* howard b. Wilder robert p. Ludlum harriett mc. Cune brown


- Kế hoạch New Deal chấp thuận luật lệ lao động



tải về 1.69 Mb.
trang18/25
Chuyển đổi dữ liệu04.08.2016
Kích1.69 Mb.
#12266
1   ...   14   15   16   17   18   19   20   21   ...   25

- Kế hoạch New Deal chấp thuận luật lệ lao động.

Trong thập niên 1930, Quốc hội cho thông qua nhiều đạo luật để đưa nhân dân Hoa Kỳ ra khỏi cuộc khủng hoảng, trong đó có nhiều luật lệ (giống như luật bảo đảm trương mục tiết kiệm của dân chúng) cho đến ngày nay vẫn còn quan trọng. Và trong các luật lệ này có hai đạo luật ấn định quyền lợi của anh em công nhân. Tổng thống Roosevelt tin rằng quyền tự do nhập nghiệp đoàn và điều đình tập thể với giới chủ nhân của anh em công nhân phải được bảo vệ. Năm 1935, Quốc hội cho thông qua luật quan hệ lao động quốc gia (The National Labor Relations Act) thường còn được gọi là luật Wagner qui định rằng chính phủ phải bảo vệ những quyền tự do này của anh em công nhân.

Tổng thống Roosevelt cho rằng nếu nâng cao đồng lương của anh em công nhân và giảm số giờ làm việc để có thêm việc làm cho nhiều người khác thì đất nước sẽ được thịnh vượng hơn. Đạo luật ấn định về lương bổng và số giờ làm việc của công nhân được thông qua vào năm 1938, ấn định rằng số giờ làm việc hàng tuần của tất cả những người làm việc chế tạo hàng hóa được đem bán ra ở ngoài tiểu bang sản xuất được giới hạn là 40 giờ một tuần. Luật này cũng quy định rằng giá lương tối thiểu của một công nhân là 40 xu một giờ (từ đó tới nay giá lương tối thiểu đã được tăng nhiều). Nếu một người làm việc hơn 40 giờ một tuần thì những giờ thêm này phải được trả cao hơn (giờ phụ trội).

- Thông qua luật an ninh xã hội.

Một trong những đạo luật quan trong nhất được thông qua dưới thời Tổng thống Roosevelt là đạo luật về an ninh xã hội được thông qua vào năm 1935. Đã từ nhiều năm, có nhiều người đặt ra vấ nđề "Nếu chẳng may tôi bị mất công việc làm mà tôi không thể kiếm được một công việc khác liền ngay sau đó thì tôi và gia đình tôi sẽ ra sao ? Hya là cho rằng tôi may mắn vẫn còn giữ được việc làm, nhưng tới khi tôi gài rồi không làm việc được nữa thì tôi sẽ làm gì ? Tôi đã không có thể dành dụm đủ tiền để lo cho vợ chồng tôi vào lúc tuổi già." Đây là những vấn đề nghiêm trọng đều có thể ảnh hưởng đến bất cứ người nào.

Quốc hội thông qua luật an ninh xã hội với niềm tin rằng người dân sẽ được bảo vệ vào những khi lâm cảnh thất nghiệp cũng như lúc tuổi già. Luật này qui định việc trả lương từ ba tới bốn tháng cho anh em công nhân chẳng may không còn được làm việc nữa. Khi người công nhân về hưu, hàng tháng họ vẫn được lãnh một số tiền cho đến khi chết. Để có tiền thực hiện được như vậy, chính phủ cho trích một số phần trăm lương của công nhân, mà giới chủ nhân cũng phải đóng góp một số tiền bằng như vậy. Các tiểu bang phải cộng tác với chính phủ Liên bang trong công việc trẻ tiền thất nghiệp. Tuy nhiên, việc bảo hiểm tuổi già là trách nhiệm của chính phủ Liên bang.

- Chính sách New Deal giúp việc bảo vệ tài nguyên thiên nhiên.

Gio61ng như Tổng thống Theodare Roosevelt trước kia, Tổng thống Franklin D. Roosevelt cũng rất chú ý đến việc bảo vệ tài nguyên thiên nhiên. Nhiều đạo luật được thông qua để trợ giúp giới nông dân trong đó có cả kế hoạch bảo vệ đất đai. Tổ chức C.C.C (Đoàn bảo vệ dân sự) cung cấp công ăn việc làm cho nhiều thanh niên đồng thời cũng là để bảo vệ các rừng cây. Việc xây đập Grand Coulee không những đã tạo nên được công ăn việc làm mà còn chặn đứng được nạn lụt, và dẫn nước vào cả một khu ruộng đất rộng lớn để trồng trọt.

Dự án quan trọng trong thời ban hành chính sách New deal là dự án quản trị thung lũng sông Tennessee (The Tennessee Valley Authority) T.V.A. Dự án T.V.A là một dự án dài hạn nhằm cải thiện toàn thể vùng đất rộng lớn bao gồm các vùng của 7 tiểu bang miền Nam. Kế hoạch T.V.A là nhằm chặn đứng nạn lụt, dẫn nước vào ruộng cày cấy, bảo vệ đất đai và cung cấp điện lực.

- Chính sách New Deal làm tăng thêm tổn phí và quyền lực của chính phủ Liên bang.

Muốn thực hiện được những chương trình cải cách của chính sách Ne Deal thì chính phủ phải cho thiết lập các cơ quan mới. Các cơ quan này (hay là các Hội Đồng Quản Trị) phải mướn thêm hàng ngàn công nhân và phải chi tiêu những khoản tiền lớn lao. Tại Washington D.C, các phòng,các bộ đều được mở rộng. Nhiều người Hoa Kỳ chỉ trích chính sách New Deal vì tốn phí quá nhiều tiền nên chính phủ phải nợ nhiều. Những người này cho rằng chính phủ can thiệp quá nhiều vào công việc làm ăn của dân chúng. Thí dụ như chương trình TVA đã bị chỉ trích rằng chương trình này gây nên một sự cạnh tranh một cách bất công giữa các công ty tư nhân. Những người chỉ trích chính sách New Deal cho rằng các hội đồng quản trị và các văn phòng Washington cai trị đất nước. Hơn nữa, người ta còn tố các Tổng thống Roosevelt là củng cố chính quyền mạnh để duy trì việc nắm quyền của Đảng Dân Chủ.Thực ra, những lời chỉ trích chính sách New Deal đều nhằm vào cá nah6n Tổng thống Roosevelt. Nhưng đồng thời Tổng thống Roosevelt cũng có những người thán phục và ủng hộ, đặc biệt nhất là anh em lao động. Tổng thống Roosevelt tái cử vào năm 1936, và ông đắc cử trong năm này. Đại biểu cử tri của hầu hết các tiểu bang đều bầu cho ông, trừ hai tiểu bang Maine và Vermont. Bốn năm sau ông lại đắc cử lần thứ ba. Một vị Tổng thống độc nhất trong lịch sử Hoa Kỳ đắc cử hơn hai nhiệm kỳ.

Dĩ nhiên là ngày nay chúng ta có tu chính án thứ 22 không cho một vị Tổng thống nào được phục vụ hơn hai nhiệm kỳ, nhưng mãi đến năm 1951, Quốc hội mới thông qua tu chính án này.

- Tổng thống Roosevelt chiếm một chỗ ngồi xứng đáng trong lịch sử.

Tổng thống Roosevelt lại được đắc cử nhiệm kì thứ 4 vào năm 1944, nhưng vài tháng sau đó ông từ trần một cách đột ngột. Chúng ta sẽ thấy rằng cuộc Đệ Nhị Thế Chiến gần đến ngày chấm dứt thì Tổng thống Roosevelt bị kiệt sức vì những trách nhiệm nặng nề đè nặng lên hai vai ông đã từ nhiều năm.

Nhân dân vô cùng thương tiếc Tổng thống Franklin D. Roosevelt giống như nhân dân hời thập niên 1830 thương mến Tổng thống Andrew Jackson vậy. Roosevelt có lẽ là vị Tổng thống được nhân dân Hoa Kỳ yêu thương nhất, mà cũng là vị Tổng thống bị dân chúng ghét nhiều nhất. Dù sự phán xét của lịch sử như thế nào đi nữa thì nah6n dân Hoa Kỳ vẫn nhớ đến ông là một lãnh đạo của đất nước suốt trong thời kỳ khủng hoảng và suốt torng trận Đệ Nhị Thế Chiến.

Biến cố thế giới chấm dứt, chính sách New Deal của Tổng thống Roosevelt cũng như Đệ Nhất Thế chiến trước kia đã chấm dứt các chương trình cải cách "Tân Tự Do" của Tổng thống Woodrow Wilson. Nhưng trước khi tìm hiểu sự việc xảy ra như thế nào, chúng ta hãy quay trở lại tìm xem những gì đã xảy ra ở Âu châu và ở Á châu từ khi Đệ Nhất Thế Chiến chấm dứt.



PHẦN III

SAU ĐỆ NHẤT THẾ CHIẾN, NHỮNG BIẾN CỐ NÀO

ĐÃ TIÊU HỦY HY VỌNG HÒA BÌNH THẾ GIỚI ?

SAU ĐỆ NHẤT THẾ CHIẾN, NHỮNG CỐ GẮNG HÒA BÌNH LẠI BỊ NAO NÚNG.

Sau khi Đệ Nhất Thế Chiến chấm dứt thì Hoa Kỳ là cường quốc độc nhất lại trở nên hùng mạnh hơn trước. Tổng thống Woodrow Wilson cố gắng cổ võ để thiết lập Hội Quốc Liên hầu kiến tạo một thế giới hòa bình tốt đẹp hơn. Cho nên lẽ tự nhiên là nhân dân thế giới coi Hoa Kỳ như là một cường quốc lãnh đạo thế giới. Tuy nhiên, sau Đệ Nhất Thế Chiến, có nhiều người Hoa Kỳ lại không thích Hoa Kỳ đảm nhận trách nhiệm lãnh đạo thế giới. Họ muốn quay về với quyền lợi và hoạt động ở trong nước, và để mặc cho các quốc gia khác lo giải quyết các công việc của họ.

- Hoa Kỳ tham dự vào các hoạt động hòa bình.

Tuy nhiên, nếu nghĩ rằng Hoa Kỳ không quan tâm đến các phong trào hòa bình trong các thập niên 1920 và 1930 thì thật là một điều nhầm lẫn. Chính phủ Hoa Kỳ cũng như nhân dân Hoa Kỳ vẫn tiếp tục hoạt động cho hào bình thế giới. Có những người Hoa Kỳ giữ chức vụ thẩm phán tại tòa án quốc tế. Dù không phải là hội viên Hội Quốc Liên, nhưng Hoa Kỳ cũng góp phần cố gắng vào các công cuộc kiểm soát việc lưu hành dược phẩm quốc tế và việc cải thiện tình trạng làm việc của anh em lao động thế giới. Không có quốc gia nào quan tâm nhiều hơn Hoa Kỳ trong việc duy trì hòa bình thế giới.



- Hoa Kỳ là quốc gia đi tiên phong trong việc tài giảm Hải quân.

Hoa Kỳ là quốc gia tích cực hoạt động trong phong trào hòa bình để tài giảm binh bị. Năm 1921, nhiều cường quốc được mời đến họp ở Washington để thảo luận về vấn đề tài giảm hải quân. Tại hội ngị Washington, Tổng trưởng Ngoại giao Hoa Kỳ là ông Charles Evans Hughes tuyên bố rằng chính phủ Hoa Kỳ sẽ rút giảm lực lượng hải quân, nếu các quốc gia khác cũng làm như vậy. Kết quả của hội nghị này là Hoa Kỳ, Anh, Pháp, Nhật và Ý đều đồng thỏa thuận giới hạn con số chiến tàu lớn nhất của mỗi nước.

Tại hội nghị London vào năm 1930, các cường quốc lại đạt một thỏa hiệp khác về việc giới hạn lực lượng hải quân của mỗi nước. Tuy nhiên, chỉ ít năm sau, các kế hoạch tài giảm binh này lại bị bỏ rơi. Đức quốc không cần biết đến hòa ước Versaille và bắt đầu tái võ trang, thiết lập quân đội và hải quân. Nhật Bản rút lui khỏi các thỏa hiệp tài giảm binh bị. Các quốc gia khác cho rằng trong trường hợp chiến tranh bùng nổ thì họ cần phải có lực lượng vũ trang hùng mạnh. Các quốc gia bắt đầu tái vũ trang.

Các thỏa hiệp về tài giảm binh bị hay là giải quyết các tranh chấp bằng những phương pháp hòa bình rất ít có giá trị trừ khi :

1/ các quốc gia liên hệ muốn tuân hành những thỏa hiệp này.

2/ Phải có một vài phương pháp bắt buộc các quốc gia liên hệ phải tuân hành các thỏa hiệp này.

Nhưng Hội Quốc Liên không có đủ quyền lực để duy trì hòa bình.

NHIỀU CHÍNH QUYỀN MỚI ĐƯỢC THÀNH LẬP.

Một cuộc đại chiến đã làm đảo lộn thế giới giống như một tiếng nổ mạnh tàn phá một tòa nhà. Sau chiến tranh, các quốc gia thường cần phải tái thiết giống như một tòa nhà sua khi bị thiệt hại vì một vụ nổ cần phải được sửa chữa. Nhưng các quốc gia có thể nào phục hồi giống như trước được không ? Cũng như có thể nào người ta có thể tái thiết một căn nhà theo đúng những đường nét trước kia không ? Sau Đệ Nhất Thế Chiến, dân chúng của một vài quốc gia muốn trở lại tình trạng trước khi có chiến tranh. Dân chúng các quốc gia này chỉ muốn được sống trong hòa bình. Nhưng ở nhiều quốc gia khác, dân chúng lại cảm thấy bất mãn cay đắng. Khi mà nhân dân của một quốc gia bất mãn thì họ thường có khuynh hướng nghe theo các nhà lãnh đạo hứa hẹn đem lại cho tình trạng tốt đẹp hơn. Người ta có thể thuyết phục họ để thay đổi hình thức mới của chính quyền ở nước họ. Đệ Nhất Thế Chiến đã làm cho ba quốc gia quan trọng như Nga, Đức, và Ý thay đổi chính quyền như vậy.

- Nước Nga thiết lập tân chính quyền và lối sống mới.

Trước hết phải nói đến sự thay đổi ở Nga là sự thay đổi lớn hơn tất cả. Năm 1917, trong khi Đệ Nhất Thế Chiến còn đang ở trong giai đoạn quyết liệt thì nhân dân Nga nổi loạn lật đổ Chính phủ và bắt giam Nga hoàng. Cuối năm 1917, một chín hđảng nhỏ gọi là đảng Bôn-sơ-vích sử dụng võ lực lật đổ chính quyền mà trước kia đã lật đổ chính quyền Nga hoàng. Đảng Bôn-sơ-vích thiết lập chế độ độc tài Cộng sản và áp đặt lối sống của họ lên toàn thể nhân dân Nga. Danh xưng của nước Nga cũng được đổi lại là Cộng hòa Liên bang Xô Viết và thường viết tắt là USSR (The Union of Soviet Socialist Republics) hay Liên bang Sô Viết (Soviet Union).

Chiếm được chính quyền, người Cộng sản cũng chưa chịu ngừng lại. Họ muốn thực hiện một sự thay đổi lớn lao trong lề lối sinh sống của nhân dân Nga. Như các bạn đã biết, ở Hoa Kỳ thì ruộng đất, hầm mỏ và các tài nguyên thiên nhiên đều do tư nhân làm chủ. Một người hay một nhóm người làm chủ và điều hành các đường xe lửa và các phương tiện chuyển vận khác. Đồng thời tư nhân cũng làm chủ các xí nghiệp, các nhà ngân hàng và các cơ sở kinh doanh. Hệ thống tư hữu này gọi là chủ nghĩa tư bản hay là hệ thống tự do kinh doanh.

Người Cộng sản hủy diệt hệ thống tư hữu. Tại Liên bang Sô Viết ngày nay, chính quyền làm chủ và quản trị các xí nghiệp, nông trại, đường xe lửa, hầm mỏ, các cửa tiệm, báo chí và nhà thương. Dân chúng làm việc cho chính phủ. Hệ thống này gọi là chủ nghĩa Cộng sản, vì rằng tất cả các xí nghiệp, các cơ sở kinh doanh, tất cả đều là của chung do nhân dân làm chủ. Tuy nhiên, trong thực tế, ở Liên Xô tất cả mọi thứ đều nằm trong tay kiểm soát của một nhóm nhỏ, những người lãnh đạo chính phủ, đồng thời những người này cũng là các nhà lãnh đạo Đảng Cộng sản. Dân chúng ở Liên Xô không được tự do hoạt động các công việc kinh doanh và cũng không được quyền chọn công ăn việc làm theo ý muốn.

Hơn nữa, nhân dân Liên Xô không có quyền tự do như là tự do ngôn luận và tự do báo chí, những thứ tự do rất cần và có ý nghĩa đối với người Hoa Kỳ cũng như đối với nhân dân các nước dân chủ khác. Người Nga gỏi hệ thống của họ là hệ thống cộng hòa dân chủ nhân dân, nhưng nó không dân chủ như chúng ta thường nghĩ. Ở Nga cũng có những cuộc bầu cử, nhưng dân chúng chỉ có thể bầu cho các ứng cử viên của đảng Cộng sản đưa ra mà thôi.

- Tân chính phủ được thành lập ở Ý.

Các nhà lãnh đạo Cộng sản đã mạnh dạn tuyên bố rằng công cuộc chiếm chính quyền của Cộng sản ở Nga chỉ là một bước đầu trong cuộc cách mạng sẽ bao trùm tòan thế giới. Vì sợ rằng việc này có thể xảy ra cho nên nhân dân các quốc gia khác lại sẵn sàng nghe theo các nhà lãnh đạo hứa là họ sẽ cứu thoát khỏi chủ nghĩa Cộng sản. Tại Ý Đại Lợi, Benito Mussolini đã lợi dụng sự sợ hãi của dân chúng mà tạo cho ông ta thành người có uy quyền nhất trong nước. Ông ta thuyết phục nhân dân Ý rằng chủ nghĩa Cộng sản có thể lan tràn sang Ý, và rằng ông ta có thể cứu nhân dân Ý thoát khỏi chủ nghĩa Cộng sản.

Năm 1922, Mussolini và những người cùng đảng với ông – gọi là Đảng Phát xít – chiếm chính quyền. Ý Đại Lợi vẫn còn có vua, nhưng chỉ là nhân vật tượng trưng không có quyền hành gì cả. Đảng Phát xít nắm quyền kiểm soát ở nước Ý, và Mussolini lãnh tụ đảng Phát xít, kiểm soát các đảnh viên Phát xít. Như Mussolini trở thành nhà độc tài ở Ý. Những người chống đối Mussolini và đảng Mussolini thì bị bắt bỏ tù, bị giết hay bị đuổi ra khỏi nước. Nhân dân Ý được nhồi sọ rằng dưới sự lãnh đạo của đảng Phát xít, nước Ý trở thành một đại cường. Mussolini chi rất nhiều tiền để thiết lập quân đội, hải quân và không quân, vì rằng độc tài phải tùy thuộc vào sức mạnh để duy trì quyền lực.

- Đức quốc xã lên nắm chính quyền ở Đức.

Đức quốc là một quốc gia khác mà bất mãn đã làm cho tình hình trong nước biến đổi. Khi Đệ Nhất Thế Chiến chấm dứt, người Đức thiết lập chế độ Cộng hòa có hiến pháp, có tổng thống và có quốc hội. Nhưng nhân dân Đức lại lại không được tham dự vào chính quyền. Không có dân tộc nào lại chỉ học hỏi theo lối sinh hoạt dân chủ trong vài năm. Vì thế nền Cộng hòa Đức đã không tiến hành tốt đẹp. Điều không may là có nhiều người Đức lại coi chế độ Cộng hòa mới này có liên hệ với cuộc đại bại trong trận Đệ Nhất Thế Chiến và coi hòa ước Versaille là đáng ghét. Ở trong chương XXIX, chúng ta đã thấy là Đức can tội gây ra trận Đệ Nhất Thế Chiến và bị cắt giảm quyền lực, tài nguyên và lãnh thộ. Dù cho gặp những trở ngại trên đi nữa, nhưng nếu Đức không gặp phải lúc khó khăn thì có lẽ chế độ Cộng hòa ở Đức đã thành công. Trong những năm hậu chiến, nhiều người Đức không sao kiếm được công ăn việc làm. Rồi lại trong thời kỳ khủng hoảng kinh tế thế giới vào đầu thập niên 1930, tình trạng còn tệ hại hơn thế nhiều.

Lợi dụng sự bất mãn lan tràn khắp thế giới, một nhà độc tài nhảy ra nắm chính quyền vào năm 1933 rất giống như là Mussolini đã làm ở Ý. Nhà độc tài này ở Đức là Adolf Hitler và những người theo ông gọi là Đảng Đức quốc xã. Hitler hứa hẹn với nhân dân Đức rằng ông sẽ phục hồi nước Đức thành một cường quốc và thâu hồi lại tất cả đất đai đã mất. Để thực hiện tham vọng này, Hitler bắt đầu tái võ trang nước Đức, và thiết lập các nhà máy chế tạo các vật liệu chiến tranh.

Dưới thời Hitler, người Đức lại một lần nữa trở thành một dân tộc đầy hãnh diện với những hy vọng lớn hướng về tương lai. Nhưng muốn đạt được như vậy, Đức đã phảii trả một giá quá đắt. Nhân dân Đức không còn một chút ít gì là tự do nữa. Những người không đồng chính kiến với Hitler không dám nói lên ý nghĩ của mình. Nhiều người sống trong đe dọa của mật vụ Đức quốc xã. Đức quốc xã bỏ tù, tra tấn, giết hại, hay đuổi ra khỏi Đức bất kì ai dám nói ra những gì chống đối họ. Đặc biệt nhất là họ đối xử rất tàn ác với những người Do Thái, những người bị họ cho là đã gây ra mọi xáo trộn ở Đức. Người Do Thái bị tước đoạt hết tài sản và hàng ngàn người bị đưa đi các trại tập trung, bị bỏ đói và bị hành hạ cho đến chết. Khi Đệ Nhị Thế Chiến sắp chấm dứt, tính ra có tới chừng 6 triệu người Do Thái ở Âu châu bị Đức quốc xã giết hại.

CÁC QUỐC GIA NHIỀU THAM VỌNG LÀM CHO THẾ GIỚI BỊ XÁO TRỘN.

Muốn cho đất nước được giàu mạnh thì mỗi người nam cũng như người nữ trong nước đều phải làm việc. Đất nước cũng cần phải có hầm mỏ, các nhà máy, xí nghiệp, nông trại và rừng cây. Nếu không có những thứ cần thiết trên đây thì quốc gia có nhiều tham vọng có thể tính đến chuyện chiếm đất của các quốc gia láng giềng. Các quốc gia tham vọng này cũng có thể đánh chiếm các vùngđất xa xôi để làm thuộc địa. Nếu một quốc gia muốn bành trướng mở rộng theo cách này thì thường quốc gia đó hãy tìm cớ để chiếm những gì má họ mong muốn. Nếu cần, quốc gia đó có thể gây chiến để tạo ra cơ hội chiếm đất đai của quốc gia khác.



- Nhật Bản khởi sự chinh phục Trung Hoa.

Sau Đệ Nhất Thế Chiến, có một số quốc gia thiếu đất đai. Quốc gia đầu tiên gây rối loạn vì thiếu đất đai là Nhật Bản. Như chúng ta đã thấy ở chương XXIX, Nhật Bản rấ muốn chinh phục Trung Hoa. Phe quân nhân hiếu chiến thắng thế, đẩy lùi phe ôn hòa ra khỏi chính quyền Nhật. Lúc đó Nhật đã chiếm được đảo Đài Loan, một số hòn đảo ở ngoài khơi Thái Bình Dương, và cả Triều Tiên ở Lục địa Á châu nữa.

Rồi thì không báo trước, cuối năm 1931, quân đội Nhật tiến vào Mãn Châu, vùng đất nằm ở phía Bắc Trung Hoa. Trong một thời gian ngắn, Nhật đã biến Mãn Châu thành một nước gọi là Mãn Châu quốc, nằm dưới quyền kiểm soát của Nhật. Thế cũng chưa đủ, năm 1937, lấy cớ là bị người Trung Hoa nổ súng bắn vào quân Nhật, Nhật cho quân tiến vào Trung Hoa.

- Đức và Ý cũng muốn chiếm thêm đất.

Đức và Ý cũng muốn chiếm thêm đất. Bị đánh bại trong trận Đệ Nhất Thế Chiến, Đức không những bị tước đoạt hết các thuộc địa mà còn bị cắt xén một số lãnh thổ ở Âu châu. Về phần Ý, dù là một quốc gia chiến thắng nhưng lại nhận được ít hơn là Ý đã yêu sách. Nhìn thấy Nhật thành công ở Trung Hoa, các nhà độc tài của các quốc gia bất mãn này cũng khởi sự chiếm đoạt những gì họ mong muốn.



- Nước mạnh tấn công nước yếu.

Chẳng hạn như ông Mussolini luôn mở rộng đế quốc ở Châu Phi. Năm 1935, ông cho quân tràn vào vương quốc Ethiopia ở Châu Phi. Vài tháng sau, hoàng đế Haile Selassie bị lật đổ. Ethiopia trở thành một phần của đế quốc Ý.

Về phần Đức, Đức cũng đánh chiếm các quốc gia láng giềng. Theo hòa ước Versaille, Đức chỉ được quyền duy trì một đạo quân nhỏ. Hơn nữa, cũng theo hòa ước này thì Đức không được đóng quân ở trong vùng đất dọc theo sông Rhine nằm giữa nước Đức và nước Pháp. Nhưng Hitler không cần biết đến điều khoản này. Năm 1936, ông cho gửi quân tràn vào vùng đất dọc theo sông Rhine.

Sau đó ông còn làm những gì khác nữa ? Áo và Tiệp Khắc là hai nước nhỏ ở phía Nam và phía Đông nước Đức. Cả hải quốc gia này đều có những nhóm người cho rằng nếu Áo hay Tiệp trở thành một phần của Đức quốc thì số phận của họ sẽ tốt đẹp hơn. Hitler đã biến quyền lợi của những người này thành một cái cớ để đem quân vào Áo và Tiệp, trước hết là để duy trì trật tự, rồi sát nhập các nướ này vào đại Đức. Chẳng bao lâu, ông lại thực hiện kế hoạch giống như vậy với Ba Lan.



- Tại sao các quốc gia khác lại để cho các quốc gia này chinh phục như vậy ?

Các nước nhỏ như Ethiopia, Áo và Tiệp Khắc không thể nào chống nổi các quốc gia hùng mạnh như Ý và Đức được. Nhưng các cường quốc Âu châu khác đã làm gì trong khi Ý và Đức lần lượt nuốt hết các nước nhỏ này đến nước nhỏ khác ?

Có lẽ Anh, Pháp, Nga đã có thể ngăn chặn không cho Ý và Đức đánh chiếm các quốc gia khác. Nhưng nhân dân của các quốc gia này đã từng gặp phải chiến tranh từ năm 1914 đến 1918. Họ không muốn có chiế ntranh nữa. Hơn nữa, Anh và Pháp lại không chuẩn bị chiến tranh. Cho nên thà đứng ở ngoài còn hơn là liều mình vào một cuộc chiến tranh khác. Chính sách nhượng bộ các yêu sách của các nhà độc tài gọi là thỏa hiệp vô nguyên tắc.



PHE TRỤC CHIẾN THẮNG TẠI CHÂU ÂU



NHẬT MỞ RỘNG LÃNH THỔ Ở CHÂU Á

- Hội Quốc Liên không có đủ quyền lực để ngăn chặn các cuộc tấn công.

Còn Hội Quốc Liên đã được thành lập để ngăn chặn chiến tranh thì sào ? Một số quốc gia giống như Hoa Kỳ thì lại không là hội viên của Hội Quố Liên. Cả hai nước Đức và Nhật đều lại rút khỏi Hội Quốc Liên vào đầu thập niên 1930 cho nên các quốc gia này không còn bị ràng buộc với các quyết định của Hội nữa. Ngay cả đến các quốc gia hội viên của Hội cũng không sẵn sàng cùng hàn hđộng để thi hành những quyết định của Hội

Nhiều vụ tranh chấp đã được đưa ra Hội Quốc Liên phân xử, và một số đã được giải quyết êm đẹp. Khi Ý tấn công Ethiopia, Hội biểu quyết chặn đứng việc giao thương với Ý. Nhưng một vài quốc gia đã không tuân hành quyết định này. Cho nên biện pháp trừng phạt này đối với các quốc gia gây chiến đã tỏ ra vô ích.

- Một trận chiến khác có thể bùng nổ.

Với tình trạng Đức và Ý quyết định tùy ý muốn đánh chiếm đâu cũng được, với tình trạng Hội Quốc Liên không đủ quyền lực để ngăn chặn các quốc gia hiếu chiến trên đây, thì hình như các quốc gia khác chỉ có một cách để hành động mà thôi. Dần dần và miễn cưỡng, họ phải chuẩn bị để chờ ngày chiến đấu. Hy vọng hòa bình lâu dài đã tan biến không còn nữa. Các thỏa hiệp tài giảm võ trang đã bị bỏ quên. Các nước bắt đầu tăng cường quân lực, đóng thêm tàu chiến, chế thêm phi cơ, xe tăng và súng đạn. Nhưng Đức và Ý vẫn hy vọng ở tương lai. Các quốc gia này đã tái võ trang từ lâu rồi và vẫn tiếp tục chuẩn bị cho chiến tranh.



PHẦN IV

HOA KỲ VÀ CÁC NƯỚC ĐỒNG MINH ĐÃ CHIẾN THẮNG

TRONG TRẬN ĐỆ NHỊ THẾ CHIẾN NHƯ THẾ NÀO ?

- Đệ Nhị Thế Chiến bùng nổ.

Tháng 9 năm 1939, một lần nữa thế giới lại được nghe thấy tiếng gót giày quân đội nện bước ở Âu châu. Lại một lần nữa người ta nghe thấy súng và đại bác nổ vang trời cùng với tiếng gầm thét của những phi cơ nhào lộn thả bom xuống các mục tiêu. Nhân dân Ba Lan ở Âu châu là những người được nghe thấy những tiếng nổ khủng khiếp trước nhất trong thời Đệ Nhị Thế Chiến.

Cuối mùa hè năm 1939, Hitler đòi chiếm giải đất hành lang nằm giữa Đông Phổ và phần đất khác của nước Đức. Đồng thời, Đức và Liên Xô cùng ký một thỏa hiệp trung lập theo đó thì Hitler được tự do hành động không sợ bị Nga can thiệp. Khi yêu sách đòi chiếm hành lang Ba Lan bị từ chối, Hitler giận dữ cho quân tràn vào Ba Lan. Tuy nhiên, lần này Hitler gặp phải chống đối. Ở đây không còn có sự thỏa hiệp vô nguyên tắc như ở Tiệp Khắc nữa. Mặc dù Anh và Pháp đều không chuẩn bị cho chiến tranh, nhưng cả hai nước này đều viện trợ cho Ba Lan và cùng tuyên chiến với Đức vào ngày 3 tháng 9 năm 1939. Quân đội Đức tấn công Ba Lan một cách dữ hội và mau lẹ bằng những trận đánh chớp nhoáng. Ba Lan hoàn toàn bị quân Đức chiếm đóng trước khi viện quân Anh Pháp đến kịp.

- Chiến tranh tràn lan ra khắp cả Tây Âu.

Trong thời gian vài tháng sau khi Đức đánh chiếm được Ba Lan thì rất ít xảy ra các trận đánh . Quân Đức cũng như quân Anh và quân Pháp đều có thủ ở đằng sua chiến tuyến. Nhiều người cho rằng đây là một cuộc chiến tranh giả và tin rằng rất có thể hai bên đã đi đến một thỏa hiệp hòa bình. Nhưng tới mùa xuân năm 1940, Đức quốc xã lại phóng ra một cuộc tấn công khủng khiếp. Na Uy và Đan Mạch bị quân Đức chiếm đóng một cách dễ dàng. Sau đó quân Đức lại tấn công chớp nhoáng vào Bỉ, Hòa Lan và Pháp. Đoàn quân cơ giới của Đức tiến nhanh như vũ bão. Không lực Đức cùng phối hợp với bộ binh và xe tăng tấn công dữ dội và chỉ trong vòng vài tuần là Hòa Lan, Bỉ và Pháp đều phải đầu hàng. Quân Đức còn đuổi theo quân Anh đang lo thoái lui, vượt biển Manche để chạy về nước. Nhưng nhờ cố gắng phi thường mà 338 ngàn quân sĩ Anh và Pháp đáp tàu vượt biển Manche về được Anh quốc.

Hình như sắp đến lượt Anh quốc bị đánh bại. Tuy nhiên, kế hoạch đổ bộ vào Anh của Hitler đã không tiến hành được như ý muốn. Từng làn sóng oanh tạc cơ của Đức bay sang tàn phá Anh quốc. Nhưng các chiến sĩ phi công của không lực Hoàng gia Anh đã chiến thắng anh dũng đoàn oanh tạc cơ của Hitler. Khi Hitler đem toàn thể hạm đội chuyển quân đổ bộ vào Anh quốc thì lại bị đoàn oanh tạc cơ của Không lực Hoàng gia Anh nghiền nát. Từ đó cứ đêm đến thì oanh tạc cơ của Đức lại tiến vào lãnh thổ Anh không tập. Hầu như trong cuộc chiến này, nhân dân Anh đã phải chịu đựng những đợt không kích ác liệt nhất của quân Đức, nhưng quân Đức vẫn không đổ bộ vào lãnh thổ Anh.



tải về 1.69 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   14   15   16   17   18   19   20   21   ...   25




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương