* howard b. Wilder robert p. Ludlum harriett mc. Cune brown


- Gia Nã Đại trở thành một quốc gia độc lập và tự trị trong khối thịnh vượng chung



tải về 1.69 Mb.
trang20/25
Chuyển đổi dữ liệu04.08.2016
Kích1.69 Mb.
#12266
1   ...   17   18   19   20   21   22   23   24   25

- Gia Nã Đại trở thành một quốc gia độc lập và tự trị trong khối thịnh vượng chung.

James King nói tiếp :"Các bạn đừng nên nghĩ rằng sau khi được tự trị, Gia Nã Đại đã được hoàn toàn độc lập. Dù rằng chúng tôi có chính quyền riêng của chúng tôi, nhưng Gia Nã Đại vẫn chưa thể điều hành các công việc ngoại giao với các quốc gia. Công việc ngoại giao của chúng tôi vẫn còn nằm trong quyền kiểm soát của Anh quốc.

Khi Đệ Nhất Thế Chiến bùng nổ vào năm 1914, Anh quốc tuyên chiến Đức thì Gia Nã Đại cũng ở trong tình trạng chiến tranh. Gia Nã Đại sẵn sàng chiến đấu bên cạnh mẫu quốc, nhưng muốn được nhìn nhận như là một quốc gia. Chính phủ Gia Nã Đại được quyền bình đẳng với Anh quốc cũng như các nước đồng minh khác trong việc nghiên cứu và điều khiển chiến tranh. Khi Đệ Nhất Thế Chiến chấm dứt, Gia Nã Đại ký các hòa ước như là một quốc gia riêng rẽ chứ không phải là một quốc gia thuộc địa.

Sau chiến tranh, người Gia Nã Đại muốn hoàn toàn nắm quyền điều khiển chính sách ngoại giao. Họ không còn muốn chính phủ London bàn luận với Hoa Kỳ và các quốc gia khác về các công việc của người Gia Nã Đại. Năm 1931, chính phủ Anh thông qua luật Statute Westminster (quy chế Westminster) nhìn nhận Gia Nã Đại là một quốc gia tự trị, độc lập và là hội viên trong khối thịnh vượng chung. Đây là giai đoạn chót của Gia Nã Đại trên con đường dài tiến đến độc lập. Khi Đệ Nhị Thế Chiến bùng nổ, chính phủ Gia Nã Đại tự quyết định tuyên chiến với Đức và Nhật. James King nói Gia Nã Đại ngày nay là một quốc gia quan trọng trong phạm vi quyền hành. James tiếp :"Chúng tôi, những người Gia Nã Đại, có liên hệ chặt chẽ với Anh quốc, nhưng chúng tôi là công dân của nước Gia Nã Đại. Chúng tôi hãnh diện với quốc tịch Gia Nã Đại giống như các bạn hãnh diện là người mang quốc tịch Hoa Kỳ."



- Hệ thống chính quyền Gia Nã Đại khác với hệ thống chính quyền Hoa Kỳ.

Chúng tôi hỏi James rằng hình thức chính quyền Gia Nã Đại có giống hình thức chính quyền của Hoa Kỳ không, thì James trả lời :" Giống như Hoa Kỳ, nước chúng tôi có chính quyền dân chủ và chính phủ Liên bang của chúng tôi là một cộng đồng các tỉnh cũng như cộng đồng các tiểu bang của Hoa Kỳ. Nhưng chính quyền của chúng tôi hoạt động giống như chính quyền Anh nhiều hơn.

Quốc hội Gia Nã Đại là cơ quan làm luật gồm có hai viện : Thượng viện và Thứ Dân Nghị Viện. Các nghị sĩ của Thượng viện là đại diện của n hân dân, và họ được chỉ định suốt đời tại chức hứ không phải do dân bầu cử lên. Tuy nhiên, các vị dân biểu tại Hạ viện lại do dân bầu lên, và mỗi vị là đại diện cho một số dân chúng.

Bạn có thể ngạc nhiên khi thấy rằng Gia Nã Đại là một quốc gia hội viên trong khối thịnh vượng chung mà lại có một vị toàn quyền đại diện Anh hoàng hay nữ hoàng Anh. Thực ra thì vị toàn quyền này không có thực quyền. Người thực sự đứng đầu chính phủ Gia Nã Đại và cũng là người nắm thực quyền là vị Thủ tướng chính phủ. Giống như Tổng thống Hoa Kỳ, vị Thủ tướng ở Gia Nã Đại chịu trách nhiệm về việc thi hành luật pháp. Nhưng đồng thời ông cũng có trách nhiệm hoạt động để cho dự luật Quốc hội thông qua. Thủ tướng Gia Nã Đại không phải do dân chúng bầu lên, mà trái lại, là người được chí định, vì ông là lãnh tụ của chính đảng chiếm đa số trong Hạ viện.

Muốn được ở lại tiếp tục giữ chức vụ Thủ tướng, ông ta phải được Hạ viện ủng hộ. Nếu đa số dân biểu không bỏ phiếu ủng hộ một dự luật quan trọng nào đó do đảng ông đề nghị, thì hoặc là ông (Thủ tướng) phải từ chức, hoặc là ông phải kêu gọi tổ chức tổng tuyển cử để bầu lại Quốc hội. Nếu cuộc bầu cử này mà phe đối lập chiếm được đa số ghế ở Hạ viện thì ông phải từ chức. Vị lãnh tụ của chính đảng chiếm đa số mới ở trong Quốc hội trở thành Thủ tướng.

GIA NÃ ĐẠI PHÁT TRIỂN TÀI NGUYÊN, MỞ MANG KỸ NGHỆ VÀ MẬU DỊCH.

Quốc gia láng giềng của Hoa Kỳ ở phía Bắc thường được gọi là một quốc gia vừa lớn vừa nhỏ. Gia Nã Đại là một quốc gia đứng vào hàng thứ nhì trên thế giới về phương diện lãnh thổ, Gia Nã Đại có rất nhiều tài nguyên thiên nhiên, và mở mang kỹ nghệ cũng như thương mại một cách rất mau chóng. Nhưng dân số Gia Nã Đại chỉ bằng 1/10 dân số Hoa Kỳ, hay chỉ có hơn 20 triệu dân thôi.

- Hầu hết người Gia Nã Đại là con cháu người Pháp hay người Anh.

Nhìn vào bản đồ, các bạn hãy tưởng tượng có một đường chạy băng qua Gia Nã Đại vào khoảng 200 dặm ở phía Bắc Hoa Kỳ. Hầu hết các nông trại và các thành phố của Gia Nã Đại ở torng giải đất nằm giữ đường này và đường biên giới hcung với Hoa Kỳ. Vào khoảng nửa dân số Gia Nã Đại sinh sống ở phía Đông giải đất này, khoảng giữa hồ Huron và thành phố Montreal, một thành phố lớn nhất Gia Nã Đại.

Giống như Hoa Kỳ, những người Gia Nã Đại này không phải là dân da đỏ. Họ là những người di cư hay là con cháu của những người di cư vào Gia Nã Đại. Nhưng trong khi người Hoa Kỳ gồm nhiều quốc tịch khác nhua thì hầu hế những người Gia Nã Đại là con cháu của người Pháp sinh sống ở trong một phần lớn tỉnh Quebec, chỉ chiếm chừng 1/3 dân số Gia Nã Đại. Hầu như có tới gần 1/2 dân số Gia Nã Đại là con cháu của người Anh, người Ái Nhĩ Lan và người Tô Cách Lan. Dân chúng của nhiều quốc gia khác cũng đến định cư lập nghiệp ở Gia Nã Đại. Sau Đệ Nhị Thế Chiến, có nhiều người Âu châu bị mất nhà cửa hay chán nản vì tình thế ở quê nhà cũng đến Gia Nã Đại để sinh sống.

- Gia Nã Đại khai thác tài nguyên thiên nhiên.

Chỉ có ít quốc gia có nhiều tài nguyên thiên nhiên như quốc gia láng giềng ở phương Bắc của Hoa Kỳ. Đất đai phì nhiêu của Gia Nã Đại đã khiến cho quốc gia này trở thành một nước nông nghiệp vĩ đại. Gia Nã Đại trồng rau, trồng cây ăn trái và các loại mễ cốc, những nông phẩm chính của Gia Nã Đại dùng nông cơ tối tân để mở mang nông nghiệp.

Gia Nã Đại có rất nhiều khoáng sản cần cho thế giới ngày nay. Thí dụ như Gia Nã Đại dẫn đầu thế giới về sản xuất chất Nickel và thạch ma. Hàng năm quốc gia này cũng sản xuất được rất nhiều dần lửa, vàng, đồng, kẽm, chì và bạch kim. Trong những năm gần đây, người ta lại tìm thấy những mỏ quặng sắt rất lớn ở phía Đông Gia Nã Đại. Sự khám phá này không những rất quan trọng riêng cho Gia Nã Đại mà còn quan trọng cho cả Hoa Kỳ nữa, vì sản xuất quặng sắt của hai quốc gia này hàng năm đã bị giảm đi nhiều. Quan trọng hơn nữa ở trong thời đại nguyên tử này là Gia Nã Đại lại có nhiều quặng Uranium, một loại kim khí dùng để sản xuất nguyên tử lực. Quốc gia này đã trở thành quốc gia dẫn đầu về khai thác hầm mỏ và kỹ nghệ luyện các quặng sắt có giá trị. Đa số những sản phẩm này được đem xuất cảng sang Hoa Kỳ.

Những khu rừng rộng mênh mông bát ngát của Gia Nã Đại là một tài nguyên khác. Gia Nã Đại sản xuất rất nhiều gỗ và bột gỗ dùng để chế tạo giấy làm báo và tạp chí. Ngoài ra còn có rất nhiều cá và da thú nữa. Hệ thống thủy lợi Đại hồ – sông St . Lawrence cung cấp rất nhiều thủy điện và rất tiện lợi cho ông việc chuyển vận. Dọc theo sông St. Lawrence có rất nhiều nhà máy sản xuất điện lực cho các nhà máy kỹ nghệ. Nhờ có điện lực rẻ cho nên Gia Nã Đại phát triển thêm được nhiều nhà máy kỹ nghệ mới.



- Gia Nã Đại trở thành một quốc gia quan trọng về kỹ nghệ và thương mại.

Từ Đệ Nhị Thế Chiến, kỹ nghệ Gia Nã Đại đã bành trướng rất nhiều. Các khu kỹ nghệ lớn nhất nằm trong các tỉnh Ontario, Quebec và British Columbia. Trong số các nhà máy quan trọng của Gia Nã Đại, có các nhà máy chế biến thực phẩm, chế tạo các đồ bằng sắt và bằng thép, hóa phẩm, bộ giấy, làm giày, làm các đồ bằng gỗ và các đồ điện. Dù không khai thác quặng bauxite, nhưng Gia Nã Đại cũng được coi là quốc gia đứng hàng thứ ba về sản xuất nhôm. Các công ty kỹ nghệ nhập cảng bauxite đem về Gia Nã Đại tinh luyện vì ở đây điện lực rất rẻ. Hai nhà máy tinh luyện nhôm lớn nhất thế giới nằm ở trong tỉnh Quebec và British Columbia.

Vì sản xuất dư thừa thực phẩm và hàng hóa kỹ nghệ cho dân chúng tiêu thụ, cho nên Gia Nã Đại đem bán hàng hóa thặng dư cho các quốc gia khác. Trong những năm gầ nđây, Gia Nã Đại đã trở thành một trong những quốc gia giao thương qua ntro5ng nhất thế giới. Phần lớn hàng hóa xuất cảng của Gia Nã Đại đem bán cho Hoa Kỳ, còn lại là bán cho Anh và các quốc gia khác. Gia Nã Đại xuất cảng lúa mì, bột gỗ, kim khí, và các sản phẩm khác. Gia Nã Đại mua về các hàng hóa như các máy móc hạng nặng, than đá, vải, cà phê, trái cây vùng nhiệt đới... Về giao thông, Gia Nã Đại có hai đường xe lửa xuyên lục địa và một xa lộ xuyên lục. Đường xa lộ này hoàn thành vào năm 1962, nối liền mười tỉnh với nhau.

Ngày nay nhờ sử dụng thủy lộ St. Lawrence mà các tàu thuyền có thể đi lại từ Đại Tây Dương chạy vào nội địa tới thành phố quan trọng Chicago, và có thể đến bến tàu phía cực Tây ở trên Thượng Hồ. Thủy lộ St. Lawrence rất ích lợi cho kỹ nghệ vào giao thông cho cả hai nước Hoa Kỳ và Gia Nã Đại, cho nên cả hai nướ cđều cùng quản trị thủy lộ này. Một phần dự án của thủy lộ này là thiết lập các nhà máy điện bên cạnh thác nước International, ở phía trên thành phố Montreal. Các nhà máy điện này cung cấp điện lực cho các kỹ nghệ ở Gia Nã Đại và miền Bắc của tiều bang New York cũng như các vùng khác ở Hoa Kỳ.





PHẦN II

TỪ KHI GIÀNH ĐƯỢC ĐỘC LẬP, CÁC QUỐC GIA

CHÂU MỸ LA TINH ĐÃ THỰC HIỆN ĐƯỢC

NHỮNG TIẾN BỘ NÀO ?

Bây giờ chúng ta quay trở lại với các quốc gia láng giềng ở Châu Mỹ La Tinh. Trong chương X, các bạn đã thấy rằng vào khoảng năm 1825, hầu hết các thuộc địa Tây Ban Nha và thuộc địa Ba Tây của Bồ Đào Nha đã giành được độc lập. Nói về lịch sử của mỗi nước Cộng Hòa này từ khi giành được độc lập thì ta phải dùng đến cả một cuốn sách mới nói hết được. Nhưng chúng ta chỉ cần biết một vài điều về các quốc gia ở Châu Mỹ La Tinh và những tiến bộ mà các quốc gia này đã thực hiện được kể từ khi giành được độc lập. Sự thật là các quốc gia này vốn gốc là các thuộc địa Tây Ban Nha, và Tây Ban Nha còn truyền lại ngôn ngữ, tôn giáo, phong tục và tập quán cho các quốc gia này. Tuy nhiên, giữa các quốc gia ở Châu Mỹ La Tinh có những khác biệt rõ rệt về lối sống. Khi đọc về nước nào thì bạn nên xác định vị trí của nước đó ở trên bản đồ.

NHÌN VÀO CÁC QUỐC GIA Ở CHÂU MỸ LA TINH

- Mễ Tây Cơ là một quốc gia có cùng biên giới với Hoa Kỳ.

Hàng năm có tới hàng ngàn người Hoa Kỳ đến viếng thăm Mễ Tây Cơ, quốc gia châu Mỹ La Tinh duy nhất có chung biên giới với Hoa Kỳ. Các du khách thấy rằng Mê Tây Cơ có những vùng đất trái ngược hẳn nhau. Người ta thấy có rất nhiều di tích còn lại của người Artec và của người Tây Ban Nha ; nhưng đồng thời Mễ Tây Cơ cũng có nhiều điểm rất giống lối sinh hoạt của người Hoa Kỳ. Xen vào những làng xóm nơi mà dân chúng sinh sống giống như cảnh sinh hoạt vào thời Trung cổ, thì lại có những thành phố ồn ào của thời đại tân tiến ngày nay. Nhiều người Mễ bẫn còn dùng những nông cụ thô sơ được chế tạo bằng tay dể canh tác giống như tổ tiên họ ngày xưa. Nhưng cũng có những công nhân làm việc ở trong các nhà máy xí nghiệp, ở trong các công trường khai thác dầu lửa, và ở các tiệm bán hàng cũng như ở các cơ sở kinh doanh.

Mễ Tây Cơ đang mở mang thành một quốc gia tân tiến một cách mau lẹ. Trong những năm gần dây chính phủ đã thực thiện được nhiều hệ thống dẫn thủy nhập điền để dẫn nước vào các vùng đất thiếu nước, và giúp cho nông dân cải thiện công việc trồng mía. Thêm vào việc sản xuất thực phẩm cũng như chăn nuôi gia súc dể đáp ứng nhu cầu trong nước, người Mễ còn trông cà phê và các loại cây trái nhiệt đới để xuất cảng. Sản lượng sisal (một loại sợi xưong rồng dùng để làm dây thừng) của Mễ Tây Cơ lên tới 50 phần trăm tổng sản lượng sisal của thế giới. Việc khai thác hầm mỏ cũng quan trọng. Mễ Tây Cơ là một trong các quốc gia dẫn đầu thế giới về sản xuất bạc, và cũng là quốc gia sản xuất nhiều dầu hỏa hơn bất kỳ quốc gia châu Mỹ La Tinh nào khác, ngoại trừ Venezuela. Các nhà máy kỹ nghệ sản xuất đủ các loại hàng hóa để cung ứng cho nhu cầu dân chúng.

- Sáu nước Cộng Hòa nhỉ bé ở Trung Mỹ.

Phía Tây Nam Mễ Tây Cơ là Trung Mỹ, đây là một giải đất hẹp nối liền Bắc Mỹ với Nam Mỹ. Ngày nay Trung Mỹ gồm có 6 nước Cộng Hòa : Guatemala, El Salvador, Honduras, Nicaragua, Costa Rica và Panama.

Sáu nước Cộng Hòa này rất giống nhau về nhiều phương diện. Dân chúng (ngoại trừ Costa Rica) là con cháu của những người da đỏ hay là con cháu của người Tây Ban Nha và người da đỏ. Hầu hết họ sinh sống bằng nghề làm ruộng. Đất đai phì nhiêu ở các quốc gia này sản xuất rất nhiều sản phẩm nhiệt đới có giá trị, trong đóp hải kể đến chuối và cà phê chiếm phần quan trọng nhất trong nền thương mại thế giới.

Giữa 6 quốc gia này cũng có nhiều khác biệt đáng kể. Thí dụ như ở Guatemala có tới một nửa dân số hoàn toàn là những người da đỏ vốn là bộ lạc Mayan. Từ thời Columbus cho đến giờ, những làng mạc và lối sinh hoạt của họ chỉ thay đổi chút ít. Ngược lại, dân tộc El Salvador, nước Cộng Hòa nhỏ nhất ở Trung Mỹ, là những người lai da đỏ và Tây Ban Nha. Honduras có rất nhiều quặng mỏ nhưng lại mới bắt đầu phát triển kỹ nghệ. Chuối là sản phẩm chính để sản xuất của xứ này. Nicaragua quốc gia lớn nhất ở Trung Mỹ luôn luôn cách mạng. Trong khi đó thì nước Costa Rica nhỏ bé lại có chính quyền dân chủ thật sự. Tất cả mọi người dân đến tuổi đi bầu đều được đi bầu và có rất ít dân da đỏ, nên người Tây Ban Nha đã chinh phục được xứ này một cách dễ dàng. Phần lớn dân tộc Costa Rica là con cháu của người Tây Ban Nha. Panama nổi tiếng về con kênh đào cắt ngang quốc gia này.





- Các nước Cộng hòa nằm trong vùng biển Caribbean.

Nằm xa về phía Đông Bắc là 3 nước Cộng hòa châu Mỹ La Tinh khác. Trong chương XXVIII các bạn đã có dịp được biết về một trong ba quốc gia này, đó là xứ Cuba. Hai quốc gia kia là Haiti và nước Cộng hoa Dominique cùng nằm trên hòn đảo Hispaniola. Từ mấy thế kỷ trước, Columbus đã thành lập một làng định cư ở phía Đông đảo Hispaniola. Sau đó lại có người Pháp định cư ở phía Tây hòn đảo này, và vùng này trở thành một thuộc địa của Pháp. Người Pháp cho lập các đồn điền trồng cà phê và mía ở đây, và đem nô lệ da đen đến để làm các công việc nặng nhọc. Những người nô lệ chiếm đa số và bị đối xứ rất tàn ác. Cuối thế kỷ thứ XVIII, họ nổi loạn chống lại các ông chủ người Pháp. Dưới sự lãnh đạo của một người da đen tài giỏi tên là Tousaint L'Ouverture, họ đánh bại người Pháp và thành lập nước Cộng hòa da đen. Sau đó quân đội Pháp được gửi đến tái chiếm hòn đảo này nhưng chiến tranh ác liệt và bệnh sốt rét vàng da buộc người Pháp phải rút lui. Năm 1804, nhiều năm trước khi thuộc địa Tây Ban Nha ở lục địa giành được quyền tự do thì nước Cộng hòa Haiti đã trở thành quốc gia châu Mỹ La Tinh đầu tiên giành được độc lập. Đây là nước Cộng hòa độc nhất ở châu Mỹ La Tinh mà ngôn nhữ là tiếng Pháp. Phần phía Đông hòn đảo Hispaniola trở thành nước Cộng hòa Dominique nói tiếng Tây Ban Nha.



- Núi non ảnh hưởng đến đời sống ở các quốc gia vùng Andes.

Nhóm quốc gia Cộng hòa châu Mỹ La Tinh khác nằm ở phía Bắc Nam Mỹ. Tất cả các quốc gia này là Columbia, Venezuela, Ecuador, Peru và Bolivia đều nằm trong vùng nhiệt đới. Tất cả các quốc gia này đều có dãy núi Andes cao chót vót ngạo nghễ chạy băng qua. Dãy núi này ảnh hưởng rất nhiều đến lối sinh hoạt của các nước Cộng hào ở vùng núi Andes này. Những ảnh hưởng này đã gây cho họ nhiều thuận lợi cũng như không biết bao nhiêu là khó khăn.

Dãy núi Andes ngăn cách vùng đồng bằng hẹp ở duyên hải với các vùng rừng rậm ở sâu trong nội địa ,và tạo nên những vùng cao nguyên mát mẻ, nơi có hầu hết dân chúng sinh sống. Tuy nhiên, dãy núi cao này đã làm cho việc giao thông vận chuyển ở các quốc gia này trở nên vô cùng khó khăn. Ở vùng núi này có rất ít đường xe lửa. Việc thiết lập các con đường băng qua dãy núi này quả là một công việc vô cùng vĩ đại. Trong vùng núi ở Ecuador, Peru, và Bolivia, người da đỏ hoàn toàn tủy thuộc vào Llama đểchuyển vận hàng hóa. Llama là một loài thú vật có chân đi rất khỏe và có thể đi được các quãng đường dài, leo các đường mòn theo dốc núi mà chỉ cần ăn uống rất ít. Trong những năm gần đây, nhiều đường xá mới được thiết lập để nối vùng duyên hải với vùng cao nguyên, và với vùng rừng rậm ở bên kia dãy núi. Người ta cũng sử dụng máy bay để chuyên chở hành khách và hàng hóa qua các vùng này.

Việc trồng trọt rất quan trọng ở các quốc gia vùng núi Andes. Người ta trồng các nông phẩm nhiệt đới như cà phê, chuối, bông vải, đường và cacao trong các vùng duyên hải và ở sườn núi tại các nơi cao độ thấp. Việc khai thác quặng mỏ cũng quan trọng ở trong hầy hết các quốc gia này. Bolivia sản xuất nhiều thiếc, Peru sản xuất nhiều đồng, và Venezuela là một trong những quốc gia sản xuất nhiều dầu lửa nhất thế giới. Ecuador sản xuất gỗ balsa nhẹ và các loại mũ nan trông rất đẹp mà thường được gọi là mũ Panama.

Tất cả các quốc gia ở vùng núi Andes này chỉ có một giai cấp thượng lưu ít ỏi người Tây Ban Nha. Nhiều người da đen sinh sống ở các thị trấn hải cảng ở Venezuela và ở Colombia. Trong các vùng núi ở Ecuador, Peru, và Bolivia phần đông dân chúng là những người thuần túy da đỏ, dòng dõi của người Inca và của một vài bộ lạc khác.

- Các quốc gia châu Mỹ La tinh nằm ở vùng ôn đới.

Còn một nhóm các nước Cộng hòa khác nằm ở phía Nam Nam Mỹ, đây là các nước Chile, Argentina, Uruguay, Paraquay. Paraguay nằm sâu trong nội địa, nóng, không giống ba nước Cộng hòa kia. Trong việc khai thác và phát triển tài nguyên thiên nhiên, quốc gia này không thực hiện nhiều tiến bộ. Ba nước Chile, Argentina và Uruguay đều nằm ở trong vùng ôn đới và khí hậu mát mẻ hơn. Vì các mùa (thời tiết) ngược hẳn với các mùa ở Hoa Kỳ cho nên tháng 6 ở các quốc gia này có thời tiết giống thời tiết tháng chạp ở Hoa Kỳ. Mặc dù đa số dân chúng là dòng dõi người Tây Ban Nha, nhưng trong vòng một trăm năm vừa qua đã có nhiều người Âu châu đến các quốc gia này sinh sống.

+ Chile : Nhìn vào bản đồ các bạn sẽ thấy rằng Chile chiếm một dải đất dài và hẹp nằm giữa dạy núi Andes và biển Thái Bình Dương. Tuy nhiên, hầu hết dân chúng Chile sinh sống trong vùng thung lũng đầy nắng chan hòa nằm giữa dãy núi Andes và một dãy núi khác ở gần bờ biển. Ở trong vùng này, người ta dùng mễ cốc, rau và đủ loại cây trái. Quặng mỏ chiếm phần lớn tài nguyên thiên nhiên của Chile. Người ta tìm thấy Nitrat dùng để làm phân bón trong vùng sa mạc ở phía Bắc. Hầu hết sản lượng Iodure (một phó sản xuất của Nitrat) của thế giới là do Chile sản xuất. Chile cũng là nước dẫn đầu về sản xuất đồng. Trong những năm gần đây, kỹ nghệ bành trướng rất mau lẹ ở Chile.

+ Argentina : Cũng như Chile, Argentina nằm ở phía nam Nam Mỹ. Diện tích Argentina lớn hơn giải đất nằm ở phía Đông sông Mississippi của Hoa Kỳ. Thủ đô nước Argentina là Buenos Aires, là một thành phố lớn nhất ở Nam Mỹ, và cũng là một thành phố lớn nhất ở Tây Bán Cầu. Argentina có cánh đồng cỏ gọi là Pampas vô cùng rộng lớn để chăn bò và cừu. Lúc đầu những người chăn bò ở Argentina (gauches) cùng với đàn bò đi lang thang trong khắp cánh đồng cỏ rất giống như những người chăn bò Hoa Kỳ cùng với đàn bò đi lang thang trong khắp các đồng cỏ trong vùng đại đồng bằng. Dân chúng Argentina phần lớn là dòng dõi của người Tây Ban Nha và người Ý. Họ xuất cảng rất nhiều thịt bò, thịt cừu và trồng mía, bắp cùng các loại mễ cốc khác. Đóng thịt hộp và biến ch61 phó sản bằng thịt cũng như chế biến da thú là những kỹ nghệ quan trọng ở Argentina.

+ Uruguay : Uruguay là nước Cộng hòa nhỏ nhất ở Nam Mỹ. Về nhiều phương diện, chúng ta có thể nói Uruguay là một nước Argentina thu nhỏ lại, vì rằng quốc gia này cũng nuôi cừu, bò, trồng bắp và trồng lúa mì. Mức sống của dân chúng Uruguay khác cao. Giáo dục miễn phí đến đại học. Dân chúng được hưởng nhiều quyền lợi như trợ cấp người già, săn sóc thuốc men cho người nghèo. Những quyền lợi này không phải là thông thường ờ các nước châu Mỹ La Tinh.

- Ba Tây là một quốc gia lớn nhất ở Nam Mỹ.

Sau hết chúng ta bàn đến nước Ba Tây, một quốc gia lớn nhất ở Nam Mỹ về dân số cũng như về diện tích. Nhìn vào bản đồ, chúng ta thấy Ba Tây có chung biên giới với tất cả các nước ở Nam Mỹ ngoại trừ nước Chile và Ecuador. Ba Tây bao trùm cả vùng thung lũng rộng lớn của sông Amazone ở phía Bắc cho đến cánh đồng cỏ mát lạnh ở miền Nam.

Tài nguyên thiên nhiên của Ba Tây rất phong phú, đất đai phì nhiêu, có nhiều sông chảy xiết, rừng rậm nhiệt đới và rất nhiều quặng mỏ. Quốc gia này sản xuất rất nhiều quặng Manganese (dùng để làm cho cứng thép) và đem bán cho Hoa Kỳ. Ba Tây cũng có rất nhiều quặng sắt và mới bắt đầu khai thác trogn những năm gần đây. Đồng thời quốc gia này cũng có nhà máy thép lớn nhất ở Nam Mỹ. Các sông ngòi ở đây gần biển được khai thác sản xuất thủy điện và kỹ nghệ càng ngày càng trở nên quan trọng hơn. Có thể nói rằng Ba Tây có thể trồng hết các loại cây cho loài người sử dụng. Ba Tây là quốc gia sản xuất cà phê nhiều nhất thế giới về sản xuất đường. Bông vải và cacao cũng là những nông phẩm quan trọng.

Ba Tây có nhiều thành phố lớn. San Paulo là một trung tâm hàng đầu về kỹ nghệ. Ai cũng đã từng được nghe về Rio de Janeiro, một hải cảng quan trọng nhất, cũng đã từng là thủ đô của Ba Tây trong nhiều năm. Gần đây, chính phủ Ba Tây cho thiết lập một thủ đô mới gọi là Brasilia ở sâu trong nội địa hàng trăm dặm. Ba Tây hy vọng khai thách vùng đất rộng bao la ở sâu trong nội địa để dân chúng ở các vùng quá đông đúc có thể đến lập nghiệp sinh sống và khai thác tài nguyên thiên nhiên ở đây.



- Các cựu thuộc địa của Anh được độc lập.

Nói về các quốc gia láng giềng ở phương Nam, chúng ta không nên bỏ qua các nước mới giành được độc lập trong những năm gần đây. Cho tới mấy năm trước đây, các nước này vẫn còn là lãnh địa của nước Anh, nhưng bây giờ thì đã được độc lập và là quốc gia hội viên trong khối thịnh vượng chung do Anh quốc lãnh đạo. Trong số các nước này có các nước Trinidad-Tobago, Jamaica và Barbados là những hòn đảo nằm trong vùng biển West Indies. Guyana (ngày xưa là Guina thuộc Anh) nằm ở vùng duyên hải cực Đông Bắc Nam Mỹ. Quần đảo Bahamas thì ở phía Đông Florida. Tất cả các lãnh địa khác của Anh ở châu Mỹ đang hoạt động để tiếng tới quyền tự trị.

NHỮNG KHÓ KHĂN TRONG VIỆC THỰC HIỆN NHỮNG TIẾN BỘ Ở CHÂU MỸ LA TINH.

Sau khi bàn về các nước châu Mỹ La Tinh các bạn có thể nghĩ rằng tại sao từ khi giành độc lập đã có hàng hơn một thể kỷ rồi mà các nước này không tiến mau hơn được sao? Chúng ta thấy rằng nhân dân các nước châu Mỹ La Tinh trước kia trong thời còn là thuộc địa của các chính quyền Âu châu họ đã không có một cơ hội nào để tự trị cho đến khi độc lập, họ không được chuẩn bị để điều khiển các công việc của họ. Hơn nữa, đa số nhân dân châu Mỹ La Tinh không có một cơ hội nào để cải thiện lối sống của họ. Trong những năm dưới thời thuộc địa, phần lớn các nước châu Mỹ La Tinh chỉ có hai giai cấp. Thiểu số thuộc giai cấp thượng lưu làm chủ hầu hết ruộng đất và nắm quyền điều hành chính quyền để giành quyền lợi cho họ. Đại đa số dân chúng là nông dân thuộc giai cấp hạ lưu thấp hèn, phải làm việc ở trong các đại đồn điền. Giai cấp nông dân thì nghèo khổ, không biết đọc, không biết viết. Họ sống chết với ruộng đất mà không chút hy vọng gì để làm chủ một ít ruộng đất này. Có rất ít cố gắng để khai thác tài nguyên thiên nhiên hay là để phát triển kỹ nghệ. Chỉ có số ít người thuộc vào giai cấp mà chúng ta gọi là giai cấp trung lưu. Đó là những nhà tiểu điền chủ và các ông chủ tiệm.



- Các chính quyền do một người điều khiển là một điều rất tệ hại cho các quốc gia Mỹ La Tinh.

Có lẽ sự thoái hóa lớn nhất ngăn cản tiến bộ của các quốc gia châu Mỹ La Tinh là các chính quyền quá ư tồi tệ. Khi giành được độc lập, nhân dân các nước này mong muốn có một chính quyền dân chủ như Hoa Kỳ. Hiến pháp của các nước Tân Cộng hòa này cũng ấn định bầu cử Tổng thống và Quốc hội. Nhưng một chế độ dân chủ thực sự phải tùy thuộc hơn vào một kế hoạch chính quyền. Điều bất hạnh là có những người chỉ lo chiếm được quyền hành hơn là lo bảo vệ các quyền tự do của dân chúng như là tự do bầu cử, tự do ngôn luận, tự do báo chí. Ở hầu hết các nước châu Mỹ La Tinh có những người ích kỷ đầy tham vọng sử dụng võ lực để nắm chính quyền. Dù rằng họ có tước hiệu là Tổng thống, nhưng thực ra họ là những nhà độc tài, nắm hết mọi quyền hành. Ở các quốc gia này có rất ít người biết lo đến quyền lợi của dân chúng.




tải về 1.69 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   17   18   19   20   21   22   23   24   25




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương