong suốt thời gian sinh trưởng và tiếp tục hút khi làm hạt.

Lưu huỳnh tham gia vào một số chất protit và một số phức hợp este. Lưu huỳnh tham gia vào quá trình oxi hóa khử, là một nguyên tố kích thích sự hình thành diệp lục.

Sắt có vai quan trọng trong quá trình trao đổi chất. Sắt tham gia vào việc tạo lập diệp lục và quá trình oxi hóa khử, trong điều kiện sắt thiếu canxi, lân và kali, sắt tác động bất lợi cho sinh trưởng và phát triển của cây ngô, một lượng sắt tích tụ ở đốt thân, cản trở việc vận chuyển các chất dinh dưỡng khác. Ngoài các nguyên tố trên, ngô còn rất cần Mn, Zn và Cu, các nguyên tố này tham gia tạo thành coenzym hoặc hoạt hóa các enzym trong thực vật [16].

Như vậy, ngoài các chất dinh dưỡng đa lượng (N, P, K), các nguyên tố vi lượng cũng rất cần thiết cho sinh trưởng và phát triển của cây ngô. Theo nghiên cứu của Vũ Kim Bảng (1991), khi xử lí NAA; ZnSO4 không chỉ ảnh đến năng suất hạt mà còn làm tăng hàm lượng các axit amin không thay thế như lyzin và tritophan. Trần Thị Áng (1995) đã nghiên cứu sử dụng phân vi lượng đa thành phần gồm có Bo (axit Boric), Mn, Zn (muối sunfat) cho ngô (giống VM - 1) nhận thấy các công thức xử lý đều ảnh hưởng thuận lợi đến tỉ lệ nảy mầm (bằng 110 - 120% so với đối chứng), làm tăng trọng lượng tươi và khô lúc ngô 3, 5, 7 lá; làm tăng các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất từ 107% so với đối chứng ở công thức xử lí Bo, 115% ở công thức xử lí Mn đến 126% ở công thức xử lí. Hoàng Hà (1996) xử lí Zn và Mn cho ngô bằng cách ngâm hạt và phun bổ sung dung dịch lên lá thu được kết quả là hàm lượng diệp lục tổng số tăng 10 - 16%, chỉ số diện tích (LAI) tăng 10 - 32%, năng suất ngô tăng 6 - 13% so với đối chứng không xử lí [16].

2.4. Ảnh hưởng của các yếu tố ngoại cảnh đến sinh trưởng phát triển cây ngô

- Nhiệt độ

Ngô là cây trồng có nhu cầu về nhiệt độ rất cao, để hoàn thành chu kì sống từ gieo đến khi chín cây ngô cần lượng nhiệt cao hơn nhiều cây trồng khác. Theo Velican (1956), cây ngô cần tổng nhiệt độ từ 1700 - 37000C tuỳ thuộc vào giống. Còn theo Lưu Trọng Nguyên (1965) nghiên cứu các giống ngô ở Trung Quốc cho rằng tổng tích nhiệt hoạt động đối với các giống chín sớm là 2000 - 22000C, giống trung ngày là 2300 - 26000C và giống chín muộn từ 2500 - 28000C. Theo các chuyên gia CIMMYT ngô phát triển tốt trong khoảng 24 - 300C. Nhiệt độ trên 380C ảnh hưởng không tốt tới sinh trưởng và phát triển của cây ngô, ở 450C hạt phấn và râu ngô có thể chết. Còn nhiệt độ thấp cũng ảnh hưởng đến quá trình sống của cây, đặc biệt vào giai đoạn nảy mầm và ra hoa. Theo Iakusakin V.I (1953) và Kulesov N.N (1955) thì nhiệt độ tối thấp sinh vật học ở giai đoạn mọc mầm của hạt ngô là 8 - 100C. Một số tác giả khác cho rằng để hạt ngô mọc bình thường, nhiệt độ tối thiểu phải từ 12 - 140C. Nhiệt độ 150C bắt đầu ảnh hưởng xấu tới quá trình tung phấn phun râu và thụ tinh. Theo Wallace và Bressman cho rằng nhiệt độ trung bình tối ưu để trồng ngô ở miền Trung bang Iowa (vành đai ngô của nước Mỹ) là 15,50C vào tháng 5; 210C vào tháng 6; 230C vào tháng 7; 220C vào tháng 8 và 17,50C vào tháng 9 [16].

Còn ở nước ta, nhiều tác giả như Luyện Hữu Chi, Trần Hồng Uy, Trương Đích, Cao Đắc Điểm, Trần Hữu Miện, Võ Đình Long, Đỗ Hưu Quốc thống nhất quan điểm của các nhà khoa học thế giới cho rằng các giống ngô có thời gian sinh trưởng khác nhau có tổng tích nhiệt khác nhau để hoàn thành chu kỳ sống của mình.

Năm 1995, Văn Tất Tuyên nghiên cứu mối quan hệ giữa một số yếu tố khí hậu đến số ngày phát dục của cây ngô và đã thấy rằng: Tổng nhiệt độ hoạt động có hệ số tương quan thuận với số ngày các giai đoạn sinh trưởng, còn nhiệt độ trung bình ngày lại có mối tương quan nghịch với số ngày phát dục của các giai đoạn sinh trưởng như: giai đoạn gieo - mọc, mọc đến 9- 10 lá, 9- 10 lá đến trổ cờ, trổ cờ - chín sáp, chín sáp đến chín hoàn toàn. Và ông cũng cho rằng quan hệ giữa nhiệt độ trung bình ngày và một số chỉ tiêu sinh trưởng của cây ngô là thuận (Bảng 2.9) [16], [17].

Bảng 2.9. Quan hệ giữa nhiệt độ trung bình ngày với một số
chỉ tiêu sinh trưởng của cây ngô


Chỉ tiêu sinh trưởng

Giai đoạn

Hệ số tương quan (r)

Chiều cao cây (cm/ngày)

Mọc đến 9 - 10 lá

9 - 10 lá đến trổ cờ



0,63

0,64


Tích lũy chất khô

(kg/ha/ngày)



Mọc đến 9 - 10 lá

9 - 10 lá đến trổ cờ

Trổ cờ - chín hoàn toàn


0,46

0,69


0,06

Diện tích lá

9 - 10 lá đến trổ cờ

0,52

Yêu cầu nhiệt độ của cây ngô ở các thời kỳ sinh trưởng rất khác nhau. Ngô có thể nảy mầm ở nhiệt độ 10 - 120C, nhưng ở nhiệt độ này cây con phát triển rất chậm. Khi nhiệt độ cao hơn 120C cây mới sinh trưởng phát triển, nhiệt độ càng tăng cây ngô càng phát triển mạnh. Cây ngô sinh trưởng, phát triển thích hợp nhất ở nhiệt độ 25 - 300C [12].

- Nước và độ ẩm

Nước là yếu tố hết sức quan trọng đối với đời sống cây ngô. Nước là nguyên liệu cho quang hợp, là môi trường cho các phản ứng sinh hóa, là chất vận chuyển các nguyên tố dinh dưỡng nuôi cây.

Ngô là cây trồng có nhu cầu nước lớn. Ở những vùng có khí hậu nóng, nơi có sự bốc hơi và thoát hơi nước cao, nhu cầu nước của cây ngô lại càng cao. Theo Wallace và Bressman ở bang Nebrasca, một cây ngô phát triển, bốc hơi và thoát nước trong một ngày nóng từ 2 - 4 lít nước. Trong quá trình sinh trưởng phát triển của ngô, cây đã hút và thoát hàng ngày 18 tấn/ha hay cả quá trình là khoảng 1800 tấn /ha, tương đương lượng mưa 175 mm. Và theo tác giả này, lượng nước tiêu tốn còn phụ thuộc vào sản lượng nó sinh ra, để đạt 3800 kg/ha cần lượng mưa là 287,5 mm; để đạt 6300 kg/ha cần lượng mưa 486 đến 616 mm. Tuy nhiên, so với một số cây trồng khác, nhu cầu nước để cây ngô tạo chất khô không lớn (bảng 2.10) [16].

Bảng 2.10. Nhu cầu nước để đạt được 1 kg chất khô ở một số cây trồng


Cây trồng

Lượng nước sử dụng tạo 1 kg chất khô

Cỏ 3 lá

Đậu tương

Khoai tây

Lúa mì


Ngô

Cao lương



844

646


575

545


349

305


Каталог: nonghocbucket -> UploadDocument server07 id190496 229274
UploadDocument server07 id190496 229274 -> Báo cáo thực tập tốt nghiệp LỜi mở ĐẦU
UploadDocument server07 id190496 229274 -> I. objectives
UploadDocument server07 id190496 229274 -> Kieåm tra hoïc kì I moân: hoùa hoïc khoái 11 (2011-2012) Thôøi gian 45’ ÑEÀ 1 Caâu 1
UploadDocument server07 id190496 229274 -> Chuyên đề: VI sinh vậT Ứng dụng trong xử LÝ phế thải I. Nguồn gốC phế thảI 1/ Phế thải là gì ?
UploadDocument server07 id190496 229274 -> Ngaøy soaïn : Ngaøy daïy : I
UploadDocument server07 id190496 229274 -> Noäi dung cô baûn cuûa cuoäc Duy taân Minh Trò Về chính trị
UploadDocument server07 id190496 229274 -> Giáo án sử 8 Tuần: 12 Ngày soạn: 06/11/2011
UploadDocument server07 id190496 229274 -> 200 câu hỏi về môi trường (Phần 4) (03-07-2096 15: 37)
UploadDocument server07 id190496 229274 -> 1. Cn b ng c¸c ph­¬ng tr×nh ph¶n øng sau
UploadDocument server07 id190496 229274 -> TỔ HÓa trưỜng thpt lê quý ĐÔn tam kỳ CÂu hỏI Ôn tập hoá chưƠng đIỆn ly. LỚP 11

tải về 0.96 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   10




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương