* howard b. Wilder robert p. Ludlum harriett mc. Cune brown


- Nhật Bản trở thành một quốc gia tân tiến hùng cường



tải về 1.69 Mb.
trang16/25
Chuyển đổi dữ liệu04.08.2016
Kích1.69 Mb.
#12266
1   ...   12   13   14   15   16   17   18   19   ...   25

- Nhật Bản trở thành một quốc gia tân tiến hùng cường.

Trước khi tướng Perry viếng thăm Nhật Bản, dân chúng Nhật sinh sống gần giống như dân chúng Âu châu vào thời Trung cổ (1500). Nhưng người Nhật đã học hỏi một cách mau chóng. Một khi đã tiếp xúc với thế giới bên ngoài, họ cương quyết biến nước Nhật thành một quốc gia kỹ nghệ tân tiến. Không giống như Trung Hoa, Nhật Bản đã thực hiện được nhiều tiến bộ một cách mau lẹ trong chấp nhận đường lối tiến bộ của Hoa Kỳ và Âu châu. Trong vòng chưa đầy 50 năm, Nhật Bản đã trở thành một trong các đại cường ở trên thế giới, và là một quốc gia rất mạnh về kỹ nghệ và thương mại.



- Tổng thống Theodore Roosevelt trợ giúp giải quyết cuộc chiến tranh Nga – Nhật.

Sau cuộc viếng thăm của Thiếu tướng Perry, Hoa Kỳ và Nhật Bản trở thành các quốc gia thân hữu torng nhiều năm. Nhật Bản đã từng là một trong những đại cường đánh chiếm Trung Hoa. Hình như Nhật Bản chấp nhận chính sách khai phóng của Hoa Kỳ, và đã cùng Hoa Kỳ cùng với các cường quốc khác đem quân đi dẹp loạn quyền phỉ ở Trung Hoa.

Đầu thế kỷ thứ XX, quốc gia sốt sắng bành trướng sang lãnh thổ Trung Hoa là nước Nga. Nước Nga cố gắng vươn gọng kềm kẹp chặt Mãn Châu, một vùng lãnh thổ rộng lớn ở phái Bắc Trung Hoa. Nưng Nhật Bản lại không muốn có một quốc gia nào khác được hưởng đặc quyền ở Mãn Châu. Mãn Châu có rất nhiều quặng sắt và các loại khoáng sản khác mà Nhật Bản đang cần, những loại khoáng sản mà Nhật Bản rất cầ nđể trở thành quốc gia kỹ nghệ mạnh. Vì thế cho nên năm 1904, Nhật Bản đi đến chiến tranh với Nga. Người Hoa Kỳ thường có cảm tình với Nhật Bản, một nước nhỏ hơn hai nước Nga và Trung Hoa rất nhiều.

Nhiều người rất ngạc nhiên về việc Nhật Bản thắng Nga hết trận này đến trận khác ở cả trên bộ lẫn trên mặt biển. Khi Tổng thống Theodore Roosevelt đề nghị trợ giúp sẽ tìm cách chấm dứt chiến tranh thì nước Nga vui vẻ nhận lời ngay. Những cố gắng của Tổng thống Theodore Roosevelt đưa đến kết quả là đại biểu của hai nước Nga và Nhật đến Portsmouth, New Hampshire họp hội nghị và cùng tiến đến thỏa hiệp chấm dứt chiến tranh. Theo hòa ước này thì Nhật Bản được hưởng đặc quyền ở Mãn Châu mà trước kia thuộc về Nga. Hòa ước này cũng công nhận rằng Nhật Bản có đặc quyền ở Triều Tiên. Nhưng người Nhật vẫn thất vọng. Họ hy vọng rằng chiến thắng của họ sẽ đem lại cho họ nhiều lợi lớn hơn.



- Tình hữu nghị giữa Hoa Kỳ và Nhật Bản không còn nữa.

Sau khi cuộc chiến tranh Nga – Nhật chấm dứt thì có sự thay đổi trong sự liên lạc giữ Hoa Kỳ và Nhật Bản. Một mặt người Nhật cho rằng Tổng thống Theodore Roosevelt đã thiên vị người Nga trong hội nghị hòa bình vừa rồi. Đồng thời, người Nhật cũng bất bình vể việc Hoa Kỳ hạn chế người Nhật nhập cư vào Hoa Kỳ. Mặc khác, người Hoa Kỳ e ngại rằng nếu nước Nhật hùng mạnh thì rất có thể quốc gia này tấn chiếm Phi Luật Tân của Hoa Kỳ.



- Nhật Bản không ủng hộ chính sách khai phóng ở Trung Hoa.

Tuy nhiên, lý do quan trọng nhất về mối quan hệ ngoại giao giữ Hoa Kỳ và Nhật Bản trở nên lạnh nhạt là vì thái độ của Nhật đối với Trung Hoa. Hình như Nhật Bản có ý định chinh phục Trung Hoa và thi hành chính sách bế môn đối với các quốc gia khác. Năm 1910, Nhật Bản công khai sát nhập Triều Tiên. Nhiều người Nhật đã nói đến "Chủ thuyết Monroe cho Châu Á". Chủ thuyết này sẽ đẩy lui người Hoa Kỳ và người Châu Âu ra khỏi Châu Á. Trong thời Đệ Nhất Thế Chiến, Nhật Bản đã yêu sách quá nhiều ở Trung Hoa. Khi Hoa Kỳ và các quốc gia khác phản kháng mạnh mẽ thì Nhật Bản mới chịu rút lại những yêu sách này.

HOA KỲ DÙNG THUYẾT MONROE ĐỂ CAN THIỆP VÀO CHÂU MỸ LA TINH.

Chúng ta hãy quay trở lại Châu Mỹ. Hoa Kỳ đã áp dụng chính sách ngoại giao nào đối với các quốc gia ở phía Nam sông Rio Grande ?

Trong chương X trước đây, các bạn đã được biết cuộc tranh đấu trường kỳ của nhân dân châu Mỹ La Tinh để giành độc lập. Tuy nhiên, khi các quốc gia này được độc lập rồi thì lại có những vấn đề mới được đặt ra. Trước kia, khi còn nằm dưới ách thống trị của người Tây Ban Nha, nhân dân Trung Hoa và Nam Mỹ rất ít có cơ hội được học hỏi và tham dự vào công việc tự trị. Sau khi giành được độc lập rồi thì vùng này biến thành nhiều nước Cộng hòa và nhân dân các nước cộng hòa này không được chuẩn bị để điều hành việc cai trị. Các nhà lãnh đạo đầy tham vọng của các quốc gia này nắm quyền kiểm soát chính quyền chỉ nhằm thỏa mãn mục đích ích kỷ của họ. Rồi lại luôn luôn xảy ra cách mạng lật đổ các nhà lãnh đạo cách mạng ích kỹ này để rồi thay thế bằng những người khác cũng ít kỷ không kém, không một chút quan tâm đến công việc dân sinh, hạnh phúc của dân chúng.

- Nhân dân Trung và Nam Mỹ trở nên ngờ vực chủ thuyết Monroe.

Năm 1823, đúng vào khi nhân dân Trung và Nam Mỹ vừa giải thoát được ách thống trị của người Tây Ban Nha thì Tổng thống Monroe loan báo chủ thuyết Monroe. Lúc đầu các quốc gia Trung và Nam Mỹ rất hân hoan đón nhận chủ thuyết Monroe như là một sự bảo hộ cho họ. Gọ biết rằng rất có thể các quốc gia Âu châu trở lại tái chiếm đất nước của họ, và đất nước họ chưa đủ mạnh để chống lại các quốc gia này. Tuy nhiên, rồi dần dần các quốc gia Trung và Nam Mỹ trở nên ngờ vực quốc gia láng giềng hùng mạnh ở phía Bắc này của họ. Họ được biết rằng ngay sau cuộc chiến giữa Hoa Kỳ và Mễ Tây Cơ, Hoa Kỳ sẽ sát nhập phần lớn lãnh thổ của Mễ Tây Cơ. Họ cũng thấy rằng Hoa Kỳ đã chiến luôn Puerto Rico, Phi Luật Tân, can thiệp vào nội bộ Cuba và chiếm đoạt vùng kênh đào Panama. Biết đâu Hoa Kỳ lại không hướng nhìn về phía Nam để chiếm thêm đất đai nữa hay sao ? Rồi thì đầu thế kỷ thứ XX, một vài biến cố đã làm cho mối lo sợ của họ trở thành sự thật.



- Tổng thống Theodore Roosevelt mở rộng chủ thuyết Monroe.

Các nước cộng hòa ở Trung Mỹ và ở vùng biển Caribbean gặp phải các chính quyền tồi tệ. Các quốc gia này cần phải mở mang rất nhiều và vay rất nhiều tiền của các quốc gia Âu châu.Sau năm 1900, tình hình của các quốc gia trên đây lại càng trở nên tuyệt vọng và loạn lạc nổi lên tứ tung. Hơn nữa, các quốc gia Âu châu lại nằng nặc đòi các quốc gia này phải trả nợ, và hăm dọa sẽ gửi chiến tàu đến các quốc gia này để lấy nợ. Lúc này, ông Theodore Roosevelt là Tổng thống Hoa Kỳ. Ông nhắc nhở Quốc hội rằng chủ thuyết Monroe cấm các quốc gia Âu châu can thiệp vào bán cầu này. Ông tuyên bố rằng Hoa Kỳ phải hành động để điều hành các công việc ở bất kỳ các quốc gia nào tại Trung hay Nam Mỹ mà không thể giữ được trật tự và không thể trả được nợ cho các quốc gia khác.



- Hoa Kỳ trở thành cảnh sát viên ở Trung và Nam Mỹ.

Năm 1905, Hoa Kỳ hành động can thiệp vào nội bộ nước Cộng hòa Dominique. Viên chức Hoa Kỳ đảm nhận mọi vấn đề về tiền bạc và thu xếp để trả nợ cho quốc gia này. Dưới quyền kiểm soát của Hoa Kỳ, tình trạng ở quốc gia nhỏ bé này được cải thiện rất nhiều, nhưng nhân dân nước Cộng hòa Dominique lại không thích việc can thiệp của Hoa Kỳ vào nội bộ nước họ. Đồng thời Hoa Kỳ cũng nắm luôn quyền kiểm soát mọi vấn đề vể tài chính của nước Cộng hào Haiti ở kế bên Dominique. Năm 1915, thủy quân lục chiến của Hoa Kỳ được phái đến Haiti để duy trì trật tự và đoàn quân này đã ở lại đây đến 19 năm. Dĩ nhiên là nhân dân Haiti chống lại sự hiện diện của quân đội ngoại quốc trên đất nước của họ. Trước đó, năm 1912, Hoa Kỳ cũng đã đem quân đến can thiệp vào nội bộ xứ Nicaragua ở Trung Mỹ.



- Những hành động này của Hoa Kỳ đã tạo nên sợ hãi và ngờ vực.

Đối với nhiều người, nhất là đối với nhân dân Trung và Nam Mỹ thì tình hình như Hoa Kỳ đã tước đoạt nền độc lập của các nước Cộng hòa nhỏ bé này. Họ bắt đầu đặt ra câu hỏi : "Liệu rằng Hoa Kỳ có định sử dụng chủ thuyết Monroe như là một cái cớ để chiếm quyền kiểm soát toàn thể các quốc gia Trung và Nam mỹ không ?"



- Cách mạng bùng nổ ở Mễ Tây Cơ.

Trong khi đó thì Mễ Tây Cơ lại có nhiều rối loạn. Đã gần 35 năm (1877-1911), Mễ Tây Cơ nằm dưới ách thống trị của nhà độc tài Diaz. Diaz đã cho phép các nàh kinh doanh ngoại quốc được chiếm nhiều đất đai để thiết lập các đường xe lửa và khai thác các giếng dầu. Ngược lại chính quyền Mễ Tây Cơ được hưởng một phần lớn tiền lời của các công ty đầu tư ở Mễ Tây Cơ. Trong khi các nhà kinh doanh ngoại quốc và một ít chính trị gia Mễ Tây Cơ trở nên giàu có thì tình trạng của những người dân thường Mễ Tây Cơ vẫn không có gì được tốt đẹp hơn.

Sau cùng nhân dân Mễ Tây Cơ nổi loạn. Từ năm 1910 đến năm 1920, toàn thể Mễ Tây Cơ là bãi chiến trường loang đầy máu. Trước hết nhân dân Mể Tây Cơ chiến đấu để giải thoát ách độc tài của Diaz. Rồi sau đó thì những nàh lãnh đạo các cuộc nổi loạn lại đem quân đánh lẫn nhau để tranh giành quyền hành. Cuối cùng nhân dân đã thắng. Mễ Tây Cơ có hiến pháp mới, theo đó Tổng thống Mễ Tây Cơ chỉ được phục vụ có một nhiệm kỳ mà thôi, và nhân dân sẽ bầu đại diện vào Quốc hội. Mọi quyền khia thác dầu hỏa và các loại khoáng sản đều thuộc về quốc gia. Đồng thời, chính phủ cũng được trao quyền mua đất của các nhà đại điền chủ để phân phối cho anh em nông dân. Không phải một sớm một chiều, mà phải mất nhiều năm mới thực hiện được những thay đổi này, và nhân dân Mễ đã thâu đoạt được những gì mà họ hằng theo đuổi đấu tranh.

- Hoa Kỳ can thiệp vào Mễ Tây Cơ.

Hoa Kỳ phải làm gì đối với cuộc cách mạng ở Mễ Tây Cơ ? Các bạn có thể thấy rằng trong thời gian xảy ra cách mạng thì Mễ Tây Cơ ở trong tình trạng vô cùng rối loạn. Chính quyền thì không đủ mạnh để bảo vệ sinh mạng và tài sản của người Hoa Kỳ và các kiều dân thuộc các quốc gia khác sinh sống ở đây. Qua đại diện Hoa Kỳ ở Mễ Tây Cơ, Hoa Kỳ cố gắng sắp đặt để thiết lập một chính quyền có trách nhiệm kỷ luật. Hành động này làm cho dân Mễ bất bình vì họ cho rằng đây là sự can thiệp vào chính quyền của họ. Rồi sau đó chẳng may lại xảy ra một việc rủi ro. Trong số các nhà lãnh đạo cách mạng ở Mễ có một người tên là Pancho Villan. Năm 1916, ông Pancho Villa cho tấn công vào một chuyến xe lửa và bắt được 18 người Hoa Kỳ cho giết hết. Hai tháng sau đó, quân sĩ của ông Villa lại vượt biên giới tấn công vào một tỉnh nhỏ ở New Mexico giết hại 17 người Hoa Kỳ nữa. Một đạo quân Hoa Kỳ dưới quyền chủ huy của tướng John J. Pershing vượt biên giới tiến vào lãnh thổ Mễ Tây Cơ để truy lùng và trừng phạt Villa và quân sĩ của ông ta. Quân đội Hoa Kỳ đụng độ với quân sĩ của Villa nhiều trận nhưng Villa và quân sĩ đã chạy được vào vùng núi. Năm 1917, quân đội Hoa Kỳ rút lui về nước. Hoa Kỳ lúc đó sắp tham dự vào Đệ Nhất Thế Chiến cho nên số quân đội ở Mễ Tây Cơ cần được rút về để gửi đi Âu châu. Việc rút lui quân đội Hoa Kỳ ra khỏi Mễ Tây Cơ đã ngăn chặn được khỏi xảy ra thêm xáo trộn rắc rối ở Mễ Tây Cơ, nhưng nó cũng không thể nào chấm dứt được cảm nghĩ chua xót đắng cay của Mễ Tây Cơ đối với Hoa Kỳ.

HOA KỲ ỦNG HỘ CÁC KẾ HOẠCH HÒA BÌNH CHO THẾ GIỚI.

Các bạn đã được biết nhiều thay đổi quan trọng về chính sách đối ngoại của Hoa Kỳ xảy ra trong năm 1898 và những năm sau đó :

1/ Hoa Kỳ đã chiếm được nhiều đất đai ở ngoài lục địa Bắc Mỹ.

2/ Hoa Kỳ khởi xướng và ủng hộ chính sách khai phóng ở Viễn Đông.

3/ Và Hoa Kỳ mở rộng chủ thuyết Monroe đối với các quốc gia Trung và Nam Mỹ.

Sau năm 1898, Hoa Kỳ còn áp dụng một chính sách khác nữa, đó là chính sách ủng hộ các kế hoạch duy trì hòa bình giữa các quốc gia trên thế giới. Từ nhiều thế kỷ, những nhà hiền triết đã suy nghĩ về phương cách để chặn đứng chiến tranh. Những chiến sĩ ngã gục ở chiến trường và các bà quả phụ cũng như các em cô nhi đã làm cho họ phải suy tư rất nhiều. Nhà cửa, mùa màng, thành phố bị thiêu hủy, tan phá, cùng những số tiền khổng lồ cho phí vào chiến tranh đã làm cho họ suy ngẫm không ít. Họ đặt câu hỏi : "Tại sao chúng ta lại không chấm dứt chiến tranh ? Tại sao chúng ta lại không dùng sức mạnh của chúng ta để xay dựng những tiến bộ hòa bình thay vì dùng nó để tàn phá ? Chúng ta có cảnh sát để duy trì trật tự trong các thành phố, chúng ta có các chính quyền để duy trì hòa bình ở trong mọi quốc gia. Tại sao chúng ta lại không tìm cách duy trì hòa bình giữa các quốc gia với nhau ? Ít nhất thì chúng ta phải thử xem !"



- Thành lập tòa án Hague.

Trảu qua nhiều năm, đã có nhiều kế hoạch được đề nghị để duy trì hào bình ở các quốc gia trên thế giới. Năm 1899, nhiều chính phủ gửi đại diện đến họp tại Hague, một thành phố tại Hòa Lan. Năm 1907, lại có một hội nghị khác cũng họp tại Hague. Các cuộc họp này đã soạn thảo kế hoạch để thành lập một tòa án với mụa đích để giải quyết các vụ tranh chấp giữa các quốc gia. Các quốc gia tranh chấp có thể lựa chọn các vị thẩm phán ở trong danh sách kê khai ra trước để phân xử. Các vị thẩm phán này sẽ lắng tai nghe cả hai bên trình bày rồi mới quyết định.

Hoa Kỳ đã hăng hái tham dự vào các cuộc hội nghị này ở Hague. Hoa Kỳ cũng đã gởi đại diện đi để cùng với đại diện các quốc gia khác soạn thảo các kế hoạch này. Ông Andrew Carnegie đã hiến tiền để thiết lập một tòa nhà ở Hague để làm trụ sở cho các vị thẩm phán giải quyết các vụ tranh chấp. Hoa Kỳ cũng là quốc gia đầu tiên sử dụng biện pháp này để tránh khỏi gây ra chiến tranh. Hoa Kỳ đem vụ tranh chấp cũ với Mễ Tây Cơ ra tòa án Hague để giải quyết.

- Việc duy trì hòa bình thế giới gặp khó khăn.

Điều bất hạnh là hy vọng hào bình vừa mới được hội nghị Hague thổi lên thì lại bị tan biến nagy sau đó. Thế giới của chúng ta có nhiều quốc gia và mỗi quốc gia được coi là bình đẳng với mọi quốc gia khác. Mọi quốc gia đều khăng khăng đòi quyền hành động sao cho hợp với quốc gia của mình mà không có sự can thiệp ở ngoài vào. Các quốc gia có thể đồng ý với nhau để xem xét một số luật lệ hay tập quán (gọi là luật quốc tế). Họ có thể đưa các vụ tranh chấp ra một cơ quan để phân xử giống như tòa án Hague. Nhưng khi đã có tranh chấp hay tranh chấp lan rộng rồi thì không có cách gì để bắt buộc cá quốc gia tranh chấp này giữ được lời hứa của họ hay là để giải quyết những khác biệt của các quốc gia này một cách hòa bình. Trận Đệ Nhất Thế Chiến bùng nổ vào năm 1914 là một điều chứng tỏ nhận xét trên đây là đúng.



PHẦN II

HOA KỲ ĐÃ GIỮ VAI TRÒ THẾ NÀO TRONG TRẬN

ĐỆ NHẤT THẾ CHIẾN ?

- Đệ Nhất Thế Chiến bùng nổ.

Vào một đêm đầu tháng 8 năm 1914, dân chúng ở trong làng nhỏ bé thuộc nước Bỉ ở vùng biên thùy sát nước Đức tỉnh dậy trong kinh hoàng sợ hãi. Đạo quân tiền phong của quân đội Đức đã tiến vào làng này. Liền sau đó thì hàng hàng lớp lớp Bộ binh Đức theo sau, rồi thì những tiếng gầm, tiếng nổ của đủ mọi loại súng thi nhau gầm thét như sấm sét làm vang động cả trời đất. Dân làng biết là đã có những gì xảy ra, có nghĩa là Đức và Pháp đang đánh nhau. Nước Bỉ là một quốc gia Trung lập. Nhưng trung lập không có nghĩa gì với quân đội Đức cả, một đạo quân đang muốn tấn công chớp nhoáng vào nước Pháp. Dân làng ở Bỉ có nhiều lý do để sợ hãi và đau buồn. Khi chiến tranh xoay quanh đất nước họ, nhà cửa của họ hẳn phải bị ngọn lửa chiến tranh thiêu rụi và nhiều đồng bào của họ bị chiến tranh giết hại.

Tại các tỉnh và các làng khác dọc theo vùng biên thùy Đức-Bỉ, tin tức cũng đều như vậy cả. Một triệu rưỡi quân sĩ Đức đã tràn vào nước Bỉ và nước Pháp với hy vọng sẽ đè bẹp quân đội Pháp trong vài tuần. Những hy vọng sống cuộc đời êm đềm trong thế giới hòa bình đã tan ra thành mây khói.

- Đâu là những nguyên nhân của cuộc Đệ Nhất Thế Chiến ?

Các nguyên nhân chính của cuộc chiến tranh này là do những sự ganh ghét và thèm khát quyền lực của các cường quốc Âu châu. Từ nhiều năm rồi, ở Âu châu đã có hai khối quốc gia thù nghịch với nhau. Tất cả đã sẵn sàng, chỉ cần có một tia lửa châm vào ngòi nổ là chiến tranh bùng nổ. Ngòi nổ này là sự tranh chấp giữ đế quốc Áo-Hung và Serbia. Khi những người ủng hộ Serbia sát hại hoàng tử Áo thì ngay khi đó Áo quốc tuyên chiến với Serbia.

Tức thì các quốc gia thuộc hai khối đối nghịch nhảy vào hành động. Nước Nga tự coi như là quốc gia bảo vệ các tiểu quốc ở vùng bán đảo Balkan, nhảy vào viện trợ cho Serbia. Pháp và Anh là hai quốc gia đã ký thỏa hiệp thân hữu với Nga, nên có thể nhảy vào vòng chiến bên cạnh nước Nga. Còn Đức quốc một nước đã hứa là ủng hộ đế quốc Áo-Hung, liền tuyên chiến với Nga và Pháp. Rồi sau đó, các quốc gia khác ở Âu châu cũng bị lôi cuốn vào cuộc chiến, không đứng về phía bên này cũng đứng về phía bên kia. Ngay sau đó thì chiến tranh lan rộng gần như khắp cả Âu châu. Một bên là khối Trung ương gồm các khối nước Đức, Áo, Hung, Bảo Gia Lợi và Thổ Nhĩ Kỳ, và một bên là khối đồng minh gồm các nước Pháp, Anh, Nga, Bỉ và sau này có thêm Ý Đại Lợi.

Trước khi chiến tranh chấm dứt đã có tới 27 nước tham dự vào cuộc chiến này, và số quân đội của tất cả các quốc gia này lên tới 65 triệu quân. Thực sự đây là một trận chiến tranh thế giới.

HOA KỲ CỐ GẮNG NÉ TRÁNH CHIẾN TRANH, NHƯNG RỒI LẠI PHẢI NHẢY VÀO VÒNG CHIẾN.

- Tổng thống Wilson cổ võ trung lập.

Người Hoa Kỳ lấy làm vô cùng ngạc nhiên về việc các quốc gia Âu châu lao vào chiến tranh. Họ cảm thấy ghê sợ về việc xâm lăng vào nước Bỉ nhỏ bé, vốn không có tranh chấp gì với nước Đức. Tuy nhiên đối với Hoa Kỳ thì Âu châu và các cuộc chiến tranh ở Âu châu hình như là xa xăm quá. Người Hoa Kỳ còn nhớ rằng trước kia George Washington đã cảnh cáo rằng người Hoa Kỳ phải nên đứng ngoài các cuộc tranh chấp của Âu châu như thế nào. Giờ đây họ lại nghe theo lời Tổng thống Woodrew Wilson. Ngay khi chiến tranh vừa bùng nổ, Tổng thống Wilson đã khuyên dân chúng phải giữ thái độ "Trung lập, trong thực tế cũng như trên danh nghĩa, là vô tư trong ý nghĩ cũng như trong hành động". "Tốt hơn", họ nghĩ rằng "Hoa Kỳ sẽ không phải tham dự vào cuộc chiến tranh này. Chúng ta hãy giữ trung lập !".



- Hoa Kỳ nhận thấy khó có thể đứng về phía bên nào.

Chiến tranh vẫn tiếp tục tàn phá qua những năm 1914, 1945 và 1916. Dần dần từ cách này đến cách khác, Hoa Kỳ càng bị lôi cuốn vào trận chiến này ở Âu châu.

1/ Đối với đa số người Hoa Kỳ thì phần lớn trách nhiệm về cuộc chiến tranh này là do nơi Áo và Đức.

2/ Đồng thời hầu hết tin tức chiến tranh tới Hoa Kỳ đều qua ngã các quốc gia Đồng minh, cho nên rất thuận lợi cho chính nghĩa của các quốc gia Đồng minh. Sự kiện này đã làm cho người Hoa Kỳ mạnh tin rằng các quốc gia Đồng minh phải và khối Trung ương trái.

3/ Chiến tranh tạo ra nhu cầu lớn lao về hàng hóa đủ loại ở Hoa Kỳ. Vì Hải quân Anh cần phải phong tỏa Đức quốc, cho nên người Hoa Kỳ cáng thấy dễ dàng hơn trong việc buôn bán với các quốc gia Đồng minh. Thương thuyền Hoa Kỳ chuey6n chở rất nhiều đồ trợ giúp cho các quốc gia Đồng minh, dĩ nhiên là Hoa Kỳ có cảm tình nhiều hơn đối với phe mà Hoa Kỳ đang trợ giúp.

4/ Có lẽ các vụ tấn công bằng tàu ngầm của Đức đã làm cho người Hoa Kỳ bị ảnh hưởng nhiều hơn cả.



- Người Đức phát động chiến tranh bằng tàu ngầm.

Đức quốc quyết định cắt đứt mọi liên lạc của Anh với thế giới bên ngoài. Vì Anh quốc là một vương quốc gồm những hòn đảo nhỏ, quốc gia này tiếp nhận các đồ tiếp liệu từ những nơi khác. Những đồ tiếp liệu này được gửi đến Anh bằng Đường biên cho nên Đức phải gửi một số lớn tàu ngầm (còn gọi là tàu chữ U) đi tuần trên các vùng biển gần Anh quốc, và được lệnh đánh đắm tất cả các tàu thuyền của bất kỳ quốc gia nào tham dự vào việc mậu dịch với Anh quốc.

Đôi khi Đức cũng ra lệnh giới hạn hoạt động của các vị chỉ huy trưởng các tàu chữ U này. Nhưng cũng có lúc Đức lại ra lệnh cho các tàu ngầm Đức tấn công tự do vào bất cứ tàu thuyền nào lưu thông trên vùng biển bao quanh Anh quốc. Những lệnh này cho phéo các tàu ngầm chữ U được phép nhận chìm tất cả các tàu thuyền, hành khách và thủy thủ đoàn xuống lòng biển mà không cần phải báo trước. Quyền trung lập của các tàu thuyền Hoa Kỳ và của công dân Hoa Kỳ ở trên các tàu thuyền của các quốc gia khác không được đếm xỉa tới. Nhiều tàu thuyền của Hoa Kỳ bị đánh đắm. Nhiều sinh mạng người Hoa Kỳ bị giết hại.Chính phủ Hoa Kỳ kịch liệt phản đối Đức quốc, nhưng Đức không cần biết đến lời phản kháng này.

- Người Đức nhấn chìm tàu Lusitania.

Ngày 7 tháng 5 năm 1915, một ngày trong sáng, và vùng biển ở ngoài khơi Ái Nhĩ Lan rất yên lặng. Xế trưa hôm đó một chiếc tàu lớn đang từ ngoài khơi tiến vào vùng duyên hải "Old Head of Kinsale". Chiếc tàu này là một trong những chiếc tàu lớn nhất và chạy nhanh nhất thời bấy giờ. Tàu Lusitania của Anh rời hải cảng New York, tiến vào hải cảng Liverpool. Con tàu, vẫn ngạo nghễ chạy qua các vùng biển quen thuộc đã đi được gần hết cuộc hành trình, và đng tiến vào vùng biển Saint George nằm giữa Ái Nhĩ Lan và Anh quốc. Khi tàu Lusitania đang di chuyển thì tàu ngầm U-20 của Đức vẫn theo dõi. Không báo trước, tàu ngầm U-20 nhắm vào tàu Lusitania mà phóng ra một trái thủy lôi. Một phát nổ, rồi tiếp theo một phát nổ nữa, và lửa bắt đầu bốc cháy trên tàu Lusitania. Tàu này phải chạy chậm lại và nghiêng về bên phải. Mười tám phút sau, tàu chìm. Một ngàn một trăm chín mươi tám người trong số gần 2000 hành khách và thủy thủ đoàn bị thiệt mạng. Trong số người bị thiệt mạng này có 128 người Hoa Kỳ.

Sau vụ đắm tàu này, Hoa Kỳ mạnh mẽ cảnh cáo chính phủ Đức rằng không được làm nguy hại đến sinh mạng của các công nhân Hoa Kỳ. Có một hồi Đức đã từ bỏ việc sử dụng tàu ngầm để tấn công một cách bừa bãi như vậy. Nhưng tới đầu năm 1917, quốc gia này lại loan báo rằng lại sử dụng tàu ngầm để tấn công bất kỳ tàu thuyền của bất kỳ quốc gia nào lưu thông trên vùng biển bao quanh Anh quốc và duyên hải Tây Âu. Tính ra từ năm 1914 đến tháng 4 năm 1917, các vụ tấn công bằng tàu ngầm như vậy đã làm cho 209 người Hoa Kỳ bị thiệt mạng ở trong các vùng biển này.



HOA KỲ THAM DỰ THẾ CHIẾN THỨ NHẤT



ĐỒ TRANG BỊ CỦA QUÂN SĨ HOA KỲ

- Hoa Kỳ có nên nhảy vào vòng chiến hay không ?

Tổng thống Wilson đã nhận thức rằng chiến tranh là vô cùng khủng khiếp. Ông cũng hiểu rõ trách nhiệm nặng nề của một vị Tổng thống. Kể từ khi chiến tranh bùng nổ đến giờ đã hai năm rưỡi rồi, ông vãn giữ cho Hoa Kỳ đứng ngoài cuộc chiến. Tuy nhiên cũng có nhiều lúc Tổng thống Wilson đã suy nghĩ và nêu lên trong tâm tư những thắc mắc rằng phải chẳng đây không phải là bổn phận của Hoa Kỳ tiếp tay với các quốc gia Đồng minh để đánh bại Đức.

Tháng 4 năm 1917, ngay sau khi tàu ngầm chữ U của Đức đánh đắm nhiều tàu thuyền của Hoa Kỳ, Tổng thống Wilson chuẩn bị gửi cho Quốc hội một thông điệp nói rằng Hoa Kỳ phải tham dự vào cuộc chiến tranh này. Nhưng một đêm trước khi gửi thông điệp này cho Quốc hội, ông đã đi đi lại lại trong tòa Bạch Ốc mà tâm tư áy náy. Nghĩ đến những hậu quả ghê gớm của chiến tranh, ông hỏi một người bạn rằng : "Tôi có thể làm gì khác được không ? Có cái gì khác không để cho tôi làm được ?". Người bạn trả lời ông : "Không, Đức quốc đã đem chiến tranh áp đặt lên Hoa Kỳ". Buồn rầu, Tổng thống nói đến những cảnh tượng bị chiến tranh tàn phá : "Không phải chỉ có sinh mạng con người và tiền bạc, mà cả đến tinh thần và thiện chí và có lẽ cả đến nền tảng tự do cũng bị hủy diệt."

Hôm sau, ông yêu cầu Quốc hội tuyên chiến với Đức quốc. Lời lẽ của ông dưới đây chứng tỏ ông đã cân nhắc rất là cẩn thận trước khi đi đến quyết định này :

"Thật là một điều khủng khiếp đưa đẩy dân tộc hiếu hòa, vĩ đãi này nhảy vào vòng chiến, một trận chiến thảm khốc và khủng khiếp nhất hơn tất cả các cuộc chiến tranh nào khác. Nền văn minh tự nó hình như đã ở trong thế quan bình. Nhưng quyền tự do còn quý báu hơn hòa bình. Chúng ta sẽ phải chiến đấu cho những gì mà chúng ta vẫn hằng nâng niu trong tâm khảm của chúng ta. Chiến đấu cho dân chủ, chiến đấu cho quyền tự do của những người nghe theo quyền lực để có tiếng nói trong chính quyền của họ, chiế nđấu cho những quyền lợi và tự do của các quốc gia nhỏ bé, chiến đấu cho tất cả các quyền tự do chung của tất cả những người tự do để mang lại hòa bình và an ninh cho tất cả các quốc gia, và kiến tạo một thế giới trường tồn trong tự do. Chúng ta phải hy sinh sinh mạng và tiền bạc và tất cả những gì chúng ta có để hoàn thành sứ mạng này với niềm hãnh diện của những người đã hiểu rằng ngày đó đã tới, ngày mà Hoa Kỳ được vinh hạnh đem xương máu và sức mạnh ra để chiến đấu cho những nguồn gốc căn bản đã khai sinh ra Hoa Kỳ, đã đem lại hạnh phúc và hòa bình cho Hoa Kỳ tử bấy lâu nay. Thượng Đế phù giúp chúng ta, chúng ta sẽ không thể làm gì khác hơn được.

Ngày mùng 6 tháng 4 năm 1917, Quốc hội tuyên chiến.

HOA KỲ CHIẾN ĐẤU ANH DŨNG TRONG ĐỆ NHẤT THẾ CHIẾN



tải về 1.69 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   12   13   14   15   16   17   18   19   ...   25




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương