Từ nay, phải suy-nghĩ một cách bao trùm, bất cứ trong địa hạt nào. Chính-trị, Tôn-giáo



tải về 1.97 Mb.
trang15/25
Chuyển đổi dữ liệu18.08.2016
Kích1.97 Mb.
#21885
1   ...   11   12   13   14   15   16   17   18   ...   25

Đỗ Mục (2)

Sáu vua (3) hết thời, bốn bể thống nhất. Giữa miền núi Thục cao phẳng, cung A phòng hiện ra. Che kín hơn ba trăm dặm, xa cách Mặt Trời. Núi Ly sơn (4) nổi từ phương Bắc, rồi quẹo sang phương Tây, chạy thẳng đến Hàm Dương (5). Hai con sông (6) nước tràn đầy chảy vào bên vách cung. Năm bước có một lầu, mười bước có một gác. Những mấp thành mái nhà nhô cao, trông giống như những con chim đậu ăn thóc. Trung tâm mái nhà trông giống như những móc câu họp lại. Những góc nhà đối nhau trông giống như đương tranh-đấu nhau. Quanh co, khuất khúc, giống như những buồng ong, vũng nước ở trên cao, không biết có bao nhiêu ngàn vạn giọt nước rơi xuống. Những cầu dài nằm trên làn sông, không có mây, sao có rồng (cầu trông giống rồng) ? Những con đường nối liền cung điện, tưởng chừng đi trong không-trung; không có trời mưa tạnh, sao có cầu vòng (đường trông giống cầu vòng) ? Cao cao, thấp thấp, mờ mịt, lẩn lộn, không phân-biệt đông tây. Trên đài ca, tiếng vang ấm áp như nắng xuân êm-đềm.


Dưới điện múa, những ống tay áo lạnh lẻo như vừa qua cơn mưa gió não nề.

Trong một ngày, tại một cung mà khí-hậu không đều nhau, các bà phi tần, mệnh phụ, các ông vương tử, hoàng tôn (của sáu nước) dời lầu, xuống điện, cỡi xe về hàng Tần. (Những bà đó) ngày nay sớm hát, tối đàn, làm cung nhân cho vua Tần. Sao sáng rực rở: đó là những tấm kính nơi trang đài mở rộng. Mây lục rối bời: đó là những mớ tóc các nàng chải ban sáng. Giòng sông Vị trôi chảy: đó là nước kem trang-điểm do các nàng đổ đi. Khói tỏa nghiêng nghiêng, sương mù nằm ngang: đó là những làn hương bốc lên từ những cây tiêu, cỏ lan do các nàng đốt. Sấm sét thình lình kinh-động: đó là tiếng xe cộ trong cung chạy qua. Tiếng xe ầm-vang đến tận miền xa, không biết xe đi đến nơi nào.


Một làn da, một dáng mặt đều rất mực yêu-kiều, đẹp đẽ. Những nàng cung nữ đứng giờ lâu, trông phía xa, ngóng đợi xe vua tới: có nàng trong ba mươi năm trường, không được thấy xe vua.
Những đồ thâu chứa của các nước Yên, Triệu; những của kinh-doanh của các nước Hàn, Ngụy; những vật tốt đẹp của nước Tề, nước Sở, trong bao nhiêu đời, bao nhiêu năm, bóc-lột của nhân-dân, chồng-chất như núi non. Một ngày, không giữ được nổi, phải đưa nạp tại nơi đây. Nào đỉnh, vạc, ngọc, đá, nào khối vàng, hạt trai, vứt bỏ đầy rẫy. Người Tần trông thấy những thứ đó, cũng không thương-tiếc nhiều.
Than ôi ! Lòng của một người là lòng của vạn người. Nhà Tần tuy thích xa-xí, nhưng mọi người cũng nghĩ đến gia-đình. Tại sao lại vét sạch cả những đồ nhỏ mọn, rồi dùng như cát bùn ? Khiến cho những cây cột đội đòn nóc nhiều hơn những người nông-phu ở cánh đồng phía Nam; những khúc gỗ gác rường nhà nhiều hơn những cô thợ dệt trên khung cửi; những đầu đinh chạm nhau kêu vang nhiều hơn những hột thóc trong kho chứa; những đường ngói tiếp-giáp nhau so le nhiều hơn những sợi vải, sợi tơ che phủ khắp mình; những lan can thẳng, những ván hiên ngang nhiều hơn những thành, quách của chín châu; tiếng đàn sáo ồn-ào nhiều hơn tiếng nói của người trong chợ.
Khiến cho người trong thiên-hạ không dám nói ra, nhưng dám căm giận. (Nhưng) lòng của tên độc phu (7) càng ngày càng thêm kiêu căng, ngoan cố.(Vì thế), tên lính thú Trần Thiệp cất tiếng hô lớn. Lưu Bang đánh phá cửa quan Hàm Cốc. Một mối lửa của người nước Sở Hạng Vũ cháy bừng. Thương thay chỉ còn lại một đám đất cháy khô !
Than ôi ! Kẻ diệt sáu nước chính là sáu nước, chớ không phải nhà Tần. Kẻ giết cả họ nhà Tần chính là nhà Tần, chớ không phải thiên hạ. Ôi ! Giả sử sáu nước yêu thương dân mình, thì đủ sức chống lại nhà Tần. Giả sử nhà Tần yêu thương dân sáu nước, thì làm vua không những ba đời mà có thể đến muôn đời, ai có thể diệt cả họ được ? Người nhà Tần không kịp tự thương mình, mà người đời sau thương. Người đời sau thương nhà Tần mà nếu không lấy đó làm gương, thì cũng lại khiến người đời sau thương cho người đời sau vậy !

Trần Trọng San dịch

*

(1) Đỗ Mục: người huyện Vạn Niên, quận Kinh Triệu, tỉnh Thiềm Tây, tự là Mục Chi, hiệu Phàn Xuyên. Đổ tiến sĩ đời Thái Hòa nhà Đường (827-835), làm đến chức Trung thu xã nhân. Văn ông uyên ảo, phu diễn, thơ ông mạnh mẽ, hào-hùng như thơ Đổ Phủ. Người đời gọi là Tiểu Đỗ. Để lại tập thơ là Phàn Xuyên tập.



(2) Cung A Phòng: là cung do Tần Thủy Hoàng xây cất tại Hàm Duơng. Về sau bị Hạng Vũ đốt, lửa cháy ba tháng mới tắt.

(3) Lục vương: sáu vua của sáu nước: Tề, Sở, Hán, Triệu, Yên, Ngụy.

(4) Núi Ly Sơn: ở phía Đông Nam huyện Lâm Đồng, tỉnh Thiềm Tây.

(5) Hàm Dương: tên đất, nay ở phía Tây Bắc huyện Trường An, tỉnh Thiềm Tây.

(6) Nhị Xuyên: chỉ Vị Xuyên và Phàn Xuyên.

(7) Độc Phu: vua vô đạo.

@

YÊU NƯỚC


Nước do Dân thành-lập, Dân nhờ Nước mà tồn-tại. Không có Dân thì Nước do đâu thành-lập; không có Nước thì Dân nhờ đâu được che-chở. Vì thế Dân trong Nước phải yêu Nước.

Khi Thuyền đi trong Biển cả thình lình gặp sóng gió, thì toàn thể Người trong Thuyền, không phân-biệt chủng-tộc, chức-nghệp, giúp đở lản nhau như tay trái tay phải. Vì sao ? Vì Thuyền là nơi nhiều người gởi-gắm tính-mệnh, sống thác cùng nhau.

Nước là con Thuyền chở Dân. Sự lợi, hại của Nước chính là nỗi vui, lo của Dân. Nếu mọi người đều nghĩ đến lợi riêng của mình, không coi việc Nước là trọng, hoặc tại mặc sức phá-hoại, thì Nước ít khi có thể may mắn tồn-tại. Lời ngạn-ngữ phương Tây nói rằng:”Kẻ làm phản Tổ-quốc giống như người trong thuyền đục thủng Thuyền”. Có thể không đề-phòng sao ?

@

@ “. . . không tại núi Garizim nầy, cũng không tại Yêrusalem kia, mà là bằng chân-lý và thần khí . . .” (Ga 4, 23-24; Mt 24, 1-50).






79. SINH TỬ & TỬ SINH
Nhản-quan Lão tử (359 - 286 tr CN) Trang tử (370 – 298 tr CN) vừa rộng bao-quát vừa sâu thâm-thẩm nên đã nhìn thấy “Sinh Tử & Tử Sinh” là Một, Một tức là nhất cử, ‘nhất cử lưỡng tiện, vạn vạn động. . . chẳng hạn: hít vào rồi phải thở ra, ăn vô uống vào là phải bài-tiết, Núi càng bành-trướng rộng vun bồi càng cao thì bên cạnh nó, Biển khơi càng rộng trủng càng sâu, . . . bởi ‘sống chết’ là một chuỗi dây xích âm-dương cõng ôm nhau mà sinh sinh tử tử từ “dĩ bất biến ứng vạn biến”, biến thiên hình vạn trạng thiên sai vạn biệt, đúng là dùi đánh đục đục đánh săng,‘bứt mây động rừng’, cụ-thể: + “Nầy con, sao con lại làm điều đó! Kìa, Máu em con vang-dội cùng khắp các từng lớp Bầu Trời, . . . ! (St 4, 1-16)!

@

Mà nào có gì lạ đâu ? Sinh – Tử là hiện-tượng thật bình thường, rất phổ-cập, . . . đối với toàn-thể các giống loại sinh-vật hữu-hình từ dạng thực-vật đến động-vật từ nhỏ nhất đến to nhất . . . nhưng tại sao cùng dòng giống Trần-nhân Tinh-khôn như nhau, mà người nầy thì tham sống sợ chết, kẻ nọ lại trốn sống tìm chết ! May mắn mà Sách-sử còn lưu-hậu bao tấm gương bậc Hiền-nhân – như Trang tử [370 – 298 tr CN] chẳng hạn, đã từng tự-nghiệm tự-chứng đến mức vô-tư mà can-trường, bình-tâm mà phấn-chấn, và cả trào-phúng . . . trước cuộc sinh-tử tử-sinh không ngừng chuyển-biến như “hạt lúa gieo vào lòng đất mà phần nào phải chết đi để cái gì đâu đó khó biết, mới nẩy sinh nhiều hạt khác” (Ga 12, 21).



@

Sinh – Tử. Tử Lai lâm bệnh nặng, hoi-hóp thở, vợ con vầy quanh nức-nở khóc. Tử Lê đến thăm thấy vậy bèn nói:

+ "Tránh xa ra! Đừng làm rộn người sắp hóa”.

Đoạn ông đứng dựa cửa nói với Tử Lai:

+ ”Cao cả thay ! Tạo-hóa sắp làm gì anh đây? Lại sắp đem anh đi đâu? Biến anh thành gan chuột hay thành cánh trùng?”

@

Tử Lai nói:”Cha mẹ mà sai con đi Đông – Tây – Nam – Bắc. thời con phải vâng mạng. Đối với người, Âm Dương cũng như Cha Mẹ. Đó bắt ta chết, mà ta không vâng, là ta nghịch mạng. Vả Trời Đất lấy Hình chở ta, lấy Sống nhọc ta, lấy Già khoẻ ta, lấy Chết an ta. Trời Đất tốt với ta lúc ta sống thì cũng tốt với ta lúc ta chết.. Mà nầy, có khác chi người Thợ đúc đang nấu Kim-khí. Kim-khí nhảy dựng lên đòi: ‘Ta chỉ muốn thành cây Gươm Mạc-Da mà thôi’, ắt người Thợ đúc cho nó là kim-khí bất tường! Cũng như có kẻ nọ, lúc chết nói: tôi chỉ muốn trở lại làm người mà thôi, ắt Tạo-hóa sẽ cho nó là người bất tường!



Vậy, Trời Đất là cái Lò lớn, Tạo-hóa là Thợ đúc, Tạo-hóa đúc ra hình nào, ta phải nhận lấy vậy.

[ch. Đại Tông Sư]

@

Vợ Trang Tử chết. Huệ Tử đến điếu. Thấy Trang Tử ngồi duỗi xoạc hai chân vừa vỗ bồn vừa ca. Huệ Tử nói:

- “Cùng người ở tới già, có con lớn mà khi người chết anh lại không khóc, cũng đã là quá rồi, lại còn vỗ bồn ca, không thái quá sao ?”

Trang Tử nói:

+ “Không. Lúc nàng mới chết, tôi sao chẳng động lòng. Nhưng nghĩ lại từ trước, nàng vốn là không sanh. Chẳng những là không Sanh, mà đó vốn là không Hình. Chẳng những là không Hình, mà đó vốn là không Khí. Đó, chẳng qua là tạp-chất ở trong hư-không biến ra mà có Khí, Khí biến ra mà có Hình, Hình biến ra mà có Sanh rồi lại biến ra nữa mà có Tử. Sanh – Hình – Khí – Tử có khác nào Xuân – Ha – Thu – Đông. bốn mùa hành vận.



Vả lại người ta nay đã nghỉ yên nơi cự thất [nhà lớn] (*) mà tôi còn cứ than-khóc, chẳng là tự tôi không thông Mạng. Nên tôi không khóc” [Chí Lạc]

(*) X Ga 14, 1-6.



@

Lão Đam chết. Tần Thất đến điếu, khóc ba tiếng, rồi ra về.

Đệ tử hỏi:’Ông không phải là bạn của phu-tử sao? - Phải!

- Vậy thì điếu như thế, phải không ?

+ Phải . . . Trước kia, ta coi Lão Đam là bạn của ta, nay xem đó, thì là không phải nữa. Lúc ta vào điếu, thấy già khóc đó như cha khóc con; trẻ khóc đó như con khóc mẹ. Ấy là trốn Thiên Tánh, gia thêm tình mà quên chổ mình thọ lãnh (từ Tạo-hóa). Cổ nhơn gọi đó, là Hình-khổ do trốn-tránh Thiên Tánh. Phu-tử vui ‘đến’ là thời, vui ‘đi’(*) là thuận. An thời và xử thuận, buồn vui không vào đặng cõi lòng. Cổ nhơn gọi đó là huyền giải.

[Dưỡng Sinh Chủ]





(*) ‘đến’ là Sinh; ‘đi’ là Tử.
@

Mai táng.

Trang Tử gần chết. Đệ tử muốn hậu táng.

Trang Tử nói:

+ “Ta có trời đất làm quan-quách, nhật nguyệt làm ngọc bích, tinh tú làm ngọc châu, vạn vật làm lễ tống. Đám tang của ta như vậy không đủ sao, mà còn thêm chi vô nữa?”

Đệ tử nói:”Chúng con sợ diều quạ ăn xác thầy!”

Trang Tử nói: + “Trên thì diều quạ ăn, dưới thì giòi kiến ăn. Cướp đây mà cho đó, sao lại thiên-lệch thế !”

Liệt Ngự Khấu

@

Một em Bé đang lớp tuổi Mẫu giáo, không công-giáo, đi học về ngang Nhà thờ thấy đông người đi lễ nhằm thứ sáu tuần thánh, ngày Chúa chết, Bé đòi đi xem cảnh Chúa chết, nhưng mẹ Bé bận việc không dẫn đi được, . . . mẹ hỏi Bé :



  • Nếu con thấy Chúa chết, con có buồn không ?

+ Con không buồn đâu, mẹ.

  • Sao con lại không buồn ?

+ Để Chúa bình-thản ra đi.





80. CHÚC MỪNG GIÁNG SINH
Qua SEA Games 22, VIỆT NAM chủ-trương :

ĐOÀN-KẾT, HỢP-TÁC VÌ HÒA-BÌNH



VÀ PHÁT-TRIỂN”

@

TÀI-NĂNG VÀ ĐỨC-ĐỘ VIỆT NAM.

Phóng-viên Pah Huei của hảng Thông tấn xã Singapore, sau khi điểm qua sự-kiện Việt Nam bội thu huy-chương vàng,...[Tài năng], để kết thúc bài viết của mình, phóng-viên đó nhận-xét: “Một quan-chức Việt Nam đã phát-biểu vào đêm khai-mạc là Việt Nam không hề đặt nặng việc tranh-chấp huy-chương tại SEA Games mà chỉ xem đây là cơ-hội để đưa các nền văn-minh và các Dân-tộc xích lại gần nhau [Đức độ]. Nhưng với sự chuẩn-bị tốt và tinh-thần thi-d8ấu cao cộng với sự cổ-vũ nồng-nhiệt của khán-giả, Việt Nam đã chiến-thắng”.

Bài: LÂM TIẾN -Báo CÔNG-AN Thứ BẢY 13-12-2003 tr 5.

@

HOA SEN

Trong đầm gì đẹp bằng Sen,

Lá xanh bông trắng lại xen nhụy vàng;

Nhụy Vàng Bông Trắng Lá Xanh,

Gần Bùn mà chẳng hôi tanh mùi Bùn.

Ca dao VN

SEN vẫn là SEN - SEN từ : Mầm - Mộng – Ngó - Thân – Lá – HOA – Trái – Hạt – Mầm,…



từ Thế-hệ sang Thế-hệ,

mặc cho Vũng BÙN vẫn là BÙN

13.12.2003

  


81. BUỔI BÌNH-MINH SÁNG-THẾ
Tạm đưa Tâm-nhản mình lên trụ tại Mặt Trời để nhìn lại Địa Cầu, xem nó tự xoay tua ra ngày\đêm, nó chạy với vận-tốc 30Km/sec trên quỹ-đạo quanh Mặt Trời giáp 1 vòng là đũ 365 ngày đúng một Năm trời.
Dịp đầu Năm Mới, mình ôn cố tận nguồn-gốc cái Vũ-trụ được giao cho Nhân-loại đã hiện-hữu xưa rày . . . thì sách Sáng thế 1, 1-31, 2, 1-4a, cho biết Đấng Tạo-hóa đã hoàn-tất Toà nhà Địa đàng chúng ta đây suốt 04 chu-kỳ Thời-gian để hoàn-thành rồi ưng-ý: Bon Soir et Bon Jour.
Tiếp chu-kỳ thời-gian thứ 5. Ngài tác-sinh vô vàn vô số giống-loại Sinh-vật gồm Thực-vật và Động-vật, Ngài Chúc-phúc: Tốt, cứ vậy mà sinh-sôi nẩy-nở lan tràn mặt Đất. Bon Soir et Bon Jour.
Chu-kỳ thời-gian 6. “CHÚNG TA hãy tạo-thành CON NGƯỜI theo Hình ảnh Chúng ta, giống như Chúng ta . . .”, Thế là một Trần-Nhân Tinh-khôn Nam một Trần-Nhân Tinh-khôn Nữ xuất-hiện, được Ngài Chúc-phúc: Tốt, cứ vậy mà sinh-sôi nẩy-nở lan tràn mặt Đất. để quản-lý nhà cửa và mọi thứ tài-sản trong đó mà hưởng-dùng tùy thích. Bon Soir et Bon Jour.
Chu-kỳ thời-gian 7. Bonne Journée.

R.I.P. : Requiesce In Pace.

Trời đâu nói gì . . ‘. đó là về sau nầy, Khổng tử 551?-470? mới nói vậy, nhưng từ nguyên-thủy, Đấng Tạo-hóa đã ngỏ lời ‘ex Ore Dei’ như trên, với những Ai ? mình không biết, nhưng hiệu-quả thì Tông-đồ Thánh sử đã viết: “Omnia per VERBUM facta sunt. Et sine VERBO factum est nihil, quod factum est’ (Ga 1, 3).


Từ đó đến nay chưa bao giờ khai-thác tận cùng cái kho-tàng Vạn-hữu sinh-linh nầy mà bất cứ ai ai dầu thuộc thời-đại nào cũng cứ “đồng hội đồng thuyền” “đồng sanh đồng tử” ngay trên quả Địa Cầu, rất ư là phổ-cập, là toàn-cầu mà lại vẫn than-van mình cô-độc, đến nổi chẳng hạn, hai con người cùng nắm tay nhau đi về cùng hướng đích, nhưng hai tâm-hồn đều cách xa nhau muôn trùng ! ! ! Thế thì có gì chen vào giữa hai nhân-vật ấy ?
@

Năm Mới nào cũng vậy, khi về là ôm trọn trong bản-thân nó cả Tết Tây Tết Ta, 4 quý, 12 tháng, 52 tuần, đặc-biệt 365 ngày cộng ¼, rồi Ngày lại chia ra Sáng Trưa Chiều Tối, là vì không ngày nào mà người người không chào nhau, nhưng lại không nghĩ là mình cũng cần và rất cần nữa, là khẩu mình cũng ngỏ lời với Tâm Mình: good morning, good aftenoon, good nigth, hay bon jour, bon soir, bonne journée, bonne nuit, . . . để biến từng Thời-quảng trong tầm chân tay tim óc mình thành một kho-báu chứa độ dầy hơn là nới rộng kho-lẫm. Và cuối cùng lai rai ngỏ lời từ-biệt. vĩnh-biệt, hẹn tái-ngộ ? ? ? với từng cá-thể: R.I.P. Requiescat In Pace, hay với hằng loạt bất ngờ ra đi: Requiescant In Pace. . . hoặc tự ngỏ lời với chính mình: Requiesce In Pace./







tải về 1.97 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   11   12   13   14   15   16   17   18   ...   25




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương