Từ nay, phải suy-nghĩ một cách bao trùm, bất cứ trong địa hạt nào. Chính-trị, Tôn-giáo



tải về 1.97 Mb.
trang1/25
Chuyển đổi dữ liệu18.08.2016
Kích1.97 Mb.
#21885
  1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   25










Khơi tâm . . . . . . .




Từ nay, phải suy-nghĩ một cách bao trùm,

bất cứ trong địa hạt nào.

Chính-trị, - Tôn-giáo -

Sử học, cũng như Triết học thuần-túy,

bằng không

hãy bỏ đi

cái tham-vọng đi tìm hiểu

CON NGƯỜI



VŨ-TRỤ

Lm Pierre Teilhard de CHARDIN

(1881-10.4.1955)

@
Có nơm là vì Cá; đặng CÁ hãy quên nơm.

Có dò là vì Thỏ; đặng THỎ hãy quên dò.

Có lời là vì Ý; đặng Ý hãy quên lời.

Ta tìm đâu đặng người biết quên lời,

hầu cùng nhau đàm luận.

TRANG TỬ 370-298 trCN





Vào khoảng 35 tuổi, vì nước Lỗ loạn lạc,

Khổng Tử (? 551 – 479) bỏ sang nước Tề.

Ở đây, ngài bắt đầu học Nhạc thiều

là khúc nhạc tục truyền xuất-phát từ đời vua Thuấn

(2255-2204 trCN).

Ngài nói:

Ba tháng không biết mùi vị thịt,

không ngờ

vua Thuấn làm nhạc tận thiện tận mỹ đến thế!”

Luận ngữ


@


Khổng Tử chuyên tâm học và dạy lễ,

vậy mà đã có lần than-thở:

Lễ ư, lễ ư ! phải đâu ngọc và lụa?



Nhạc ư, nhạc ư ! phải đâu chuông với trống ?”

Người đã bất nhân còn dùng Lễ làm gì ?



Người đã bất nhân còn dùng Nhạc làm gì ?”

Luận ngữ


@

Lâm Phỏng hỏi về gốc Lễ, Khổng Tử trả lời:

Lễ mà xa xỉ thà kiệm-ước còn hơn.

Tang mà chỉ có hình-thức bề ngoài,

thà có lòng thương xót còn hơn”

BÁC DẬT - LUẬN NGỮ II

@
  





Cha lãng-quên chúng con rồi sao ?”

+ “Nào người Mẹ có thể lãng-quên

đứa CON mình cưu-mang !

Mà dẫu người Mẹ có lãng-quên đi nữa.

Thì chẳng bao giờ Cha bỏ rơi con đâu !”

( Is. 49, 14-15 ).

@
… và Tro bụi sẽ trở về Đất, Hồn sẽ trở về cùng Chúa,…



Giảng viên Qh 11, 12

@
“Bên ngoại thương dại thương dột,

bên Nội không vội gì thương . . .”

Ca dao VN







Dân có ba điều lo : đói không có gì ăn, lạnh không có gì mặc, mệt không được nghỉ. Ba cái đó là những điều lo lớn của dân. Thử gõ cái chuông lớn, đập cái trống to, gẩy cây đàn cầm đàn sắt, thổi ống sáo dọc sáo ngang, cầm cái rìu cái mộc mà múa xem, như vậy có sinh ra được cái ăn, cái mặc cho dân không ? Tôi cho là không được”.

Hãy bỏ việc đó đi, không bàn, mà xét việc nầy: Nay có một nước lớn đánh nước nhỏ, một nhà lớn đánh nhà nhỏ, kẻ mạnh cườp kẻ yếu, số đông hiếp-đáp số ít, kẻ xảo-trá lưa-gạt kẻ ngu, kẻ ngang ngạo-mạn người hèn, giặc cướp trong ngoài đều dấy lên, không ngăn cấm được. Thử gõ cái chuông lớn, đập cái trống to, gẩy cây đàn cầm đàn sắt, thổi ống sáo dọc sáo ngang, cầm cái rìu cái mộc mà múa xem, như vậy có làm cho thiên-hạ đương loạn mà hóa trị được không ? Tôi cho là không”.

“Cho nên thầy Mặc Tử bảo : Bắt dân chúng đóng-góp nhiều để tạo ra những tiếng chuông lớn, tiếng trống to, tiếng đàn cầm đàn sắt, tiếng sáo dọc sáo ngang, mà mong dấy cái lợi, trừ cái hại cho thiên hạ, thì thật là vô-ích”. Đã vô-ích mà còn tốn sức tốn của, cướp cái ăn cái mặc của dân, . . . rồi lại tốn người múa, tốn . . . !

Mặc tử 480-397 tr CN - Phi nhạc -

@



1. LẮNG NGHE

@ Cạnh khu xóm ồn ào,

@ trên đường sá náo-nhiệt,

@ giữa phố chợ lao nhao

@ qua diễn-từ đại-hải,

@ trước dàn nhạc diễn-tấu . . .

nhờ lắng nghe, chúng ta tiếp-nhận được :


  • giọng một người quen gọi,

  • tiếng còi xin qua mặt,

  • lời thương-lượng giá cả,

  • ý-lực cần nắm bắt,

  • thả hồn theo tiết-điệu violon ưa-thích, . . .

và tất nhiên, những phần còn lại, vẫn lọt vào tai,

nhưng không được ghi-nhận lưu-trữ vào ký-ức.

Thâm-sâu hơn, mỗi mọi tim óc cũng đều chất-chứa đầy-dẫy ồn-ào sôi-nổi : suy-tư, tính-toán, lo âu, chọn lựa . . . , lại rất cần lắng nghe luồng Thông Tin phát ra từ thẩm-cung Lương-tri thuộc phạm-trù Chân Thiện Mỹ cần-ích cho Bản-thân, cho cuộc đời mình phải sống theo.

THÁNH NHẠC vốn dĩ là một Nghệ-thuật ‘tải Đạo’ (tải Verbum = Ngôi Lời Thiên Chúa: Ga 1, 1), bởi Đạo là một Thực-thể Sinh-động (Vita), hằng luân-lưu (Via) và luân-chuyễn đến mỗi mọi con người qua các thế-hệ Trần-nhân. Nếu từ thời Tiền-ước, Thiên Chúa Ngỏ Lời với cha ông chúng ta qua các Ngôn-sứ bằng nhiều cách-thức, rồi đến thời Hiện-ước, chính Thiên Chúa tự-thân xuất-hiện qua Ngôi Lời nhập-thể làm Người để dễ tiếp-cận truyền Ngôn, thì đến thời Hậu-ước nầy, thời cuối cùng (Dt 1, 1), với bản-thể Thần-khí mình soi-dẫn, Ngôi Lời được truyền-tụng vừa bằng Ngôn Phúc Âm vừa bằng Từ Phụng-tự Hội-thánh.

Phàm-nhân thời Hiện-đại nầy, từ Ăn Ở Mặc Làm việc Giải-trí . . . đều ưa-thích có nhiều lớp vỏ – bao-bì le-lói, có thể ứng-dụng vào Thánh-nhạc, đại-khái như sau :

Qua mẫu Hình-đồ, chúng ta dễ nhận ra :

@ Phu xướng là Lời Chúa (lương-thực các Thiên-thần dùng, được ban cho Trần-nhân. – Tv 77, 25 -)

@ Phụ tùy gồm cả 5 lớp Vỏ. Ngay từ lớp Vỏ 1. là ‘nhất sao’, thì đã bị ‘thất bổn’ rồi: - Anh chỉ là con bác thợ mộc nhà quê thôi, tụi tui biết quá mà! Những

lớp Vỏ bao bì của Trứng Trái Bánh Kẹo là thế, nhưng đã từng là cần-thiết để bán được nhiều và nhanh !

Do đó, tải Đạo Ngôi Lời hằng sinh-động, năng-động và tác-động nhằm lôi-cuốn Phàm-nhân nhập-cuộc hành-hương tiến về hiệp-nhất cùng một Cha chung, tải qua ngỏ nghệ-thuật Thánh-nhạc với nhiều công-đoạn thể-hiện, thì quả thật là vất-vả gian-truân.





  1. Nhạc-sĩ khi sáng-tác với kinh-nghiệm Sống trọn đủ Thiên-Nhân-Địa Bản-vị-học là đóng một vai-trò tiên-quyết: là vạch đường chỉ lối từng giai-đoạn Hành-hương cho mỗi Tâm-linh. Soạn nhạc như dệt Thơ, cô-động ý Lời Chúa. Bố-cục toàn bài với ý-hướng dẫn đến thực-hành Sống Đạo bằng suốt trọn đời thường . . .

  2. Linh-mục Chủ-tế chấp-thuận bài Thánh ca đó vì nó phù-hợp với tinh-thần Thánh-lễ đó. Thánh-lễ Hát (messe chantée) hoặc có hát (avec chant) là trọng-thể , khác hẳn kiểu long-trọng đình đám sang giàu. Mỗi bài Thánh ca là một Chủ-đề diễn-dẫn suy-tư, để dễ nhập-tâm gấp 03 lần đọc kinh.

  3. Ca-trưởng là ‘tay lái’ vận-hành toàn-thể Ca đoàn thể-hiện hài-hòa trật-tự trước sau cao thấp, tiến bước nhịp nhàng, mạnh nhẹ cảm-xúc, . . .

  4. Hát là tải Đạo, là trực Ngôn truyền-đạt Lời – Ý Chúa. Ca-đoàn là thành-phần cốt-cán sống-động của Thánh-nhạc. Không vay-mượn bài hát để trình-diễn bản-thân mình, mà là vận-dụng toàn chức-năng Bản-thân Bản-thể để phát-huy Lời và Đời Chuyển-sang Đời và Lời Cộng-đoàn tham-dự.

  5. Nhạc-công vừa phụ-họa cho Lời ca tiếng Hát vưa mời mọc thu-hút Cộng-đoàn nhập-cuộc.

Tóm gọn, lưu-thông thường xảy ra Tai-nạn : Trống mà lấn tiếng Đàn, Đàn mà áp Bè dưới, rồi Bè dưới lại đè Bè trên, . . . thế là Lời Chúa hết chổ . . . NÓI ! Vậy thì còn có gì để . . . lắng nghe ?

Phập-phùm ầm-ầm inh-ỏi . . . đề-phòng : dỏm ruột !

Giữa trăm triệu lời Khen xưa nay đây đó dành cho tất cả các ca-đoàn, . . . Lựa và Chọn xem, Lời nào đạt hiệu-quả thâm-sâu nhất do đã Lắng nghe và cố gắng sống theo mẫu Đời Đức Yêsu-Kytô đã sống ?

13.6.1996

-----ọ=<O>=ọ-----



tải về 1.97 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
  1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   25




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương