ĐỀ CƯƠng miễn dịch câU 1: Miễn dịch là gì? trình bày hiểu biết về miễn dịch tiếp thu chủ động ?



tải về 359.5 Kb.
trang1/5
Chuyển đổi dữ liệu30.08.2016
Kích359.5 Kb.
#28998
  1   2   3   4   5



ĐỀ CƯƠNG MIỄN DỊCH
CÂU 1: Miễn dịch là gì? trình bày hiểu biết về miễn dịch tiếp thu chủ động ?

CÂU 2: Miễn dịch là gì ?Trình bày hiểu biết về MD tiếp thu bị động ?

CÂU 3: Thế nào là MD tiếp thu ? So sánh MD tiếp thu chủ động nhân tạo và MD tiếp

thu bị động nhân tạo.

CÂU 4: Thế nào là MD ko đặc hiệu, MD đặc hiệu,MD dịch thể và MD qua trung gian

tế bào ?

CÂU 5: MD ko đặc hiệu của cơ thể gồm các yếu tố bảo vệ nào? Trình bày vai trò bảo

vệ cơ thể của hàng rào vật lý.

CÂU 6: Trình bày vai trò bảo vệ cơ thể của hàng rào vật lý.

CÂU 7: Trình bày vai trò bảo vệ cơ thể của hàng rào hóa học?

CÂU 8: Trình bày vtro bảo vệ cơ thể của hàng rào TB?

CÂU 9: Miễn dịch đặc hiệu khác gì so với Miễn dịch ko đặc hiệu?

CÂU 10: Kháng nguyên là gì, trình bày hai đặc tính chính của kháng nguyên?

CÂU 11: Kháng nguyên là gì? Các đặc tính phụ của kháng nguyên?

CÂU 12: Các loại kháng nguyên của vi khuẩn ?

CÂU 13: Kháng nguyên là gì? Trình bày hiểu biết về kháng nguyên phù hợp tổ chức

chủ yếu?

CÂU 14: Trình bày hiểu biết về tuyến ức?

CÂU 15: Trình bày hiểu biết về tủy xương, bursal fabricius?

CÂU 16: Trình bày hiểu biết về cơ quan limpho ngoại vi?

CÂU 17: Trình bày hiểu biết về tế bàolympho T?

CÂU 18: Trình bày hiểu biết về tế bào lympho B

CÂU 19: Tế bào trình diện kháng nguyên?

CÂU 20: Quá trình đáp ứng miễn dịch đặc hiệu có mấy giai đoạn ? Trình bày giai đoạn

2(giai đoạn nhận diện kháng nguyên)

CÂU 21: Trình bài giai đoạn 3 của quá trình đáp ứng miễn dịch đặc hiệu (Giai đoạn:

giai đoạn cảm ứng)

CÂU 22: Kháng thể dịch thể đặc hiệu?

CÂU 23: Đặc tính và chức năng của kháng thể dịch thể đặc hiệu?

CÂU 24: Các lớp của kháng thể dịch thể?

CÂU 25: Quy luật hình thành kháng thể dịch thể đặc hiệu?

CÂU 26: Các yếu tố ảnh hưởng đến sự hình thành kháng thể đặc hiệu:

CÂU 27: Phản ứng ngưng kết:

CÂU 28: Phản ứng kết tủa (Precipitation test)

CÂU 29: Phản ứng kết hợp bổ thể (Phản ứng cố định bổ thể, phản ứng tiêu thụ bổ thể)

CÂU 30: Phản ứng trung hoà (Neutralization test).

CÂU 31+32: Phản ứng miễn dịch huỳnh quang (Immuno - fluorescent - test) IF:

CÂU 33: Phản ứng miễn dịch gắn enzim (Enzim linked Immuno Sorbent Assay):

CÂU 34: Dung nạp miễn dịch:

CÂU 35: Tự miễn dịch (autoimmunity)

CÂU 36: Suy giảm miễn dịch (immuno deficisucy)

CÂU 37: Quá mẫn

CÂU 38: Hiểu biết về phản ứng Sandwich Elisa (Sandwich Elisa trực tiếp, Sandwich Elisa gián tiếp).

CÂU 39:Hiểu biết về phản ứng Elisa cạnh tranh (để phát hiện kháng nguyên và để phát hiện kháng thể).

ĐỀ CƯƠNG MIỄN DỊCH HỌC THÚ Y

CÂU 1: Miễn dịch là gì? trình bày hiểu biết về miễn dịch tiếp thu chủ động ?

1/ Miễn dịch :

-Là trạng thái đặc biệt của 1 cơ thể không mắc phải tác động có hại của các yếu tố gây bệnh như : VSV, các chất độc do chúng tiết ra hoặc các chất lạ khác.Trong khi đó các cơ thể cùng loài hoặc khác loài bị tác động trong điều kiện sống và lây bệnh tương tự.

- Có thể nói miễn dịch là khả năng tự vệ của cơ thể, là khả năng nhận ra và loại trừ các vật lạ ra khỏi cơ thể.

- Gồm miễn dịch tự nhiên ( MD k đặc hiệu) và miễn dịch thu được ( MD đặc hiệu).

- Khả năng MD của cơ thể liên quan tới : Cơ năng hoạt động của cơ thể, đặc tính mầm bệnh, điều kiện ngoại cảnh ... Vì vậy tính MD thể hiện ở các mức độ khác nhau :

+ Cơ thể có mức độ MD cao : mầm bệnh xâm nhập sẽ không gây được bệnh, mầm bệnh bị loại trừ.

+ Cơ thể có mức độ MD thấp : Mầm bệnh sẽ gây được bệnh nhưng biểu hiện bệnh lý chỉ ở 1 mức nhất định.

+ Cơ thể không có MD :mầm bệnh sẽ gây đc bệnh với triệu chứng, bệnh tích điển hình, cơ thể bị đầu độc, phá hủy dẫn đến tử vong.



2/ MD tiếp thu chủ động :

- Là loại MD do hệ thống MD của cơ thể sinh ra sau khi tiếp xúc với VSV gây bệnh hoặc sau khi tiêm vacxin.

- Có 2 loại :

* MD tiếp thu chủ động tự nhiên : Là loại MD cơ thể có được sau khi tình cờ tiếp xúc với mầm bệnh, bị bệnh rồi qua khỏi.

VD : Gà bị mắc Newcastle qua khỏi có MD

Ngoài ra trong quá trình sống cơ thể có thể nhiều lần bị nhiễm 1 lượng nhỏ tác nhân gây bệnh ( bạch cầu, ho gà...) nên cũng tạo MD với bệnh dù không có triệu trứng mắc bệnh.

* MD tiếp thu chủ động nhân tạo :Là loại MD cơ thể có đc do con người chủ động đưa vacxin vào cơ thể để cơ thể chủ động tạo ra MD.

Đây là hình thức tập dượt cho cơ thể để cơ thể có sức chống đỡ lại yếu tố gây bệnh khi chúng xâm nhập.

ƯD : dùng vacxin phòng bệnh cho người, gia súc.Đây là biện pháp căn bản nhất, chủ động nhất để khống chế, thanh toán bệnh truyền nhiễm.

CÂU 2 : Miễn dịch là gì ?Trình bày hiểu biết về MD tiếp thu bị động ?

1/ Miễn dịch :

-Là trạng thái đặc biệt của 1 cơ thể không mắc phải tác động có hại của các yếu tố gây bệnh như : VSV, các chất độc do chúng tiết ra hoặc các chất lạ khác.Trong khi đó các cơ thể cùng loài hoặc khác loài bị tác động trong điều kiện sống và lây bệnh tương tự.

- Có thể nói miễn dịch là khả năng tự vệ của cơ thể, là khả năng nhận ra và loại trừ các vật lạ ra khỏi cơ thể.

- Gồm miễn dịch tự nhiên ( MD k đặc hiệu) và miễn dịch thu được ( MD đặc hiệu).

- Khả năng MD của cơ thể liên quan tới : Cơ năng hoạt động của cơ thể, đặc tính mầm bệnh, điều kiện ngoại cảnh ... Vì vậy tính MD thể hiện ở các mức độ khác nhau :

+ Cơ thể có mức độ MD cao : mầm bệnh xâm nhập sẽ không gây được bệnh, mầm bệnh bị loại trừ.

+ Cơ thể có mức độ MD thấp : Mầm bệnh sẽ gây được bệnh nhưng biểu hiện bệnh lý chỉ ở 1 mức nhất định.

+ Cơ thể không có MD :mầm bệnh sẽ gây đc bệnh với triệu chứng, bệnh tích điển hình, cơ thể bị đầu độc, phá hủy dẫn đến tử vong.



2/ MD tiếp thu bị động :

-Trạng thái MD mà cơ thể có đc không phải do cơ thể tạo ra mà đc cung cấp từ bên ngoài vào.

- Gồm 2 loại :

* MD tiếp thu bị động tự nhiên : là loại MD cơ thể có đc do kháng thể đặc hiệu từ mẹ truyền sang cho con một cách tự nhiên.

VD : Gia súc non và trẻ sơ sinh nhận đc kháng thể đặc hiệu từ mẹ qua nhau thai hoặc do bú sữa đầu.Gia cầm non nhận đc kháng thể đặc hiệu từ mẹ qua lòng đỏ trứng.

+ MD này giúp cho cơ thể non đề kháng đc với tác nhân gây bệnh và có thời gian tồn tại ngắn.

+ Lớp kháng thể đặc hiệu từ mẹ truyền cho con thuộc lớp IgG.

+ ứng dụng :Cho gia súc non or trẻ sơ sinh bú sữa đầu ( trẻ < 6 tháng ít bị sởi).Gia cầm MD kéo dài đến 21 ngày tuổi, lợn khoảng 60 ngày.

*MD tiếp thu bị động nhân tạo : Là loại MD cơ thể có đc sau khi con người chủ động đưa vào cơ thể 1 lượng kháng thể đặc hiệu.Kháng thể đặc hiệu này có sẵn trong máu đv mắc bệnh qua khỏi hoặc của con vật đc tiêm vacxin.Người ta lấy máu của những cơ thể đv này chắt lấy huyết thanh.Trong huyết thanh đó có kháng thể nên gọi là kháng huyết thanh.

+Dùng kháng huyết thanh đó để tạo MD phòng bệnh hoặc chữa bệnh.

+MD này xuất hiện ngay sau khi tiêm kháng huyết thanh vào cơ thể.

+Thời gian MD tồn tại ngắn 3-4 ngày hoặc ko quá 1 tuần.

+ Đây là hình thức chi viện tạm thời giúp cơ thể chống lại sự xâm nhập ồ ạt của mầm bệnh

CÂU 3 : Thế nào là MD tiếp thu ? So sánh MD tiếp thu chủ động nhân tạo và MD tiếp thu bị động nhân tạo.

1/ MD tiếp thu :

- Là MD thu đc trong quá trình sống sau khi:tiếp xúc với vsv gây bệnh qua khỏi, sau khi tiêm vacxin, hoặc sau khi tiêm huyết thanh MD.



2/ So sánh :




MD tiếp thu chủ động nhân tạo

MD tiếp thu bị động nhân tạo

1

Cơ thể huy động cơ quan MD sx kháng thể đặc hiệu tạo MD

Cơ thể ko sx kháng thể đặc hiệu. MD có đc do đưa kháng thể đặc hiệu từ ngoài vào.

2

Trạng thái MD xuất hiện muộn sau khi tiêm vacxin 5-14 ngày.

MD xuất hiện ngay sau khi tiêm kháng huyết thanh.

3

MD duy trì trong vài tháng, vài năm.

MD ngắn ko quá 1 tuần

4

Liều lượng vacxin ít 1-5ml

Liều lượng huyết thanh nhiều từ 25-250ml

5

Chủ yếu để phòng bệnh

Chủ yếu để chữa bệnh

6

Sau khi tiêm vacxin có thể có phản ứng

Sau khi tiêm huyết thanh có thể có hiện tượng choáng, quá mẫn.

CÂU 4 : Thế nào là MD ko đặc hiệu, MD đặc hiệu,MD dịch thể và MD qua trung gian tế bào ?

1/MD ko đặc hiệu:

-Là khả năng bảo vệ tự nhiên của cơ thể chống lại tác động có hại của bất kỳ 1 tác nhân gây hại nào.

-VD: vai trò bảo vệ cơ thể của da, niêm mạc, dịch tiết của các tuyến, các tế bào thực bào.

2/MD đặc hiệu:

-Là khả năng MD của cơ thể chỉ chống lại 1 loại mầm bệnh nhất định.

-Khả năng MD này do kháng thể đặc hiệu quyết định.

3/MD dịch thể:

-Trong MD này vai trò chủ yếu là tế bào LymphoB khi bị kích thích (kháng nguyên, IL 2,3,4,5,6)

-Lympho B biệt hóa --> thành tương bào (plasma) sản xuất kháng thể dịch thể đặc hiệu (γglobulin MD IgG)

-Chính γGlobulin MD đảm nhận chức năng MD này.

-Các kháng thể này tồn tại trong máu, dịch tiết.

4/MD qua trung gian tế bào:

-Vai trò chủ yếu do Lympho T đảm nhiệm.

-Gọi là trung gian bởi vì thông tin kháng nguyên muốn tiếp xúc với tế bào Lympho T phải có sự truyền tải gián tiếp qua nhiều tế bào và các hoạt chất hóa học trung gian mới đến tế bào nhận cuối cùng là tế bào Lympho T để trở thành kháng thể tế bào.

CÂU 5: MD ko đặc hiệu của cơ thể gồm các yếu tố bảo vệ nào? Trình bày vai trò bảo vệ cơ thể của hàng rào vật lý.

1/ MD ko đặc hiệu gồm:

-Hàng rào vật lý: da, niêm mạc.

-Hàng rào hoá học: bổ thể, interferon, các protein liên kết, properdin, opsonin, betalyzin.

-Hàng rào tế bào: tiểu thực bào, đại thực bào.

-Hàng rào thể chất.

-Phản ứng viêm ko đặc hiệu.



2/ Hàng rào vật lý:

-Da và niêm mạc ngăn cản cơ thể với môi trường xung quanh, yếu tố gây bệnh muốn vào cơ thể phải qua nó.

a,Vai trò của da:

-Da lành ngăn cản hầu hết VSV gây bệnh xâm nhập cơ thể.

-Da gồm nhiều lớp tế bào, lớp ngoài cùng được sừng hóa là một bức tường ngăn cản về mặt cơ học khá vững chắc. Lớp tế bào thượng bì luôn được đổi mới, lớp tế bào chết bong ra thường xuyên, kéo theo VSV khu trú, giảm bớt số lượng VSV trên da.

-Dưới lớp thượng bì là hệ thống mô liên kết với sự phân bố dày đặc của mạch máu và thần kinh, khi VSV xuyên qua lớp thượng bì sẽ bị tế bào thực bào ở đây tiêu diệt.

-Da lành lặn, sạch sẽ là tấm gương phản ánh sức khỏe của cơ thể, có khả năng bảo vệ cao.

b,Niêm mạc:

-Có diện tích gấp 200 lần diện tích của da, là nơi thường xuyên tiếp xúc với nhiều vật lạ nhất và có điều kiện thuận lợi để VSV khu trú vì: có độ ẩm cao, ko có ánh sáng, nhiều nếp gấp, nhiệt độ thích hợp.

-Niêm mạc chỉ có một lớp tế bào nhưng có tác dụng ngăn cản vi khuẩn xâm nhập vì:

+Tính đàn hồi cao hơn da.

+Được bao phủ bởi một lớp chất nhầy do các tuyến dưới niêm mạc tiết ra tạo một màng bảo vệ làm cho vsv và các chất lạ ko trực tiếp bám vào đc TB ko xâm nhập vào đc bên trong.

-Niêm mạc miệng mắt, đường tiết niệu luôn đc rửa sạch bằng dịch loãng: nước bọt, nc mắt, nước tiểu...

-Niêm mạc đường hô hấp: có vi rung mao luôn chuyển động hướng ra ngoài cản các vsv và chất lạ ko cho chúng xâm nhập vào sâu trong phế nang. Niêm mạc đường hô hấp rất nhạy cảm, phản xạ ho, hắt hơi đẩy vsv ra khỏi cơ thể.



CÂU 6: Trình bày vai trò bảo vệ cơ thể của hàng rào vật lý: như câu 5.

CÂU 7: Trình bày vai trò bảo vệ cơ thể của hàng rào hóa học?

1.Bổ thể:

a.Lịch sử phát hiện:

-Cuối TK18 Jules Bordet thấy huyết thanh của những con vật khỏi bệnh ko những có khả năng làm ngưng kết vk mà còn làm vk tan ra. Hiện tượng này do:

+yếu tố nhứ nhất: bền với nhiệt độ chịu đc 5600C/30’, xh khi con vật mắc bệnh, gây ngưng kết vk, nhưng ko làm tan chúng, chất này là kháng thể dịch thể đặc hiệu.

+Yếu tố thứ hai: có sẵn trong huyết thanh ko bền với nhiệt, có t/d làm tan vk khi chúng bị kháng thể ngưng kết. Chất này gọi là alexin hay bổ thể.

-Hoạt tính của bổ thể thay đổi giữa các loài cao nhất ở chuột lang, trung bình ở người, chó và thấp nhất ở thỏ, chuột nhắt.

-Bổ thể là yếu tố chính của hệ thống miễn dịch dịch thể tự nhiên ko đặc hiệu, bản chất protein.

-Bổ thể là hệ thống gồm nhiều thành phần từ C1 – C9, riêng C1 gồm : 3 bán đvi: C1q, C1r, C1s.

-Bổ thể đc hoạt hóa theo 3 con đường khác nhau, con đường cổ điển phát hiện sớm nhất, đến 1953 Pillemer tìm ra con đường cạnh và con đường lectin gắn manoxe mới đc phát hiện gần đây.

b.Ký hiệu quy ước quốc tế:

-Bổ thể ký hiệu chung là C’, các chất của “đường cổ điển đc gọi là thành phần ký hiệu là: C1, C2.....C9.

-Các chất của “con đường thứ hai” (con đường cạnh) gọi là yếu tố gồm B,D ,P,lectin và MASP.

-Các chất điều hoà sự hoạt hoá bổ thể bằng cách kìm hãm phản ứng có kí hiệu là: INH, INA.

-Nhiều thành phần của bổ thể là tiền enzim,khi bị phân cắt thành 2 mảnh thì mảnh nhỏ hoà vào dịch thể kí hiệu là a, còn mảnh lớn có hoạt tính enzim bám vào bề mặt kháng nguyên kí hiệu là b (vd: C3a, C3b, C5a,C5b).

c.Nơi sx các thành phần của bổ thể:

-khi nuôi cấy invitro, đại thực bào có k/năg sx hầu hết các thành phần của bổ thể.

-Gan là cơ quan sx hầu hết các thành phần của bổ thể trừ C1 là do biểu mô đường tiêu hóa và tiết niệu sx ra.

-Đến nay tất cả các thành phần và yếu tố của bổ thể đó đc tìm hiểu đầy đủ về cấu trúc,nồng độ bình thường trong máu.

d.Bổ thể được hoạt hóa theo hai con đường:

-con đg cổ điển :

+Tác nhân kích thích chủ yếu là phức hợp kháng nguyên – kháng thể.

+Kháng thể này thuộc lớp IgG, IgM.

+Các kháng thể này có phần Fc có receptor với bổ thể.

-Ngoài ra virut, vk gram (-), protein C và polisacarit cũng kích thích và hoạt hoá bổ thể. Lúc này thành phần C3 bị tách thành C3a, C3b.

- Con đường cạnh:

+Quá trình hoạt hoá xảy ra trc sự có sự hoạt hóa bổ thể theo con đg cũ, tức là sự hoạt hóa ko cần có sự kết hợp giữa KN và KT.

+Tác nhân kích thích là một số ít KN trên bề mặt các vk, virut, nấm, kí sinh trùng, độc tố của vk, bụi...

+Sự hoạt hoá bổ thể theo con đg cạnh tạo ra các yếu tố khuếch đại để hoạt hóa C3 thành C3a và C3b đủ để phủ cả vỏ TB vk.

e.Vai trò sinh học của bổ thể:

-Gây phản ứng viêm:

+C3a, C4b, C5a trọng lượng phân tử 10000 dalt gọi là anaphylatoxi, chúng bám vào bề mặt TB mastocyte, bạch cầu ái kiềm giải phóng amin hoạt mạch: histamin, serotonine làm giãn mạch.

+C3b làm tăng tính thấm thành mạch.

+C5a t/d hấp dẫn, tập trung bạch cầu đa nhân trung tính tại ổ viêm.

+C1q có thụ thể trên tiểu cầu xúc tiến quá trình đông máu.

- Tham gia dung giải vsv, gây độc TB vsv: phức hợp KN + KT + bổ thể

+Các vsv đc phủ bổ thể hoặc thông qua kháng thể đặc hiệu chống vk có thành phần C3b của bổ thể làm vk bị dung giải.

+Bổ thể còn gây dung giải hồng cầu thông qua phức hợp hồng cầu – kháng thể - bổ thể.

-Tham gia quá trình chống nhiễm khuẩn nhờ quá trình bám dính miễn dịch

-Bổ thể đc hoạt hóa, yếu tố gây nhiễm (vsv) đc bao phủ bởi C3b qua đó các receptor bề mặt đại thực bào nhận biết, tăng khả năg thực bào với vsv. Đây là quá trình opsonin hóa.

-Xử lý phức hợp miễn dịch:

+Phức hợp miễn dịch hình thành khi KN kết hợp KT tạo mạng lưới ko gian ba chiều có phân tử lượng rất lớn.

+Hoạt hóa bổ thể theo con đg cổ điển ngăn cản phức hợp miễn dịch lớn về kích thước. Con đg cạnh giúp phức hợp miễn dịch dễ hòa tan, khó lắng đọng. Nếu thiếu bổ thể bẩm sinh thì phức hợp miễn dịch tồn tại lâu trong máu gây tổn thươg: bệnh Lupus ban đỏ biểu hiện ở da, khớp, thận.

+Bổ thể còn giúp bạch cầu thanh toán các TB chết sinh lý trong cơ thể bằng cách gắn C3b lên các TB này, đây là cơ chế thải bỏ rác.

-Bổ thể gắn lên TB limpho B (thành phần C3d) và TB limpho T (thành phần C3dh) t/d điều

hòa miễn dịch.

+Bổ thể trong huyết thanh tươi của các loài động vật như trong huyết thanh chuột lang có hàm lượng bổ thể nhiều nhất.

+Bổ thể ko bền với nhiệt, bất hoạt ở 5600C/30’.

+Bảo quản bổ thể bằng cách đông khô giữ ở nhiệt độ -150C đến -200C.

2.Interferon (IFN)

-Là một loại protein yếu tố miễn dịch tự nhiên ko đặc hiệu.

-Do nhiều loại TB tiết ra khi bị kích thích bởi nguồn thông tin ngoại lai (virut, vk, độc tố...)

-Tác dụng:

+Chống virut ở bên trog TB.

+Interferon sau khi sinh ra ngấm vào các TB xung quanh, ở những TB này khi virut xâm nhập đc vào nhưng ko nhân lên được do IFN hoạt hóa một đoạn gen của TB để tổng hợp lên một loại protein chống virut (AVP), AVP có t/d phong bế quá trình sao chép mARN của virut nên virut ko nhân lên đc.

3.Protein liên kết:

- trên bề mặt TB, trong huyết thanh bình thường có những phân tử protein có khả năg liên kết tự nhiên với các chất trên bề mặt yếu tố gây bệnh: LPS, Lectin, lipit....

- khi liên kết với yếu tố gêy bệnh, nó kìm hãm, ngăn chặn các tác động gây hại. VD: như protein phản ứng C có t/d hạn chế sự phát triển của phế cầu khuẩn.

4.Properdin

-Là một loại protein hoà tan trong huyết tương của hầu hết các loài động vật.

-Có phân tử lượng lớn, bị bất hoạt ở 5600C/30’.

-Tác dụng diệt khuẩn ko đặc hiệu. Khả năng diệt khuẩn của properdin có đc khi liên kết với bổ thể và ion Mg2+ tạo thành hệ thống kháng khuẩn ko đặc hiệu gọi là hệ properdin. Nếu tồn tại một mình properdin ko có k/năg kháng khuẩn.

5.Opsonin:

- Là yếu tố miễn dịch dịch thể ko đặc hiệu, vai trò rất lớn trong hoạt động thực bào, nó có trong huyết tương các loài đv, đb hàm lượng tăng cao trong huyết tương cơ thể đó có miễn dịch.

- Có t/d hỗ trợ các TB thực bào bằng cách vô hiệu hoá k/năg chống lại thực bào của một số vk có giáp mô.

-Hoạt động của Opsonin tăng cường khi nó kết hợp với bổ thể và hệ thống properdin.

6.Betalyzin:

- là một protein có trong huyết tương các loài đv chịu nhiệt, có k/năg ức chế một số loài vk gram (+).

CÂU 8: Trình bày vtro bảo vệ cơ thể của hàng rào TB?

a.Tiểu thực bào:

-Là những bạch cầu đa nhân trung tính.

-Thực bào những phân tử nhỏ, vk ở ngoài TB.

-Chiếm 60 – 70% tổng số bạch cầu ở máu ngoại vi.

-Kích thước 12 – 14 μm, bào tương chứa nhiều enzim để tiêu các chất.

-Có đời sống ngắn 4-5 ngày, dễ lách qua thành mạch đến ổ viêm.

- Sau khi thực bào, bạch cầu trung tính chết và trở thành đối tượng của đại thực bào.

b.Đại thực bào:

-Có nguồn gốc từ nguyên đại thực bào của tủy xương. Hệ thống các TB đơn nhân làm nvu thực bào gồm : monocyte lưu hành trong máu và các đại thực bào nằm trog các mô.

-Tùy theo cơ quan trú ngụ mà có tên gọi khác nhau:

+Bạch cầu đơn nhân lớn của máu.

+Kuffer ở gan.

+Langerhans ở da.

+Đại thực bào phế nang ở phổi.

+Microglia ở não.

+Đại thực bào phúc mạc ở bụng.

-Các đại thực bào lưu động là TB bạch cầu đơn nhân lớn ở máu, chúng di chuyển khắp nơi trong cơ thể lùng bắt vsv ăn các TB của cơ thể bị thoái hóa và các chất lạ.

-Đại thực bào chiếm 3 – 8% tổng số bạch cầu ở máu ngoại vi.

-Kích thước TB lớn 15 – 20 μm. Bào tương chứa nhiều bọc Lysosom bên trong chứa nhiều enzim thủy phân.

-Đại thực bào mạnh các vsv nội bào.

c.Quá trình thực bào: 3 giai đoạn

-Giai đoạn gắn:

+Trong quá trình di chuyển của các yếu tố lạ, chúng gặp và va chạm với TB thực bào, dính vào màng TB nhờ : protein liên kết, các receptor như:


  • Receptor của TB thực bào với các phân tử đường có mặt trên vsv như: mannose, fructose, axit sialic.

  • Receptor với thành phần Fc của IgG.

  • Receptor với bổ thể ( C3b, C4b....)

+Sự gắn kết của vsv với receptor của TB thực bào khơi dậy một loạt các phản ứng hóa học chuyển thông tin vào bên trong TB, làm TB đc hoạt hóa: thò chân giả, hình thành phagosome, tăng cường hoạt động các enzim.

- giai đoạn nuốt :

+Nơi tiếp xúc với vsv màng TB lõm xuống.

+Nguyên sinh chất tạo các chân giả bao vây vsv tạo hốc thực bào phagosome.

- Giai đoạn tiêu:

+Các hạt lysosome tiến đến sát phagosome xảy ra hiện tượng hòa màng của hai tiểu thể: màng của lysosome nhập vào màng phagosome tạo thể phagolysosome.

+Trong phagolysosome vsv bị tiêu diệt bởi hai cơ chế:


  • Cơ chế nhờ enzim: vsv bị tiêu diệt nhờ các enzim tiêu hóa protein, lysosome, lactoferin, cuối cùng là các enzim thủy phân tiêu hủy hoàn toàn VSV.

  • Cơ chế cần oxi: trong cơ chế này oxi đc sd mạnh tạo các anion superoxyt (O1/2) và NO,

NO2, NO- tạo hệ thống sinh halogen hình thành cloramin tiêu diệt VSV.

-Đặc điểm, hoạt động thực bào:

+Thực bào là hiện tượng của sự đề kháng tự nhiên chống nhiễm trùng của cơ thể. Khi vsv xâm nhập vào một tổ chức, tại nơi tiếp xúc có hiện tượng viêm do tác động của các chất hóa học trung gian ở ổ viêm, tế bào đa nhân trung tính tăng sinh, kéo đến nơi vsv thâm nhập, xuyên mạch vào ổ viêm, len lỏi vào tổ chức này bắt, nuốt và tiêu hủy VSV.

+tùy theo bản chất của vật lạ: tùy mức độ hoạt động TB thực bào dẫn tới một trong ba tình huống sau:



  • Tiêu tan vsv thực bào hoàn chỉnh.

  • Chất lạ tồn tại ko bị tiêu tan trong TB thực bào.

  • Nhân lên: một số vk độc lực cao (vk lao, virut) nhân lên trong TB thực bào TB thực bào chết.

Đây là thực bào ko hoàn chỉnh.

+hoạt động thực bào của đại thực bào thường chậm chạp nhưng triệt để so với tiểu thực bào vì đại thực bào còn thực bào đc các mảnh TB, các TB thoái hóa, xác tiểu cầu, bụi và các chất lạ khác.



CÂU 9: Miễn dịch đặc hiệu khác gì so với Miễn dịch ko đặc hiệu?

*MD đặc hiệu: là khả năng MD của cơ thể chỉ chống lại 1 loại mầm bệnh nhất định. Khả ngăng MD này do kháng thể đặc hiệu quyết định.

Каталог: 2012
2012 -> Những câu nói tiếng Anh hay dùng hằng ngày
2012 -> I. NỘi dung quy hoạch cao đỘ NỀn và thoát nưỚc mặt bản đồ hiện trạng cao độ nền và thoát nước mặt
2012 -> BÀI 1: KỸ NĂng thuyết trình tổng quan về thuyết trình 1 Khái niệm và các mục tiêu
2012 -> Người yêu lạ lùng nhất
2012 -> Thi thử ĐẠi họC ĐỀ thi 11 MÔN: tiếng anh
2012 -> SÔÛ giao thoâng coâng chính tp. Hcm khu quaûn lyù giao thoâng ñOÂ thò soá 2
2012 -> Commerce department international trade
2012 -> Những câu châm ngôn hay bằng tiếng Anh
2012 -> BỘ giáo dục và ĐÀo tạO ĐỀ thi tuyển sinh đẠi họC 2012 Môn Thi: anh văN – Khối D
2012 -> Tuyển tập 95 câu hỏi trắc nghiệm hay và khó Hoá học 9 Câu 1

tải về 359.5 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
  1   2   3   4   5




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương