Từ nay, phải suy-nghĩ một cách bao trùm, bất cứ trong địa hạt nào. Chính-trị, Tôn-giáo


“Hạnh phúc không đến từ những gì mình đang có



tải về 1.97 Mb.
trang17/25
Chuyển đổi dữ liệu18.08.2016
Kích1.97 Mb.
#21885
1   ...   13   14   15   16   17   18   19   20   ...   25

Hạnh phúc không đến từ những gì mình đang có,


mà từ chổ tự biết mình là ai”.
Nghệ Thuật Sống - TUỔI TRẺ CHỦ NHẬT

số 45-2002.Ngày 17-11-2002

@

Dẩu sao, tích-cực vẫn song song tồn-tại với tiêu-cực: còn biết bao đội ngũ âm-thầm ngày đêm kiên-trì lao-động bằng cả tay lấm chơn bùn lẩn chất xám mới cung-cấp đủ số-lượng ‘mì ăn liền’. . . cũng như khá nhiều gia-đình chủ-trương ‘hy-sinh đời cha củng-cố đời con’ –chớ không ngược lại- bằng cách :



Người trồng cây Hạnh người chơi,

Ta trồng cây Đức để đời cho con’ Ca dao VN

Đặc biệt, còn có những trận đấu lý ngấm-ngầm giữa “La raison faible du plus fort . . .” với “La raison fort du plus faible . . .”

@

Trở lại, bài học ‘ba điều đáng tiếc . . .’ đã được giải-quyết ngay từ từng Bản-thân trong toàn-cảnh gia-đình đủ 3 thế-hệ ra sao ?



  • “bố” tôi vào tuổi 16 đã được tôi-luyện bằng khổ-tâm và cực-nhọc vì cái tội “mới nẩy mắt mà cũng yêu với đương”;

  • Mẹ tôi, tuy khiếp-đảm vì lời bố tôi bộc-bạch ái-tình, mà lại âm-thầm khâm-phục lòng dũng-cảm trai-tráng đó.

  • Nào ai ngờ chú bé con của chị hai chưa đầy 10 tuổi mà đã dám giơ tay xin hỏi:”Ông ngoại, cháu nghe nói lúc nhỏ ông không yêu bà ngoại mà yêu người khác, có đúng như vậy không, thưa ông”?

  • Cuối cùng, cả nhà bẽn lẽn, không thể thốt nên lời;

  • và đứa con gái út của bố: tôi thương bố quá chừng, rồi thầm nghĩ phận làm con . . .

  


84. “... MINH MINH ĐỨC”

Thiền-sư Bankei [1622-1693] (*) thuở 11 tuổi đã biết chán-nản về cái học thiếu sinh-khí theo chương-trình mẫu là bắt buộc học thuộc lòng sách Đại-học, một cổ-thư quan-trọng theo Khổng-giáo với lời mở đầu bản-văn: “Đại học chi đạo tại minh minh đức”: cái học trọng đại là làm sáng cái đức sáng.


đức sáng là cái gì ? và làm gì và làm sao cho cái đức ấy sáng ra ? Đây là một trong những khái-niệm then-chốt trong cái Học nền-tảng quan-trọng, mà Bankei mãi thắc-mắc, cứ tìm-tòi học-hỏi rồi tu-tập thiền-định, . . . Hỏi, thì không nhà nho nào trả lời được:

- Những điều khó như thế chỉ có các thiền-sư mới hiểu nổi. Hãy đi mà hỏi các vị ấy. Dù chúng tôi có thể đọc vanh vách chữ nghĩa trong các cổ thư (Trung Hoa) nhưng khi hỏi đến Đức sáng là cái gì, chúng tôi cũng chịu thua, không hiểu nổi.

Bankei lại tìm đến thiền-sư hỏi, thì được nghe :

- Nếu cậu muốn hiểu thì hãy tọa-thiền đi rồi sẽ hiểu Đức sáng là gì.

Thế là Bankei cương-quyết vào núi lên đỉnh không ăn uống không ngủ nghỉ để chuyên-chăm tọa-thiền, đến nổi ngất xỉu, mà rồi cái đức sáng đâu không thấy xuất-hiện. Lại đi tìm đến các thiền-sư nơi xa xăm, và Bankei tự giới thiệu :

- Tôi là một tu sĩ thiền từ Banshù xa xôi lặn-lội đến đây với hy-vọng duy-nhất là thăm-viếng và nhận được lời quý vị chỉ-giáo.

Nhưng sau khi nghe các vị trình bày đạo-lý, Bankey mạn phép phát-biểu:‘Tôi biết thực là không phải phép, nhưng xin chư vị thứ lỗi cho, khi tôi nói điều nầy. Tôi rất biết ơn về những lời chư vị dạy bảo, nhưng tôi có cảm tưởng như là người ta chỉ gãi ngứa cho tôi ở ngoài giày, chớ chưa đạt tới cái cốt tủy.

Bấy giờ các vị thầy ấy thành-thật bảo:

= Đúng như ông nói. Mặc dù mang tiếng làm thầy, chúng tôi chỉ có học thuộc lòng những danh từ trong kinh-điển và ngữ-lục để dạy lại người ta. Chúng tôi phải hổ-thẹn mà nói rằng, vì bản-thân mình chưa thực-chứng, nên khi nói pháp, lời chúng tôi giảng dạy quả thực chỉ như gãi ngứa ngoài giày, không làm ông thỏa-mãn. Ông rất hiểu chúng tôi vậy. Chắc ông không phải là người tầm-thường !
Sau đây là câu chuyện thực-tế chính Bankei thuật lại, nói lên ý nghĩa và cả cái giá trị một cuộc đời sáng đức sáng ra sao.
Một gia-đình ở Ozu gả con gái cho gia-đình ở vùng quê cách đó hai dặm đường. Mặc dầu đôi bạn nầy đã sinh được đứa con trai, nhưng cả hai không ngớt gây-gổ nhau. Cuối cùng sau một trận kịch chiến, người vợ giao con lại cho chồng rồi tuyên-bố ra đi về nhà cha mẹ ruột. Người chồng nách đứa con nói: ‘Nếu em về nhà cha mẹ em thì anh sẽ liệng thằng bé xuống sông’. Người vợ nói: ‘Tốt, nó là của anh, tôi trả lại cho anh, anh cứ việc liệng nó xuống sông. Tôi không thiết’. Người chồng bảo:‘Em về thì về, nhưng không được đem gì theo ngoài ít áo quần và tư trang’. Nàng trả lời:‘Đã ra khỏi cái nhà nầy, thì tôi chẳng cần gì thứ ấy’.

Nói xong, nàng bỏ đi về Ozu. Trên đường về, tình cờ nàng gặp nhiều người tuôn đến chùa nghe thuyết Pháp, mà thay vì về nhà cha mẹ, nàng nhập đoàn người vào chùa. Nàng chăm-chỉ nghe thiền-sư Bankei thuyết. Xong buổi giảng, mọi người giải-tán ra về, nàng lại gặp một người đồng-hương, ông nầy tài-khôn tra hỏi cớ sao nàng bỏ nhà chồng ra đi như vậy, nàng mới kể:



= Sáng nay vợ chồng tôi cãi nhau, tôi bỏ về nhà mình, dọc đường tôi thấy lắm người về chùa nghe pháp, nghĩ đây là dịp tốt, tôi đi theo. Nhờ các lời giảng phù-hợp cách riêng với hoàn-cảnh tôi nên tôi cảm thấy xấu-hổ là nhận thấy mình hoàn-toàn có lỗi. Chồng tôi đâu muốn tôi bỏ nhà ra đi. Mẹ ảnh cũng như ảnh đã hết lời giữ tôi lại, nhưng tôi một mực không nghe, khiến họ cuối cùng cũng điên tiết lên. Bài Pháp hôm nay đã cho thấy tôi có lỗi thể nào, nên bây giờ tôi quyết-định trở lại nhà chồng, tôi sẽ hạ mình trước cả mẹ chồng và chồng tôi để xin được tha-thứ, rồi tôi sẽ kể cho cả nhà nghe về bài Pháp kỳ-diệu hôm nay. Bởi nếu tôi không khuyến khích nhà chồng cùng quan-tâm đến giải-thoát giác-ngộ thì việc tôi nghe Pháp chưa thật sự có ích,

Ông láng giềng nói:‘Đã gây-gỗ với chồng mà bỏ đi như vậy thì làm sao trở lại được nữa. Chi bằng chị cứ về nhà cha mẹ đã, rồi tôi sẽ đưa chị trở lại nhà chồng dàn xếp cho mới êm’.


Nàng trả bảo: ‘Không, không, êm hay không êm cũng chẳng sao, vì chung quy là do tôi lỗi phạm, thì chỉ có chính tôi đích-thân làm hòa lại với nhà chồng tôi. Vả lại, nếu bài Pháp kỳ-diệu nầy chỉ một mình tôi nghe thôi thì thật uổng-phí. Tôi muốn san-sẻ với nhà chồng tôi và mong tất cả cùng học đạo giải-thoát. Có như vậy thì việc tôi nghe Pháp mới thực sự có ý-nghĩa’.
Những người đi đường nghe câu chuyện đối-đáp giữa hai người như vậy thì bảo nhau:‘Cô nầy thật đáng khen. Cô chỉ nghe một bài Pháp mà nhận ra được chính mình lầm-lỗi, thật cô có tư-cách người phụ-nữ tuyệt-diệu. Còn cái anh chàng kia, đúng là loại quân-sư quạt mo, cố khuyên nàng đừng trở lại nhà chồng một mình, để cho anh ta cùng đi dàn xếp giùm cho mới êm. Rỏ là vô-duyên. Ông ta ở Osu, đương nhiên đã nghe đi nghe lại nhiều lần bài giảng ấy, thế mà y coi tệ, lại còn đưa ra một lời khuyên như mắm thối ấy.
Thế là những người đi đường nghe cô dứt-khoát một mình trở lại nhà chồng, liền bảo: ‘Đúng, thái-độ của cô là một tấm gương. Trở về lại đi, nhanh lên’. Cô gái nói:‘Phải, tôi đi đây’.

. . . Về đến nhà, cô ta thú lỗi:‘Mặc dầu không ai xua đuổi, con đã tự ý ra đi, trở về Ozu, mà hầu như con có cơ duyên với Phật pháp, nên con gặp đoàn người tuôn đến chùa nghe giảng, và con đã đi theo họ. Càng nghe Pháp con càng nhận ra mình đã lầm lỗi, nên sau đó, thay vì về nhà cha mẹ ruột thì con di thẳng về đây. Chính con làm quấy, khiến mẹ chồng và chồng tức-giận. Từ nay con xin vâng lời mẹ chồng và chồng trong mọi sự. Giờ đây xin mẹ và chồng trừng phạt con đích-đáng, con sẽ không oán-hận chút nào, vì con muốn xin cả hai người tha-thứ cho con’. Nghe nàng nhận lỗi như vậy, nên không ai buồn giận chi nữa. Thế là cả nhà vui vẻ tiếp-nhận nàng vào lại trong gia-đình, từ đó nàng xử-sự lễ-độ với mẹ chồng, hòa-thuận với chồng rất mực. Thỉnh-thoảng nàng kể lại cho mẹ chồng và chồng nghe bài giảng đã giúp nàng thay đổi.

@

Nhân-vị nhân-phẩm nhân-quyền nơi người phụ-nữ cụ-thể nói đây, là: Vợ, Mẹ, [Dâu]. Ra đi là lệch và lạc. Trở về đúng Vị-trí và Phận-vụ trong gia-đình mình là đạt mức “SÁNG ĐỨC SÁNG”: ‘Đúng, thái-độ của cô là một tấm gương’.


Nhưng, trong một Đại-gia-đình đồng-loại duy-nhất nay-đây, vốn cùng đứng trên mặt Đất, uống cùng dòng Nước, hít thở cùng bầu Khí, . . . thừa-hưỡng cùng dòng máu tổ-tiên chớ không bị lai giống nào khác, . . . thì mỗi đơn-vị con người cần đối xử với nhau cách nào đây ? Phải chăng là lo “làm sáng cái đức sáng” các mối tương-quan đa dạng diện Đệ – Huynh & Huynh – Đệ ? Còn có cái Học nào Đại hơn cái Học nầy chăng ? (Cf. Mt 22, 37-39).

(*) lược- tóm TÂM BẤT SINH

Thiền sư BANKEI 1622-1693

Peter Haskel dịch Nhật-Anh & Trí Hải dịch Việt ngữ

NXB TP HCM 2003






tải về 1.97 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   13   14   15   16   17   18   19   20   ...   25




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương