* howard b. Wilder robert p. Ludlum harriett mc. Cune brown


- Việc mậu dịch làm tăng thêm sự chú ý của các quốc gia Hoa Kỳ vào các công việc quốc tế



tải về 1.69 Mb.
trang14/25
Chuyển đổi dữ liệu04.08.2016
Kích1.69 Mb.
#12266
1   ...   10   11   12   13   14   15   16   17   ...   25

- Việc mậu dịch làm tăng thêm sự chú ý của các quốc gia Hoa Kỳ vào các công việc quốc tế.

Khi mà người Hoa Kỳ càng gia tăng công việc buôn bán với người ngoại quốc hay đem tiền đầu tư ở quốc ngoại thì họ cũng theo dõi các công việc của các quốc gia khác. Các nhà kinh doanh luôn luôn chú ý đến các quốc gia mà họ làm ăn. Khi một nhà kinh doanh hoạt động, lẽ tự nhiên là họ muốn mở rộng thị trường hay tìm cách đầu tư thêm tiền bạc để kiếm được nhiều lời. Ngược lại, nếu công việc làm ăn của họ bị thua lỗ, họ phải hiểu là tại sao. Có lẽ vì tình trạng ở quốc gia này không được ổn định hay chính quyền của họ yếu kém, hay tỏ ra không được thân hữu. Cá nhân của một nhà kinh doanh không thể nào làm thay đổi được những tìn htra5ng như vậy. Họ phải yêu cầu chính phũ của họ trợ giúp. Trong nhiều trường hợp, Hoa Kỳ đã can thiệp vào các công việc của các nước khác là cốt để bảo vệ quyền lợi của người Hoa Kỳ.

Như vậy, việc phát triển giao thương của người Hoa Kỳ đưa đến việc Hoa Kỳ chú ý nhiều hơn vào các công việc của các quốc gia khác. Lúc đầu thì sự chú ý này còn từ từ, nhưng dần dần với thời gian sự chú ý này càng ngày càng trở nên mãnh liệt.

PHẦN II

LÀM THẾ NÀO HOA KỲ ĐÃ CHIẾM ĐƯỢC ALASKA MÀ VẪN

DUY TRÌ ĐƯỢC CHỦ THUYẾT MONROE ?

HOA KỲ MUA ALASKA.

Câu ngạn ngữ của người xưa thường nói : "Đừng cắn nhiều hơn bạn có thể nhai được". Như các bạn đã biết, sau năm 1865, hầu hết người Hoa Kỳ đều cho rằng họ có đủ điều kiện để dồn nỗ lực vào công việc ở quốc nội để kiến tạo quốc gia Hoa Kỳ cho được vừng mạnh . Họ nghĩ rằng nếu làm thêm một cái gì khác nữa thì sẽ là "Cắn nhiều hơn là họ có thể nhai được". Tuy nhiên lại có nhiều người Hoa Kỳ lại nghĩ khác. Một trong những người đó là ông William H. Seward.

- Tổng trưởng ngoại giao Seward tin tưởng vào việc bành trướng lãnh thổ.

Ông Seward đã từng làm Tổng trưởng Ngoại giao từ khi ông Abraham Lincoln lên làm Tổng thống vào năm 1861. Ông Seward vào năm 1867, dáng người mảnh khảnh, tóc đã bạc, lưng đã gù và có thói quen ngồi thườn thượn ra. Là Tổng trưởng Ngoại giao, ông có trách nhiệm giải quyết mọi công việc của chính phủ Hoa Kỳ có liên hệ đến các quốc gia khác. Ông biết rằng Hoa Kỳ đã bước một bước dài Tây tiến băng qua lúc địa. "Nhưng" ông nghĩ rằng "Tại sao Hoa Kỳ phải dừng lại ở bên bờ đại dương này ? Chúng ta đã tiến đến bờ biển Thái Bình Dương thì tại sao ta lại không tiến xa hơn ?"



- Mua được Alaska.

Vào một ngày trong tháng ba năm 1867, đại diện nước Nga đến văn phòng Tổng trưởng Ngoại giao Seward bàn về Alaska (như các bạn đã biết do ông Vitus Bering khám phá ra vùng này vào thế kỷ thứ XVIII mà nước Nga được làm chủ Alaska). Vị Bộ trưởng Nga phàn nàn rằng vùng đất rộng lớn này xa Nga Âu hơn. Hơn nữa việc bảo vệ và mở mang Alaska rất tốn kém. Phải chăng thế có nghĩa là ông Seward được cho biết là nước Nga có ý muốn bán Alaska cho Hoa Kỳ ? Vị Bộ trưởng nước Nga nói rằng nước Nga thực sự muốn bán Alaska. Ông Seward cho rằng đây là một cơ hội sẽ không bao giờ có nữa. Hành động mau lẹ, ông thuyết phục Thương viện chấp thuận việc mua bán này cùng với một hiệp ước cần thiết cho việc mua này. Gía bán Alaska được ấn định là 7.200.000 Mỹ kim, như vậy nghĩa là chưa tới 2 xu một mẫu cho cả vùng đất một nửa triệu dặm vuông này.

Có nhều người Hoa Kỳ chế nhạo việc ông Seward mua Alaska. Họ gọi Alaska là "Sự điên rồ của ông Seward" và "Hộp nước đá của ông Seward". Nhưng ông Seward là một người khôn ngoan hơn là họ nhận xét. Da của loài hải cẩu bắt được ở các vùng biển gần Alaska rất có giá trị. Sau này người ta lại còn khám phá ra vàng ở Alaska, và còn nhiều khoáng sản khác cũng được tìm thấy ở Alaska. Hoa Kỳ đã thiết lập căn cứ Hải quân ở Alaska, và bây giờ thời đại của máy bay. Ngày nay, không còn có ai nói rằng Alaska là "Sự điên rồ của ông Seward" nữa. Alaska tự nó đã có giá trị gấp nhiều lần, đặc biệt nhất là tài nguyên thiên nhiên và sự quan trọng về quân sự. Alaska trở thành một vùng đất nằm trong lãnh thổ của đất nước trong nhiều năm. Và năm 1959, Alaska trở thành tiểu bang thứ 49 của Hoa Kỳ.

- Người Hoa Kỳ không muốn chú ý đến việc bành trướng xa hơn nữa.

Giấc mơ mở rộng lãnh thổ của ông Seward đã không chấm dứt với Alaska. Mùa thu năm 1867, cùng với năm mua được Alaska, Hoa Kỳ chiếm được Midways nằm ở giữa Thái Bình Dương phái Tây Bắc Hawaii. Nhưng tới đây thì ông William H. Seward ngừng lại, mặc dù ông vẫn còn mơ ước chiếm đượcthêm nhiều đất nữa nhưng Thượng viện lại không chịu chấp nhận kế hoạch bành trướng của ông.

HOA KỲ THI HÀNH CHỦ THUYẾT MONROE.

Mỗi quốc gia đều cố gắng bảo vệ quyền lợi sống còn như là nền độc lập an ninh và ngoại thương của mình. Hoa Kỳ cho rằng chủ thuyết Monroe sẽ giúp cho Hoa Kỳ bảo vệ được quyền lợi sống còn của Hoa Kỳ. Chủ thuyết Monroe tuyên bố rằng các quốc gia Âu châu không nên can thiệp vào các chính quyền ở các quốc gia Mỹ châu. Từ năm 1860 đến năm 1900, đã hai lần Hoa Kỳ phải sử dụng đến chủ thuyết Monroe để bảo vệ quyền lợi của Hoa Kỳ cũng như quyền lợi của các quốc gia khác ở Mỹ châu.



- Pháp quốc nhận thức được sức mạnh của chủ thuyết Monroe.

Dù rằng hoàng đế Nã Phá Luân Đệ I đã bán vùng đất Louisiana cho Hoa Kỳ, nhưng Pháp vẫn không từ bỏ hy vọng tái lập đế quốc ở Tây bán cầu. Trong thời kỳ Hoa Kỳ lâm vào cảnh nội chiến, hoàng đế Nã Phá III (con của người anh ruột đại đế Nã Phá Luân I) định thiết lập một chín quyền ở Mễ Tâu Cơ dưới quyền kiểm soát của nước Pháp. Ông cho rằng Hoa Kỳ còn quá bận rộn với cuộc nội chiến nên không phản đối việc làm của ông. Lấy cớ rằng Mễ Tây Cơ còn nợ nước Pháp, hoàng đế Nã Phá Luân III gửi một đạo quân tràn vào Mễ Tây Cơ. Cuộc xâm lăng của ông đã thành công, và ông đã đặt một hoàng thân Áo quốc tên là Maxillian lên làm hoàng đế nước Mễ Tây Cơ. Được quân đội Pháp trợ giúp và có nhiều người Mễ Tây Cơ chấp nhận, Maxillian cai trị nước Mễ Tây Cơ được ít năm. Tuy nhiên, ngay sau khi cuộc nội chiến ở Hoa Kỳ chấm dứt, chính phủ Hoa Kỳ cho biết rằng cần phải thi hành chủ thuyết Monroe. Vì Hoàng Đế Nã Phá Luân III không muốn có chiến tranh với Hoa Kỳ cho nên ông hạ lệnh cho nên ông hạ lệnh cho rút quân đội của ông ra khỏi Mễ Tây Cơ. Dân Mễ Tây Cơ nổi loạn chống lại chính quyền Maxillian. Maxillian rơi vào tuyệt vọng và bị họ xử tử. Nhân dân Mễ Tây Cơ thâu hồi lại được chủ quyền của đất nước.



- Hoa Kỳ dùng chủ thuyết Monroe để chống lại Anh quốc.

Năm 1895, chủ thuyết Monroe lại gặp một thử thách khác nữa rất là trầm trọng. Nguyên do là cuộc tranh chấp giữa Venezuela và Anh quốc. Thuộc địa của Anh quốc là Guiana nằm trên bờ biển Nam Mỹ ở ngay phía Đông Venezuela. Đúng vào khi Anh quốc đã ổn định xong Guiana thì Venezuela vẫn chưa được định cư. Việc Anh quốc đề nghị vẽ lại đường biên giới cắt sâu vào lãnh thổ Venezuela hơn trước làm chi Hoa Kỳ cảm thấy không được yên tâm. Chủ thuyết Monroe cấm việc thiết lập các thuộc địa mới ở Mỹ châu. Nhưng liệu rằng chủ thuyết này có áp dụng cho trường hợp mở rộng thuộc địa đã có sẵn ở bán cầu này không ? Tin tưởng là chủ thuyết Monroe áp dụng vào trường hợp này, Tổng thống Cleveland yêu cầu Anh quốc phải để cho Hoa Kỳ làm trọng tài hào giải cho việc tranh chấp này. Tuy nhiên, Anh quốc lại cho rằng Hoa Kỳ không có quyền can thiệp vào việc này. Đã có lúc hình như có thể xảy ra chiến tranh giữa Hoa Kỳ và Anh quốc. Nhưng cuối cùng chính phủ Anh lại đồng ý để Hoa Kỳ làm trọng tài. Kết quả vụ này là Anh quốc nhận được phần lớn đất đai trong vùng tranh chấp. Dù sao đi nữa, Hoa Kỳ cũng đã làm cho Thế giới thấy rằng không thể không biết đến chủ thuyết Monroe được.


PHẦN III

LÀM THẾ NÀO HOA KỲ ĐÃ CHIẾM ĐƯỢC CÁC HÒN ĐẢO

Ở NGOÀI THÁI BÌNH DƯƠNG VÀ Ở TRONG VÙNG BIỂN CARIBEAN ?

- Người Hoa Kỳ đến lập nghiệp ở Hawaii.

Một nhóm hải đảo với những núi non lởm chởm nằm ở giữ Thái Bình Dương đầy nắng, cách xa về phía Tây Nam San Francisco chừng 2000 dặm. Những hòn đảo này được gỏi là Hawaii, diện tích tất cả hòn đảo này tương đương với diện tích của tiểu bang New Jersey. Trên những hòn đảo này vốn đã có những người dân hiền hòa sung sướng sống cuộc đời an nhàn và mộc mạc. Và ở đây vốn đã có chính quyền người bản xứ điều hành việc cai trị.

Cuối thế kỷ thứ XVIII, thủy thủ đoàn người Hoa Kỳ của các tàu đánh cá và các tàu buôn ghé vào các hòn đảo này để lấy nước và các đồ cần thiết khác. Rồi thì các nhà truyền giáo, thương gia Hoa Kỳ đến lập nghiệp ở Hawaii. Nhiều dân thuộc các quốc gia khác như Trung Hoa, Nhật Bản, Anh, Đức cũng đến đây sinh sống. Nhưng người Hoa Kỳ kiểm soát được hầu hết các hòn đảo này cũng như công việc kinh doanh ở đây.

- Chính phủ Hoa Kỳ chú ý đến Hawaii.

Vì rằng người Hoa Kỳ đã đến định cư ở Hawaii, cho nên chính phủ Hoa Kỳ rất tha thiết chú ý đến những hòn đảo nhỏ bé ở ngoài Thái Bình Dương này. Hoa Kỳ cùng với nhà cầm quyền Hawaii ký một thỏa hiệp theo đó thì :

1/ Không có một phần nào của các hòn đảo này được trao cho bất kỳ một quốc gia nào khác.

2/ Chỉ có người Hoa Kỳ mới có thể sử dụng Trân Châu Cảng, một hải cảng tốt vào bậc nhất thế giới.

Tuy nhiên, người Hoa Kỳ sinh sống ở Hawaii lại còn muốn có sự liên kết chặt chẽ hơn với Hoa Kỳ. Hầu hết họ là những người sinh sống bằng nghề trồng mía, và hầu hết những mía này lại được đem bán cho Hoa Kỳ. Cho nên tài sản của người Hoa Kỳ ở Hawaii hoàn toàn tùy thuộc vào sự quan hệ giao thương giữ Hoa Kỳ và Hawaii.

- Hawaii bị sát nhập vào Hoa Kỳ.

Chừng nào mà Hawaii còn độc lập thì luôn luôn có sự nguy hiểm cho việc liên lạc giữa Hoa Kỳ và Hawaii. Ý nghĩa này đã làm cho các nhà trồng mía người Hoa Kỳ lo ngại. Họ hỏi lẫn nhau : "Tại sao Hawaii lại không trở thành một phần của lãnh thổ Hoa Kỳ ? Như vậy thì việc buôn bán và sự thịnh vượng của chúng ta sẽ không còn bị đe dọa nữa". Tư tưỡng này càng ngày càng được nhiều người ủng hộ. Cuối cùng vào năm 1893, các nhà trồng mía đã phát khởi một cuộc cách mạng. Nữ hoàng Liliuokalani người bản xứ ai trị Hawaii lúc bấy giờ, buộc phải thoái vị. Nhưng tới khi những người chủ xướng cuộc cách mạng này yêu cầu sát nhập Hawaii vào lãnh thổ Hoa Kỳ thì lại không được chấp nhận. Tổng thống Cleveland phản đối vì ông không tin rằng cuộc nổi loạn này được chính nhân dân Hawaii ủng hộ. Ông không đồng ý, một phần là vì có nhiều người Hoa Kỳ tham dự vào cuộc cách mạng này.

Việc thất bại thực hiện kế hoạch này khiến cho các nhà lãnh đạo cuộc cách mạng thất vọng. Họ liền tuyên bố nước Hawaii là một nước Cộng hào. Việc này kéo dài cho tới khi ông McKinley lên làm Tổng thống. Sau hết vào năm 1898, Quốc hội biểu quyết sát nhập Hawaii vào lãnh thổ Hoa Kỳ. Hawaii được tổ chức thành lãnh địa của Hoa Kỳ, và mọi người dân sinh sống ở trên quần đảo này được hưởng quyền công dân Hoa Kỳ. Dưới quyền cai trị của Hoa Kỳ, Hawaii trở nên thịnh vượng. Đường, mía và trái thơm được đem vào lục địa bán, và ngược lại, Hawaii mua rất nhiều hàng hóa kỹ nghệ của lục địa.

Sau này nhân dân Hawaii lại biểu quyết để nộp đơn xin trở thành một tiểu bang trong Cộng đồng Quốc gia. Năm 1959, Quốc hội chấp thuận đơn xin này và Hawaii trở thành tiểu bang thứ 50 của Hoa Kỳ.

CHIẾN TRANH VỚI TÂY BAN NHA MANG LẠI NHIỀU ĐẤT ĐAI CHO HOA KỲ.

Đối với nhiều người Hoa Kỳ thì việc sát nhập Hawaii hình như không quan trọng bằng những biến cố xảy ra cũng vào năm đó ở trên hòn đảo Cuba. Hòn đảo hình con thằn lằn này nằm ở trong vùng biển cách mũi Key West thuộc bán đảo Florida chừng 90 dặm về phía Nam. Hòn đảo này được ông Christopher Columbus khám phá ra vào năm 1492, và từ đó thuộc quyền cai trị của Tây Ban Nha ở Trung và Nam Mỹ nổi loạn chống lại Tây Ban Nhà và giành được độc lập thì Cuba và một hòn đảo nhỏ bé khác ở trong vùng biển Caribbean này là Puerto Rico vẫn còn trung thành với Tây Ban Nha.



- Cuba nổi loạn chống lại Tây Ban Nha.

Tuy nhiên, cuối thế kỷ thứ XIX, chính quyền Tây Ban Nha ở trên hòn đảo này lâm vào tình trạng bất ổn. Đã nhiều lần dân chúng Cuba nổi loạn tranh đấu giành lại chủ quyền độc lập Mỗi lần có nổi loạn như vậy thì quân sĩ Tây Ban Nha tràn đến đè bẹp. Dù vậy, năm 1895, nhân dân Cuba lại cố gắng thử thách một lần nữa.

Khi Tây Ban Nha từ chối không chịu trao trả tự do cho Cuba thì lửa loạn bừng bừng nổi lên ở khắp mọi nơi trên đất nước Cuba. Quân đội Tây Ban Nha tiến vào đánh bẹp nhân dân Cuba, nhưng lại bị quân đội nhân dân Cuba chặn đánh nhiều trận bất ngờ. Họ đốt hết tất cả các đồ tiếp liệu và thiêu rụi các khu đồng mía, một thứ nông phẩm chính của hòn đảo này.

- Hoa Kỳ chú ý đến cuộc nổi loạn.

Hoa Kỳ vẫn theo dõi rất cẩn thận cuộc chiến giữa Tây Ban Nha và Cuba. Các nhà trồng tỉa và kinh doanh người Hoa Kỳ đã đầu tư rất nhiều tiền vào các đồn điền mía, hầm mỏ và các công việc kinh doanh làm ăn khác. Đại sứ Hoa Kỳ ở Cuba cho hay là vì có cuộc nổi loạn này mà Hoa Kỳ đã mất đi một số lớn đường mía thường kệ nhập cảng từ Cuba. Và ngược lại, Hoa Kỳ không thể nào xuất cảng thịt, bột mì và các hàng hóa kỹ nghệ vào Cuba được.

Còn một lý do khác nữa là tại sao người Hoa Kỳ lại chú ý đến Cuba. Họ nhớ lại rằng, 13 thuộc địa ngày xưa đã nổi loạn chống lại Anh quốc và đã giành được độc lập như thế nào. Cho nên nhân dân Hoa Kỳ rất có thiện cảm với nhân dân của các quốc gia khác đang phải đấu tranh giành lại tự do.

Báo chí Hoa Kỳ đăng tải đầy đủ tin tức về cuộc nổi loạn này và những tựa đề về biến cố ở Cuba được làm cho lớn để lôi cuốn sự chú ý của mọi người.



- Chiến tàu Maine bị nổ.

Khi cuộc nổi loạn ở Cuba còn đang tiếp diễn thì chính phủ Hoa Kỳ lại cho rằng sinh mạng và tài sản của người Hoa Kỳ ở Cuba đang bị de dọa và nguy hiểm. Để bảo vệ các kiều dân Hoa Kỳ tại đây, cuối tháng giêng năm 1898, chính phủ Hoa Kỳ gởi chiến tàu Maine đến hải cảng Havana ở Cuba.

Ba tuần qua đi, vào một đêm nóng nực yên tĩnh, chiến tàu Maine nhẹ nhàng lướt tới chỗ thả neo. Vị thuyền trưởng còn đang ngồi trong phòng viết thư về cho vợ, bỗng nhiên có một tiếng rầm, một tiếng nổ làm raung chuyển cả thành phố. Chiến tàu Maine đã bị nổ và đắm chìm ngay sau đó, chỉ còn lại chiếc cột buồm nhô lên trên mặt nước. Hai trăm sáu mươi người trong số 350 sĩ quan và binh sĩ trong tàu bị giết hại vì chất nổ hay bị chết ngộp trong chiếc tàu chìm này.

- Cuộc chiến trở thành cuộc chiến giữ Hoa Kỳ và Tây Ban Nha.

Cho tới ngày nay, không ai biết chắc là ai hay cái gì đã làm cho tàu Maine nổ. Có thể chắc là có một người Tây Ban Nha điên rồ nào đó đã cho nổ chiến tàu này vì điều chót hết là Tây Ban Nha muốn có chiến tranh với Hoa Kỳ. Dù sao đi nữa thì người Hoa Kỳ đã bị khích động và qui trách nhiệm cho Tây Ban Nha về cuộc phá nổ chiến tàu Maine và giết hại sinh mạng người Hoa Kỳ. Khắp nơi đều nghe thấy tiếng kêu "Hãy nhớ lấy chiến tàu Maine!" Ngươi Hoa Kỳ nói "Phải dạy cho Tây Ban Nha một bài học ! Nhân dân Cuba cũng như nhân dân các thuộc địa khác của Tây Ban Nha phải được giải thoát khỏi ách thống trị của chính quyền Tây Ban Nha !"

Tây Ban Nha cố gắng tránh né chiến tranh. Chính quyền Tây Ban Nha đã cố gắng đáp ứng những đòi hỏi của Hoa Kỳ về Cuba. Nhưng Quốc hội Hoa Kỳ lúc đó lại đang ở trong khí thế chiến đấu. Quốc hội quyết định rằng Cuba phải được độc lập, và Hoa Kỳ gửi quân đội đến giúp Cuba để giành lại tự do. Đồng thời Quốc hội cũng quyết định rằng sau khi Cuba được giải phóng, Hoa Kỳ sẽ để cho nhân dân Cuba đảm trách việc điều hành và kiểm soát chính quyền của Cuba. Lời loan báo này có ý nghĩa là Hoa Kỳ không có ý định chiếm Cuba cho Hoa Kỳ một cách ít kỷ. Ngày 25 tháng 4 năm 1898, Hoa Kỳ tuyên chiến với Tây Ban Nha.

- Hoa Kỳ chuẩn bị chiến tranh.

Hải quân Tây Ban Nha vừa yếu lại vừa không được chuẩn bị chu đáo. Hải quân Hoa Kỳ vừa hùng mạnh hơn lại vừa được chuẩn bị để chiến đấu. Ngược lại, toàn thể quân đội Hoa Kỳ chưa tới 30 ngàn kể cả sĩ quan và binh sĩ, trong khi đó thì ở hòn đảo Cuba không thôi, Tây Ban Nha đã có 80 ngàn quân sĩ. Cho nên ngay khi đó, quân đội Hoa Kỳ phải được tăng cường và phải chuẩn bị cho quân sĩ chiến đấu, Kế hoạch của Hoa Kỳ là cho quân tràn vào chiếm đóng các hòn đảo của Tây Ban Nha ở trong vùng biển Caribbean. Hải quân Hoa Kỳ sẽ phong tỏa các vùng bờ biển Cuba để ngăn chặn không cho Tây Ban Nha gửi quân sĩ cũng như các đồ tiếp liệu đến tăng viện tiếp tế cho Cuba. Đồng thời, hải quân Hoa Kỳ cũng có nhiệm vụ là tìm kiếm các tàu địch để tiêu diệt ở bất cứ nơi nào.


HOA KỲ TIẾN RA THÁI BÌNH DƯƠNG



- Dewey tiêu diệt hạm đội Tây Ban Nha ở Manila.

Trận đánh quan trọng đầu tiên của cuộc chiến lại xảy ra ở một nơi cách Cuba và Hoa Kỳ hàng ngàn dặm. Ngay khi tuyên chiến với Tây Ban Nha thì thiếu tướng Hải quân George Dewey cho đoàn chiến tàu của ông ở một hải càng thuộc Trung Hoa nhổ neo. Mục tiêu của ông là tiến đến quần đảo Phi Luât Tân dưới quyền cai trị của Tây Ban Nha. Sáng ngày mùng 1 tháng 5 năm 1895, Dewey hạ lệnh tấn công vào đòan chiến tàu của Tây Ban Nha ở trong vịnh Manila, Phi Luật Tân. Chiến tàu Hoa Kỳ chạy đi chạy lại nả vào các chiến tàu Tây Ban Nha cho tới khi đoàn tàu này hoàn toàn bị thiêu hủy.

Dù là thiếu tướng Dewey đã đại thắng, nhưng phải đợi cho đến khi quân đội Hoa Kỳ đổ bộ vào đánh bại lực lượng chiến đấu trên bộ của Tây Ban Nha thì mới chiếm được quần đảo Phi Luật Tân này, thiếu tướng Dewey phong tỏa thành phố thủ đô Manila, nhưng phải đợi mất nhiều tháng, quân đội Hoa Kỳ mới tới được Phi Luật Tân. Sau cuộc tấn công của quân đội Hoa Kỳ hiệp cùng những nhà ái quốc Phi Luật Tân, nhưng người hăng say muốn giành lại tự do cho đất nước, Manila đầu hàng vào tháng 8 năm 1898.

- Chiến thắng mau lẹ ở Cuba.

Trong khi đó thì quân đội Hoa Kỳ cũng đang chiến thắng ở trên các hòn đảo thuộc Tây Ban Nha trong vùng biển Caribbean. Cuối tháng 6, một đạo quân Hoa Kỳ đổ bộ vào Cuba. Tại đây quân đội Hoa Kỳ phải chiến đấu trong những hoàn cảnh khó khăn. Khi họ từ giã Hoa Kỳ, họ mặc những bộ đồng phục bằng len nặng chịch, không thích hợp với khí hậu nóng bức ngột ngạt ở Cuba. Quân sĩ lại không tiếp nhận được thực phẩm một cách thích đáng. Hơn nữa lại có rất ít các biện pháp phòng ngừa các chứng bệnh sốt rét cũng như các bệnh khác thường có rất nhiều ở các vùng nhiệt đới. Thực sự là số quân sĩ Hoa Kỳ chết vì các chứng bệnh ở Cuba nhiều hơn số quân sĩ bị thương vong ở ngoài chiến trường. Dù sao đi nữa thì quân đội Hoa Kỳ cũng chuẩn bị tấn công thành phố Santiago ở phía Nam đảo Cuba.

Một trong những trận đánh nổi tiếng nhất của cuộc chiến xảy ra ở ngay bên ngoài thành phố Santiago. Một đạo quân Hoa Kỳ, trung đoàn Rough Riders cùng với một vài đơn vị khác tấn chiếm ngọn đồi San Juan. Trung đoàn Rough Riders là những quân sĩ tình nguyện dưới quyền chỉ huy của đại tá Leonard Wood và trung tá Theodore Roosevelt. Sau khi quân sĩ Hoa Kỳ đã chiếm được ngọn đồi San Juna và các ngọn đồi khác ở chung quanh thành phố này, Santiago không thể nào đứng vững được nữa, và sau đó phải đầu hàng.

Trong khi đó, hải quân Hoa Kỳ ở hải phận Cuba cũng đoạt được chiến thắng vẻ vang gần như chiến thắng của thiếu tướng Dewey ở Manila. Ngay từ đầu cuộc chiến, Tây Ban Nha đã phái một số chiến tàu vượt Đại Tây Dương đến tăng viện, nhưng lại bị Hải quân Hoa Kỳ nhốt lại ở hải cảng Santiago. Vào một buổi sáng của một ngày trong tháng 7, đoàn chiến tàu Tây Ban Nha đã liều đánh mở đường thoát, nhưng lại bị Hải quân Hoa Kỳ tấn công và tiêu diệt từng chiếc một.

Sau khi Santiago đầu hàng, quân đội Hoa Kỳ đổ bộ vào đảo Puerto Rico, và chỉ trong vòng một thời gian ngắn, hầu hết hòn đảo này bị quân đội Hoa Kỳ chiếm đóng.

- Hòa bình mang lại thêm đất đai cho Hoa Kỳ.

Bị tấn công ở khắp mọi nơi, chính phủ Tây Ban Nha tìm cách chấm dứt chiến tranh. Hơn 4 tháng sau khi Quốc hội tuyên chiến với Tây Ban Nha, ngày 12 tháng 8 năm 1898, Hoa Kỳ và Tây Ban Nha đồng thỏa thuận chấm dứt chiến tranh. Nhưng ngừng chiến chưa có nghĩa là kiến tạo được hòa bình. Phải làm một cái gì với Cuba ? Với Pureto Rico ? Với Phi Luật Tân ?

Nhân dân Hoa Kỳ không đồng ý với nhau về việc phải làm gì cho các hòn đảo này. Một số người cho rằng Hoa Kỳ không nên đảm nhận trách nhiệm về các vùng đất ở ngoài lãnh thổ lục địa của Hoa Kỳ. Những người này cũng cho rằng chế độ dân chủ không nê áp đặt ách thống trị lên đầu lên cổ các nhân dân của các quốc gia khác. Nhưng những người khác thì cho rằng Hoa Kỳ phải có bổn phận đối với những dân tộc mà họ vừa giải thoát được ách thống trị của người Tây Ban Nha. Cuối cùng, Puerto Rico ở trong vùng biển Caribbean, Guam, và Phi Luật Tân ở trong vùng biển xa xôi Thái Bình Dương được chuyển giao cho Hoa Kỳ. Tuy nhiên, đổi lại để được Phi Luật Tân, Hoa Kỳ phải trả cho Tây Ban Nha 20 triệu Mỹ kim. Thêm vào đó, Tậy Ban Nha bằng lòng từ bỏ quyền kiểm soát ở Cuba.

PHẦN IV

HOA KỲ ĐÃ GIẢI QUYẾT CÁC VẤN ĐỀ Ở

CÁC VÙNG ĐẤT VỪA MỚI GIẢI THOÁT ÁCH THỐNG TRỊ CỦA NGƯỜI TÂY BAN NHA NHƯ THẾ NÀO ?

- Hoa Kỳ trợ giúp Cuba.

Dù rằng qua cuộc chiến tranh với Tây Ban Nha, Hoa Kỳ đã giải phóng được Cuba, nhưng Cuba hầu như chưa được chuẩn bị để điều hành các công việc của một quốc gia độc lập. Lúc bấy giờ, Cuba chưa có một tổ chức chính quyền nào cả. Nhiều người Cuba đang sống trong cảnh đói khổ, không nhà, thiếu cơm, thiếu áo. Bệnh tật, đặc biệt nhất là bệnh sốt rét vàng da lan tràn ở khắp nơi. Để mặc cho người Cuba phải vật lộn với các vấn đề này thì lại càng làm cho cảnh nghèo khó của họ càng trở nên trầm trọng hơn. Cho nên quân độiv Hoa Kỳ phải lưu lại ở Cuba để giúp họ một tay.



- Diệt trừ bệnh sốt rét vàng da ở Cuba.

Một trong những việc quan trọng mà người Hoa Kỳ đã giúp cho Cuba là diệt trừ được bệnh sốt rét vàng da. Từ bao nhiêu thế kỷ nay, bệnh sốt rét vàng da đã từng là một thứ bệnh ghê gớm ở các quốc gia nhiệt đới, nhưng không ai biết rõ những nguyên nhân gây ra thứ bệnh ghê gớm này. Một bác sĩ người Cuba cho rằng bệnh sốt rét vàng da là do một giống muỗi sinh sản ở các vùng nước đầm lầy hay các vũng ao tù sinh ra. Nhưng cho đến bây giờ ông ta cũng vẫn chưa thể chứng minh được lý thuyết của ông. Một thí nghiệm chắc chắc là để những người khỏe mạnh cho giống muỗi đã từng gây ra bệnh sốt rét vàng da này cắn. Một số quân nhân Hoa Kỳ tình nguyện hy sinh cho cuộc thí nghiệm này. Kết quả là Thiếu tá Walter Reed và một số bác sĩ quân y khác đã chứng tỏ được rằng bệnh sốt rét vàng da là đích thị do giống muỗi này gây ra.

Vậy thì muốn trị bệnh sốt rét vàng da là phải diệt trừ cho hết giống muỗi này ở bất cứ nơi nào. Phải tát cho cạn các vũng đầm lầy, và đem dầu nhớt thả xuống các vũng ao tù để tiêu diệt cho hết giống muỗi con. Trong thời gian 3 tháng, Thiếu tá William C. Gorgas, người trông coi về y tế ở Cuba, đã có thể giải thoát cho Havana khỏi bệnh sốt rét vàng da.

- Người Cuba chống lại sự bảo hộ của Hoa Kỳ.

Đồng thời Hoa Kỳ cũng giúp Cuba thiết lập chính quyền. Nhân dân Cuba soạn thảo hie61n pháp và bầu vị Tổng thống và cơ quan lập pháp. Năm 1902, quân sũ Hoa Kỳ rút khỏi hòn đảo này, nhưng vẫn còn nắm quyền kiểm soát một vài phạm vị ở Cuba. Hoa Kỳ và Cuba đã ký một hiệp ước đặc biệt, theo đó thì Hoa Kỳ được phép duy trì một số căn cứ hải quân ở Cuba. Đồng thời, hiệp ước này cũng cho phép Hoa Kỳ được quyền can thiệp vào nội bộ Cuba trong trường hợp sinh mạng tài sản của người Hoa Kỳ hoặc là nền tự do của Cuba bị đe dọa. Như vậy thì theo hòa ước này, khi nào ở Cuba có cách mạng bùng nổ thì Hoa Kỳ sẽ trở lại để trợ giúp chính quyền Cuba tái lập trật tự. Tuy nhiên, người Cuba chống lại sự can thiệp của người Hoa Kỳ, vì rằng làm như vậy là nhắc nhở họ rằng Cuba vẫn còn chưa hoàn toàn độc lập.



­- Phi Luật Tân, Guam, và Puerto Rico đặt ra nhiều vấn đề.

Ở quần đảo Phi Luật Tân, Guam và Peurto Rico, Hoa Kỳ còn phải đối phó với những vấn đề khó khăn hơn nhiều. Vì rằng Hoa Kỳ đã làm chủ các hòn đảo này cho nên Hoa Kỳ cho rằng trách nhiệm của Hoa Kỳ đối với các hòn đảo này phải lớn lao hơn là đối với Cuba. Không như các vùng đất đai trước kia được sát nhập vào lãnh thổ Hoa Kỳ (Như là Florida, Louisiana, California và Oregon), các hòn đảo này cách xa lục địa Hoa Kỳ bằng cả một đại dương. Dân chúng ở trên các hòn đảo này lại rất xa lạ khác hẳn với ngôn ngữ, phong tục, và cả với hình thức chính quyền của người Hoa Kỳ. Dù cho Hoa Kỳ đã thành công trong công việc cải thiện tình trạng ở các vùng đất đai của Tây Ban Nha cũ, thì tương lai ở đây sẽ như thế nào ? Liệu rằng những hòn đảo này sẽ là thuộc địa của Hoa Kỳ không ? Hay là các hòn đảo này sẽ được độc lập ?




tải về 1.69 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   10   11   12   13   14   15   16   17   ...   25




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương