ĐỀ CƯƠng miễn dịch câU 1: Miễn dịch là gì? trình bày hiểu biết về miễn dịch tiếp thu chủ động ?


CÂU 23: Đặc tính và chức năng của kháng thể dịch thể đặc hiệu?



tải về 359.5 Kb.
trang4/5
Chuyển đổi dữ liệu30.08.2016
Kích359.5 Kb.
#28998
1   2   3   4   5

CÂU 23: Đặc tính và chức năng của kháng thể dịch thể đặc hiệu?

*)Đặc tính:

-Có bản chất là glucoprotein, trọng lợng phân tử lớn: 16.000 - 1.000.000 dalton.

-Dễ bị tác động của nhiệt độ, axit, kiềm,... phá huỷ.

-Có khả năng nhận biết kháng nguyên và kết hợp đặc hiệu với kháng nguyên đó kích thích sinh ra chúng. Vị trí kháng thể kết hợp với kháng nguyên gọi là paratop. Tổng số paratop là hóa trị của kháng thể. Thường 1 kháng thể có 2 hóa trị.

-Kháng thể có tính kháng nguyên cao khi đưa nó vào cơ thể khác loài vì vậy kháng thể sinh ra trong trường hợp này gọi là kháng kháng thể.

-Để bảo quản kháng thể trong thời gian dài. Giữ ở nhiệt độ < 00C.



*)Chức năng của kháng thể dịch thể:

-Phân tử Ig có khả năng nhận biết kháng nguyên và kết hợp đặc hiệu với nó  sự kết hợp này dẫn đến kết quả: Kháng nguyên mất khả năng gây bệnh. Đây là chức năng chủ yếu của kháng thể.

-Ngoài ra Ig còn 1 số chức năng khác thông qua vai trò của mảnh Fc làm cho kháng nguyên bị loại trừ 1 cách mạnh mẽ và có hiệu quả.

-Hoạt hóa bổ thể: Sự kết hợp kháng nguyên - kháng thể hình thành phức hợp kháng nguyên -

kháng thể - bổ thể  khả năng hoạt hoá bổ thể (có ở IgM, IgG)  tế bào vi khuẩn bị duy giải.

-Tương tác với các tế bào khác.

-Trên bề mặt của tế bào bạch cầu ái kiềm, Mast có thụ thể với phần Fc của IgE, IgG. Khi có sự kết hợp của kháng nguyên với các phần tử kháng thể này  các tế bào này đc hoạt hoá

phóng thích các bọc chứa các chất hoạt mạnh Histamin, Steronin  tăng tính thấm của mao mạch, co cơ trơn  kháng thể trong máu, bạch cầu dễ vượt qua thành mạch tới nơi có yếu tố kháng nguyên xâm nhập.

+Trên bề mặt đại thực bào, bạch cầu trung tính có thụ thể với Fc của phân tử IgM, IgG. Nếu kháng nguyên là vi khuẩn đơn bào đó đc phủ bởi kháng thể: IgM, IgG thì dễ bị đại thực bào và bạch cầu trung tính bắt nuốt.

CÂU 24: Các lớp của kháng thể dịch thể?

Các lớp của kháng thể dịch thể: Kháng thể dịch thể có 5 lớp: IgG, IgM, IgA, IgD, IgE.

*)Lớp IgG

-Lớp IgG chiếm số lợng lớn trong tổng số Ig. ở người nó chiếm đến 80%. Phần lớn kháng thể lưu động thuộc lớp này.

-IgG có trọng lượng phần tử 150.000, hằng số lắng 7S căn cứ và sự khác biệt tính kháng nguyên của mảnh Fc, lớp IgG đc chia làm 4 dới lớp: IgG1, IgG2, IgG3, IgG4.

-Cấu trúc: Gồm 2 chuỗi nặng gamma và 2 chuỗi nhẹ lamda hặc Kappa.

-Đặc tính sinh học

+Hoạt hoá bổ thể theo con đường cổ điển.

+Có thụ thể giành cho phần Fc trên bề mặt tế bào đại thực bào, B/c trung tính.

+Phân tử IgG1, IgG2, IgG3, IgG4 có thụ thể giành ch Fc trên bề mặt bạch cầu ái kiềm, Mast.

+Có khả năng vượt qua nhau thai để vào máu thai nhi. Nhờ đó kháng thể từ mẹ sang cơ thể con, giúp cho đứa trẻ mới sinh có đc miễn dịch phòng, chống bệnh đc ở những tuần tuổi đầu tiên.

-Là lớp kháng thể chủ yếu trong đáp ứng miễn dịch thứ phát.

-Kháng thể IgG sản sinh sau lớp IgM nên còn gọi là lớp kháng thể muộn.

*)Lớp IgM

-Chiếm 5 - 10% trong tổng số Ig của huyết thanh.

-Là lớp có trọng lượng phân tử lớn nhất: 900.000 hằng số lắng: 19S

-Về cấu trúc:

+IgM do 5 đơn vị cơ bản tạo thành, như một hình sao 5 cánh (gồm 10 chuỗi nặng Muy và 10 chuỗi nhẹ lamda hặc kappa). 5 đơn vị nối với nhau bởi chuỗi J. (TLPT: 20.000 gồm 118 - 125 a.a, có 7 - 8 gốc cacbuahydro. Chuỗi J có tính kháng nguyên, trong phân tử IgM nó bị che lấp, khi IgM bị biến đổi các quyết định kháng nguyên mới đc hở ra).

+IgM có khả năng kết hợp thuận lợi với kháng nguyên do có 10 mảnh Fab chìa ra 5 phía.

+IgM có khả năng hoạt hoá bổ thể mạnh nhất.

+IgM là lớp kháng thể xuất hiện đầu tiên sau khi có kích thích của kháng nguyên. Sau đó IgG sẽ thay thế. Thời gian tồn tại của IgM thường ngắn 5 - 6 ngày. Nhưng có trường hợp tồn tại lâu.

VD. Kháng nguyên là lại gluxit, lại kháng nguyên không phụ thuộc tuyến ức.

*)Lớp IgA: Có 2 loại: IgA trong huyết thanh và IgA tiết ra ngoài niêm mạc (kháng thể cục bộ).

-IgA huyết thanh:

+Chiếm khảng 15 - 20% tổng số Ig trong huyết thanh. Có trọng lượng phân tử: 160.000 dalt, hằng số lắng 7S.

+Trong huyết thanh IgA thường tồn tại dưới dạng monome (hơn 80%), một số ít tồn tại dưới dạng polyme do 2 - 3 monome nối với nhau bằng chuỗi J. Các polyme thường tăng cao trong bệnh nhiễm trùng.

-IgA tiết:

+Có trong nước bọt, nước mắt, nước mũi, sữa, dịch tiết của phổi, dịch tiết của ruột,...

+Về cấu tạo:



  • IgA tiết là loại dimer gồm 2 monome nối với nhau bởi chuỗi J và mảnh tiết SP (Secretry piese (mảnh).

  • Chuỗi J do tế bào plasma sản xuất ra có khảng 137 a.a, mảnh tiết bản chất là glucoprotein, trọng lượng phân tử 70.000 dalt do tế bào biểu mô của niêm mạc tiết ra. Mảnh tiết ngoài chức năng nối 2 monomer IgA với nhau còn giúp IgA tiết chống lại đc tác động của enzym đường tiêu hoá.

  • IgA tiết là kháng thể tại chỗ, nó ngăn cản sự xâm nhập của kháng nguyên (vi khuẩn, virus,...) và cơ thể, IgA chịu đợc độ pH thấp của dạ dày vì vậy trẻ em bỳ đợc hởng 2 lợng lớn IgA tiết từ sữa mẹ.

*)Lớp IgE:

-Lớp IgE chiếm tỷ lệ thấp: 0,01% tổng số Ig của huyết thanh, trọng lượng phân tử: 190.000 dalton hằng số lắng 8S. Dễ biến tính bởi nhiệt

VD: ở 560C/30' bị biến tính về cấu trúc

-IgE gồm 2 chuỗi nặng Epsilon, và 2 chuỗi nhẹ lamda hoặc Kappa.

-IgE là lớp kháng thể ái tế bào, trên bề mặt tế bào bạch cầu ái kiềm, Mast có thụ thể giành cho phần Fc của lớp kháng thể này. Đây là lớp kháng thể dễ gây dị ứng.

*)Lớp IgD

-Lớp IgD chiếm tỷ lệ thấp: 0,1 - 0,2% trong tổng số Ig của huyết thanh.

-Trọng lượng phân tử: 170.000 - 200.000 dalton, hằng số lắng 7 - 8S

-Về cấu trúc

+Phân tử IgD cho 2 chuỗi nặng delta và 2 chuỗi nhẹ Lamda hoặc kappa tạo thành.

+IgD có bản chất là glucoprotein, đây là lớp kháng thể dễ bị tác động bởi enzym tiêu protein.

-Cho đến này chức năng sinh học của lớp IgD còn chưa xác định rõ. Người ta thường thấy nó tăng trong bệnh nhiễm khuẩn mạn tính nhưng không đặc hiệu cho loại nào.

-Đối với bào thai:

+Bào thai có khả năng tổng hợp kháng thể rất sớm, vào khoảng tuần thứ 10 có thể tổng hợp IgM, tuần thứ 12 có thể tổng hợp IgG nhưng rất ít.

+Bào thai không có khả năng tổng hợp IgA, IgE, IgD.

+IgG là kháng thể duy nhất qua đợc nhau thai, vì thế thai nhi đc hưởng IgG của mẹ. Trong

4 - 5 tháng đầu của thời kỳ thai, IgG qua nhau thai rất ít sau tuần 20 trở đi IgG qua nhau nhiều hơn.

CÂU 25: Quy luật hình thành kháng thể dịch thể đặc hiệu?

-Khi kháng nguyên xâm nhập vào cơ thể, kháng thể chưa sinh ra ngay lập tức mà phải sau 1 thời gian tiềm tàng (thời gian này dài hay ngắn phụ thuộc nhiều vào kháng nguyên, vào lần kháng nguyên xâm nhập lần đầu hay lần2, lần 3,...). Sau đó kháng thể mới đc sinh ra, lượng kháng thể tăng dần đạt mức cao nhất sau 2 - 3 tuần, rồi lượng kháng thể giảm dần và biến mất sau vài tháng hoặc vài năm.

-Kháng nguyên vào cơ thể lần đầu, đáp ứng miễn dịch gọi là đáp ứng miễn dịch sơ cấp hay miễn dịch tiên phát.

-Kháng nguyên vào cơ thể lần hai, đáp ứng miễn dịch gọi là đáp ứng miễn dịch thứ cấp hay miễn dịch thứ phát.

-Khi kháng nguyên vào lần 2 thời gian tiềm tàng ngắn hơn, lượng kháng thể sản xuất ra nhiều hơn, và thời gian xuất hiện kháng thể sớm hơn.

-Sự khác biệt của đáp ứng miễn dịch sơ cấp và thứ cấp là do vai trò của các tế bào nhớ miễn dịch lympho T "nhớ", lympho B "nhớ".

-Ở miễn dịch thứ phát các tế bào "nhớ" miễn dịch phát triển nhanh mạnh tạo ra 1 lớp tế bào sản xuất kháng thể đặc hiệu vì thế kháng thể xuất hiện sớm hơn, cường độ đáp ứng miễn dịch dài hơn, mạnh hơn.

-Đây là cơ sở khoa học cho việc tiêm phòng vacxin nhắc lại, tạo miễn dịch cao cho cơ thể.

-Kháng thể dịch thể đặc hiệu thường chỉ tồn tại trong cơ thể 1 thời gian rồi bị đào thải, vì vậy trong phòng bệnh cho người và gia súc, gia cầm khi sử dụng vacxin cần tiêm nhắc lại để tạo miễn dịch cao cho cơ thể.

-So sánh giữa miễn dịch sơ cấp và thứ cấp:



Miễn dịch sơ cấp

Miễn dịch thứ cấp

-Thời gian tiềm tàng: 5 - 14 ngày

-Kháng thể ban đầu chủ yếu: IgM, sản xuất IgG ít

-Lượng kháng thể thấp

-ái tính kháng thể trung bình




-Thời gian tiềm tàng: 24 giờ

-Chủ yếu IgG, IgM hầu như không sản xuất


-Lượng kháng thể cao

-ái tính kháng thể cao




CÂU 26: Các yếu tố ảnh hưởng đến sự hình thành kháng thể đặc hiệu:

Sự hình thành kháng thể đặc hiệu của cơ thể bị ảnh hưởng của nhiều yếu tố đặc biệt như: Kháng nguyên, thể trạng cơ thể, điều kiện ngoại cảnh,...



*)Ảnh hưởng của kháng nguyên:

-ảnh hưởng của bản chất kháng nguyên:

+Kháng nguyên có bản chất là protein, có tính kháng nguyên cao, kích thích cơ thể sản sinh nhiều kháng thể hơn so với các kháng nguyên khác: Gluxit, lipit.

+ảnh hưởng của đường xâm nhập kháng nguyên vào cơ thể

+Kháng nguyên vào cơ thể bằng nhiều đường, nếu đưa kháng nguyên vào cơ thể bằng đường đưa thích hợp nhất, lượng kháng thể sẽ sinh ra nhiều nhất.

VD: - Virus thích ứng trên tế bào thượng bì  đưa vacxin bằng cách chủng trên da

-Virus newcasthe thuộc nhóm Lentogen: Lasota, F, B1, V4 nhân lên tốt trên tế bào của niêm mạc đường hô hấp, tiêu hoá  Nên đưa vacxin loại này qua niêm mạc đường hô hấp, tiêu hoá,...

-Trong sử dụng vacxin, thường hay đưa vacxin vào cơ thể bằng cách tiêm dưới da vì: kháng nguyên qua da  vào mạch bạch huyết  tổ chức hạch lympho (nơi tiếp nhận kháng nguyên sản xuất kháng thể)

-Đưa kháng nguyên vào cơ thể qua đường tiêu hoá ít sử dụng vì: Độ PH của dạ dày thấp, các enzym của đường tiêu hoá tác động  Kháng nguyên bị phân giải hay thay đổi đơn vị cấu trúc kháng nguyên  lượng kháng thể sinh ra ít.

-Theo một số tác giả nếu đưa kháng nguyên vào cơ thể bằng đường tiêu hoá, hô hấp liều lượng kháng nguyên gấp 10 - 100 lần liều kháng nguyên đưa vào dới da.

-Liều lượng kháng nguyên

+Liều lượng kháng nguyên đưa vào cơ thể nhiều, lượng kháng thể sinh ra nhiều. Nhưng lượng kháng nguyên chỉ có một giới hạn nhất định vì: Nếu lượng kháng nguyên nhiều quá sẽ gây độc cho cơ thể, hoặc gây tê liệt miễn dịch, có thể dung nạp miễn dịch, kháng thể không đc sản xuất ra.



*)Ảnh hưởng của các lần đưa kháng nguyên:

-Đưa kháng nguyên vào cơ thể, sau một thời gian đưa kháng nguyên nhắc lại 1 hoặc vài lần -kháng thể lần sau xuất hiện sớm hơn, lượng kháng thể nhiều hơn so với lần trước. Có hiện tượng này là do vài trò của các tế bào nhớ miễn dịch.

-Hiện tợng này đc ứng dụng trong việc tiêm nhắc lại vacxin, tạo miễn dịch cao cho cơ thể.

*)Ảnh hưởng của việc dùng nhiều loại kháng nguyên:

-Cùng một lúc đưa nhiều loại kháng nguyên vào cơ thể với liều thích hợp, các loại kháng thể đc tạo ra ngang bằng hay nhiều hơn khi đa kháng nguyên vào riêng từng loại. Ramon gọi là hiện tượng này là sự công lực kháng nguyên.

-Nhưng nếu đưa nhiều loại kháng nguyên vào cơ thể với liều không thích hợp  kết quả sẽ ngược lại.

-Hiện tượng công lực kháng nguyên đc ứng dụng vào việc chế tạo vacxin đa giá phòng bệnh cho người và gia súc.

-VD: +ở người vacxin: PTD phòng 3 bệnh (Ho gà, uốn ván, bạch hầu tiêm bắp hầu)

(Ho gà: vi khuẩn Bordetella pertussis

Uốn ván: vi khuẩn Clostridium tetani.

Bạch hầu: vi khuẩn Corynebacterium diphtheriae)

+Gia súc: vacxin tụ dấu

+Gia cầm: Vacxin Newcasthe + Gumboro + Bronchitis Infectious + Reovirus -Newcasthe + đậu gà.



*)Ảnh hưởng của chất bổ trợ:

-Chất bổ trợ là chất cho thêm vào trong vacxin, làm hiệu lực của vacxin cao hơn.

-Chất bổ trợ đc chia làm 3 loại chính:

+Bổ trợ là chất vô cơ: Alumin hydroxid, Alumin photphat, Canxiphotphat, than hoạt tính.

+Bổ trợ là chất hữu cơ: dầu động vật, dầu thực vật, dầu khoáng (dầu khoáng parafin)

+Bổ trợ là sinh vật

+Xác vi khuẩn lao

+Xác vi khuẩn Salmonella typhimurium

-VD: Vacxin viêm gan vịt vô hoạt có bổ trợ

-Tác dụng của bổ trợ:

+Chất bổ trợ gây 1 phản ứng viêm nhẹ  có tác dụng kích thích miễn dịch.

+Bổ trợ vô cơ, bổ trợ dầu có tác dụng hấp phụ kháng nguyên, làm kháng nguyên khó đồng hoá trong cơ thể kháng nguyên tồn tại lâu, kích thích cơ thể lâu hơn  lượng kháng thể sinh ra nhiều hơn.

+Bổ trợ sinh vật có tác dụng kích thích các tế bào miễn dịch.

+Xác vi khuẩn lao làm tăng sự tương tác giữa tế bào lympho T và đại thực bào, tăng đáp ứng miễn dịch tế bào.

+LPS tác động mạnh lên tế bào đại thực bào và lympho B. Tác dụng của LPS làm hoạt hoá đại thực bào thực bào của nó là thực bào hoàn chỉnh.

+Với lympho B, LPS làm tăng biệt hoá phần bào lympho B  tăng tương bào, tăng tiết kháng thể dịch thể.



*)Ảnh hưởng của cơ thể và điều kiện ngoại cảnh:

-Cơ thể trưởng thành hệ thống cơ quan, tế bào miễn dịch hoàn thiện  cho đáp ứng miễn dịch mạnh  lượng kháng thể sinh ra nhiều hơn.

-Khi về già cơ quan miễn dịch suy giảm  đáp ứng miễn dịch giảm, đặc biệt là giảm miễn dịch tế bào  lượng kháng thể giảm.

-Cơ thể khoẻ mạnh sản sinh kháng thể nhiều hơn cơ thể ốm, bệnh tật.

-Chế độ dinh dưỡng tốt cho lượng kháng thể nhiều hơn so với cơ thể sự suy dinh dưỡng.

-ở những cơ thể suy dinh dưỡng, hoạt động của cơ quan lympho giảm, rối loạn đáp ứng miễn dịch: Miễn dịch tế bào giảm, thực bào giảm, miễn dịch dịch thể giảm,...

-VD: +Thiếu protein  lượng kháng thể giảm.

+Nhiều kẽm (Zn)  giảm yếu tố dịch thể của tuyến ức  giảm miễn dịch tế bào,...



CÂU 27: Phản ứng ngưng kết:

-Là phản ứng liên kết các tiểu thể có kích thước nhỏ tính bằng Micromet thành một cấu trúc lớn quan sát đc bằng mắt thường.

-Ở đây kháng nguyên là một cấu phần nằm trên bề mặt tiểu thể.

*Các loại phản ứng ngưng kết:

1.Phản ứng ngưng kết nhanh trên phiến kính:

-Đây là phản ứng có tính chất định tính. Thường sử dụng kháng nguyên đó biết đc nhuộm màu để phát hiện kháng thể tương ứng trong huyết thanh. Thường dùng để chẩn đoán bệnh truyền nhiễm.

-Ví dụ: +Bệnh thương hàn gà Typhus avium

+CRD (Chromic Respiratory Disease)

-Cách làm:

+Dùng một phiến kính, một bên thí nghiệm, một bên đối chứng.

+Bên thí nghiệm nhỏ 1 giọt huyết thanh cần chẩn đoán, sau đó nhỏ 1 giọt kháng nguyên đã biết  trộn đều, sau 1 - 2 phút đọc kết quả.

+Nếu trong huyết thanh có kháng thể tương ứng  kháng nguyên + kháng thể tạo thành

đám ngưng kết.

2.Phản ứng ngưng kết chậm trong ống nghiệm:

-Phản ứng vừa có tính chất định tính, vừa có thể định lượng kháng thể.

-Cách làm:

+Dùng một loạt ống nghiệm, cho vào ống thứ nhất một lượng huyết thanh, rồi pha loãng huyết thanh theo cơ số 2 (1/2; 1/4; 1/8...) hoặc theo cơ số 10. Sau đó cho vào mỗi ống nghiệm một lượng kháng nguyên (lượng kháng nguyên tương đơng với lượng kháng thể). Trộn đều để ở nhiệt độ thích hợp (tủ ấm 370C) sau 30 phút hoặc vài giờ, đọc kết quả và tính đc hiệu giá ngưng kết.

+Hiệu giá ngưng kết: Là độ pha loãng cao nhất của huyết thanh mà ở đó vẫn còn khả năng gây hiện tợng ngưng kết.

-Phản ứng này thường đc sử dụng để chẩn đoán bệnh sảy thai truyền nhiễm.

3.Phản ứng ngưng kết hồng cầu thụ động:

-Trong phản ứng ngưng kết khi dùng kháng nguyên hoà tan để phát hiện một kháng thể tương ứng. Phải cần đến tế bào màng làm giá đỡ mang các phân tử kháng nguyên hoà tan.

-Thường dùng hồng cầu làm tế bào mang.

-Nguyên lý:

+Kháng nguyên hoà tan trở thành kháng nguyên hữu hình bằng cách gắn kháng nguyên hoà tan vào hồng cầu, như vậy hồng cầu làm giá đỡ cho kháng nguyên. Phản ứng ngưng kết dễ dàng xảy ra.

+Có nhiều phương pháp gắn kháng nguyên hoà tan lên bề mặt hồng cầu: Dùng một số hoá chất như axit tanic, benzidin, muối crôm, glutaldehyt để xử lý hồng cầu. Các chất này có một nhóm chức gắn với hồng cầu, một nhóm gắn với kháng nguyên.

+Khi kháng nguyên gặp kháng thể tương ứng, phản ứng ngưng kết xảy ra, ta quan sát rõ.

-Ngoài sử dụng hồng cầu làm giá đỡ, còn sử dụng các hạt chất dẻo như: hạt latex, bentonít. Các hạt này có tác dụng hấp phụ kháng nguyên hoà tan vào trong đó.

-Ưu nhược điểm của phản ứng ngưng kết.

+Ưu điểm: Phản ứng đơn giản, dễ làm, độ nhạy cao, ít tốn kém, đc sử dụng rộng rãi.

+Nhược điểm: Hay cho phản ứng dương tính giả, khó đạt trình độ chính xác cao.

CÂU 28: Phản ứng kết tủa (Precipitation test)

*)Nguyên lý:

-Kháng nguyên hoà tan khi gặp kháng thể tương ứng trong một tương quan thoả đáng (lượng kháng nguyên và kháng thể thích hợp) hiện tượng kết tủa xảy ra.

-Sự kết hợp của kháng nguyên với kháng thể tạo thành một tập hợp: kháng nguyên- kháng thể- kháng nguyên- kháng thể-….

-Hình thành cấu trúc mạng lưới 3 chiều không gian, quan sát đc bằng mắt thường biểu hiện của nó là chất tủa màu đục.

-Trong phản ứng kết tủa nếu quá thừa kháng thể hoặc quá thừa kháng nguyên thì sự kết hợp kháng nguyên - kháng thể vẫn xảy ra nhưng hiện tượng tủa không xuất hiện.

*)Phản ứng kết tủa trong môi trường lỏng:

-Phản ứng kết tủa tạo vòng:

+Là phản ứng có tính chất định tính. Dùng 1 ống nghiệm nhỏ, cho vào đó một lượng kháng nguyên hoà tan. Dùng pipet đó hút kháng huyết thanh tương ứng, cho đầu pipet sát đáy ống nghiệm rồi thả từ từ kháng huyết thanh ra với một lượng tương đơng với kháng nguyên. Kháng huyết thanh sẽ đội kháng nguyên lên. Sau thời gian 15 - 20 phút tại vùng tiếp xúc sẽ xuất hiện một đĩa tủa mỏng.

+Phản ứng này đc ứng dụng trong chẩn đoán bệnh nhiệt thán. Phản ứng kết tủa Ascoli.

-Phương pháp Heidelberger Kendall:

+Phương pháp này vừa có tính chất định tính, vừa có tính chất định lượng.

+Phương pháp này còn đc dùng để tìm tỷ lệ thích hợp kháng nguyên, kháng thể cho phản ứng.

+Dùng một loạt ống nghiệm, cho vào mỗi ống 1 lượng kháng huyết thanh như nhau. Sau đó cho kháng nguyên vào với lượng từ ít đến nhiều.

+Kết quả những ống đầu và ống cuối không có tủa vì thừa kháng thể hoặc thừa kháng nguyên. Những ống ở giữa thì tủa xuất hiện, tăng dần đến cực đại, rồi giảm dần.

+Lập bảng biểu diễn sẽ thấy 3 vùng: vùng thừa kháng thể, vùng cân bằng kháng nguyên, kháng thể và vùng thừa kháng nguyên.



*)Phản ứng kết tủa trong môi trường đặc (gel):

-Dùng thạch Agar để tạo môi trường đặc: phần đặc chỉ chiếm 1- 2% khối lượng, 98- 99% là chất láng. Thạch có cấu trúc dạng sợi nên tạo đc một cấu trúc lưới trong không gian chứa đc rất nhiều chất láng.

-Nguyên tắc: Trong môi trường gel, kháng nguyên và kháng thể cách nhau một khoảng, chúng sẽ khuếch tán về phía nhau, rồi gặp nhau. Nếu kháng nguyên, kháng thể tương ứng sẽ kết hợp tạo phức hợp kháng nguyên - kháng thể. Tại vùng có lượng kháng nguyên, kháng thể thích hợp đường tủa sẽ xuất hiện. Có thể quan sát đc hoặc muốn rõ hơn thì nhuộm.

-Phản ứng kết tủa trong thạch trong ống nghiệm (kỹ thuật Oudin)

+Phản ứng kết tủa khuếch tán trong thạch đơn:

•Dùng một ống nghiệm có đường kính nhỏ, cho vào đó một lượng kháng thể đó trộn lẫn với thạch. Trên mặt thạch cho một lượng dung dịch kháng nguyên. Kháng nguyên từ môi trường lỏng sẽ khuếch tán vào thạch, càng xuống sâu lượng kháng nguyên càng loãng. ở nơi tỷ lệ kháng nguyên và kháng thể tương ứng sẽ xuất hiện đường tủa dễ quan sát không bị tan khi lắc, thuận lợi khi di chuyển hoặc chụp ảnh.

•Độ nhạy của phản ứng tăng gấp 2 - 3 lần so với khi thực hiện phản ứng trong môi trường lỏng.

+Phản ứng kết tủa khuếch tán trong thạch kép:

•Dùng một ống nghiệm có đường kính nhỏ, cho kháng thể vào trước, rồi cho vào bên trên kháng thể một lượng thạch. Sau đó cho lên trên mặt thạch một lượng dung dịch kháng nguyên.

•Kháng nguyên bên trên từ môi trường lỏng sẽ khuếch tán đi vào trong thạch, kháng thể bên dưới khuếch tán lên trên cũng đi vào trong thạch. ở nơi tỷ lệ kháng nguyên, kháng thể tương ứng sẽ xuất hiện đường kết tủa.

•Trong cùng một ống nghiệm nếu dùng nhiều cặp kháng nguyên, kháng thể khác

nhau để chẩn đoán sẽ xuất hiện nhiều đường kết tủa riêng rẽ ở độ nông sâu khác nhau.

+ Phản ứng kết tủa trong thạch trên phiến kính hoặc đĩa petri (kỹ thuật Ouchterlony)

•Thực chất là phản ứng kết tủa khuếch tán trong thạch kép, dễ làm, hay sử dụng. (Phản ứng AGP: Agar gel precipitation).

•Trên phiến kính hoặc trên hộp petri, đổ một lớp thạch mỏng 1 - 2mm. Khi thạch đông lại, đục các lỗ tròn: đường kính của lỗ 4 - 5mm, khoảng cách từ lỗ trung tâm với lỗ xung quanh; 5 - 6mm: Lỗ 1: Kháng nguyên đó biết, Lỗ 2: Kháng thể tương ứng, Lỗ 3, 4, 5, 6: Kháng thể chưa biết.

•Kháng nguyên và kháng thể cách nhau một khoảng trong thạch, chúng sẽ khuếch tán ra mọi phía, càng xa lỗ, nồng độ càng loãng. ở nơi kháng nguyên, kháng thể tương ứng sẽ xuất hiện đường tủa.

•Có thể dùng một hỗn hợp kháng thể để phát hiện nhiều kháng nguyên trong dung dịch. Lúc đó sẽ xuất hiện nhiều đường tủa, mỗi đường tủa là một cặp đặc hiệu kháng nguyên - kháng thể.

-Có thể thấy nhiều loại kết quả:

+Phản ứng giống hệt nhau: Khi 2 kháng nguyên y hệt nhau, thì các đường kết tủa sẽ nối liền nhau.

+Phản ứng không giống hệt: Khi 2 kháng nguyên khác nhau, sẽ kết hợp riêng rẽ với 2 kháng thể, hai đường tủa sẽ cắt chéo nhau.

+Phản ứng giống một phần: Khi 2 kháng nguyên có chung 1 Epitop và 1 Epitop riêng khác sẽ cho 1 đường kết tủa chung liền với nhau và 1 đường tủa phụ xuất hiện như một cái của gắn với đường tủa trước đối với kháng nguyên thứ hai.

*)Phản ứng kết tủa khuếch tán điện

-Là sự kết hợp phản ứng kết tủa với sự di chuyển trong điện trường.

-Đây là một cải tiến rất có ý nghĩa: Dùng điện trường để đẩy nhanh tốc độ phản ứng kháng nguyên - kháng thể.

Kháng thể là γ globulin trong điện trường di chuyển về cực âm. Nếu kháng nguyên là chất bị hút về cực dương, chúng di chuyển gặp nhau nhanh hơn (1 - 2 giờ thay vì 24 - 48 giờ).

-Phản ứng xảy ra cũng nhạy hơn (nhờ điện trường 90% kháng nguyên, kháng thể đi ngược chiều nhau để gặp nhau, thay vì khuếch tán tứ phía chỉ có 25% gặp nhau.

-Miễn dịch điện di:

+Dùng điện trường để di chuyển hỗn hợp kháng nguyên thành một dải kháng nguyên. Sau đó cho kháng thể vào một rãnh song song với hàng kháng nguyên. Chúng sẽ khuếch tán, gặp nhau, các đường tủa sẽ nằm cách xa nhau, thay vì nằm tập trung vào một vùng chật hẹp như trong phản ứng khuếch tán kép (Ouchterlony). Vì vậy dễ quan sát và nhận định.

+Miễn dịch điện di cho phép phát hiện kháng nguyên có 30 loại protein thay vì 5 - 6 trong điện di thường, và 8 - 10 trong kỹ thuật Ouchterlony.



CÂU 29: Phản ứng kết hợp bổ thể (Phản ứng cố định bổ thể, phản ứng tiêu thụ bổ thể)

-Là phản ứng huyết thanh học, có 3 thành phần tham gia: kháng nguyên, kháng thể và bổ thể.

-Kháng thể trong phản ứng này thuộc lớp IgM, IgG có khả năng hoạt hoá bổ thể. Khi kháng nguyên kết hợp với kháng thể tạo thành phức hợp kháng nguyên - kháng thể, nếu có mặt bổ thể  bổ thể đc hoạt hoá và gắn vào tạo thành: kháng nguyên - kháng thể - bổ thể.

-Phản ứng đc dùng để phát hiện kháng thể có khả năng hoạt hoá bổ thể và định lượng bổ thể có trong huyết thanh.

-Phản ứng đc thực hiện nhờ hai hệ thống: dung khuẩn, dung huyết và sự tham gia của bổ thể.

+Hiện tượng dung khuẩn (Bacteriolysin)

•Thí nghiệm của Faifơ (Pfaifer): Năm 1894 ông dùng vacxin phẩy khuẩn tả (vibrio cholerae) tiêm cho chuột lang để gây miễn dịch. Đồng thời dùng chuột lang khác làm đối chứng không tiêm vacxin. Sau 2 - 3 tuần ông dùng phẩy khuẩn tả cường độc tiêm vào phúc mạc cho cả 2 loại chuột lang này với liều gây chết. Sau đó cứ 15 phút, 30 phút, 1 giờ, 2 giờ ông rút nước phúc mạc kiểm tra vi khuẩn dưới kính hiển vi và nuôi cấy vào môi trường lỏng để quan sát tính chất mọc của nó thì thấy:

″ ở chuột lang đc gây miễn dịch, nước phúc mạc sau 15 phút vi khuẩn mọc nhiều, sau thời gian này vi khuẩn giảm dần, đến sau 2 giờ không còn vi khuẩn.

Kiểm tra trên kính hiển vi: nước phúc mạc lấy sau 15 phút, vi khuẩn không còn di động, vi khuẩn biến hình, phình dài ra. Nước lấy về sau vi khuẩn đó tan. Chuột lang này sống.”

″ ở chuột lang không đc gây miễn dịch có hiện tượng khác: Nước phúc mạc lấy về sau số lượng vi khuẩn càng nhiều lên, kiểm tra trên kính hiển vi, vi khuẩn không bị biến dạng, số lượng nhiều lên. Chuột lang này chết.”

Qua thí nghiệm nhận thấy trong huyết thanh của chuột lang đc gây miễn dịch có kháng thể đặc hiệu chống lại vi khuẩn tả, sự kết hợp của kháng thể đặc hiệu với kháng nguyên làm vô hiệu hoá vi khuẩn, đồng thời còn làm chúng bị dung giải.

•Thí nghiệm của Borde: Để làm rõ hơn, Borde đó làm thí nghiệm sau:

Cho vi khuẩn tả kết hợp với HTMT tả còn tơi  có hiện tượng tan vi khuẩn tả.

Cho vi khuẩn tả kết hợp với HTMT đó đc đun 560C/30'  vi khuẩn tả không bị tan.

Cho vi khuẩn tả kết hợp với HTMT tả đó đun 560C/30' và cộng thêm huyết thanh tươi của chuột lang  vi khuẩn tả bị tan.

Cho vi khuẩn tả trộn với huyết thanh tươi của chuột lang  vi khuẩn không bị tan.

Như vậy thí nghiệm này cho thấy trong huyết thanh miễn dịch phải có 2 loại kháng thể cùng tham gia làm tan xoắn khuẩn: Một loại kém chịu nhiệt, bị mất tác dụng khi đun ở 560C/30', không có tính đặc hiệu là kháng thể không đặc hiệu gọi là bổ thể. Một loại chịu đc nhiệt độ 560C/30' chỉ có trong huyết thanh miễn dịch là kháng thể đặc hiệu, có khả năng hoạt hoá bổ thể làm tan vi khuẩn.

Như vậy, hiện tượng tan vi khuẩn phải có 3 thành phần tham gia: kháng nguyên, kháng thể, bổ thể. Hiện tượng tan vi khuẩn còn gọi là hiện tượng dung khuẩn, không nhìn thấy đc bằng mắt thường.

+Hiện tượng dung huyết (Haemolysis)

•Hồng cầu của loài này là kháng nguyên đối với loài khác. Vì vậy người ta lấy hồng cầu Cừu tiêm vào dưới da cho thỏ, thỏ sản sinh kháng thể chống lại hồng cầu Cừu  gọi là kháng thể kháng hồng cầu Cừu.

•Tuần tự làm 4 thí nghiệm như của Borde:

•-Hồng cầu Cừu + kháng thể kháng hồng cầu Cừu  tan hồng cầu Huyễn dịch có màu đỏ

•-Hồng cầu Cừu + kháng thể kháng hồng cầu Cừu đun ở 560C/30' không tan hồng cầu,

hồng cầu lắng xuống đáy, nước phía trên trong.

•-Hồng cầu Cừu + kháng thể kháng hồng cầu Cừu đun ở 560C/30' + huyết thanh chuột lang  Tan hồng cầu.

•-Hồng cầu Cừu + huyết thanh chuột lang  không tan hồng cầu.

•Như vậy, hiện tượng này cho thấy, để làm tan hồng cầu trong huyết thanh kháng hồng cầu phải có 2 loại kháng thể:

•Một loại là kháng thể không đặc hiệu, bị mất tác dụng khi đun nóng ở 560C/30’  đó là bổ thể.

•Một loại là kháng thể đặc hiệu có trong huyết thanh miễn dịch, chịu đc nhiệt 560C/30'. Kháng thể này có khả năng làm tan hồng cầu nếu có sự tham gia của bổ thể.

Như vậy hiện tượng dung khuẩn hay hiện tượng dung huyết muốn xảy ra, ngoài thành phần kháng nguyên, kháng thể đặc hiệu còn có sự tham gia của bổ thể  phản ứng tiêu thụ bổ thể.

*)Cách tiến hành phản ứng kết hợp bổ thể

-Phản ứng kết hợp bổ thể phải dùng hai hệ thống: Hệ thống dung khuẩn và hệ thống dung huyết. Bởi vì sự dung khuẩn mắt thường không quan sát đc do đó phải dùng hệ thống dung huyết để đánh giá kết quả qua quan sát bằng mắt thường.

-Chuẩn bị:

+Kháng nguyên: Là kháng nguyên đã biết. VD: Vi khuẩn Brucella

+Kháng thể: Là kháng thể nghi. Lấy máu của vật nghi mắc bệnh chắt huyết thanh, đun 560C/30'  diệt bổ thể.

+Hồng cầu Cừu.

+Huyết thanh kháng hồng cầu Cừu đó đun 560C/30'

+Bổ thể: Huyết thanh chuột lang đc chuẩn độ theo hệ thống dung huyết.

-Cách làm:

+Cho vào ống nghiệm hệ thống dung khuẩn gồm có: kháng nguyên, kháng thể nghi và cho tiếp vào một lượng bổ thể đó đc chuẩn độ. Để ở 370C trong 20 - 30 phút.

+Cho tiếp vào ống nghiệm hệ thống dung huyết gồm có hồng cầu Cừu và huyết thanh kháng hồng cầu Cừu. Để ở 370C trong 20 - 30', rồi đọc kết quả.

-Phản ứng dương tính:

+Hồng cầu không tan lắng xuống đáy thành cục tròn đỏ, nước ở bên trên trong. Đó là do: kháng nguyên + kháng thể tương ứng + bổ thể.

+Bổ thể đó đc sử dụng không còn cho hệ thống dung huyết. Phản ứng dương tính chứng tỏ trong huyết thanh của vật nghi có kháng thể tương ứng với kháng nguyên. Con vật mắc bệnh.

-Phản ứng âm tính:

+Hồng cầu bị tan, huyễn dịch có màu đỏ.

+Đó là do không có kháng thể tương ứng với kháng nguyên, bổ thể không dùng cho hệ thống dung khuẩn mà tham gia vào hệ thống dung huyết  hồng cầu tan.

+Phản ứng âm tính, vật không mắc bệnh.



Каталог: 2012
2012 -> Những câu nói tiếng Anh hay dùng hằng ngày
2012 -> I. NỘi dung quy hoạch cao đỘ NỀn và thoát nưỚc mặt bản đồ hiện trạng cao độ nền và thoát nước mặt
2012 -> BÀI 1: KỸ NĂng thuyết trình tổng quan về thuyết trình 1 Khái niệm và các mục tiêu
2012 -> Người yêu lạ lùng nhất
2012 -> Thi thử ĐẠi họC ĐỀ thi 11 MÔN: tiếng anh
2012 -> SÔÛ giao thoâng coâng chính tp. Hcm khu quaûn lyù giao thoâng ñOÂ thò soá 2
2012 -> Commerce department international trade
2012 -> Những câu châm ngôn hay bằng tiếng Anh
2012 -> BỘ giáo dục và ĐÀo tạO ĐỀ thi tuyển sinh đẠi họC 2012 Môn Thi: anh văN – Khối D
2012 -> Tuyển tập 95 câu hỏi trắc nghiệm hay và khó Hoá học 9 Câu 1

tải về 359.5 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương