* howard b. Wilder robert p. Ludlum harriett mc. Cune brown


-Vấn đề chủng tộc vẫn còn làm cho toàn quốc chú ý đến



tải về 1.69 Mb.
trang24/25
Chuyển đổi dữ liệu04.08.2016
Kích1.69 Mb.
#12266
1   ...   17   18   19   20   21   22   23   24   25

-Vấn đề chủng tộc vẫn còn làm cho toàn quốc chú ý đến.

Nhiều người da đen vẫn còn thất vọng vì sự chậm chạp trong việc cải thiện số phận của họ. Mặc dầu có những chương trình huấn nghệ, con số thất nghiệp của người da đen vẫn còn cao hơn so với người da trắng.

Trong khi đó thì giữa các nhà lãnh tụ da đen cũng có những bất đồng chính kiến về vấn đề hướng dẫn các phong trào tranh đấu đòi quyền bình đẳng. Khẩu hiệu “Black Power” (Quyền lực của người da đen) được mọi người tán đồng, nhưng lại có nhiều người khác hiểu khẩu hiệu này bằng những nghĩa khác. Đối với một số người da đen, khẩu hiệu này có nghĩa là chính họ phải đem hết sức cố gắng để đạt được trình độ học vấn cao hơn, tạo được nhà cửa khá hơn, cũng như tiến tới bình đẳng về các cơ hội tìm kiếm công ăn việc làm. Họ nói rằng có một cách để đạt được mục tiêu này là họ phải sử dụng đến áp lực chính trị và kinh tế. Nhưng một số nhỏ người da đen khác lại còn đi xa hơn trong việc diễn dịch ý nghĩa chữ “Black Power”. Họ la lối rằng thiếu tiến bộ trong phong trào đòi bình đẳng, có nghĩa là họ phải sử dụng đến những biện pháp bạo động để hoàn thành mục tiêu bình đẳng và tự do. Hơn nữa, một số người da đen lại cho rằng cứu cánh của “Black Power là một sự tách biệt hoàn toàn về chủng tộc”.

Nhiều người Hoa Kỳ cho rằng việc diễn giải ý nghĩa của hai chữ “Black Power” như vậy là đổ thêm dầu vào lửa trong vụ bạo động trong các thành phố Hoa Kỳ vào cuối thập niên 1960. Một trong những vụ lộn xộn tệ hại nhất bùng nổ ở Detroit vào tháng Chạp năm 1967. Hơn 40 người bị thiệt mạng, toàn thể một kh nhà trong thành phố bị thiêu rụi, và có tới hàng ngàn người lâm vào cảnh không nhàkhông cửa.

Trong bài diễn văn đọc trên đài vô tuyến truyền hình, Tổng thống Johnson tuyên bố “Phải chặn đứng bạo động cho tới cùng”. Ông còn nói rằng “Nếu cần phải mở một cuộc tấn công bất cứ ở mức độ nào vào những nơi gây ra thất vọng và bạo động”.

- Các vụ ám sát làm cho toàn quốc xúc động.

“Những gì đang xảy ra cho đất nước ?” là một câu hỏi được nhiều người Hoa Kỳ nêulên vào khi hai nhà lãnh tụ của đất nuớc bị ám sát chết vào mùa xuân năm 1968. Tháng 4 năm đó, ông Martin Luther King Jr., người đã lãnh đạo phong trào bất bạo động để đòi quyền bình đẳng, đang đứng ở ngòai balcon tại mộ t khách s5n ở Memphis thì bị một người bắn tỉa hạ sát chết. Theo sau tiếng súng ám sát này, làn sóng lộn xộn nổi lên, đốt nhà, cướp của trong 125 thành phố. Sau khi tiến sĩ King chết được 2 tháng thì Thượng nghị sĩ Robert F. Kennedy, bào đệ của cố Tổng thống Kennedy đang vui mừng chiến thắng ở tại Los Angeles cũng bị ám sát chết. Ông đang vận động để được đảng Dân chủ đề cử ra tranh cử Tổng thống trong kỳ bầu cử vào cuối năm 1968, và ông vừa đạt được thắng lợi trong kỳ tuyển cử sơ khởi của đảng Dân chủ ở California. Ông Robert Kennedy vốn là người tích cực ủng hộ cho quyền bình đẳng của những nhóm người thiểu số.

Sau khi Tiến sĩ King từ trần được 6 ngày, thì Quốc hội cho thông qua đạo luật dân quyền 1968. Theo dự luật này thì những trở ngại về chủng tộc trong 80 phần trăm về nhà cửa ở Hoa Kỳ được bãi bỏ.

* CHIẾN TRANH LẠNH TRONG THẬP NIÊN 1960.

- Tổng thống Kennedy và Thủ tướng Khrushchev gặp nhau ở Viennea.

Ngay vừa mới nhậm chức, Tổng thống Kennedy đã phải đương đầu với vấn đề nghiêm trọng do cuộc chiến tranh lạnh gây nên. Tại Đông Nam Á, quân đội Cộng sản đe dọa cướp chính quyền ở Lào. Ở Cuba mộ t đạo quân của những người Cuba lưu vong đổ bộ vào Cuba định lật đổ chính quyền Fidel Castro, nhưng thất bại. Ngoài ra, Khrushchev còn hăm dọa khuấy động một cuộc khủng hoảng mới ở Bá Linh.

Hết vấn đề này đến vấn đề khác về chiến tranh lạnh khiến cho Tổng thống Kennedy và các vị cố vấn của ông đều cảm thấy rằng ông và ông Khrushchev phải nên gặp nhau để nói chuyện. Tháng 6 năm 1961, Tổng thống Kennedy bay đi Vienna để hội thảo với nhà lãnh đạo Liên xô về các vấn đề khẩn cấp. Cuộc họp này không đi đến một thỏa hiệp hay một quyết định quan trọng nào cả. Nhưng hai nhà lãnh đạo cũng đã trao đổi quan điểm về các vấn đề quan trọng như vấn đề thí nghiệm vũ khí hạch nhân và tương lai của nước Lào.

Sau cuộc họp này, mỗi nhà lãnh đạo đều công bố tuyên cáo về tình trạng cuộc chiến tranh lạnh. Tại Mạc Tư Khoa, Thủ tướng Khurshchev tuyên bố rằng ngọn triều lịch sử đang dâng lên theo chiều chủ nghĩa cộng sản. Trong bản tường trình với nhân dân Hoa Kỳ, Tổng thống Kennedy tuyên bố “... Tôi nhiệt liệt tin tuởng rằng thời gian sẽ chứng tỏ rằng trong tương lai của nhân loại sẽ là tự do, độc lập, và tự quyết chứ không phải là chủ nghĩa cộng sản”.



- Hoa Kỳ cho tăng cường quân lực.

Thái độ cứng rắn không nhượng bộ của Thủ tướng Khrushchev tại hội nghị Vienna khiến cho Tổng thống Kennedy tin rằng Hoa Kỳ phải tăng cường quân lực. Chính phủ Hoa Kỳ vẫn tiếp tục thảo luận về kế hoạch tài giảm binh bị, nhưng không có quốc gia nào lại được phép nghĩ rằng thiện chí kiến tạo hòa bình có nghĩa là phải yếu kém về quân sự. Cho nên năm 1961, Hoa Kỳ cho gửi thêm không lực đến thành phố Bá Linh.

Thành phố Bá Linh dù là một nửa thuộc về Tây Đức nhưng lại nằm sâu trong lãnh thổ Đông Đức cộng sản. Trong cuộc chiến tranh lạnh này, nhiều lần Liên xô đã gây áp lực với dân chúng ở chung quanh Tây Bá Linh. Năm 1961, Đông Đức vội vã cho xây "Bức tường Bá Linh" ngăn cách hẳn Đông Bá Linh với Tây Bá Linh tạo nên khủng hoảng. Nhưng mối đe dọa nghiêm trọng nhất cho hòa bình thế giới trong những năm này lại xảy ra ở gần lãnh thổ Hoa Kỳ.

- Tổng thống Kennedy đương đầu với khủng hoảng hỏa tiển ở Cuba.

Những biến cố ở Cuba vào mùa thu năm 1962 cho ta thấy rằng Hoa Kỳ cần phải sẵn sàng hành động ngay tức thì. Tổng thống Kennedy tường trình cho toàn quốc hay rằng dù rằng trước đây Liên xô đã bảo đảm rằng Cuba chỉ tiếp nhận vũ khí phòng thủ, ấy thế mà Liên xô lại võ trang cho Cuba bằng những hỏa tiển nguyên tử xuyên lục địa. Tổng thống loan báo "Phải phong tỏa, kiểm soát chặt chẽ mọi vũ khí tấn công được chuyên chở đến Cuba". Đồng thời Tổng thống ra lệnh cho các chiến tàu Hoa Kỳ, nếu cần, phải chặn đứng không cho các tàu chuyên chở như vậy tới Cuba.

Sau một vài ngày căng thẳng, Khrushchev đồng ý cho tháo gỡ và di chuyển các loại vũ khí tấn công này ra khỏi Cuba. Khrushchev phải hành động như vậy, một phần vì hầu hết các quốc gia Âu châu và châu Mỹ la tinh đều ủng hộ Hoa Kỳ. Castro từ chối không chịu cho thanh sát trên mặt đất, nhưng dựa vào kết quả của các cuộc thám sát ở trên không, chính phủ Hoa Kỳ tin rằng thật sự các dàn hỏa tiễn này đã được di chuyển đi rồi.

Thế giới được cứu thoát khỏi chiến tranh và Hoa Kỳ đã thực sự chiến thắng. Hơn nữa, sau đó lại có một vài điểm sáng torng cuộc chiến tranh lạnh trong thập niên 1960.



- Thế giới tìm cách kiểm soát vũ khí hạt nhân.

Việc sử dụng nguyên tử nặng vào chiến tranh từ Đệ Nhị Thế Chiến đã gây ra cuốc hạy đua phát triển những phương tiện tàn phá ghê gớm hơn bao giờ hết. Một vài loại vũ khí này phải dùng máy bay mang đi thả, nhưng cũng có những loại vũ khác có thể từ một lục địa phóng đi và tự nó sẽ bay đến mục tiêu ở một lục địa khác. Loại vũ khí này được gọi là ICBM, có thể nhằm hủy diệt toàn thể một thành phố ở cách căn cứ phóng đi hàng mấy ngàn dặm. Mặt khác, loại hỏa tiễn Polaris có thể phóng đi từ một tàu ngầm ở dưới nước rồi sẽ vụt lên trên không nhắm mục tiêu bay tới. Trong thập niên 1970, người ta còn phát triển loại hỏa tiễn MIRV, có một số đầu đạn độc lập. Mỗi một đầu đạn sẽ bay tới một mục tiêu khác. Như vậy rất khó mà ngăn chặn không cho một vài trong số đầu đạn này bay tới mục tiêu khác. Như vậy rất khó ngăn chặn không cho một vài trong số đầu đạn này bay tới mục tiêu.

Tổng thống Kennedy đương đầu với cùng những vấn đề mà các vị Tổng thống trước kia từng gặp phải là đi tìm kiếm một thỏa hiệp về kiểm soát vũ khí hạch nhân. Tại hội nghị tài giảm võ trang ở Geneva, Hoa Kỳ cố gắng để thực hiện một thỏa hiệp theo đó thì các cường quốc nguyên tử đồng ý sẽ không thí nghiệm vũ khí nguyên tử nữa, và đồng ý để cho một ủy ban thanh sát quốc tế vào lãnh thổ để thi hành thỏa hiệp. Nhưng Liên Xô lại từ chối không chịu cho người ngoại quốc vào lãnh thổ Nga để thanh sát.

Tuy nhiên, năm 1963, Hoa Kỳ, Anh quốc và Liên Xô lại nhóm họp để bàn việc cấm thí nghiệm vũ khí nguyên tử. Hội nghị này nhóm họp tại Mạc Tư Khoa vào tháng 7 năm đó. Cả ba cường quốc đều đồng ý sẽ không thí nghiệm nguyên tử ở trong bầu khí quyển, ở ngoài tầng không gian và ở dưới nước. Nhưng những gì mà tam cường đã thực hiện được chỉ là như lời Tổng trưởng ngoại giao Hoa Kỳ nói :"Bước đầu trên con đường tiến đến giới hòa bình vững chắc mà toàn thể nhân loại đang mong chờ."



- Tổng thống Johson đương đầu với những khó khăn lớn lao.

Chúng ta đã thấy rằng năm 1965, Tổng thống Johson gửu quân đội đến nước Cộng hòa Dominique . Biến cố ở Trung Đông còn đi xa hơn nữa, dù rằng việc xảy ra ở vùng này không phải do người Hoa Kỳ can thiệp. Chiến tranh bùng nổ giữ Do Thái và các lân quốc Á Rập vào tháng 6 năm 1967. Trận chiến này chỉ kéo dài có vài ngày, nhưng nó đã khiến cho các quốc gia Á Rập càng thêm chua chát đắng cay nhiều hơn, và tình hình Trung Đông càng trở nên căng thẳng hơn trước. Nhưng vấn đề khó khăn và trầm trọng tệ hại nhất là việc Tổng thống Johnson phải đối phó với tình hình ở Việt Nam. Cuộc chiến Việt Nam không những đã làm hao tốn giảm thiểu ngân khoản cho chương trình Đại xã hội do ông khởi xướng, mà còn ngăn chặn không cho ông ra tranh cử kỳ bầu cử Tổng thống vào năm 1968.



- Chiến tranh Việt Nam càng trở nên dữ dội.

Năm 1954, một hội nghị quốc tế đã chia đôi Việt Nam ra làm hai phần Bắc Việt Nam và Nam Việt Nam, nhưng lại hy vọng rằng Việt Nam sẽ được thống nhất bằng một cuộc tổng tuyển cử. Tuy nhiên, một cuộc bầu cử như vậy đã chẳng bao giờ tổ chức được. Bắc Việt Nam cộng sản nhờ viện trợ của Trung Hoa cộng sản và của Liên xô, trợ giúp du kích cộng sản để cố gắng lật đổ chính quyền Nam Việt Nam. Ngược lại, Nam Việt Nam cũng nhận viện trợ của Hoa Kỳ và của nhiều quốc gia khác.

Lúc đầu Hoa Kỳ chỉ gửi một số cố vấn quân sự để giúp chính quyền Nam Việt Nam, nhưng khi tình hình càng trở nên tệ hơn thì viện trợ quân sự của Hoa Kỳ cho Việt Nam càng nhiều hơn. Vào cuối năm 1964, có tới 23 ngàn bộ đội Hoa Kỳ ở Việt Nam, và năm 1968, con số này tất cả lên tới 500 ngàn. VÀo lúc này chiến tranh trở nên vô cùng quyết liệt toàn diện, với những cuộc không kích nặng nề vào Bắc Việt, hải pháo của chiến tàu Hoa Kỳ và chiến tranh dữ dội ở trên bộ.

- Chiến tranh ở Việt Nam vẫn còn tiếp diễn

Trong một bài diễn văn, Tổng thống Johnson đưa ra 3 lý do tại sao bộ đội Hoa Kỳ phải có mặt ở Việt Nam :

1- Hoa Kỳ có bổn phận phải giúp đỡ các dân tộc mà các quyền tự do của họ bị hăm dọa bằng vũ lực.

2- Việt Nam rất quan trọng đối với nền an ninh của các quốc gia tự do Châu Á.

3- Tùy thuộc vào chung cuộc của Nam Việt Nam, các quốc gia xâm lăng sẽ quyết định nên hay không nên sử dụng chiến tranh du kích để tiến chiếm các lân quốc yếu hơn.

Khi cuộc chiến càng trở nên dữ dội lại càng có nhiều người Hoa Kỳ rầu rĩ lo ngại sâu xa về cuộc chiến, và họ kêu gọi Hoa Kỳ phải thay đổi chính sách ở Việt Nam. Dù thế nào đi nữa, dù cho Hoa Kỳ đã tạm thời ngưng bỏ bom Bắc Việt và kêu gọi chính quyền Bắc Việt cùng tìm kiếm hòa bình nhưng cuộc chiến vẫn còn tiếp diễn



- Bắt đầu hòa đàm

Mùa xuân năm 1968, Tổng thống Johnson làm toàn quốc ngạc nhiên. Trong một bài diễn văn trên đài vô tuyến truyền hình, ông loan báo cho nhân dân Hoa Kỳ hay rằng ông sẽ không ra tranh cử thêm một nhiệm kỳ nào nữa. Quyết định này là do ý ông muốn "Nhân dân Hoa Kỳ đoàn kết trên hết". Đồng thời Tổng thống cũng nói rằng mức độ bỏ bom Bắc Việt sẽ được rút giảm. Sau đó 60 giờ, nhà cầm quyền Bắc Việt cho biết là đồng ý việc tiếp xúc với chính phủ Hoa Kỳ. Đầu tháng 5 năm 1968, đại diện hai chính phủ Hoa Kỳ và Bắc Việt nhóm họp ở Ba Lê. Các phiên họp kéo dài đến gần nửa năm thì Tổng thống Johnson loan báo sẽ ngưng hẳn việc bỏ bom Bắc Việt. Ông đã thực hiện một quyết định mà ông cho rằng "sẽ tiến đến một giải pháp hòa bình cho cuộc chiến".



PHẦN IV

CÁC VỊ TỔNG THỐNG GẦN ĐÂY PHẢI ĐƯƠNG ĐẦU

VỚI NHỮNG THỬ THÁCH NÀO ?
Vì Tổng thống Johnson đã dự định rút lui khỏi chính trường, cho nên đảng Dân chủ cử Phó Tổng thống Hubert Humphrey ra tranh cử Tổng thống và Thượng nghị sĩ Edmund Miskie thuộc tiểu bang Maine ra đứng chung liên danh với ông. Hội nghị đảng Cộng hòa chỉ định ông Richard Nixon, người đã từng thất cử Tổng thống 8 năm về trước, ra tranh cửa Tổng thống kỳ này. Thống đốc Spiro Agnew của tiểu bang Maryland được đề cử ra tranh cử chức vụ Phó Tổng thống. Ứng cử viên thứ ba ra tranh cử Tổng thống là ông George Wallace, cựu thống đốc Tiểu bang Alabama.

Nhiều cử tri cho rằng có rất ít khác biệt giữa hai ứng cử viên của hai chính đảng lớn. Trong kỳ vận động tranh cử, cả hai ứng cử viên đều nói rất nhiều về chiến tranh Việt Nam, nhưng lập trường của hai ứng cử viên này hình như chỉ khác nhau chút ít thôi, dù rằng phó Tổng thống Humphrey đã biểu lộ ủng hộ việc ngưng bỏ bom Bắc Việt nhiều hơn. Các vấn đề khác cũng làm cho các cử tri lo ngại là các vụ bạo động ở trong các thành phố, thái độ nổi loạn của giới trẻ, tỷ lệ tội trạng càng ngày càng lên cao, và mối lo sợ về nạn lạm phát.

Các cuộc thăm dò toàn quốc vào những tuần lễ trước bầu cử cho thấy là đa số cử tri ủng hộ ông Nixon. Tuy nhiên, trước một ngày có cuộc bầu cử, các cuộc thăm dò cho thấy là khoảng cách giữa số cử tri ủng hộ hai ứng cử viên rất nhỏ. Thực ra, số phiếu cử tri trong ngày bầu cử dồn cho hai ông rất khít khao. Trong số 62 triệu phiếu cử tri dồn cho hai ứng cử viên có chừng 500 ngàn phiếu thôi. Gần 10 triệu phiếu cử tri bỏ cho ông Wallace. Nhưng so phiếu đại biểu cử tri mới là sự quyết định và ông Nixon chiếm được đa số rõ rệt. Với 301 trên tổng số 538 phiếu đại biểu cử tri, ông Nixon đắc cử Tổng thống. Trong cuộc bầu cử vào Quốc hội cùng năm ấy, ở viện nào, đảng Cộng hòa cũng chiếm được đa số tương đối. Dù sao đi nữa, đảng Dân chủ cũng vẫn còn kiểm soát cả hai viện của Quốc hội.

- Chính quyền Tổng thống Nixon khởi sự.

Tổng thống Nixon phải đương đầu với nhiều vấn đề cấp bách của Quốc hội. Lạm phát, dân chúng lộn xộn, các cư xá sinh viên cũng lộn xộn bất ổn và kỳ thị chủng tộc, tất cả đã làm cho đất nước phải bối rối lo ngại. Tổng thống Nixon loan báo rằng mục tiêu trước nhất của ông là đoàn kết nhân dân Hoa Kỳ lại, và làm cho nhân dân Hoa Kỳ cùng cộng tác với nhau để tiến tới cuộc sống tốt đẹp hơn cho tất cả mọi người. Cuối mùa xuân năm đó, ông đưa lên Quốc hội những đề nghị như vấn đề cải cách thuế khóa và chiến đấu chống lại các tội trạng có tổ chức.



- Bất ổn và phản kháng đưa đến nhiều thay đổi trong quốc hội.

Những năm đầu thập niên 1970, ngọn triều phản đối dâng lên lan tràn ra toàn quốc. Phần lớn các vụ phản đối đều nhằm vào chiến tranh Việt Nam. Nhiều người, đặc biệt là giới trẻ, đã bắt đầu đặt vấn đề là cuộc chiến dài nhất trong lịch sử Hoa Kỳ này có thể đi tới chung cuộc theo ý muốn được không. Con số thương vong và tiền bạc tổn phí càng ngày càng lên cao hơn.

Khắp nơi trong nước đều có biểu tình chống chiến tranh. hàng trăm ngàn người diễu hành ở thủ đô và ở các tỉnh cũng như trong các khu sinh viên nội trú ở khắp mọi nơi. Mùa xuân năm 1970, một thảm trạng xảy ra ở ngay trường đại học Kent State thuộc tiểu bang Ohio, nơi mà quân đội phòng vệ quốc gia cho rằng bị tấn công nên đã bắn vào đám sinh viên biểu tình gây thiệt mạng cho 4 sinh viên. Khắp nơi trong nước từ bờ biển Đại tây dương đến bờ biển Thái bình dương, sinh viên các trường đại học phản đối vụ bắn vào sinh viên ở Ohio và những hậu quả đưa đến cho họ. Chừng 400 trường đại học phải đóng cửa vì sinh viên định tổ chức làm mạnh tạo áp lực với Quốc hội để tố cáo Tổng thống.

Những chính kiến của toàn dân đối với chiến tranh Việt Nam lại không thống nhất. Không phải tất cả mọi người đều phản đối chiến tranh. Hàng ngàn người tổ chức diễu hành ủng hộ chính sách về chiến tranh của Tổng thống, và kêu gọi đất nước phải tiếp tục chiến đấu để đạt được chiến thắng hoàn toàn ở Việt Nam. Đầu năm 1971, khi đoàn người biểu tình tiến về thủ đô Hoa Thịnh Đốn đe dọa làm tê liệt thủ đô và các cơ quan chính phủ thì có tới hàng ngàn người bị bắt.



- Giới trẻ được quyền đi bầu

Năm 1971, tu chính án thứ 26 được chấp thuận thêm vào hiến pháp theo đó thì hạ thấp tuổi đi bầu xuống tới tuổi 18 cho tất cả các cuộc tuyển cử địa phương, tiểu bang cũng như các cuộc tuyển cử chọn người vào các cơ quan chính quyền Trung ương. Trước đó chỉ có 4 tiểu bang Georgia, Kentucky, Alaska và Hawaii là đã hạ tuổi đi bầu xuống dưới 21 thôi. Tu chính án này được chấp thuận vì phần lớn là có nhiều người nghĩ rằng đa số những người trẻ ở tuổi 18 đã ý thức được trách nhiệm như người trưởng thành và cũng là đến tuổi đi bầu được.



- Chị em phụ nữ đòi quyền bình đẳng

Năm 1972, Quốc hội lại chấp thuận thêm một tu chính án nữa, tu chính án thứ 27, và gửi về các tiểu bang để phê chuẩn. Tu chính án này được gọi là "tu chính án về phụ nữ quyền qui định rằng quyền bình đẳng theo luật pháp sẽ không bị chối bỏ hay thu hẹp bởi chính quyền Trung ương hay chính quyền tiểu bang vì lý do nam hay nữ".

Hầu hết người Hoa Kỳ nghĩ rằng việc đấu tranh cho quyền bình đẳng giữa nam và nữ đã đạt được vào năm 1920, năm đó chị em phụ nữ đã được quyền đi bầu. Nhưng kinh nghiệm của nhiều chị em phụ nữ ở trong gia đình hay ngoài xã hội lại cho thấy là ngược lại. Chị em phụ nữ thấy rằng thường khi đi làm thì chị em chỉ nhận được những công việc kém thích thú và được trả ít lương hơn nam giới, rằng ngay cả khi chị em làm cùng công việc như anh em nam giới mà lại nhận được đồng lương ít hơn, rằng rất ít khi chị em được thăng thưởng hay đưa lên chức vụ chỉ huy. Họ lý luận rằng đa số anh em nam giới muốn giữ chị em phụ nữ trong gia đình, và muốn giới hạn chị em trong các công việc gia đình. Nhiều tổ chức phụ nữ ra đời vào trong thập niên vừa qua như "phong trào giải phóng phụ nữ" đã đạt được sự ủng hộ rộng rãi của quần chúng. Các tổ chức này đòi" bình đẳng về lương bổng và bình đẳng công việc", đòi hỏi phải có trung tâm săn sóc các trẻ em cho các bà mẹ đi làm, đòi cho chị em phụ nữ được nghỉ hộ sản mà không mất việc làm.

Đầu năm 1974, tu chính án thứ 27 được hơn 30 tiểu bang phê chuẩn. Nhưng phải đợi hai năm sau kể từ khi được 38 tiểu bang chấp thuận thì tu chính án này mới trở thành một phần của hiến pháp.



- Chiến tranh Việt Nam vẫn còn tiếp diễn.

Cuộc hòa đàm Ba Lê nhằm chấm dứt chiến tranh Việt Nam tiến hành từ năm 1969 nhưng vẫn còn kéo dài vô tận, và chiến tranh cũng vẫn còn kéo dài. Hội nghị đã phải mất nhiều tháng trời để bàn về những đại diện của chính quyền nào được tham dự hội nghị, và mỗi đoàn đại biểu phải ngồi ở vào những vị thế nào ở tại bàn hội nghị. Sau này, Nam Việt Nam, đồng minh của Hoa Kỳ, được dự hội nghị, vì Nam Việt Nam sợ rằng hội nghị Ba Lê sẽ đi đến một thỏa hiệp bỏ mặc cho miền Nam Việt Nam đương đầu với Bắc Việt. Dù rằng phải thất vọng như vậy, nhưng vì chống đối và bạo động của phe phản chiến tại quốc nội, nên chính phủ Hoa Kỳ bắt buộc phải cắt giảm số quân tham chiến ở Đông Nam Á. Số quân tham chiến này lên cao nhất là hơn một nửa triệu quân vào đầu năm 1969, nhưng ba năm sau đó, sẽ giảm xuống chỉ còn 139 ngàn. Vào lúc đó thì tất cả công cuộc chiến đấu ở trên bộ đều do quân đội Nam Việt Nam đảm nhận, và Hoa Kỳ chỉ còn không yểm cho Nam Việt Nam thôi. Đây là việc Việt Nam hóa cuộc chiến tranh. Việc Việt Nam hóa này rất ít có hy vọng đạt được hòa bình ở châu Á. Nhưng ít nhất cũng có hứa hẹn chấm dứt việc Hoa Kỳ phải tham chiến trên bộ.

Vào năm 1971 có dấu hiệu hy vọng. Ngay khi chiến tranh còn quyết liệt, Nam Việt Nam vẫn còn có khả năng sản xuất dư thừa gạo cho dân chúng tiêu thụ và còn có thể xuất cảng nữa. Tuy nhiên, cùng năm đó, Nam Việt Nam tổ chức bầu cử và khó mà thấy có gì là dân chủ cả, Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu ra ứng cử độc diễn, và trong kỳ bầu cử Quốc hội năm đó cũng không có ứng cử viên đối lập nào được tự do vận động tranh cử. Nhiều người Hoa Kỳ càng cảm thấy thất vọng sâu xa về những cố gắng quân sự của họ đã đổ vào Việt Nam.

- Cuộc chiến đổi chiều.

Đầu năm 1972, Bắc Việt mở cuộc tấn công đặc biệt dữ dội vào Nam Việt Nam. Lần này họ đi ra ngoài chiến thuật du kích mà họ vẫn hằng áp dụng từ trước. Các viên chức Hoa Kỳ và Nam Việt Nam vô cùng ngạc nhiên và lấy làm lo ngại về đủ loại chiến cụ kể cả xe tăng hạng nặng mà Bắc Việt có thể tung ra chiến trường Nam Việt Nam. Hoa Kỳ trả đũa lại bằng cuộc leo thang không kích dữ dội vào tất cả các con đường tiếp tế mà Bắc Việt sử dụng để đưa người và vũ khí vào Nam Việt Nam. Đồng thời, Hoa Kỳ chấp nhận cả nguy hiểm là áp dụng chiến thuật mới gài mìn phong tỏa hải cảng Bắc Việt. Hành động này nhằm ngăn chặn các tàu thuyền của Liên xô và các quốc gia khác đưa quân nhu, chiến cụ vào Bắc Việt. Dĩ nhiên là biện pháp này cũng là mối hiểm họa có thể mở rộng chiến tranh, nếu một trong các tàu thuyền của Liên xô bị nổ vì những trái mìn phong tỏa này.

Nhờ sự trợ giúp này của Hoa Kỳ mà Nam Việt Nam chiến đấu hăng say và chiến thắng hơn trước rất nhiều. Tháng 9 năm 1972, Bắc Việt mới sẵn sàng bàn cãi để giải quyết chiến tranh. Nhưng hội nghị Ba Lê kéo dài đến năm thứ năm vẫn không có hiệu quả. Thực ra hàng loạt mật đàm giữa vị cố vấn đặc biệt của Tổng thống là ông Henry Kissinger và ngoại trưởng Bắc Việt là Lê Đức Thọ (người dịch nghĩ rằng Lê Đức Thọ không phải là ngoại trưởng Bắc Việt trong thời gian hòa đàm tại Ba Lê, ngoại trưởng Bắc Việt chính là Nguyễn Duy Trinh ).

- Cuộc chiến tranh dài nhất chấm dứt.

Trong khi cuộc chiến tranh vẫn còn tiếp diễn thì tháng 12 năm 1972, Hoa Kỳ mở hàng loạt không tập nặng nề nhất trong lịch sử chiến tranh vào Bắc Việt. Cuối cùng vào tháng giêng năm 1973, hai bên cùng tiến đến một thỏa hiệp, theo đó thì:

1. Thực hiện ngưng bắn do một phái đoàn quốc tế giám sát.

2. Toàn thể quân đội Hoa Kỳ rút khỏi Việt Nam.

3. Hai bên cùng phóng thích hết các tù binh.

4. Sẽ có một hội đồng đại diện cho hai miền Việt Nam để thiết lập một chính phủ cho toàn nước Việt Nam.

Điều đáng chú ý là vào khi ký kết và loan báo thỏa hiệp Ba Lê, thì tại Hà Nội, thủ đô của Bắc Việt, hoan hỉ ăn mừng. Trong khi đó thì tại Sài Gòn, Thủ đô của Nam Việt, không có dấu hiệu gì là hoan hỉ cả, mà chỉ có sự băn khoăn lo lắng về tương lai. Tại Hoa Kỳ, y hệt như những khi chấm dứt Đệ Nhất và Đệ Nhị Thế Chiến, sự vui mừng chỉ là một cảm giác nhẹ nhõm thấy rằng cuộc chiến dài nhất trong lịch sử Hoa Kỳ đã chấm dứt.

Như hai bên đã đồng ý, trong vòng 60 ngày là tất cả tù binh Hoa Kỳ được phóng thích, và Hoa Kỳ cho rút bộ đội ra khỏi Việt Nam. Tuy nhiên cuộc ngừng bắn đã tan vỡ với những vụ đụng độ bất thường và biến thành một cuộc chiến tranh toàn diện một cách mau chóng mà cả hai bên đều tố cáo lẫn nhau là không tuân hành thỏa hiệp. Hòa bình hình như còn quá xa vời đối với nhân dân Việt Nam.



- Hoa Kỳ chấm dứt gọi quân dịch.

Đầu năm 1973, Bộ quốc phòng Hoa Kỳ loan báo chấm dứt việc gọi thanh niên nhập ngũ. Khi mà số lớn bộ đội Hoa Kỳ rút khỏi Việt Nam thì nhu cầu thanh niên nhập ngũ xét ra không còn cần nữa. Nhưng dù sao thì thanh niên đến 18 tuổi cũng vẫn còn phải ghi tên làm thủ tục kiểm tra quân dịch.



- Phi hành gia Hoa Kỳ đổ bộ xuống mặt trăng.

Suốt trong thập niên 1960, Hoa Kỳ vẫn tiếp tục thực hiện chương trình thám hiểm không gian. Phi thuyền không người lái khảo sát bầu khí quyển chung quanh Kim Tinh và đã gởi về địa cầu nhiều dữ kiện có giá trị về khoa học. Các vệ tinh truyền tin bay trên quỹ đạo vòng quanh trái đất và chuyển vận các chương trình truyền hình từ lục địa này qua lục địa khác. Các phi thuyền không gian khác gửi về địa cầu nhiều hình ảnh của mặt trăng và Hỏa tinh.

Ngày 20 tháng 7 năm 1969, giấc mơ từ bao nhiêu thế kỷ của loài người bước chân vào nguyệt điện đã trở thành sự thực. Giờ phút lịch sử đã điểm vào lúc chuyến bay của phi thuyền Apolo 11 mang 3 phi hành gia đi vào quỹ đạo lượn quanh nguyệt cầu. Trong khi phi hành gia Michael Colline tiếp tục lái phi thuyền chỉ huy bay theo quỹ đạo vòng quanh nguyệt cầu thì hai người đồng hành của ông là Neil Armstrong và Edwin Aldrin, Jr., tiến vào phi thuyền đáp xuống mặt trăng. Hàng triệu người theo dõi cuộc đổ bộ này trên màn ảnh vô tuyến truyền hình. Phi hành gia Neil Armstrong từ trên phi thuyền bước xuống mặt trăng và nói : "Đây chỉ là một bước nhỏ đối với một người, nhưng là một bước tiến vĩ đại đối với nhân loại".

Theo sau cuộc đổ bộ này là những bước tiến vĩ đại khác. Từ năm 1969, cho đến hết năm 1972, Hoa Kỳ cho bay thêm 5 chuyến bay Apolo chở phi hành gia đổ bộ vào nhiều nơi khác trên mặt trăng. Tất cả các chuyến bay này đều lấy đá và cát ở trên mặt trăng đem về địa cầu để nghiên cứu. Năm 1971, Hoa Kỳ lại cho phóng phi thuyền Mariner không người lái, hoàn thành một chuyến bay dài 5 tháng rưỡi vượt hai trăm bốn mươi bảy triệu dặm tiến vào bay vòng quanh quỹ đạo hỏa tinh. Đây là phi thuyền nhân tạo đầu tiên bay vào quỹ đạo của một hành tinh khác. Cuối năm 1973, sau một chuyến bay dài 260 triệu năm, phi thuyền Pionner bắt đầu truyền về địa cầu những hình ảnh của Mộc tinh (Jupiter). Nếu cứ tiếp tục bay như vậy thì hy vọng vào năm 1987, phi thuyền Pionner sẽ bay ra ngoài Thái dương hệ và sẽ tiến vào chòm thiên thể Taurus (chòm sao Kim Ngưu), cách xa trái đất hàng triệu năm ánh sáng.

Đã hoàn thành phóng lên hàng loạt phi thuyền Apolo, giai đoạn kế tiếp có lẽ là năm 1975 sẽ là việc ráp phi thuyền của Nga vào phi thuyền của Hoa Kỳ ở trên không gian. Đây là mục đích thực sự quan trọng đối với cuộc thi tài chinh phục không gian giữa hai quốc gia đã tiến hành từ 20 năm về trước.



tải về 1.69 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   17   18   19   20   21   22   23   24   25




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương