Thương vụ Việt Nam tại Marốc Dự thảo cuốn sách Kinh doanh với thị trường Bénin



tải về 0.96 Mb.
trang1/10
Chuyển đổi dữ liệu13.10.2017
Kích0.96 Mb.
#33427
  1   2   3   4   5   6   7   8   9   10
Thương vụ Việt Nam tại Marốc

Dự thảo cuốn sách

Kinh doanh với thị trường Bénin


Mục lục

Trang







Chương 1 : Giới thiệu nước CH Bénin

4







I. Tổng quan CH Bénin

4

I.1. Vị trí địa lý

4

I.2. Lịch sử

4

I.3. Chính trị

5

I.4. Đối ngoại

5

I.5. Kinh tế

5

II. Ngoại thương Bénin giai đoạn 2001-2005

8

II.1. Tình hình xuất khẩu của Bénin

8

II.2. Tình hình nhập khẩu của Bénin

10

II.3. Hoạt động thương mại tái xuất

13







Chương 2 : Quan hệ thương mại Việt Nam-Bénin

17

I.1. Quan hệ Việt Nam-Bénin

17

I.2. Quan hệ thương mại Việt Nam-Bénin

17

I.3. Một số giải pháp xuất khẩu vào thị trường Bénin

21







Chương 3 : Thâm nhập thị trường Bénin

23

I. Một số cơ hội kinh doanh với Bénin

23

I.1. Giới thiệu ngành sản xuất và xuất khẩu bông của Bénin

23

I.2. Giới thiệu ngành sản xuất và xuất khẩu điều của Bénin

24

I.3. Giới thiệu thị trường nhập khẩu gạo của Bénin

25

I.4. Hệ thống phân phối thuốc của Bénin

26

II. Một số cơ hội đầu tư vào Bénin

28

II.1. Ngành chế biến nông sản

29

II.2. Lĩnh vực công nghệ mới

30

II.3. Phát triển du lịch

31

III. Những quy định XNK của Bénin

31

III.1. Những loại thuế đặc trưng của Bénin

31

III.2. Thuế và phí theo Biểu thuế quan của Liên minh Kinh tế, Tiền Tệ Tây Phi

32

III.3. Kiểm tra hàng nhập khẩu tại Bénin

33

III.4. Kiểm tra hàng xuất khẩu

34

III.5. Giấy tờ XNK

34

IV. Hệ thống phân phối tại Bénin

35

IV.1. Kênh phân phối truyền thống

35

IV.2. Kênh phân phối hiện đại

37

V. Tập quán kinh doanh tại Bénin

37

VI. Các phương tiện thanh toán tại Bénin

38

VI.1. Các phương tiện thanh toán tại địa phương

38

VI.2. Các phương tiện thanh toán XNK

38

VII. Giải quyết tranh chấp thương mại

38

VIII. Các kênh xúc tiến thương mại

39

IX. Các thức và xu hướng tiêu dùng tại Bénin

39

IX.1. Mức sống, sức mua và thói quen tiêu dùng

39

IX.2. Bảo vệ người tiêu dùng

40

X. Luật đầu tư nước ngoài tại Bénin

41

X.1. Các văn bản về luật đầu tư nước ngoài

41

X.2. Xúc tiến và tạo điều kiện cho đầu tư nước ngoài

42

X.3. Những biện pháp khuyến khích đầu tư nước ngoài

42

XI. Thành lập công ty tại Bénin

42

XI.1. Các loại hình công ty

42

XI.2. Các thủ tục và chi phí thành lập công ty

43

XII. Luật Lao động

44

XII.1 Việc tuyển nhân viên

44

XII.2 Việc sa thải nhân viên

44

XII.3 Đối với nhân viên là người nước ngoài

44

XIII. Bảo hiểm xã hội

44

XIV. Hệ thống thuế

45

XIV.1. Thuế trực thu

45

XIV.2 Thuế gián thu

47

XIV.3 Các loại thuế và phí khác

47

XIV.4. Những ưu đãi về thuế

48

XV. Giới thiệu khu chế xuất công nghiệp Bénin

49

XV.1. Những điều kiện để được cấp phép hoạt động trong khu chế xuất

50

XV.2. Đặc điểm khu chễ xuất công nghiệp

50

XV.3. Việc quản lý khu chế xuất công nghiệp

51

XV.4. Những lợi thế và đảm bảo trong khu chế xuất

51

XVI. Giới thiệu cảng biển Cotonou

53

XVII. Hệ thống ngân hàng tại Bénin

XVII.1. Giới thiệu hệ thống ngân hàng của Bénin



54

54


XVII.2. Danh sách 12 ngân hàng được cấp phép hoạt động tại Bénin

55

XVIII. Những biện pháp phòng tránh rủi ro khi xuất khẩu sang Bénin

57

XVIII.1. Những quy định thương mại tại Bénin

57

XVIII.2. Những biện pháp phòng ngừa rủi ro

58

XVIII.3. Những bảo đảm để thanh toán hàng xuất khẩu

59







Chương 4: Sống và làm việc tại Bénin

I. Các thủ tục hành chính và y tế

I.1. Thời gian lưu trú ngắn (các giấy tờ và thủ tục bắt buộc) :



60
60

60


I.2. Thời gian lưu trú dài ngày

60

I.3. Ngôn ngữ chính thức và thương mại

61

II. Phương tiện đi lại tại Bénin

61

III. Lịch, các ngày lễ và giờ làm việc

62

IV. Bưu chính, viễn thông

63

V. Vấn đề an ninh, ăn mặc

64

VI. Danh sách các khách sạn

64

VII. Một số địa chỉ hữu ích

65

VIII. Danh sách doanh nghiệp của Bénin theo lĩnh vực hoạt động

67

1. Lĩnh vực chế biến nông sản thực phẩm và kinh doanh siêu thị




2. Lĩnh vực ngân hàng và bảo hiểm

71

3. Lĩnh vực xây dựng, công trình công cộng và các ngành công nghiệp phụ trợ

76

4. Văn phòng nghiên cứu/Tư vấn 







80

5. Lĩnh vực kinh doanh xi măng

80

6. Đại lý độc quyền ôtô

81

7. Trang thiết bị/vật tư công nghiệp và nông nghiệp

83

8. Kinh doanh bông sợi và tách hạt bông

84

9. Tin học, viễn thông và công nghệ mới

85

10. Lĩnh vực xuất nhập khẩu

89

11. Lĩnh vực in ấn

90

12. Ngành công nghiệp hoá chất và dược phẩm/Các nhà phân phối dược phẩm

91

13. Sách và giấy

92

14. Thông tin đại chúng, quảng cáo

93

15. Bưu chính, thư tín, bưu kiện chuyển nhanh

96

16. Thuốc lá

97

17. Dệt may

97

Tình hình kinh tế CH Bénin năm 2006 và viễn cảnh kinh tế năm 2007 (Báo cáo của Tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế- OCDE)

100

Nguồn tài liệu tham khảo

107




















Chương 1: Giới thiệu nước CH Bénin
I. Tổng quan CH Bénin
I.1. Vị trí địa lý
Nước Cộng hoà Bénin (Bê-nanh) nằm ở Vịnh Ghi-nê thuộc Tây Phi, phía Bắc giáp Niger và Buốc-ki-na Pha-xô, phía Đông giáp Nigiêria, phía Tây giáp Tô-gô và phía Nam giáp Đại Tây Dương.
- Diện tích : 110.620 km2

- Dân số : 8,7 triệu (2006) (trong đó dân đô thị chiếm 46,1%)

- Tôn giáo : Tín ngưỡng cổ truyền: 70% (Bái vật giáo); đạo Hồi: 15%; Thiên chúa giáo: 15%.

- Ngôn ngữ : Chủ yếu dùng tiếng Pháp, ngoài ra có tiếng thổ dân của các bộ lạc.

- Thủ đô hành chính : Porto-Novo (200.000 người)

- Thủ đô kinh tế : Cotonou (750.000 người)

- Các nhóm dân tộc : Fon (24,2%), Yorouba (8%), Bariba (7,9%), Goun (5,5%), Ayizo (3,9%), Nago (3%)…

- Khí hậu: Nhiệt đới, nóng, ẩm

- Đơn vị tiền tệ: Đồng Franc-CFA; Tỉ giá : 506,81 F CFA= 1 USD (3/2007)

- Quốc khánh : 1/8/1960 (ngày Pháp trao trả độc lập)

- Tổng thống: Ông Boni Yayi (từ tháng 3/2006)

- Bộ trưởng Công nghiệp,

Thương mại và Xúc tiến

Việc làm: Ông Moudjaïdou Issifou Soumanou


I.2. Lịch sử:

Bénin (tên cũ là Dahomey) có lịch sử lâu đời nổi tiếng với nền văn minh Abomey, làng nổi gần Cotonou... Vương quốc Abomey của người Fon có cơ cấu tổ chức chặt chẽ, phát triển quan hệ thương mại sớm với châu Âu. Behanzin là vị vua cuối cùng của Vương quốc này, là người đã anh dũng đấu tranh chống thực dân Pháp và bị thất bại năm 1893, kết thúc 3 thế kỷ tồn tại của Vương quốc. Từ đó, Dahomey bị Pháp xâm chiếm. Behanzin được xem là vị anh hùng dân tộc.

Ngày 1/8/1960, Pháp trao trả độc lập cho Bénin.

Ngày 30/11/1975, đảng Cách mạng Nhân dân Bénin được thành lập (Đảng cầm quyền duy nhất) do Tổng thống M.Kérékou đứng đầu. Nước Cộng hoà Dahomey được đổi thành Cộng hoà Nhân dân Bénin, phát triển đất nước theo xu hướng XHCN.

Trước tác động của tình hình phức tạp ở Liên Xô- Đông Âu, tháng 1/1990, các lực lượng đối lập ở Bénin dấy lên phong trào đấu tranh đòi giải tán Quốc hội và Chính phủ, xoá bỏ Hiến pháp và đòi tổ chức tổng tuyển cử tự do.

Bị áp lực mạnh mẽ của các thế lực đối lập, Đại hội Quốc dân được triệu tập vào ngày 19/2/1990. Đại hội quyết định giải tán Đảng Cách mạng Nhân dân, thực hiện chế độ đa đảng, thành lập Chính phủ quá độ 12 tháng, sửa đổi Hiến pháp, bầu Quốc hội mới, đổi tên nước thành Cộng hoà Bénin, lấy lại Quốc kỳ Dahomey và ngày Pháp trao trả độc lập (1/8/1960) làm ngày kỷ niệm Quốc khánh hàng năm. Tháng 12/1990, Bénin tổ chức trưng cầu dân ý thông qua Hiến pháp mới. Tháng 3/1991, Bénin tiến hành tổng tuyển cử tự do đa đảng đầu tiên.


I.3. Chính trị

Bénin là nước nói tiếng Pháp đầu tiên ở châu Phi đã tiến hành thay đổi chính quyền một cách hoà bình vào đầu những năm 90. Tuy nhiên 12 năm đầu sau khi giành độc lập (1960), nước này cũng đã trải qua tình hình bất ổn định liên miên với 6 cuộc đảo chính từ 1960 đến năm 1972.

Về thể chế chính trị: Là nước Cộng hoà, Tổng thống được bầu theo phổ thông đầu phiếu, nhiệm kỳ 5 năm, đồng thời là người đứng đầu Chính phủ. Quốc hội có nhiệm kỳ 4 năm. Bénin thực hiện chế độ đa đảng.

Hiện nay tình hình chính trị của Bénin khá ổn định mặc dù cũng có những vấn đề nghiêm trọng trong cầm quyền.

Tổng thống Boni Yayi lên nắm quyền vào tháng 3/2006 đã ưu tiên giải quyết các vấn đề cấp bách như đề ra mục tiêu tăng gấp đôi sản lượng bông, làm cho cảng Cotonou trở nên năng động hơn.
I.4. Đối ngoại

Bénin là thành viên LHQ, thành viên không thường trực HĐBA/LHQ (nhiệm kỳ 2004-2005), Phong trào Không liên kết, Liên minh châu Phi (UA), Cộng đồng các nước có sử dụng tiếng Pháp (Francophonie), FAO, IMF và nhiều tổ chức quốc tế và khu vực khác như WTO, Liên minh Kinh tế và Tiền tệ Tây Phi (UEMOA), Cộng đồng kinh tế Tây Phi (ECOWAS), NEPAD…

Chính sách đối ngoại của Bénin là ưu tiên hợp tác khu vực, coi trọng quan hệ với phương Tây, nhất là Pháp và các tổ chức kinh tế, tài chính quốc tế để tranh thủ vốn và kỹ thuật.
I.5. Kinh tế

a) Toàn cảnh nền kinh tế Bénin

Tăng trưởng kinh tế : 3,5% (trong đó nông nghiệp + 4,4%, công nghiệp + 4,6%, dịch vụ + 3,2%) (2005)

GDP cả nước : 4,3 t ỷ USD

GDP bình quân đầu người : 525 USD (1159 USD nếu tính theo PPP)

Tỷ lệ lạm phát : 5,4%

Cơ cấu kinh tế : Nông nghiệp : 32,2% (sử dụng 54% lao động), Công nghiệp : 13,3% (10% lao động), Dịch vụ : 54,5% (36% lao động)

Bénin là một nước có ít tài nguyên thiên nhiên, đáng kể nhất là sắt (trữ lượng 1 tỷ tấn), phốt phát, vàng, đá trắng và dầu lửa ở thềm lục địa. Nguồn thu chính là khai thác cảng và nông nghiệp. Cảng Cotonou là cảng quá cảnh, nơi ra biển nhanh nhất và an toàn nhất đối với hai nước láng giềng nằm ở phía Bắc của Bénin là Ni-giê và Buốc-ki-na Pha-xô, mang lại nguồn thu ngoại tệ quan trọng cho nước này. Bénin là nước sản xuất bông lớn trên thế giới.

Hoạt động khai thác cảng và sản xuất bông, hai lá phổi của nền kinh tế đã bị ảnh hưởng nặng nề do tình trạng lạm quyền và tham nhũng. Kể từ khi bầu ông Boni Yayi làm Tổng thống mới vào tháng 3/2006, tình hình ít nhiều đã có sự cải thiện.

Bénin còn có các lợi thế về du lịch, địa lý và văn hoá mặc dù chưa được khai thác đầy đủ như những bãi biển và làng ven hồ ở phía Nam, các công viên bách thú ở phía Bắc. Bénin còn là cái nôi của tín ngưỡng vật linh.

95% hoạt động kinh tế của Bénin là các giao dịch ngầm (buôn lậu qua biên giới), do vậy các khoản thu thuế của Nhà nước là không đáng kể mặc dù đã đánh thuế rất cao đối với các doanh nghiệp chính thức.

Kinh tế của Bénin vẫn còn trong tình trạng kém phát triển và phụ thuộc vào ngành sản xuất và xuất khẩu bông trong nước và thương mại tái xuất với Nigiêria.
Nông nghiệp và đánh bắt cá:

Bông chiếm 20% GDP và xấp xỉ 70% nguồn thu xuất khẩu chính thức. Ngoài ra nước này còn sản xuất quần áo, hàng thủ công và cacao. Ngô, đậu, lúa, lạc, điều, dứa, sắn, củ mài và các loại cây có củ khác là những cây trồng đáp ứng nhu cầu của người dân địa phương. Năm 2005, Bénin sản xuất 427.000 tấn bông, 110.000 tấn dứa, 40.000 tấn hạt điều, 841.000 tấn ngô, 2.955.000 tấn sắn, 163.800 tấn miến, 73.000 tấn gạo và 2.257.000 tấn củ mài. Ngành chăn nuôi có cừu, dê tập trung tại miền Bắc tuy nhiên vẫn chưa đủ cung và đang phải đối mặt với cuộc cạnh tranh rất mạnh của hàng đông lạnh nhập khẩu từ EU. Năm 2005, đàn gia súc của Bénin có 1.826.300 bò, 293.000 lợn và 2.300.000 gia súc nhỏ khác. Đàn gia cầm có 13.200.000 con.

Bénin có đội tàu thuyền chuyên đánh bắt và cung cấp cá tôm cho người dân trong nước và xuất khẩu sang châu Âu.
Công nghiệp :

Tháng 10/1982, Bénin đã bắt đầu sản xuất dầu lửa với khối lượng nhỏ ngoài biển. Một công ty Thụy Sĩ đã giúp Bénin khai thác dầu mỏ (sản lượng 100.000 thùng/ngày) chỉ đủ phục vụ nhu cầu trong nước. Việc sản xuất này đã ngừng lại trong những năm qua nhưng các hoạt động thăm dò dầu khí vẫn tiếp tục.

Lĩnh vực công nghiệp chỉ giới hạn ở ngành công nghiệp nhẹ, chủ yếu là công nghiệp chế biến nông sản (dầu ăn), dệt may và công nghiệp hoá chất (sản xuất gas công nghiệp). Ngoài ra còn có ngành công nghiệp khai thác sắt. Tất cả các ngành công nghiệp của Bénin đều đang phải chịu cuộc cạnh tranh không lành mạnh của hàng nhập lậu chủ yếu từ Nigeria cũng như chịu chi phí sản xuất rất cao, chất lượng nguyên liệu đầu vào thấp. Bénin đang dự kiến thực hiện một dự án thuỷ điện chung với nước láng giềng Tô-gô để giảm sự phụ thuộc năng lượng mà phần lớn đang phải nhập khẩu từ Gha-na.

Dịch vụ :

Lĩnh vực này đã phát triển nhanh nhờ tự do hoá nền kinh tế và cải cách thuế. Việc tham gia Khu vực đồng franc CFA (các nước Trung và Tây Phi) đã đem lại sự ổn định cũng như sự trợ giúp kinh tế của Pháp. Việc phục hồi quan hệ thương mại với Nigiêria đã giúp lĩnh vực dịch vụ đạt mức tăng trưởng 4,5% năm 2005 (0,4% năm 2004). Đặc biệt, hoạt động của cảng Cotonou đã có sự phục hồi mạnh: Hàng nhập khẩu qua cảng này đã tăng khoảng 28% vào năm 2005. Trong những năm tới, cảng sẽ được hưởng các khoản đầu tư quan trọng. Chương trình hỗ trợ ký kết giữa Bénin với Tổng Cty Millenium Challenge Corporation dự kiến cấp 160 triệu USD để hiện đại hoá và tăng công suất tiếp nhận. Lĩnh vực viễn thông cũng tận dụng được sự năng động của hoạt động tiêu dùng tư nhân (+ 11,6%).

Trước đây, các hoạt động thương mại thuộc sở hữu của Nhà nước nay đã được tư hữu hoá. Một doanh nghiệp Pháp đã mua lại nhà máy bia do Nhà nước quản lý. Người dân Bénin sở hữu những doanh nghiệp nhỏ còn một số công ty lớn có nguồn gốc từ nước ngoài chủ yếu là Pháp và Li Băng. Lĩnh vực thương mại và nông nghiệp tư nhân vẫn là những ngành đóng góp chính vào sự tăng trưởng.

Bénin xuất khẩu bông, dầu thô, các sản phẩm từ cọ, dừa và nhập khẩu thực phẩm, thuốc lá, các sản phẩm dầu lửa, thiết bị. Các bạn hàng chính là Pháp, Trung Quốc, Anh, Hà Lan, Brazil, Libya, Indonésia, Tây Ban Nha. Nhờ quan hệ lịch sử và có chung ngôn ngữ tiếng Pháp, Bénin xuất khẩu chủ yếu sang Pháp và, với lượng hàng ít hơn, sang Hà Lan, Triều Tiên, Nhật Bản và Ấn Độ. Pháp cũng là nước cung cấp chính của Bénin. 60-70% hàng nhập khẩu của Bénin được tái xuất sang nước láng giềng Nigiêria.


b) Những chuyển biến kinh tế mới đây

Sở dĩ lĩnh vực dịch vụ chiếm ưu thế trong nền kinh tế Bénin chủ yếu do tầm quan trọng trong trao đổi thương mại với nước láng giềng Nigiêria. Tuy nhiên tỷ trọng của khu vực này đã có sự giảm rõ rệt từ chỗ chiếm 53% GDP trong những năm 70 xuống còn 50% GDP trong 10 năm trở lại đây. Đồng thời, phần tham gia của lĩnh vực nông nghiệp trong GDP lại tăng từ 34% lên 36%. Sự tăng trưởng này phần lớn nhờ vào sản lượng bông tăng mạnh. Thật vậy, từ năm 1990 đến 2003, ngành bông đã đóng góp trên 10% GDP của cả nước. Ngược lại, lĩnh vực công nghiệp chỉ chiếm 14% với quy mô nhỏ gồm các doanh nghiệp tách hạt bông và một số doanh nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng thứ cấp cho thị trường trong nước.

Sau thời gian tăng trưởng ổn định trung bình 5% mỗi năm, từ 1995 đến 2003, kinh tế của Bénin đã lâm vào tình trạng suy thoái. Việc giảm sản xuất bông do giá bông thế giới thấp, tổ chức lộn xộn ngành bông kết hợp với những hạn chế thương mại (đóng cửa biên giới, cấm tái xuất) do Nigiêria áp đặt đã dẫn đến hoạt động kinh tế bị thu hẹp. Tình hình này vẫn còn thể hiện rất rõ qua việc cán cân thương mại ngày càng thâm hụt và Nhà nước mất đi một nguồn thu đáng kể. So với các cảng khác trong tiểu vùng, cảng Cotonou có tính cạnh tranh thấp hơn. Do vậy, năm 2004, tăng trưởng của nước này chỉ đạt 3%, tuy nhiên lạm phát đã được làm chủ giống như tất cả các nước thành viên khác của Liên minh Kinh tế và Tiền tệ Tây Phi (UEMOA) ở mức 2,7%. Mặc dù vậy, chỉ số giá tiêu dùng lại tăng do giá dầu lửa quốc tế cao (Bénin nhập khẩu rất nhiều dầu lửa). Tỷ lệ tăng trưởng kinh tế của Bénin năm 2005 là 3,5%.

Các cuộc cải cách cơ cấu tiến hành từ đầu những năm 90 tiến triển chậm trễ nhất là việc tư hữu hoá và cải cách ngành bông và vận tải đường sắt, hai lĩnh vực sống còn của nền kinh tế. Nhưng chính những quyết định chính trị, do không làm chủ được những khoản chi lương cũng như việc tăng trợ cấp cho những nhà sản xuất vì giá bông thế giới giảm đã ảnh hưởng xấu đến ngân sách quốc gia năm 2005. Mặc dù gặp những khó khăn đó, Bénin vẫn duy trì tốt quan hệ với các thể chế Bretton Woods. Từ tháng 8/2005, nước này đã được hưởng 9,1 triệu USD nhằm khuyến khích tăng trưởng và xoá đói giảm nghèo trong khuôn khổ chương trình của IMF. Bénin cũng tôn trọng phần lớn những tiêu chí chung của UEMOA với đóng góp 10% GDP trong đó.


II. Ngoại thương Bénin giai đoạn 2001-2005

Trong 5 năm qua, đặc điểm nổi bật của ngoại thương Bénin là sự thiếu năng động. Từ năm 2001 đến 2005, xuất khẩu của Bénin tính theo đồng Euro gần như ổn định chỉ tăng khoảng 1% từ 229,37 triệu Euro lên 233,63 triệu Euro. Về nhập khẩu, trong cùng thời kỳ, đã tăng từ 690 triệu lên 722,58 triệu Euro, tức là + 1%.

Tỷ lệ bù đắp cán cân thanh toán vốn luôn bị thâm hụt về cơ cấu đã không được cải thiện thêm: năm 2005 vẫn ở mức 32% giống như năm 2001.

Cơ cấu xuất khẩu vẫn chủ yếu gồm các nguyên liệu nông nghiệp trong đó bông, hạt điều và trái cây chiếm 73% tổng xuất khẩu của Bénin năm 2005. Còn về nhập khẩu, đa dạng hơn, nhưng lại chịu tác động của cuộc khủng hoảng kinh tế từ năm 2003 đến 2004 và nhất là mất đi sự hấp dẫn của cảng Cotonou trong tiểu vùng.

Riêng về đối tác thương mại vẫn không thay đổi, điều này cho thấy rõ vai trò sân sau của Bénin trong khu vực. Cụ thể :


  • Bénin tiếp tục nhập khẩu chủ yếu những sản phẩm của châu Âu phần lớn đến từ Pháp mặc dù Bénin đã tăng đều đặn việc nhập hàng từ Trung Quốc.

  • Xuất khẩu của Bénin (do để tái xuất) chủ yếu hướng về các nước láng giềng, ngoại trừ sản phẩm bông bán cho các khách hàng xa hơn, chiếm trên 60% tổng giá trị xuất khẩu.


II.1. Tình hình xuất khẩu của Bénin

a) Cơ cấu hàng xuất khẩu

Trong 5 năm từ 2001đến 2005, cơ cấu xuất khẩu của cả nước chỉ có một số thay đổi nhỏ, chủ yếu vẫn là bán các mặt hàng nguyên liệu nông nghiệp chưa chế biến hoặc sơ chế. Những sản phẩm này phụ thuộc rất nhiều vào thời vụ và giá quốc tế. Bông và với một khối lượng nhỏ hơn là hạt điều, chiếm trên 2/3 kim ngạch xuất khẩu cả nước.

Mặc dù có sự tăng trưởng xuất khẩu đều đặn, trái cây vẫn chưa trở thành sản phẩm lựa chọn có thể thay thế cho mặt hàng bông.

Về hải sản và tài nguyên biển, tỷ trọng xuất khẩu vẫn còn rất nhỏ bé mặc dù nước này muốn bổ sung một số sản phẩm vào danh mục hàng xuất khẩu.

Cuối cùng, việc xuất khẩu thuốc lá, sản phẩm đứng thứ 4 của Bénin đã tăng mạnh sau khi tư hữu hoá thành công một nhà máy sản xuất chuyên xuất khẩu sang Nigiêria.


Каталог: uploads -> attach -> 197621262192400
attach -> Tri thức 001. Thống kê y tế II. Phân tích số liệu định lượng : Tham khảo môn Xử lý và phân tích số liệu / Đại học y tế công cộng
attach -> TRƯỜng đẠi học tôN ĐỨc thắng phòng đIỆn toáN & thông tin tư liệu danh mục sách mới tháng 06/2013
attach -> TÀi liệu cơ BẢn về BÊ-nanh và quan hệ VỚi việt nam I. Khái quát
attach -> Quy hoạch phổ TẦn số VÔ tuyếN ĐIỆn quốc gia
attach -> Danh sách các công ty Sri Lanka đang có nhu cầu xuất nhập khẩu các loại hàng hóa
attach -> TÊn công ty nhu cầU ĐỊa chỉ liên hệ
attach -> Nonlinear systems / Hassan K. Khalil
attach -> Thông tư 202/2014/tt-btc
attach -> PHỤ LỤc quy định thành phần hồ sơ thực hiện chế độ chính sách theo Quyết định 250/QĐ-ttg của Thủ tướng Chính phủ
197621262192400 -> Thương vụ vn tại Ma-rốc Dự thảo cuốn sách Kinh doanh với thị trường Ma-rốc

tải về 0.96 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
  1   2   3   4   5   6   7   8   9   10




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương