Từ nay, phải suy-nghĩ một cách bao trùm, bất cứ trong địa hạt nào. Chính-trị, Tôn-giáo



tải về 1.97 Mb.
trang14/25
Chuyển đổi dữ liệu18.08.2016
Kích1.97 Mb.
#21885
1   ...   10   11   12   13   14   15   16   17   ...   25

69. HỘI NHẬP VĂN HÓA

. . . FIAT mihi secundum Verbum tuum. Lc 1, 26-38

. . . et VERBUM CARO factum est . . . Ga 1, 14
Biến-cố Ngôi Lời nhập-thể, Incarnatus est, nói lên VĂN HÓA nhà Trời HỘI NHẬP Nhà Đất do một Vị Khách nhà Trời ‘đáo giang tùy khúc, nhập gia tùy tục’ tại Nhà Đất, không khác nào gieo hạt Sen giống xuống Đầm lầy (Ga 12, 24). Phải chăng, đây là một biến-cố kinh Thiên động Địa, đúng là long Trời lở Đất, chỉ gây kinh-hoàng hơn là bở-ngở ?
Thật ra, bắt đầu từ hai anh em Cain và Abel đến chúng ta hôm nay, không một ai bất cứ, mà đã không từng nằm trong Cung-dạ Mẹ mình suốt 9 tháng 10 ngày rồi sau đó, mới lọt lòng mẹ, ra mắt trình-diện chào cha mẹ chào các anh chị. Lúc bấy giờ, ai cũng như ai, tất cả đều là “Nhân chi sơ, tánh bổn thiện,... như nhau, nhờ vậy mà “...Tánh tương cận”, bà con quanh xóm láng giềng tuôn đến chúc mừng trầm-trồ ca-ngợi: bé thật dễ thương, đẹp như Thiên thần,... “Ai nghe cũng để tâm suy-nghĩ và tự hỏi : Đứa trẻ nầy rồi ra sẽ thế nào đây ? Quả thật, có bàn tay Chúa phù-hộ em” (Lc 1, 66).
Thế mà sau đó, do đủ các thứ Tập-tục, tập-quán đua-đòi học-Âu học-Á học-danh học-lợi... toàn là những thứ Cỏ lùng tạp nhạp du-nhập vào Tâm tuệ... khiến người người lâm vào cái nạn “Tập... tương... viễn” (Tam Tự kinh), ngày càng quyết-liệt triệt-tiêu lẩn nhau một mất một còn trong mọi lãnh-vực mà vẫn chưa tìm ra biện-pháp hiệp-thông Huynh-Đệ hiệp-nhất Thủ-Túc nào hữu-hiệu. Chính vì thế mà Đức Yêsu đã bảo Nicôđem lo mà hồi-tưởng để chiêm-ngắm cái thuở mình còn ấu-thơ (Ga 3, 3), nó quý-hóa biết chừng nào !
Phải chăng nay-đây dịp lễ mừng Chúa Giáng-sinh là cơ-hội thuận-tiện cho từng con người ngoái lại nhìn chính mình ở vào cái thuở vừa chào đời ấy, xem mình ra sao, có y như Hài nhi Giêsu bên cạnh Mẹ Maria và Giuse Dưỡng phụ chăng ?
Nay-đây đang ở vào thời Hậu-ước, thời Đức Kytô Hôm nay...” (Dt 13. 8), tức là thời Kytô-hữu (Cv 11, 26; 16,1; 26, 28), - xét là Hậu-thân và là Hiện-thân Đức Giêsu-Kytô Hôm qua còn tại thế, - chúng ta Kytô-hữu nay-đây nên tìm-hiểu thế nào là Kytô-hữu đích-thực chính-danh theo cái nhìn của“Đức Kytô Vĩnh-hằng”, hầu có thể đạt mức xác-tín. Và đâu là những mẫu sống kytô-hữu có nền tảng lịch-sử thuộc Nhà Đất nầy, căn-cứ vào dữ-liệu Kinh Thánh như sau . . . ?

@

Lý-lịch Trần-nhân Yêsu:

Gia-phả từ Adam: Trần-nhân Yêsu Đồng-loại:Lc 3, 23-38

Gia-phả thuộc Hoàng-tộc Đavid : truyền-thống Lãnh-đạo: Mt 1, 1-16

"Emmanuel = Thiên Chúa ở-cùng Nhân-loại chúng con" Is 7, 14

"Một Hài-nhi đã sinh ra cho Nhân-loại chúng ta,

Một Người Con đã được ban tặng cho Nhân-loại chúng ta" Is 9, 6.

"Et Verbum Caro factum est,

et habitavit in Nobis" Ga 1, 14

". . .Và đã làm NGƯỜI" Credo

Yuse đến định-cư tại làng Nazaréth:Mt 2, 23 ; Lc 2, 39

Đức Yêsu, người làng Nazaréth : Mt 26, 71

Đức Yêsu, một Ngôn-sứ ở làng Nazaréth : Mt 21, 11; . . .

@

Căn-tính Đức Kytô Thiên-sai

In Principio erat... Ga 1, 1...

Từ Cha Tôi đến . . .

Trước khi Abraham xuất-hiện nơi Trần-thế,

Tôi đã từng tồn-tại, ‘Tôi Hằng-hữu’ mà . . . Ga 8, 57

&

. . . để khẳng-định :



Kytô-hữu đầu-tiên : Đức MARIA,

khi đáp Lời ‘xin vâng’ do Thông-tín-viên Gabriel truyền : Lc 1, 38.



Kytô-hữu 2. : Thánh GIUSE

khi chấp-nhận Bạn Maria cùng với Thai-nhi : Mt 1, 18-25



Đây là Gia-đình Kytô-hữu tiên-khởi .

Kytô-hữu 3. : Yoan Tiền-hô

khi nhảy mừng trong Dạ Mẹ Elizabéth : Lc 1, 41-43



Kytô-hữu 4. : Mẹ Elizabéth,

Niềm Vui từ Yoan lan-tỏa qua Mẹ Elizabéth



Kytô-hữu 5. : Niềm Vui lan tỏa đến Cha Yacaria,

Đây là Gia-đình Kytô-hữu 2.
Có gượng-ép chăng khi gọi đây là những Kytô-hữu, Kytô-hữu chính-danh, Kytô-hữu mẫu-mực, những mẫu khả-thi cho suốt thời Hậu-ước ?
... khám-phá Nội-tâm ...

. “...một sự-cố “: Giữa một đôi bạn đã chính-thức đính-hôn lại xuất-hiện một VIP thứ 3. là Sứ-thần Gabriel (Lc 1, 26-38), khiến cho một sự-cố bất-trắc xảy ra,... vừa bất-ngờ và bất-ưng đối với vị hôn-phu Giuse (Mt 1,18-25 ), mà không rỏ giữa hai bên : Cô Maria có tỏ-bày ‘sự-kiện Gabriel’ trước cho Cậu Giuse rỏ, hoặc là chỉ tỏ-bày sau khi [nếu]Giuse cật-vấn, hoặc là : cả hai cùng im-lặng,... không lời qua tiếng lại, mà chỉ riêng Cậu Giuse thì nẩy ý-định ly-thân cách kín-đáo ???


. “im-lặng”: Meditatio: Thiền-định, Chiêm-niệm... mãi cho đến . . . lúc Sinh-hạ Hài nhi :”Còn Bà Maria thì hằng ghi nhớ mọi kỷ-niệm ấy mà suy đi nghĩ lại trong lòng” (Lc 2, 19); cũng như cho đến lúc Cậu Giêsu lên tuổi 12: “Nhưng hai ông bà không hiểu lời Cậu vừa nói”; “Riêng Mẹ Cậu thì hằng ghi nhớ tất cả những điều ấy trong lòng” (Lc 2, 41-52).

Lòng”: Coeur, Cor, Tâm, Tâm-hồn, Tim, ổ Tư-duy,... là Kho-tàng (Mt 13, 44) cần khai-quật bằng mọi giá:”... còn chính bà, thì một lưỡi gươm sẽ đâm thâu Tân-hồn bà, ngỏ hầu những ý-nghĩ từ thâm-tâm nhiều người phải lộ ra” (Lc 2, 35).


. Danh gọi GIÊSU : “Bà Sẽ sinh Con Trai và ông phải đặt tên cho Con Trẻ là GIÊSU, vì chính Người sẽ cứu Dân Người khỏi tội-lỗi” (Lc 1, 21).

Cũng như danh gọi GIOAN Tiền-hô Tẩy-giả do được linh-ứng (Lc 1, 60, 63).

Còn Danh gọi CHRISTUS: KYTÔ (Mt 1, 1), Maria – Giuse có hiểu gì ...???

@
Trần-nhân Kytô-hữu hôm nay chiêm-niệm :

Đâu là THỰC-CHẤT Nhân-bản, Nhân-vị, Nhân-cách, Nhân-phẩm,

Nhân-quyền . . . nơi từng Thành-viên Gia-đình Nazaréth nầy ?

Thế nào là HẠNH-PHÚC Gia-đình ?

THÁNH-HÓA Gia-đình bằng cách nào ?

TU là CÕI hay là CỘI Phúc ?

. . . . . . . . .

Dưỡng Phụ Giuse sinh-sống và làm việc như thế nào từ lúc âm-thầm Chấp-nhận Mẹ – Con Maria-Giêsu như vậy, mãi cho đến lúc ra-đi, tạm cho là khi Người Con Giêsu Trưởng-thành (tuổi 21), thì được gọi sao cho đúng: Công-chính, Dũng-nam...?
Maria một Thiếu-nữ trở thành Mẹ ngay từ giây phút “Fiat” vừa sống với Con như vậy vừa sống bên cạnh người chồng như thế cho đến lúc “stabat juxta crucem” như vậy, thì được gọi sao cho đúng: Dũng-nữ, Mẹ Diễm-phúc ?
Còn Vị Khách Nhà Trời, một VIP tự-thân tự-kỷ, tự-khẳng-định:

Từ Cha Tôi đến, Tôi đã vào Trần-thế.

Giờ đây, (xong Tác-vụ: Ga 19, 30),

Tôi lại trở-về cùng Cha (Ga 16, 28).

Cha Tôi, mà cũng là Cha các anh em (Ga 20, 17).

*

Tôi là lực Sinh-động cho anh em

tiến-thân vào Con đường dẫn đến

Chân-lý toàn-diện tuyệt-đối.

Nếu anh em muốn đến được với Cha,

thì cứ dấn-thân tiến thẳng theo cung-cách

Tôi đã Vượt-qua (Cf. Ga 14, 6).

. . .thì sao ?


Có người hỏi : Thưa Thầy, Thầy đi đâu, tôi cũng xin đi theo.

+ Chồn đất ở hang, chim trời ở tổ, nhưng con người thì không căn-cứ địa. (Lc 9, 57-58)



70. MAGNIFICAT ANIMA MEA... (*)

(Lc 1, 46-55).


Dt 1, 1: Thuở xưa, nhiều lần nhiều cách,

Thiên Chúa giáo-dục cha ông chúng ta qua các ngôn-sứ...



  • Hiện nay : CON Trai nói với CHA:

+ ‘Abba, Cha ơi, Cha bỏ qua cho các anh em con nhờ,

chúng nào có biết mình đang làm gì đâu !’[Lc 23, 24]

+ CON Gái 03 tuổi nói với MẸ : Mẹ đánh Con, Mẹ có đau không !



+ Phật Thích Ca Mâuni (563 – 483 tr CN) : “Chúng sinh bình-đẳng”



Hiểu là tôn-trọng luật Sinh-tồn nơi bất cứ giống loại Sinh-vật nào nên không sát-sinh một cách tàn-nhẫn phi-lý

@

Giáo-lý nhà Phật có thể thâu-tóm:

Thật ra, Oán hờn không trừ diệt được oán hờn.

Oán hờn phải giải-quyết bằng Yêu thương.

Đó là một định-luật vĩnh-cửu”.

*

Người chiến-sĩ anh-hùng nhất



không phải người đã thắng được

hằng ngàn người trong một chiến-trận,

mà là người đã tự thắng mình.

Tự chiến thắng chính mình thì trọng đại

hơn là chiến thắng được tất cả các dân-tộc”.

(103-104 Dhammapada)

@

Đức Khổng tử (551-479 tr Cn),

một nhà Giáo-dục “vạn thế sư biểu” đã chủ-trì đào-tạo đệ-tử thành :

người hoàn-hảo; người có lòng Nhân,

người toàn-đức, gồm mọi đức-tính toàn vẹn;

là người thương người;

người sống giữa nhân-quần xã-hội có khả-năng và đức-độ

chu-toàn việc phải làm, làm vì nhiệm-vụ” (Luận ngữ).

@

Mạnh Tử (371?-289? tr CN),

Vương Đạo và Bá Đạo:

“Kẻ dùng sức mạnh nói thác nhân, là bá đạo.



Người dùng đức thi hành nhân, là vương đạo.

Lấy sức mạnh thu phục người,

không phải lòng người theo,

mà là vì họ không đủ sức cưỡng lại.

Lấy đức thu phục người,

thì người vui lòng thành thực theo,

như 70 đệ tử theo Khổng tử vậy”. ( Mạnh Tử, II a, 3.).

@

Lão tử (359 – 286 tr CN):

Thắng nhân giả hữu lực, tự thắng giả cường :

Thắng được người là võ lực,

tự mình thắng được mình mới đúng là khỏe mạnh”

(Đđ kinh ch. 33).

@
Sách Khôn ngoan 11, 21-26

. . . . . “Trước Thiên-nhan, toàn-thể Vũ-trụ

ví tựa hạt cát trên bàn cân,

tựa giọt sương mai rơi trên mặt đất.

Nhưng Chúa yêu-thương hết mọi con người,

Ngài làm ngơ trước lỗi-lầm của chúng,

để chúng còn ăn-năn hối cải.

Quả thật, Chúa yêu-thương vạn loài hiện-hữu,

không ghê-tởm bất cứ giống loại nào Ngài đã tạo-thành”. . . .

@

Gioan Tông-đồ [1Ga 4, 20]

Ai nói mình yêu mến Chúa

mà lại ghét anh em mình, là nói láo.

bởi người anh em mình trông thấy

mà không yêu-thương được,

thì không thể yêu mến Thiên Chúa,

Đấng mình không trông thấy”.

@

một thông-điệp . . . . . (*)



. . . . . . . 06 anh em thanh-niên: 04 anh người Anh: Andy Ganner (37 tuổi 0 sinh-viên), Rory James (31 tuổi – kỹ-sư thiết-kế), Toby Wilsdon (26 tuổi – nhà du-lịch đang mong muốn trở thành nhà văn), Scott Zentack (31 tuổi – kỹ-sư) và 02 anh người Canada : Stephane Beaudoin và Nick Percell, sẽ nhập đoàn ở Bắc Kinh. Đoàn khởi-hành bằng xe Đạp thể-thao từ Manchester (Anh) vào ngày 01. 6. 2001, sẽ kết-thúc ở Xingapo vào cuối tháng 3. 2002, tức là cả 10 tháng trời cho một cuộc viễn-du dài 20.000Km, nào là phải chạy đua với mùa Đông giá-lạnh Xibia, băng qua Samạc Gôbi mà không đường mòn, đạp xe trên cát, qua dất nước Trung Quốc mênh-mông, vào Việt Nam qua cửa khẩu Móng Cái. Tổng-cộng, đoàn đã vượt qua 16 quốc-gia, và sau Hà Nội, đoàn sẽ sang Lào qua cửa khẩu Lao Bảo, đi dọc sông Mêkong sang Thái Lan, sau đó kết-thúc ở Xingapo. Tại Hà Nội, 06 thành-viên đã có cuộc đối-thoại với học-sinh hai trường Trung-học danh tiếng Chu văn An và Amsterdam. Thông-điệp mà đoàn mang đến cho các bạn Trẻ suốt dọc đường mình du-khảo – qua lời anh Andy Ganner – người tổ-chức cuộc viễn-du là:

Các chính-phủ có thể có các chính-sách khác nhau,



các Dân-tộc có thể có bản-sắc khác nhau,

các Tôn-giáo có thể có niềm Tin khác nhau,

nhưng

con người bất cứ ở đâu

bất luận thời nào,

cũng đều có Tình-yêu với nhau,

bất-chấp tất cả những khác-biệt to lớn nói trên”
(*) X. Báo TUỔI TRẺ. số 16 / 2002 (3446) Thứ Sáu 25. 01. 2002

@

CHẤT-LƯỢNG SỐNG CỦA NGƯỜI DÂN

Và câu hỏi lớn năm 2003

Bà Kanni Wignaraja rời trụ sở của Liên Hiệp Quốc (LHQ) ở New York tới Hà Nội nhận chức phó đại diện thường-trú của Chương-trình Phát-triển LHQ (UNDP) tại VN tháng 7-2002. Vào ngày cuối cùng của năm 2002, bà đã dành cho Tuổi Trẻ một cuộc trò chuyện tâm-tình, cởi mở về con đường phát-triển của VN.

. . . . . . .

Và năm 2003 đã đến ! Sẽ có người băng-khoăn: liệu ưu-tiên dành cho xóa đói giảm nghèo ở các nước đang phát-triển có bị những mối bận-tâm về chống khủng-bố, về cuộc chiến có thể xảy ra ở Iraq che-lấp; tương-lai của những nước nghèo liệu có bấp-bênh hơn trong xu-hướng biến-động của Thế-giới ? Có một tín-hiệu vui là năm vừa rồi số tiền mà các quốc-gia đóng-góp cho các hoạt-động phát-triển của UNDP đã tăng lên đôi chút so với đà suy-giảm mấy năm trước.
Chúng tôi những người làm về phát-triển,

xác-định rỏ con đường vững-chắc nhất để có hòa-bình,



đó là xóa bỏ sự bất-bình-đẳng giữa các nhóm người:

giữa nông-thôn và thành-thị,

giữa dân-tộc đa số và thiểu số, giữa đàn ông và phụ nữ,

giữa các nhóm tôn-giáo khác nhau...



CẨM HÀ ghi - Tuổi Trẻ 01. 01. 2003
Hành-tinh Địa Cầu nầy chỉ là một chiếc Ghe bầu đang vận-chuyển trên một dòng sông lịch-sử khá rộng thuộc riêng nó mà không ai rỏ được đâu là bờ là bến. Có nên chăng, từng cá-thể riêng lẻ tạm thời rời khỏi cái ồn-ào mà lên tận cung Hằng cho dễ lắng nghe các bậc Chư-tử xưa nay xa gần và chăm nhìn về toàn cảnh một cộng-đồng Huynh – Đệ đồng-loại bởi do cùng Cha Trời sinh nhờ cùng Mẹ Đất dưỡng, mà tại sao cứ như vầy hoài . . . !
Magnificat anima mea... “Mẫu – Tử tình-thâm” (Tục-ngữ VN) chớ không nói “Phụ Tử thâm-tình”! Cũng Tục-ngữ VN nói : “Cha Trời, Mẹ Đất”, “Cha sinh Mẹ dưỡng”, nhưng bởi “Trời cao nên nhờ Đất thấp’ “Mẫu – Tử” bao giờ cũng khắng-khít hơn Phụ Tử. Dầu vậy, khi Cộng-đồng Sion than-vãn :

Cha ơi, Cha! sao Cha bỏ rơi chúng con ?

Cha lãng-quên chúng con rồi sao ?”

thì được Cha đáp lại:



+ “Nào người Mẹ có thể lãng-quên

đứa CON mình cưu-mang !

Mà dẫu người Mẹ có lãng-quên đi nữa.

Thì chẳng bao giờ

CHA bỏ rơi chúng con đâu !’ ( Is. 49, 14-15 ).

@

(*) Các danh Gọi hay Xưng ‘Cha Mẹ Anh Em’ đều được hiểu rộng trong bộ ‘Phụ Mẫu chi Dân” cả diện đạo – diện đời chớ không chỉ hiểu hạn-hẹp trong khuôn khổ tiểu-tổ Gia-đình mà thôi.






71. “UỐNG NƯỚC… ĂN TRÁI…”
Uống nước nhớ Nguồn”.

Ăn trái nhớ Kẻ trồng cây”



Ca dao VN
Gọi Ba mươi Tết ngày cuối tháng Chạp là ngày rước Ông Bà Tổ Tiên về vui Tết với đoàn con cháu, Mùng Ba Tết thì đưa Ông Bà Tổ Tiên về Trời…
Ngày mùng Một Tết thì con cháu lo chúc Tuổi Ông Bà Cha Mẹ trong nhà rồi lại tiếp-tục đi chúc Tết Cô Bác bên Nội bên Ngoại gần xa,… Riêng Đạo Công-giáo thì dành mùng Hai làm ngày Kính nhớ Tổ Tiên…
Thế nào là Tổ – Tiên ? Tổ – Tiên và chúng ta Trần-nhân nay đây tương-quan với nhau làm sao ? và Kính nhớ Tổ – Tiên thể nào cho phải Đạo, cho thật là chính-đáng?
Mỗi một Đất Nước hay một Sắc Tộc đều có Tổ Tiên. Như Đất Nước Trung Hoa có Nghiêu có Thuấn, có Ngũ Đại có Tam Hoàng,… Đất Nước Việt Nam cũng vậy, với 4.000 năm văn-hiến có biết bao vị Anh-hùng Lập-quốc Kiến-quốc Hưng-quốc, mà gần đây nhất đã trải qua 09 đời Chúa, 13 đời Vua, 02 đời Tổng-thống, và hiện nay là Chủ Tịch Nhà Nước, hay nói chung, ở cương-vị lãnh-đạo đứng đầu một Đất Nước, thì gọi là Nguyên-thủ Quốc-gia, nhưng ở đây xin tạm gọi “Tổ” là Vị Nguyên Tổ vừa Toàn-năng tác-tạo Trời và Đất, là Đấng Hóa công tạo thiên lập địa, hay là Vị Chúa tể càn - khôn [St 1, 1; 20-25], vừa Nhân-hậu tác-sinh cộng-đồng con cái Trần-nhân Tinh-khôn “theo Hình ảnh Chúng ta, giống Chúng ta” [St 1, 26-27].
Gọi “Tiên” [X. Is 6, 3 : Thánh – Thánh – Thánh, Chúa là Thiên Chúa các Đạo-binh…], đây là tập-thể một Nội-các Quần-thần Thiên-sứ trực-tiếp tham-chính trong việc trị bình quốc-dân thiên-hạ [X. St 1, 26-27 : Faciamus… : Chúng ta cùng… gồm Nguyên Tổ Quần-thần Thiên-sứ]
Trái Đất đúng là một thứ Trái CÂY đa dạng diện năng-lực và công-dụng dành cho bất cứ Sinh-Động-vật mà đặc-biệt là dành trọn cho dòng giống Nhân-loại chúng ta, nó đã được Vị Nguyên Tổ bàn-giao cho Đôi bạn Adong-Êvà Tổ-tông dòng-dõi Trần-nhân chúng ta nay đây : “Hai đứa chúng con hãy sinh-sôi nẩy-nở cho tràn đầy mặt Đất, hãy quản-lý toàn-bộ mặt bằng trái Đất… [St 1, 28-30].
Địa Cầu nói đây cũng đúng là Tàu Con Thoi nay đã 4 tỷ rưởi tuổi tính từ ngày xuất-xưởng, đã từng đón rước không biết cơ-mang thế-hệ Trần-nhân, liên-tục từng lớp từng lớp bước vào sinh-sống hoạt-động với thời-hạn 100 năm rồi lại ra-đi,…
Cho đến ngày hôm nay, không một ai là không rỏ cái khả-năng Trái Đất cung-cấp đa dạng diện sản-phẩm cho bất cứ sinh-linh-vật nào [St 1, 20-25], ngay cả con Chằng ‘HIV / AID’ vẫn có Đất đứng, vẫn được nuôi dưỡng hẳn-hoi, thì nói chi, “các anh em còn cao giá hơn cả con chim sẻ mà…” [Mt 6, 27]; nhưng điều quan-trọng là dòng giống Trần-nhân Tinh-khôn nầy có ý-thức chăng, là ăn uống không chỉ bằng miệng lưởi mà còn ăn nuốt cả bằng Tai-Mắt-Tay-Chân… là những thứ không ai biết no-thỏa bao giờ… mà rồi sau đó trả lại cho Trái Đất nầy những gì, ra sao… xét từng cá-thể đến những tập-thể nhỏ to ?
Thế cho nên, đã từ lâu, lâu lắm rồi, từ Tổ Tông xa xưa cho đến bậc cha ông cận-kề, đều căn đi dặn lại đám con cháu rằng:

ăn cây nào rào cây nấy…

trước nhất là biết dinh-dưỡng bằng vun phân tưới nước, kế đến là không gây ô-nhiễm trong những tầng lớp bầu trời bao bộc cả cây lẩn trái, chẳng hạn từng chùm Nhản đều được trùm kỷ để mùa thu-hoạch đạt cao phẩm lượng, huống hồ những thứ chi khác còn cao giá hơn gấp trăm gấp ngàn,… bởi có Trái nào cao-giá bằng Trái Đất, mà dẫu Trái Đất nầy có nuôi tất cả những giống loại nào khác đi nưa, thì cũng chỉ là nuôi giùm nuôi phụ nuôi giúp cho đám Nhân-sinh chúng mình thôi, chớ có thất-thoát đi đâu ! Mà có lạ-lùng gì, cả Trời lẩn Đất và muôn vật trong đó, thảy thảy đều ‘vì loài người chúng ta’ thôi, khiếp thật!
Vậy mà đã xảy ra cảnh cái Dù Trời để che nắng chắn mưa lại bị loang-lổ khiến nắng xoáy mưa xoi mọi cái đầu nhứt-nhối bất-ổn… khiến toàn thân Trái Đất vẫn như quả Tim hằng tươm máu vì bị phân-hóa đến nứt nẻ bể-lở từng mảng ngay từ khi Máu Abel xối-xả tuôn-rơi ! Hy-vọng rằng, không một ai dám than Trời trách Đất, bởi lời bàn-giao rất rỏ-ràng và chi-li cho hai ông bà tổ-tông Adong–Êvà ngay từ thuở vừa khai Thiên lập Địa xong [x. St 1, 28-30], vẫn còn được khẳng-định lại sau nầy một cách dứt-khoát:

+ “Bầu Trời là Ngai Ta, Trái Đất là bệ Chơn Ta

(Is 66, 1).

Bầu Trời, Ta nắm chủ-quyền,



còn Trái Đất,

Ta đã ban tặng cả cho con cái Trần-nhân”

(Tv 133, 16).

thì chắc chắn trách-nhiệm hoàn-toàn quy về cái cộng-đồng Tinh-khôn chúng ta nay đây thôi… Có thể chăng cần cùng nhau thanh-tra và thẩm-vấn lại nội-tâm riêng mình, chắc hẳn là không khác nội-tâm anh Cain là bao, xem lý-do thâm-nội nào khiến mình cũng đổ máu em Abel cách nào đó!
Thật đơn-giản, đã từng uống Nước tất phải nhớ : Nước tự Nguồn vốn không ô-nhiễm, cũng như đã Ăn Trái tất phải nhớ Kẻ Trồng Cây đã từng căn-dặn mình gì gì đó…! Bởi không mai kia thì cũng mốt nọ, lần lược kẻ trước người sau, tất cả đều bước qua cánh cửa Tử Thần mà Phục-sinh Vinh-quy rồi Bái TỔ trong cảnh Thiên-đình, giữa TỔ chung quanh TIÊN, mỗi mỗi đều trình-diện với bài tường-trần cá-nhân riêng rẽ về những món Nợ với TỔ TIÊN có được hoàn-trả lại thỏa-đáng cho Hậu-thế hay không ?
Năm ba ngày Vui Tết có là bao so với 360 ngày đang ở phía trước tiếp nối chiều dài giòng Nước Thời-gian tỷ tỷ tỷ năm với tầm rộng Địa-bàn bao la của Trái Đất y như một Trái Ổi Chín lại bị Dơi gậm-nhấm, hoặc như trái Mít sắp Ủng nặng mùi chỉ chực Ruồi bu Kiến đậu, thì phải chăng nó chỉ cần một lớp bao-bì Tình Nghĩa: “Tứ hải chỉ nội giai Huynh-Đệ, mà Huynh-Đệ thì như Thủ-Túc trong tư-thế Chúng-sinh bình-đẳng” để bảo-trì nó, đó là một thứ bao-bì mà các vị Chư-tử Khổng Mạnh Lão Trang Thích Ca đã tạo mẫu, chỉ cần xúm nhau cụ-thể thực-hiện…





  1. CANTATE 13.3.1993 – 2003 10 TUỔI

Vào ngày 13.3.1993, CANTATE cất tiếng hát o e. . . chào đời, xuất nguồn từ Bài “CANTEMUS” do cộng-đồng con cháu nhà Yacóp ca hát khi vừa Vượt qua Biển Đỏ ráo chơn do Maisen lãnh-đạo [Xh 15, 1 . . .]



Cantate chọn Gia-đình Thánh-gia Nazaréth Bảo-trợ.

Ngày 19. 3. Kính Thánh Cả Giuse là Chủ-quản Gia-đình,

là Bạn Đức Trinh Nữ Maria,

là Dưỡng Phụ Con Người Trần-nhân Giêsu.

Ngày 25. 3. ngày niệm-kính một hiện-tượng ở Thiên đình:



+ Con tuân-hành Ý Cha :”…Nầy Con xin đến…” [Tv 40, 7-9; Dt 10, 5-7]

và một hiện-tượng ở Nazaréth:

+ Nữ-tỳ tuân-hành Ý Chủ :”Fiat mihi . . .” [Lc 1, 38;Tv 122, 1-2]

= Thế là xảy ra biến-cố

Et Verbum Caro factum est” [Ga 1, 14];

Và đã làm Người’ (credo)

thể-hiện mầu-nhiệm “EMMANUEL :



Thiên-Chúa-ở-cùng-Nhân-loại-chúng-con”

một cách thiết-thực thâm-đậm [Is 7, 14; Mt 1, 23],

đồng thời đặt nền-móng hình-thành Gia-đình thuộc thế-hệ Ái-ước, là chủ-đề chính cần được lưu-tâm từ năm nay 2003 nầy trở đi.

HĐ GM VN qua UB GM về Văn Hóa



* 40 năm sau VATICAN II nhìn lại ‘Từ thế-giới của Vatican II đến thế-giới đầy bất-trắc hôm nay’

của Lm Phaolô Nguyễn Thái Hợp Dòng ĐaMinh, thì hầu như bộ Tim – Óc Đức Cố Giáo Hoàng Gioan XXIII đang được khám-phá lại: mong nhận rõ một vài hướng đi tới nào đó đúng-đắn hơn, . . .

 Một ký-giả hỏi: -Ngài kỳ-vọng gì nơi Công-đồng ?

 Đức Gioan XXIII: + ‘Tôi cũng chưa biết rỏ’. Thế rồi ngài dẫn anh ký-giả đến bên cửa sổ và mở toang, ngài nói:

Ít nhất, thoáng khí hơn’.

Vậy là đã cùng, nên ‘tắc biến’, và đã ‘biến’ nhưng chưa hẳn ‘tắc thông’; như vậy, cần phải vừa “Trở về Nguồn”, mà cũng vừa aggiornamento = cập nhật hóa”, nào có khác chi mỗi Tài xế bên tay Lái đủ loại xe từ 2 đến 10 bánh cho đến phi-cơ hay tàu thủy chuyên-chở hằng 100 hằng 1.000 người, . . . không lúc nào ngưng ‘biến’ ngưng ‘cập nhật hóa’ tùy theo từng thước từng tất đường đất đường thủy cũng như đường hàng không !

Nghe lời các chư-tử đời đạo xưa nay bảo, hảy trở về lại với chính mình và tự-khám-phá về chính mình xem, . . . để ‘tự biết mình’ ra sao, chỉ theo tiêu-chuẩn Đạo lý làm người thôi: vượt qua tuổi âl. 70, khi nhìn lại chính mình thì mới nhận ra: mình học biết rất nhiều người nhiều vật nhiều việc, còn về chính mình thì lại mù-mờ, cho nên, làm người thì chưa hẳn thành người, lý do là: làm Em các Anh, cũng như làm Anh các Em, phía nào cũng không đúng đủ cho phải Đạo theo chuẩn mực “Tứ hải chỉ nội giai Huynh-Đệ” [Tử Hạ]; mà Huynh Đệ thì chẳng tương-thân tương-ái như Thủ Túc” [Trang Tử]; vả lại, cùng là “Chúng-sinh như nhau, mà nào có Bình-đẳng” đâu [Đức Thích Ca Mâuni 565-483? tr CN] !



Vậy là bắt đầu lại thôi:”. . . bấy giờ các anh em sẽ tác-chứng về Thầy, tại Yêrusalem, trong khắp các miền Yuđê, Samaria, và cho đến tận cùng cõi Đất” [Cv 1. 8]. Mà thứ Yêrusalem nào đây ? Chắc hẳn không là thứ Yêrusalem bằng gạch ngói, nơi mà Đức Giêsu đã ‘hằng năm suốt đời lên dự Lễ Vượt qua hay đến giảng dạy dân chúng, nơi Ngài đã nhìn thấy lúc khởi đầu tác-vụ là cảnh Chợ búa [Ga 2, 13-17]; và lần cuối đời tác-vụ lại thấy là Ổ Trộm cướp [Mt 21, 12-17; Mc 11, 15, 17; Lc 19, 45-46], cho nên nơi đó không hẳn là nơi đích-thực phụng-thờ Thiên Chúa [Ga 4, 21-24], bởi vì rồi đây nó sẽ bị triệt-hạ thành đống xà-bần [Mt 24, 1-3; Mc 13, 1-2; Lc 21, 5-7], đổi lại, Yêrusalem đích-thực chính là Điểm Tâm-linh-khí Tinh-khôn,Nhà Cha ‘Emmanuel’ [Ga 14, 1 . . . ], là Nhà Ta ‘Emmanuel’[Mt 28, 20], nơi “phụng-thờ bằng Linh khí và Chân lý” [Ga 4, 23-24].

Ngay cả với chính mình mà Đức Giêsu còn nói:’Các ông cứ phá-hủy Đền thờ nầy đi, . . .”.Và Tông-đồ Gioan sau nầy đã xác-minh “Đền thờ Đức Giêsu muốn nói đây, chính là Thân-thể Người. . .” [ Ga 2, 19 ], và chúng nó đã triệt-trêu một cách thẳng-thừng . . .



Với Tôn-sư trong dân Israel, Ngài bảo:”Nếu tôi nói với các ông về chuyện dưới Đất mà các ông còn không tin, thì khi nói với các ông về chuyện trên trời, làm sao các ông tin được” [Ga 3, 12]

Dân thành Samari nói với người thiếu-phụ:”Chúng tôi không còn phải vì chị mà tin. Quả thật, chính chúng tôi đã nghe và biết rằng, Ngài thật là Đấng Cứu-độ trần-gian” [Ga 4, 42]



Với các bệnh-nhân:”Đức Tin anh, chữa trị anh . . .

Còn chúng ta hôm nay ? nên Tụng cho thật nhiều Kinh hay cần liên-lỷ Niệm Ý từng Lời ?






73. CHIẾC THANG TỔ-PHỤ YACOB


  • TÔI biết mình từ Đâu tới Đây,

  • Đây là Đâu ? rồi sẽ đi về Đâu  [Ga 8, 13]

@

Từ Cha Tôi xuống,

Tôi đã vào Trần-thế.

Giờ đây, (xong Tác-vụ: Ga 19, 30),

Tôi lại lên Cha (Ga 16, 28).

Cha Tôi, Cha các anh em (Ga 20, 17).

*

 Có người hỏi : Thưa Thầy, Thầy đi đâu,

tôi cũng xin theo.

+ Chồn đất ở hang, chim trời ở tổ,

nhưng con người thì không căn-cứ địa. (Lc 9, 57-58)

*

từ Gốc chân Thang  Nhập-thể sang đến gốc chân Thang  Xuất-thể



là quảng đường  VƯỢT QUA  rộng hẹp dài ngắn

là tùy mỗi Đơn-vị :

Nếu anh em muốn đến được với Cha,

thì cứ tiến-thân vào Con đường dẫn đến Chân-lý toàn-diện tuyệt-đối,

bằng chính nội lực Sinh-động mình như Tôi đã Vượt-qua (Cf. Ga 14, 6).

*

 Công án Thiền:’Anh chỉ cho tôi cái Bản lai Diện mục của anh trước khi cha mẹ anh sinh ra anh’ ?



 Đức Yêsu:’Vào lúc Phục-sinh, không còn ai cưới vợ lấy chồng, vì ai nấy đều giống như

các Thiên thần trên trời’ [Mt 22, 30]

*

 “Hơn nhau cái Ao tấm Quần,



Đến lúc cởi Trần (1) ai cũng như ai” Ca dao VN.

*

 Thưa Thầy, con phải làm gì để được Sống đời đời



[Lc 18, 18-23]?

+ Lột Da (2)!



(1) Ly Trần, từ Trần, lột xác, khuất núi, băng sông, trút hơi thở

cuối cùng,...

(2) Theo Trang tử: ‘Chí nhơn vô kỷ, thần nhơn vô công,

thánh nhơn vô danh’.





74. THIÊN NHÂN ĐỊA Đồng Nhất Thể
VŨ-TRỤ Vĩ mô :

THIÊN VÕNG KHÔI KHÔI



@ SƠ NHI BẤT LẬU”

[ Lão tử. Đạo Đức kinh. ch. 73 ]

@

Vòng Xuyên Tâm” [*], - TÂM VŨ-TRỤ Vĩ-mô - là một trên hằng tỷ tỷ tỷ . . . “Luồng Khí vận : Spiraculum Vitae” vừa Tác-sinh vừa Tác-tạo Vạn-hữu Sinh Linh thiện hảo.


Một trong vô vàn Luồng Khí vận đó, mang chứa một QUẦN-THỂ Thiên-hà ‘@’ được tuần-tự triển-trưởng như sau :
1. Quần thể Thiên ha chúng ta đó, là một Tập-họp gồm hằng hà sa số Thiên hà . . . trong đó có Thiên Hà của chúng ta

2. Thiên hà chúng ta, gồm sa số Hệ Mặt Trời. . .

3. Hệ Mặt Trời chúng ta, gồm 09 hành-tinh . . .

4. ĐỊA CẦU: 01 \ 09-10… Hành-tinh đó, đang Chứa

Chở đũ thứ . . .

5. Nội-lực Địa Cầu tuần-tự triển-nở phát-huy Nguyên-

liệu thiện-ích, . . .

6. Địa chất gồm Ngũ Hành thô:

kim-mộc-Thủy-Hỏa- Thổ;

7. Hình-thái: năm Châu, bốn Biển;

8. SINH VẬT: gồm hằng hà sa số giống loại

Thực-vật & Động-vật

9. dòng giống TRẦN-NHÂN TINH-KHÔN xuất-hiện

[X. St ch I-II]



[*] Theo Linh mục Pierre Teilhard de Chardin:

Vòng xuyên Tâm Vũ trụ vĩ mô: luồn sinh linh Khí”

Theo Kinh Dịch: Chu-trình Dịch Lý viên-mãn; . . .

ggg


Đại-cương:

THIÊN }

Triết NHÂN } đồng nhất thể Bản Vị Học . . .

Đ Ị A }
cho thấy:

Tôi hôm nay đây

là một đơn-vị Trần-nhân Tinh-khôn

trên 6.123.456.789 (?) đồng-loại;

tất cả đều do ‘Cha Trời sinh, nhờ ‘Đất Mẹ dưỡng’

với tư thế ‘đứng giữa Trời và Đất’,

đầu đội Trời chơn đạp Đất’,

được bao tầng lớp bầu ‘Trời che . . .

cũng như bao tầng lớp . . . Đất chở’,



bảo-đảm thay ?

Trần nhân là chi là chi



mà Chúa ân-cần tưởng nhớ đến ?

Phàm-nhân là gì mà Chúa chăm nom ?

Chúa tác-tạo Trần-nhân kèm Thiên Thần

trong một thời gian ngắn

rồi lại ban cho triều thiên Vinh-quang,

lại đặt để vạn vật dưới chơn con người . . . [Tv 8, 5-7]

THIÊN là Ngai Ta, ĐỊA là bệ Chơn Ta.



Các ngươi còn có khả-năng thiết-lập

cho Ta CƠ CHẾ nào khác ?

Mà đâu là chốn Ta có thể an nghỉ ?

Tất cả đều do Ta tác-tạo, đều thuộc về Ta.

Nơi mà Ta hằng lưu tâm

chính những Tâm-hồn nhu-thuận tiếp-nhận Lời Ta”

(Is 66, 1-2).

THIÊN là Ngai Ta, ĐỊA là bệ Chơn Ta.” (Is 66, 1).



THIÊN, Ta nắm chủ-quyền,

còn Đất, Ta đã ban tặng cả cho con cái Trần-nhân”

(St 1, 29; Tv 133, 16).



TRỤ: suốt Thời-gian = Tuổi;

: khắp Không-gian = Tác.

Tạm thử hạch-toán Tuổi Tác đời TÔI xem,

có là bao so với Tuổi Tác của Địa Cầu nầy thôi

chẳng hạn, . . . !



 


Vậy mà làm sao, Đức Yêsu bảo:

+ “Các anh em cần biết cách tỏ

lòng Nhân-hậu đối với nhau

như Cha các anh em vẫn hằng tỏ lòng Nhân-hậu

với bất cứ loài Thụ-tạo nào . . .”

[Lc 6, 36-38].

&

Cùng là Đồng loại với nhau,



do cùng một giòng Máu Adong-Êvà

sao lại loại-trừ nhau ra khỏi Tim Óc mình,

rồi thì sẽ lấy gì thay thế vào khoảng trống đó

cho cân-xứng ?



. . . . . . . .





75. L Ễ & NHẠC

{ Trật-tự & Hài-hòa }

Đại ý : Đức Chúa sáng tạo vũ trụ trong sáu quảng Thời-gian :

Thời quảng thứ 1 : Ánh sáng.

Thời quảng thứ 2 : những Bầu trời.

Thời quảng thứ 3 : Mặt trời, mặt trăng



và các tinh tú.

Thời quảng thứ 4 : Đất, biển và thảo mộc.

Thời quảng thứ 5 : Chim trời, cá nước

và các loài thú.

Thời quảng thứ 6 : Dòng-giống



Trần-nhân Tinh-khôn : HOMO SAPIENS

Ý nghĩa : Trước khi con người được tác-sinh, xuất-hiện trên mặt đất, Thiên Chúa đã trù liệu đầy đủ nhu cầu cho chúng ta: . . . ( St 1,1-25)

@

theo các nhà Siêu-hình-học Nho gia,



Kinh Dịch vốn được chia làm hai quyển.

Tự quái’ quyển nhất bàn chung về thế-giới Tự-nhiên:

Có Trời Đất, sau đó muôn vật mới sinh.

Đầy khoảng Trời Đất chỉ là muôn vật”

Qua quyển nhì, ‘Tự quái’ nói chi tiết :

Có Trời Đất, sau mới có muôn vật.



Có muôn vật, sau mới có Trai Gái.

Có Trai Gái, sau mới có Vợ – Chồng.

Có Vợ – Chồng, sau mới có Cha – Con.

Có Cha – Con, sau mới có Vua – Tôi.

Có Vua – Tôi, sau mới có trên – dưới.

Có trên – dưới, sau mới có lễ nghĩa”.

GGG


Sách THÁNH GIÁO YẾU LÝ

[gốc cũ Địa phận Sàigòn]

(được Giáo phận Mỹtho tái-bản 19.3.1970)

H. Câu 2. Đức Chúa Trời là ai ?

T. Là Đấng dựng nên trời đất muôn vật, cùng hằng gìn giữ cai trị mọi sự.



H. Câu 3. Phải suy lẽ nào cho đặng biết có Đức Chúa Trời ?

T. Phải suy phép tắc thứ tự trên trời dưới đất, liền biết có Đấng dựng nên làm đầu cai trị, thì mới có phép tắc thứ tự vững bền làm vậy.



  1. Câu 4. Sao nói rằng : bởi phép-tắc thứ-tự, thì mới biết có Đức Chúa Trời ?

  1. Bởi khi ta xem trên Trời dưới đất và thấy việc rất xinh tốt, rất công-phu và có thứ-tự mọi đàng, như mặt Trời mặt Trăng, cùng các ngôi sao, can truyền luân chuyển theo độ số rất thật; bốn mùa đáp đổi nhau luôn; đất sinh ra hoa quả thảo mộc, cùng các điều khác như vậy, thì ta rỏ biết có đấng phép-tắc vô cùng, là căn nguơn mọi sự rất tốt rất trọng dường ấy.

  1. Câu 5. Có ví dụ nào cho ta dễ hiểu sự ấy chăng ?

  1. Giả như người ta thấy nhà hay là đền dài vua chúa rất xinh rất tốt. tức thì nói rằng : có thợ rất khôn khéo đã làm nhà hay là đền đài ấy; mà chẳng có ai nói rằng: bỡi hư không hay là bởi tình cờ mà có nhà có đền đài tốt thể ấy. Cũng một lẽ ấy, khi ta xem phép-tắc thứ-tự trên trời dưới đất, thì ta nói rằng: đã có một Đấng cầm quờn ra máy nhiệm, thì trời đất mới đặng xinh tốt, và giữ phép-tắc thứ-tự chẳng sai bao giờ. Mà Đấng cầm đầu ấy, ta gọi là Đức Chúa Trời.


Bài phú TIỀN XÍCH BÍCH Tô Thức

Phan Kế Bính dịch (từ Hán văn)

Cf. Cái CƯỜI của THÁNH NHÂN NGUYỄN DUY CẦN

Ngày rằm tháng bảy mùa thu năm Nhâm Tuất [năm Nguyên Phong thứ tư, đời Tống (1082)], Tô Tử cùng với khách bơi thuyền chơi ở dưới núi Xích Bích.

. . . . . . . Tô Tử nói với khách:

‘Vậy thế bác có biết nước và mặt trăng không ? Nước chảy thế kia mà chưa từng đi bao giờ; mặt trăng khi tròn khi khuyết như vậy mà chưa từng thêm bớt bao giờ. Bởi vì ta tự ở nơi “biến : mà xem nên thấy cuộc trời đất chỉ ở trong một cái chớp mắt mà thôi, nhưng nếu tự ở nơi “bất biến : mà xem, thì muôn vật cùng với ta đều không bao giờ cùng tận cả; cần gì phải khen lẽ vô cùng của trời đất !

Vả lại ở trong trời đất, vật nào có chủ nấy, nếu không phải là của ta thì của dẫu một ly (1/10 phân) ta cũng không thể lấy. Chỉ có ngọn gió mát trên sông cùng vừng trăng sáng trên núi, tai ta nghe nên tiếng, mắt ta trông nên vẻ, lấy không ai cấm, mà dùng thì không bao giờ cùng tận ! Đó là kho vô tận của Tạo-hóa mà là cái thú vui chung của bác với tôi.

Khách nghe vậy, mừng cả cười, rửa chén lại, rót rượu uống lần nữa. Khi đồ nhấm hoa quả đã khan, mâm bát đổ ngổn ngang, cùng nhau gối đầu ngủ ở trong thuyền, không biết vầng Đông đã sáng bạch từ lúc nào.



_______

(*) 4 câu giáo-lý đây được thêm vào từ năm 1945 (?) (mà lớp tuổi 11-12 lúc bấy giờ đã phải học thuộc lòng)

nói lên Khoa-học ‘về Thiên văn’vẫn là lý-chứng sáng-giá cho môn Đạo-lý-học.





76. CẦU ĐẠO

Muốn Cầu Đạo, tiên khởi cần làm gì ?
Đọc qua Thánh vịnh 68 : . . . . . . .

  1. Số người căm-ghét con - (*) vô cớ

thì nhiều hơn số tóc trên đầu con,

Kẻ vô-lý thù-nghịch con lại mạnh thế hơn con.

Con không tước-đoạt gì của ai,

vậy mà con phải đền-trả.

8. Âu cũng vì Ngài mà con bị người đời thóa-mạ,

Chịu nhuốc-hổ phủ-lấp mặt mày.

9. Anh em một nhà kể con như người dưng nước lã,

Cùng hàng máu mủ mà lại xem con

không bằng khách lạ.

  1. Vì nhiệt-tâm lo việc nhà Ngài

mà con phải thiệt thân.

Lời kẻ thóa-mạ Ngài, chính con lại lãnh đủ.

[Tv 68. 5,8-10]

(*) – con - : bản ngã riêng từng Cá-thể.


. . . . . . . không nhằm ứng-dụng vào Tập-thể Xã-hội, mà là vào Cá-thể, thì ai ai cũng có thể liên tưởng đến các dụ-ngôn, chảng hạn ‘mảnh ruộng được gieo giống lúa tốt bị kẻ thù lén gieo cỏ dại vào’, . . . nhưng làm gì có kẻ thù ngoại lai khi mà Anh em một nhà, . . . Cùng hàng máu mủ . . . ? Cái vụ Ông đổ lổi cho Bà, Bà đùa tội cho Rắn, nên đến lược Cain thì lại chối dài . . . Trái lại, trên đỉnh đồi SỌ:” Viên đại đội trưởng thấy sự việc xảy ra như thế, nên cất tiếng:’Quả thật Ông nầy đúng là người công chính!”. Còn đại chúng thì đấm ngực . . . lỗi tại chúng tôi, lỗi tại chúng tôi, lỗi tại chúng tôi mọi đàng . . . ! rất có thể một số nào đó: lỗi tại tôi, lỗi tại tôi, lỗi tại tôi mọi đàng . . .!

@

Phải chăng, cái gọi là Túi ‘Tham–Sân–Si’ nội-tâm cùng với các cơ-năng ngoại-thể là ‘Tai–Mắt–Mủi–Miệng–Thân–Ý’ lại là căn Nhà của ‘–con-‘ không phải là ”Anh em một nhà, Cùng hàng máu mủ‘ với ‘–con-‘ hay sao ? Nhưng tại sao ‘Tham – Sân – Si’ lại tự biến thành Tam Bành làm kẻ Nội thù khống-chế ‘Tai–Mắt –Mủi–Miệng–Thân–Ý’ trở thành đám Lục Tặc nội-tuyến ‘nối giáo cho giặc’ ‘cỗng Rắn cắn Gà nhà’, hay ‘rước Voi về dày Mả Tổ’. Thử hạch-toán xem Tấm THÂN nhân Sinh làm “Giá Áo Túi Cơm” đã gây tổn-hại đến nhân-Bản nhân-Vị nhân Phẩm và nhân Quyền đã từng được lãnh-nhận ngay từ khi mình nhập-thể lúc Thai vừa đậu !



@
02 Mẫu lâm trận Nội-chiến [Rm 7, 14-25]

bằng Tâm chay và Thiền-định [X. Mt 17, 21]:

Liệt Tử [sinh ? – tử ?] học được Đạo lý ‘ngự phong nhi hành = cỡi gió mà đi’. Doãn Sinh nghe nói vậy liền đến nhà Liệt Tử xin thọ giáo. Qua mấy tháng trời ân-cần phục-dịch thầy mà bao nhiêu lần xin thầy lúc rảnh rỗi chỉ dạy cho kỹ-thuật ‘ngự phong nhi hành’ mà thầy cũng không quan tâm tới. Doãn Sinh rất oán-giận, đành cáo-biệt thầy. Liệt tử cũng để anh ta đi mà không nói gì. Sau mấy tháng về nhà, Doãn Sinh hối hận, trở lại bái thầy để tiếp-tục học.

Liệt Tử nói: “Tại sao anh đến rồi đi, đi rồi lại đến ?”

Doãn Sinh đáp:”Trước kia con mong thầy chỉ-dạy mà thầy chẳng nói gì với con, con rất buồn nên con đi. Nhưng với thời-gian con hiểu ý, biết mình vội vàng, quá lỗ-mãng, nên con lại đến !”

Liệt Tử nói: “Trước kia ta cho rằng anh rất thông-đạt nên ta không nói gì với anh, nhưng từ khi anh đi, ta mới biết anh u-mê, không dạy không được. Nào ! Anh ngồi xuống đi, để ta kể cho anh nghe trước kia ta đi cầu Đạo, thầy ta đã dạy ta thế nào.

Từ khi ta bái lão Thương làm thầy và kết bạn với Bá Cao,

ròng rả 03 năm ta vào cửa thầy,

miệng không dám nói đến lợi hại,

lòng chẳng dám nghĩ đến thị phi:

thì được thầy ban cho một cái nhìn.

05 Năm sau, lòng càng không nghĩ đến thị phi,



miệng càng không nói đến lợi hại:

được thầy ban cho một nụ cười.

07 Năm sau nữa, lòng tuyệt nhiên không nghĩ đến thị phi, miệng tuyệt nhiên không nói đến lợi hại:



thầy cho phép ta được ngồi cùng chiếu.

lại 09 Năm sau nữa, ta để tha hồ cho tâm trí muốn nghĩ gì thì nghĩ, miệng muốn nói gì thì nói, mà vẫn tuyệt nhiên không bao giờ phân biệt cái gì là của ta, cái gì là của người, thậm chí không còn biết ai là thầy, ai là bạn nữa. Ta lại cũng chẳng còn phân-biệt cái gì là trong, cái gì là ngoài: bấy giờ ngũ quan ta đã được thống-nhất, cả thảy là MỘT cùng nhau cộng-đồng sinh-hoạt. Tâm trí ta đã thành một khối. Ta tha hồ bay đi như cỡi gió . . . ta không rõ: ta cỡi gió, hay gió cỡi ta !”

@

Nam Bá Tử Kỳ hỏi Nhữ Vũ : - Tuổi ông đã cao, mà sao sắc diện vẫn như đứa bé thơ ?



Nhữ Vũ : + Ta đã nghe được Đạo.

Nam Bá Tử Kỳ : - Đạo có thể học được không ?

Nhữ Vũ : + Ồ, sao được. Ngươi đâu phải hạng người ấy! Kìa như Bốc Lương Y có cái Tài của thánh nhân mà không có cái Đạo của thánh nhân. Ta thì có cái Đạo của thánh nhân mà không có cái Tài của thánh nhân. Đem cái Đạo của thánh nhân mà dạy kẻ có cái Tài của thánh nhân thì cũng là dễ thôi. Vậy mà ta còn phải giữ y lại lâu ngày mới dạy bảo y được.

03 ngày hắn mới bỏ được thiên hạ ra ngoài. Đã bỏ được thiên hạ ra ngoài, vậy mà ta còn phải giữ y lại nữa.

07 ngày, y mới biết bỏ Vật ra ngoài. Đã bỏ Vật ra ngoài, vậy mà ta còn phải giữ y lại nữa.

09 ngày, y mới bỏ được lòng tham sống ra ngoài”

[Trang Tử . thiên Đại Tông Sư]

@

Đó là 02 tấm gương Cầu Đạo, tức là đã quyết-tâm vừa Cạo Đầu sạch cái đám tóc tai không ngừng vọng-động bành-trướng, vừa nổ-lực Nạo sạch bộ Óc chinh-phục chiếm-hữu thống-trị số lượng Ngưởi–Vật–Việc . . . mà Liệt Tử phải tu đến những 3+5+7+9=24 năm, có lâu lắm không ? Còn Bốc Lương Y chỉ tu có 3+7+9=19 ngày, khéo tu chăng ?



Đó là tùy, tùy môi-sinh mỗi Nội Ô Tư-duy: thuộc lô chai cứng đường nhựa, đất sỏi đá, hay đất um tùm gai-gốc [Mt 13, 18-23]

Vả lại, khi Cầu Đạo thì Đầu ai nấy Cạo, - Doãn Sinh bị mắng là đồ U-mê vì cứ năn nỉ thầy cạo giùm . . . - cũng như Óc mình mình Nạo suốt thời nhập Thiền-viện, ngồi kiết-già, kiên-trì vừa Dẩy Cỏ trên Vỏ Dừa vừa đánh Gốc đám cổ-thụ rừng già thuộc thâm-cung Nội-Ô Tư-duy.





77. ĐẮC ĐẠO
Về trời tiêu diêu (*) hưởng phước . . . Au ciel, au ciel, au ciel, j’irai la voir un jour . . . !” là bài Hát gốc nhạc Pháp chuyển qua lời Việt trong sách Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp của DCCT Saigòn xb. “Về trời tiêu diêu hưởng phước . . .” được hát từ thập niên 40 thuộc thế-kỷ vừa qua lúc tôi mới Rước Lễ Vở lòng

. . .về Trời, lên Trời . . . vẫn là giấc mơ thơ mộng thời tuổi thơ . . . hát chung trong nhà thờ, mà dư âm vẫn tồn-động trong nhiều tim óc, để rồi lác đác đó đây trong xóm vang lên khi đưa võng cho em bé ngủ, . . . nhứt là vào chập tối sau bửa cơm, ra sân nhà ngắm trăng cút bắt giữa những cụm mây, hay tranh nhau đếm từng chùm Sao, . . . mà mơ về một cõi Thiên đàng xa xăm nào đó ?
Thật ra ‘đi mây về Gió, . . .’ không chỉ là chuyện to tát của các nhà bác-học hay các phi-hành-gia vũ-trụ, mà cả giới bình-dân dân-dã vẫn cứ nhờ Gió đưa gió đẩy về Rẫy . . . cưới vợ . . . hoặc lấy chồng ?

(*) tiêu diêu: Ngôn-Từ-Nghĩa-Ý theo Trang tử : TỰ DO TUYỆT-ĐỐI

@

Chuyện không thuộc đời xưa như sau: Liệt Tử cỡi gió mà đi, đi một cách êm ái nhẹ-nhàng, đi trọn 15 hôm mới về. Đó, sống trong nơi chí phúc mà như chưa từng bận lòng đến việc gì. Tuy khỏi phải đi, nhưng còn có chổ chờ. Nhược bằng, thuận theo cái chánh của Trời Đất, nương theo cái biến của lục khí mà qua lại trong cõi vô cùng, thì đó còn chờ cái gì nữa.



Cho nên nói rằng:

chí nhơn vô kỷ, thần nhơn vô công,



thánh nhơn vô danh”.

là như vậy đó. . . . .

[Trang tử. Ch. 2 thiên ‘Tiêu diêu du’]

@

. . . là như thế nầy, chính Liệt Tử cảm-nghiệm:”Tôi để tâm trí tôi mặc tình muốn nghĩ gì thì nghĩ, miệng tôi mặc tình muốn nói gì thì nói; lúc ấy tôi không còn nhớ cái nầy hay cái kia là của tôi hay của người, không còn biết hơn thiệt thị phi gì nữa; thậm chí tôi không biết nốt thầy tôi là ai, bạn tôi là ai. Trong và ngoài tôi hoàn-toàn đổi khác hết; lúc ấy tự-nhiên mắt biến thành tai, tai biến thành mũi, mũi biến thành miệng, tất cả đều giống nhau hết. Tâm trí tôi ngưng tụ lại, còn hình-thể thì tiêu-tan, thịt xương hóa sương khói; tôi không còn biết thân hình tôi dựa vào đâu, chân tôi đứng chổ nào; tôi cỡi Gió mà đi, khắp chốn, Đông Tây, như chiếc lá lìa cành; tôi không biết tôi cỡi gió, hay gió cỡi tôi” [cf Ga 3, 7-8].

@

Cao Phong DIỆU Tổ [1238-1283], một đại sư cuối đời nhà Tống. Có lần sư-phụ ông hỏi ông:

Ai mang cho anh cái tấm thân vô tri vô giác ấy? “

Phải chăng đó là cái tấm thân phiền-toái chỉ làm ‘giá áo túi cơm’ mà Tông-đồ Phaolô có lần bực-bội:

Ai sẽ giải thoát tôi khỏi cái tấm thân tử tiệt nầy?”

(Rm 7, 14-25)

@

Thật ra là tùy cách từng cá-thể xử dụng :

Một bà lão hỏi Triệu Châu [ 778-897 ]:

Tôi mang cái thân nữ nầy bị năm dây ràng buộc



thật chướng ngại cho Phật Tánh,

làm sao thoát ly những triền phược ấy?”

Châu đáp:



+ Xin nguyện cho mọi người sanh lên cõi trời,

còn thân tiện tỳ nầy nguyện tiếp-tục

chịu trầm-luân một mình trong biển khổ!”

Đó là tinh thần của người chân chánh cầu Thiền.

@

Một bản-thân Nam:

Triệu Châu cùng tinh thần kham-khổ ấy.

Tại quận Triệu Châu là chổ đại sư mở Thiền viện, - mà lấy tên đất đặt tên người – ở đó có một cái cầu đá nỗi danh. Ngày kia có ông tăng đến coi, bảo:



  • Bấy lâu nghe đồn cầu đá Triệu Châu,

té ra chỉ là một cái cầu khỉ gập-ghềnh!”

Châu nói:

+ ”Ông chỉ thấy cầu khỉ, không thấy cầu đá sao?

Ông tăng hỏi:”Thế nào là cầu đá?”

Châu đáp:”Đưa lừa qua, đưa ngựa qua”.

Đó đúng là bậc Đầy tớ vô kỷ vô công vô danh [X. Mt 20, 24-28]

@

Một hôm Đức Phật cùng các đệ tử đi qua một khu rừng, vừa đến bên bờ sông . . . thấy có một đạo sĩ du-già ngồi ở gốc cây . . .



Đức Phật hỏi:

- Ông ở đây bao lâu và đã tu-chứng được gỉ ?

Đạo sĩ nói: - Tôi đã tu 40 năm và đã có được phép khinh thân, đi qua con sông mà không cần đến ghe xuồng gì cả!

Nói xong, đạo sĩ niệm chú, nhún mình bay là là trên mặt nườc như chiếc lá . . . trước những cặp mắt vô cùng thán phục của các đệ tử Đức Phật.

Đức Phật mỉm cười, nói với đạo sĩ :“+ Tưởng gì lạ lùng, chớ để đi qua con sông mà phải tốn công tu luyện đến 40 năm, thật phí công uổng sức vô ích quá! Chỉ với đồng tiền nhỏ bé nầy, người đưa đò sẽ đưa chúng ta qua sông thật dễ dàng !

Đó là Cỡi Xác Thân . . .

&

. . . còn đây là Đội Bè

Có người nọ đi đến bên giòng sông to lớn, thấy phía bờ mình đứng đang nổi cơn giông tố thật nguy-cơ hiểm-trở, còn phía bờ bên kia thì lại trời thanh gió lặng yên lành. Anh muốn sang bên đó mà không có chiếc cầu nào. Anh bèn nghĩ ra. Ta bẻ cây làm tạm chiếc bè đưa ta qua sông. Khi đến được bờ bên kia rồi, anh bèn nghĩ : nhờ chiếc bè nầy mà qua được bên nây, như vậy, ta phải nhớ ơn nó mà đội nó trên đầu hay vác nó trên vai luôn luôn bất cứ đi đâu ở đâu. Đức Thế Tôn hỏi các đệ tử: + Các anh nghĩ sao về việc người đó cư xử với chiếc bè như vậy, có đúng lý không ?

Các đệ tử thưa : - Thưa Đức Thế Tôn, không phải vậy !

+ Vậy thì phải đối xử cách nào cho phải lẽ ? Đối với nó, đừng lưu-luyến nữa. Nó chỉ là phương-tiện. Hãy để chiếc bè ấy theo giòng nước mà trôi đi, hoặc giữ lại tại bến ấy cho ai khác muốn dùng qua sông thì dùng !

Nầy các tỳ kheo! Giáo lý ta truyền-đạt chẳng khác chiếc bè nói trên đây dùng để chở qua sông, chớ đâu phải để đội đầu, hay vác trên vai khi đã được sang qua sông ! [Ga 5, 38-44] . . .
[ X. Cỡi nước: 14, 25, 29; Ôm cả Vũ trụ : Lc 9, 23-25 ;

lên Trời : Ga 3, 13 ]





78. Bài phú CUNG A PHÒNG (1)



tải về 1.97 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   10   11   12   13   14   15   16   17   ...   25




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương