­­ Nguyễn Đình Tứ khảo sát một số giống ngô ngắn ngày tại nghệ an luận văn thạc sĩ NÔng nghiệp chuyên ngành : Trồng trọt



tải về 0.96 Mb.
trang3/10
Chuyển đổi dữ liệu15.08.2016
Kích0.96 Mb.
#20757
1   2   3   4   5   6   7   8   9   10

(Nguồn: Sở NN &PTNT Nghệ An)

Năng suất ngô bình quân của tỉnh trong những năm qua dao động từ 34,43 đến 37,32 tạ/ha. Nhưng trong đó có những huyện liên tục đạt năng suất từ 36 đến 45 tạ trên hecta như huyện Diễn Châu, Quỳnh Lưu, Anh Sơn. Riêng trong năm 2010, đã có huyện đạt năng suất ngô cao như Diễn Châu (32,85 - 48,03 tạ/ha); Yên Thành (34,43 - 45,07 tạ/ha); Anh Sơn (44,88 – 49,53 tạ/ha) và địa phương đạt năng suất thấp nhất là huyện Quế Phong (13,45 – 26,05 tạ/ha). Như vậy, Nghệ An là tỉnh sản xuất ngô với diện tích lớn, nhưng chủ yếu tập trung ở các huyện như Diễn Châu, Thanh Chương, Tân Kỳ, Quỳnh Lưu, Nam Đàn, Anh Sơn.

Thông qua đề án sản xuất, quy trình kỹ thuật và báo cáo tổng kết tình hình sản xuất ngô của Sở NN &PTNT Nghệ An trong những năm qua cho thấy: Giống ngô được người dân sử dụng chủ yếu là giống ngô lai thuộc nhóm trung ngày như: Bioseed9797, Bioseed9698, DK888, LVN10, LVN4, LVN99, C919, NK66, CP888 [36]. Những giống này đã được sử dụng liên tục trong nhiều vụ và nhiều năm nên hiện nay đã nhiễm sâu đục thân, bệnh khô vằn từ mức trung bình đến nặng. Trong vụ Xuân và vụ Hè, ngô thường được trồng trên đất màu, đất bãi ven sông; còn vụ Đông ngô chủ yếu được trồng trên đất hai lúa và đất màu. Ngô được trồng với mật độ không cao (4,6 - 4,8 vạn cây/ha), khoảng cách là 70 x 30 x 1 cây và bón với lượng phân: 10 tấn phân chuồng + 120 kg N + 80 kg P2O5 + 80 kg K2O/hecta. Bón lót toàn bộ phân chuồng và phân lân; bón thúc đợt một lúc ngô 3 - 4 lá với 50% lượng phân đạm + 50% lượng phân Kali; bón thúc đợt 2 lúc ngô 7 - 9 lá với lượng phân còn lại và kết hợp với vun gốc [33].

2.2. Những nghiên cứu cơ bản về cây ngô

2.2.1. Những nghiên cứu cơ bản về ngô trên thế giới

Ngô được con người quan tâm, nghiên cứu chủ yếu tập trung từ thế kỷ thứ 18. Người đầu tiên nghiên cứu về ngô là Cotton Mather và ông đã phát hiện giới tính của cây ngô. Vào năm 1716, Mather đã quan sát thấy sự thụ phấn chéo ở ngô tại Massachusetts. Trên ruộng ngô vàng được trồng một hàng bằng giống đỏ và xanh da trời, ông nhận thấy giống ngô vàng có sự thay đổi về màu hạt gây ra bởi giống đỏ và xanh. Tám năm sau công bố của Cotton Mather, Paul Dudley đã đưa ra nhận xét về giới tính ngô và cho rằng gió đã mang phấn ngô cho quá trình thụ tinh.

Năm 1812, John Lorain là một trong những chủ trang trại ở Pennsylvania đã biết lợi dụng những ưu việt của hỗn hợp các giống khác nhau trong sản xuất, thường là gieo 2 giống ngô xen kẻ nhau trong cùng lô ruộng thu được năng suất cao hơn [1].

Đến năm 1871, người đầu tiên phát hiện ưu thế lai ở ngô là Charles Darwin, từ thí nghiệm nhỏ trong nhà kính ông nhận thấy những cây giao phối phát triển cao hơn cây tự phối 20%. Darwin đã lai nhiều loài và giống cây, đến năm 1876 ông đã công bố kết quả trong tác phẩm “Những tác động của giao phối và tự phối trong thế giới thực vật”. Năm 1877, lần đầu tiên được William James Beal tiến hành nghiên cứu tại Học viện Nông nghiệp Michigan, ông đã tiến hành lai có kiểm soát giữa các giống ngô với mục đích tăng năng suất bởi ưu thế lai. Ông nói: “Lai tạo cây trồng tuy còn phôi thai, song tôi tiên đoán trước rằng trong tương lai sẽ có những bước tiến vĩ đại theo hướng này cho lúa mỳ, yến mạch, ngô, rau, cây ăn quả và hoa – cây cảnh” [1].

Và sau một thời gian ngắn, G. H. Shull đã tiến hành nhiều thí nghiệm theo dõi các tính trạng như số hàng, chiều cao cây, tính nhiễm sâu bệnh và đã có nhận xét: “Bây giờ rõ ràng rằng tự phối chỉ đơn giản là làm thuần các dòng và rằng những so sánh của tôi không phải là giữa sự giao phối và tự phối, mà là giữa dòng thuần và con lai của nó”. Ông đã đóng góp thành tựu có ý nghĩa nhất cho nền nông nghiệp của thế kỷ 20 là sự phát triển ngô lai.

Sau đó đến năm 1905, Edward Murray East tiếp tục nghiên cứu cũng nhằm so sánh tác động tự phối và giao phối ngô, ông và Sull đều nhận thấy rằng tự phối làm suy giảm nhanh sức sống và giao phối thì khôi phục lại. East đã thấy được ý nghĩa to lớn của phương pháp lai giữa dòng thuần cho nền nông nghiệp và khích lệ sản xuất hạt lai F1. Ông đã phát minh ra phương pháp “lai kép” (double cross) vào năm 1917. Phát kiến này là một bước tiến rất quan trọng trong thực tế sản xuất, các nhà chọn giống nhanh chóng áp dụng chương trình phát triển dòng thuần và các tổ hợp lai kép mới. Từ đó lai kép được áp dụng rộng rãi ở các nước như Mỹ, Canada và châu Âu. Nhưng đến năm 60 của thế kỷ 20 đã phát triển được nhiều dòng thuần khoẻ và năng suất cao, đã tạo điều kiện để sử dụng lai đơn vào sản xuất thay thế lai kép, bởi lai đơn có độ đồng đều và cho năng suất cao hơn lai kép. Nên chỉ trong vòng 10 năm lai kép đã bị thay thế gần như hoàn toàn bởi lai đơn hoặc lai đơn cải tiến [1].

Tiến bộ khoa học về ngô lai được ứng dụng và mở rộng nhanh chóng ở Mỹ, sau đó ở các nước tiên tiến khác. Có được sự thành công đấy phải kể đến công lao của Henry Agard Wallace, ông đã thấy được những ưu thế của ngô lai và bắt đầu tích cực giải thích những lợi thế đó và tuyên truyền xúc tiến phát triển ngô lai như thông qua tạp chí gia đình “Wallace Farmer”. Năm 1926, Wallace đã thuyết phục bạn bè đầu tư liên doanh với Công ty Hi - Bred Corn Company (sau này thành Công ty Pioneer Hi - Bred International) - chuyên nghiên cứu phát triển, sản xuất và buôn bán hạt giống ngô lai.

Như vậy, trong những năm qua tiến bộ trong phát triển ngô lai đã thu được nhiều kết quả quan trọng: Như đã tạo ra số lượng dòng, tổ hợp lai lớn và vật liệu dùng trong chọn tạo dòng đã có sự thay đổi một cách cơ bản, trước những năm 1960 vật liệu tạo dòng chủ yếu là các giống ngô thụ phấn tự do địa phương, giai đoạn 1960 - 1980 vật liệu tạo dòng là các quần thể thụ phấn tự do cải tiến và một phần là giống tổng hợp. Đến thập niên 80 và những năm đầu thập niên 90, vật liệu tạo dòng thuần là các quần thể giống thụ phấn tự do cải tiến, giống tổng hợp và các tổ hợp lai kép. Còn từ cuối 1990 đến nay, vật liệu tạo dòng chủ yếu là các quần thể ưu tú giống tổng hợp, các tổ hợp lai kép, lai đơn (Duwick, 2001).

Cùng với sự thay đổi vật liệu di truyền thì sự cải tiến di truyền của các nguồn vật liệu cũng được đẩy mạnh; như sử dụng kỹ thuật sinh học phân tử trong phân tích, đánh giá mức độ đa dạng di truyền của các vật liệu trợ giúp công việc phân nhóm ưu thế lai, lập bản đồ di truyền của một số tính trạng quan trọng trên cơ sở đó phân loại vật liệu và chọn lọc một số tính trạng mong muốn. Sử dụng kỹ thuật sinh học phân tử và tái tổ hợp AND trong công tác đánh giá khả năng chống chịu sâu bệnh, chống hạn, chống đổ, chua phèn. Nhờ thế, ngày nay vật liệu sử dụng trong chọn tạo giống ngô đã được cải tiến tăng khả năng kết hợp về năng suất, chất lượng, tăng khả năng chống chịu và có tính thích ứng rộng.

2.2.2. Tình hình nghiên cứu trong nước

Ở Việt Nam, ngô có vị trí quan trọng thứ hai sau lúa nước nhưng thực sự được đầu tư nghiên cứu từ những năm 1980 và cho đến nay, ngành sản xuất ngô nước ta đã gặt hái được những thành quả to lớn. Có được những thành quả đó là do Đảng, Chính phủ, Bộ Nông nghiệp và PTNT đã thấy được vai trò của cây ngô trong nền kinh tế, kịp thời đưa ra những chính sách, chương trình và biện pháp phù hợp nhằm khuyến khích nghiên cứu khoa học kỹ thuật và mở rộng sản xuất. Đáp lại sự quan tâm đó, các nhà khoa học đã nắm bắt xu thế, nhạy bén đưa nhanh những tiến bộ khoa học kỹ thuật, đặc biệt về giống mới vào sản xuất. Từng thế hệ giống tốt thay thế nhau qua các giai đoạn lịch sử: Giống thụ phấn tự do (TPTD) tốt thay các giống địa phương năng suất thấp, giống lai quy ước, lai đơn thay dần cho lai kép, lai ba...

Những kết quả nghiên cứu chọn tạo giống ngô mới phục vụ sản xuất luôn gắn liền với chương trình khoa học công nghệ của Đảng và Chính phủ, được thể hiện qua các đề tài nghiên cứu phù hợp với từng giai đoạn phát triển như: Giai đoạn 1986 - 1990, đề tài “Nghiên cứu chọn tạo các giống ngô có năng suất cao, phẩm chất tốt, chống chịu các điều kiện bất thuận của môi trường phục vụ sản xuất các vùng sinh thái của Việt Nam” đã chọn tạo và phát triển giống ngô TPTD (VN1, MSB49...) đã thay thế các giống ngô địa phương và góp phần đưa năng suất bình quân ngô của cả nước từ 10 tạ/ha lên 15,5 tạ/ha. Giai đoạn 1991 - 1995, đề tài “Nghiên cứu lai tạo, chọn lọc bộ giống ngô mới có thời gian sinh trưởng khác nhau, thích hợp với cơ cấu mùa vụ, các vùng sinh thái trong cả nước, chống chịu với điều kiện bất thuận, có năng suất cao phẩm chất tốt” tiếp tục cải thiện nâng cao các giống ngô TPTD, hoàn thiện quy trình sản xuất hạt giống ngô TPTD, bước đầu nghiên cứu giống ngô lai không qui ước và qui ước; đã góp phần đưa năng suất ngô bình quân từ 15,5 tạ/ha lên 21,1 tạ/ha. Giai đoạn 1996 - 2000, đề tài “Nghiên cứu chọn tạo cây màu, rau năng suất cao chất lượng tốt” đã đưa ra sản xuất nhiều giống ngô lai (lai đơn, lai ba, lai kép) góp phần nâng cao tỷ lệ hạt giống và đưa năng suất bình quân từ 21,1 tạ/ha lên 27,5 tạ/ha. Giai đoạn 2001 - 2005, đề tài “Nghiên cứu chọn tạo các giống ngô lai thích hợp các vùng sinh thái” đã thiết lập được hệ thống nghiên cứu cho các vùng trồng ngô chính như: Viện KHKTNN miền Nam, Viện Lúa Đồng bằng sông Cửu Long, Trung tâm nghiên cứu và sản xuất giống ngô Sông Bôi; các giống mới tạo ra trong giai đoạn này chủ yếu là lai đơn, cùng với các giống mới của các công ty nước ngoài nhập nội đã góp phần thúc đẩy sản xuất, nâng cao diện tích sử dụng giống ngô lai lên trên 80% và đưa năng suất bình quân lên đạt 35,5 tạ/ha. Giai đoạn 2006 đến nay, đề tài “Nghiên cứu chọn tạo các giống ngô lai năng suất cao chất lượng tốt thích hợp các vùng sinh thái” tiếp tục mở rộng mạng lưới nghiên cứu ngô cho các đơn vị như Viện KHKTNN Bắc trung bộ, Viện KHKT NL miền núi phía Bắc, Viện KHKTNN duyên hải Nam trung bộ..., đề tài sơ bộ đã tạo ra giống ngô lai năng suất cao, chống chịu với điều kiện bất thuận.

Nền tảng của công tác chọn tạo giống ngô lai là tập đoàn dòng thuần. Công tác chọn lọc và phát triển tập đoàn dòng thuần trên đồng ruộng vốn đã đòi hỏi nhiều thời gian, song việc đánh giá, phân nhóm ưu thế lai và nhất là dự đoán được các cặp lai có năng suất cao là việc làm đòi hỏi nhiều thời gian và khá tốn kém. Từ trước tới nay, phương pháp hiệu quả nhất là lai thử và đánh giá trực tiếp trên đồng ruộng. Từ năm 1996 đến 2000, để rút ngắn thời gian tạo dòng, người ta đã áp dụng phương pháp nuôi cấy bao phấn. Phương pháp này được Viện Di truyền Nông Nghiệp và Viện Nghiên cứu Ngô tiến hành nghiên cứu và bước đầu đã thu được một số kết quả như xác định được 27 nguồn nguyên liệu có tỷ lệ hình thành cấu trúc phôi là 4,4%, giống lai có tỷ lệ hình thành cấu trúc phôi cao hơn giống thụ phấn tự do. Chọn lọc được 4 nguồn nguyên liệu có tỷ lệ hình thành cấu trúc phôi và tái sinh cây cao là C2 x C172, C153 x C172, AC7931 x C172, C164 x C172. Các dòng đơn bội kép có độ đồng đều cao, thời gian sinh trưởng trung bình, muộn, sinh trưởng yếu hơn các dòng truyền thống, có thân cứng, chống đổ khá, chịu khô vằn, dạng hạt và màu sắc hạt đáp ứng tiêu chuẩn dòng có thể tham gia thí nghiệm tạo giống lai.

Đến năm 2001, Ngô Hữu Tình, Bùi Mạnh Cường đã nghiên cứu sử dụng chỉ thị phân tử (RAPD - Random Amplified Polymeric DNA) đánh giá đa dạng di truyền, phân nhóm ưu thế lai đã đạt được những kết quả: Xác định được khoảng cách di truyền của các dòng thí nghiệm, mối quan hệ giữa khoảng cách di truyền với năng suất hạt. Phân nhóm ưu thế lai theo khoảng cách di truyền là hoàn toàn chính xác và cho phép loại bỏ 1/4 số cặp lai không cần thiết [24]. Thông qua khoảng cách di truyền và phân nhóm ưu thế lai, chúng ta lựa chọn được các cặp lai ưu tú có năng suất cao, phẩm chất tốt, khả năng chống chịu cao và thích ứng rộng.

Giai đoạn 2003 - 2004, Phan Xuân Hào, Bùi Mạnh Cường đã nghiên cứu chỉ thị SSR (Simple Sequence Reppeeat) phân tích đa dạng di truyền tập đoàn ngô. Theo các nhà nghiên cứu, đây là một trong những chỉ thị có độ tin cậy cao, đánh giá chính xác và đầy đủ các thông tin phả hệ của tập đoàn dòng cần nghiên cứu. Nhóm tác giả đã nghiên cứu 88 dòng ngô (trong đó gồm 51 dòng ngô Việt Nam, 1 dòng nguồn gốc từ Mỹ, 36 dòng từ CIMMYT). Kết quả đã xác định được độ thuần về mặt di truyền của các dòng: Tất cả các dòng đều có dị hợp tử ở mức cho phép (<20%). Đã xác định được sơ đồ phả hệ giữa các dòng trong tập đoàn nghiên cứu. Năm 2004, nghiên cứu tập đoàn dòng gồm 52 dòng của Việt Nam, 19 dòng từ CIMMYT và 1 dòng từ Mỹ. Kết quả nghiên cứu cho thấy giữa năng suất của con lai F1 có liên quan tới mức độ đa dạng di truyền của các nguồn vật liệu: Hệ số tương quan giữa năng suất F1 và ưu thế lai trung bình (Hmp) là tương quan thuận. Tức là năng suất F1, ưu thế lai của tập đoàn vật liệu có mối liên quan mật thiết với sự đa dạng di truyền. Điều này rất có ý nghĩa để nâng cao hiệu quả công tác chọn tạo giống lai [24].

Việt Nam là nước nằm trong khu vực nhiệt đới gió mùa, bên cạnh những thuận lợi về điều kiện khí hậu như nhiệt độ, ánh sáng, lượng mưa... thì cũng không ít khó khăn do thiên tai như gió bão, lụt lội và hạn hán. Hàng năm, nước ta phải hứng chịu từ 7 - 9 cơn bão biển Đông, ngoài ra còn những cơn lốc, xoáy cục bộ đã làm đổ gãy cây trồng, trong đó có ngô. Theo số liệu của các nhà khoa học khu vực, hàng năm gió bão làm giảm sản lượng từ 10 - 15%, vì thế công tác nghiên cứu chọn tạo giống chống đổ - gãy là rất cần thiết. Năm 2000 - 2001, Ngô Hữu Tình đã nghiên cứu trạng thái đổ - gãy ở ngô và đã có những kết quả: Nhóm giống gãy đốt cần loại bỏ ra khỏi tập đoàn giống, vì gãy đốt dẫn đến gây thiệt hại năng suất 100%. Gãy lóng cũng gây thiệt hại nặng, nhưng vẫn có khả năng phục hồi sau gãy và vẫn cho năng suất chấp nhận được [24].

Nước ta có tới 3/4 diện tích đất tự nhiên là đất dốc (đất đồi núi) là loại đất khó khai thác sử dụng và kém hiệu quả, đặc biệt đất bị bóc trần khỏi thảm thực vật che phủ. ở nhiều nơi với đất canh tác dốc cộng với nông dân chỉ quan tâm sử dụng giống mới và tăng hàm lượng phân hóa học mà không sử dụng phân hữu cơ, phân xanh hoặc tàn dư cây trồng để bảo vệ và nâng cao độ mùn cho đất. Dẫn đến đất trồng ngô bị xói mòn và thoái hóa đến mức giống mới và phân hóa học không còn phát huy tác dụng. Từ thực trạng đó, các nhà khoa học Viện KHKT Nông lâm miền núi phía Bắc đã tiến hành thử nghiệm biện pháp tạo tiểu bậc thang trên đất có độ dốc lớn (20 - 250), kết hợp che phủ đất (bằng rơm rạ, thân cây ngô vụ trước) sau đó trồng ngô tại một số điểm của miền núi phía Bắc. Kết quả cho thấy, với biện pháp canh tác này đã hạn chế xói mòn đất rất lớn, chỉ 0,53 tấn/ha đất bị trôi tức là giảm 84,5% so với đối chứng, tăng năng suất ngô từ 10,6 đến 31,9%. Đồng thời giảm nhẹ công lao động như làm đất, làm cỏ (giảm từ 25 đến 91,7% công làm cỏ) góp phần cải thiện đời sống nông dân vùng cao mà vẫn bảo tồn được tài nguyên thiên nhiên và bảo vệ môi trường sinh thái [30].

Những năm gần đây, ở nước ta nhiều giống mới liên tục được đưa vào khảo nghiệm: Vụ Thu Đông 2008, Trung tâm khảo kiểm nghiệm giống, sản phẩm cây trồng và phân bón Quốc gia đã tiến hành khảo nghiệm cơ bản 35 giống ngô lai mới được lai tạo trong nước và nhập nội tại các tỉnh phía Bắc. Kết quả khảo nghiệm qua 3 vụ thu được giống SSC5130, MB069, BC42521, DK990 và 30A55 đề nghị sản xuất thử. Các giống đề nghị khảo nghiệm sản xuất là SB07 -70 và Đắc nguyệt số 2 [33].

ở Nghệ An, Trung tâm Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn đã thực hiện đề tài: “Tuyển chọn bộ giống ngô thích hợp cho từng mùa vụ ở các vùng trong tỉnh” (giai đoạn 2000 đến 2002) đã chọn được một số giống ngô lai như LVN10, LVN4, L6, B9681, CP888, C919, SC185, MX5...thay thế các giống ngô địa phương năng suất thấp [13]. Nhưng đến nay, trồng các giống này đã bị sâu đục thân, đục bắp và bệnh khô vằn gây hại ở mức nặng

2.3. Nhu cầu dinh dưỡng cây ngô

2.3.1. Tình hình sử dụng dinh dưỡng của cây ngô

Ngô là loại cây có nhu cầu về dinh dưỡng rất lớn. Theo Berzeny.Z, Gyorffy.B. (1996), trong các biện pháp thâm canh tăng năng suất ngô, phân bón giữ vai trò quan trọng nhất, phân bón có thể ảnh hưởng tới 30,7 % năng suất ngô còn các yếu tố khác như mật độ, phòng trừ cỏ dại, đất trồng có ảnh hưởng ít hơn.

Xayơ (1955) cho rằng cây ngô hút hầu hết các chất dinh dưỡng trong lớp đất canh tác của vỏ trái đất và nguồn dinh dưỡng chủ yếu của cây ngô là từ đất trồng [12].

Cây ngô hút các chất dinh dưỡng cần thiết để sinh trưởng và phát triển thông qua các hợp chất vô cơ. Cây hút khoáng trong đất chủ yếu nhờ vào hoạt động của bộ rễ, rễ ngô hút khoáng qua dung dịch đất, rễ ngô có thể trao đổi ion trực tiếp với keo đất nhờ lông hút của rễ.

Hàng chục tấn nông sản được tạo ra và thu hoạch hàng năm, cây ngô đã lấy đi khỏi đất một lượng lớn về đạm, lân, kali trên 1 hecta đất canh tác. Vì thế, để thu được năng suất ngô cao, ổn định hàng năm cần bổ sung một lượng lớn chất dinh dưỡng thông qua việc bón phân từ đất.

Trong quá trình quang hợp để tạo lập hidrat cacbon, cây ngô sử dụng CO2 từ không khí, ion H+ và nguyên tử oxy từ nước và các nguyên tố khoáng từ trong đất. Qua phân tích thu được các nguyên tố rất khác nhau và được xếp thứ tự như:

Nhóm nguyên tố đa lượng: C, O2, H2, N, P, S, K, Ca,Mg.

Nhóm nguyên tố vi lượng: Sắt, mangan, kẽm, đồng, molipden, bo, clo.

Nhóm nguyên tố siêu vi lượng: Si, Na, Al, Ti, Co, Ag, Ba [16].

Trong đó các nguyên tố cấu tạo thành cơ thể cây ngô chiếm số lượng lớn bao gồm C, O, N, H, P, S; chúng tạo thành các hợp chất hữu cơ quan trọng trong cây như đường, tinh bột, xenluloza, licnin, aminoaxit, protein, lipit...

Các nguyên tố khoáng tham gia trực tiếp vào quá trình chuyển hóa vật chất và năng lượng trong cây, có vai trò quan trọng trong quá trình quang hợp, hô hấp, cân bằng nước cũng như toàn bộ quá trình sinh trưởng phát triển của cây ngô. Chúng là yếu tố chính hoặc là thành phần tham gia cấu trúc hệ thống như: bộ máy quang hợp, chuỗi hô hấp, các trung tâm tổng hợp protein. Trong cây tồn tại các ion K +, Ca++, Mg++, Na+; chúng là những yếu tố điều chỉnh chế độ nước thông qua điều khiển tính chất và khả năng thẩm thấu trên bề mặt keo của thành tế bào.

Các nguyên tố Fe, Mn, Ca, Zn có hóa trị thay đổi khi ở dạng ion điều khiển các phản ứng ôxy hóa khử trong trao đổi vật chất của cây, đóng vai trò là chất xúc tác sinh học.

Có thể nói ít nhất là 16 nguyên tố cần thiết để tạo thành cơ thể và ổn định sự sinh trưởng bình thường của cây ngô. Thiếu những nguyên tố này có thể gây nên những biến đổi làm suy yếu hoặc rối loạn sinh trưởng phát triển của ngô. Nhưng quan trọng là các yếu tố này phải có hàm lượng thích hợp trong đất cũng như dạng dễ hấp thụ đối với rễ ngô. Các nguyên tố Fe, Mn, Ca, Zn có hóa trị thay đổi khi ở dạng ion điều khiển các phản ứng ôxy hóa khử trong quá trình trao đổi vật chất của cây, chúng là chất xúc tác sinh học. Ngô hấp thụ các yếu tố khoáng dưới dạng ion như NH4+, NO3-, H2PO4-, HPO42-, SO42-, Na+, K+, Ca2+, Mg2+,... từ dung dịch đất hay từ bề mặt keo đất [12].

Theo kết quả nghiên cứu của Viện lân kali - Atlanta (Mỹ), để tạo ra 10 tấn ngô hạt /ha, cây ngô lấy đi một số chất vi lượng khác như Canxi 45 kg, sắt 3,4 kg, kẽm 0,6 kg, đồng 0,2 kg, bo 0, 1 kg và một lượng chất dinh dưỡng rất lớn (bảng 2.7).

Bảng 2.7. Lượng chất dinh dưỡng cây ngô lấy đi để tạo ra 10 tấn hạt
(đơn vị tính: kg/ha)


Bộ phận

Đạm

(N)

Lân

(P2O5)

Kali

(K2O)

Manhe

(Mg)

Lưu huỳnh

(S)

Chất khô

%

Hạt (10 tấn)

190

78

54

18

16

9769

52

Thân lá, cùi

79

33

215

38

18

8955

48

Tổng số

269

111

269

56

34

18724

100

Bón phân NPK cân đối kết hợp với phân hữu cơ là biện pháp hữu hiệu làm tăng năng suất và phẩm chất ngô, giúp cải tạo đất, góp phần chống xói mòn và bảo vệ môi trường sinh thái. Theo FAO (1993) sau hơn 30 năm nghiên cứu và thực nghiệm nếu chỉ sử dụng phân chuồng và tàn dư thực vật để trả lại cho đất trồng mà không bón phân hóa học (NPK) thì năng suất cây trồng giảm ít nhất là 30%, cân bằng dinh dưỡng bị phá vở, đất bị bạc màu và nạn đói bị đe dọa, sẽ gây hậu quả nghiêm trọng về môi trường sinh thái.

ở nước ta, trong phạm vi nghiên cứu thuộc chương trình phát triển lương thực, Tạ Văn Sơn (1955) đã nghiên cứu nhu cầu dinh dưỡng cây ngô ở Đồng bằng Sông Hồng, thu được kết quả như sau: Để tạo ra 1 tấn hạt, ngô lấy đi từ đất trung bình một lượng đạm (22,3 kg N), lân (8,2 kg P2O5), kali (12,2 kg K2O) [17]. Lượng NPK tiêu tốn để sản xuất ra 1 tấn ngô hạt là 33,9 kg N; 14,5 kg P2O5; 17,2 kg K2O. Tỉ lệ nhu cầu các chất dinh dưỡng NPK là: 1: 0,35 : 0,45. ở các giai đoạn sinh trưởng khác nhau, cây ngô hút tỷ lệ các chất dinh dưỡng khác nhau (bảng 2.8) [12], [16].

Bảng 2.8. Nhu cầu dinh dưỡng của cây ngô trong các giai đoạn sinh trưởng


Nguyên tố

Giai đoạn 6 - 7 lá

Giai đoạn trổ cờ

Thu hoạch

N

51,7 %

47,4%

52,2%

P2O5

8,3%

9,8%

19,1%

K2O

40,0%

42,7%

28,7%


Каталог: nonghocbucket -> UploadDocument server07 id190496 229274
UploadDocument server07 id190496 229274 -> Báo cáo thực tập tốt nghiệp LỜi mở ĐẦU
UploadDocument server07 id190496 229274 -> I. objectives
UploadDocument server07 id190496 229274 -> Kieåm tra hoïc kì I moân: hoùa hoïc khoái 11 (2011-2012) Thôøi gian 45’ ÑEÀ 1 Caâu 1
UploadDocument server07 id190496 229274 -> Chuyên đề: VI sinh vậT Ứng dụng trong xử LÝ phế thải I. Nguồn gốC phế thảI 1/ Phế thải là gì ?
UploadDocument server07 id190496 229274 -> Ngaøy soaïn : Ngaøy daïy : I
UploadDocument server07 id190496 229274 -> Noäi dung cô baûn cuûa cuoäc Duy taân Minh Trò Về chính trị
UploadDocument server07 id190496 229274 -> Giáo án sử 8 Tuần: 12 Ngày soạn: 06/11/2011
UploadDocument server07 id190496 229274 -> 200 câu hỏi về môi trường (Phần 4) (03-07-2096 15: 37)
UploadDocument server07 id190496 229274 -> 1. Cn b ng c¸c ph­¬ng tr×nh ph¶n øng sau
UploadDocument server07 id190496 229274 -> TỔ HÓa trưỜng thpt lê quý ĐÔn tam kỳ CÂu hỏI Ôn tập hoá chưƠng đIỆn ly. LỚP 11

tải về 0.96 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   10




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương