* howard b. Wilder robert p. Ludlum harriett mc. Cune brown


PHẦN II CÁC CƠ HỘI VỀ GIÁO DỤC VÀ GIẢI TRÍ



tải về 1.69 Mb.
trang11/25
Chuyển đổi dữ liệu04.08.2016
Kích1.69 Mb.
#12266
1   ...   7   8   9   10   11   12   13   14   ...   25

PHẦN II

CÁC CƠ HỘI VỀ GIÁO DỤC VÀ GIẢI TRÍ

ĐÃ ĐƯỢC TĂNG THÊM

NHƯ THẾ NÀO ?

Theo dõi lịch sử, lúc đầu Hoa Kỳ chỉ có một số ít trường trung, tiểu học và đại học, và phần đông người Hoa Kỳ cũng không có nhiều thời giờ để học hỏi hay giải trí. Họ phải làm việc từ lúc mặt trời mọc đến khi mặt trời lặn mới kiếm đủ tiền mua thực phẩm, may quần áo và chi phí cho nhà cửa cùng các thứ cần thiết khác. Tuy nhiên, sang thế kỷ thức XX, nhờ việc sử dụng máy móc và các nguồn năng lực mới đã làm giảm số giờ làm việc hằng ngày. Có thêm thì giờ nhàn rỗi, người Hoa Kỳ mới có thể có thêm thì giờ để học hỏi thêm và thưởng thúc các trò giải trí.

VIỆC HỌC HÀNH

- Việc mở mang các trường công lập.

Vào khoảng giữ thế kỷ thứ XIX, người ta đã lưu tâm nhiều đến việc học hành hơn thời thuộc địa rất nhiều. Chính quyền đã cho dùng tiền thuế để thiết lập các trường tiểu học công lập và một số trường trung học công. Tuy nhiên, thời gian học vẫn còn ngắn, và các trẻ em nam cũng như nũ vẫn không bị bắt buộc phải đi học. Nhiều trẻ em đã đi học được vài năm rồi lại bỏ học để đi làm.

Ngày nay, việc học hành của các em hoàn toàn khác hẳn. Khi dân số trong nước gia tăng thì số trường học cũng được thiết lập nhiều gấp bội và số học sinh cũng tăng vọt lên. Ngày nay, cứ 9 trong số 10 em ở tuổi học sinh cắp sách đến trường. Mục đích của hầu hết mọi người Hoa Kỳ là ít nhất phải học hết chương trình trung học. Cái "Học đường nhỏ bé màu hồng" chỉ có một phòng, một ông giáo dạy nhiều trẻ em thuộc nhiều lớp của ngày xưa đã biến mất. Ngày nay, trong hầu hết các địa phương, người ta cho xây cất những trường học mới mẻ tân kỳ. Nhiều nơi, người ta cho thiết lập các trường trung học địa phương để thay thế cho nhiều trường trung học nhỉ trong các tỉnh nhỏ và trong các vùng nông thôn.

- Số sinh viên ghi tên đại học gia tăng.

Khi mà có thêm nhiều trẻ em đi học thì cũng có thêm nhiều sinh viên học đại học. Thật ra, con số ghi nhận cho biết trong những năm sau này, có nhiều thanh thiếu niên nam nữ muốn ghi tên đại học, trong khi các trường đại học không còn đủ chỗ cho sinh viên. Hầu hết các trường đại học ở Hoa Kỳ ngày xưa là các trường tư, nghĩa là các tư nhân hào hiệp góp tiền bạo để thiết lập các trường này. Tuy nhiên, trong những năm sau này các tiểu bang và các thành phố đứng ra thiết lập các trường cao đẳng và các trường đại học. Luật Morill được ban hành đã giúp cho các tiểu bang thiết lập các trường cao đẳng chuyên về canh nông và kỹ sư. Ngày nay, có hơn 2/3 sinh viên đại học trong toàn quốc theo học tại các trường cao đẳng hay đại học công lập.



- Việc học hành rất quan trọng đối với người Hoa Kỳ.

Hoa Kỳ là một quốc gia tiến xa hơn bất kỳ quốc gia nào khác về việc tạo cơ hội dễ dàng cho dân chúng đi học. Có lẽ các bạn đã từng nghĩ rằng đi học chỉ là một cách kiếm được công ăn việc làm tốt đẹp hơn, và để hưởng thụ cuộc đời đầy đủ và giàu có hơn. Những vấn đề giáo dục cũng rất quan trọng cho tương lai của đất nước. Chế độ dân chủ tự do không thể nào tồi tại được trừ khi mọi người dân trong nước đều hiểu rõ mọi vấn đề, suy nghĩ một cách sáng suốt, và có thể lựa chọn các nhà lãnh đạo một cách khôn ngoan. Hoa Kỳ cũng không thể nào thành công trong việc đương đầu với Liên Xô và Trung Cộng được trừ khi chúng ta có những nhà lãnh đạo khôn ngoan, các kỹ sư và khoa học gia tài giỏi.

VIỆC GIẢI TRÍ.

- Việc giải trí và thể thao chiếm phần quan trọng trong đời sống của người Hoa Kỳ.

Như chúng ta đã biết, lúc đầu người Hoa Kỳ có rất ít cơ hội để giải trí và tham dự thể thao. Đầu thế kỷ thứ XIX, dân chúng bắt đầu tìm cách có thêm thì giờ để giải trí. Tuy nhiên, hầu hết các trò giải trí lúc bấy giờ còn đơn giản và còn qui tụ trong phạm vi gia đình. Dân chúng vẫn còn không bằng lòng về những tổn phí mất nhiều thời giờ để tham dự các môn thể thao và các trò giải trí kah1c.

Từ thời nội chiến trở đi, các môn thể thao và các trò giải trí đã giữ một địa vị quan trọng trong đời sống người dân Hoa Kỳ. Việc phát triển các thành phố, nơi mà có nhiều người sống gần nhau, và việc có thêm nhiều thời giờ nhàn rỗi đã thuận tiện cho việc có thêm những hình thức giải trí mới. Các trường học và các trường đại học cũng tài trợ cho các chương trình điền kinh. Kết quả là ngày nay, có nhiều triệu người Hoa Kỳ thường thức các môn bóng bầu dục (football), bóng chầy (dã cầu), côn cầu, đánh gôn, bơi lội, quần vợt, bơi thuyền, bóng rổ, đô vật, quyền Anh, bóng gỗ (Bowling) và các môn thể thao khác.

- Mông bóng chầy (còn được gọi là dã cầu hay Baseball) trở thành một môn thể thao quốc gia.

Hầu hết người Hoa Kỳ coi môn dã cầu là môn thể thao quốc gia. Môn thể thao này khởi đầu vào đầu thế kỷ thứ XIX là các trò chơi như "Old cat" và "Rounders". Dưới đây là một đoạn văn viết về môn Rounders cho ta thấy trò chơi này khác hẳn với trò chơi dã cầu ngày nay :

"Chúng tôi thường đào một cái lỗ để làm vị trí nhà và đặt 4 hòn đá trong một vòng tròn để làm căn cứ mà chọn bên. Chúng tôi nhớ lại các trò chơi tiền thân của môn bóng chày. Khi người ta ném trái banh tới người cầm chầy thì trái banh bị đánh trả lại đằng sân. Cầu thủ phải chạy chung quanh căn cứ và khi đó trở thành cái đích cho người fielder. Nếu không bắt được trái banh thì họ sẽ phải cố gắng hướng trái banh bằn trúng vào cầu thủ. Nếu không làm được như vậy họ sẽ cố gắng ném trái banh vào lỗ ở "nhà"."

Vào khoảng năm 1840 người ta đề nghị những luật áp dụng cho môn bóng chầy như chúng ta thấy ngày nay. Người ta dùng sân chơi hình quả chám và mỗi bên giới hạn chỉ có 9 cầu thủ. Hội bóng chầy Knickerbocker của thành phố New York có lẽ là hội đầu tiên chơi theo luật lệ này. Đồng thời, hội Knickerbocker cũng chọn đồng phục quần xanh áo trắng và mũ nan.

Cuối thế kỷ thứ XIX môn bóng chầy được phát triển một cách mau lẹ. Nhiều thành phố đều thành lập hội bóng chầy. Đoàn cầu thủ chuyên nghiệp đầu tiên được trả lương là đoàn Cincinnati Red Stockings xuất hiện vào năm 1869. Năm 1900 có hai đoàn cầu lớn là Liên Đoàn Cầu Thủ Quốc Gia và Liên Đoàn Cầu Thủ Hoa Kỳ được thành lập. Ba năm sau, hai liên đoàn cầu thủ đầu tiên này tổ chức những cuộc đấu tranh giải quán quân. Ngày nay thanh thiếu niên Hoa Kỳ trong toàn quốc cũng như ở các trường trung học và đại học đều chơi và xem môn bóng chầy. Hàng triệu người theo dõi sự tiến bộ của các đoàn cầu lớn cũng như các đoàn cẩu thủ nhỏ. Dù rằng những người ái mộ của mọi đoàn đều có cầu thủ mến chuộng nhất riêng của họ, nhưng ai cũng phải công nhận các ngôi sao bất tử trong làng bóng chầy như Honus Wagner, Christy Mathewson, Ty Cobb, Tris Speaker, Cy Young, Lou Gehrig, Babe Ruth, Joe DiMaggio, Ted Williams, Stan Musial và Willie Mays.

- Môn bóng bầu dục (Football) được nhiều người ưa thích.

Còn môn thể thao nữa được nhiều người ưa thích là môn Football. Môn thể thao này bắt nguồn từ môn thể thao Rugby của người Anh. Lúc đầu học sinh, sinh viên Hoa Kỳ chơi môn thể thao này như là môn đá banh. Môn thể thao Football thực sự được hai trường đại học Princeton và Rutgers đấu đầu tiên vào năm 1869. Sau này môn Football lan rộng mau chóng sang các trường đại học khác.

Ngày nay trong những ngày mùa thu của lá vàng, người ta thấy khắp nơi trong đất nước ở đâu cũng có chơi Football, và ở đâu cũng có đám đông khán giả cổ võ hoan hô những dàn cầu thủ mà họ hâm mộ. Những qui luật mới và việc sử dụng lối chuyền banh và đội hình chữ T đã làm cho môn Football tân kỳ ngày nay khác hẳn với môn Football của ngày xưa. Nhà huấn luyện viên danh tiếng như Knute Rockne của trường đại học Notre Dame đã đào tạo được những đội banh nổi tiếng, Những đoàn cầu chuyên nghiệp ngày nay đều có tham dự chung với các đội của các trường trung học và đại học.

- Môn bóng rổ cũng được dân chúng ưa thích như mông Football và baseball.

Cho mãi đến thập niên 1890, môn bóng rổ mới xuất hiện ở Hoa Kỳ. Tiến sĩ James Naismith muốn rằng các cầu thủ Football và Baseball phải được sung sức ngày cả vào mùa Đông. Ông đặt ra những qui luật mới hco môn thể thao chơi ở trong nhà gọi là mông bóng rổ. Ở mỗi đầu của một phòng, ông cho dựng lên một cây sào có mắc một cái lưới như cái rổ. Nếu banh được ném trúng vào trong rổ lưới thì trọng tài phải trèo lên lên một cái thang đứng để lấy banh ra. Vì cần ít đồ trang bị, nên môn bóng rổ phát triển nhanh chóng và được rất nhiều người ưa thích. Ngày nay, các cuộc đấu của các đội banh chuyên nghiệp cũng như của các trường trung và đại học lôi cuốn rất nhiều người.



- Số người thưởng lãm các môn thể thao và các môn giải trí gia tăng ghê gớm.

Các môn thể thao không phải chỉ là thú tiêu khiển cho những người tham dự mà còn cho cả những người xem các cuộc tranh tài thể thao nữa. Mỗi năm có hàng triệu khán giả xem các cuộc đấu baseball, football, bóng rổ, khúc côn cầu, quyền anh, đô vật và các cuộc tranh tài thể thao khác. Trong những năm gần đây những hình thức giải trí khác để cho dân chúng xem lại càng trở nên thông dụng.

+ Phim ảnh : Phim ảnh đã tạo nên một phạm vi giái trí mới rộng lớn cho người dân Hoa Kỳ. Ông Thomas Edison là người đi tiên phong trong ngành phim ảnh ở Mỹ châu này. Phim ảnh lúc đầu rất khác biệt với phim ảnh ngày nay. Phim ảnh ngày xưa thì rung rinh và mờ. Sự di động của các tài tử nghệ sĩ trong phim ảnh thì quá nhanh và giật giật, và những sự diễn tả về tình cảm như vui, buồn, sợ hãi, giận dữ qua nét mặt đối với chúng ta ngày nay thì hình như rất là ngớ nẩn. Nhưng phim ảnh đã được cải thiện rất là nhanh chóng. Năm 1915, phim "The Birth of a Naion" thành công đã làm cho người ta hăng hái thiết lập các rạp chiếu bóng chiếu các phim câm ở trong các thành phố và ở các tỉnh. N8am 1927 người ta lại đạt được sự thành công thứ hai về phim ảnh. Năm ấy ông Al Jolson đã thành công trong việc cho ra phim nói "The Jazz Singer" của ông. Trong thập niên 1930, người ta lại sản xuất được loại hình màu cho thêm vào phim ảnh. Trong những năm gần đây, số người đi coi phim ảnh đã giảm đi nhiều, nhưng mỗi tuần vẫn có hàng triệu người đi coi phim chiếu ở ngoài trời, mặc dù là vô tuyến truyền hình đã làm giảm một số lớn những người đi coi phim ảnh.

+ Máy thâu thanh và vô tuyến truyền hình : Từ thập niên 1920, con số thính giả theo dõi các chương trình âm nhạc, tin tức thể thao và nhiều chương trình khác của đài phát thanh càng ngày càng đông đảo. Từ Đệ Nhị Thế Chiến, lại có thêm vô tuyến truyền hình, dù là không hoàn toàn thay thế cho vô tuyến truyền thanh nhưng cũng đã thêm được hình ảnh vào âm thanh cho các chương trình trên đây. Ngày nay vô tuyến truyền thanh và vô tuyến truyền hình nắm giữ hầu hết các công việc truyền phát các chương trình giải trí và tin tức cho khán thính giả trong tòa quốc.



- Những ngày nghỉ lễ và nghỉ phép thường niên trở thành thói quen của người Hoa Kỳ.

Những ngày nghĩ lễ và nghỉ phép thường niên là một thí dụ về việc người Hoa Kỳ sử dụng thì giờ nhàn rỗi như thế nào. Cuối thế kỷ thứ XIX chỉ có những người giàu có mới có thể rời nhà đi nghỉ mát. Họ đi đến những địa điểm du lịch để nghỉ ngơi và sống trong những khách sạn đắt tiền ở trong các vùng núi hay ở vùng bờ biển. Một số gia đình đi về các nông trại hay các trại nghỉ mát của họ ở nơi đồng quê.

Bảy mươi lăm năm vừa qua tình hình đã hoàn toàn thay đổi. Càng ngày càng có thêm nhiều gia đình có thì giờ nhàn rỗi và có đủ khả năng để đi nghỉ mát. Đồng thời, càng ngày càng có thêm nhiều gia đình có xe hơi đi đến những nơi mà họ thích. Ngày nay có hàng triệu gia đình đi xa nghỉ mát. Họ đi đến những nơi nào có hồ , hoặc là đi đến vùng núi hay bờ biển. Có lẽ họ chỉ cần lái xe qua một quãng đường ngắn để đi thăm các công viên ở rải rác khắp nơi trong toàn quốc. Các công viên Grand Canyon ở Arizon, Yellowstone, Yosemite và nhiều công viên khác là những nơi mà hị thường đi thăm.



PHẦN III

HOA KỲ ĐÃ THỰC HIỆN ĐƯỢC NHỮNG TIẾN BỘ NÀO TRONG

NHỮNG LÃNH VỰC KHOA HỌC, VĂN CHƯƠNG VÀ NGHỆ THUẬT ?

KHOA HỌC.



- Hoa Kỳ trở thành cường quốc dẫn đầu về khoa học và nghiên cứu.

Hàng trăm năm về trước, các trường đại học Âu châu là các trung tâm lớn về học hỏi và nghiên cứu. Tuy nhiên, trong thế kỷ thứ XIX, một số các giáo sư ở các trường đại học Hoa Kỳ đã được nổi tiếng trong một vài lãnh vực kiến thức. Các ông Benjamin Silliman và Louis Agassiz đã có công rất nhiều trong bước tiến về khoa học và địa chất. Ông Agassiz cũng còn nổi tiếng về cong trình nghiên cứu về môn động vật học, trong khi đó thì ông Gasa Gray trở nên nổi tiếng về các loài cây cỏ và hoa quả. Sau thời nội chiến, con số các nhà khoa học giỏi nổi tiếng trong các trường đại học Hoa Kỳ đã tăng thêm rất nhiều. Sau này, vào những năm trước Đệ Nhị Thế Chiến, khi các nhà độc tài lên cầm quyền ở Đức vá Ý Đại Lợi thì có nhiều học giả Âu châu chạy sang Hoa Kỳ tỵ nạn. Một trong các nhà học giả này là ông Albert Einstein mà lý thuyết khoa học của ông đã mở đường cho thuyết nguyên tử. Ngày nay, các trường đại học Hoa Kỳ có những ban giáo sư dẫn đầu thế giới về mọi lãnh vực nghiên cứu và học hỏi.



- Người Hoa Kỳ sinh sống trong xã hội khoa học kỳ diệu.

Chúng ta đã biết rằng từ thời nội chiến, khoa học vàn hững phát minh mới đã làm thay đổi hẳn các công cuộc di chuyển và giao thông, kỹ nghệ và canh tác. Nhưng những năm gần đây, các công cuộc nghiên cứu khoa học còn có ảnh hưởng sâu rộng hơn vào đời sống hằng ngày của chúng ta. Thí dụ như việc sử dụng các điện đã làm thay đổi hoàn toàn trong đời sống gia đình. Công cuộc nghiên cứu về háo học cho biết phương cách chế tạo sản phẩm mới, và phương cách chế tạo sản phẩm cũ bằng những nguồn tài nguyên, vật liệu mới. Các loại sản phẩm háo học plastic và các loại vải khác đều phát xuất từ các ống thí nghiệm của các nhà hóa học mà ra. Khoa học đã làm cho ta biết cách làm thuốc nhuộm, dầu thơm và chất nổ bằng nhựa đường lấy từ than đá ra. Nhà khoa học da đen George Washington Carver khám phá ra rằng người ta có thể dùng đậu phộng để chế tạo ra hơn 100 sản phẩm khác nữa. Đây chỉ là thí dụ về ảnh hưởng của khoa học vào miếng ăn cái mặc và những đồ dùng mà chúng ta sử dụng hằng ngày.



- Y khoa chỉ cho ta cách kéo dài sự sống và sống đời sống tốt đẹp hơn.

Đồng thời, trong những năm gần đây cũng có những tiến bộ quan trọng trong lãnh vực y khoa. Triền miên bao nhiêu thế kỷ, con người đã từng là nạn nhân vô vọng của các bệnh tật ghê gớm. Ngày nay, người ta đã khắc phục được nhiều loại bệnh. Bệnh lao, nếu khám phá được ngay từ giai đoạn đầu thì có thể khắc phục được. Việc lan tràn các loại bệnh đậu mùa, sốt rét vàng da, thương hàn, bạch hầu có thể ngăn ngừa được bằng cách chủng ngừa. Ngày nay, dù rằng chưa khám phá cách trị bệnh tiểi đường, nhưng những người bị bệnh này có thể sống bình thường bằng cách dùng chất Isulin. Những loại thuốc kì lạ như thuốc Penicillin đã làm giảm đi rất nhiều những sự nguy hiểm của bệnh sưng phổi và các bệnh nhiễm độc khác. Thời Đệ Nhị Thế Chiến có hàng ngàn người được cứu sống nhờ truyền máu và việc sử dụng huyết tương. Tử xuất của các em sơ sinh đã giảm hạ đi nhiều. Ngày xưa người ta coi việc mổ xẻ là một chuyện hiếm và bất thường, thì bây giờ người ta mổ xẻ hằng ngày. Việc sử dụng thuốc chủng mới đã làm giảm hạ số người bị bệnh bại liệt, và chẳng bao lâu có thể diệt trừ được hẳn chứng bệnh gây ra què quặt này. Trong khi đó, các bác sĩ và các nhà khoa học vẫn còn miệt mài nghiên cứu để khắc phục bệnh tim và bệnh ung thư. Nhờ kết quả của những công trình của ngành y học và ngành mổ xẻ, người ta hy vọng có thể sống lâu hơn.



- Đi vào thời đại nguyên tử.

Mùa hè năm 1945, hai trái bom nguyên tử thả xuống hai thah2nh phố Hirishima và Nagasaki ở Nhật. Biến cố này đã sớm kết thúc trận Đệ Nhị Thế Chiến đồng thời cũng hiến cho loài người một năng lực mới rất đáng sợ.

Những phần tử nhỏ bé tạo thành tất cả những vật thể ở trên thế giới này được gọi là nguyên tử. Khi một nguyên tử bị tách ra hay bị đập mạnh thì sẽ phóng ra nguồn năng lượng vô cùng lớn. Thí dụ như bằng cách tách những hạt nguyên tử của một cân Anh Uranium, các nhà khoa học có thể sản xuất được một số năng lượng tương ứng với số năng lượng của hàng ngàn tấn than. Nếu được sử dụng vào chiến tranh, năng lượng nguyên tử trở thành một thứ vũ khí đáng sợ có thể tiêu diệt cả loài người. Nhưng nếu được sử dụng như một nguồn năng lực trong thế giới hòa bình thì năng lực nguyên tử có nhiều hứa hẹn cho cuộc sống phong phú hơn và đầy đủ hơn.

SÁCH ĐỌC VÀ VĂN CHƯƠNG.



- Văn chương Hoa Kỳ nói về đời sống Hoa Kỳ.

Trong vòng 100 năm vừa qua, có nhiều thay đổi trong lãnh vực sách báo và văn chương Hoa Kỳ. Không phải chỉ có con số sách báo phát hành ngày càng nhiều ,mà các nhà văn Hoa Kỳ còn càng ngày càng chú ý đến việc viết về Hoa Kỳ. Trong các tác phẩm, họ viết về Hoa Kỳ – dân chúng, phong ục, và tất cả mọi vấn đề khác.

+ Các văn sĩ mang màu sắc địa phương : Trong hậu bán thế kỷ thứ XIX, số tác giả gọi là các văn sĩ mang màu sắc địa phương càng ngày càng nhiều. Các tác giả này đều viết về địa phương mà họ sinh sống hay quen thuộc với họ. Một số các tác giả viết về miền Trung Tây, có những người khác thì lại viết về miền Nam, và lại có những người viết về miền Tân Anh. Có lẽ nhà văn mang màu sắc địa phương nổi tiếng nhất là ông Bret Harte, ông đã viết về những câu chuyển rất sống động như truyện "The Luck og Roaring Camp", nói về các trại làm hầm mỏ tại California.

+ Những văn hào chuyên viết về thuật chuyện : Nhà văn hào Hoa Kỳ lớn nhất chuyên viết về thuật chuyển và tiểu thuyết trong thế kỷ thứ XIX và cũng là một trong những tác giả lớn nhất trong nền văn chương Hoa Kỳ là ông Mark Twain mà tên thật của ông là Samuel Langhorne Clemens. Ông đã tô vẽ những bức tranh về cuộc đời của những người sống dọc theo sông Mississippi mà chúng ta không thể nào quên được. Người Hoa Kỳ ở mọi lớp tuổi đều ưa thích đọc truyện "Adventure of Tom Sawyer", "Adventure of Huckliberry Finn" và "Life on the Mississippi". Một nhà văn thuật truyện nữa là ông Jack London chuyên viết những truyện hấp dẫn về biển cả, và những truyện về các miền đất lạnh Alaska và Gia Nã Đại. Ông O. Henry (tên thật là William Sydney Porter) cũng là người có công vun đắp nền văn chương Hoa Kỳ trong lãnh vực viết truyện ngắn. Ông chuyên viết về những câu chuyện chấm dứt bằng những đoạn kết ngạc nhiên hay bất ngờ.

+ Miền Tây trong nền văn chương : Điểm quan trọng trong nền văn chương mới của Hoa Kỳ là các văn sĩ viết về miền Tây và vùng biên cương. Trong những tác giả viết một cách thực tế về đời sống của những người đi tiền phong lập nghiệp có bà Willa Cather. Trong những cuốn tiểu thuyết "My Antonia" và "O Pioneers !" bà nói rõ cuộc đời và dân chúng ở trong các vùng đồng cỏ ở miền Tây.

+ Miền Nam trong văn chương : Miền Nam là đề tài cho nhiều tác phẩm của các văn sĩ. Một vài tác giả viết lịch sử tiểu thuyết nói rõ về sự thành lập và lịch sử đối đầu của miền Nam. Ellen Glasgowo ở Virginia viết về truyện những biến cố ở miền Nam từ sau thời nội chiến. Magaret Mitchell viết cuốn tiểu thuyết "Gone with the wind" (Cuốn theo chiều gió) là một tác phẩm bán chạy nhất trong thập niên 1930. Cuốn này nói về thời nội chiến theo quan điểm của một gia đình ở Georgia, và những cố gắng để xây dựng một miền Nam mới sau thời nội chiến. Có lẽ các bạn đã đọc cuốn "The Yearling" của Majorie Kinnan Rawlings, nói về một thiếu niên lớn lên trong một vùng quê thuộc tiểu bang Florida.



- Văn sĩ Hoa Kỳ viết về đời sống thời đại tân tiến và các khó khăn của thời đại này.

Nhiều văn sĩ trong những năm gần đây hằng quan tâm đến đời sống ở Hoa Kỳ. Một số người đã đưa ra nhiều vấn đề xã hội ở Hoa Kỳ mà họ cho rằng cần phải chú ý đến. Những người khác như John P. Marquand và Sinclair Lewis nói về những cách phản ứng của người Hoa Kỳ với những thay đổi và những hỗn loạn của thời đại ngày nay. Thí dụ như Sinclair Lewis, người được giải thưởng Nobel về văn chương trong cuốn tiểu thuyết của ông, ông đã nói lên một cách vô cùng sp61ng động về những người dân sống trong một tình nhỏ ở miền Trung Tây về đời sống điền hình của một nàh kinh doanh, về một vị bác sĩ và vân vân... Trong những năm gần đây lại có một người được giải Nobel về văn chương nữa là văn hào Ernest Hemingway.



- Người Hoa Kỳ hãnh diện về các nhà soạn kịch và thi sĩ nổi tiếng của họ.

Hoa Kỳ đã từng có những nhà soạn kịch, thi sĩ cũng như các văn sĩ tiểu thuyết. Eugene O' Neuill, nhà viết kịch nổi danh của Hoa Kỳ, chuyên viết những vở kịch một hồi về biển cả cũng như các trường bi kịch. Một trong những vở kịch của ông viết với thiện cảm về những khó khăn của một thiếu niên là vở "Ah Wilderness".

Walt Whitman là một trong những đại thi hào thế giới. Và có lẽ các bạn đã đọc bài "O Capitain ! My Capitain !" nói lên lên niềm thương tiếc của ông về cái chết của Tổng thống Lincoln. Whitman phấn khởi về quá khứ của Hoa Kỳ, và vui mừng trong những hứa hẹn của ngày mai. Qua các bài thơ của ông, ta thấy ông nhiệt liệt tin tưởng vào chế độ dân chủ và nhân dân Hoa Kỳ. Phần lớn thơ văn của ông là thơ tự do, không âm điệu và cũng không có âm vận như các thờ vần thường. Thí dụ rõ nhất đó là bài "Pioneer ! Oh Pioneers !" một phần của bài này đã được trích dẫn ở trong một trang trước đây ở trong cuốn sách này.

Trong số các thi hào quan trọng nhất vào những năm gần đây của Hoa Kỳ ta phải kể đến hai nhà thơ Carl Sandburg và Robert Frost. Giống như những thi văn của thi hào Whitnam, những tác phẩm của nhà thơ Carl Sandburg cho ta thấy sự hiểu biết và tình yêu của ông đối với Hoa Kỳ. Mặc dù thơ văn của ông viết về dân chúng và phong cảnh miền Tân Anh, nhưng cũng nói cho chúng ta biết rất nhiều về dân chúng ở các nơi khác. Bài thơ "Stopping by Wood on a Snowy Evening" là một trong những bài thơ nổi tiếng nhất của ông.



- Báo chí cũng thay đổi để thích nghi với thời đại tân tiến.

Từ năm 1865 báo chí đã trải qua nhiều thay đổi, và càng ngày càng có nhiều người đọc báo. Nhờ có điện thoại , điện tín và máy phát và thâu thanh mà ngày nay người ta có thể đang tải những tin tức này được thâu thập bởi những cơ quan chuyên môn thâu lượm tin tức như The Associated Press và The United Press. Các mục tin tức dân chúng "gồm cả trng thể thao, mục hài hước và trang phụ nữ", và việc sử dụng nhiều hình ảnh khiến cho càng ngày càng có thêm độc giả. Các nhà bình bút thì bình luận về các tin tức, hay viết các bài báo đăng tải trên các báo chí trong toàn quốc. Lại có một sự thay đổi khác nữa là sự phát triển về ngành dây chuyền báo chí, nghĩa là cùng một công ty nắm quyền kiểm soát nhiều tờ báo trong nước. Vì có rất nhiều người đọc báo nên báo chí có ảnh hưởng rất lớn vào dư luận quần chúng.

Ngày nay có hàng trăm tạp chí và các loại tuần san, và nguyệt san lưu hành ở Hoa Kỳ. Một trong những chiến sĩ tiền phong có công mở mang một tạp chí có hàng triệu độc giả trong toàn quốc là ông Edward Bok. Ông Bok từ Hòa Lan đi tới Hoa Kỳ vào năm 1870, lúc ấy ông còn là một thiếu niên nhỏ tuổi, sau này ông trở thành nhà xuất bản tờ báo Home Journal.

Dù là có ý thích thế nào đi nữa thì khi đứng trước một sạp báo, người Hoa Kỳ cũng có thể tìm được một tạp chí mà họ ưa thích. Một vài tạp chí chuyên đăng tải những tin tức. Và có những tờ lại chuyên đăng tải những quan điểm của các ông chủ bút hay của những người quan tâm đến thời cuộc về những vấn đề mà đất nước và thế giới đang phải đối phó. Lại có những tờ chỉ đăng tải những bài báo và các truyện ngắn. Lại cũng có một vài tạp chí chỉ đăng tải những bài viết hay nhất của các tác giả Hoa Kỳ ngày nay. Trong những năm gần đây có hai biến đổi lớn trong các tạp chí ở Hoa Kỳ là sự phát triển các loại tạp chí có hình và loại tạp chí phổ thông chuyên đăng tải các bài tóm lược trích từ các tờ báo khác.



- Thiết lập thêm nhiều thư viện công.

Việc mở mang thiết lập các thư viện công có ảnh hưởng đến việc học hành và đọc sách của dân chúng Hoa Kỳ. Ngay từ thời thuộc địa đã có một số thư viện công, nhưng mãi tới sau thời thời nội chiến mới có nhiều tài sản lớn lao của ông Andrew Carnegie hiến tặng được dùng để mau không biết bao nhiêu là sách báo cho độc giả. Bước sang thế kỷ thứ XX, số thư viện công tăng lên rất nhanh chóng. Cho tới ngày nay, các thành phố dù là nhỏ bé đến đâu đi nữa cũng có thư viện. Gần đây, người ta lại sử dụng thư viện lưu động hay sách báo lưu động để mang sách báo đến những nơi không có thư viện công.

NGHỆ THUẬT VÀ KIẾN TRÚC.



tải về 1.69 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   7   8   9   10   11   12   13   14   ...   25




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương