ĐỀ CƯƠng miễn dịch câU 1: Miễn dịch là gì? trình bày hiểu biết về miễn dịch tiếp thu chủ động ?



tải về 359.5 Kb.
trang2/5
Chuyển đổi dữ liệu30.08.2016
Kích359.5 Kb.
#28998
1   2   3   4   5

*MD ko đặc hiệu: Là khả năng bảo vệ tự nhiên của cơ thể chống lại tác động có hại của bất kì 1 tác nhân gây bệnh nào.

*MD đặc hiệu khác MD ko đặc hiệu ở những điểm sau:

  1. Tính đặc hiệu: kháng thể, dù là dịch thể hay TB đều đặc hiệu với 1 epitop KN nhất định, tính chất này do cấu trúc ko gian 3 chiều bổ thể cứu cho của KN và kháng thể tương ứng.

  2. Tính đa dạng: số lượng epitop KN có trong tự nhiên là vô cùng lớn, có khoảng 109 epitop KN khác nhau mà cơ thể vẫn đủ kháng thể đặc hiệu cho từng epitop→tính đa dạng về mặt cấu trúc phần cảm thụ của KN.

  3. Ký ức MD:khi KN vào lần 1 đc trình diện cho các TB MD→dòng TB tương ứng sẽ phân triển, một số TB giữ lại hình ảnh của 1 số cấu trúc KN để dùng cho các lần đáp ứng sau nếu gặp lại KN đó.

  4. Sự điều hoà: hệ thống MD tự điều hoà thông qua các thông tin là các yếu tố hoá học hoà tan(cytokin) do các TB tiết ra, tạo nên 1 mạng lưới cực kì phức tạp mà khi rối loạn sẽ sinh ra tình trạng bệnh lý.

  5. Khả năng phân biệt “cái lạ” và “cái của mình”: hệ thống MD có khả năng nhận ra các thành phần KN là cấu trúc của bản thân để dung thứ, còn bất kì “cái lạ” nào cũng hoàn toàn bị loại bỏ.

CÂU 10: Kháng nguyên là gì, trình bày hai đặc tính chính của kháng nguyên?

1.ĐN kháng nguyên:

-KN là chất lạ. Khi KN có mặt trong cơ thể động vật có khả năng gây đáp ứng MD và sau đó chúng kết hợp đặc hiệu với sản phẩm của đáp ứng này(kháng thể dịch thể đặc hiệu hoặc kháng thể dịch thể TB)

-Một cách khái quát: KN là chất đc hệ thống MD của cơ thể nhận biết một cách đặc hiệu.

2.Hai đặc tính chính của kháng nguyên: tính sinh MD và tính đặc hiệu.

a.Tính sinh miễn dịch: Là k/năg một KN có thể kích thích cơ thể tạo ra một đáp ứng miễn dịch, đáp ứng này có thể là TB hay dịch thể, dương tính hoặc âm tính. Đáp ứng miễn dịch này mạnh hay yếu phụ thuộc:

- Tính KN: tính KN của một chất mạnh hay yếu phụ thuộc:

+Tính lạ của KN: Những chất càng lạ với cơ thể càng có tính KN mạnh, kháng thể sinh càng nhiều. Những chất càng xa nguồn gốc tổ tiên càng có tính KN mạnh (VD: dùng albumin của thỏ tiêm cho gà).

Những chất chính có thể ko phải là KN đối với cơ thể ấy vì nó ko phải chất lạ.

+Cấu trúc KN: Những KN có phân tử lượng lớn, cấu trúc phức tạp, tính KN càng cao. Đặc biệt KN bản chất protein hoặc có chứa axit amin mạch vòng: tyroxin, triptophan....có tính KN cao.

Ngoại lệ: dextran (phừn tử lượng 80000 dalton) ko có tính KN ngược lại insulin (phân tử

lượng 6000),glucagon (phân tử lượng 3800) có tính KN mạnh.

Những chất bản chất là lipit hoặc axit nucleic thì tính sinh miễn dịch yếu hoặc ko có nhưng đc gắn với một phân tử protein mang thì trở thành KN.

Cấu trúc lập thể và k/năg tích điện của các phân tử KN cũng ảnh hưởng tới tính sinh miễn dịch. Do trong quá trình chuyển hóa khi cấu trúc lập thể thay đổi sẽ lộ ra những nhóm quyết định KN trước đây bị che lấp, sự tích điện có vai trò chọn lọc các TB có thẩm quyền miễn dịch tương ứng để các TB này nhận diện.

+ Phương thức xâm nhập của KN:

Khi đưa KT vào cơ thể bằng đường đưa thích hợp, đúng liều lượng thì khả năng đáp ứng miễn dịch mạnh.

Những KN mạnh chỉ đưa một lần vào cơ thể đó có đáp ứng miễn dịch mạnh nhưng KN yếu thì phải nhiều lần.

- Khả năng đáp ứng miễn dịch của cơ thể:

Cùng một KN nhưng đưa vào những cơ thể khác nhau thì có k/năg đáp ứng miễn dịch khác nhau, phụ thuộc tính di truyền hay cơ địa của từng cơ thể.

Tính sinh miễn dịch của một KN bằng tính KN + k/năg đáp ứng miễn dịch của cơ thể.



b,Tính đặc hiệu:

-Tính đặc hiệu của KN: là đặc tính mà KN chỉ đc nhận biết bởi đáp ứng miễn dịch do nó gây ra. Tính đặc hiệu của KN rất chặt chẽ.

+nếu thay đổi nhỏ về cấu trúc hóa học của KN mất tính đặc hiệu.

+KN đó thay đổi ko thể kết hợp với KT do nó kích thích sinh ra trc đó.

+Đối với KN là poliosid chỉ cần thay đổi một chức đường hoặc liên kết giữa hai chức đường (1 – 4 hay 1 – 6) hoặc thay thế α hay βthay đổi tính đặc hiệu.

+Với KN là protein chỉ cần thay đổi 1 a.a hoặc dạng D thay thế dạng L thay đổi tính đặc hiệu.

-Phản ứng chéo: xảy ra khi 2 KN có nguồn gốc khác nhau nhưng có phản ứng cùng với một KT. Nguyên nhân:

+Có cấu trúc giống nhau.

+Có cấu trúc tương tự: KN giữa các loài vk khác nhau or các serotyp trong cùng một loài có cùng cấu trúc KN có cùng phản ứng với một KT có trong huyết thanh. Hoặc thậm chí cấu trúc KN của loài vk tương tự cấu trúc của một cơ thể đv.

-Nhóm quyết định KN (epitop):

+Phần cấu trúc của KN được nhận biết bởi hệ thống miễn dịch gọi là nhóm quyết định KN

+Là vị trí để KN kết hợp với KT.

+Trên một KN cụ thể có nhiều epitop vì cấu trúc ấy đc nhắc đi nhắc lại nhiều lần.

-->như vậy tính đặc hiệu của KN ko phải do toàn bộ cấu trúc của phân tử KN mà chỉ do nhóm quyết định KN.

-Tổng số epitop trên 1 phân tử KN là hóa trị của KN. Biểu thị khả năng của KN có thể kết hợp với nhiều phân tử KT.

VD: 1 phân tử albumin huyết thanh có thể gắn đc 8 phân tử KT.



CÂU 11:Kháng nguyên là gì? Các đặc tính phụ của kháng nguyên?

1. Định nghĩa:

- Kháng nguyên là chất lạ.Khi KN có mặt trong cơ thể động vật có khả năng gây đáp ứng miễn dịch và sau đó chúng kết hợp đặc hiệu với sản phẩm của đáp ứng này (Kháng thể đặc hiệu).

- Một cách khái quát: kháng nguyên là chất được hệ thống miễn dịch của cơ thể nhận biết một cách đặc hiệu.

2.Đặc tính phụ của kháng nguyên:

a,Tính gây dị ứng:

- Một số kháng nguyên dễ gây sản xuất lớp kháng thể:IgE, đáp ứng miễn dịch chuyển thẳng từ sản xuất lớp IgM sang IgE, gây dị ứng tức khắc (IgE là lớp kháng thể ái tế bào, nó bám trên tế bào bạch cầu ái kiềm, tế bào Mast. Sự kết hợp KN - KT ◊ giải phóng các amin hoạt mạch: Histamin, Serotonin gây dị ứng).

-Kháng nguyên dễ gây dị ứng: Phấn hoa, nọc độc của một số sâu bọ có cánh, một số chất của súc vật.

-Tính gây dị ứng phụ thuộc vào cơ địa của cơ thể.

b,Tính gây dung nạp:

-Một số kháng nguyên dễ tạo ra tính trạng dung nạp miễn dịch hơn kháng nguyên khác.

-Tính gây dung nạp cũng phụ thuộc vào cơ địa.

c,Tính tá chất:

-Một tá chất khi kết hợp với kháng nguyên đó làm tăng cường độ đáp ứng miễn dịch của cơ thể với kháng nguyên.

-Một số kháng nguyên bản thân đã có tính kích thích đó.

d,Tính gây phân bào:

-Một số kháng nguyên ngoài gây đáp ứng miễn dịch đặc hiệu nó cũng làm tăng γglobulin huyết bằng cách kích thích sự phân bào của tế bào lympho B.

-VD: LPS: Lipopolysaccarid của vi khuẩn gram (-).

LPS hay đc dùng trong thực nghiệm với mục đích phân bào.

Câu 12 : Các loại kháng nguyên của vi khuẩn ?

1,Kháng nguyên thân (Kháng nguyên: O).

-Là kháng nguyên nằm ở lớp màng tế bào, thành phần chủ yếu là polysacarit.

-chịu đc nhiệt độ, 100 độ sau 2 giờ mới bị phá huỷ.

-bền với cồn etylic, khi tiếp xúc với cồn 50 độ không bị phá huỷ.

-dễ bị phá huỷ bởi formol: Formol 5phần nghìn dễ dàng phá huỷ kháng nguyên.

-Kháng nguyên O khu trú ở bề mặt vi khuẩn vì thế nó liên hệ trực tiếp với hệ thống miễn dịch của cơ thể. ở những vi khuẩn có giáp mô, giáp mô che lấp kháng nguyên O.

-Khi vào cơ thể kháng nguyên O kích thích cơ thể sinh kháng thể O, sự kết hợp của kháng nguyên và kháng thể đặc hiệu tạo ra phức hợp là những hạt mịn lắng xuống, đây là hiện tượng ngưng kết, thân vi khuẩn sẽ ngưng kết với nhau.

-Kháng nguyên O cũng có tính độc, là yếu tố gây bệnh của VK.



2,Kháng nguyên lông (KN: H - Hauch)

-Kháng nguyên H có trên lông của vi khuẩn, những vi khuẩn có lông mới có kháng nguyên H.

-Kháng nguyên H có bản chất là protein.

-KN có đặc tính:

+Kém chịu nhiệt, ở nhiệt độ 70 độC/1 giờ kháng nguyên bị phá huỷ.

+Ko bền với cồn, bị cồn etylic 50 độ phá huỷ.

+Kháng được formol 5 phần nghìn.

-Khi vào cơ thể, kháng nguyên H kích thích sinh ra kháng thể H. Sự kết hợp của kháng nguyên với kháng thể xảy ra hiện tượng ngưng kết: Các vi khuẩn ngưng kết lại với nhau như lông dính lông qua cầu nối là kháng thể H, trong những cụm bông. Sự ngưng kết này không bền, dễ tan khi lắc.

-Người ta có thể chế riêng kháng nguyên O, kháng nguyên H bằng cách: Muốn có kháng nguyên O cho vi khuẩn tiếp xúc với cồn 50 độ. Muốn có kháng nguyên H cho vi khuẩn tiếp xúc với formol 5phần nghìn.

3,Kháng nguyên giáp mô (KN K hay Kháng nguyên Vi )

-Kháng nguyên có trên giáp mô của vi khuẩn, những vi khuẩn có giáp mô mới có kháng nguyên K. Kháng nguyên này ở bên ngoài của kháng nguyên O.

-Bản chất của kháng nguyên này thường là polysacarit.

-Không chịu được nhiệt, vừa là yếu tố gây MD vừa là yếu tố gây bệnh.



4,Kháng nguyên pili (Fimbriae) (kháng nguyên bám dính).

-là kháng nguyên có trên pili của vi khuẩn, những vi khuẩn có pili mới có kháng nguyên này.

-VD: Vi khuẩn đường ruột: E.coli, Salmonella...

-Kháng nguyên có bản chất là protein (Kháng nguyên này là yếu tố gây bệnh quan trọng của vi khuẩn đường ruột).

-ở vi khuẩn đường ruột phát hiện đc trên 30 loại kháng nguyên pili, trong đó có 4 loại kháng nguyên quan trọng: K88 hay F4; K99 hay F5; 986P hay F6 và F41.

-Các kháng nguyên này giúp cho vi khuẩn bám dính vào các tế bào niêm mạc ruột và từ đó mới có cơ hội xâm nhập vào bên trong để gây bệnh.

-Theo Carter (1995), kháng nguyên bám dính của vi khuẩn E.coli ở các loài gia súc như sau:

+Vi khuẩn E.coli ở lợn có: F4, F5, F6, F41

+Vi khuẩn E.coli ở trâu, bò: F5, F41

+Vi khuẩn E.coli ở câu: F5, F41



5,Kháng nguyên là độc tố của vi khuẩn (kháng nguyên ngoại bào).

-Kháng nguyên này là ngoại độc tố của vi khuẩn, độc tố rất độc và có tính kháng nguyên mạnh.

-Dưới tác động của một số yếu tố: formol, nhiệt độ độc tố mất tính độc, không còn khả năng gây bệnh nhưng vẫn giữ đc tính kháng nguyên, đc dùng để chế vacxin gọi là giải độc tố. VD: giải độc tố uốn ván.

6,Kháng nguyên Forman:

-Là kháng nguyên của hai loài động vật, hoặc hai loài vi khuẩn xa nhau về họ hàng nhưng lại có phản ứng huyết thanh chéo.

-Hiện tượng này do Forman phát hiện, nên kháng nguyên này gọi là kháng nguyên Forman. VD: Kháng nguyên giáp mô của vi khuẩn Pneumococcus và kháng nguyên thành tế bào vi khuẩn Shigella.

CÂU 13:Kháng nguyên là gì? Trình bày hiểu biết về kháng nguyên phù hợp tổ chức chủ yếu?

1,Khái niệm kháng nguyên:

-Kháng nguyên là chất lạ.Khi KN có mặt trong cơ thể động vật có khả năng gây đáp ứng miễn dịch và sau đó chúng kết hợp đặc hiệu với sản phẩm của đáp ứng này (Kháng thể đặc hiệu).

-Một cách khái quát: kháng nguyên là chất được hệ thống miễn dịch của cơ thể nhận biết một cách đặc hiệu.

2,Kháng nguyên phù hợp tổ chức chủ yếu:

-các KN có trên bề mặt của tế bào tổ chức cơ thể có tính sinh MD, có khả năng kích thích đáp ứng MD khi ghép vào cơ thể khác gây phản ứng loại thải mảnh ghép gọi là KN ghép hay phân tử MHC.

-MHC có bản chất là protein.

-MHC ngoài tính chất là một kháng nguyên nó còn có vai trò quan trọng trong đáp ứng miễn dịch: Làm nhiệm vụ trình diện kháng nguyên cho tế bào miễn dịch - tế bào lympho T.

-Đây là phân tử có mặt trên hầu hết các tế bào làm nhiệm vụ trình diện kháng nguyên và phân biệt cái của bản thân và cái lạ (không phải của bản thân). Đó là những phân tử bề mặt tế bào, các peptit có từ 9 -24 axit amin. Chính các phân tử MHC này đã gây lên phản ứng loại thải mảnh ghép.

-Thí nghiệm của Goler vào năm 1936 về ghép khối u cho chuột đó cho thấy: mảnh ghép đc dung nạp khi có hoà hợp mô và bị loại thải khi ko có hoà hợp ấy. Hiện tượng loại thải hay dung nạp mảnh ghép có nguồn gốc gen học, dung nạp khi đồng gen, loại thải khi khác gen trong cùng một loài.

-Như vậy trong ghép tổ chức, nếu cơ thể cho và cơ thể nhận có bộ gen di truyền hoàn toàn phù hợp (trong trương hợp hai cơ thể sinh đôi cùng trứng hoặc các cơ thể cùng dòng thuần chủng) thì mảnh ghép phát triển bình thường trên cơ thể nhận. Còn nếu hai cơ thể có bộ gen khác nhau thì mảnh ghộp là vật lạ với cơ thể nhận, nó sẽ sinh đáp ứng miễn dịch để loại bỏ mảnh ghép, đó là phản ứng loại bỏ mảnh ghép. Điều đó dẫn đến sự phát hiện ra một hệ thống chủ yếu hoà hợp mô đc gọi là H2 ở chuột và một hệ thống thứ yếu khác nhau H1, H3, H4, H5...

-Khái niệm về phức hợp chủ yếu hoà hợp mô đc xác nhận trong tất cả các loài vật và có tên khác nhau. ở người có tên là hệ thống HLA (Human Leucocyte Antigen). Ký hiệu HLA là do kháng nguyên này lần đầu tiên đc phát hiện ở tế bào bạch cầu. Hiện nay người ta thống nhất đặt một tên chung để chỉ một kháng nguyên hoà hợp tổ chức là phân tử MHC.

Các MHC đc chia làm hai lớp:

a,MHC Lớp I:

-Chuỗi α: là chuỗi polypeptit gồm khoảng 345 a.a , và là 1 protein xuyên màng TB gồm 3 phần α1, α2, α3.Có 1 cầu nối đisunfua giữa α2 và α3 giúp 2 phân đoạn này giữ vai trò duy trì hình thái ổn định. Cuối chuỗi α có 1 phần xuyên màng gồm 26 a.a, và 1 phần nằm trong nguyên sinh chất 30-35 a.a.

- Chuỗi β gồm 99 a.a hoàn toàn ở bên ngoài TB, liên kết với chuỗi α, có ái tính rất lớn với α1, α2, α3 tạo phân tử MHC có cấu trúc bậc 4 với không gian 3 chiều như 1 cái máng sâu mà mặt bằng gọi là β, 2 bờ là vòng xoắn α. Chuỗi α3 rất ít thay đổi, là cấu trúc đặc trưng cho từng cái tôi của cá thế, nó đc xác nhận bởi CD8.

-MHC lớp I có trên bề mặt các tế bào có nhân của cơ thể, đc biểu lộ rõ trên các tế bào dòng lympho T và B, bạch cầu đa nhân, tế bào của phần lớn các cơ quan, tổ chức, không có trên các tế bào không nhân như hồng cầu.

-Vai trò chủ yếu của MHC lớp I là giới thiệu kháng nguyên có trong TB cho TB lympho Tc – TCD8 cuối cùng, TB của cơ thể có chứa KN đó trở thành TB đích để TB lympho TCD8 tiêu diệt.

-Với KN nội sinh hay KN phụ thuộc tuyến ức: các phân tử KN đc biến đổi trong nguyên sinh chất TB nhờ phức hợp enzim proteaza tạo ra các siêu KN kích có 9 a.a.Các siêu KN này đc chuyển đến mạng lưới nội chất, chúng kết hợp với lĩnh vực α1, α2, đc ổn định trong lòng máng rồi đi qua hệ thống golgi để trình diện KN cho TCD8.

-TB lympho TCD8 khi tiếp xúc TB đích có KN: thông qua phân tử CD8 nhận biết MHC lớp I, TCD8 sẽ tương tác TB trình diện KN. Khi đó TCR nhận ra KN lạ , đồng thời CD8 tương tác với α3 để nhận biết cái “tôi”, sau đó phân tử bám dính của TCD8 và TB trình diện KN hoàn thiện qúa trình tương tác TCD8 nhận thông tin KN trở thành KT tế bào và tìm diệt tất cả các TB đích có MHC lớp I và KN đó giới thiệu.

b,MHC Lớp II:

-Chuỗi nặng α gồm 2 lĩnh vực ngoài TB là α1, α2, 1 phần xuyên màng, 1 phần kết thúc có tận cùng là nhóm chức cacboxyl nằm trong nguyên sinh chất.

-Chuỗi nhẹ β: gồm 2 lĩnh vực β1, β2 nằm ngoài TB, 1 phần xuyên màng, 1 phần nằm trong nguyên sinh chất. β2 là cấu trúc đặc trưng cho cái tôi, đc xác nhận bởi cụm biệt hóa ThCD4

-MHC lớp II chỉ thấy trên TB có khả năng trình diện KN:các tế bào lympho B, đại thực bào và các tế bào monocyte... Tb lympho T chỉ có MHC lớp II khi đc hoạt hóa

-vai trò của MHC lớp 2 là sự có mặt của MHC lớp 2 làm cho các tế bào trình diện kháng nguyên có khả năng trình diện kháng nguyên cho tế bào lympho hỗ trợ TCD4.

-Một kháng nguyên bên ngoài (vi khuẩn, virus, protein ngoại lai)

-kháng nguyên không phụ thuộc tuyến ức:đc các đại thực bào hoặc tế bào mono thực bào và xử lý thành các siêu kháng nguyên tại hốc thực bào (phagolysosom) hoặc ở một chỗ nào đó của tế bào lympho B. MHC lớp 2 có khả năng gắn với các siêu kháng nguyên có 9 -24 axit amin từ bên trong tế bào và sau đó đưa kháng nguyên biểu lộ trên bề mặt tế bào trình diện kháng nguyên. Lúc đó, tế bào TCD4 thông qua TCR của mình mà tương tác với tế bào trình diện. TCD4 đc hoạt hoá tiết lymphokin cảm ứng các tế bào lympho B để tiết kháng thể.

CÂU 14: Trình bày hiểu biết về tuyến ức?

-Nguồn gốc từ túi mang nội bì phát triển thành.

-Tuyến ức nằm ngang sau xương ức, nó gồm hai thuỳ lớn nối với nhau bằng 1 eo.

-Tuyến ức là cơ quan lympho xuất hiện sớm nhất trong thời kỳ bào thai. Trọng lượng của tuyến thay đổi với tuổi, phát triển tối đa ở tuổi thành thục, sau đó thoái triển dần nhưng không mất hoàn toàn.

Ví dụ: ở ng, tuyến ức của trẻ sơ sinh có trọng lượng 10 - 15g.

Tuổi dậy thì 30 - 50g, ở người già <15g.

-ở gia cầm tuyến ức tạo thành 2 chuỗi dọc hai bên cổ.

-Tuyến ức là cơ quan lympho biểu mô, đc tạo nên bởi các tế bào dạng lympho và các tế bào biểu mô.

-Về phương diện mô học.

+Tuyến ức gồm hai thuỳ, mỗi thuỳ chia thành những tiểu thuỳ bởi vách. Mỗi tiểu thuỳ chia làm 2 vùng: vùng vỏ ở ngoài và vùng tuỷ ở trong.

+Vùng vỏ: chiếm phần lớn khối lượng tuyến, gồm những tế bào lympho chưa chín, chiếm 90% tổng số tế bào lympho trong tuyến và TB biểu mô tuyến ức. Các TB này từ tủy xương di tản đến.

+Vùng tuỷ: số tế bào lympho chiếm 10% tổng số tế bào lympho tại tuyến ức. Đây là những tế bào lympho chín, chuẩn bị rời bỏ tuyến ức.

+ở vùng tuỷ các tế bào biểu mô đứng riêng rẽ hay tụ thành đám hình củ hành gọi là tiểu thể Hassal cho đến nay chưa rõ ý nghĩa của nó.

-Về mặt sinh lý học:

+Chức năng tạo lympho: TB tuyến ức đc hình thành từ lớp biểu mô của tuyến ức và từ các TB nguồn từ tủy xương xuống. Các TB này dưới ảnh hưởng các yếu tố nội tiết tại tuyến trở thành TB lympho phụ thuộc tuyến ức hay lympho T

+Chức năng nội tiết: Tiết ra hormone thymosin α1, thymosin β4, Thymulin tham gia kích thích tạo lympho và biệt hóa lympho T.

+Chức năng MD: Tuyến ức là cơ quan miễn dịch của cơ thể, là nơi diễn ra quá trình phân triển, biệt hóa, chọn lọc tế bào lympho T nhờ các yếu tố hoà tan do tế bào biểu mô của tuyến tiết ra: Thymulin, thymosin α1, thymosin β4,...

-Hoạt động của tuyến ức theo hai phương thức:

+Hoạt động tại tuyến ức: Tại tuyến ức có sự chuyển tế bào lympho chưa biệt hóa thành tế bào lympho có receptor T với kháng nguyên (TCR: T cell receptor). Quá trình này diễn ra tại vùng vỏ. Các tế bào này dần dần có các dấu ấn màng của tế bào lympho T chín: CD2, CD4, CD8,TCR....(CD: Cluster of diffirenciation - cụm biệt hóa). Sau đó có một sự chọn lọc kép dương tính or âm tính:

* Chọn lọc dương tính: chỉ cho phép những tế bào lympho phát triển khi có 2 đặc tính:

.Ko nhận biết thành phần của bản thân (tất cả các cấu trúc của cơ thể) là kháng nguyên.

.Nhận biết các phân tử MHC của bản thân.

* Chọn lọc âm tính:Những tế bào lympho không đạt đc 2 đặc tính trên tức là nhận ra thành phần của bản thân, không nhận ra MHC của bản thân, hoặc nhận ra cả 2. Những TB như thế sẽ bị huỷ theo cơ chế chết theo chương trình hay là Apoptosis (nhân tế bào cô đọng, vỡ thành mảnh nhỏ, rồi tế bào bị chia thành nhiều mảnh, đại thực bào tiêu ngay tại tuyến). Chỉ còn 5%

tế bào lympho T chín rời khỏi tuyến ức.

+Hoạt động ở xa: TB tuyến ức tiết ra các yếu tố dịch thể như thymosin, thymopoietin theo máu và dịch thể đến cơ quan lympho ngoại vi, vựng phụ thuộc tuyến ức, ở đó chúng tác động đến các TB lympho T cư trú để hoàn tất quá trình biệt hóa.

CÂU 15:Trình bày hiểu biết về tủy xương, bursal fabricius?

a.Tủy xương (Bone marrow):

- tủy xương là cơ quan tạo máu và có vai trò rất quan trọng trong việc sx các tế bào gốc của các dòng lympho bào và đại thực bào. Gồm một hệ thống phức tạp các huyết thanh và tổ chức tạo máu.

-Hệ thống huyết quản bao gồm một động mạch vào, mạng lưới mao mạch và xoang tĩnh mạch

-Nhiệm vụ của tủy xươg tạo ra các tế bào gốc tiền thân của các tế bào máu:

+Dòng hồng cầu, dòng bạch cầu, tiểu cầu.

+Nguyên bào lympho.

+Nguyên đại thực bào.

-Tỷ lệ tế bào lympho trong tủy xương có thể đạt tới 20%.

-Một điều cần chú ý: ở đv có vú và người hiện nay người ta đó chứng minh đc rằng tế bào lympho B đc biệt hóa ở tủy xương

b.Bursal Fabricius:

-túi Fabricius chỉ có ở loài chim, nằm phía trên của ổ nhớp.

-túi Fabricius là cơ quan lympho biểu mô đc tạo nên bởi tế bào dạng lympho và tế bào tiểu mô.

-Ở gà 2 -3 tuần tuổi, kích thước của túi to bằg hạt lạc. Hoạt động của túi mạnh nhất vào lúc 3tháng tuổi, tháng tứ 4 bắt đầu teo, tới tháng 11 – 12 thì mất hẳn.

-Bursa Fabricius có cuống thông với trùc tràng giống như ruột thừa liên hệ với manh tràng.

-Niêm mạc của túi ngăn túi ra làm nhiều nếp cách nhau bằng một tổ chức liên kết tạo nên các nang chứa lympho, mỗi nang lympho đều có 2 vùng:

+vùng tủy bao gồm các tế bào lympho, có mật độ TB thưa.

+Vùng vỏ có các TB lympho lớn và trung bình.

-túi Fabricius là nơi diễn ra quá trình biệt hóa của tb lympho B

-tại đây các nguyên bào lympho đc biệt hóa thành tb lympho B chín.

-Trên bề mặt các nguyên bào lympho dần xhiện các dấu ấn màng:

+Dấu ấn phân biệt CD 19, CD 20 và MHC lớp II

+Receptor của lympho B

+( Mlg: membrane immuno globulin)

-Lympho B chín đc tạo ra → đi vào máu, đến cư trú tại vùng không phụ thuộc tuyến ức của cơ quan lympho ngoại vi.

-ở đv có vú và người không có túi fabricius.

-Trước đây người ta cho rằng chức năng của túi do các cơ quan tương đương đảm nhận như:

+Amidan


+Mô lympho của ruột ( mảng payer)

-Hiện nay người ta chứng minh đc rằg nơi biệt hóa TB lympho B là tủy xương.

VD: người bị suy giảm miễn dịch dòng lympho B. Nếu ghép tủy xương  miễn dịch dịch thể đc phục hồi.

CÂU 16: Trình bày hiểu biết về cơ quan limpho ngoại vi?

1.Cơ quan lympho ngoại vi: (cơ quan thứ phát, tác động)

-Là nơi tiếp nhận, cư trú chủ yếu của các TB lympho B, lympho T, đại thực bào

-Nơi tiếp nhận thông tin kháng nguyên do TB trình diện KN đem đến.

-Nơi các TB lympho biệt hóa sx kháng thể đặc hiệu tương ứng

-Các cơ quan lympho ngoại vi bao gồm:

+ Hạch lympho

+ Lách

+ Mô lympho dưới niêm mạc



1.1.Hạch lympho:

-Hạch lympho là cơ quan lympho, nằm rải rác trên đườg đi của mạch bạch huyết.

-Hạch tập trung thành đám hạch tại các chỗ giao nhau của mạch bạch huyết như ở cổ, nách, bẹn hay của ngõ vào các cơ quan: hạch rốn, thận, màng teo ruột

-Hạch có hình đậu hoặc tròn.

-Đường kính 1 – 25mm, đc bao bọc bởi một vá liên kết. Bên trong hạch chứa các TB lympho.

-Mặt ngoài hạch nhận dịch bạch huyết tới và dịch rời hạch ở vùng rốn hạch. Trong đó:

+Mạch bạch huyết tới: Dẫn lưu dịch bạch huyết hìh thành trong khoảng gian bào của cơ thể và ngoài lòng mạch đi đến các hạch

+Mạch bạch huyết rời hạch: Dẫn dịch bạch huết rời khái hạch đem theo các kq của đáp ứng miễn dịch vào trong tuần hoàn chung đi toàn cơ thể.

-Hạch lympho to lên rõ rệt khi bị nhiễm khuẩn, bị KN kích thích, bị u ác tính.

a.Hạch lympho chia thành nhiều thùy:

Mỗi thùy được chia làm 3 vùng liên tiếp: vùng vỏ nông, vỏ sâu và vùng tủy. Mỗi vùng có chứa năg khác nhau.

• Vùng vỏ nông:

-là nơi tập trung các TB lympho B, các TB phân bố rất dầy, nằm sát nhau tạo ra các nang lympho, gọi là các nang nguyên phát (tiền khởi – trước khi có sự kích thích của KN)

-đây là vùng không phụ thuộc tuyến ức, KN đc thu gom , xử lý và trình diện cho lympho B

-sau khi có sự kích thích của KN (sau 3 – 5 ngày) nang lympho nguyên phát sẽ phát triển rộng ra xuất hiện trung tâm mầm.

-Ở đây các TB lympho tách biệt nhau và đang trong thời kỳ phân bào – đó là TB tiền thân của TB tiết kháng thể (tương bào plasmocyte) nang này gọi là nang thứ phát

• vùng vỏ sâu:

- nằm ở khoảng giữa của hạch, gồm các TB

+Lympho T

+Đại thực bào và TB tua nằm xem kẽ

-vùng này gọi là vùng phụ thuộc tuyến ức

-các KN gây đáp ứng miễn dịch TB đc thu gom tại đây

-Các TB lympho T sau khi nhận được thông tin của KN, chúng được biệt hóa thành lympho T mẫn cảm.

-Người ta thấy sau khi KN xâm nhập, 24h sau có sự chuyển dịch TB lympho T T mẫn cảm.

-Quá trình phân triển TB đc thấy trog suốt tuần đầu.

• Vùng tủy:

-gồm các TB lympho T, B, tương bào, đại thực bào…..

-các TB thườg đứng với nhau thành hàng gọi là dây nang các dây nang được phân cách với nhau bởi các xoang bạch huyết vùng tủy.

-các KN gây đáp ứng miễn dịch thể phụ thuộc tuyến ức đc thu gom tại đây.

-Vùng này xảy ra sự tương tác giữa TB lympho T và TB lympho B tương bào dc hình thành Kháng thể dịch thể đc sx

-Như vậy về mặt sinh lý, hạch lympho có những c/năg sau:

+là nơi cư trú của TB lympho T, lympho B chin.

+Nhận các KN tâ mạch bạch huyết đưa đến

+là nơi sx ra các KT đặc hiệu: Kháng thể tế bào và kháng thể dịch thể.

-Kháng thể đặc hiệu theo dịch bạch huyết rời hạch rồi vào máu đi khắp cơ thể.


Каталог: 2012
2012 -> Những câu nói tiếng Anh hay dùng hằng ngày
2012 -> I. NỘi dung quy hoạch cao đỘ NỀn và thoát nưỚc mặt bản đồ hiện trạng cao độ nền và thoát nước mặt
2012 -> BÀI 1: KỸ NĂng thuyết trình tổng quan về thuyết trình 1 Khái niệm và các mục tiêu
2012 -> Người yêu lạ lùng nhất
2012 -> Thi thử ĐẠi họC ĐỀ thi 11 MÔN: tiếng anh
2012 -> SÔÛ giao thoâng coâng chính tp. Hcm khu quaûn lyù giao thoâng ñOÂ thò soá 2
2012 -> Commerce department international trade
2012 -> Những câu châm ngôn hay bằng tiếng Anh
2012 -> BỘ giáo dục và ĐÀo tạO ĐỀ thi tuyển sinh đẠi họC 2012 Môn Thi: anh văN – Khối D
2012 -> Tuyển tập 95 câu hỏi trắc nghiệm hay và khó Hoá học 9 Câu 1

tải về 359.5 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương