* howard b. Wilder robert p. Ludlum harriett mc. Cune brown


- Hoa Kỳ bắt đầu thiết lập các Liên minh



tải về 1.69 Mb.
trang23/25
Chuyển đổi dữ liệu04.08.2016
Kích1.69 Mb.
#12266
1   ...   17   18   19   20   21   22   23   24   25

- Hoa Kỳ bắt đầu thiết lập các Liên minh.

Khi mà tinh thần chống đối giữa cộng sản và các cường quốc Tây Âu trở nên mạnh hơn thì Hoa Kỳ bắt đầu thành lập các thỏa hiệp để phòng thủ hay là liên minh với các quốc gia khác, Liên minh đầu tiên thực hiện được sau Đệ Nhị Thế Chiến là vùng ở gần Hoa Kỳ nhất. Năm 1947, Hoa Kỳ ký một thỏa hiệp với 19 quốc gia Trung và Nam Mỹ. Thỏa hiệp này ấn định rằng tất cả các quốc gia trong thỏa hiệp sẽ cùng hành động chống lại một cuộc võ trang tấn công nào vào bất kỳ một hội viên nào. Các quốc gia ký trong thỏa hiệp này cùng đồng ý rằng sẽ đem một cuộc tấn công như vậy ra Hội Đồng Bảo An của Liên Hiệp Quốc để phân xử.

- Các quốc gia Bắc Đại Tây Dương thiết lập Liên minh.

Nhiều quốc gia của thế giới tự do hoặc là nằm ở phía bên nầy hoặc ở phía bên kia Đại Tây Dương. Năm 1949, các quốc gia này thành lập Tổ Chức Minh ước Bắc Đại Tây Dương, thường gọi là NATO. (The North Atlantic Treaty Organization). Tổ chức này gồm có các quốc gia nguyên thủy là Anh, Pháp, Bỉ, Hòa Lan, Lục Xâm Bảo, Hoa Kỳ, Gia Nã Đại, Na Uy, Đan Mạch, Iceland, Ý và Bồ Đào Nha. Sau này có thêm Hy Lạp, Thổ Nhĩ Kỳ và Tây Đức cũng xin gia nhập. Các quốc gia hội viên Minh ước Bắc Đại Tây Dương tuyên bố rằng Tổ chức sẽ ủng hộ Liên Hiệp Quốc và mong muốn giải quyết mọi tranh chấp bằng các phương tiện của hòa bình. Nhưng đồng thời Tổ Chức cũng nói rằng bất kỳ một cuộc tấn công nào vào một quốc gia hội viên sẽ được coi như là một cuộc tấn công vào toàn bộ các quốc gia trong Tổ chức. Tổ chức cũng tuyên bố rằng Tổ chức sẽ đoàn kết để chống lại một cuộc tấn công như vậy. Mọi quốc gia hội viên đều đóng góp quân lực vào Tổ chức, và mọi quốc gia hội viên đều có đại diện ở trong hội đồng của Tổ chức.



- Cuộc chiến tranh lạnh trở thành nóng.

Là một nhà lãnh đạo của thế giới tự do, Tổng thống Truman phải đương đầu với thử thách lớn lao nhất, đó là trận chiến bùng nổ ở Triều Tiên vào năm 1950.

Sau Đệ Nhị Thế Chiến, quốc gia Triều Tiên bị chia đôi ở vĩ tuyến 38. Bắc Triều tiên được đặt dưới quyền kiểm soát của Liên xô, và Nam Triều tiên được đặt dưới quyền giám sát của Hoa Kỳ. Hoa Kỳ giúp cho Nam Triều tiên khởi lập thành nước Cộng Hòa Triều Tiên (tức Cộng hòa Đại Hàn) rồi cho quân đội rút lui khỏi quốc gia này. Đồng thời quân đội Liên xô cũng rút khỏi Bắc Triều tiên. Tuy nhiên, Bắc Triều tiên (còn gọi là Bắc Hàn hay Bắc Cao) vẫn còn nằm dưới quyền cai trị của chính quyền Cộng sản.

- Chiến tranh bùng nổ ở Triều Tiên.

Thình lình, ngày 25 tháng 6 năm 1950, quân đội Bắc Hàn tràn vào Cộng hòa Nam Hàn. Lập tức, Hội Đồng Bảo An Liên Hiệp Quốc yêu cầu Bắc Hàn ngưng chiến và rút quân khỏi vĩ tuyến 38. Đồng thời Hội đồng Bảo An cũng yêu cầu các quốc gia hội viên Liên Hiệp Quốc viện trợ cho Nam Hàn để đẩy lui cuộc tấn công võ trang này và tái lập hòa bình. Lập tức Tổng thống Truman loan báo rằng Hoa Kỳ ủng hộ Liên Hiệp Quốc. Ông hạ lệnh cho Tướng Douglas Mac Arthur, tư lệnh quân đội Hoa Kỳ ở Nhật Bản, gửi quân tới Triều Tiên. Ngay lúc đó, Tổng thống Truman ra lệnh cho hạm đội Hoa Kỳ ở vùng biển Thái Bình Dương phải ngăn chặn bất kỳ một cuộc tấn công nào vào đảo Đài Loan do Chính phủ Trung Hoa quốc gia kiểm soát.

Tiếp theo cuộc xâm lăng của quân đội Bắc Hàn vào Nam Hàn trong năm 1950, chiến tranh lan rộng khắp Nam Hàn. Mặc dầu Hoa Kỳ đã cung cấp hầu hết các quân nhu chiến cụ, và Nam Hàn cung cấp hầu hết quân đội, nhưng các Quốc Gia Hội viên khác của Liên Hiệp Quốc cũng gởi quân đội hoặc tàu chiến hay phi cơ đến đóng góp.

Tháng 11 năm 1950, khi quân đội Liên Hiệp Quốc tiến gần tới biên giới Trung Hoa thì có rất nhiều quân từ Trung Cộng tràn sang liên kết cùng quân đội Bắc Hàn. Bị số đông quân địch lấn áp, quân đội Liên Hiệp Quốc rút về Nam Hàn. Tuy nhiên, ngaycả khi Trung cộng nhảy vào vòng chiến rồi, quân đội Liên Hiệp Quốc cũng còn đẩy lui được địch quân lên khỏi vĩ tuyến 38. Cả hai bên cùng bị tổn thất nặng nề, nhưng tổn thất về phía Cộng sản nặng hơn nhiều.



- Những cố gắng để ngưng chiến.

Đánh nhau được hơn một năm, thì mỗi bên cử các sĩ quan đến gặp nhau để bàn luận về vấn đề ngưng chiến (ngừng chiến là tạm thời ngưng đánh nhau để thiết lập các kế hoạch vĩnh viễn chấm dứt chiến tranh). Sĩ quan đại diện của hai bên nhóm họp bàn cãi, ngưng rồi lại họp, cứ thế kéo dài đến hơn hai năm. Tuy nhiên, sau cùng vào năm 1953, trong thời nhiệm kỳ của Tổng thống Eisenhower thì hai bên cùng ký thỏa hiệp ngừng bắn. Nhưng quân đội của hai bên vẫn còn canh chừng ở hai biên giới tuyến (vĩ tuyến 38) của Bắc Hàn và Nam Hàn.



* TỔNG THỐNG EISENHOWER CŨNG PHẢI ĐƯƠNG ĐẦU VỚI CÁC VẤN ĐỀ CỦA CHIẾN TRANH LẠNH.

- Khủng hoảng bùng nổ ở Trung Đông.

Trong hầu hết nhiệm kỳ của Tổng thống Eisenhower thì Trung Đông là nơi nguy hiểm nhất cho nền hòa bình thế giới. Tổng thống Truman đã đi tiên phong trong việc thiết lập quốc gia Do Thái để làm quê hương cho hàng triệu người Do Thái ở Âu châu còn sống sót lại sau các vụ bị ngược đãi trong thời Đệ Nhị Thế Chiến, Tổng thống Eisenhower tiếp tục theo đuổi chính sách thân hữu với Do Thái và viện trợ cho quốc gia này. Nhưng chính sách này đã làm cho các quốc gia Á Rập ở Trung Đông buồn lòng nhiều nhất. Các quốc gia Á Rập đã chiến đấu trong một trận chiến chống lại quốc gia Do Thái nhưng không thành công. Các quốc gia này từ chối không chịu chấp nhận sự tồn tại của quốc gia Do Thái, và tiếp tục hăm dọa tiêu diệt quốc gia này. Tình thế này đã giúp cho Liên xô một cơ hội tuyệt hảo để mở rộng và tăng cường ảnh hưởng ở Trung Đông bằng cách kết thân và viện trợ cho các quốc gia Á Rập.

Chúng ta nên nhớ rằng trước Đệ Nhị Thế Chiến nhiều dân tộc ở Châu Á, Châu Phi và ở Trung Đông đã bị lệ thuộc vào các đế quốc thực dân của các quốc gia Âu châu. Trận Đệ Nhị Thế Chiến đã giúp cho các dân tộc này một cơ hội tốt đẹp để giành lại được nền độc lập. Bây giờ các quốc gia này muốn kỹ nghệ hóa xứ sở của họ và cải thiện mức sống của dân chúng. Vì vậy mà các quốc gia này cần có ngoại viện. Phần lớn tiền ngoại viện này được dùng để xây đập nước, thiết lập đường sá và các nhà máy kỹ nghệ.

Nhưng đa số các quốc gia mới này lại nghi ngờ dữ dội các cường quốc Tây Âu, vốn là những cường quốc chủ nhân ông các thuộc địa ngày xưa. Liên xô đã lợi dụng tối đa tinh thần chống Tây phương này. Mạc Tư Khoa phô trương rằng dưới chế độ Cộng sản, Liên xô đã phát triển kỹ nghệ một cách mau chóng, và đề nghị viện trợ để gửi cố vấn đến các quốc gia Trung Đông. Thí dụ như đập nước Aswan của Ai Cập được thiết lập bằng tiền cho vay và viện trợ kỹ thuật của Liên xô.

Cuộc khủng hoảng bùng nổ vào năm 1956, khi mà Ai Cập quốc hữu hóa kinh đào Suez, con kinh do một công ty tư điều hành từ nhiều năm trước. Vụ này đưa đến cuộc chiến giữa Do Thái và Ai Cập vào năm 1957. Về phía Do Thái có Anh và Pháp ủng hộ nhảy vào vòng chiến. Lúc đó Hoa Kỳ và Liên xô cùng đứng về một bên trong một cuộc chiến tranh chấp quốc tế. Ai Cập bị tấn công một cách bất công và Hoa Kỳ giữ vững lập trường là chống lại quốc gia xâm lăng. Sau đó Liên Hiệp Quốc thiết lập được cuộc ngừng bắn ở đây. Do Thái, Anh và Pháp miễn cưỡng rút quân đội ra khỏi Ai Cập.

Dầu sao đi nữa, Hoa Kỳ cũng vẫn còn nghi ngờ Liên xô có thể đang có kế hoạch nào đó ở Trung Đông cho nên Quốc Hội đã trao cho Tổng thống Eisenhower quyền sử dụng quân đội Hoa Kỳ để bảo vệ các quốc gia Trung Đông, nếu các quốc gia này yêu cầu trợ giúp để chống lại Cộng sản cướp chính quyền. Theo luật này, Tổng thống cho gửi Thủy quân lục chiến tới Lebanon vào năm 1958 để bảo vệ nền độc lập của quốc gia này.

- Đông Tây tranh đua chinh phục không gian.

Cùng một thứ khoa học đã giúp người ta chế tạo vũ khí chiến tranh thì đồng thời cũng giúp cho người ta thám hiểm ngoại từng không gian. Tháng 10 năm 1957, Liên xô phóng một số vệ tinh nhỏ hình cầu gọi là "Sputnik" chạy vòng quanh trái đất trong 3 tháng. Sau công trình vĩ đại này, Liên xô lại phóng thêm nhiều vệ tinh khác. Năm 1959, Mạc Tư Khoa loan báo rằng Nga đã bắn một hỏa tiển không gian vào mặt trăng, và dùng một vệ tinh khác để chụp được hình của phía bên kia mặt trăng (phía mặt trăng mà ở mặt đất không bao giờ thấy được). Rồi thì ngày 12 tháng 4 năm 1961, Nga lại phóng người đầu tiên lên không gian. Thiếu tá Yuri Gagarin, phi hành gia không gian của Nga, bay vòng quanh trái đất và trở về an toàn.

Hoa Kỳ theo dõi công trình này,và ngay đó cũng đưa ra chương trình chinh phục không gian của Hoa Kỳ. Đầu năm 1958, Hoa Kỳ phóng vào quỹ đạo một vệ tinh nhỏ tên là Explorer I chạy vòng quanh trái đất. Và như chúng ta đã thấy vào cuối thập niên 1960, công trình chinh phục không gian của Hoa Kỳ đã không những tiến bằng mà còn vượt cả các công trình chinh phục không gian của người Nga nữa.

- Liên lạc giữa Đông và Tây trở nên tốt đẹp hơn rồi lại căng thẳng

Có một thời kỳ vào cuối thập niên 1950, cuộc chiến tranh lạnh hình như đã êm dịu hẳn đi. Sau khi Stalin từ trần thì Kita Khrushchev trở thành "người hùng" mới ở Liên xô. Khrushchev cho biết là sẵn sàng cải thiện quan hệ ngoại giao với các quốc gia trong thế giới tự do. Một số người Nga được phép đến Hoa Kỳ thăm viếng, và ngược lại cũng có một số người Hoa Kỳ đến Nga thăm viếng. Chính Khrushchev cũng đến thăm viếng Hoa Kỳ vào năm 1959. Đã có các chương trình để Tổng thống Eisenhower đáp lại đến viếng thăm Liên xô, và chuẩn bị cho cuộc họp thượng đỉnh của các cường quốc lãnh đạo thế giới nhóm họp ở Ba Lê vào năm 1960.

Nhưng những hy vọng này đã tan biến một cách mau lẹ. Một phi cơ do thám của Hoa Kỳ bị bắn hạ ở Liên xô, và chính phủ Nga lấy làm vô cùng giận dữ, Thủ tướng Khrushchev từ chối không chịu ngồi chung với các nhà lãnh đạo Tây phương đã đến nhóm họp ở Ba Lê trong kỳ hội nghị thượng đỉnh như đã dự trù. Đồng thời, ông ta cũng tung ra những lời mạ lỵ sỉ vả Tổng thống Eisenhower và Hoa Kỳ.

Khi Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc nhóm họp vào mùa thu năm 1960, khóa họp này có nhiều nhà lãnh đạo cầm đầu các chính phủ của các nước cộng sản tham dự. Fidel Castro, nhà lãnh đạo của nước Cuba mới, cũng là một trong các nhà lãnh đạo cộng sản đến tham dự hội nghị. Ông ta và các đại diện của các quốc gia cộng sản khác dùng hầu hết thì giờ để chỉ trích Hoa Kỳ và các nhà lãnh đạo Hoa Kỳ cũng như chính sách của Hoa Kỳ cùng với đồng minh của Hoa Kỳ ở khắp thế giới.


PHẦN III

TỔNG THỐNG KENNEDY VÀ TỔNG THỐNG JOHNSON

ĐÃ GIẢI QUYẾT NHỮNG VẤN ĐỀ NÀO TRONG THẬP NIÊN 1960 ?
* DÂN QUYỀN LÀ ĐỀ TÀI CỦA THẬP NIÊN 1960.

- Ông Kennedy đắc cử Tổng thống trong kỳ bầu cử Tổng thống vào năm 1960.

Tổng thống Eisenhower không thể ra tranh cử lần thứ ba được nữa. Đầu năm 1960, Phó Tổng thống Richard Nixon hầu như đã được đảng Cộng Hòa chỉ định ra tranh cử kỳ này. Tuy nhiên, trong đảng Dân chủ lại có sự tranh tài giữa các lãnh tụ xuất sắc của đảng. Hội nghị đảng Dân chủ họp vào tháng 7 (1960) đã cử Thượng nghị sĩ Kennedy thuộc tiểu bang Massachusetts ra tranh cử Tổng thống và Nghị sĩ Lyondon B. Johnson thuộc Tiểu bang Texas ra đứng cùng liên danh. Hai tuần sau đó, hội nghị đảng Cộng hòa cũng tuyển chọn Phó Tổng thống Nixon ra tranh cử Tổng thống, và ông Henry Cabot Lodgs, đại sứ của Hoa Kỳ tại Liên Hiệp Quốc, chức vụ Phó Tổng thống.

Lần đầu tiên, trong cuộc vận động tranh cử Tổng thống, cả hai ứng cử viên cùng xuất hiện trên đài truyền hình để cùng tranh luận về các đề tài quan trọng. Vì đã trải qua hai nhiệm kỳ Phó Tổng thống nên ông Nixon được dân chúng biết đến nhiều hơn là Thượng nghị sĩ Kennedy. Nhưng qua 4 lần tranh luận trên đài truyền hình, dân chúng được biết ông Kennedy không kém gì như họ đã biết ông Nixon vậy. Thượng nghị sĩ Kennedy nói với nhân dân Hoa Kỳ rằng nếu ông được đắc cử thì ông sẽ đưa ra chương trình hành động “biên cương mới” để giải quyết các vấn đề của đất nước.

Kỳ bầu cử này là một trong những kỳ bầu cử mà kết quả khít khao nhất trong lịch sử Hoa Kỳ. Ông Kennedy chỉ hơn ông Nixon có 118 ngàn phiếu cử tri. Tuy nhiên, sự cách biệt về phiếu đại biểu cử tri thì lại cách nhau nhiều : Ông Kennedy được 303 phiếu, và ông Nixon được 219 phiếu (một ứng cử viên khác nhận được 15 phiếu đại biểu cử tri). Thượng nghị sĩ Kennedy 43 tuổi, làngười trẻ nhất đắc cử Tổng thống Hoa Kỳ. Đồng thời ông cũng là người đầu tiên gốc là con cháu của người nhập cư và là người Công giáo được đắc cử Tổng thống Hoa Kỳ.



- Thiết lập Đoàn Quân Hòa Bình.

Ngay sau khi nhậm chức, Tổng thống Kennedy loan báo việc thành lập Đoàn Quân Hòa Bình. Mục đích của việc này là gởi những người Hoa Kỳ có khả năng hữu dụng ra ngoại quốc để giúp đỡ người ngoại quốc phát triển đất nước của họ. Hầu hết những người chí nguyện trong Đoàn Quân Hòa Bình này được gửi đi để dạy học, huấn luyện công nhân haygiới thiệu những phương pháp tốt đẹp hơn về canh tác y tế. Họ sinh sống y như dân chúng ở quốc gia mà họ phục vụ: Làm cùng một việc, ăn cùng một thứ thực phẩm và cố gắng nói tiếng nói của quốc gia địa phương. Vào lúc cao độ của chương trìn thì có tới 12 ngàn người tình nguyện ở trong các đoàn quân này phục vụ trong 53 quốc gia.



- Phản ứng của Quốc hội đối với chương trình của Tổng thống.

Lúc đầu trong nhiệm kỳ, Tổng thống Kennedy xin Quốc hội cấp viện trợ thêm cho anh em công nhân thất nghiệp, đặc biệt nhất là những vùng có thất nghiệp đã lan rộng từ ít lâu nay. Để tiến hành chương trình “biên cương mới” Tổng thống yêu cầu viện trợ của chính phủ Liên bang cho các trường học, nâng lương tối thiểu lên cao hơn, xây thêm nhà cho dân chúng, trợ giúp cho anh em công nhân, và thiết lập một chương trình bảo hiểm y tế của chính phủ cho những người già cả trên 65 tuổi. Đồng thời, Tổng thống cũng xin thêm ngân khoản để tăng cường phòng thủ Mỹ châu. Hình như chương trình đã có thể được chấp thuận, vì rằng đảng Dân chủ chiếm đa số ở cả Hạ viện và Thượng viện đã cho thấy thuận theo chiều hướng này. Nhưng Quốc hội lại bác bỏ đề nghị bảo hiểm y tế cho những người già cả, và trợ cấp của chính phủ liên bang cho các trường học, mặc dầu sau đó Quốc hội đã chấp thuận dự luật về thuế khóa, chương trình ngoại viện và dự luật về canh nông. Những biện pháp này đã cắt giảm những yêu cầu của Tổng thống.



- Tổng thống Kennedy thay đổi chính sách thuế mậu dịch.

Tuy nhiên, Quốc hội cho thông qua đạo luật mở rộng mậu dịch, theo đó thì Tổng thống được trao quyền rộng rãi để thay đổi trong việc ấn định thuế mậu dịch để khuyến khích ngoại thương.

Năm 1967, năm năm sau đó, điều gọi là “Vòng tròn Kennedy” về thuế mậu dịch hoàn toàn bị cắt bỏ. Hầu hết 50 quốc gia chiếm 4/5 ngoại thương trên thế giới đều đồng ý giảm hạ thuế mậu dịch đi chừng 1/3. Thỏa hiệp này hy vọng sẽ làm tăng thêm công cuộc mậu dịch của thế giới.

- Phong trào đòi Dân quyền hoạt động.

Hầu hết 3 năm tại chức, Tổng thống Kennedy phải bận tâm với một phong trào vốn đã có ảnh hưởng mạnh từ thập niên 1950. Người Hoa Kỳ da đen đã không được bình đẳng trong việc hành xử quyền công dân như là hiến pháp đã ấn định. Bị khích động bởi quyết định 1954 của Tối Cao Pháp Viện về trường học, và bởi những kinh nghiệm và thất vọng từ khi được giải phóng, người dân da đen bắt đầu mở chiến dịch đòi được thực sự bình đẳng ở trong quốc gia này.

Vào một ngày trong tháng chạp năm 1955, bà Rosa Parks, một thiếu phụ da đen làm việc trong một cửa hàng ở Montgomery thuộc tiểu bang Alabama, từ sở làm đi xe buýt về nhà. Theo luật địa phương đối với dân da đen, bà phải ngồi ở nửa đằng sau xe. Khi xe buýt đã đầy nhóc những hành khách thì nửa xe ở đằng trước dành cho người da trắng lại không đủ chỗ ngồi cho hành khách da trắng. Người tài xế hạ lệnh cho bà Parks phải đứng dậy nhường chỗ cho hành khách da trắng. Bà từ chối không chịu đứng dậy và ngay sau đó bà bị bắt.

Việc bắt bớ bà Park khiến cho người da đen tẩy chay không đi xe buýt ở Montgomery. Họ nhất định không chịu đi xe buýt cho tới khi nào người da đen được đối xử bình đẳng như là tất cả những hành khách khác. Một nhân vật lãnh đạo trong vụ tẩy chay xe buýt ở Montgomery là một người da đen, sau này trở thành một trong những nhân vật danh tiếng trong thập niên 1960. Đó là Tiến sĩ Martin Luther King, và đó cũng là một vị mục sư của giáo phái Baptist. Tiến sĩ Luther King cùng với một số người khác, da trắng có, da đen có, lãnh đạo nhiều vụ phản đối chống lại sự đối xử bất công đối với người da đen. Là một nhân vật lãnh đạo trong hội lãnh đạo Cơ Đốc miền Nam, tiến sĩ King tranh đấu cho người da đen được đối xử một cách công bằng. Nhưng ông tuyên bố rằng người da đen muốn đạt tới mục đích này và không muốn dùng đến võ lực hay bạo động.



- Ở nhiều nơi đều có việc đối xử bất công đối với người da đen.

Vụ tẩy chay xe buýt ở Montgomery chỉ là hành động đối phó với tình trạng ở trong một tỉnh thôi. Trong nhiều nơi ở miền Nam, đặc biệt là ở các miền viễn Nam, có những tập quán và luật lệ phủ nhận việc đối xử bình đẳng với người da đen. Người da đen bị cấm không được sử dụng khách sạn, quầy ăn cơm trưa, các phòng chờ đợi, các bãi biển và các nơi công cộng khác dành cho người da trắng. Những quyêt định của Tối Cao Pháp Viện chống lại việc tách biệt các trường học cho người da đen và ngườida trắng thì được thi hành rất chậm chạp. Hơn nữa, dưới thời Tổng thống Eisenhower Quốc hội đã cho thông qua nhiều đạo luật về dân quyền, ấy thế mà ở nhiều nơi ở miền Nam dân da đen vẫn còn bị ngăn chặn không cho đi bầu.

Ngoài ra, không phải chỉ ở miền Nam mà còn ở nhiều nơi khác, người da đen vẫn còn bị giới hạn không được làm một số công việc, và bị giới hạn không được ở trong một số khu vực. Vì nhiều người da đen không đạt được trình độ học vấn đầy đủ nên họ không thể nào kiếm được công việc làm có đồng lương khá hơn. Lợi tức kém, khiến họ phải sinh sống trong những căn nhà nghèo nàn.

- Những đòi hỏi đựoc đối xử bình đẳng của người da đen lan rộng ra toàn quốc.

Vào đầu thập niên 1960, toàn quốc chú ý đến việc càng ngày càng có thêm các cuộc biểu tình tranh đấu cho dân quyền. Đây là những cuộc tuần hành phản kháng trong đó có những cuộc tuần hành vô cùng lớn nhưng rất có trật tự tiến về thủ đô Hoa Thịnh Đốn. Những hình thức biểu tình khác là các cuộc tẩy chay, “đi tự do”, “ngồi lỳ”, và mang biểu ngữ đi lại vây quanh một nơi nào. Nhiều người da trắng ủng hộ cuộc tranh đấu của người da đen cũng tham dự các cuộc phản đối này, mà ngay cả các tỉnh miền Tâyvà miền Bắc cũng có nữa. Đôi khi có xảy ra một vài vụ hỗn loạn và bạo động.

Lúc đầu trong nhiệm kỳ của Tổng thống Kennedy, tu chính án thứ 23 được chấp thuận. Tu chính án này cho phép dân chúng cư ngụ ở Hoa Thịnh Đốn mà phần lớn là người da đen được đi bầu trong các cuộc bầu cử Tổng thống. Năm 1962, Quốc hội lại chấp thuận tu chính án thứ 24, mà sau này vào năm 1964, tu chính án này trở thành một phần của Hiến pháp. Tu chính án này qui định rằng sẽ không có một cử tri nào bị ngăn chặn không được đi bầu trong các cuộc bầu cử tuyển chọn người đại diện vào chính quyền Liên bang chỉ vì họ đã không đóng “thuế bầu cử hay một loại thuế nào khác”. Vì rằng từ lâu, đây là cách thức ngăn chặn không cho người da đen đi bầu, tu chính án thứ 24 là một sự ủng hộ mạnh mẽ cho quyền đi bầu của người da đen.

Tổng thống Kennedy đề nghị một số dự luật dân quyền lên Quốc hội, nhưng trước khi Quốc hội có quyết định về các dự luật này thì một biến cố ghê góm xảy ra.



- Tổng thống Kennedy bị ám sát

Ngày 22 tháng 11 năm 1963, Tổng thống Kennedy đi viếng thăm thành phố Dallas ở Texas. Ngay khi xe của ông đi dọc theo đường phố thì có những phát súng nhắm bắn vào Tổng thống. Ông Kennedy ngả vào trong cánh tay của bà vợ ngồi bên cạnh đó, và gần như ông đã trút hơi thở cuối cùng liền ngay sau đó. Cảnh sát thành phố Dallas bắt được một thanh niên trẻ tên là Lee Harvey Oswald. Hai ngày sau đó, Cawald được đưa tới một nhà giam khác và dọc đường hắn bị một người điều khiển hộp đêm ở Dallas bắn chết.

Phó Tổng thống Lyndon B. Johnson đi trong một chiếc xe hơi khác theo sau Tổng thống Kennedy. Sau khi xảy ra vụ ám sát này chừng hai giờ, ông tuyên thệ nhậm chức Tổng thống, và lập tức ông bay về thủ đô Hoa Thịnh Đốn. Cùng một lúc, toàn quốc đau buồn thương tiếc vì cái chết của Tổng thống John F. Kennedy thì ông Lyndon B. Johnson đảm nhận chức vụ Tổng thống. Vốn là người sinh đẻ ở Texas, khi lên làm Tổng thống, ông Johnson được 50 tuổi. Sau khi phục vụ nhiều nhiệm kỳ ở Thượng viện, năm 1948, ông được đắc cửvào Thượng viện. Năm 1953, ông Johnson trở thành lãnh tụ của đảng Dân chủ ở Thượng viện, và ở chức vụ này, ông đã tỏ ra một trong những chính trị gia tài giỏi của đất nước.

- Ông Lyndon Johnson thắng cử trong kỳ bầu cử Tổng thống vào năm 1964.

Trong năm đầu ở tòa Bạch Ốc, Tổng thống Johnson theo đuổi đường lối mà cố Tổng thống Kennedy đã vạch ra. Mùa hè năm 1964, ông Johnson lại được đảng Dân chủ đề cử làm ứng cử viên Tổng thống. Đồng thời, đảng Dân chủ cũng chọn ông Humphrey, thượng nghị sĩ thuộc tiểubang Minnesota, làm ứng cử viên Phó Tổng thống . Đảng Cộng hòa đề cử ông Barry Goldwater, thượng nghị sĩ thuộc tiểu bang Arizona, và Dân biểu Eilliam E. Miller thuộc tiểu bang New York ra tranh cử kỳ bầu cử này. Tổng thống Johnson thắng cử với đại đa số phiếu. Số phiếu cử tri mà ông chiếm được nhiều hơn số phiếu dồn cho ứng cử viên đảng Cộng Hòa là 15 triệu. Và đại diện cử tri 44 tiểu bang và thủ đô Hoa Thịnh Đốn gồm 468 phiếu bầu đều dồn cho ông, trong khi đó chỉ có 6 tiểu bang với 52 phiếu đại biểu cử tri dồn cho ông Goldwater.



- Tổng thống Johnson đề nghị những biện pháp mới.

Vốn đã từng là lãnh tụ ở Thượng viện, Tổng thống Johnson biết dùng ảnh hưởng của ông để cho Quốc hội thông qua các dự luật mà ông đề nghị. Một điều lợi nữa là đảng Dân chủ chiếm đại đa số ở trong Hạ viện cũng như ở Thượng viện. Kết quả là Quốc hội cho thông qua nhiều đạo luật quan trọng.

Tổng thống Johnson đềnghị và được Quốc hội cho thông qua nhiều đạo luật để thiết lập cái mà ông gọi là “Đại xã hội”. Một trong những đạo luật này là đạo luật về cơ hội kinh tế năm 1964. Mục đích của đạo luật này là giúp đỡ thanh niên nam nữ không còn đi học và cũng không có công ăn việc làm bằng cách huấn nghệ cho họ. Ngoài ra, Tổng thống còn đềnghị và được Quốc hội cho thông qua nhiều đạo luật theo đó thì chính phủ Liên bang sẽ trợ cấp tài chánh cho các trường trung tiểu học và đại học. Ngoài ra Quốc hội còn cho thông qua dự luật về bảo hiểm y tế cho những người già trên 65 tuổi. Khi Quốc hội cho thông qua dự luật này và được áp dụng vào năm 1966, thì có tới 19 triệu người Hoa Kỳ được thụ hưởng lợi ích của chương trình này.

- Những đạo luật mới về dân quyền được thông qua.

Sau khi ông Lyndon Johnson trở thành Tổng thống, Quốc hội ban hành các đạo luật về dân quyền mà nòng cốt là các đạo luật do Tổng thống Kennedy đã đề nghị trước kia. Luật dân quyền năm 1964 bảo vệ tất cả mọi người dân đủ điều kiện bầu cử, và cấm các ông chủ sử dụng những phương cách bất công trong việc thuê mướn nhân công. Đồng thời, luật này cũng qui định rằng tất cả mọi người được phép sử dụng các nơi công cộng như là khách sạn, nhà hàng, quầy bán cơm trưa, tiệm bán đồ, rạp hát, công viên và các sân vận động thể thao thể dục.

Quốc hội còn ban hành một đạo luật dân quyền khác nữa do Tổng thống Johnson đề nghị, đó là luật về quyền bầu cử được đề nghị vào năm 1965. Luật này vít kín các kẻ hở của các luật về dân quyền trước kia, và như vậy là bảo đảm tất cả các công dân đủ tư cách kể cả người da đen được quyền đi bầu. Quyền đi bầu không còn bị giới hạn nữa.

- Quốc hội tiến thêm nnhiều bước nữa.

Năm 1965 và 1966, Quốc hội lại cho thiết lập thêm một số bộ mới nữa. Bộ thứ 11 trong nội các là Bộ Phát Triển Đô Thị Và Nhà Cửa. Vị Bộ trưởng đầu tiên của Bộ này được Tổng thống Johnson bổ nhậm là một người da đen, ông Robert C. Weaver, người có rất nhiều kinh nghiệm về loại công việc của bộ mới này, mà ông phải đảm nhận. Năm 1966, Quốc hội lại cho thiết lập thêm Bộ Giao Thông Và Chuyển Vận để thêm vào Nội các. Hơn 30 phòng sở của Chính phủ Liên bang thuộc các ngành hàng không, hỏa xa và xa lộ được thâu gồm vào trong bộ mới này.

Đồng thời, Quốc hội còn chấp thuận tu chính án thứ 25 để cho thêm vào hiến pháp, tu chính án này cho phép Tổng thống được chỉ định ngườivào làm việc tại văn phòng Phó Tổng thống. Tu chính án này cũng qui định rõ ràng về bổn phận và của chức vụ Tổng thống. Khi nào Tổng thống bị đau yếu hay vì những lý do khác mà không thi hành được nhiệm vụ thì Phó Tổng thống có thể đảm nhiệm chức vụ này. Sau khi được các tiểu bang phê chuẩn, tu chính án thứ 25 trở lên có hiệu lực vào tháng 2 năm 1967.

Tu chính án thứ 25 được sử dụng lần đầu tiên vào năm 1973. Trong năm này, sau khi bị tố cáo về những hành động sai quấy, Phó Tổng thống Spiro Agnew phải từ chức, Tổng thống Nixon đề cử ông Gerald Ford, lãnh tụ của đảng Cộng Hòa ở Hạ viện, vào giữ chức vụ này. Ông Ford được Hạ và Thượng viện xác nhận vàtrở thành Phó Tổng thống vào ngày 6 tháng 12 năm 1973.




tải về 1.69 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   17   18   19   20   21   22   23   24   25




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương