Tiếng Việt từ thời lm de Rhodes Kinh Lạy Cha



tải về 0.93 Mb.
trang1/2
Chuyển đổi dữ liệu08.05.2018
Kích0.93 Mb.
#37765
  1   2


Tiếng Việt từ thời LM de Rhodes - Kinh Lạy Cha (phần 5B)

Nguyễn Cung Thông1



Phần này bàn về tiếng Việt dùng trong Kinh Lạy Cha (KLC) qua các văn bản từ thời bình minh của chữ quốc ngữ. Tiếp theo bài viết 5A, bài 5B sẽ ghi nhận thêm các dữ kiện nhìn KLC từ các lăng kính khác nhau, hi vọng người đọc sẽ thấy thích thú và tìm hiểu sâu xa hơn.



Chúng ta đang ở đây (ở trên trái đất, trong hệ mặt trời hay chỉ là một chấm nhỏ ở đầu mũi tên này). Hình trên cho thấy hệ mặt trời nằm trong dãi Ngân Hà có trung tâm là vùng sáng ở giữa (chùm sao Saggitarius).

Kiến thức khoa học con người về trái đất và vũ trụ đã thay đổi nhiều so với trước đây: không còn chỉ có ba lớp đơn giản là trời (vũ trụ), đất và lòng trái đất (khối nóng cũng là địa ngục) mà trái đất thuộc vào hệ mặt trời (thái dương hệ) và hệ mặt trời lại thuộc vào dải Ngân Hà (Thiên Hà). Hệ mặt trời chỉ là một chấm nhỏ trong dãi ngân hà - xem hình bên trên. Khi soạn bài này thì NASA (Cơ quan Hàng không và Không gian Hoa Kỳ) vừa thông báo về dự án thăm dò lòng đất của Sao Hoả (Mars), cũng như sự xuất hiện các dự án chở người lên Sao Hoả (td. nhà thám hiểm Elon Musk dự định đưa người lên vào năm 2025). Do đó, khi có người nào qua đời trên mặt trăng hay Sao Hoả thì có thể sa địa ngục hay xuống lòng trái đất cực nóng (lửa luyện ngục) hay không? Có sinh vật nào khác hiện hữu trong vũ trụ mênh mông này không? … Các khái niệm về nguồn gốc loài người, ‘thiên đàng’ và ‘địa ngục’ vì vậy cần phải được xem lại. Các điều thú vị này không phải là trọng tâm của bài viết 5A và 5B so với cách dùng như quốc/nước và ngữ pháp vào thời VBL. Các tương quan ngữ âm ghi nhận trong bài viết không nhất thiết khẳng định nguồn gốc (Việt, Khme hay Hán cổ …) của các từ này. Tài liệu tham khảo chính của bài viết này là ba tác phẩm của LM de Rhodes soạn: cuốn Phép Giảng Tám Ngày (viết tắt là PGTN), Bản Báo Cáo vắn tắt về tiếng An Nam hay Đông Kinh (viết tắt là BBC) và từ điển Annam-Lusitan-Latinh (thường gọi là Việt-Bồ-La, viết tắt là VBL) có thể tra từ điển này trên mạng, như trang này chẳng hạn http://books.google.fr/books?id=uGhkAAAAMAAJ&printsec=frontcover#v=onepage&q&f=false . Các chữ viết tắt khác là NCT (Nguyễn Cung Thông), TVGT (Thuyết Văn Giải Tự/khoảng 100 SCN), NT (Ngọc Thiên/543), ĐV (Đường Vận/751), NKVT (Ngũ Kinh Văn Tự/776), LKTG (Long Kham Thủ Giám/997), QV (Quảng Vận/1008), TV (Tập Vận/1037/1067), TNAV (Trung Nguyên Âm Vận/1324), CV (Chính Vận/1375), TVi (Tự Vị/1615), VB (Vận Bổ/1100/1154), VH (Vận Hội/1297), LT (Loại Thiên/1039/1066), CTT (Chính Tự Thông/1670), TViB (Tự Vị Bổ/1666), TTTH (Tứ Thanh Thiên Hải), KH (Khang Hi/1716), P (tiếng Pháp), A (tiếng Anh), L (tiếng La Tinh), PG (Phật Giáo), CG (Công Giáo), ĐCT (Đức Chúa Trời), ĐCGS (Đức Chúa Giê Su), TCTGKM (Thiên Chúa Thánh Giáo Khải Mông), KNLMPS (Kinh Những Lễ Mùa Phục Sinh), LM (Linh Mục), VN (Việt Nam), TQ (Trung Quốc), HV (Hán Việt), Bắc Kinh (BK), ĐCT (Đức Chúa Trời), ĐCGS (Đức Chúa Giê Su). Trang/cột/tờ của VBL được trích lại từ bản La Tinh để người đọc tiện tra cứu thêm.



1. Ảnh hưởng của tiếng Bồ-Đào-Nha

Như đã ghi trong bài 5A, các kí âm trong Bồ Hán Từ Điển 葡漢辭典 (1579) của các LM Michele Ruggieri/‎Matteo Ricci như động 動 kí âm là tum (so với dòng BK theo pinyin hiện nay) hay dụng (dùng) 用 kí âm là dum ...v.v... Do đó, ta có thể giải thích được các tương quan của chữ quốc ngữ thời kỳ đầu trong bản KLC 1632: bum ~ vâng (liên hệ b-v vào thời VBL khá rõ nét trong tiếng Việt - xem thêm chữ bẽi ~ vậy), sam ~ sáng, bum ~ vâng (liên hệ b-v), bàm ~ bằng (dùng hai lần), cium ~ chưng (dùng bốn lần), tlom ~ trông, hàm ~ hằng/hàng, dum ~ dùng, daim ~ danh. Ngoài ra -m còn hiện diện trong câu Nhit la khaum, khauum la nhit (lời của một vị sư ở Phú Yên khi lãnh bí tích vào đạo Ki Tô) do LM Gaspar Luis viết tại cơ sở Nước Mặn ngày 1/1/1626. Khaum là kí âm của không, cũng như lim là kí âm của lĩnh trong cách viết ondelimbay (ông đề lĩnh Bảy) - giai đoạn ban đầu thường thấy các kí âm không có thanh điệu và chữ viết dính liền nhau (phản ánh ngôn ngữ Tây phương). Vào năm 1631, LM dòng Tên Christoforo Borri cũng từng viết2 tiujciam biet (tui chẳng biết), om gne (ông nghè), Tunquim (Đông Kinh, cũng có khi ông ghi là Tonchin), Quamguya (Quảng Nghĩa), Omsaij (ông sãi, cũng có khi ghi là onsaij/onsai), Kim (kinh, kinh sách) và Con gnoo muon bau tlom laom Hoalaom chiam (con nhỏ muốn vào trong lòng Hoa Lang chăng? Con nhỏ muốn vào đạo Ki Tô không?), cho thấy phụ âm cuối -m dùng thay cho -ng. Điều này cho thấy các giáo sĩ người Ý trước thời LM Alexandre de Rhodes vẫn dùng kí âm bằng tiếng Bồ-Đào-Nha cho tiếng Việt. Tới thời LM de Rhodes, ông cũng có lúc ghi dum (đồng) trong cuốn "Tunchinesis Historiae Libri duo" (1636). Ngay trong các định nghĩa, VBL (1651) thường ghi thêm cách gọi Bồ-Đào-Nha như nếp "mà người Bồ-Đào-Nha gọi là pulo", tlôi (> soài) "người Bồ-Đào-Nha gọi là mangas" ... Có khi VBL chỉ nói trống (hàm ý dùng tiếng Bồ-Đào-Nha) như cốm "người ta gọi là auela", mẩn3 "... người ta gọi là suxi"…v.v… Ảnh hưởng của tiếng Bồ-Đào-Nha vào thế kỷ XVI và XVII trong các tài liệu ngôn ngữ/truyền đạo ở Á Đông khá dễ hiểu vì từ giáo chỉ (thánh lệnh/bulls) Romanus Pontifex do Đức Giáo Hoàng Nicholas V soạn và gởi cho vua Bồ-Đào-Nha Afonso V vào năm 1494. Mục đích chính của giáo chỉ này, cũng như một loạt các giáo chỉ liên hệ, là ngăn cản các nước khác theo CG không nên đụng chạm đến ‘quyền lợi buôn bán’ và thuộc địa của Bồ-Đào-Nha ở Phi Châu và Á Châu, hay gián tiếp ảnh hưởng tiêu cực đến hoạt động truyền đạo CG ở những xứ mới ‘bang giao’ này. Vào thế kỷ XVI, uy thế của đế quốc Tây-Ban-Nha vẫn còn mạnh, nên ở Á Châu thì nước Bồ-Đào-Nha chỉ có quyền bảo trợ các nước như Nhật, Trung Hoa, Việt Nam, Xiêm ... Hiệp ước này còn gọi là Padroado từ đầu thế kỷ XVI khi Bồ-Đào-Nha trở thành một đế quốc hàng hải - tiếng Bồ-Đào-Nha Padroado nghĩa là đỡ đầu/bảo trợ so với hiệp ước Patroado - tiếng Tây-Ban-Nha nghĩa là đỡ đầu/bảo trợ ~ patronage/A, như Phi-Luật-Tân, Mễ Tây Cơ, Mỹ Châu lại thuộc quyền bảo trợ của Tây-Ban-Nha. Các hoạt động truyền giáo được quản lí từ thành phố Goa (Tây Nam Ấn Độ, một thuộc địa Bồ-Đào-Nha từ 1510 đến 1961). Thành ra tiếng Bồ-Đào-Nha cũng trở thành một loại ngôn ngữ lingua franca (tiếng nói phổ thông/chung hay ngôn ngữ giao tiếp/cầu nối) của các giáo sĩ Tây phương khi sang Á Châu truyền đạo (cũng như trên thương thuyền người Bồ-Đào-Nha), dù tiếng Bồ-Đào-Nha không phải là tiếng mẹ đẻ. Ngoài cách ghi -m cho dạng -ng cho chữ quốc ngữ hiện đại, ảnh hưởng của tiếng Bồ-Đào-Nha4 còn khá rõ nét qua cách đọc ch- trong cha, che ...; nh- trong nhà, nho ... Hay các cách viết cũ, caõ, oũ đều có dấu ấn của tiếng Bồ-Đào-Nha ...v.v...

2. Tỉ số hình vị và từ/chữ

Các ngôn ngữ thuộc loại hình đơn lập5 (như tiếng Việt) thường có tỉ số hình vị và từ (morpheme-word ratio) rất gần 1 so với các loại ngôn ngữ chắp dính hay hòa kết. Thí dụ như tiếng Việt mỗi chữ (từ) đều có nghĩa và không thể tách chữ này ra thành những thành phần có nghĩa khác nhau như tiếng Anh. Tiếng Anh unhappiness là một từ có nghĩa là sự không vui (dùng ít nhất là 3 từ độc lập tiếng Việt), unhappiness lại gồm có tiền tố un- nghĩa là không, happy là vui và -ness là hậu tố thành lập danh từ. Do đó tỉ số hình vị-từ là 3/1 = 3 so với cấu trúc tiếng Việt sự không vui có tỉ số 3/3 = 1. Tiếng La Tinh, Thổ Nhĩ Kỳ có tỉ số hình vị và từ là khoảng 3.0, so với tiếng Anh 1.68, tiếng Việt 1.0 … Tiếng Kalaallisut (ở Greenland, Đan Mạch) có tỉ số hình vị và từ khoảng 7.1, hay là một loại ngôn ngữ đa hoà kết (polysynthetic language). Trở lại với KLC, bản chữ quốc ngữ năm 1632 có tỉ số chữ6 (Việt và La Tinh) là 70/49 ~ 1.43 so với bản chữ Nôm năm 1855 có tỉ số chữ là 49/49 = 1.0, và so với bản tiếng Việt năm 2017 là 71/49 = 1.45. Không phải là loại hình tiếng Việt đã thay đổi từ năm 1632 đến 1855 hay 2017, nhưng có nguyên nhân đặc biệt (xem chi tiết bên dưới). Tiếng Việt thuộc loại hình đơn lập nên không có phạm trù ngữ pháp rõ ràng như giống, cách, ngôi, thì, thức và dạng - thành ra có một số tác giả cho rằng tiếng Việt không có ngữ pháp (td. LM Francisco de Pina7). Tuy nhiên, một số phạm trù như dạng bị động vẫn có thể hiện hữu như xem phần sau, cách giải thích cần phải theo cú pháp và ngữ cảnh của tiếng Việt.



3. Cách dùng quốc và nước

Tương quan giữa âm HV và Việt đã nêu ra ở bài 5A là danh và tên, quốc và nước: cách dùng HV thường hàm nghĩa trang trọng hơn vào thời VBL. Một trường hợp tương tự là sinh thì so với giờ lên - tương phản với giờ chết là cách nói nôm na hơn - VBL còn ghi hai cách dùng tương đương muôn tuổi và vạn tuế (trang 845, 857). Quốc 國 là chữ rất phổ thông với tần số dùng (frequency of use/ tần suất) là 450456 trên 175865108 so với vực 域 (tần số dùng là 57287 trên 434717750). Chữ quốc giản thể là 国 - giọng BK là guó so với giọng Quảng Đông gwok3 gok3, Hẹ kwet7 kok7 kiet7 ket7, Mân Nam (Đài Loan) kok1, Nhật koku, Hàn kwuk. Dựa vào các giọng địa phương và phiên thiết, một dạng âm cổ phục nguyên của guó BK là *kwôk rất giống như cách đọc quốc HV. Các dạng viết chữ quốc (dị thể) phản ánh quá trình hình thành chữ quốc với biên giới (giới hạn biên cương, bộ vi 囗) và thành quách, có vua (chữ vương王 - truyền thống quân chủ), có dân 民



3.1 Giáp cốt văn

Theo dòng thời gian, chữ quốc 國 tượng hình: thành thị (hay nhà cửa/chỗ đông dân, biểu tượng là một khung nhỏ có bốn cạnh) và có binh lính bảo vệ ở ngoài thành (biểu tượng là giáo/mác ở ngoài).





3.2 Kim văn - tượng hình cây qua 戈 (cái mác) bảo vệ thành quách cũng như giáp cốt văn trước đó, trích trang http://www.chineseetymology.org/CharacterEtymology.aspx?submitButton1=Etymology&characterInput=%E5%9C%8B













<>

B09412

B09413

B09414

B09415

B09416

B09417

B09418





















3.3 Triện văn




































L38232

L38233

L38234

L38235

L38236

L38237

L38238

























































L38239

L38240

L38241

L38242

L38243

L38244

L38245

























































3.4 Khải thể - trích trang http://140.111.1.40/yitia/fra/fra00734.htm

                                                             










Một điều đáng ghi nhận ở đây là còn một cách viết khác của chữ quốc 國 rất lạ: bộ vi hợp với chữ vũ 武 ở trong có từ thời bà Võ/Vũ Tắc Thiên (625-705) khi làm vua. Bà thấy chữ hoặc 或 đặt trong bộ vi có liên hệ đến hoặc 惑 (nghi hoặc) không tốt nên đổi hoặc thành Võ (武 hay Vũ, họ của bà - cũng giống như chữ vương trong bộ vi là một dạng của chữ quốc). Nhưng sau lại có quần thần bàn rằng khung vuông của bộ vi hình giống như nhà tù (so với khốn 困) bao giòng họ Võ lại nên lại đổi thành hai chữ bát phương (lãnh thổ rộng lớn) - tuy nhiên chữ này ít người dùng (thành ra một loại dị thể - một trong 30 chữ gọi là Tắc Thiên Văn Tự hay Tắc Thiên Tân Tự1). Gần đây hơn, ta thấy Thái Bình Thiên Quốc 太平天囯 (1851-1864) là một nhà nước trong lịch sử TQ - một phong trào nông dân phản kháng lại chế độ phong kiến dựa vào quan niệm bình đẳng của CG. Trong các tài liệu của phong trào này thì thiên viết với nét ngang trên dài hơn nét ngang dưới, và quốc viết có chữ vương trong bộ vi 囯, để ý chữ Nôm vẫn còn dùng dạng này. Các câu chuyện này nói lên phần nào truyền thống và tư duy của nhóm lãnh đạo địa phương (các dạng khác nhau của chữ quốc theo thời gian và triều đại).



Каталог: 2018
2018 -> UỶ ban nhân dân tỉnh bắc ninh số: 1256/QĐ-ubnd cộng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam
2018 -> Ủy ban nhân dân tỉnh bắc ninh số: 1284/QĐ-ubnd cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam
2018 -> Ủy ban nhân dân tỉnh bắc ninh số: 1298/QĐ-ubnd cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam
2018 -> Ủy ban nhân dân tỉnh bắc ninh số: 1357/qd-ubnd cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam
2018 -> V/v khắc phục những bất cập trong tổ chức giao thông trên tuyến ql18 và tl. 295B
2018 -> V/v chuẩn bị nội dung làm việc với đoàn công tác của Bộ Giao thông vận tải
2018 -> TL. chủ TỊch chánh văn phòNG
2018 -> TL. chủ TỊch kt. Chánh văn phòng phó Chánh văn phòNG
2018 -> V/v tổng kết 10 năm thực hiện Nghị quyết liên tịch số 01
2018 -> Căn cứ các Nghị định của Chính phủ: Số 92/2006/NĐ-cp ngày 7/9/2006 về lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội

tải về 0.93 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
  1   2




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương