­­ Nguyễn Đình Tứ khảo sát một số giống ngô ngắn ngày tại nghệ an luận văn thạc sĩ NÔng nghiệp chuyên ngành : Trồng trọt



tải về 0.96 Mb.
trang6/10
Chuyển đổi dữ liệu15.08.2016
Kích0.96 Mb.
#20757
1   2   3   4   5   6   7   8   9   10

3.1.3.2. Phân bón và chăm sóc thí nghiệm

- Phân bón

Lượng phân: 15 tấn phân chuồng + 160 kg N + 120 kg P2O5 + 120 kg K2O + 500 kg Vôi bột /hecta.

Cách bón:

+ Bón lót toàn bộ phân chuồng, phân lân và vôi bột

+ Bón thúc đợt 1 lúc ngô 3- 4 lá: 1/3 lượng đạm + 1/2 lượng Kali.

+ Bón thúc đợt 2 lúc ngô 7 - 9 lá: 1/3 lượng đạm + 1/2 lượng Kali.

+ Bón thúc đợt 3 lúc ngô xoắn nõn: 1/3 lượng đạm.

- Chắm sóc:

+ Khi ngô 3- 4 lá: Xới vun nhẹ quanh gốc kết hợp bón thúc lần 1.

+ Khi ngô 7 - 9 lá: Xới xáo, diệt cỏ dại, bón thúc lần 2 và vun cao chống đổ.

+ Khi ngô xoắn nõn bón phân thúc lần 3 và vùn cao [8], [16], [17].

3.1.3.3. Các chỉ tiêu theo dõi và đánh giá

Các chỉ tiêu được đánh giá và thu thập số liệu theo Quy phạm khảo nghiệm (10TCN341: 2006), quy trình thí nghiệm của Viện KHKTNN Bắc Trung Bộ và của CIMMYT [20].

+ Thời gian sinh trưởng và phát triển (ngày)

- Ngày mọc: Từ lúc gieo cho đến khi cây mọc lên khỏi mặt đất (70% cây mọc)

- Ngày trổ cờ: Tính từ lúc gieo cho đến ngày có 70% số cây trổ cờ trong công thức.

- Ngày phun râu: Từ lúc gieo đến ngày có 70% số cây phun râu trong công thức.

- Ngày tung phấn: Từ lúc gieo đến ngày có 70% số cây tung phấn trong công thức.

- Ngày chín sinh lý: Ngày có 70% số bắp trong công thức xuất hiện điểm đen ở chân hạt.

+ Các chỉ tiêu về hình thái cây

- Chiều cao cây (cm): Đo từ gốc sát mặt đất đến đỉnh của bông cờ đầu tiên.

- Chiều cao đóng bắp (cm): Đo từ sát mặt đất đến vị trí đóng bắp trên cùng.

- Số lá trên cây: Tính từ lá mầm đến lá dưới cờ bằng cách đánh dấu lá thứ 5 và 10.

- Số lá xanh lúc thu hoạch

- Trạng thái cây: Theo dõi khi bắp đã phát triển đầy đủ, khi cây vẫn còn xanh, cho điểm từ 1- 5. Điểm 1 là trạng thái cây tốt nhất (cây đồng đều, cao vừa phải, đứng cây khoẻ, góc lá hẹp, thoáng lá, bắp cân đối), điểm 5 là điểm rất kém.

- Trạng thái bắp: Cho điểm từ 1-5 (Điểm 1 là tốt nhất, 5 xấu nhất).

- Đánh giá lá bi: Cho điểm 1 đến 5 lúc thu hoạch (Điểm 1 lá bi phủ kín đầu bắp và vượt khỏi bắp, điểm 2 lá bi bao kín đầu bắp, điểm 3 lá bi bao không chặt, điểm 4 lá bi không che kín để hở đầu bắp, điểm 5 hở lộ rõ đầu bắp, lá bi xấu).

- Dạng hạt: Đá, nữa đá, bán răng ngựa, răng ngựa.

- Màu sắc hạt: Màu trắng, vàng nhạt, vàng, vàng đậm, đỏ, nâu đỏ, tím.

+ Khả năng chống chịu một số sâu bệnh hại chính và điều kiện ngoại cảnh

- Sâu đục thân, đục bắp: Được tính số cây, bắp sâu gây hại trên tổng số cây (chủ yếu các lỗ đục thân ở phía dưới bắp), bắp trong ô và cho điểm từ 1 - 5. Điểm 1 có số cây, bắp sâu gây hại < 5%, điểm 2 có số cây, bắp sâu gây hại từ 5 - <15%, điểm 3 có số cây, bắp sâu gây hại từ 15 - < 25%, điểm 4 có số cây, bắp sâu gây hại từ 25 - < 35%, điểm 5 có số cây, bắp sâu gây hại từ 35 - < 50%.

- Rệp cờ: Đánh giá theo thang điểm từ 1- 5. Điểm 1 không có rệp, điểm 2 rất nhẹ (có từ một quần tụ rệp trên lá, cờ), điểm 3 nhiễm nhẹ (xuất hiện một vài quần tụ rệp trên lá, cờ), điểm 4 nhiễm trung bình (số lượng rệp lớn không thể xác nhận ra các quần tụ rệp), điểm 5 nhiễm nặng (số lượng rệp lớn đông đặc, lá và cờ kín rệp)

- Bệnh khô vằn: Tính theo % số cây bị bệnh trong ô và cho điểm từ 1 đến 5.

- Bệnh đốm lá lớn: Xác định theo thang điểm từ 0 - 5.

- Bệnh gỉ sắt: Xác định theo thang điểm từ 0 - 5.

Đánh giá bệnh theo tỷ lệ: Điểm 0 là cây không bị bệnh, điểm 1 là mức bệnh rất nhẹ (từ 1 - 10% diện tích lá bị bệnh), điểm 2 bệnh nhiễm nhẹ (từ 11 - 25% diện tích lá bị bệnh), điểm 3 bệnh nhiễm vừa (từ 26 - 50% diện tích lá bị bệnh), điểm 4: nhiễm nặng (từ 51 - 75% diện tích lá bị bệnh), điểm 5: rất nặng (> 75% diện tích lá bị bệnh).

- Đổ rễ: Được tính theo số cây nghiêng từ 30o trở lên so với phương thẳng đứng trên tổng số cây trong ô thí nghiệm (cho điểm từ 1 đến 5), sau khi có mưa gió lớn và trước lúc thu hoạch 1 - 2 tuần.

- Gãy thân: Được tính bằng số cây bị gãy thân trên tổng số cây trong ô thí nghiệm (cho điểm từ 1 đến 5). Điểm 1: số cây gãy, đổ rễ < 5%; điểm 2 số cây gãy, đổ rễ từ 5 - 15%; điểm 3 số cây gãy, đổ rễ từ 16 - 30%; điểm 4 số cây gãy, đổ rễ từ 31 - 50%; điểm 5 số cây gãy, đổ rễ > 50%.

+ Năng suất và các yếu tố cấu thành năng suất

- Tỷ lệ bắp hữu hiệu: Đếm tổng số cây từng ô lúc thu hoạch và đếm tổng số bắp từng ô lúc thu hoạch.

- Số hàng /bắp: Một hàng được tính khi có hơn 50% số hạt so với hàng dài nhất.

- Số hạt /hàng: Được tính theo hàng hạt có chiều dài trung bình trên bắp (mỗi bắp mỗi hàng hạt của các cây theo dõi).

- Chiều dài bắp (cm): Đo từ đầu đến múp bắp, đo bắp của các cây theo dõi.

- Đường kính bắp (cm): Đo ở giữa bắp, đo bắp của các cây theo dõi.

- Chiều dài đuôi chuột

- Khối lượng 1000 hạt (gam): Cân 8 mẫu, mỗi mẫu 100 hạt ở độ ẩm 14%, lấy 1 chữ số sau dấu phẩy.

- Khối lượng bắp /ô: Cân theo khối lượng bắp tươi của ô ngoài đồng ruộng.

- Tỷ lệ hạt tươi /bắp tươi (%):Lấy 5 bắp mẫu đại diện các cỡ bắp ở mỗi ôL, tẻ và tính tỷ lệ.

- Độ ẩm hạt (A0) (%):Đo trong ngày thu hoạch§, đo độ ẩm hạt vừa tẻ bằng máy đo độ ẩm KETT Grainer PM.300%.

- Năng suất thực thu (NSTT) ở độ ẩm 14% (tạ/ha) được tính theo công thức:

EWP x KE x (100 - A0) x 10.000



NSTT =

100 x(100 - 14) x S0



Trong đó: EWP là khối lượng bắp lúc thu hoạch /ô (kg)

KE là tỷ lệ hạt /bắp

A0 là độ ẩm hạt lúc thu hoạch

S0 là diện tích ô thí nghiệm (m2)

- Năng suất lý thuyết (NSLT) được tính theo công thức (tạ/ha)

NSLT (tạ/ha) = (h/h x h/b x P1000 x Tỷ lệ bắp hữu hiệu x 67 000)/108

Trong đó: h/h: số hạt trên hàng; h/b: số hàng bắp

P1000: Khối lượng 1000 hạt ở độ ẩm 14% (g)

Mật độ trồng ngô: 67 000 cây /ha

3.1.3.4. Phương pháp xử lý số liệu: Kết quả thí nghiệm, số liệu thu được xử lý bằng phương pháp phân tích phương sai dựa vào phần mềm IRRISTAT, EXCEL [2], [7].

3.2. Xây dựng mô hình

3.2.1. Vật liệu, thời gian và địa điểm xây dựng mô hình

+ Vật liệu: Xây dựng mô hình giống 30N34, giống đối chứng là C919.

+ Thời gian: Vụ Xuân 2011 (gieo ngày 22/2/2011)

+ Địa điểm: Tại Tiền Tiến – Hùng Tiến – Nam Đàn - Nghệ An.

3.2.2. Phương pháp tiến hành

+ Quy mô triển khai: Cùng với địa phương xây dựng mô hình với quy mô 1 hecta giống 30N34 trên vùng đất pha cát.

+ Phương pháp: Ký hợp đồng kinh tế với địa phương, gieo trồng tập trung theo quy trình kỹ thuật và theo dõi đánh giá một số chi tiêu trong thí nghiệm khảo sát một số tổ hợp lai và giống ngô ngắn ngày có triển vọng.

4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

4.1. Kết quả khảo sát các tổ hợp lai và giống ngô triển vọng

4.1.1. Thời gian sinh trưởng và phát triển của các công thức

Ngô là một trong những cây lương thực thích nghi với nhiều vùng sinh thái khác nhau, tùy theo đặc điểm của từng giống, điều kiện tự nhiên từng vùng, từng thời vụ và các biện pháp kỹ thuật canh tác khác nhau mà các giống có thời gian sinh trưởng phát triển khác nhau. Theo dõi thời gian sinh trưởng của các giống ngô có ý nghĩa rất quan trọng trong việc lai tạo giống cũng như trong thực tế sản xuất ngô, đặc biệt là trong xây dựng hệ thống cây trồng, xác định cơ cấu mùa vụ thích hợp, né tránh được các điều kiện bất lợi của vùng đồng thời áp dụng các biện pháp kỹ thuật canh tác hợp lý cho từng giai đoan sinh trưởng phát triển của ngô, tạo điều kiện cho cây ngô sinh trưởng phát triển tốt mới đạt năng suất cao. Những năm gần đây, các nhà khoa học trong và ngoài nước đã chọn tạo được nhiều giống ngô lai mới cho năng suất cao, thời gian sinh trưởng ngắn, có khả năng chống chịu với điều kiện tự nhiên bất thuận và một số sâu bệnh hại chính.

Theo dõi thời gian sinh trưởng phát triển của các công thức thí nghiệm thu được kết quả ở bảng 4.1 và bảng 4.2.

Qua kết quả bảng 4.1 cho thấy:

Thời gian từ khi gieo đến mọc: Các công thức thí nghiệm có thời gian từ khi gieo đến mọc tương đương hoặc ngắn hơn 1 ngày so với giống đối chứng C919. Trong vụ Xuân 2010, do thời vụ gieo ngô tại Nghệ An gặp mưa và nhiệt độ thấp kéo dài (tháng 2 nhiệt độ trung bình là 21,50C và thấp nhất là 11,30C), ảnh hưởng tới quá trình nảy mầm và mọc của các công thức, thời gian từ khi gieo đến mọc của các công thức dao động từ 7 - 8 ngày. Còn trong vụ Đông, thời gian từ khi gieo đến mọc của các công thức dao động từ 5 đến 6 ngày, mọc nhanh hơn so với vụ Xuân 2 ngày.

Giai đoạn 3 - 4 lá là thời kỳ cây ngô chuyển từ giai đoạn sử dụng dinh dưỡng trong hạt sang giai đoạn sử dụng dinh dưỡng từ đất. Do đó, xác định chính xác thời kỳ này để bổ sung dinh dưỡng kịp thời cho cây và đạt hiệu quả tốt nhất. Thời gian từ gieo đến khi ngô có 3 - 4 lá của các công thức tham gia thí nghiệm trong vụ Xuân dao động từ 20 đến 21 ngày, công thức B06, LVN9, LVN91, LVN154, H08-10 có thời gian từ khi gieo đến khi ngô có 3 - 4 lá tương đương công thức đối chứng C919 (20 ngày). Trong vụ Đông thời gian này dao động từ 17 - 18 ngày, tương đương so với đối chứng C919 (18 ngày).



Bảng 4.1. Thời gian sinh trưởng phát triển của các công thức
từ gieo đến giai đoạn 7 – 9 lá


TT

Công thức

Thời gian từ gieo đến ...( ngày)

Mọc

3- 4 lá

7 – 9 lá

X-2010

Đ-2010

X-2010

Đ-2010

X-2010

Đ-2010

1

30D55

8

6

20

17

45

40

2

30K95

8

5

20

17

45

41

3

B06

8

5

21

17

46

40

4

30N34

7

5

20

17

45

40

5

LVN9

7

5

21

17

46

41

6

LVN91

8

6

21

18

46

41

7

LVN92

8

6

20

18

45

42

8

LVN81

8

6

20

17

45

41

9

H08-9

8

5

20

17

45

41

10

LVN154

8

5

21

17

46

41

11

H08-10

8

6

21

17

46

41

12

C919(D/C)

8

6

21

18

46

42

Thời gian từ gieo đến khi ngô có 7 - 9 lá, đây là giai đoạn cây ngô bắt đầu bước vào thời kỳ phân hóa, hình thành bắp và bông cờ. Do đó, giai đoạn này cây ngô đòi hỏi nhu cầu dinh dưỡng rất lớn, cần bổ sung dinh dưỡng cho cây ngô đúng thời kỳ để cho cây sinh trưởng phát triển tốt. Trong vụ Xuân, thời gian từ khi gieo đến khi ngô có 7 - 9 lá của các công thức thí nghiệm dao động từ 45 đến 46 ngày, tương đương so với công thức đối chứng C919. Giai đoạn này thời tiết ở Nghệ An thường gặp gió mùa Đông Bắc gây mưa và nhiệt độ thấp (nhiệt độ thấp nhất 12,60C) ảnh hưởng không tốt tới sinh trưởng phát triển của ngô. Còn trong vụ Đông, thời gian từ khi gieo đến khi ngô có 7 - 9 lá của các công thức dao động 40 - 42 ngày, công thức LVN92 có thời gian khi gieo đến khi ngô có 7 - 9 lá tương đương với công thức đối chứng C919 (42 ngày). Thời kỳ này cây ngô gặp điều kiện thời tiết không thuận lợi, như mưa lớn (lượng mưa tháng 10 là 129 mm), ẩm độ không khí quá cao (trung bình 85%) làm giảm hiệu quả sử dụng lượng phân bón thúc lần hai. Đồng thời số giờ nắng giảm xuống còn 96 giờ /tháng ảnh hưởng xấu tới quá trình sinh trưởng phát triển của ngô.

Bảng 4.2. Thời gian sinh trưởng phát triển của các công thức



TT

Công thức

Thời gian từ gieo đến ...(ngày)

Trổ cờ

Tung phấn

Phun râu

Chín sinh lý

X-2010

Đ2010

X-2010

Đ2010

X-2010

Đ2010

X-2010

Đ2010

1

30D55

69

54

70

54

71

55

107

117

2

30K95

70

55

71

55

72

56

107

117

3

B06

69

54

70

55

70

56

109

116

4

30N34

67

54

68

54

69

55

106

114

5

LVN9

63

52

64

53

64

55

104

113

6

LVN91

70

58

71

58

71

54

107

117

7

LVN92

70

59

71

59

71

60

105

117

8

LVN81

72

58

73

59

73

60

108

115

9

H08-9

63

55

64

56

65

57

104

116

10

LVN154

64

58

65

59

66

60

108

115

11

H08-10

63

55

65

56

66

57

108

113

12

C919(Đ/C)

72

59

73

60

73

60

114

122

Giai đoạn trổ cờ, tung phấn và phun râu quyết định số hạt trên bắp, ảnh hưởng tới năng suất ngô. Giai đoạn này yêu cầu điều kiện ngoại cảnh hết sức khắt khe. Nhiệt độ tốt nhất vào khoảng 22 - 250C, nhiệt độ thấp hơn 200C ảnh hưởng không tốt đến quá trình thụ phấn. Nhiệt độ cao hơn 350C làm cho hạt phấn mất sức sống. ẩm độ thích hợp từ 70 - 80%. Trời mưa to, gió lớn đều ảnh hưởng không tốt tới quá trình thụ phấn của ngô. Theo dõi thời gian trổ cờ, tung phấn và phun râu của mỗi giống ngô nhằm bố trí thời vụ thích hợp để ngô trổ cờ, tung phấn và phun râu không gặp các điều kiện thời tiết bất lợi ảnh hưởng tới năng suất ngô.

Trong vụ Xuân 2010 thời kỳ ngô tung phấn phun râu vào cuối tháng 4 gặp điều kiện thời tiết xấu (lượng mưa 78,6 mm, ẩm độ không khí 88% và số giờ nắng 88 giờ /tháng). Còn vụ Đông, thời kỳ ngô tung phấn phun râu vào cuối tháng 11, thời tiết có gió mùa Đông Bắc gây mưa và lạnh, có những ngày nhiệt xuống thấp dưới 16,40C, số giờ nắng còn 49 giời nên ảnh hưởng không tốt tới quá trình thụ phấn của ngô. Qua bảng số liệu 4.2 cho thấy:

Thời gian từ khi gieo đến khi ngô trổ cờ của các công thức trong vụ Xuân dao động từ 63 - 72 ngày, trong đó LVN81 trổ cờ muộn nhất (72 ngày); tương đương công thức C919. Các công thức khác trổ cờ sớm hơn công thức đối chứng từ 2 - 9 ngày, đặc biệt là LVN9, H08-9, H08-10 (63 ngày) trổ cờ sớm hơn công thức đối chứng C919 là 9 ngày. Còn trong vụ Đông, thời gian từ gieo đến khi ngô trổ cờ sớm nhất là LVN9 (52 ngày) và muộn nhất là LVN91, LVN154 (58 ngày), LVN92, C919 (59 ngày). Các công thức khác có thời gian từ gieo đến khi ngô trổ cờ dao động từ 54 - 55 ngày.

Thời gian từ gieo đến khi ngô tung phấn: Trong vụ Xuân, công thức LVN81 tung phấn muộn nhất (73 ngày), còn LVN9, H08-9 có thời gian từ gieo đến khi tung phấn ngắn nhất (64 ngày), sớm hơn công thức đối chứng C919 là 9 ngày. Các công thức khác có thời gian từ lúc gieo đến tung phấn dao động 65 - 71 ngày, tung phấn sớm hơn đối chứng C919 từ 2- 8 ngày. Còn trong vụ Đông, thời gian từ gieo đến tung phấn của công thức dao động từ 53 -60 ngày, công thức tung phấn sớm nhất là LVN9 (53 ngày), 30N34, 30D55 (54 ngày). Công thức tung phấn muộn nhất là LVN92, LVN81, LVN154 (59 ngày); sớm hơn so với công thức đối chứng C919 (60 ngày) từ 1 – 2 ngày.

Thời gian từ khi gieo đến ngô phun râu: Trong vụ Xuân 2010, công thức có thời gian từ gieo đến phun râu ngắn nhất là LVN9 (64 ngày) và phun râu muộn nhất là 30K96 (72 ngày), LVN81, C919 (ngày 73); các công thức khác đều có thời gian từ gieo đến khi ngô phun râu dao động từ 65 - 71 ngày, phun râu sớm hơn đối chứng C919 từ 2 - 8 ngày. Còn ở vụ Đông, tất cả các công thức thí nghiệm có thời gian từ gieo đến phun râu dao động từ 54 đến 60 ngày. Công thức LVN92, LVN81 có thời gian từ gieo đến phun râu dài nhất (60 ngày), tương đương so với công thức đối chứng C919. Các công thức khác có thời gian từ gieo đến phun râu ngắng nhất như LVN9 (54 ngày), 30D55, 30K95, 30N34 (55 ngày).

Thời gian từ gieo đến bắp chín sinh lý chính là thời gian sinh trưởng của một giống, đây là yếu tố quan trọng để xây dựng hợp lý hệ thống cây trồng của một địa phương. Mặt khác, biết được thời gian sinh trưởng giúp chúng ta cơ cấu mùa vụ sản xuất né tránh được các điều kiện tự nhiên bất lợi của vùng, góp phần làm tăng năng suất cây trồng. Qua theo dõi thời gian từ gieo đến chín sinh lý của các giống trong vụ Xuân cho thấy: Tất cả các công thức có thời gian sinh trưởng dao động từ 104 đến 114 ngày, công thức có thời gian sinh trưởng ngắn nhất là LVN9, H08-9 (104 ngày); LVN92 (105 ngày), 30N34 (106 ngày); các công thức này có thời gian sinh trưởng ngắn hơn đối chứng C919 (114 ngày) từ 8- 10 ngày. Các công thức khác có thời gian từ 107 - 108 ngày. Còn trong vụ Đông, các công thức có thời gian sinh trưởng dao động từ 113 đến 122 ngày, trong đó công thức có thời gian sinh trưởng ngắn nhất là LVN9, H08-9 (113 ngày); 30N34 (114 ngày); LVN81, LVN154 (115 ngày). Các công thức còn lại có thời gian sinh từ 116 – 117 ngày, ngắn hơn công thức đối chứng C919 (122 ngày) từ 6 – 7 ngày.

4.1.2. Các chỉ tiêu về hình thái cây của các công thức

Các chỉ tiêu hình thái của cây ảnh hưởng tới khả năng chống chịu của giống, như chiều cao cây, chiều cao đóng bắp, trạng thái bắp, số lá. Tỷ lệ giữa chiều cao cây và chiều cao đóng bắp là chỉ tiêu liên quan đến tính chống đổ của một giống. Bởi vậy, theo dõi các chỉ tiêu hình thái của giống là yêu cầu cần thiết để đánh giá khả năng thích ứng của mỗi giống.

Chiều cao cây là một trong những chỉ tiêu quan trọng đánh giá thực trạng của cây được trồng trong điều kiện cũng như kỹ thuật canh tác như thế nào. Nếu mỗi giống được trồng trong điều kiện đất đai đầy đủ dinh dưỡng, ánh sáng, nhiệt độ và ẩm độ thích hợp cây ngô sẽ sinh trưởng phát triển tốt nhất, là cơ sở để ngô đạt năng suất cao. Bên cạnh đó chiều cao cây còn do đặc tính di truyền của mỗi giống quyết định. Theo dõi các chỉ tiêu hình thái của các công thức thí nghiệm thu được kết quả ở bảng 4.3 cho thấy:

Trong vụ Xuân 2010, chiều cao cây của tất cả các công thức dao động từ 166, 9 đến 236, 7 cm. Trong đó, công thức có chiều cao cây thấp nhất là LVN9 (166,9 cm); công thức có chiều cao cây cao hơn so với đối chứng C919 như công thức H08 -9 (236,7 cm); LVN154 (233,4 cm); LVN81 (232 cm); H08-10 (226,1 cm); LVN92 (222 cm). Còn ở vụ Đông 2010, các công thức thí nghiệm đều có chiều cao cây dao động từ 133 đến 198 cm, trong đó công thức có chiều cao cây thấp hơn đối chứng C919 (185,1 cm) như LVN9 (133,0 cm); 30K95 (183,5 cm); B06 (182,4 cm) và công thức có chiều cao cây cao hơn ở mức sai khác không có ý nghĩa so với C919 như LVN92 (197,1 cm), LVN81 (198,0 cm), LVN154 (196,6 cm), H08-10 (198,9 cm) (minh họa hình 4.1).

Chiều cao đóng bắp của các giống ngô là chỉ tiêu rất quan trọng, nhất là các nước có nền công nghiệp phát triển, đây là yếu tố ảnh hưởng trực tiếp quá trình áp dụng cơ giới hóa trong quá trình thu hoạch.

Qua quá trình theo dõi thí nghiệm trong vụ Xuân cho thấy, tất cả công thức thí nghiệm có chiều cao đóng bắp dao động từ 59, 8 đến 108, 8 cm. Trong đó, chiều cao đóng bắp thấp như công thức LVN9 (59,8 cm), 30K95 (70,2 cm), LVN91 (72,9 cm), 30N34 (74,9 cm). Các công thức có chiều cao đóng bắp cao hơn so với đối chứng C919 (98,6 cm) như LVN81 (108,8 cm), H08-10 (101,6 cm), H08-9 (99,5 cm), VN154 (98,8 cm). Còn trong vụ Đông 2010, chiều cao đóng bắp của công thức dao động từ 39, 2 đến 77,1 cm; công thức có chiều cao đóng bắp cao hơn công thức đối chứng C919 (71,1 cm) như 30D55, B06, LVN8, H08-10 (73-73,9 cm), LVN154 (75,8 cm) và H08 -9 (77,1 cm).

Bảng 4.3. Các chỉ tiêu về hình thái cây của các công thức

TT

Công thức

Chiều cao cây

(cm)


Chiều cao đóng bắp (cm)

Trạng thái cây

(1 - 5 điểm)



X-2010

Đ-2010

X-2010

Đ-2010

X-2010

Đ-2010

1

30D55

205,6

187,5

81,1

73,2

2,5

3,0

2

30K95

197,3

183,5

70,2

69,8

2,5

3,0

3

B06

215,7

182,4

98,4

73,0

2,5

2,5

4

30N34

208,4

188,2

74,9

68,0

2,5

2,5

5

LVN9

169,9

133,0

59,8

39,2

3,0

3,0

6

LVN91

199,2

190,1

72,9

69,8

2,5

3,0

7

LVN92

222,0

197,1

89,3

66,5

2,5

2,5

8

LVN81

232,0

198,0

108,8

73,1

3,0

2,5

9

H08-9

236,7

188,0

99,5

77,1

2,5

3,0

10

LVN154

233,4

196,6

98,8

75,8

2,5

3,0

11

H08-10

226,1

198,9

101,6

73,9

2,0

3,0

12

C919(Đ/C)

217,8

185,1

98,6

71,1

2,5

3,0




CV%

5,5

2,5

9,1

4,2










LSD0,05

19,82

7,9

13,58

4,9






Như vậy, trong vụ Đông 2010 giai đoạn ngô từ 3 - 4 lá đến trổ cờ gặp điều kiện thời tiết (tháng 9, 10 và tháng 11 tổng lượng mưa từ 43 đến 129 mm /tháng, ẩm độ không khí cao từ 83 đến 85% đồng thời số giờ nắng giảm còn 46 giờ /tháng) không thuận lợi như vụ Xuân 2010, nên ảnh hưởng tới quá trình sinh trưởng phát triển của ngô, làm cho chiều cao cây, chiều cao đóng bắp của tất cả các công thức thấp hơn trong vụ Xuân 2010.



Hình 4.1. Chiều cao cây của các công thức trong hai vụ thí nghiệm

Trạng thái cây được đánh giá thông qua các chỉ tiêu như mức độ đồng đều về chiều cao cây, chiều cao đóng bắp, kích thước bắp, mức độ sâu bệnh, góc độ giữa thân và bắp, tán lá của các cây trong ô vào giai đoạn chín sáp, qua đó đánh giá tổng hợp và cho điểm từ 1 đến 5 (theo 10TCN 341:2006). Qua kết quả theo dõi, đánh giá các công thức thí nghiệm trong vụ Xuân 2010 cho thấy, tất cả các công thức đều có trạng thái cây dao động từ điểm 2 đến 3 (ở mức khá và trung bình). Công thức có trạng thái cây ở mức khá là H08 -10 (điểm 2), các công thức khác có trạng thái cây không sai khác so với công thức đối chứng C919 (điểm 2,5), riêng chỉ có LVN9 có trạng thái cây ở điểm 3. Còn trong vụ Đông 2010, trạng thái cây của các công thức từ điểm 2,5 - 3; các công thức có trạng thái cây ở tốt hơn công thức đối chứng C919 (điểm 3) như B06, 30N34, LVN92, LVN81 (điểm 2,5).

Lá là cơ quan quang hợp chủ yếu của cây, nó quyết định đến năng suất cũng như phẩm chất của hạt. Số lá trên cây nhiều hay ít phụ thuộc vào từng giống cũng như phản ứng của giống đó với điều kiện môi trường trong các mùa vụ khác nhau như: ánh sáng, nhiệt độ cũng như lượng mưa ...Qua quá trình theo dõi tổng số lá và số lá xanh lúc chín của các công thức trong các thời vụ khác nhau thu được kết quả trình bày ở bảng 4.4 cho thấy:

Trong vụ Xuân 2010, công thức có số lá trên cây thấp nhất như LVN9 (16,9 lá/cây), B06, H08-9 (17,5 – 17,9 lá/cây). Công thức khác có số lá từ 18 – 18,5 lá/cây, thấp hơn với đối chứng C919 (18,8 lá/cây). Còn trong vụ Đông 2010, công thức có số lá thấp nhất là 17 lá/cây (LVN9), các công thức khác có tổng số lá dao động từ 17,4 đến 18,5 lá/cây, ít hơn số lá của đối chứng C919 (19,3 lá/cây) từ 0,8 - 1,9 lá/cây. Như vậy, tổng số lá của các công thức thí nghiệm hầu như ổn định qua hai vụ, chỉ tiêu này chỉ phụ thuộc vào thời gian sinh trưởng của các giống.

Tạo giống có bộ lá xanh bền là một trong những mục tiêu quan trọng của các nhà chọn tạo giống ngô, nó bảo đảm cho khai thác tối đa tiềm năng năng suất và chất lượng của giống. Trong thực tế sản xuất, ngoài sản phẩm chính là ngô hạt nông dân còn sử dụng thân lá xanh làm thức ăn cho chăn nuôi. Qua theo dõi số lá xanh lúc chín của các công thức trong vụ Xuân và vụ Đông 2010 cho thấy, công thức có số lá xanh lúc chín lớn hơn đối chứng C919 (3,5 lá/cây) như 30N34 (4,0 lá/cây), LVN92, H08-10 (3,6 lá/cây), LVN154 (3, 7 lá/cây) và H08 -9 (3,8 lá/cây). Các công thức còn lại có số lá xanh lúc chín ít hơn so với đối chứng, dao động từ 3, 1 đến 3,3 lá/cây. Còn trong vụ Đông 2010, công thức có số lá xanh lúc chín ít nhất là 30K95 (3, 4 lá/cây). Các công thức khác có số lá xanh lúc thu hoạch lớn hơn hay tương tương đương C919 (3,5 lá/cây), trong đó công thức có số lá xanh lúc chín lớn nhất như 30N34 (4, 4 lá/cây), H08-10 (4,1 lá¸/cây), LVN154 (4 lá/cây).



Bảng 4.4. Số lá và số lá xanh lúc chín của các công thức

TT

Công thức

Số lá/cây

Số lá xanh lúc chín/cây

X 2010

Đ 2010

X 2010

Đ 2010

1

30D55

18,1

18,1

3,5

3,7

2

30K95

18,2

18,1

3,2

3,4

3

B06

17,5

17,4

3,3

3,6

4

30N34

18,4

18,1

4,0

4,4

5

LVN9

16,9

17,0

3,1

3,8

6

LVN91

18,1

18,3

3,3

3,6

7

LVN92

18,5

18,5

3,6

3,5

8

LVN81

18,2

18,4

3,5

3,7

9

H08-9

17,6

17,7

3,8

3,9

10

LVN154

18,5

18,3

3,7

4,0

11

H08-10

18,0

18,3

3,6

4,1

12

C919(D/C)

18,8

19,3

3,5

3,5

4.1.3. Một số đặc điểm về bắp và hạt của các công thức

Trạng thái bắp được đánh giá thông qua các chỉ tiêu như độ đồng đều bắp, mức độ sâu bệnh, độ hở lá bi, bắp có đuôi chuột lớn không, hàng hạt có khít hay không... Qua theo dõi thí nghiệm thu được kết quả ở bảng 4.5.

Bảng 4.5. Một số đặc điểm về bắp và hạt của các công thức thí nghiệm


TT

Công thức

Trạng thái bắp

Hở bắp

Màu sắc hạt

Dạng hạt

X-

2010


Đ-

2010


X-

2010


Đ-

2010


X-

2010


Đ-

2010


X-

2010


Đ-

2010


1

30D55

2,5

3,0

2

2

V n

V n

BRn

BRn

2

30K95

2,5

3,0

1

1

V d

V d

Đá

Đá

3

B06

2,5

2,5

1

1

V

V

BRn

BRn

4

30N34

2,5

2,5

1

1

V

V

Đá

Đá

5

LVN9

2,5

3,0

1

1

V n

V n

BRn

BRn

6

LVN91

3,0

3,0

1

1

V n

V n

BRn

BRn

7

LVN92

2,5

2,5

1

1

V n

V n

BRn

BRn

8

LVN81

2,5

2,5

1

1

V

V

BRn

BRn

9

H08-9

2,5

3,0

1

1

V

V

BRn

BRn

10

LVN154

2,5

3,0

1

1

V

V

BRn

BRn

11

H08-10

2,5

3,0

1

1

V n

V n

BRn

BRn

12

C919(Đ/C)

2,5

3,0

1

1

V

V

BRn

BRn

Qua bảng 4.5 cho thấy: Tất cả các công thức trong vụ Xuân có trạng thái bắp dao động từ điểm 2, 5 đến điểm 3. Công thức có trạng thái bắp ở mức trung bình như LVN91 (điểm 3), các công thức khác có trạng thái bắp ở mức tương đương hay chênh lệch không lớn so đối chứng C919 (điểm 2,5). Còn trong vụ Xuân 2010, công thức có trạng thái bắp ở mức khá như B06, 30N34, LVN92, LVN81 (điểm 2,5), tương đương công thức đối chứng C919; các công thức còn lại có trạng thái bắp ở mức trung bình (điểm 3).

Lá bi có chức năng bảo vệ hạt, hạn chế sự xâm hại của các loài sinh vật hại tấn công cũng như các điều kiện tự nhiên ảnh hưởng tới bắp. Lá bi có bao kín chặt bắp hay không chủ yếu tùy thuộc vào đặc tính di truyền của mỗi giống. Theo dõi độ hở lá bi của mỗi công thức qua hai vụ không có sự sai khác. Trong đó, công thức 30D55 có độ hở bắp ở điểm 2 (lá bi bao không chặt đầu bắp); các công thức khác có độ hở bắp tương đương với công thức đối chứng C919 (điểm 1).

Màu sắc hạt: Các công thức tham gia thí nghiệm có màu vàng nhạt như 30K95; LVN9; LVN91; LVN92 và H08 -10. Các công thức còn lại có màu vàng hay vàng đậm.

Dạng hạt: Một số công thức có dạng hạt đá như 30N34; 30K95. Các công thức khác có dạng hạt bán răng ngựa.

4.1.4. Khả năng chống chịu của các công thức thí nghiệm

4.1.4.1. Khả năng chống chịu với điều kiện ngoại cảnh

Khả năng chống chịu với điều kiện ngoại cảnh là đặc tính do bản chất di truyền của mỗi giống quyết định. Đây là đặc tính rất quan trọng và được nhiều nhà khoa học quan tâm nghiên cứu, nhằm chọn tạo được giống thích nghi với điều kiện thời tiết bất thuận xẩy ra trong quá trình sản xuất, có thể ảnh hưởng tới quá trình sinh trưởng và phát triển của ngô. Nghệ An là tỉnh có điều kiện khí hậu phức tạp, tháng 9 và tháng 10 thường có mưa lớn có thể gây ngập úng, đặc biệt là từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau thường xuyên chịu ảnh của gió mùa Đông Bắc, gây mưa và gió lớn. Do đó, khả năng chống đổ rễ và gãy thân của mỗi giống là một trong những yếu tố quan trọng, ảnh hưởng tới năng suất và phẩm chất ngô. Qua theo dõi đánh giá khả năng chống chịu với điều kiện ngoại cảnh của các công thức trong hai thời vụ thu được kết quả ở bảng 4.6 cho thấy:

Trong vụ Xuân, mức độ đổ rễ của tất cả các công thức tham gia thí nghiệm từ điểm 1 đến3. Công thức đổ rễ ở mức trung bình là LVN154 (điểm 3), các công thức H08 -9, H08-10 đều đổ rễ ở điểm 2 (mức nhẹ), các công thức khác đổ rễ tương đương công thức đối chứng C919 (điểm 1). Còn trong vụ Đông, các công thức thí nghiệm hầu hết đổ rễ ở điểm 2, các công thức đổ rễ ở mức nặng hơn C919 (điểm 2) như 30K95, LVN91, LVN92, LVN154 và H08 -10 (điểm 3).

Bảng 4.6. Khả năng chống chịu với điều kiện ngoại cảnh



TT

Công thức

Đổ rễ

Gãy thân

X-2010

Đ-2010

X-2010

Đ-2010

1

30D55

1

2

1

2

2

30K95

1

3

1

2

3

B06

1

2

1

2

4

30N34

1

2

1

2

5

LVN9

1

2

1

2

6

LVN91

1

3

1

2

7

LVN92

1

3

1

3

8

LVN81

1

2

1

2

9

H08-9

2

2

2

3

10

LVN154

3

3

2

2

11

H08-10

2

3

2

2

12

C919(Đ/C)

1

2

1

3

Các công thức tham gia thí nghiệm trong vụ Xuân 2010 đều gãy thân ở rất nhẹ (điểm 1), tương đương so với công thức đối chứng C919. Công thức H08 -9, LVN154, H08-10 đổ rễ ở mức nhẹ (điểm 2). ở vụ Đông, mức độ đổ rễ của các công thức dao động từ điểm 2 đến điểm 3. Các công thức LVN92, H08-9 gãy thân ở mức trung bình, tương đương công thức công thức C919 (điểm 3).

4.1.4.2. Khả năng chống chịu một số sâu bệnh hại chính

Một trong những nguyên nhân chủ yếu làm năng suất ngô ở nước ta cũng như năng suất ngô ở Nghệ An còn thấp so với thế giới là do sự gây hại của sâu bệnh. Sâu bệnh không chỉ làm giảm năng suất ngô ở ngoài đồng mà còn làm hư một khối lượng lớn hạt ngô trong khi cất giữ. Cây ngô ở nước ta thường bị nhiều loại sâu bệnh gây hại (khoảng 100 loài sâu bệnh hại) [4]. Vì vậy, khả năng chống chịu sâu bệnh hại là một đặc tính quan trọng được nhiều người quan tâm trong quá trình chọn tạo giống cũng như trong quá trình sản xuất. Những năm gần đây, ở nước ta có nhiều giống có khả năng chống chịu khá với sâu bệnh hại được đưa vào sản xuất.

Qua theo dõi khả năng chống chịu sâu hại chính của các công thức thí nghiệm thu được kết quả ở bảng 4.7 cho thấy:

Trong vụ Xuân 2010, công thức 30D55; 30N34; LVN91; VN92; LVN81đều nhiễm sâu đục thân ở mức rất nhẹ (điểm 1), nhẹ công thức đối chứng C919 (điểm 2). Các công thức khác đều nhiễm sâu đục thân ở mức nhẹ (điểm 2). Còn trong vụ Đông 2010, nhìn chung sâu đục thân gây hại ở mức nặng hơn, chỉ có công thức 30K95; 30N34; LVN91; LVN154 nhiễm sâu đục thân ở mức nhẹ (điểm 2), nhẹ hơn so với đối chứng C919. Các công thức khác đều nhiễm sâu đục thân ở trung bình, tương đương so với công thức đối chứng C919 (điểm 3).

Hầu hết các công thức thí nghiệm trong vụ Xuân 2010 đều nhiễm sâu đục bắp ở mức nhẹ (điểm 2), tương đương với công thức đối chứng C919. Chỉ có công thức 30N34, LVN91, LVN92 và LVN81 nhiễm sâu đục bắp ở mức rất nhẹ (điểm 1). Còn trong vụ Đông 2010, sâu đục bắp gây hại ở mức điểm 2 đến điểm 3, công thức LVN92; H08-10; C919 nhiễm sâu đục bắp ở điểm 3 (mức trung bình).

Trong vụ Xuân 2010, tất cả công thức thí nghiệm không có rệp cờ gây hại (điểm 1). Còn trong vụ Đông 2010, một số công thức như 30K95; LVN9; H08-9; H08-10 nhiễm rệp cờ ở mức rất nhẹ (điểm 2), các công thức khác không có rệp cờ gây hại (điểm 1).



Bảng 4.7. Khả năng chống chịu một số sâu hại chính

TT

Công thức

Sâu đục thân

Sâu đục bắp

Rệp cờ

X-2010

Đ-2010

X-2010

Đ-2010

X-2010

Đ-2010

1

30D55

1

3

2

2

1

1

2

30K95

2

2

2

2

1

2

3

B06

2

3

2

2

1

1

4

30N34

1

2

1

2

1

1

5

LVN9

2

3

2

2

1

2

6

LVN91

1

2

1

2

1

1

7

LVN92

1

3

1

3

1

1

8

LVN81

1

3

1

2

1

1

9

H08-9

2

3

2

2

1

2

10

LVN154

2

2

2

2

1

1

11

H08-10

2

3

2

3

1

2

12

C919(D/C)

2

3

2

3

1

1

Theo dõi một số bệnh hai chính thu được kết quả ở bảng 4.8 cho thấy: Trong vụ Xuân 2010, tất cả các công thức đều nhiễm bệnh gỉ sắt ở mức nhẹ (điểm 1- 2). Còn trong vụ Đông 2010, công thức LVN92; LVN81; H08-10 nhiễm bệnh gỉ sắt ở mức trung bình và tương đương C919 (điểm 3), các công thức khác nhiễm ở mức nhẹ (điểm 2).

Bảng 4.8. Khả năng chống chịu một số bệnh hại chính



TT

Công thức

Bệnh gỉ sắt

(điểm 1- 5)



Bệnh khô vằn

(điểm 1- 5)



Bệnh đốm lá lớn

(điểm 0 - 5)



X-2010

Ч-2010

X-2010

Ч-2010

X-2010

Ч-2010

1

30D55

1

2

1

2

1

2

2

30K95

1

2

1

3

1

2

3

B06

2

2

2

2

2

2

4

30N34

1

2

1

2

1

2

5

LVN9

1

2

1

3

1

3

6

LVN91

1

2

1

3

1

3

7

LVN92

1

3

1

3

1

3

8

LVN81

1

3

1

3

1

3

9

H08-9

1

2

1

3

2

3

10

LVN154

2

2

1

2

1

2

11

H08-10

1

3

1

2

1

3

12

C919(Đ/C)

1

3

1

3

1

3

Каталог: nonghocbucket -> UploadDocument server07 id190496 229274
UploadDocument server07 id190496 229274 -> Báo cáo thực tập tốt nghiệp LỜi mở ĐẦU
UploadDocument server07 id190496 229274 -> I. objectives
UploadDocument server07 id190496 229274 -> Kieåm tra hoïc kì I moân: hoùa hoïc khoái 11 (2011-2012) Thôøi gian 45’ ÑEÀ 1 Caâu 1
UploadDocument server07 id190496 229274 -> Chuyên đề: VI sinh vậT Ứng dụng trong xử LÝ phế thải I. Nguồn gốC phế thảI 1/ Phế thải là gì ?
UploadDocument server07 id190496 229274 -> Ngaøy soaïn : Ngaøy daïy : I
UploadDocument server07 id190496 229274 -> Noäi dung cô baûn cuûa cuoäc Duy taân Minh Trò Về chính trị
UploadDocument server07 id190496 229274 -> Giáo án sử 8 Tuần: 12 Ngày soạn: 06/11/2011
UploadDocument server07 id190496 229274 -> 200 câu hỏi về môi trường (Phần 4) (03-07-2096 15: 37)
UploadDocument server07 id190496 229274 -> 1. Cn b ng c¸c ph­¬ng tr×nh ph¶n øng sau
UploadDocument server07 id190496 229274 -> TỔ HÓa trưỜng thpt lê quý ĐÔn tam kỳ CÂu hỏI Ôn tập hoá chưƠng đIỆn ly. LỚP 11

tải về 0.96 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   10




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương