* howard b. Wilder robert p. Ludlum harriett mc. Cune brown


- Tổng thống Cleveland tiến hành nhiều công cuộc cải tổ



tải về 1.69 Mb.
trang13/25
Chuyển đổi dữ liệu04.08.2016
Kích1.69 Mb.
#12266
1   ...   9   10   11   12   13   14   15   16   ...   25

- Tổng thống Cleveland tiến hành nhiều công cuộc cải tổ.

Tổng thống Grover Cleveland cho tăng cường mở rộng nhiều chỗ làm dành cho hệ thống giá trị. Trong nhiệm kỳ đầu của ông, Quốc hội cho thông qua nhiều đạo luật quan trọng, trong đó có cả đạo luật về mậu dịch giữa các tiểu bang (The Interstate Commerce Act) để điều hành giá cả chuyên chở bằng đường xe lửa. Đồng thời Tổng thống Cleveland cũng cố gắng hoạt động để giảm hạ thuế mậu dịch, nhưng không thành công.

Từ khi có cuộc nội chiến, thuế đánh vào các hàng hóa nhập cảng càng trở nên cao hơn. Phải đánh thuế nhập cảng cao để bảo vệ hàng hóa kỹ nghệ, Hoa Kỳ khỏi phải cạnh tranh với hàng hóa ngoại quốc rẻ hơn. Tổng thống Cleveland thấy rằng việc đánh thuế cao như vậy đã mang lại cho chính phủ rất nhiều tiền và còn dư thừa ở trong ngân khố. Ông cũng cho rằng kỹ nghệ Hoa Kỳ bây giờ đã thừa sức mạnh cho nên không cần phải có thuế bảo vệ mậu dịch để bảo vệ hàng hóa Hoa Kỳ nữa. Ông cũng cho rằng việc đánh thuế bảo vệ mậu dịch cao làm cho giá hàng hóa lên cao, và như vậy sẽ gây nên giá sinh hoạt mắc mỏ thiệt hại cho những người dân Hoa Kỳ trung bình. Dưới áp lực của Tổng thống Cleveland, một dự luật giảm thuế mậu dịch được đưa ra dề trình tại Quốc hội. Dù rằng dự luật này đã không được Quốc hội thông qua, Tổng thống Cleveland cũng vẫn tiếp tục tranh đấu để giảm hạ thuế bảo vệ mậu dịch.

- Ông Cleveland trở lại tòa Bạch Ốc.

Tổng thống Cleveland tái ứng cử vào năm 1888, nhưng thất bải. Tuy nhiên, bốn năm sau đó, ông lại tái đắc cử Tổng thống. Như vậy là có một sự đặc biệt về Tổng thống Cleveland. Sau khi rời ghế Tổng thống một nhiệm kỳ rồi, ông lại trở lại tòa Bạch Ốc. Nhiệm kỳ Tổng thống thứ hai của ông gặp một cuộc khủng hoảng trầm trọng, nhưng những năm sau này ông đã sáng suốt thi hành nhiệm vụ và đã hoạt động đắc lực cho quyền lợi của nhân dân Hoa Kỳ.



PHẦN II

TỔNG THỐNG THEODORE ROOSEVELT ĐÃ CHIẾN ĐẤU

ĐỂ VƯỢT NHỮNG KHÓ KHĂN NÀO ?

- Một thiếu niên đau yếu trở thành một người có đầy sinh lực.

Trong một căn nhà đầy đủ tiện nghi trong một khu sang trọng ở thành phố New York, có một người đàn ông rầu rĩ lo lắng bồng một đứa nhỏ. Trời đã khuya rồi àm bé vẫn không ngủ được. Nó phải cố gắng lắm mới thở được và còn phải vật lộn với những cơn ho. Đôi khi người cha đã phải gọi xe đưa nó đi ra ngoài đường phố. Ông không cần biết phải đi đâu, đi đâu cũng được miễn là có được cơn gió mát để cho đưa bé dễ thở. Cả hai cha con đều tên là Theodore Roosevelt. Theodore Jr. vẫn đau yếu cho tới khi ngoài 10 tuổi . Tuy niên, cậu ta rất chăm chỉ miệt mài đọc tất cả những gì mà cậu có. Môn vạn vật là một trong những môn mà cậu ta ưa thích. Khi sức khỏe của cậu trở nên khác hơn cậu lại càng tích cực theo đuổi môn thể thao, thể dục. Khi theo học tại đại học Harvard, cậu chọn môn quyền Anh. Và sau này, về sống trong ấp trại ở Dakota Bad Landa, cậu thường hay đi săn bắn và câu cá, cậu say mê yêu thích cuộc sống ở ngoài trời.

Thời gian qua, người thiếu niên gầy gò ốm yếu ấy trở thành một thanh niên đầy sinh lực. Thực vậy, Roosevelt quả thật đã trở thành một kho tàng đầy sinh lực.Ông đi lẹ, nói nhanh, cười lớn và cánh tay ông vươn lên ngoắc ngoắc trong không khí nhanh như ông nói. Hình như ông chạy xồng xộc vào trong phòng chứ không phải là ông đi vào phòng. Hình như ông la hét chứ không phải là ông nói; và cũng hình như là ông chạy chứ không phải là ông đi.

- Roosevelt chọn nghề phục vụ dân chúng.

Ngay sau khi tốt nghiệp đại học, Roosevelt dồn hết nghị lực vào ngành tổ chức hính quyền. Ông trở thành dân biểu trong quốc hội của tiểu bang New York. Sau này ông là một trong những ủy viên trong ủy ban tuyển chọn công chức của chính phủ Liên bang. Khi là giám đốc cảnh sát của thành phố New York, ông cổ võ cảnh sát phải chiến đấu chống lại mọi tội lỗi. Mùa xuân năm 1879, ông được chỉ định giữ chức vụ phụ tá Bộ Trưởng Bộ Hải quân

Tháng 4 năm 1898, Hoa Kỳ tuyên chiến với Tây Ban Nha; liền ngay khi đó ông xin từ chức để thành lập trung đoàn kỵ binh Rough Rider (Đoàn quân cỡi ngựa dữ). Đây là những người tình nguyện, bắn súng lẹ, hăng hái và chuyên cưỡi ngựa dữ. Trong những người này có cả những người chăn bò, cũng như các thanh niên con nhà sang trọng. Nhờ những thành tích chiến đấu mà Roosevelt được nhân dân vô cùng quý mến. Và chính vì vậy, ông được nhân dân bầu làm thống đốc tiểu bang New York. Sau đó, ông được Đảng Cộng Hòa chọn ông làm ứng cử viên Phó Tổng thống và kỳ này đảng Cộng Hòa thắng cử. Nhiều người cho rằng Roosevelt đã lầm lẫn nên mới nhận chức vụ Phó Tổng Thống, vì vào lúc đó chức vụ này không có trách nhiệm quyền hành lớn lao nào cả. Chính ông cũng đã một lần nói rằng ông thà làm một cái gì khác hơn là làm Phó Tổng thống. Nhưng năm 1901, Tổng thống Mc Kinley bị một người chủ trương vô chính phủ ám sát chết. Roosevelt trở thành Tổng thống khi chưa đầy 43 tuổi. Trong lịch sử Hoa Kỳ, ông là người trẻ nhất lên làm Tổng thống. 2

- Tổng thống Roosevelt theo đuổi chính sách cứng rắn về ngoại giao.

Là Tổng thống, Theodore Roosevelt là một người lanh trí, biết rõ hết mọi công việc và có ý chí muốn hoàn thành mọi công tác. Trong chương XX VIII và XXIX, chúng ta sẽ bàn về công việc ngoại giao của ông như việc dàn xếp cuộc chiến tranh Nga-Nhật, việc đào kênh Panama, và việc sử dụng quân lực để duy trì trật tự ở Trung và Nam Mỹ. Tổng thống Roosevelt cho rằng Hoa Kỳ phải mạnh. Ông tăng cười hải quân và gửi lực lượng đi khắp thế giới để làm áp lực với các quốc gia khác. Trong một bài diễn văn vào khi đảm nhận chức vụ Tổng thống, ông nói "Nhẹ nhàng và mang một cái gậy lớn, các bạn sẽ tiến xa."



- Roosevelt đấu tranh chống lại những tật xấu trong đời sống Hoa Kỳ.

Chính sách đối nội của Tổng thống Roosevelt cũng rất cứng rắn. Ông cho rằng dân chúng Hoa Kỳ cũng phải có những hành động đúng mực. Điều mà ông cho rằng trong đời sống Hoa Kỳ còn có những tình trạng cần phải sửa cho đúng. Ông khới xướng thay đổi những tình trạng này.

1/ Các tổ hợp và các công ty độc quyền : Theo Tổng thống Roosevelt thì có một vấn đề là tiền của và quyền lực nằm trong tay các công ty kinh doanh độc quyền lớn hay là các tổ hợp. Các công ty này không những kiểm soát phần lớn các công việc kinh doanh ở Hoa Kỳ mà còn có ảnh hưởng rất mạnh vào các công việc chính trị. Các công ty này đã chi tiền để chọn những công chức chịu làm theo ý họ – Roosevelt cho rằng một quốc gia Dân chủ mà một số ít người có quyền hành như vậy thì quả là một sự sai lầm. Ông khởi xướng việc đập tan các công ty độc quyền vĩ đại này. Quốc hội đã thông qua đạo luật Sherman chống các công ty tổ hợp; nhưng nếu không được thi hành thì đạo luật này cũng chỉ là vô dụng. Các vị Tổng thống trước kia đã rất ít hoạt động để ngăn chặn các công ty độc quyền. Tuy nhiên, tới thời Tổng thống Roosevelt, chính quyền đã đưa ra Tòa nhiều vụ bắt buộc các công ty độc quyền phải tuân hành luật Sherman. Vì công cuộc tranh đấu chống lại các tổ hợp của ông mà ông được người ta tặng cho biệt danh là "Bom phá các công ty".

2/ Việc bảo vệ tài nguyên thiên nhiên : Tổng thống Roosevelt cũng rất lấy làm lo ngại về việc dân chúng Hoa Kỳ đã phung phí tài nguyên thiên nhiên như rừng cây, đất đai, thủy lực, than đá và các khóang sản khác. Các chuyên viên nghiên cứu về vấn đề này tiên đoán rằng trong vòng ít năm nữa, phần lớn các tài nguyên thiên nhiên Hoa Kỳ sẽ có thể không còn nữa. Tổng thống Roosevelt quyết định phải hành động để bảo vệ các nguồn tài nguyên này. Ông cho rằng phải thông qua những luật lệ để chính quyền kiểm soát tất cả đất rừng : Hàng chục triệu mẫu được dành riêng ra làm rừng và công viên quốc gia. Đồng thời Quốc hội cũng thông qua nhiều đạo luật khác qui định việc thiết lập các đập nước để sử dụng thủy lực và dẫn thủy nhập điền vào các vùng đất khô ở miền Tây. Ông còn cổ võ cho việc thông qua các đạo luật bảo vệ các nguồn khoáng sản. Tại một hội nghị vào năm 1908, ông kêu gọi các giới lãnh đạo trong nước hãy nghiên cứu các vấn đề bảo vệ tài nguyên thiên nhiên.

3/ Cải thiện chính quyền : Tổng thống Roosevelt còn quan tâm đến một vấn đề khác nữa. Chính quyền Hoa Kỳ đã trở nên quá lớn và chỉ có thể điều hành được qua các đại diện của dân chúng chứ không phải là toàn thể dân chúng. Nếu các vị đại diện này thành thực tìm các thi hành ý nguyện của nhân dân thì hệ thống chính quyền này sẽ tiến hành tốt đẹp. Đầu thế Kỷ thứ XX, nhiều người trong đó có Tổng thống Roosevelt cho rằng hệ thống này không tiến hàng được tốt đẹp. Họ cho rằng nhiều vị đại diện, viên chức chính quyền chỉ biết nghe theo các vị lãnh tụ của các chính đảng hay những nhóm người đặc biệt nào đó có áp lực đối với họ để ủng hộ họ hay chống đối với các công việc làm.

Người ta đã đưa ra nhiều chương trình cải cách, đặc biệt nhất là ở các tiểu bang miền Tây. Một trong các cuộc cải cách này là kêu gọi mớ các kỳ tuyển cừ sơ khởi trực tiếp. Theo đề nghị này thì các đảng viên của đảng sẽ tuyển chọn ứng cử viên bằng cách bỏ phiếu kín thay vì mở hội nghị để các lãnh tụ đảng chọn ứng cử viên. Một vấn đề khác nữa là mở cuộc trừng cầu dân ý để thăm dò ý kiến dân chúng về các dự luật do các vị dân biểu Quốc hội đệ trình, và cũng là để xem cử tri có chấp thuận hay không trước khi đem thi hành đạo luật. Một cuộc cải cách thứ ba nữa là lấy sáng kiến để dân chúng nếu quan tâm đến vấn đề gì thì họ có thể đưa vấn đề đó ra Quốc hội bàn cãi. Lại còn một cuộc cải cách khác nữa gọi là Recall (Sự bãi miễn) cho phép cử tri được bãi chức, những viên chức nào không thi hành nhiệm vụ một cách tận tình hay thiếu khả năng dù là nhiệm kỳ của viên chức đó chưa chấm dứt.

Tổng thống Roosevelt rất quan tâm đến những cố gắng này để cho dân chúng có tiếng nói trực tiếp vào chính quyền. Ông đã làm hết sức để ủng hộ các cuộc cải cách này. Nhưng chính p hủ Liên bang ở Washington kể cả thời của ông, và từ đó đến nay đã không thi hành các cuộc cải cách này. Tuy nhiên, nhiều tiểu bang đã chấp thuận mở các kỳ tuyển cử sơ khởi trực tiếp, trưng cầu dân ý, lấy sáng kiến, và có hàng trăm thành phố đã sử dụng chương trình bãi miễn.

- Tổng thống Roosevelt đã thành công như thế nào ?

Chắc là Tổng thống Roosevelt đã thành công nhiều việc. Ông đã làm cho Hoa Kỳ có ảnh hưởng vào các công việc quốc tế. Các vị tổng thống sau này đã thi hành và mở rộng các kế hoạch của ông về việc bảo vệ tài nguyên thiên nhiên. Nhưng trong một vài phạm vi, Tổng thống Theodore Roosevelt có thể như là nhắc nhở chúng ta như một người chạy đua với xe hơi. Đúng là con người dù cho chạy nhanh chạy khỏe đến đâuđi nữa thì xe hơi càng ngày càng bỏ xa người chạy bộ. Tổng thống Roosevelt đã tìm cách đập bỏ các nhóm người kinh doanh quyền thế nhưng vào khi ông không còn là Tổng thống nữa thì lại có nhiều công ty độc quyền hơn là khi ông mới lên làm Tổng thống. Dù sao đi nữa, thì các hành động cương quyết và các bài diễn văn khuấy động lòng người của ông đã thức tỉnh cũng như làm cho nhân dân Hoa Kỳ hiểu rõ hơn những vấn đề mà đất nước đang phải đương đầu.



PHẦN III

TỔNG THỐNG WILSON ĐÃ HOÀN THÀNH ĐƯỢC

NHỮNG KẾ HOẠCH TỰ DO MỚI NÀO ?

Khi tới gần kỳ bầu cử năm 1908 thì Theodore Roosevelt đã hoàn thành được hai nhiệm kỳ tại tòa nhà Bạch Ốc. Dù ông đã tuyên bố rằng ông sẽ không ra tái cử nữa, nhưng ông vẫn còn đủ mạnh để ảnh hưởng vào đảng Cộng Hòa chọn người nào làm ứng cứ viên mà ông muốn. Người mà ông chọn là William Howard Taft thuộc tiểu bang Ohio rất khỏe mạnh và tự nhiên, một người đã từng giữ nhiều chức vụ quan trọng trong các cơ uan chính phủ, và cũng đã từng là Tổng trưởng Bộ Chiến Tranh thời ông Roosevelt. Với sự ủng hộ của ông Roosevelt, ông Taft thắng cử.



- Đảng Dân Chủ thắng kỳ bầu cử vào năm 1912.

Bằng nhiều cách, Tổng thống Taft đã tiếp tục công trình do Tổng thống Roosevelt khởi xướng. Thí dị như dưới thời Tổng thống Taft, chính phủ tiếp tục tranh đấu chống lại các công ty độc quyền. Nhưng Tổng thống Taft đã không đi nhanh hay tiến xa hơn để làm vừa lòng con người đầy sinh lực như ông Roosevelt. Thực ra chẳng bao lâu, ông Roosevelt cho rằng Taft không chịu thực thi chính sách mà ông ủng hộ. Sự nứt rạn giữ hai người bạn càng ngày càng trở nên trầm trọng đến nỗi rằng ông Roosevelt quyết định tìm cách để đảng Cộng Hòa chọn ông làm ứng cử viên trong kỳ bầu cử vào năm 1912. Không được đảng Cộng Hòa chọn, ông cũng ra tranh cử với tư cách là ứng viên của đảng Cấp Tiến. Mặc dù là đảng Cộng Hòa đã tái tuyển ông Taft làm ứng cử viên, nhưng lại có nhiều đảng viên đảng Cộng Hòa bỏ phiếu cho ông Roosevelt. Đảng ân chủ đoàn kết chặt chẽ cho nên đã đoạt được thắng lợi trong kỳ bầu cử này.



- Ông Woodrow Wilson trở thành tổng thống.

Người mà được đảng Dân Chủ tuyển chọn là ông Woodrow Wilson. Giống như ông Roosevelt, Tổng thống Woodrow Wilson cũng muốn giải quyết những vấn đề quan trọng mà đất nước đang phải đương đầu. Nhưng Tổng thống Wilson khác với ông Roosevelt về nhiều phương diện. Ông Roosevelt chào đời ở New York, ông Wilson thì sinh ra ở Virginia. Ông Roosevelt lùn, dáng người chắc nịch và có nhiều nghị lực. Ông Wilson thì cao, mảnh khảnh và dáng người có vẻ tôn quí hơn. Ông Roosevelt từng là một quân nhân, con người say mê cuộc sống ở ngoài trời và tin tưởng vào hành động. Ngược lại, ông Wilson là một tư tưởng gia mà vũ khí hữu hiệu nhất là lời nói. Ông Roosevelt hầu như là con nít trong lòng nhiệt thành sôi bỏng và thái độ hay thay đổi bất thình lình. Trái lại tính tình của ông Wilson thì rất trầm lặng và điểm tĩnh.

Ông Wilson hầu như đã trọn đời là một giáo sư và học giả. Ông đã từng là viện trưởng viện đại học Princeton rồi phục vụ một nhiệm kỳ Thống đốc ở tiểu bang New Jersey. Ngoại trừ ông Grover Cleveland ra, thì ông Wilson là đảng viên đảng Dân Chủ độc nhất được bầu ra làm Tổng thống kể từ khi xảy ra cuộc nội chiến đến giờ. Ông Wilson đã đề ra khẩu hiệu trong chương trình vận động tranh cử là "Tự Do mới" cho nhân dân Hoa Kỳ.

- Tổng thống Wilson thực hiện nhiều cải cách quan trọng.

Chính Tổng thống Wilson thân hành ra Quốc hội đọc các bức thông điệp quan trọng của ông, một điều mà Tổng thống John Adams đến giờ không có ai làm. Khi tuyên thệ nhậm chức cũng như trong các thông điệp gửi cho Quốc hội, Tổng thống Wilson tuyên bố ủng hộ một số chương trình cải cách.

1/ Thuế mậu dịch : Tổng thống Wilson yêu cầu Quốc hội hạ thấp thuế mậu dịch đánh vào một số hàng hóa để cho việc buôn bán giữa Hoa Kỳ và các quốc gia khác điều hào một cách tự do. Ông cho rằng các nước ngoài không thể nào mua hàng hóa của Hoa Kỳ được, trừ ra khi nào họ có thể bán được hàng hóa của họ. Chúng ta còn nhớ Tổng thống Cleveland đã tranh đấu để giảm hạ thuế mậu dịch nhưng không thành công. Sự thật thì những đạo luật về thế mậu dịch đã được thông qua trong thập niên 1890 và đầu thế kỷ thứ XX đã ấn định thuế bảo vệ mậu dịch cao hơn. Nhưng quốc hội bây giờ lại nghe theo ý định của ông Wilson mà cho thông qua đạo luật Underwood Tariff qui định việc giảm hạ thuế mậu dịch.

2/ Những cải tổ về ngân hàng : Đồng thời, Tổng thống Wilson cũng yêu cầu cải tổ hệ thống ngân hàng. Trong những năm khủng hoảng là những khi có nhiều người gửi tiền nhà băng lại muốn rút tiề nra, khiến cho nhiều nhà ngân hàng phải đóng cửa. Tổng thống Wilson mong muốn thiết lập một hệ thống ngân hàng mà các nhà ngân hàng có thể có tiền cần thiết để đáp ứng nhu cầu cấp thì. Cho nên Quốc hội đã thông qua đạo luật Federal Reserve Act (Luật Liên bang Dự phòng). Theo luật này, thì toàn quốc có 12 vùng lớn, mỗi vùng sẽ thiết lập một Nhà Ngân Hàng Trung Ương. Tất cả đặt dưới quyền kiểm soát của ban quản trị của Liên bang. Các Nhà Ngân hàng Dự phòng Liên bang này có quyền hành rộng tãi để điều hành các công việc và giúp cho các nhà ngân hàng địa phương vào những khi gặp khó khăn.

3/ Thuế lợi tức : Đã từ nhiều năm, có nhiều người ủng hộ một hình thức thuế mới, một loại thuế đánh vào đồng lương hay lợi tức của mọi người. Họ lý luận rằng thuế lợi tức là loại thuế mà người nào có lợi tức cao thì trả thuế cao hơn người có lợi tức thấp. Trước đó, Quốc hội đã cố gắng thông qua một đạo luật đánh thuế lợi tức nhưng lại bị Tối Ca Pháp Viện tuyên bố là bất hợp hiến. Tuy nhiên, năm 1913, ngay trước khi Tổng thống Wilson tuyên thệ nhậm chức, thì tu chính án thứ XVI được thêm vào hiến pháp, cho phép Quốc hội được đặt ra một loại thế như vậy. Theo lời yêu cầu của Tổng thống Wilson, Quốc hội cho thông qua đạo luật về thuế lợi tức, và từ đó chúng ta có thuế lợi tức này.

4/ Công việc kinh doanh và các công ty độc quyền : Khi nào ông Wilson quay trở lại là khi ông thấy một vài vấn đề mà ông muốn giải quyết ngay. Giống như ông Theodore Roosevelt , ông Wilson cũng cho rằng các công ty độc quyền rất là nguy hiểm. Ông thôi thúc Quốc hội để thông qua các đạo luật hầu có thể kiểm soát các công ty độc quyền. Một trong những đạo luật này là luật Clayton. Luật này liệt kê ra một số món hàng mà các công ty lớn không nên làm. Một đạo luật khác qui định việc thiết lập Ủy ban Mậu dịch Liên bang (The Federal Trade Commission) có quyền tìm kiếm những dữ kiện về kinh doanh và ngăn chặn không cho các công ty thành lập các công ty độc quyền.

5/ Nông dân và công nhân : Dưới sự hướng dẫn của Tổng thống Wilson, chính phủ thu xếp để nông dân khi cần có thể vay tiền một cách dễ dàng, và có thể trả lại trong một thời gian dài. Chính phủ Hoa Kỳ cũng bắt đầu chi tiêu hàng triệu Mỹ kim hàng năm để huấn luyện cho nông dân biết cách canh tác một cách hữu hiệu hơn. Anh em công nhân ở trong các nàh máy kỹ nghệ cũng không bị bỏ quên. Quốc hội cũng cho thông qua một đạo luật cho giảm số giờ làm việc xuống còn 8 giờ một ngày tại các công ty hỏa xa chạy từ tiểu bang này qua tiểu bang khác. Trong khi đó, thì nhiều tiểu bang khác cũng thông qua các đạo luật ngăn ngừa không cho các trẻ em đi làm, cũng như đòi hỏi tình trạng làm việc phải được an toàn và không có hại cho sức khỏe của anh em công nhân.

- Chiến tranh chận đứng các việc cải cách tại Quốc hội.

Chúng ta sẽ chẳng bap giờ biết được chương trình "Tự Do mới" của Tổng thống Wilson sâu rộng như thế nào, vì rằng trận Đệ Nhất Thế Chiến đã cắt ngang chương trình này. Cuộc chiến tranh này bùng nổ vào khi ông Wilson nhậm chức vừa được hơn một năm, và biến thành cuộc chiến tranh lớn nhất từ trước đến lúc bấy giờ. Thực ra, Tổng thống, Quốc hội và toàn thể nhân dân Hoa Kỳ càng ngày càng theo dõi cuộc chiến tranh này hơn.Cuối cùng, năm 1917, Hoa Kỳ nhảy vào vòng chiến, Tổng thống Woodrow Wilson phải bỏ chương trình cải cách tại quốc nội và dồn hết dồn hết nỗ lực vào các vấn đề do chiến tranh từ nơi xa xôi gây nên.

Khi Đệ Nhất chiến tranh chấm dứt, các vấn đề quốc tế vẫn còn đòi hỏi Tổng thống Wilson phải chú ý đến. Ông đi Âu châu để trợ giúp cho việc soạn thảo các hiệp ước hòa bình và đẩy mạnh các kế hoạch tổ chức hòa bình thế giới. Khi trở về Hoa Kỳ, ông lại phải khổ cực yêu cầu Quốc hội và đất nước ủng hộ kế hoạch thành lập hội Quốc Liên của ông. Năm 1921, khi chấm dứt nhiệm kỳ thứ hai, ông trở thành một người ốm yếu và chán nản. Ba năm sau đó ông từ trần. Dù rằng ông không hoàn thành được giấc mơ tổ chức được thế giới hòa bình, nhưng ngày nay Tổng thống Wilson được mọi người coi ông như là một vĩ nhân của đất nước Hoa Kỳ.

Những năm từ năm 1865 đến 1920 ông Woodrow Wilson là vị Tổng thống độc nhất phải đương đầu với gánh nặng chiến tranh thế giới và cố gắng tìm cách kiến tạo một nền hòa bình cho toàn thế giới. Chúng ta sẽ tìm hiểu trong những chương kế tiếp về các công việc ngoại giao làm tăng thêm nhiều trách nhiệm cho các vị Tổng thống Hoa Kỳ từ sau thập niên 1890.



CHƯƠNG XXVIII

HOA KỲ THÂU ĐOẠT ĐƯỢC ĐẤT ĐAI Ở HẢI NGOẠI

Suốt đời người, mọi hoạt động và sự chú ý của nam cũng như nữ đều thay đổi. Thưở còn nhỉ thì bận rộn với các công việc học hành, thể thao và các thú chơi cũng như bận rộn với các công việc bán thời gian. Lớn lên, người ta phải lo lập gia đình và kiếm công ăn việc làm. Sau đó lại lo đi tìm công việc làm khác hơn để cung ứng cho nhu cầu gia đình. Người ta cũng có thể tham dự vào các hoạt động địa phương, gia nhập các hội đoàn ở trong thông xóm, trở nên hăng say hoạt động trong chính quyền địa phương, hay dành thì giờ hoạt động và các sự chú ý lại khác hẳn với những hoạt động và sự chú ý của thuở tuổi 15.

Giống như người ta, quốc gia cũng phát triển và cũng thay đổi. Quốc gia nhược tiểu hoạt động theo một cách, nhưng một đại cường quốc lại hành động theo một cách khác. Khi còn là một quốc gia trẻ thì Hoa Kỳ chỉ lo chú ý đến chinh phục các vùng đất hoang vu, mở rộng lãnh thổ về phía Tây lục địa, lo thiết lập và mở mang kỹ nghệ. Nhưng giờ đây đã đến lúc Hoa Kỳ bắt đầu chú ý hơn vào các công việc quốc tế. Việc chú ý này dĩ nhiên chỉ là một sự tự nhiên đối với một quốc gia đã phát triển thành một đại cường, khiến cho Hoa Kỳ chấp nhận việc kiểm soát những vùng đất đai ở ngoài vùng biên cương của đất nước.

Trong chương này, chúng ta sẽ bàn về việc Hoa Kỳ bắt đầu hướng nhìn ra các nơi xa xăm ngoài biên giới. Chúng ta sẽ tìm hiểu các vấn đề dưới đây :

1/ Tại sao Hoa Kỳ lại bắt đầu chú ý nhiều hơn đến các công việc quốc tế ?

2/ Làm thế nào Hoa Kỳ đã mua được Alaska mà vẫn giữ được chủ thuyết Monroe ?

3/ Làm thế nào Hoa Kỳ chiếm được các hòn đảo trong Thái Bình Dương và trong vùng biển Caribbean ?

4/ Hoa Kỳ đã giải quyết các vấn đề ở các vùng đất vừa mới thoát ách thống trị của người Tây Ban Nha như thế nào ?

5/ Làm thế nào mà Hoa Kỳ đã có thể thiết lập được kênh đào Panama ?

6/ Hoa Kỳ đã chiếm thêm được các hòn đảo khác như thế nào ?



PHẦN I

TẠI SAO HOA KỲ LẠI BẮT ĐẦU CHÚ Ý NHIỀU HƠN ĐẾN

CÁC CÔNG VIỆC QUỐC TẾ ?

- Chính sách đối ngoại là gì ?

Khi một quốc gia theo đuổi một kế hoạch hành động đối phó với các quốc gia khác trong một thời gian, một kế hoạch hành động như vậy gọi là chính sách đối ngoại đối với các quốc gia đó. Thí dụ như đầu thế kỷ thứ XIX, Hoa Kỳ quyết định rằng Hoa Kỳ không muốn bị lôi cuốn vào các công việc của các quốc gia Âu châu, và cũng không muốn các quốc gia Âu châu can thiệp vào Tây Bán Cầu (Mỹ châu). Cho nên Hoa Kỳ báo chủ thuyết Monroe, chủ thuyết : "Châu Mỹ của người Mỹ châu". Một thế kỷ sau đó, Hoa Kỳ quyết định cùng với các quốc gia khác ở Bắc và Nam Mỹ phải có những hành động cho quyền lợi chung. Vì vậy mà Hoa Kỳ đưa ra chính sách "thiện lân" (Good Neighbor Policy). Các trường hợp trên đây là những thí dụ về chính sách đối ngoại.



- Đầu tiền bán thế kỷ thứ XIX, Hoa Kỳ rất ít chú ý đến công việc đối ngoại.

Sau năm 1865 một thời gian, Hoa Kỳ không quan tâm đến chính sách đối ngoại. Lúc đó, người Hoa Kỳ còn bận rộn với các công việc trong nước, phải giải quyết biết bao nhiêu là vấn đề vào khi cuộc nội chiến chấm dứt. Phải thiết lập các đường xe lửa, các nông trường và phải khai thác các hầm mỏ. Một số những dữ kiện đã chứng tỏ Hoa Kỳ thành công trong việc hoàn thành các công trình trên đây, trong khoảng thời gian từ năm 1860 đến 1890. Thí dụ như năm 1860, chỉ có 31 triệu dân sinh sống ở Hoa Kỳ, và hầu hết là sinh sống ở miền Đông sông Mississippi. Năm 1890, ba mươi năn sau, dân số Hoa Kỳ tăng lên đến 63 triệu. Sáu mươi ba triệu dân này sống rải rác từ bờ biển Đại Tây Dương đến bờ biến Thái Bình Dương, và từ biên giới Gia Nã Đại đến biên giới Mễ Tây Cơ. Năm 1860 chỉ có chừng 30 ngàn dặm đường xe lửa ở Hoa Kỳ, và các đường xe lửa này chưa tỏa ra khắp lục địa. Năm 1890, con số đường xe lửa lên đến 160 ngàn dặm và đã có nhiều đường chạy dài đến tận bờ biển Thái Bình Dương. Sản lượng nông phẩm như bắp, lúa mì và bông vải vào năm 1890 tăng lên đến gấp hai lần so với năm 1860. Gía trị hàng hóa kỹ nghệ Hoa Kỳ vào năm 1890 tăng lên gấp 5 lần so với năm 1860.



- Người Hoa Kỳ hướng nhìn ra quốc ngoại để tìm thị trường mới.

Tuy nhiên, sau một thời gian, sư thành công các công việc tại quốc nội đã khiến cho người Hoa Kỳ hướng nhìn ra quốc ngoại. Chẳng hạn như nông dân Hoa Kỳ sản xuất nhiều bông vải, lúc mì, thuốc lá, thịt heo, mỡ heo dư thừa cho nhân dân trong nước sử dụng. Thợ mỏ Hoa Kỳ cũng sản xuất nhiều đồng hơn, nhiều than hơn, đến nỗi nhân dân trong nước không thể tiêu thụ hết. Những người làm gỗ và các ông chủ các nhà máy cưa sản xuất gỗ nhiều hơn nhu cầu ở trong nước. Số hàng hóa không tiêu thụ hết này được gọi là thặng dư.

Vì những nhà sản xuất trên đây không thể bán được hàng hóa thặng dư ở Hoa Kỳ nên họ phải hướng nhìn ra ngoại quốc để tìm thị trường mới. các nhà kinh doanh Hoa Kỳ cũng thấy rằng lúc này họ có nhiều tiền hơn mà ở trong nước họ không còn có thể đầu tư được hơn nữa. Họ cũng bắt đầu trông ngóng ngoại quốc với hy vọng có cơ hội đem tiền đi đầu tư để sinh lời. Nhiều quốc gia thiếu tiền để khai thác tài nguyên , các nhà kinh doanh và ngân hàng người Hoa Kỳ có thể đem tiền đến các quốc gia này để đầu tư vào việc khai thác hầm mỏ, mở mang kỹ nghệ hay kinh doanh và thương mại để kiếm được nhiều lời. Một người Hoa Kỳ suy nghĩ về các công việc này đã có nhận xét rằng "Không biết họ sẽ ra sao, nhưng bãy giờ thì người Hoa Kỳ phải bắt đầu hướng nhìn ra ngoài lãnh thổ của đất nước."



tải về 1.69 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   9   10   11   12   13   14   15   16   ...   25




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương