ĐỀ CƯƠng miễn dịch câU 1: Miễn dịch là gì? trình bày hiểu biết về miễn dịch tiếp thu chủ động ?



tải về 359.5 Kb.
trang3/5
Chuyển đổi dữ liệu30.08.2016
Kích359.5 Kb.
#28998
1   2   3   4   5

1.2.Lách: Là cơ quan nằm trong tuần hoàn máu, không có mạch bạch huyết đến cơ quan này.

a.Giải phẫu mô học: ở đv có vú, lách là một cơ quan có hình lưỡi liềm, màu sẫm, ở loài chim thường có hình cầu gọi là quả tối.

b.Về cấu tạo mô học:

-lách gồm có hai loại mô:

+Tủy đỏ chiếm 4/5 khối lượng lách, gồm nhiều xoag tĩnh mạch chứa hồng cầu, bạch cầu, tiểu cầu, lympho bào.

-Chức năng của tủy đỏ là nơi thanh lọc máu đvới hồng cầu bị hủy hoại do tổn thương hoặc do già, các mảnh TB chết.

-Tủy trắng là tổ chức lympho, đc ctạo bởi các TB lympho và nhiều tiểu động mạch xen kẽ,

-Ở tủy trắng các TB lympho đc chia làm hai vùng:

+Vùng phụ thuộc tuyến ức gồm các TB lympho T sắp xếp dọc theo mặt ngoài của tiểu động mạch.

+vùng không phụ thuộc tuyến ức gồm các TB lympho với các nang lympho tiền phát ( khi chưa có KN kích thích ).

-Khu vực trung gian giữa tủy đỏ và tủy trắng là khu vực trao đổi, các TB lympho từ tuần hòan máu đưa tới, hoặc có thể rời khỏi tĩnh mạch để xâm nhập vào các tổ chức lympho.

• chức năng sinh lý của nách:

-Thanh lọc máu

-Là một trong những điểm cư trú của TB lympho T và B.

-Là nơi tiếp xúc của KN với các TB có thẩm quyền miễn dịch để sx kháng thể

2.Mô lympho niêm mạc

-là các mô lympho ko có vỏ liên kết bao bọc.

-nằm rải rác ở niêm mạc:

+Đường tiêu hóa

+hô hấp

+sinh dục

+Tiết niệu….

-Mô lympho niêm mạc đc phân biệt thành hai loại:

+Mô lympho niêm mạc tập trung

+Mô lympho niêm mạc phân tán



2.1.Mô lympho niêm mạc tập trung

(OMALT: Organised Mucosa Associated Lymphoid Tissue)

-Tế bào lympho tập trung tạo thành nang dưới niêm mạc

-Mỗi 1 nang có một trung tâm mầm sáng gồm lympho B có SlgA, APC (Antigen Presenting Cell), xung quanh có lympho TCD4 và đại thực bào.

-Mô lympho này có ở ruột, phế quản mũi, miệng, sinh dục………

-ở đây một số TB biểu mô thay đổi hình thái không có lông nhung, vận chuyển KN đi qua. Những TB này là TB M: Membranous

-mô lympho có thể đứng riêng lẻ hoặc tập trung thành đám lớn:

+Hạch amidan

+Mảng Peyer…

2.2.Mô lympho niêm mạc phân tán

-DMALT: Diffuse Mucosa Associated…)

-Tế bào nằm rải rác dưới niêm mạc gồm TB lympho B, Th và tương bào tiết lgA.

-Đây là nơi tiết lgA mạnh nhất và nhiều nhất. Các phân tử lgA được tiết vào trong màng nhày niêm mạc có vai trò bảo vệ, chống lại các vsv trên TB niêm mạc

-tổng số TB lympho ở đây nhiều hơn ở hạch lympho và trong tuần hoàn.

-Mô lympho dưới niêm mạc có vai trò lớn trong việc bảo vệ cơ thể với cơ chế tạo miễn dịch cục bộ đb là vai trò của lớp kháng thể lgA tiết.



Câu 17 trình bày hiểu biết về tế bàolympho T?

1.Tế bào lympho T

-Những nguyên bào lympho được phát triển, biệt hóa tại tuyến ức và chịu sự kiểm soát của nó đc gọi là tế bào phụ thuộc tuyến ức hay TB lympho T ( từ chữ thymus)

-TB lympho T chiếm đa số trong tổng số TB lympho ở các cơ quan lympho, chiếm 70% trong tổng số TB lympho ở máu ngoại vi.

Dựa vào dấu ấn bề mặt người ta chia lympho T thành 2 quần thể:

+Tiểu quần thể lympho T có dấu ấn bề mặt CD4 có c/năg hỗ trợ miễn dịch cho TB lympho B gọi là Th hay TCD4.

+Tiểu quần thể lympho T có dấu ấn bề mặt CD8 có chức năg ức chế và gây độc TB gọi là TB lympho TCD8

Tc = Cytotoxin gây độc TB

Ts = Suppressor ức chế.

-Trong máu ngọai vi của người có

450 – 1250 TCD4/mm3

250 – 800 TCD8 /mm3

Tỷ lệ: TCD4 / TCD8 = 1.4 – 2.3

Ng nhiễm HIV: TCD4 / TCD8 = 0.5 – 1

• Nguồn gốc:

-TB lympho T có nguồn gốc từ tủy xương (nguyên bào lympho) di tản xuống tuyến ức.

• Nơi biệt hóa:

-Tế bào lympho T được biệt hóa và chịu sự kiểm soát của tuyến ức.

• Nơi cư trú:

-Tế bào lympho T cư trú tại các vùng phụ thuộc tuyến ức ở cơ quan lympho ngoại vi:

+Lách


+Hạch lympho

+Mô lympho dưới niêm mạc.

1.1.Các dấu ấn màng của tế bào lympho T

-Trên bề mặt TB lympho T có những phân tử xhiện theo từng thời kỳ phát triển, biệt hóa đc gọi là dấu ấn phân biệt CD hoặc KN bề mặt.

-Chúng có chức năng trong việc nhận diện Kn và trình diện KN

-Dấu ấn phân biệt (CD: cluster of differenciation)

+Có bản chất là glucoprotein

+Đây là những KN bề mặt của TB lympho, đc xđ nhờ kháng thể đơn dòng

+Đây là những KN bề mặt của TB lym pho, đc xđ nhờ kháng thể đơn dòng

-Hiện nay người ta tìm thấy 166 loại KN này

-Có một số KN bề mặt chỉ xh ở các giai đoạn nhất định

-Trong quá trình phân triển biệt hóa người ta gọi chug là : dấu ấn phân biệt : CD. Các dấu ấn phân biệt của lympho T:

-CD2: có ở mọi TB lympho T (chín và chưa chín) có trọng lượng phân tử 50KD, là phân tử bám dính giúp cho TB lympho T dính với đại thực bào trong quá trình trình diện KN

-CD3: có ở TB lympho T chín, gồm 4 chuỗi protein liên kết với TCR

Vai trò của nó tiếp xúc với siêu KN nằm trên MHC  truyền thông tin KN vào trong TB lympho.

-CD4: có mặt ở TB lympho T hỗ trợ (Th) đây là dấu ấn đặc trưng cho quần thể TB này. Ở người. CD4 gồm 2 chuỗi α và β nối với nhau thông qua dây nối đồng hóa trị. Dấu ấn CD 4 là yếu tố chính để TCD 4 nhận biết TCD4 nhận biết MHC lớp II và kết hợp với nó. Dấu ấn CD4 cũng chính là receptor phù hợp với Receptor của virut HIV: (Human Immuno Deficiency visus) nguyên nhân gây nên bệnh AIDS (Acquired Immuno Deficiency Syndrome).

-CD8: có mặt ở TB lympho T gây độc: (Tc) Đây là dấu ấn đặc trưng cho quần thể TB này Dấu ấn CD8 là yếu tố chính để lympho Tc nhận biết và kết hợp với MHC lớp I

1.2.Receptor của lympho T với KN

(TCR: T cell receptor). Chúng là các phân tử protein có tác dụng nhận biết siêu KN và truyền thông tin KN vào bên trong TB.

-Có hai loại: TCR1 và TCR2

+TCR 1: chiếm 5% trong các lympho T .Nhận biết KN mà không cần sự kết hợp của KN với MHC.

+TCR 2: chiếm 95% trog các lympho T.Nhận biết KN khi siêu KN + MHC của TB APC.

TCR2 được xếp vào họ Globulin nó gồm 2 chuỗi α và β nối với nhau thông qua dây liên kết đồng hóa trị. Mỗi chuỗi cũng gồm có một vùng thay đổi, vùng hằng định, vùng xuyên màng và một vùng nằm trong nguyên sinh chất của TB.



1.3.Quá trình huấn luyện TB lympho T tại tuyến ức: Các nguyên bào lympho từ tủy xương di tản đến tuyến ức đầu tiên phải trải qua hai sự chọn lọc:

•chọn lọc dương tính:

-Những TB lympho có mang trên cấu trúc màng dấu ấn CD4+ có k/năg nhận ra phân tử MHC lớp II của TB APC

-Các TB TCD8+ có khả năng nhận biết MHC lớp I có trên các TB tổ chức của cơ thể

Được tồn tại

-Những TB nào không có khả năng nhận diện ấy bị hủy theo cơ chế chết theo chương trình (Apoptosis)

•Chọn lọc âm tính :

-là quá trình loại bỏ tiếp những TB TCD4+ và TCD8+ cũng khả năng nhận biết ra KN của bản thân.

-cuối cùng 5% TB lympho T được tồn tại, đó là TB chín không có k/năng nhận biết peptit (KN) của bản thân nhưng nhận biết đc MHC của TB trong cơ thể.

-Đây là sự chọn lọc kép. Sau quá trình này TB lympho T chín có dấu ấn CD4+ và CD8+ sẽ đi đến vùng thuộc tuyến ức và trưởng thành ở đó.



1.4.Chức năng TB lympho T:

-Chức năng nhận biết KN:

+Do TB lympho Th và Tc đảm nhận

+Đa số KN được hai TB đó nhận biết khi chúng đc trình diện trong khuôn khổ: Siêu KN + MHC của TB APC.

+Chỉ một phần nhỏ KN gây đáp ứng miễn dịch dịch thể không phụ thuộc tuyến ức đc lympho B nhận diện.

-Chức năng hỗ trợ miễn dịch:

+Do TB lympho Th có CD4 đảm nhận, nhận biết thông tin KN trong khuôn khổ MHC lớp II

+Sau khi nhận đc thông tin KN, TCD4 được hoạt hóa tiết ra yếu tố MD hòa tan : CYTOKIN để kích thích TB khác tham gia đáp ứng MD.

+Cytokin cũn gọi là interleukin chất tác động giữa các TB bạch cầu, viết tắt là IL

+Các loại IL: IL – 2, IL – 4, IL – 5, IL – 6 cảm ứng các TB lympho B.

IL – 2: hoạt hóa TB Natural Kille thành TB diệt TB ung thư

-Chức năng ngoại trừ KN:

+Do nhóm TB lympho Tc: đây là nhóm lympho T gây độc TB, đối tượng của nó là TB mang KN nội sinh: TB nhiễm virut, TB ung thư. KN kết hợp với phân tử MHC lớp I đc TCD8 nhận biết  TCD8 thành KT TB li giải các TB là KN lạ

-Chức năng điều hòa miễn dịch: do nhóm TB lympho T ức chế đảm nhận. Lympho Ts có vai trò:

+Giữ đáp ứng miễn dịch đặc hiệu diễn ra ở mức cần thiết, tránh phản ứng có hại.

+Kìm hãm TB lympho Th chống lại các KN là các peptit của bản thân, nhờ đó cơ thể bình thường không có đáp ứng MD tự nhiên.

-Tiết các lymphokin:

+Do TB Th và Tc đảm nhận, chúng tiết ra IL4,5,6 làm cho TB lympho tác động quan trọng đến phản ứng viêm.



Câu 18 trình bày hiểu biết về tế bào lympho B

*)Tế bào lympho B

1.Khái niệm:

-là quần thể TB lympho, hoạt động phụ thuộc vào Bursal Fabricius (gia cầm), tủy xương (động vật có vú và người)

-các tbào lympho B chỉ chiếm 5 – 15% trong tổng số lympho tuần hoàn và được xđ thông qua Slg

-dưới kính hiển vi điện tử, TB lympho B có bề mặt xù xì đó là globulin bề mặt, viết tắt là Slg (Suface Immuno globulin)



2.Quá trình biệt hóa:

Quá trình biệt hóa của lympho B từ TB gốc thành tương bào được chia làm 2gđ:

a.Giai đoạn biệt hóa ban đầu:

-Từ TB gốc biệt hóa thành lympho B chín qua các bước sau:

+Từ TB gốc  tiền B: Trên bề mặt TB lympho xhiện các dấu ấn CD19, CD20, MHC lớp II. Dấu ấn CD10 chỉ xhiện tạm thời.

+Từ tiền B  B chín: Từ TB tiền lympho B sang TB lympho B chín xhiện các dấu ấn CD19, CD20 và biểu hiện Slg trên màng với nồng độ thấp. TB lympho B chín rời tới Fabricius chuyển vào trong tuần hoàn máu và đc phân bố tại các vùng không phụ thuộc tuyến ức của cơ quan lympho ngoại vi.Trong quá trình biệt hóa ở giai đoạn B chín, ngoài các dấu ấn CD 19, CD20, MHC lớp II. Cũng xuất hiện globulin miễn dịch màng: Slg (suface Immuno globulin) với Slg M, SlgD một số nhỏ có Slg G, Slg A.

Mỗi TB lympho có : 0.5 – 1.5*105 phân tử Slg, có vai trò là Receptor của lympho B với KN

Sau đó lympho B chín vào tuần hoàn máu đến cư trú tại vùng không phụ thuộc tuyến ức của các cơ quan lympho ngoại vi.

Ở giai đoạn này không có sự kích thích của KN và sự hỗ trợ của lympho T

b.Giai đoạn hoạt hóa: Phải có sự:

-Kích thích của KN

-Sự hỗ trợ của lympho T, các lymphokin:IL1, IL2, IL4, IL5, IL6.

Lúc này lympho B chín  tương bào và tiết KT dịch thể đặc hiệu

ĐẶc trưng ở giai đoạn này: lympho B chín mất dần Slg và tổng hợp nhanh lg để tiết ra ngoài.



3.Các dấu ấn màng của lympho B

-Trên bề mặt TB lympho B có các dấu ấn màng

-Các dấu ấn thay đổi trong quá trình biệt hóa

-Việc nhận biết dấu ấn màng cho phép xđ được TB lympho B đang ở giai đoạn nào

•Dấu ấn phân biệt

+CD19, CD20 có trên TB lympho B chưa chín và chín.

+Các receptor của lympho B:

-Receptor với bổ thể: được gọi là CR1, CR2 ( complement Receptor)

( CR1 gọi là CD35, CR2 gọi là CD21)

-Receptor với Interleukin: IL –2, IL –4, IL –5, IL –6

-Receptor với một số chất khác như: LPS….

4.Chức năng của lympho B

-Chức năng chủ yếu của các TB lympho B là chuyển thành tương bào tiết kháng thể dịch thể đặc hiệu như lgM trong đáp ứng tiên phát và lgG trong đáp ứng thứ phát.

-LymphoB có thể nhận biết trực tiếp kháng nguyên có bản chất là protein, carbonhydrat và một số ít hapten.

-Là TB trình diện KN cho TB lympho T hỗ trợ.



CÂU 19: Tế bào trình diện kháng nguyên?

*)Tế bào trình diện KN: APC (Antigen Presenting Cell)

-là những TB có k/năg giới thiệu KN cho TB miễn dịch: lympho T, B

-KN được giới thiệu trong khuôn khổ siêu KN + MHC của TB APC

•TB trình diện KN cho Th có CD4

APC loại này có hai đặc tính cần thiết là:

+Có khả năng xử lý các KN đó thực bào ( KN, ngoại bào)

+Trên bề mặt TB có biểu lộ các phân tử MHC lớp II

Các APC loại này gồm có: các đại thực bào, TB lympho B, TB nội mạc mạch quản

Dưới tdụng của IFN làm tăng biểu lộ phần tử MHC lớp II  tăng đáp ứng miễn dịch.

•TB trình diện KN cho Tc có CD8:

-Các TB APC loại này là những TB có biểu lộ MHC lớp I

-MHC lớp I có ở các TB có nhân trong cơ thể, có rất ít trong TB gan , không có ở TB ko nhân (hồng cầu).



CÂU 20: Quá trình đáp ứng miễn dịch đặc hiệu có mấy giai đoạn ? Trình bày giai đoạn 2(giai đoạn nhận diện kháng nguyên)

1.Quá trình đáp ứng miễn dịch gồm 3 giai đoạn: giai đoạn 1 là giai đoạn phát sinh, giai đoạn 2 là giai đoạn nhân diện kháng nguyên và giai đoạn 3 là giai đoạn cảm ứng.

2.Giai đoạn2: Giai đoạn nhận diện KN

a.Với KN phụ thuộc tuyến ức:

-Khi KN xâm nhập vào cơ thể. Nó sẽ đc các TB đại thực bào bao vây bắt nuốt và giáng hòa thành những protein nhỏ có chứa nhóm quy định KN rồi giới thiệu lên bề mặt để các TB có thẩm quyền miễn dịch có thể nhận biết được

-Những TB có k/năg giới thiệu KN với các TB có thẩm quyền miễn dịch đc gọi là các TB trình diện KN (APC – Antigen Presenting Cell). Có hai loại TB APC:

*)TB trình diện KN có MHC lớp II: đc thấy nhiều là TB lympho B, các TB Monocyte, đại thực bào, tế bào. Langerhans ở da, TB tua trong hạch và tuyến ức, TB nội mạc mạch máu và TB biểu mô ruột non..

+Đối với những KN phụ thuộc tuyến ức (vsv, protein…) từ ngoài xâm nhập vào, chúng có phân tử lượng lớn không thể trình diện ngay cho các TB có thẩm quyền miễn dịch đc, mà phải thông qua các TB APC.

+Tại các APC các KN này được giáng hóa thành các peptit có khoảng 10 a.a đó là các Epitop, khi đó chúng sẽ kết hợp với các phân tử MHC lớp II của TB trình diện KN rồi đc đưa lên bề mặt TB để giới thiệu với các TB có thẩm quyền miễn dịch.

Các tbào lympho T sẽ txúc với APC, nhờ có TRC, lympho T sẽ gắn chặt vào phần siêu KN, đồng thời phân tử CD4 sẽ nhận ra MHC lớp II của cơ thể, các phân tử bám dính trên bề mặt TB lympho T và các TB APC hoàn thiện mối tương tác này.

CD2, LFA1 (lymphocyte Functio n Associated) của APC.

+Tín hiệu KN được chuyển vào trong và hoạt hóa TB T cũng như TB APC, như thế KN đó đc nhận diện.

*)Tế bào trình diện KN của phân tử MHC lớp I

-Đó là phần lớn các TB có nhân gồm TB lympho B, T, các bạch cầu đa nhân, tiểu cầu, TB của phần lớn các cơ quan. MHC lớp I có rất ít trong TB gan và không có trong các TB không nhân (hồng cầu động vật có vú)

-Đối với các KN nội sinh là sản phẩm thoái hóa của các TB trong cơ thể hay sp của các vsv sống bên trong TB chủ (virus)

-Chúng sẽ được phân giải nhờ các men proteaza, lipase, catalase…bên trong TB thành các epitop có cấu trúc từ 9 a.a. Sau đó các mảnh peptit này sẽ được đưa đến mạng lưới nội nguyên sinh của TB, để kết hợp với các phân tử MHC lớp I, rồi nhờ bộ máy golgi di chuyển ra bề mặt TB để đc trình diện.

-Các tbào lympho T có dấu ấn CD8 có TCR tương ứng với KN sẽ tiến tới nhận biết KN được trình bày trên phân tử MHC lớp I và CD8 sẽ nhận ra MHC lớp I của cơ thể, các phân tử bám dính sẽ hoàn thành mối tương tác này. Khi đó TCD8 được hoạt hóa và trở thành Tc (T độc).

b.Với các KN không phụ thuộc vào tuyến ức:

Được các lympho B nhận diện, sau đó hoạt hóa trực tiếp TB lympho B

+TB lympho B: TB này có cả hai phân tử MHC lớp II và receptor với KN đó là các IG màng (Slg M và Slg D) mà ngày nay được gọi là BCR ( B cell receptor)

Khi các KN ( protein ) xâm nhập, B không có k/năg nuốt các KN có cấu trúc lớn nhưng nhờ có BCR mà có k/năg tiếp nhận các KN nhỏ hòa tan và đặc hiệu với BCR ấy.

Sau đó cả phức hợp KN + BCR đc thu vào bên trong nội bào và ở đó KN sẽ được xử lý như trong các đại thực bào hoặc TB tua.

Lúc này, lympho B như là một APC để trình diện KN cho TB lympho T qua MHC lớp II của mình.



CÂU 21: Trình bài giai đoạn 3 của quá trình đáp ứng miễn dịch đặc hiệu (Giai đoạn: giai đoạn cảm ứng)

Là giai đoạn cảm ứng gồm quá trình hoạt hóa tương tác và ghi nhớ:



1.Cytokin:

Trong giai đoạn này, các TB miễn dịch sau khi tiếp xúc với KN chúng được họat hóa , sản sinh KT đặc hiệu. Các TB miễn dịch có sự tương tác, điều hòa với nhau nhờ các yếu tố miễn dịch hòa tan: Cytokin: (Interleukin, lymphokin, monokin…)



2.Sự tương tác phân triển và biệt hóa:

2.1.Sự tương tác phân triển và biệt hóa trong đáp ứng miễn dịch qua trung gian TB:

a.Sự tương tác và điều hòa giữa APC có MHC lớp II với TB lympho TCD4:

-Siêu KN + MHC lớp II của TB APC  đc lympho Th có dấu ấn CD4 giúp Th tiếp cận đúng TB APC có MHC lớp II.

-Siêu KN đc nhận biết nhờ TCR của Th

Thông tin KN được truyền vào trong TB lympho Th nhờ CD3 để hoạt hóa TB lympho Th

Sự tiếp xúc giữa hai TB : APC và Th còn có sự hỗ trợ của một số phân tử bám dính như:

CD2, LFA1 ( Lymphocyte Function Associated ) của Th

LFA3, ICAM ( Intercellular Adheson Molescule) của APC

Phân tử bám dính có vai trò giúp các TB kề sát nhau tạo đk thuận lợi cho quá trình tương tác.

Sau khi nhận đc thông tin KN, các TB được hoạt hóa:

-TB APC tiết ra IL – 1

IL – 1 tăng cảm ứng với receptor IL – 2 của Th

Th tăng tổng hợp IL 2 và giải phúng IL 2 ra ngoài

IL – 2 tác động trở lại với receptor của Th và của các TB khác tạo ra vòng phản hồi khuyếch đại  phản ứng ngày càng mạnh hơn.

-Lympho TCD4 hoạt hóa tăng tiết IFN gama chất này quay trở lại kích thích TB APC tăng tiết IL – 1 và tạo ra nhiều phân tử MHC lớp II mới.

Như vậy tạo ra một vòng phản hồi khuếch đại phản ứng ngày càng mạnh hơn.

Nhưng nhờ có sự điều hòa miễn dịch của Ts mà sự khuếch đại này bi hạn chế và giảm dần sx IL -2, IL – 2R

Chỉ khi đưa KN vào tiếp thì chu kì sx IL -2 mới hoạt động lại

Lympho Th có dấu ấn CD4 sau khi đc hoạt hóa, tiết lymphokin

Lympho Th đc biệt hóa theo hai dưới nhóm: Th1. Th2

-Lympho Th1 tiết ra các lymphokin: IL – 2, IL -3, IFN α, INFβ, IL -12  kiểm soát quá trình viêm, hoạt hóa DTB, phản ứng quá mẫn chậm và sự hình hành u hạt, nhóm này còn gọi là kháng thể TB.

-Lympho Th2 tiết ra: IL -9, IL – 4, IL – 5, IL – 6, IL – 13, INF – α.

Th2 truyền thông tin KN cho lympho B, hoạt hóa B để biệt hóa thành tương bào sx kháng thể, dịch thể  kiểm soát quá trình sx kháng thể dịch thể.

Lympho Th hoạt hóa theo trạng thái Th1 hay Th2 phụ thuộc vào nhiều yếu tố, cho đến nay chưa rõ.

VD:


-Đưa KN vào đường da ở liều nhỏ dễ gây hoạt hóa lympho Th theo Th1  đáp ứng miễn dịch TB.

-Đưa KN hòa tan theo đường máu với liều lượng lớn  dễ gây hoạt hóa Th theo Th2  đáp ứng miễn dịch thể.

b.Sự tương tác và điều hòa giữa APC và MHC lớp I với TB lympho TCD8

-siêu KN + MHC lớp I của TB APC ( TB APC lúc này chính là các TB đích)

-lúc này siêu KN sẽ được lympho T có dấu ấn CD8 nhận thông tin KN:

+Dấu ấn CD8 sẽ giúp T nhận đc dòng TB đích có mang NHC lớp I

+Siêu KN được nhận biết nhờ receptor của T (TCR)

-Sự tiếp xúc giữa TB đích với TCD8 được gắn chặt và củng cố hơn nhờ các phân tử bám dính:

+ CD2, LFA1 của TCD8

+ LFA3, ICAM của TB đích

- TCD8 được họat hóa và phân triển thành :

+Nhóm các TB T có ký ức miễn dịch

+Lympho T ức chế ( Ts – suppressor T cell) có khả năng ức chế nhóm Tc và nhóm TB lympho B do đó có tác dụng điều hòa giúp quá trình hoạt hóa của hai loại TB này không vượt quá mức

+ TCD8 trở thành nhóm TB T độc ( Tc) sau khi được hoạt hóa bởi tín hiệu KN và có sự kích thích của một số cytokine do nhóm Th1 tiết ra.

• Lympho TCD8 được hoạt hóa với các chức năng:

- là TB gây độc với TB đích, chúng sẽ ly giải các TB này qua các bước sau:

+ Giai đoạn tiếp xúc trực tiếp giữa Tc với TB đích ( CD8 – MHC lớp I, siêu KN – TCR, các phân tử bám dính..)

+ giai đoạn phá hủy:

Xảy ra khoảng 10p sau khi có bám dính

Lympho Tc gây độc tiết các chất độc : perforin, enzyme serinesterase

Các chất này hợp nhất với màng của TB đích và xâm nhập vào nguyên sinh chất của nó tế bào bị phá hủy

Ngoài ra TB đích còn chết theo cơ chế hủy diệt tự nhiên gọi là Apoptosis. Sau khi bị tác động, AND ở tB đích bị thoái hóa, nguyên sinh chất bị cô đặc và cuối cùng chúng bị thực bào.

2.2.Đáp ứng miễn dịch thể, sự hoạt hóa Lympho bào B

Vai trò chủ chốt trong đáp ứng miễn dịch dịch thể la TB lympho B

a. Với KN không phụ thuộc tuyến ức

- Khi Kn vào cơ thể đc TB APC bắt nuốt tiêu biến thành siêu KN  Lympho B nhận diện trực tiếp nhờ globulin miễn dịch bề mặt: Slg ( với vai trò BCR: B cell receptor )

- Tế bào lympho B được họat hóa phân triển thành tương bào  tiết kt dịch thể đặc hiệu, không có sự tham gia của tế bào lymph T

- Tế bào lympho B được hoạt hóa là do:

+ KN tạo ra một cầu nối giữa các receptor bề mặt với nhau

kéo theo sự bố trí lại của các lg màng.

Khởi phát tín hiệu kích thích vào bên trong TB lympho B  B họat hóa  tương bào tiết kháng thể dịch thể đặc hiệu.

Trong trường hợp các KN này tương bào chỉ sx

+ Lớp lg M ( không chuyển được sang lớp lg G) kéo dài

+ Không có TB B “ nhớ “

Lympho B chín  lympho b hoạt hóa  tương bào  lgM

b,Trường hợp KN phụ thuộc tuyến ức:

-Tế bào trình diện KN cho lympho T có thể là APC hoặc lympho B. có những trường hợp đặc biệt thì APC trình diện KN cả cho TCR và BCR

-Khi APC trình diện Kn cho TCD4, chúng biệt hóa thành Th1 và Th2, lympho B còng được hoạt hóa nhờ Th2 tiết ra các cytokine IL – 2.4.5.6

-Trong thời kỳ đầu, TB B được chuyển từ giai đoạn ngỉ G0 sang giai đoạn hóa G1 dưới tác động của IL – 4, IL – 1 do TCD4 và APC tiết ra,

-Dưới tác động của IL – 2 và IL – 5 kích thích sự phân triển clon tế bào B đó hoạt hóa - Thời kỳ cuối cùng, dưới tác động của IL – 6 B phân triển thành TB nhớ miễn dịch và tương bào sx kháng thể

-Tùy thuộc vào lượng cytokine khác nhau mà B có hướng tổng hợp các globulin miễn dịch khác nhau

-IgG và IgM do IL – 4.5.6; IgA do IL – 5: IgE do IL – 4.



CÂU 22: Kháng thể dịch thể đặc hiệu?

1.Khái niệm:

-Kháng thể dịch thể đặc hiệu là những globulin miễn dịch, ký hiệu là Ig: (Immuno globulin) xuất hiện trong dịch tiết của cơ thể khi bị kháng nguyên kích thích sinh ra và có khả năng kết hợp đặc hiệu với chính kháng nguyên kích thích sinh ra chúng.



2. Cấu trúc của kháng thể dịch thể đặc hiệu:

-Kháng thể dịch thể đặc hiệu có nhiều lớp khác nhau: IgG, IgM, IgA, IgE, IgD các lớp này có một số đặc điểm cấu trúc gần giống nhau đó là:

+Mỗi phân tử Ig đều có 2 chuỗi nặng ký hiệu là chữ H (Heavy) và 2 chuỗi nhẹ ký hiệu là L (light).

+Riêng IgM có 10 chuỗi nhẹ và 10 chuỗi nặng.

+Trong mỗi phần tử Ig, chuỗi H và L bào giờ cũng có từng đôi và giống nhau hoàn toàn.

+Sự khá biệt giữa các phần tử Ig là chuỗi nặng.

•Lớp IgG có chuỗi nặng là gamma g

•Lớp IgM có chuỗi nặng là Muy m

•Lớp IgA có chuỗi nặng là Alpha a

•Lớp IgD có chuỗi nặng là Delta d

•Lớp IgE có chuỗi nặng là Epilon x

*Cấu trúc của lớp phân tử IgG:

-Gồm 4 chuỗi peptit, liên kết với nhau bằng cầu nối disunfit - S - S -. Trong đó có 2 chuỗi nặng H và 2 chuỗi nhẹ L.

+ Chuỗi nhẹ L: (Light chain)

•Có trọng lợng phân tử thấp 23.000 Dalton có 214 axit amin.

•Cấu tạo của phân tử IgG

•Có 2 loại chuỗi nhẹ chung cho tất cả các lớp Ig đó là: chuỗi nhẹ Kappa (K) chuỗi nhẹ

Lamda (ë).

•Chuỗi nhẹ chia làm 2 vùng:

•- Vùng thay đổi VL (Variable Light): có đầu tận cùng NH2 từ axit amin đầu tiên đến axit amin 107. Tuỳ theo từng trêng hợp trình tù sắp xếp axit amin là khác nhau.

•Trong vùng này có một số đoạn trình tù sắp xếp axit amin rất dễ thay đổi: gọi là vùng siêu biến (Hypervariable region).

•Ví dụ: ở chuỗi nhẹ lamđa có các vùng siêu biến là các đoạn axit amin: 24 - 34; 50 - 56; 89 - 97.

•- Vùng hằng định C: (Constant region)

•Có đầu tận cùng - COOH, từ a.a. 108 đến 214 trình tự sắp xếp các a.a vùng này ít thay đổi vì vậy vùng này gọi là vùng hằng định.

+ Chuỗi nặng H: (Heavy chain)

•Có trọng lợng phân tử 50.000 Dalton, mỗi chuỗi nặng có khoảng 440 - 446 a.a và cũng đc chia làm 2 vùng.

•- Vùng thay đổi: VH (Variabl heavy) Có khoảng 116 a.a, trong đó có những đoạn rất dễ thay đổi (vùng siêu biến) như: Từ a.a 31 ◊ 37, 51 ◊ 68, 86 ◊ 91.

•- Vùng hằng định: CH (Constant Heary) Có khoảng 330 a.a đợc chia làm 3 vùng, mỗi vùng có 110 a.a và ký hiệu CH1, CH2, CH3.

•Vùng giáp ranh giữa đoạn CH1 và CH2 gọi là vùng bản lề, có đặc điểm mềm mại giúp cho 2 cánh của phần tử Ig có thể mở ra khép vào từ 0 - 1800, nhờ đó nó dễ dàng kết hợp với kháng nguyên.

•Vùng bản lề còng là nơi dễ bị tác động của các enzym tiều protein.

•Vùng thay đổi của chuỗi nặng và chuỗi nhẹ nằm kề nhau, tham gia vào việc hình thành vị trí kết hợp với kháng nguyên (Paratop).

+ Các mảnh của phân tử Ig.

•Vùng bản lề của phần tử Ig ngoài đặc tính mềm mại, nó còn là vị trí dễ bị tác động của các enzym tiêu protein. Nếu dùng enzym papain và pepsin, phân tử IgG sẽ phân cắt thành các mảnh khác nhau.

•- Với enzym papain

•Phân tử IgG đợc phân cắt thành 3 mảnh.

•2 mảnh giống nhau mỗi mảnh gồm toàn bộ 1 chuỗi nhẹ và một phần chuỗi nặng có tận cùng - NH2 gồm các đoạn VH, CH1. Mảnh này có trọng lợng phân từ 50.000 dalton và 1 vị trí kết hợp với kháng nguyên, nó ký hiệu Fab (Antigen binding fragment).

•+ Một mảnh gồm các đoạn CH2, CH3, của 2 chuỗi nặng. Mảnh này có trọng lợng phân tử 60.000 dalton, dễ kết tinh nên có ký hiệu Fc (Crystallizable fregment).

• Mảnh này không có hoạt tính kháng thể nhưng có một số tính chất sinh học sau:

•- Có tính kháng nguyên khi đa Ig vào cơ thể khác loài.

•-Có khả năng gắn với một số tế bào (lớp phân tử IgE, IgG phần Fc có -khả năng gắn lên bề mặt tế bào bạch cầu ái kiềm, tế bào Mast. Fc của IgG, IgM gắn với ĐTB,...).

•- Với Enzym pepsin

•Phần tử IgG đc phân cắt thành 2 mảnh:Mảnh lớn gần giống 2 mảnh Fab. Trọng lợng phân tử khoảng 100.000 dalton, có 2 vị trí kết hợp với kháng nguyên, nên hoạt tính của nó giống như một. Có vị trí kết hợp với bổ thể ◊ hoạt hóa bổ thể. Kháng thể hoàn toàn. Điều này có ý nghĩa lớn trong trường hợp cần sử dụng tính kết hợp đặc hiệu với kháng nguyên và loại bỏ phản ứng phụ không cần thiết do mảnh Fc gây ra.

•VD: Dùng KHT điều trị

•Mảnh nhỏ còn lại Fc có trọng lợng phân tử khoảng 50.000 dalton



Каталог: 2012
2012 -> Những câu nói tiếng Anh hay dùng hằng ngày
2012 -> I. NỘi dung quy hoạch cao đỘ NỀn và thoát nưỚc mặt bản đồ hiện trạng cao độ nền và thoát nước mặt
2012 -> BÀI 1: KỸ NĂng thuyết trình tổng quan về thuyết trình 1 Khái niệm và các mục tiêu
2012 -> Người yêu lạ lùng nhất
2012 -> Thi thử ĐẠi họC ĐỀ thi 11 MÔN: tiếng anh
2012 -> SÔÛ giao thoâng coâng chính tp. Hcm khu quaûn lyù giao thoâng ñOÂ thò soá 2
2012 -> Commerce department international trade
2012 -> Những câu châm ngôn hay bằng tiếng Anh
2012 -> BỘ giáo dục và ĐÀo tạO ĐỀ thi tuyển sinh đẠi họC 2012 Môn Thi: anh văN – Khối D
2012 -> Tuyển tập 95 câu hỏi trắc nghiệm hay và khó Hoá học 9 Câu 1

tải về 359.5 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương