­­ Nguyễn Đình Tứ khảo sát một số giống ngô ngắn ngày tại nghệ an luận văn thạc sĩ NÔng nghiệp chuyên ngành : Trồng trọt



tải về 0.96 Mb.
trang8/10
Chuyển đổi dữ liệu15.08.2016
Kích0.96 Mb.
#20757
1   2   3   4   5   6   7   8   9   10

Tỷ lệ hạt trên bắp: Qua hai vụ theo dõi thí nghiệm cho thấy, tỷ lệ hạt trên bắp của mỗi công thức có sự chênh lệch không lớn. ở vụ Xuân, công thức có tỷ lệ hạt trên bắp thấp hơn công thức đối chứng C919 (11,97%) như LVN9 (77,47%), LVN91 (77,35%). Các công thức còn lại có tỷ lệ hạt trên bắp dao động 78, 83 đến 80,78%. Còn trong vụ Đông 2010, tỷ lệ hạt trên bắp của các công thức thí nghiệm dao động từ 76, 74 đến 79,57%. Trong đó, tỷ lệ hạt trên bắp cao nhất là 30D55 (79,57%) và công thức có tỷ lệ hạt trên bắp thấp nhất là LVN9 (76,74%). Công thức khác có tỷ lệ hạt trên bắp chênh lệch không lớn so với đối chứng C919 (79,52%).

Khối lượng 1000 hạt của các công thức thí nghiệm trong vụ Xuân dao động từ 255,5 gam đến 285,1 gam. Trong đó, tất cả công thức có khối lượng 1000 hạt cao hơn C919 (255,5 gam) và dao động từ 256,9 - 285,1 gam. Công thức có khối lượng 1000 hạt cao nhất là LVN9 (285,1 gam), 30N34 (279,3 gam). Còn ở vụ Đông 2010, tất cả các công thức thí nghiệm có khối lượng 1000 hạt dao động từ 256,5 đến 286,1 gam. Công thức có khối lượng 1000 hạt cao như LVN9 (286,1 gam), 30N34 (279,5 gam) và các công thức này có khối lượng 1000 hạt khá ổn định qua hai vụ.



4.1.5.2. Năng suất của các công thức thí nghiệm

Năng suất là chỉ tiêu quan trọng nhất, nó quyết định giống tốt hay xấu. Mục đích hàng đầu của các nhà tạo giống hiện nay vẫn là chọn tạo được giống có năng suất cao, nhằm đáp ứng nhu cầu về lương thực ngày một tăng.

Qua theo dõi năng suất của các công thức thí nghiệm thu được kết quả ở bảng 4.12 cho thấy: Các công thức thí nghiệm trong vụ Xuân 2010 đều có khối lương ô cũng như năng suất cao hơn trong vụ Đông. Là do điều kiện thời tiết (tổng lượng mưa, ẩm độ không khí, số giờ nắng, nhiệt độ) tại địa điểm thí nghiệm trong vụ Xuân 2010 thuận lợi hơn trong vụ Đông, đã tạo điều kiện cho cây ngô sinh trưởng phát triển được tốt hơn là cơ sở để đạt năng suất cao .

Trong vụ Xuân, công thức có khối lượng bắp trên ô cao hơn đối chứng C919 (6,6 kg/ô) ở mức sai khác có ý nghĩa như 30N34 (7,9 kg/ô), LVN81 (7,8 kg/ô). Công thức có khối lượng bắp/ô thấp hơn công thức đối chứng C919 là 30K95 (6,1 kg/ô), B06, LVN91 (6,3 kg/ô), LVN9, LVN92 (6,5 kg/ô). Các công thức khác có khối lượng bắp trên ô dao động từ 6, 7 đến 6,8 kg/ô. Còn ở vụ Đông 2010, tất cả công thức thí nghiệm có khối lượng bắp trên ô dao động từ 5,3 đến 6,6 kg/ô. Công thức có khối lượng bắp trên ô cao là 30N34, LVN81 (6,6 kg/ô), 30D55 (6,1 kg/ô), H08-9 (6,0 kg/ô), cao hơn đối chứng C919 (5,6 kg/ô) từ 0, 4 đến 1,0 kg/ô. Như vậy, cả hai vụ thí nghiệm công thức có khối lượng bắp trên ô cao hơn đối chứng C919 ở mức sai khác có ý nghĩa là 30N34, LVN81.



Bảng 4.12. Năng suất của các công thức thí nghiệm

TT

Công thức

P ô (kg/ô)

NSLT (tạ/ha)

NSTT (tạ/ha)

X-2010

Đ-2010

X-2010

Đ-2010

X-2010

Đ-2010

1

30D55

6,7

6,1

80,27

67,78

69,83

62,59

2

30K95

6,1

5,9

71,60

67,00

62,73

59,17

3

B06

6,3

5,9

71,54

64,96

63,01

59,94

4

30N34

7,9

6,6

89,53

74,13

80,42*

66,42*

5

LVN9

6,5

5,7

71,41

64,27

63,91

57,63

6

LVN91

6,3

5,3

81,03

66,00

61,52

51,82

7

LVN92

6,5

5,9

74,04

67,76

66,52

57,73

8

LVN81

7,8

6,6

85,09

68,70

77,20*

65,32*

9

H08-9

7,0

6,0

82,30

66,85

72,83*

61,24

10

LVN154

6,8

5,9

76,00

64,66

68,31

59,05

11

H08-10

6,7

5,7

78,96

69,18

69,20

59,27

12

C919(Đ/C)

6,6

5,6

75,96

63,27

65,72

57,14




CV%

4,1

6,1

3,6

4,8

4,8

6,4




LSD0,05

0,5

0,6

4,8

5,4

5,5

6,5

Năng suất lý thuyết là chỉ tiêu đánh giá tiềm năng năng suất của một giống trong một điều kiện nhất định. Do đó, chúng ta cần phải có các biện pháp kỹ thuật canh tác thích hợp cho mỗi giống để năng suất thực thu tiến lại gần với năng suất lý thuyết, lúc đó mới khai thác hết tiềm năng năng suất của giống đó.

Trong vụ Xuân, công thức có năng suất lý thuyết cao nhất là 30N34 (89,53 tạ/ha); LVN81 (85,09 tạ/ha) cao hơn đối chứng C919 lần lượt là 13,57 tạ/ha và 9,31 tạ/ha. Công thức 30D55 (80,27 tạ/ha); LVN154 (76 tạ/ha), H08-10 (78,96 tạ/ha) có năng suất lý thuyết cao hơn so với đối chứng C919 (75,96 tạ/ha) nhưng không có sự sai khác ở mức có ý nghĩa. Các công thức khác có năng suất lý thuyết thấp hơn C919. Còn trong vụ Đông 2010, công thức 30N34, H08-10 và LVN81 có năng suất lý thuyết cao hơn C919 ở mức sai khác có ý nghĩa. Còn các công thức khác có năng suất lý thuyết cao hơn C919 (63,27 tạ/ha) và dao động từ 64,27 đến 67,78 tạ/ha. Như vậy, qua theo dõi thí nghiệm trong hai vụ cho thấy công thức đạt năng suất lý thuyết cao nhất là 30N34, LVN81.

Năng suất thực thu là sản phẩm cuối cùng của một quá trình sản xuất. Kết quả theo dõi thí nghiệm trong hai vụ thu được ở bảng 4.12 cho thấy: Năng suất của các công thức thí nghiệm trong vụ Xuân 2010 dao động từ 61,52 đến 80,42 tạ/ha. Trong đó, công thức có năng suất cao hơn đối chứng C919 (65,72 tạ/ha) ở mức có ý nghĩa (mức ý nghĩa 5%) là công thức 30N34 (80,42 tạ/ha), LVN81 (77,20 tạ/ha) và H08 -9 (72,83 tạ/ha). Công thức có năng suất thấp hơn so với đối chứng C919 là LVN91 (61,52 tạ/ha), LVN9 (63,91 tạ/ha), B06 (63,01 tạ/ha) và 30K95 (62,73 tạ/ha). Còn ở vụ Đông, các công thức thí nghiệm đạt năng suất dao động từ 51,82 đến 66,42 tạ/ha, trong đó công thức đạt năng suất cao hơn đối chứng C919 (57,14 tạ/ha) ở mức có ý nghĩa là 30N34 (66,42 tạ/ha); LVN81 (65,32 tạ/ha). Công thức LVN91 (51,82 tạ/ha) đạt năng suất thấp hơn C919. Các công thức khác có năng suất cao hơn công thức đối chứng C919 (57,14 tạ/ha) nhưng không có sự sai khác ở mức có ý nghĩa. (minh họa hình 4.2).

Như vậy, qua hai vụ theo dõi thí nghiệm thu được công thức có khả năng sinh trưởng phát triển tốt và đạt năng suất cao so với công thức đối chứng C919 là 30N34 và LVN81.



Hình 4.2. Năng suất thực thu của các công thức thí nghiệm qua hai vụ

Ảnh 4.1. Thí nghiệm ở giai đoạn xoắn nõn









Ảnh 4.2. Trạng thái bắp của công thức có triển vọng

4.2. Kết quả xây dựng mô hình

Mô hình sản xuất giống ngô 30N34 được xây dựng trên đất pha cát trong vụ Xuân 2011 tại Hùng Tiến – Nam Đàn – Nghệ An thu được kết quả như sau:

4.2.1. Thời gian sinh trưởng phát triển và hình thái cây của giống ngô 30N34

Trong vụ Xuân 2011, giống ngô 30N34 có thời gian từ khi gieo đến tung phấn ngắn hơn giống C919 là 5 ngày, thời gian giữa tung phấn và phun râu chênh lệch nhau 1 ngày. Giai đoạn này gặp điều kiện thời tiết không mấy thuận lợi (tháng 4 có nhứng ngày nhiệt độ xuống thấp 15,30C, ẩm độ không khí 87% và số giờ nắng là 102 giờ /tháng). Còn thời gian sinh trưởng của giống ngô 30N34 là 106 ngày, ngắn hơn giống đối chứng C919 là 8 ngày.

Bảng 4.13. Thời gian sinh trưởng phát triển và hình thái của giống 30N34



Giống

Chỉ tiêu

30N34

C919 (Đ/C)

Thời gian từ gieo đến ngày TP

53

58

Thời gian từ gieo đến ngày PR

54

69

Thời gian từ gieo đến ngày C.Slý

106

114

Chiều cao cây (cm)

233,4

217,1

Chiều cao đóng bắp (cm)

74,3

70,0

Trạng thái cây (điểm 1 – 5)

2,0

2,0

Trạng thái bắp (điểm 1 – 5)

2,0

3,0

Hở bắp (điểm 1 – 5)

1

1

Màu sắc hạt

V

V

Dạng hạt

Đá

BRn

Qua theo dõi đánh giá các chỉ tiêu hình thái cây của giống ngô 30N34 cho thấy: Giống 30N34 có chiều cao cây (233,4 cm), chiều cao đóng bắp (74,3 cm) cao hơn so với giống C919 lần lượt là 16,3 cm; 4,3 cm.

Trạng thái cây của giống ngô 30N34 tương đương với giống C919 (điểm 2), còn trạng thái bắp của 30N34 (điểm 2) tốt hơn so với giống C919 (điểm 3).







Ảnh 4.3 . Cây và bắp của giống ngô 30N34 trong mô hình

4.2.2. Khả năng chống chịu, các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất

Theo dõi khả năng chống chịu của giống 30N3 thu được kết quả ở bảng 4.14 cho thấy: Trong vụ Xuân 2011, khả năng chống đổ rễ của giống 30N34 (điểm 2) khá hơn giống C919 (điểm 3). Còn gãy thân và chống chịu một số sâu bệnh hại chính ở mức nhẹ (điểm 1 – 2), tương đương so với giống C919.

Các chỉ tiêu về bắp: Giống ngô 30N34 có chiều dài bắp ít sai khác so với giống C919 (15,5 cm) là 0,7 cm. Còn đường kính bắp của giống ngô 30N34 (4,5 cm) lớn hơn giống C919 là 0,2 cm . Số hàng trên bắp của giống 30N34 là 14,1 hàng/bắp và số hạt trên hàng là 33,2 hạt/hàng, nhiều hơn so với giống C919 là 2,1 hạt.

Giống ngô 30N34 (79,66%) có tỷ lệ hạt trên bắp cao hơn so với giống C919 là 2,39%. Còn khối lượng 1000 hạt của giống 30N34 đạt 277,6 gam, cao hơn giống C919 là 22,8 gam.

Bảng 4.14. Khả năng chống chịu, các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất của giống ngô trong mô hình trình diễn



Giống

Chỉ tiêu

30N34

C919 (Đ/C)

Đổ rễ (điểm 1 - 5)

2

3

Gẫy thân (điểm 1 - 5)

1

2

Sâu đục thân (điểm 1 - 5)

2

2

Sâu đục bắp (điểm 1 - 5)

1

1

Rệp cờ (điểm 1 - 5)

1

1

Bệnh gỉ sắt (điểm 1 - 5)

1

1

Bệnh khô vằn (điểm 1 - 5)

1

1

Bệnh đốm lá lớn (điểm 0 - 5)

1

2

Chiều dài bắp (cm)

16,5

15,8

Đường kính bắp (cm)

4,5

4,3

Số hàng hạt trên bắp

14,1

14,0

Số hạt trên hàng

33,2

31,1

Số bắp hữu hiệu trên cây

1

1

ẩm độ hạt khi thu hoạch (%)

29,6

30,8

Tỷ lệ hạt /bắp (%)

79,66

77,27

Khối lượng 1000 hạt (gam)

277,6

254,8

Năng suất bắp trên ô 6,3 m2 (kg/ô)

7,60

6,50

NSLT (tạ/ha)

87,07

74,33

NSTT (tạ/ha)

77,96

65,56

Tại điểm triển khai mô hình, giai đoạn từ thụ phấn đến chín (tháng 6) có lượng mưa rất thấp (chỉ 4 mm), ẩm độ không khí thấp (64%), đồng thời gió nóng Tây Nam xuất hiện (với 14 ngày ở mức nhẹ và 4 ngày ở mức mạnh). Tuy vậy, khối lượng bắp/ô và năng suất các giống đều cao hơn trong thí nghiệm. Giống 30N34 đạt khối lượng bắp trên ô là 7,6 kg, cao hơn hẳn so giống C919 (6,5 kg/ô). Năng suất thực thu của 30N34 cũng đạt cao (77,96 tạ/ha), cao hơn so với đối chứng C919 (65,56 tạ/ha) là 12,40 tạ/ha.



Hình 4.3. Năng suất của các giống trong mô hình trình diễn

4.2.3. Hiệu quả kinh tế

Ở vụ Xuân 2011, trong cùng điều kiện sản xuất tại Hùng Tiến, khi sản xuất giống ngô C919 chi thu được lãi thuần 23.695.200 đồng/ha. Còn sản xuất giống ngô 30N34 thu được lãi thuần 32.063.000 đồng/ha; thu được lãi thuần cao hơn giống C919 là 8.368.000 đồng/ha.



Bảng 4.15. Tính hiệu quả kinh tế sản xuất giống ngô 30N34 tại Hùng Tiến – Nam Đàn

ĐVT: đồng

Giống

Nội dung

30N34

C919 (Đ/C)

Tổng chi

20.170.000

20.230.000

Vật tư

17.370.000

17.430.000

Giống

1.440.000

1.500.000

Phân chuồng

7.500.000

7.500.000

Đ ạm

2.880.000

2.880.000

Lân

1.950.000

1.950.000

Kali

2.300.000

2.300.000

Vôi bột

500.000

500.000

Thuốc BVTV

800.000

800.000

Công lao động phô thông

2.800.000

2.800.000

Tổng thu

52.233.200

43.925.200

Lãi

32.063.200

23.695.200

Như vậy, mô hình sản xuất giống 30N34 trong vụ Xuân năm 2011 có thời gian sinh trưởng ngắn (106 ngày), nhiễm sâu bệnh hại ở mức nhẹ và cho năng suất thấp hơn với trong thí nghiệm vụ Xuân 2010 (năng suất thấp hơn là 2,46 tạ/ha) và cao hơn trong vụ Đông 2010 (năng suất cao hơn là 11,54 tạ/ha).





Ảnh 4.4. Bắp của các giống ngô trong mô hình tại Hùng Tiến – Nam Đàn
5. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ

5.1. Kết luận

1. Thí nghiệm khảo sát 12 tổ hợp lai và giống ngô có triển vọng trong Xuân và Đông 2010 tại Viện KHKT Nông nghiệp Bắc Trung Bộ cho thấy:

1.1. Các tổ hợp lai và giống ngô triển vọng có thời gian sinh trưởng thuộc nhóm ngắn ngày (từ 104 đến 109 ngày trong vụ Xuân và 113 đến 117 ngày trong Đông); Chiều cao cây dao động từ 146,2 đến 192 cm (vụ Xuân) và từ 206,4 đến 254,7 cm (Đông 2010); chiều cao đóng bắp dao động từ 64,6 đến 99,1 cm (Thu Đông 2008) và từ 77 đến 106,8 cm (Xuân 2009).

1.2. Về khả năng chống chịu: Với sâu đục thân và sâu đục bắp các công thức bị hại ở mức rất nhẹ đến nhẹ (điểm 1 - 2) trong vụ Xuân và mức nặng hơn (điểm 2 - 3) ở vụ Đông; Đối với rệp cờ, bệnh khô vằn, đốm lá, gỉ sắt các công thức bị rất nhẹ đến nhẹ (điểm 1 - 2); Về khả năng chống đổ rễ, gãy thân cảu các công thức trong vụ Xuân ở mức nhẹ (điểm 1-2), còn trong vụ Đông các công thức đỗ rễ, gãy thân ở mức nhẹ hoặc trung bình (điểm 2 -3).

1.3. Năng suất của các tổ hợp lai và giống ngô trong vụ Xuân 2010 dao động từ 61,52 đến 80,42 tạ/ha và đều cao hơn trong vụ Đông 2010 (dao từ 51,82 đến 66,42 tạ/ha). Giống 30N34 và LVN81 cho năng suất cao hơn đối chứng C919 ở mức có ý nghĩa (giống 30N34 đạt 80,42 tạ/ha trong vụ Xuân và 66,42 tạ/ha trong vụ Đông, giống LVN81 có số liệu tương ứng 77,20 tạ/ha và 65,32 tạ/ha.

2. Mô hình giống 30N34 trong Xuân 2011 trên đất pha cát thuộc xã Hùng Tiến huyện Nam Đàn cho năng suất khá cao (77,96 tạ/ha) vượt giống đối chứng C919 là 12,40 tạ/ha, thời gian sinh trưởng (106 ngày) ngắn hơn công thức đối chứng C919 là 8 ngày. Trong cùng điều kiện sản xuất giống ngô 30N34 thu lãi thuần là 32.063.000 đồng/ha và cao hơn C919 là 8.368.000 đồng/ha. Khẳng định khả năng phát triển của giống 30N34 trong điều kiện Nghệ An.

5.2. Đề nghị

1. Tiếp tục nghiên cứu các biện pháp kỹ thuật canh tác nhằm khai thác tối đa tiềm năng năng suất của giống 30N34 trong điều kiện Nghệ An.


Каталог: nonghocbucket -> UploadDocument server07 id190496 229274
UploadDocument server07 id190496 229274 -> Báo cáo thực tập tốt nghiệp LỜi mở ĐẦU
UploadDocument server07 id190496 229274 -> I. objectives
UploadDocument server07 id190496 229274 -> Kieåm tra hoïc kì I moân: hoùa hoïc khoái 11 (2011-2012) Thôøi gian 45’ ÑEÀ 1 Caâu 1
UploadDocument server07 id190496 229274 -> Chuyên đề: VI sinh vậT Ứng dụng trong xử LÝ phế thải I. Nguồn gốC phế thảI 1/ Phế thải là gì ?
UploadDocument server07 id190496 229274 -> Ngaøy soaïn : Ngaøy daïy : I
UploadDocument server07 id190496 229274 -> Noäi dung cô baûn cuûa cuoäc Duy taân Minh Trò Về chính trị
UploadDocument server07 id190496 229274 -> Giáo án sử 8 Tuần: 12 Ngày soạn: 06/11/2011
UploadDocument server07 id190496 229274 -> 200 câu hỏi về môi trường (Phần 4) (03-07-2096 15: 37)
UploadDocument server07 id190496 229274 -> 1. Cn b ng c¸c ph­¬ng tr×nh ph¶n øng sau
UploadDocument server07 id190496 229274 -> TỔ HÓa trưỜng thpt lê quý ĐÔn tam kỳ CÂu hỏI Ôn tập hoá chưƠng đIỆn ly. LỚP 11

tải về 0.96 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   10




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương