* howard b. Wilder robert p. Ludlum harriett mc. Cune brown


- Cách mạng không phải là điều bất thường ở các quốc gia này



tải về 1.69 Mb.
trang21/25
Chuyển đổi dữ liệu04.08.2016
Kích1.69 Mb.
#12266
1   ...   17   18   19   20   21   22   23   24   25

- Cách mạng không phải là điều bất thường ở các quốc gia này.

Dưới quyền các nhà lãnh đạo như vậy thì dĩ nhiên là các quốc gia châu Mỹ La Tinh thực hiện được rất ít tiến bộ. Ở các quốc gia này, cách mạng xảy ra rất thường. Cách mạng thường xảy ra vào khi có một người hùng lật đổ nhà độc tài đương quyền để rồi thành lập chế độ độc tài cho chính mình. Những cuộc cách mạng như vậy thường có rất ít tác dụng đối với dân chúng.Nhưng đôi khi chính dân chúng cũng đứng lên chống lại các nhà độc tài đáng ghét và lật đổ chính quyền. Các bạn đã được biết ở trong chương XXIX, năm 1910, nhân dân Mễ Tây Cơ nổi loạn chống lại nhà độc tài ở nước họ và cuối cùng họ đã thành lập được một chính quyền dân chủ hơn.



- Các quốc gia châu Mỹ La Tinh đang thực hiện nhiều tiến bộ.

Mặc dù là có những khó khăn như chúng ta vừa mới nói ở trên đây, một vài quốc gia châu Mỹ La Tinh đã cố gắng tiến lên. Nguyên nhân là gia cấp trung lưu ở các quốc gia này đang bành trướng mạnh. Chẳng hạn như Mexico, Costa Rica, Columbia, Chile, Argentina, Ba Tây và Uruguay đã trở thành những quốc gia tân tiến.

Ngày nay các quốc gia đã nhận thức được tầm quan trọng của việc giáo dục, và việc nâng cao mức sống của dân chúng. Các chính phủ các nước này đang cho thiết lập trường học, nhà thương, và đường xá, huấn luyện đào tạo các bác sĩ, y tá, và giáo viên. Họ cũng đang cố gắng cải thiện các phương pháp canh tác và mở mang kỹ nghệ cũng như thương mại. Mặc dù thiểu số địa chủ giàu có chiếm gầ nhết ruộng đất, nhưng dân nghèo dần dần cũng có cơ hội làm chủ đất đai của họ. Mexico là một quốc gia dẫn đầu về việc phá bỏ những đồn điền lớn và chia ruộng đất cho người cày. Tuy nhiên, những tiến bộ này thật ra không có nhiều. Hầu hết các nước ở châu Mỹ La Tinh thiếu tiền hay tư bản để thực hiện những cải cách cần thiết và để mở mang kỹ nghệ tân tiến.

- Những vấn đề mới.

Trong những năm gần đây, các quốc gia châu Mỹ La Tinh phải đương đầu với vấn đề dân số gia tăng nhanh chóng.Ngay cả ở các nước đã thực hiện nhiều tiến bộ kỹ nghệ và nông nghiệp cũng thấy rằng không sản xuất đủ để theo kịp với đà gia tăng dân số một cách quá mau chóng. Hậu quả là các thành phố của các nước này trở thành các thành phố quá đông dân , và càng ngày dân chúng càng không có đủ thực phẩm, quần áo và nhà ở. Một giải pháp cho vấn đề này là mở mang các vùng đất rộng lớn còn hoang vu ở Nam Mỹ, và phải khai thác triệt để các tài nguyên thiên nhiên.



PHẦN III

QUAN HỆ NGOẠI GIAO GIỮA HOA KỲ VÀ CÁC LÂN QUỐC

ĐÃ ĐƯỢC PHÁT TRIỂN NHƯ THẾ NÀO ?

Cho tới đây, chúng ta đã nói về các công việc phát triển ở Gia Nã Đại và các quốc gia châu Mỹ La Tinh. Chúng ta muốn biết một vài điều về mối liên hệ ngoại giao giữa Hoa Kỳ và các quốc gia này. Trước hết, chúng ta hãy nói về mối quan hệ ngoại giao giữ Hoa Kỳ và Gia Nã Đại.

HOA KỲ VÀ GIA NÃ ĐẠI TÌM CÁCH GIẢI QUYẾT CÁC CUỘC TRANH CHẤP MỘT CÁCH HÒA BÌNH.

Việc tranh chấp giữa hai quốc gia thường đưa đến chiến tranh. Đã có nhiều khi Hoa Kỳ và Gia Nã Đại có những tranh chấp có thể gây ra rắc rối. Tuy nhiên, cả hai quốc gia đều mong muốn hòa bình cho nên họ sẵn sàng bàn cãi để giải quyết những khác biệt của hai nước để tránh khỏi phải đi đến chiến tranh. Khó có nơi nào trên thế giới có thể so sánh được bằng tình thân hữu của hai quốc gia này trong 150 năm vừa qua.



- Đường biên giới không có quân đội canh giữ rất thuận lợi cho hòa bình.

Nhiều quốc gia ở trên thế giới phải dùng đến quân đội và súng ống để bảo vệ biên giới, nhưng Hoa Kỳ và Gia Nã Đại lại có thế hãnh diện rằng đường biên giới chung của hai nước không cần phải có võ trang. Việc thực hiện được một đường biên giới như vậy bắt nguồn từ đầu thế kỷ thứ XIX, thời àm Gia Nã Đại còn là một thuộc địa của Anh quốc. Năm 1817, cả Hoa Kỳ và Anh quốc đều có các chiến tàu võ trang để duy trì trật tự vào khi cần. Đây là giai đoạn đầu tiên để tiến đến việc thiết lập một đường biên giới không võ trang ở giữa hai nước.

Sau này, đường biên giới không võ trang được mở rộng đến các đường biên giới ở trên mặt đất. Công việc này thực hiện được là nhờ việc giải quyết một cách hòa bình nhiều vụ tranh chấp có ảnh hưởng đến cả Hoa Kỳ và Gia Nã Đại.

1/ Vụ tranh chấp về đường biên giới ở phía Bắc lãnh thổ Louisiana mua được của Pháp. Năm 1818, Anh quốc và Hoa Kỳ cùng ký một thỏa hiệp dùng vĩ tuyến 49 làm đường biên giới chung cho hai nước chạy ài từ phía Bắc Minnesota đ61n dãy núi đá Rockies.

2/ Các bạn còn nhớ là trong thập niên 1840, vụ tranh chấp về xứ Oregon hầu như sắp đi đến chiến tranh. Lại một lần nữa Anh quốc và Hoa Kỳ giải quyết vụ tranh chấp này một cách hòa bình bằng cách chia đôi xứ Oregon ở ngay vĩ tuyến 49. Hòa ước này mở rộng đường biên giới giửa Hoa Kỳ và Gia Nã Đại từ sãy núi đá Rockies tới bờ biển Thái Bình Dương.

3/ Trong khi đó thì lại có một vụ tranh chấp về biên giới giữa hai nước ở khu phía Bắc tiểu bang Maine và Gi Nã Đại. Năm 1842, việc tranh chấp này được giải quyết bằng một thỏa hiệp chia đôi vùng đất tranh chấp cho Hoa Kỳ một phần và Gia Nã Đại một phần. Ngày nay, đường biên giới chung giữa hai nước dài bốn ngàn dặm là một đường biên giới thân hữu không đồn lũy, không súng ống và cũng không có chiến tàu.



- Nhưng tranh chấp khác sau này cũng được giải quyết êm đềm.

Hoa Kỳ và Gia Nã Đại cũng còn có những tranh chấp khác. Một trong những tranh chấp này là quyền đánh cá. Các nhà ngư phủ Hoa Kỳ theo các đàn cá di chuyển về phía bắc đến hải phận Gia Nã Đại ở ngoài khơi uyên hải Newfoundland. Ngư phủ Gia Nã Đại cho rằng người Hoa Kỳkhông có quyền đánh cá trong vùng biển Gia Nã Đại, và vì vậy xảy ra tranh chấp dữ dội. Đây là một trong những vấn đề đã được giải quyết bằng thỏa hiệp 1871. Hoa Kỳ đồng ý trả tiền về việc sử dụng hải phẩn Gia Nã Đại để đánh cá.

Sau này còn có một vụ tranh chấp khác nữ về đường biên giới giữa Alaska và Gia Nã Đại ở chổ giải đất hẹp nhất chạy về phía Nam dọc theo Thái Bình Dương. Người ta khám phá ra vàng ở Klondike thuộc Gia Nã Đại ở ngay sát nách với Alaska. Người Gia Nã Đại từ ngoài biển Thái Bình Dương muốn đến khu vực có mỏ vàng nay phải đi qua giải đất Alaska thuộc Hoa Kỳ. Người Gia Nã Đại đòi quyền làm chủ giải đất này để các thợ mỏ khai thác vàng có thể dùng đường bộ đi đến khu có mỏ vàng. Vấn đề này được đưa ra một tủy ban giải quyết, và ủy ban này đã quyết định xử cho Hoa Kỳ thắng. Người Gia Nã Đại không hài lòng về quyết định này, nhưng họ phải chấp nhận.

CÔNG CUỘC GIAO THƯƠNG VÀ PHÒNG THỦ ĐÃ KẾT CHẶT HOA KỲ VÀ GIA NÃ ĐẠI VỚI NHAU.

Gia Nã Đại và Hoa Kỳ vốn là hai quốc gia láng giềng thân hữu, vàn hững năm gần đây cả hai nước đều nhận thấy rằng hai nước rất quan trọng đối với nhau về nhiều phương diện.

- Việc kinh doanh và thương mại bành trướng.

Có một điều là cả hai nước đều hưởng lợi trong việc buôn bán với nhau. Gia Nã Đại có nhiều nguyên liệu mà Hoa Kỳ cần, trong đó có Nicken, quặng sắt và Uranium. Ngược lại Gia Nã Đại cũng cần mua của Hoa Kỳ nhiều hàng hóa kỹ nghệ. Trong những năm gần đây có tới ¾ của đủ loại hàng háo ở Gia Nã Đại mua của Hoa Kỳ. Đồng thời Hoa Kỳ cụng là quốc gia mua tới 50 phần trăm hàng hóa xuất cảng của Gia Nã Đại.

Gia Nã Đại cũng rất quan trọng đối với Hoa Kỳ trong việc kinh doanh và nhiều cách. Nhiều kỹ nghệ lớn của Hoa Kỳ có chi nhánh ở Gia Nã Đại. Những chi nhánh kỹ nghệ này sản xuất hàng hóa để bán cho dân Gia Nã Đại. Tiền ủa Hoa Kỳ đem vào đầu tư ở Gia Nã Đại là để phát triển các nhà máy kỹ nghệ mới ở Gia Nã Đại chẳng hạn như các nhà máy kỹ nghệ nhôm, sắt, thép và dầu hỏa.

- Gia Nã Đại và Hoa Kỳ cộng tác trọng việc phòng thủ Tây Bán Cầu.

Gia Nã Đại và Hoa Kỳ còn rất quan trọng đối với nhau về phương diện phòng thủ Tây Bán Cầu nữa. Khi Đệ Nhị Thế Chiến bùng nổ, Gia Nã Đại trở thành một thành phần quan trọng trong việc phòng thủ ở Tây Bán Cầu. Đường xa lộ Alaska chạy băng qua Gia Nã Đại tới Alaska rất hữu ích về phương diện quân sự. Mọi chuẩn bị đã được thực hiện để phòng thủ Gia Nã Đại cũng như những vùng duyên hải Thái Bình Dương thuộc Hoa Kỳ. May mắn là quân địch đã không xâm lăng Bắc Mỹ.

Từ Đệ Nhị Thế Chiến, công cuộc phòng thủ lại càng kết chặt hai quốc gia Bắc Mỹ này nhiều hơn. Cả hai nước Gia Nã Đại và Hoa Kỳ đều là hội viên của Minh Ước Phòng Thủ Bắc Đại Tây Dương. Cả hai nước đều duy trì hệ thống Radar chạy dài từ Alaska băng qua vòng cực Gia Nã Đại tới đảo Greenland. Không lực của cả hai nước cộng tác chặt chẽ trong việc phòng thủ không phận dọc theo đường báo động xa này. Những cố gắng liên kết này thực là vô cùng quan trọng trong thời đại hỏa tiễn ngày nay.

- Nền tảng liên lạc giữ Hoa Kỳ và Gia Nã Đại thật là vững chắc.

Ngay trong những người bạn tốt đôi khi cũng cón hững bất đồng chính kiến. Trong những năm gần đây, khi đã phát triển thành một quốc, nhân dân Gia Nã Đại lại càng mong muốn điều khiển công việc nội bộ của họ. Thí dụ như người Gia Nã Đại nhận thấy rằng những số tiền khổng lồ của Hoa Kỳ đầu tư vào Gia Nã Đại đã giúp chi Gia Nã Đại trở thành một quốc gia dẫn đầu về kỹ nghệ, nhưng họ lại mong muốn chính người Gia Nã Đại thực sự điều hành các nhà máy ở Gia Nã Đại. Người Gia Nã Đại cũng cảm thấy rằng kế hoạch của Hoa Kỳ là viện trợ những thực phẩm thặng dư cho một vài nước làm tổn thương đến việc xuất cảng nông phẩm của Gia Nã Đại; hàng loạt sách báo Hoa Kỳ tràn ngập vào Gia Nã Đại, và các đài phát thanh phát hình của Hoa Kỳ hướng về Gia Nã Đại. Tất cả đã làm cho người Gia Nã Đại không được hài lòng.

Tóm lại, một số người Gia Nã Đại cho rằng những công trình mở mang này đã kết chặt đất nước họ vào với đường lối, chính sách của Hoa Kỳ và ảnh hưởng vào lối sinh hoạt của người Gia Nã Đại. Nhưng sự thật rõ ràng là người Gia Nã Đại và người Hoa Kỳ rất giống nhau về quan niệm nhân sinh và về lối sinh hoạt, như Tổng thống Kennedy đã nói trọng dịp viếng thăm Gia Nã Đại vào năm 1961 rằng : "Địa lý đã tạo cho chúng ta thành các quốc gia láng giềng, lịch sử đã làm cho chúng thành những nước bạn, kinh tế đã làm cho chúng ta thành những nước đồng hương và nhu cầu đã tạo cho chúng ta thành những nước Đồng Minh".

HOA KỲ THI HÀNH CHÍNH SÁCH THÂN THIỆN VỚI CÁC QUỐC GIA LÁNG GIỀNG.



- Tại sao thời kỳ đầu thể kỷ thứ XX, quan hệ ngoại giao của Hoa Kỳ với các quốc gia châu Mỹ La Tinh lại không được tốt đẹp ?

Quan hệ ngoại giao của Hoa Kỳ với các quốc gia châu Mỹ La Tinh gặp khó khăn hơn là đối với Gia Nã Đại. Dĩ nhiên có một lý do là Hoa Kỳ phải nói chuyện với nhiều chính quyền chứ không phải chỉ có một chính quyền. Tuy nhiên, quan trọng hơn nữa là các hành động của chính phủ Hoa Kỳ không phải luôn luôn là thân thiện với các quốc gia châu Mỹ La Tinh. Khởi đầu với Tổng thống Theodore Roosevelt, mỗi khi các quốc gia châu Mỹ La Tinh gặp khó khăn nội bộ là chính phủ Hoa Kỳ can thiệp vào. Thủy quân lục chiến Hoa Kỳ đã từng đổ bộ vào Nicaragua, và các quốc gia vùng biển Caribbean để duy trì trật tự. Hoa Kỳ đã hành động như là cảnh sát ở châu Mỹ La Tinh trong 25 năm qua. Tuy nhiên, vào lúc đó có thể có những lý do chính đáng cho việc áp dụng chính sách này, nhưng việc này đã gây cho các quốc gia châu Mỹ La Tinh lo sợ và không thích Hoa Kỳ.



- Hoa Kỳ áp dụng chính sách thân hữu với các quốc gia láng giềng.

Trong các thập niên 1920 và 1930, ba vị Tổng thống Hoa Kỳ đã cố gắng cải thiện quan hệ ngoại giao với châu Mỹ La Tinh. Tổng thống Calvin Coolidge hạ lệnh cho quân đội Hoa Kỳ rút khỏi nước Cộng Hòa Dominique. Đồng thời ông gửi vị đại sứ Hoa Kỳ có thái độ thân hữu đến Mễ Tây Cơ để cải thiện công việc ngoại giao giữ hai nước. Sau này, Tổng thống Herbert Hoover thân hành đi viếng thăm thân hữu trong 11 nước ở Trung và Nam Mỹ để tiến đến một sự hiểu biết nhau hơn giữa Hoa Kỳ và các quốc gia châu Mỹ La Tinh. Tổng thống Hoover ra lện cho thủy quân lục chiến Hoa Kỳ rút khỏi Nicaragua để chứng tỏ thiện chí của Hoa Kỳ.

Khi lên làm Tổng thống vào năm 1933, Tổng thống Franklin D. Roosevelt loan báo trong bài diễn văn nhậm chức rằng :"Hoa Kỳ sẽ không can thiệp vào các công việc của các quốc gia châu Mỹ La Tinh. Hoa Kỳ sẽ theo đuổi chính sách thân thiện với các quốc gia láng giềng biết tự trọng, và vì biết tự trọng nên biết tôn trọng quyền lợi của các quốc gia khác."

- Hành động nói lên nhiều hơn lời nói.

Ngay sau đó, Tổng thống Franklin Roosevelt chứng minh những gì ông nói. Trong thập niên 1930, khi người Cuba khởi lọan lật đổ nhà độc tài của đất nước họ, Hoa Kỳ không gửi quân đội đến duy trì trật tự. Đây là lần đầu tiên, trong một thỏa hiệp mới kí với Cuba, Hoa Kỳ đã từ bỏ quyền được can thiệp vào các công việc ở Cuba. Quyền này đã được bảo đảm tử khi Cuba giành được độc lập. Một chứng cứ khác về chính sách thân thiện với các quốc gia láng giềng là Hoa Kỳ đã hạ lệnh cho quân đội rút khỏi nước Haiti. Đây là một toán quân đội chót cùng của Hoa Kỳ rút khỏi châu Mỹ La Tinh.

Chính sách ngoại giao mới của Hoa Kỳ còn gặp một thử thách khác nữa ở Mễ Tây Cơ. Năm 1938, chính phủ Mễ Tây Cơ chiếm giữ các giếng dầu và các tài sản khác về dầu lửa của các công ty dầu lửa của người Hoa Kỳ và của người Anh. Sau đó chính phủ Mễ Tây Cơ lại đề nghị trả tiền các tài sản này cho các công ty dầu trên đây. Nhưng giá tiền chỉ bằng 1/6 trị giá thực tài sản. Tuy nhiên, vì không muốn có chiến tranh nên chính phủ Hoa Kỳ yêu cầu các công ty dầu hỏa của người Hoa Kỳ phải chấp nhận giá tiền hạ thấp như vậy.

CÁC NƯỚC CỘNG HÒA CHÂU MỸ TÌM CÁCH CỘNG TÁC VỚI NHAU.

Năm 1889, các nước Cộng hòa ở Tây Bán Cầu đã thực hiện một bước tiến nhỏ lúc khởi đầu để tiến đến việc cộng tác với nhau hầu giải quyết một cách hòa bình mọi vấn đề có liên hệ với nhau. Năm đó, tất cả các nước Mỹ châu gửi đại biểu đến họp ở thủ đô Washington D.C để bàn về các vấn đề mậu dịch, và về việc gải quyết mọi cuộc tranh chấp giữ các quốc gia này. Từ đó, Hội Nghị Liên Mỹ đã nhóm họp nhiều lần ở các thủ đô của các nước Mỹ châu. Mọi vấn đề quan trọng đối với các quốc gia hội viên (Tổ chức Liên Mỹ) đều được đem ra thảo luận và cùng hành động.

- Hội nghị Liên Mỹ tạo tinh thần hiểu biết lẫn nhau.

Lúc đầu không khỉ tại các cuộc họp này không được thân thiện. Hoa Kỳ hoàn toàn nắm quyền chủ động tại các hội nghị này và Hoa Kỳ lại không được các quốc gia châu Mỹ La Tinh mến chuộng. Nhưng khi Hội Nghị Liên Mỹ nhóm họp lần thứ 7 ở thủ đô quốc gia Uruguay vào năm 1933 thì lại có một sự thay đổi để cải thiện tình trạng này. Các vị đại biểu trong hội nghị đã tỏ ra thật lòng cộng tác với nhau. Ông Tổng trưởng ngoại giao Hoa Kỳ tuyên bố rằng Hoa Kỳ sẵn lòng thảo luận bất kỳ vấn đề nào do các đại biểu của các quốc gia khác đưa ra.

Tại hội nghị, tất cả các quốc gia kể cả Hoa Kỳ đã ký một bản tuyên ngôn quan trọng. Bản tuyên ngôn nói rằng không một quốc gia nào có quyền can thiệp vào công việc của bất cứ một quốc gia nào khác. Với sự thay đổi này trong thái độ của chính phủ Hoa Kỳ, các hội nghị đã trở thành các nơi họp mặt của tất cả các vị đại biểu đến thảo luận với nhau một cách bình đẳng

- Hội nghị Liên Mỹ cổ võ tinh thần hữu nghị giữa các nước Cộng Hòa Mỹ châu.

Kết quả đầy ý nghĩa của Hội Nghị Các Quốc gia Mỹ châu đầu tiên là thành lập Khối Liên Mỹ. Khối này có Tổng hành dinh ở thủ đô Washington D.C và được các quốc gia hội viên cùng đóng góp tiền bạc để xây dựng khối. Khối Liên Mỹ đã có nhiều hoạt động để khuyến khích sự cộng tác giữa các quốc gia hội viên và thi hành nhiều công việc cho các quốc gia hội viên. Thí dụ như Khối Liên Mỹ cung cấp những tin tức về bất cứ vấn đề nào có liên hệ với các quốc gia châu Mỹ như là vấn đề mậu dịch, mùa màng, những phương pháp canh tác mới, giáo dục, các bệnh tật ở vùng nhiệt đới, tiền lương công nhân ở nhiều quốc gia, âm nhạc, nghệ thuật và văn chương ở Mỹ châu. Các quốc gia muốn cải thiện mậu dịch, trường học, và sức khỏe của dân chúng thì có thể học hỏi ở trong khối những gì mà các quốc gia hội viên khác hoàn thành được.

Biết rõ về dân chúng và đất nước của các quốc gia khác đưa đến việc hiểu biết nhau hơn. Vì lý do này mà Khối Liên Mỹ đã thực hiện được rất nhiều việc để củng cố tình hữu nghị và hiểu biết lẫn nhau giữa các quốc gia Mỹ châu.

- Các nước cộng hòa Mỹ châu cộng tác với nhau để đương đầu với hiểm họa chung.

Trong những năm gần đây, các Hội Nghị Liên Mỹ đã thức hiện được nhiều thỏa hiệp duy trì hòa bình ở Tây Bán Cầu.

1/ Tất cả các quốc gia đã ký thỏa hiệp đều đồng ý rằng mọi cuộc tranh chấp giữa các quốc gia châu Mỹ phải được gải quyết bằng một cuộc tranh chấp giữa các quốc gia châu Mỹ phải được giải quyết bằng một cuộc hòa giải trọng tài chứ không được sử dụng đến võ lực. Thỏa hiệp này đã nhiều lần ngăn chặn và chặn đứng được chiến tranh được chiến tranh giữa hai hội viên sắp hay bùng nổ.

2/ Khi Đệ Nhị Thế Chiến bùng nổ, rõ ràng là nếu quốc gia hiếu chiến muốn tấn công bất kì nơi nào ở Mỹ châu thì sẽ nguy hiểm cho toàn Tây Bán Cầu. Các nước Cộng hòa Mỹ châu cũng hiểu rằng phải đoàn kết để chống lại mọi cuộc tấn công vào bất kỳ một quốc gia nào trong khối. Sau khi Nhật Bản không tập Trân Châu Cảng, và Hoa Kỳ phải chiến đấu chống lại phe Trục, các quốc gia châu Mỹ La Tinh đã giữ lời hứa này. Mười tám nước trong Khối Liên Mỹ đã cắt đứt ngoại giao với các nước Đức, Ý, Nhật, trong đó có 14 nước tuyên chiến với phe Trục.

3/Sau chiến tranh, các quốc gia Mỹ châu còn thực hiện thêm nhiều thỏa hiệp khác để viện trợ cho nhau trong trường hợp bị tấn công và chống lại các hoạt động của Cộng sản ở trong lãnh thổ của các quốc gia hội viên.

- Thành lập Tổ Chức Các Quốc Gia Mỹ châu.

Năm 1948, Hội Nghị Liên Mỹ nhóm họp ở Bogota thuộc Colombia, thực hiện một bước tiến quan trọng. Hội nghị này thành lập Tổ Chức Các Quốc Gia Mỹ châu gồm có Hoa Kỳ và các quốc gia châu Mỹ La Tinh (Gia Nã Đại không thuộc tổ chức này, mặc dù có được mời tham dự). Tổ Chức Các Quốc Gia Mỹ châu (OAS : Organization of American States) sẽ cứ năm năm họp thường lệ một lần. Một hội đồng gồm đủ các đại biểu để giải quyết các vấn đề quan trọng xảy ra bất thường. Đồng thời các vị ngoại trưởng của các quốc gia hội viên có thể nhóm họp để thảo luận về việc đối phó với tình hình khẩn cấp. Khối Liên Mỹ sẽ thi hành các công việc hàng ngày của Tổ Chức Các Quốc Gia Mỹ châu.

Mục đích chính của Tổ Chức Các Quốc Gia Mỹ châu là giải quyết các vụ tranh chấp và trợ giúp việc duy trì hòa bình ở Tây Bán Cầu. Nhưng tổ chức này cũng phải giải quyết nhiều vấn đề khác có ảnh hưởng đến các quốc gia Mỹ châu. Việc mậu dịch là một trong những vấn đề này. Các quốc gia châu Mỹ La Tinh muốn gia tăng khối lượng hàng hóa xuất cảng. Họ muốn bán thêm sản phẩm của họ để họ có thể mua thêm được hàng hóa kỹ nghệ cần thiết. Nhưng bằng cách này hay cách khác, việc xuất cảng hàng hóa của họ thường hay gặp khó khăn.

Thí dụ như các nước châu Mỹ La Tinh chỉ trông cậy vào có một sản phẩm như cà phê hay chuối để xuất cảng. Nếu giá cả của sản phẩm này ở trên thế giới giảm hạ hay nhu cầu cần ít hơn khối lượng sản phẩm này tung ra thị trường thì giá phải hạ, và các quốc quốc gia này phải chịu thiệt hại. Việc mậu dịch giữa các quốc gia châu Mỹ La Tinh bị giới hạn vì nhiều nước sản xuất cùng một thứ nông phẩm hay hàng hóa để xuất cảng. Không phải các quốc gia này cố gắng để hỗ tương lẫn nhau, nhưng nhiều nước trong số các quốc gia này cố gắng bán cùng một thứ sản phẩm cho cùng những khách hàng ở ngoài châu Mỹ La Tinh. Chẳng hạn như có khoảng chừng 15 nước thuộc châu Mỹ La Tinh cạnh tranh trong việc bán cà phê cho Âu châu và Hoa Kỳ.

Các chính phủ và các nước châu Mỹ La Tinh còn phải đương đầu với một số vấn đề trầm trọng khác nữa. Đó là việc cần phải cải thiện tình trạng sinh sống của nhân dân nước họ. Họ mong muốn có thêm trường học, đường xá, và nhà cửa tốt đẹp hơn. Tuy nhiên, muốn thực hiện được như vậy thì cần phải có tiền mà học lại không có. Tổ Chức Các Quốc Gia Mỹ châu phải tiến hành các kế hoạch cho các quốc gia cần tiền vay, và họ sẽ trả lại sau này. Nếu các quốc gia Mỹ châu có thể cộng tác với nhau trong việc giải quyết vấn đề mậu dịch và các vấn đề khai thác thì kết quả là Tây Bán Cầu sẽ trở nên hùng mạnh và thịnh vượng hơn. Thí dụ như 5 quốc gia Trung Mỹ đã thành lập một thị trường chung, giảm bớt những giới hạn về mậu dịch giữa các quốc gia này. Kết quả là những cố gắng cộng tác của việc mậu dịch giữa các quốc gia này đang được bành trướng mạnh và việc mở mang kỹ nghệ cũng được tiến hàng.

- Cuộc chiến tranh lạnh ảnh hưởng đến châu Mỹ La Tinh.

Tình hữu nghị giữa Hoa Kỳ và các quốc gia láng giềng ở phương Nam đã gặp những thử thách nghiêm trọng vào những năm chiến tranh lạnh. Từ Đệ Nhị Thế Chiến thường xảy ra những xáo trộn ở các quốc gia Mỹ La Tinh. Sau Đệ Nhị Thế Chiến, châu Mỹ La Tinh mất thị trường quốc ngoại. Hơn nữa, nhân dân các nước châu Mỹ La Tinh lại mong muốn có mức sống cao hơn. Như vậy có nghĩa là các chính quyền của các nước này phải làm gì hơn nữa để khai thách tài nguyên thiên nhiên, mở mang kỹ nghệ và thương mại. Nhìn vào các quốc gia láng giềng ở phương Bắc, nhân dân các quốc gia châu Mỹ La Tinh có khuynh hướng muốn trách móc Hoa Kỳ vì đã không mua sản phẩm hàng hóa của họ nhiều hơn. Và cho đến những năm gần đây, trong khi viện trợ cho các chính quyền châu Mỹ La Tinh, chính phủ Hoa Kỳ đã chú ý đến nhu cầu các quốc gia này ít hơn như là đã chú ý đến các quốc gia mới ở châu Á và châu Phi. Trong tình trạng như vậy, tinh thần chống Hoa Kỳ càng ngày càng lan rộng ở châu Mỹ La Tinh.

Trong thập niên 1950, Cộng sản tìm cách lợi dụng lòng bất mãn này cũng như sự ước mong có mức sống cao hơn của nhân dân các nước châu Mỹ La Tinh. Các tổ chức Cộng sản địa phương tìm cơ hội thuận tiện để khuấy động tinh thần chống Mỹ của nhân dân các nước này. Bằng cách quy hết trách nhiệm cho Hoa Kỳ về các vấn đề khó khăn ở châu Mỹ La Tinh, Cộng sản hy vọng sẽ thuyết phục được nhân dân châu Mỹ La Tinh rằng họ nên kết thân với Liên Xô và Trung Hoa Cộng sản. Biến cố xảy ra ở Cuba đã chứng minh rõ ràng điều này.

- Những khủng hoảng trầm trọng ở Cuba.

Đầu năm 1959, một nhà lãnh tụ cách mạng tên là Fidel Castro lật đổ được nhà độc tài ở Cuba. Lúc đầu người Hoa Kỳ có cảm tình với ông Castro vì ông ấy hứa với nhân dân Cuba rằng ông ta sẽ thiết lập chính quyền dân chủ. Nhưng rồi cảm tình của nhân dân Hoa Kỳ đối với người anh hùng cách mạng Cuba lại mất đi dần dần. Castro cho hoãn các cuộc bầu cử và dần dần tiến đến kết thân với Liên Xô. Ông ta nguyền rủa và hăm dọa Hoa Kỳ. Người Hoa Kỳ ở Cuba bị bắt bỏ tù và tài sản của người Hoa Kỳở đây cũng bị tịch thu. Sự kiệ một chính quyền của một quốc gia gần kề bên mà tỏ ra bất thân với Hoa Kỳ khiến cho nhiều người lo ngại. Chính phủ Hoa Kỳ rút lại việc nhìn nhận chính phủ Castro và thuyết phục các quốc gia châu Mỹ La Tinh khác cũng làm như vậy. Đồng thời, Hoa Kỳ còn hỗ trợ cho những người Cuba lưu vong ở Hoa Kỳ đổ bộ vào Cuba với hy vọng khởi loạn chống lại Castro. Cuộc chiến phiêu lưu này hoàn toàn thất bại.

Nhân dân Cuba đã không thể tiến gần đến chế độ dân chủ như trước kia, nhưng ít người dân nghèo Cuba ngày nay đã có một đời sống tốt đẹp hơn trước. Được như vậy, một phần cũng là nhờ Liên Xô hàng năm viện trợ cho Cuba những món tiền khổng lồ.

- Vẫn còn những khó khăn khác với các quốc gia châu Mỹ La Tinh.

Năm 1961, Hoa Kỳ loan báo một kế hoạch mới để viện trợ kỹ thuật và tài chính cho các quốc gia châu Mỹ La Tinh. Đây là kế hoạch thiết lập một Liên Minh tiến bộ, và kế hoạch này được nhiều quốc gia tán đồng. Mọi người hy vọng rằng sắp bước vào kỷ nguyên mới cho tình hữu nghị giữ Hoa Kỳ và các quốc gia châu Mỹ La Tinh. Điều không may là người ta lại thất vọng. Các chương trình cải cách này là một phần quan trọng trong kế hoạch Liên Minh tiến bộ lại không được thi hành đúng mức. Ở các quốc gia này vẫn còn một thiểu số người quyền thế từ lâu vẫn nắm quyền kiểm soát hầu hết các công việc kinh doanh cũng như làm chủ phần lớn ruộng đất, đã chống đối và ngăn chặn việc thi hành các chương trình cải cách này. Tuy nhiên, suốt trong thập niên 1960, Liên Minh tiến bộ hàng năm đã bỏ ra hàng tỷ Mỹ kim để viện trợ thực phẩm và các thứ khác cũng như cho vay và viện trợ kỹ thuật cho các quốc gia châu Mỹ La Tinh.

Rồi thì năm 1965, lần đầu tiên trong nhiều năm qua, Thủy quân lục chiến Hoa Kỳ đổ bộ vào một quốc gia ở châu Mỹ La Tinh. Nước Cộng hòa Dominique có thể lâm nguy vì nội chiến, được tổ chức các quốc gia châu Mỹ La Tinh ủng hộ, Hoa Kỳ hành động. Tuy nhiên họ ủng hộ như vậy bằng một số phiều rất nhỏ và một vài ngờ vực. Khi tái lập được hòa bình rồi thì quân đội Hoa Kỳ rút khỏi quốc gia này, nhưng hành động này làm cho nhân dân các nước châu Mỹ La Tinh không được hài lòng.

Sau này, năm 1973, ở Chile, phe quân sự nổi lọan và lật đổ sát hại Tổng thống thuộc phe xã hội do dân bầu lên. Dưới sự lãnh đạo của vị Tổng thống thuộc phe xã hội, chính phủ Chile chiếm hữu các tài sản kinh doanh của người Hoa Kỳ mà không trả tiền cho đúng với thực giá. Hành động này giống như hành động của chính quyền Mễ Tây Cơ trong nhiều năm về trước. Nhiều người cho rằng Hoa Kỳ đã ủng hộ phe nổi loạn ở Chile vì Hoa Kỳ căm giận về sự thiệt hại của các công ty kinh doanh của người Hoa Kỳ. Cả Hoa Kỳ và tân chính quyền quân sự Chile đều phủ nhận việc này, nhưng nó cũng không ngăn chặn được nhân dân châu Mỹ La Tinh tin như vậy.

Chính phủ Chile đã chiếm các cơ sở khai thác mỏ đồng của người ngoại quốc giống như chính phủ Mễ Tây Cơ trước kia đã chiếm các giếng dầu. Gần đây hơn nữa, người Cuba lại chiếm các cơ sở sản xuất đường của người Hoa Kỳ. Tất cả những vụ trên đều tiến hành theo cùng một nguyên tắc. Nhân các quốc gia châu Mỹ La Tinh mong muốn làm chủ và hưởng lợi các tài nguyên thiên nhiên của đất nước họ. Dù rằng họ cần tiền và viện trợ của ngoại quốc để khai thác các tài nguyên này, thì họ cũng vẫn mong muốn chính họ nắm quyền kiểm soát. Sự việc đã gây ra biết bao nhiêu khó khăn cho chính phủ Hoa Kỳ và các công ty kinh doanh của người Hoa Kỳ trong suốt thập niên 1970.



tải về 1.69 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   17   18   19   20   21   22   23   24   25




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương