Từ nay, phải suy-nghĩ một cách bao trùm, bất cứ trong địa hạt nào. Chính-trị, Tôn-giáo



tải về 1.97 Mb.
trang13/25
Chuyển đổi dữ liệu18.08.2016
Kích1.97 Mb.
#21885
1   ...   9   10   11   12   13   14   15   16   ...   25






65. THÁNH NHÂN
Khi Mẹ Têrêxa Calcuta nằm xuống –1998 - thì công-luận thế-giới bất phân dị-biệt về ý-thức-hệ chính-kiến tôn-giáo... đều gọi Mẹ là ‘Thánh’, cũng như đã từ lâu trước đó, không rỏ tự lúc nào, có thể do một em Bé nào đó bất-hạnh đang được chăm-sóc, bất-giác em gọi “Mẹ, Mẹ!”, rồi những người xung quanh gọi tiếp “Mẹ Têrêxa !”, và cuối cùng, khi Tâm-hồn chị nữ tu bé mọn nầy nới rộng lòng trắc-ẩn phủ khắp thành-phố và cả Đất nước Ấn-độ nầy, thì ngôn từ “Mẹ Têrêxa Calcuta” đã trở nên thân-thuộc một cách bình thường giữa đại-chúng thế-giới. Đây đâu hẳn là những lời khen-tặng đề-bạt để thăng-tước . . . mà chỉ đơn-giản là đại-chúng công-nhận mối tình một mẹ trăm con đó thôi, nó khác hẳn với cái danh-tước “Hoa Hậu Thế-giới”.

Theo Kinh-thánh Thiên-Chúa-giáo thì ‘Thánh’ là đúng, vào thời trước Đức Yêsu Giáng-sinh, đã có không ít vị được gọi là thánh, thánh nhân : vir iustus, le juste, người công-chính, . . . như Tổ-phụ Nôe người đóng Tàu cứu người vật thoát nạn đại lụt (St 6, 8-9), như Yuse anh-dũng chấp-nhận Cô Maria người bạn đời đã mang thai trước khi về chung sống với mình, đồng thời đã trung tín làm dưỡng-phụ cho đứa con đó (Mt 1, 18-25), như Yacaria và Elisabeth, cả hai đều là người công-chính trước nhan Đức Chúa, sống đúng theo mọi điều răn và mệnh-lệnh của Đức Chúa, không một ai chê-trách các ngài được điều gì (Lc 1, 6) . . .


Đức Khổng tử (551-479 tr Cn) được gọi là Thánh nhân xét cả về đời tư thanh-bạch lẩn sự-nghiệp “vạn thế sư biểu” là khởi-xướng nền giáo-dục và đào-tạo những thế-hệ Nhân đúng thực là Nhân : “Người thương người”, “Điều gì mình không muốn thì đừng làm cho người” (Luận ngữ, XII), tức là những “Thánh nhân” đã kiên-trì học Đạo theo 03 cương-lĩnh là làm sáng Đức sáng trong thiên-hạ để biết cách thân Dân hầu đạt mức Chí-thiện, với 08 điều-mục là Cách-vật – trí tri – chính-tâm – thành-ý – tu-thân – tề-gia – trị-quốc – bình thiên-hạ. Do tu-thân mà đạt mức người đúng người từ thâm-nội tức nội thánh, rồi mới ngoại vương, sinh-hoạt hướng ngoại : tề – trị – bình. Vậy, theo Khổng tử, nhân đúng thực là nhân với đa dạng diện Vị-trí Vai-trò và Phận-vụ cần được chu-toàn, như :”Quân quân, thần thần, phụ phụ, tử tử”, được như thế thì đúng là Chính nhân, là Thánh-nhân, là Quân tử.
Từ đó, tiếp nối dài mãi về sau cho đến tận hôm nay, lịch-sử Nhân-loại nầy đã không bao giờ ngừng đào sâu và nới rộng cái ‘hiện-tượng’ NHÂN phổ-cập nầy qua các bậc Chư tử hiền-nhân minh-triết thuộc cả Á lẩn Âu. Chẳng hạn . . .
Mạnh tử (371? -289 tr Cn): “Là con người thì ai cũng có lòng chẳng nở (lòng trắc-ẩn) khi thấy đứa trẻ sắp rơi xuống giếng. ai cũng lo sợ thương xót . Xem đó thì rỏ :

- không có lòng thương-xót thì không phải là người;

- không có lòng hổ sợ thì không phải là người;

- không có lòng phải trái thì không phải là người.

- Lòng thương-xót là đầu mối của nhân,

- Lòng hổ sợ là đầu mối của nghĩa,

- Lòng từ nhượng là đầu mối của lễ,

- Lòng phải trái là đầu mối của trí.
Con người có bốn đầu mối ấy [nhân – nghĩa – lễ - trí ] cũng như có tứ chi . . . Phàm có bốn đầu mối ấy nơi ta, mà biết nới rộng, bồi bổ thêm, thì khác nào lửa mới nhen, suối mới tuôn. Nếu bồi bổ được, thì đủ che-chở bốn bể; nếu không bồi bổ, thì không đủ thờ cha mẹ” (Mạnh tử IIa. 6).
Nới rộng lòng mình cho lan tới người” tức là “Săn sóc người già cả của ta cho tới người già cả của người. Thương yêu trẻ con của ta cho tới trẻ con của người” (Mạnh tử Ia. 7).

Trang tử (369-256 tr Cn) thì bảo :

Chí nhơn vô Kỷ : Ai muốn theo tôi, thì hãy bỏ mình . . . Lc 9, 23-24; Mt 16, 24-25; Mc 8, 34-38.

Thần nhơn vô Công : phục-vụ trong tư thế đầy tớ Mt 20, 24-28; Lc 22, 24-27

Thánh nhơn vô Danh": Non nobis, Domine, non nobis; sed nomini tuo da Gloriam, super misericordia tua et Veritate tua; (Tv 113, 1). v. v. . .

@

Qua các mô-hình Thánh nhân dưới thiên hình vạn trạng lại thiên sai vạn biệt như vậy, thì có mô-hình “Thánh nhân” nào đạt mức phổ-cập nhất không ?


Khổng tử:”Chim chóc không thể sống cùng đàn với người, vậy thì ta đây chẳng cùng ở với xã hội loài người, thì ta sống với ai đây ?
Mạnh tử : Nhờ vốn-liếng tính Thiện mà”Mỗi người đều có thể thành thánh nhân, như Nghiêu, Thuấn” (là hai mô hình thánh nhân cổ truyền).

Muôn vật đều đầy đủ ở ta. Xét mình có lòng thành, thì chẳng gì vui bằng. Gắng làm điều thứ (lòng vị tha), thì chẳng có cách nào hay hơn để gần lòng nhân”(Mạnh tử, VII. a, 4.)


Theo Tuân tử (313-238 tr Cn) thì nhờ vốn-liếng Thông-minh mà ”Người ngoài đường, đều có thể biết thực-chất của nhân nghĩa pháp chính, đều có thể biết thực-hành nhân nghĩa pháp chính. Như vậy đã rỏ là ai cũng có thể làm Ông Vũ” (cũng là một mô hình thánh nhân cổ truyền).
Trang Tử:”Trời - Đất với ta cùng sinh tồn, Vạn vật với ta là một”.
Huệ Thi bạn thân với Trang tử, định nghĩa về Tuyệt-đối :

* Cực đại là “Không còn có gì ở bên ngoài”,

như vậy:”, Thiên – Địa với NhânMột, ai Rộng yêu muôn loài” thánh nhân.



* Cực tiểu là “Không còn có gì ở bên trong”,

Virtus in Medio stat : Dũng-lực tồn-tại ở trọng Tâm”, nơi tồn-tại “Hạt Cải cực-tiểu” (Mt 13, 31-32), vậy mà nó mang một thứ nội-lực “Bonum diffusivum sui = Điều Thiện-hảo thì triển-trưởng từ thâm-nội, chớ không là những thứ vỏ từ bên ngoài đắp-tháp vào.


Lão tử (359 - 286 tr CN) : Xí giả bất lập, khóa giả bất hành = nhón gót thì đứng không vững, dạng chân ra thì không bước tới được” [ch 24].

Trong Vũ-trụ Vĩ-mô, không vật nào cao hay thấp hơn vật nào, mà chỉ có Sâu hay Cạn, tức là ở quảng-cách dài-ngắn hay xa-gần giữa vòng-đay và trọng Tâm thôi


Vương Thủ Nhân (1472-1528) trả lời cho câu hỏi: - Đại-nhân là gì ?

= Đại-nhân là nói về con người

xem :Trời–Đất và muôn vật làm một thể,

coi Thế-giới làm một Nhà,

coi Trung Hoa làm một người . . .
Theo Tin-mừng Đức Kytô được thể-hiện đúng mức Tin-mừng thì không hẳn là cao-siêu nhằm nâng con người lên bậc siêu-nhân, mà đúng là Tin-mừng vừa tầm khả-thi một cách bình-thường đương nhiên đối với ai bất cứ. Chẳng hạn anh Samaritan (x. Lc 10, 29-37), một người ngoại đạo trước nhản-giới Dothái-giáo, khi nhìn thấy một người đồng loại dở sống dở chết là anh động lòng trắc-ẩn , . . . chớ không câu-nệ như hai thầy tư-tế và lêvi nọ: nạn-nhân nầy có quan-hệ gì với mình đâu !
Một dụ-ngôn cuối cùng, do Tòa-án Chung-thẩm vừa tối-cao vừa tối-hậu giới-thiệu một mô-hình thánh-nhân thật giản-đơn đến khó ngờ từ cả hai phía Tả-Hữu phản-ứng :
= Cánh Hữu :”Trình ngài Thẩm-phán, có bao giờ chúng tôi đã thấy ngài đói mà cho ăn, khát mà cho uống; có bao giờ chúng tôi đã thấy ngài là khách lạ mà tiếp rước, hoặc thấy ngài trần-truồng mà cho mặc ? Có bao giờ chúng tôi đã thấy ngài yếu đau hoặc phải tù tội, . . . mà đến viếng thăm đâu ?
+ Lời Vị Thẩm-phán công-bố :”Tôi nói thật với các anh em, mỗi lần các anh em làm như thế cho một trong những người anh em bé nhỏ nhất của tôi đây, là các anh em đã làm cho chính tôi vậy.

- Cánh Tả :”Trình ngài Thẩm-phán, có bao giờ chúng tôi đã thấy ngài đói mà không cho ăn, khát mà cho uống; có bao giờ chúng tôi đã thấy ngài là khách lạ mà không tiếp rước, hoặc thấy ngài trần-truồng mà không cho mặc ? Có bao giờ chúng tôi đã thấy ngài yếu đau hoặc phải tù tội, . . . mà không đến viếng thăm đâu ?
+ Lời Vị Thẩm-phán công-bố :”Tôi nói thật với các anh em, mỗi lần các anh em không làm như thế cho một trong những người anh em bé nhỏ nhất của tôi đây, là các anh em đã không làm cho chính tôi vậy”.

@

Thật ra, đạt đích-điểm người đúng người, tức là thành người, thành nhân, vừa xét tự-thân tự-kỷ đúng đạo nội thánh, vừa xét hướng ngoại vương, tức là “Nới rộng lòng mình” không chỉ cho lan tới người” mà còn “hòa-hiệp nên một” với Thiên hằng thời, với Địa hằng lợi, mà nhất là với Nhân có liên-lỷ hằng hòa hay không. . . bởi “Thiên thời không bằng Địa lợi, mà Địa lợi thì không bằng Nhân hòa”.






66. TRÁI TIM MẸ THẮNG

Ông Nguyễn văn Phú, sinh năm 1912. Bình Định. Tham-gia Du-kích Xã từ thời chống Pháp. Năm 1954 tập-kết ra Bắc. Vì ít chữ, lại có máu phiêu-lưu, anh tham-gia các công-trình thủy-lợi đồng-bằng Bắc-bộ, từ đại công trình thủy-lợi Bắc Hưng Hải, Vũ Thư – Thái Bình, . . . Năm 1978, ông Phú đã ngoài lục tuần, nên về hưu.


“Tôi đã bán máu từ những năm 1954 trở đi. Lúc đó, trước khi lên Tây Bắc, đơn-vị vận-động những ai khoẻ tình-nguyện hiến máu, thế là tôi đi hiến máu và từ đó suốt quảng đời làm công-nhân thủy lợi, lúc đơn-vị vận-động là tôi đi hiến, lúc túng-quẫn thì tôi đi bán để cải-thiện bửa ăn đạm-bạc, cứ thế thành quen cho đến sau năm 1978, khi từ Nam ra tôi đã là người bán máu chuyên-nghiệp, lấy chính máu mình nuôi sống mình.
. . . Thật tình tôi có lỗi đã qua mặt các bệnh-viện để bán máu ‘theo tour’ vì quy-định chung là mỗi người chỉ được bán tối-đa 250cc/lần/2 tháng, với giá 160.000đ. bệnh-viện gần thì đở khổ, chớ nhiều khi lên tận Lai Châu, Lào Cai bán, đi về mất 10 ngày, tàu, xe, lưu-trú . . . về đến nơi chỉ còn 50.000đ là nhiều lắm rồi.
Ông thú-thật trong suốt gần 25 năm qua, mỗi tháng ông bán 4-5 lần mới đủ sống mà chổ ở cũng như con thuyền theo con nước, khi phiêu-bạt lên Tây Bắc được vài ba năm, người ta phát-hiện, ông lại về Hòn Gai – Quảng Ninh . . . “Nhọc-nhằn lắm anh ơi, người nghèo đến tận xương tủy mới đi bán máu,… vậy mà ở bệnh-viện nào cũng có bọn người cò máu . . . Có lần chúng móc nối với nhân-viên y-tế thế nào mà cả tuần không bán được máu, đến khi bán được 160.000đ thì phải trả cho bọn chúng đến 70.000đ tiền lãi 10%/ngày cộng với 100.000đ tiền gốc, nợ chúng 10.000đ, là tủi nhục lắm!”
Có lẽ nỗi cay-đắng tủi-nhục tận-cùng của những người bán máu như nhau đã quần-tụ lại sống thành một làng nổi với gần 20 con thuyền rách nát nằm ven ngã ba sông Nhuệ và sông Đáy (Phủ Lý – Hà Nam) mà người dân sở-tại gọi là tổ thuyền Thủy Cơ. Ông Phú đã lần mò về đây sống gần 10 năm qua. Cả cái làng nầy làm nghề bán máu, cả tổ thuyền nầy đều là người tứ xứ từ Nam ra Bắc quần-tụ về. Địa phương dị-nghị lắm, xin một miếng đất trên bờ ‘cắm dùi’ cũng không xong, trẻ con không được đến trường, có lúc người ta còn lớn tiếng đề-nghị “dẹp bỏ ổ tệ nạn bán máu” nầy (!?) . . . nhưng anh em cùng ‘hội’ an ủi nhau : mình cũng cho giọt máu để cứu đời vậy, cái nghiệt đó là nghề bán máu nuôi thân thôi . . .
“Một lần cách nay cũng gần bảy năm, tôi lên Lai Châu bán máu, người ta bảo tôi bán chưa tới hai tháng nên họ không lấy, năn-nỉ cách nào cũng không được. Nhưng đến đêm bệnh-viện tức-tốc gọi tôi vào vì có một sản-phụ bị băng-huyết cần tiếp máu cấp-cứu ngay, mà đêm hôm đó chỉ có tôi là cùng nhóm máu, thế là tiếp máu cứu người. Một đơn-vị… hai đơn-vị… tôi mê-man đến sáng, cầm tiền trên tay mà tôi khóc như trẻ nít, không phải vì bán được nhiều máu mà vì tôi biết mình vừa cứu sống một mạng người… ! Giọt máu nào mà chẳng cứu người, có nghĩa-cử nào cao hơn tình người. Trước đây người ta xem tổ thuyền Thủy Cơ của người bán máu như một ổ tệ-nạn, nhưng sau một đêm kinh-hoàng cái nhìn về con người đã đổi thay. Ông Phú kể lại:”Đó là một đêm âm-u mưa gió, hai sĩ quan công an trên đường công-tác đã bị bọn tội phạm nổ mìn trọng thương. Người của bệnh-viện tức-tốc chạy ra Thủy Cơ bảo đưa người vào tiếp máu. Việc cứu người đâu thể chần-chờ xem sổ sách, định-kỳ cho máu, cứ thế mà cả đêm những người bán máu của Thủy Cơ, ông Phú, anh Hùng, anh Ngọc, chị Vọng . . . đã tiếp đến 38 đơn-vị máu cho hai sĩ quan công an . . . “Lúc đó không phải vì tiền, vì mưu-sinh, bởi ai cũng biết lấy máu quá giới-hạn thì tính mạng chúng tôi lâm-nguy chớ đừng nói tới mưu-sinh, nhưng vì tính-mạng của hai chú công-an đang là tất cả. . .”. Sau cái đêm hôm ấy ở “xóm máu” Thủy Cơ người ta đã cho các cháu lên bờ đi học, . . . Từ trước Tết đến giờ người ta không nhận mua máu của ông Phú nữa, sợ ông có mệnh hệ nào. . . . “Mình đã bước vào tuổi 90 rồi còn gì”.
. . . Chia tay ông Phú mà tôi không khỏi chạnh lòng, bao nhiêu năm, bao nhiêu lít máu . . . ? Bao nhiêu giọt máu của ông Phú đã chảy sang tim của bao người, cho dù động-cơ của ông là gì đi nữa. Có ai một lần cảm-nhận được có một dòng máu của một người đang chảy trong tim mình ? Dòng sông Nhuệ sông Đáy gặp nhau ở ngã ba sông nhưng đều có dòng chảy riêng của nó, còn cuối một đời ông Phú sẽ chảy về đâu . . . ?

trích yếu : Bình Nguyên.

Giọt Máu cuối cùng của người Bán Máu

Tuổi Trẻ Chủ nhật 14. 7. 02

Một hôm Đức Yêsu đang giảng cho dân chúng thì từ giữa đám đông, một phụ-nữ lên tiếng :”Phúc cho Dạ nào đã cưu-mang Thầy và Vú nào đã cho Thầy bú”, Ngài đáp:”Bất luận ai biết lắng nghe và thực-thi Lời Thiên Chúa mới thật là hạnh-phúc” (Lc 11, 27-28). Khâm-phục người Con và ca-tụng người Mẹ là lẽ thường tình rất phổ-biến trong đại-chúng, nhưng điều quan-trọng là nhận thấy rằng, dòng máu Bố Ađam và dòng sữa Mẹ Êvà, cả hai cùng đầu-tư đồng đều cho cả Cain lẩn Abel, nhưng tại sao dòng máu Abel cứ vẫn dài dài tuôn chảy, mà tuôn chảy cho đến bao giờ !. . . và bao giờ thì “Công-lý và Hòa-bình mới giao-duyên” (Tv 84, 11-12) để dòng máu sát-tử người vô-tội được cầm lại mà chuyển thành dòng Sửa Êvà ngay trong mỗi mọi Trái Tim Mẹ ?



@

Lần khác, cũng vào lúc Đức Yêsu đang ở giữa đại-chúng, thì Mẹ Ngài với một vài anh em đồng-hương đến thăm, có người thấy liền báo cho Ngài:”Thưa Thầy, có Mẹ Thầy và một số anh em Thầy đang đứng ngoài muốn gặp Thầy!” Ngài nhìn khắp những người ngồi chung-quanh rồi đáp: “Ai là Mẹ tôi, ai là anh em tôi ? Đây, những ai lắng nghe và tuân-hành ý Thiên Chúa, đó là Mẹ tôi, là anh em tôi” (Lc 8, 19-21; Mt 12, 46-50; Mc 3, 31-35). Trước thái-độ đề cao cá-nhân Mẹ lẩn cá-nhân Con, Đức Yêsu vừa sang bằng vừa nhơn rộng ngay, để không một ai vướng vào tham-vọng tự-cao tự-đại hay phải ngấm-ngầm mặc-cảm tự-ty, . . . hầu chấm-dứt mọi thứ chiến-tranh âm-ỷ ngay trong từng “thằng người”:”Thiên Chúa thử-thách con cái loài người khi vạch cho chúng thấy rằng chúng chỉ là thú-vật mà thôi. Quả thế, con người và thú-vật đều cùng chung số-phận : bên nầy chết bên kia cũng chết; đôi bên đều có sinh-khí như nhau. Con người chẳng có gì hơn thú-vật, bởi vì mọi sự chỉ là phù-vân . . . ”(Gv 3, 18-19), để thay vào đó một Nhiệm-thể không biên-giới không loại-trừ . . .

@

Vậy, dòng sông nào dài ? Con thuyền nào rộng ? Biển tình nào sâu ? . . . hội đủ điều-kiện cho một đoàn khách lữ-hành phức-hợp nầy đang có nguy-cơ lâm-nạn giữa dòng mà không một ai chịu im-lặng ngồi yên đúng ngay chổ của mình . . . ?



@

Anh Phú ! Nào ai có thể gọi Anh là ai cho đúng cho đủ ? Vì thời trẻ anh hiến mồ-hôi cho an-ninh trật-tự Xã, trưởng-thành anh rơi nước mắt rời vợ trẻ xa con thơ vì đất nước kêu gọi anh ; tiếp-tục đổ mô-hôi lao-công ‘trị thủy’ và bắt đầu hiến máu cho đồng-bào là nghĩa-vụ; bán máu mình rộng khắp các bệnh-viện cho đủ nuôi mình mà anh chưa nghĩ tới máu đó cũng nuôi bá-tánh nữa, cho đến khi anh được mời gọi hiến máu cho một sản-phụ, rồi cho hai anh công-an, thì lúc đó anh mới thấm-đậm tình nghĩa đời mình với đời người mà ‘khóc như trẻ nít’ !
Đó, chiếc xe đời anh vốn thuộc loại chì nên nó phiêu-lưu khắp đất Bắc mà chẳng hề nằm gara; ít hao săng nên có thừa chia sớt cho đồng-bào, lúc túng-quẩn lại bán bớt săng xịn mua săng bèo chạy tiếp . . . đi cứu sống ; thì có lạ gì, nay nó trở thành đời cổ, đời đầu thập-niên 10 thế-kỷ trước chớ mới-mẽ gì đâu, . . . hay bệ-rạc như con thuyền rách nát, như cái “ổ tệ-nạn cần phải dẹp bỏ”, hay là như cái Địa-cầu nầy đang dần dần bung rả bể lở bởi những cơn “giận cá chém thớt” bằm nát cả lưng cả ngực nó, máu me lênh-láng, thật là hoang-phí vì không được hiến mà cũng chẳng được bán . . . trong lúc không biết bao con người đang cần, cần những Anh Phú, cần những Trái Tim Mẹ Phú, những Trái Tim đủ chiều-kích sâu – rộng – dài . . . ! Còn một đời Ông Phú sẽ chảy về . . . bến Thức.



67. TU THÂN

Tu là Tu thân ? Thân như thế nào mà phải Tu ?

Tu là Học-tập cách thế nào đó để biến cái Thân-phận làm con người bất-túc bất-toàn đạt mức chính nhân, người đúng người : xét tự-thân, tự-kỷ (in-se, en-soi) đúng mức nội thánh, hầu có khả-thể kiện-toàn đủ các mối tương-quan ngoại vương ngũ luân : “sống đời cha–con thân-ái, Vua–tôi sống đạo-nghĩa, vợ-chồng sống phân-biệt, anh–em sống thứ-bậc, bạn–bè sống tín-cẩn” (Mạnh tử, III a, 4.) . Muốn được vậy, tất phải học, học-tập, học-hành, theo như Tuân tử nói trong thiên ‘khuyến học’:

Việc Học nơi người quân-tử là nghe lọt vào tai,

ghi nhớ trong tâm,

truyền ra tay chân, biểu-hiện ra hành-động”.

@

Khởi đầu Tu thân bằng “Tiên học Lễ . . .”,



là Học sách Đại họcsách Trung dung, vốn là 2 chương trong bộ sách Lễ ký, sách dạy cách tôi-luyện nếp sống Đạo theo 03 cương-lĩnh :

làm sáng Đức sáng,

biết thân Dân,

đạt mức Chí-thiện,



với 08 điều-mục :

Cách-vật – trí tri – chính-tâm – thành-ý -

TU THÂNTỀ-GIA

- trị-quốc – bình thiên-hạ”.

@

TU THÂN, không phải là để trở-thành những hạng người riêng-biệt, mà là mỗi người tự kiện-toàn bản-thân mình sao cho đúng là con người mình, là sống hợp-nhất cá-nhân mình với Vũ-trụ, tất nhiên trong đó gồm cả một thành-phần tuy là Huynh-Đệ đồng-loại rất là cận-thân với nhau, nhưng lại hoàn-toàn là thiên sai vạn biệt . . . !


Một quảng đời làm Vua Nghiêu, bên cạnh một quảng đời làm Dân Thuấn, hai thế-hệ hai giai-cấp lại tương-quan khít-khao với nhau như Thầy – Trò bằng một lối Giáo-dục & Đào-tạo thực-tế ngay tại địa-bàn phức-tạp từ lòng người thâm-độc, sang gia-cảnh rối-ren, đến trạng-huống một xã-hội hiếm-hoi người hiền . . . Thử khám-phá hai phương-diện Nghiêu Ngoại vương giáo-dụcThuấn Nội thánh nhờ biết tự đào-tạo như thế nào qua 03 cương-lĩnh với 08 điều-mục nêu trên, vốn là kịch-bản do đức Khổng tử (551-479 tr CN) dàn-dựng như sau :

Thuấn sinh ra tại Châu Ký thuộc tỉnh Hà Bắc ngày nay. Tổ tiên Thuấn vốn bậc thiên-tử, nhưng lúc Thuấn ra đời đã bị lưu-lạc nên rơi xuống hạng thứ-dân. Cha Thuấn bị mù-lòa, mẹ mất sớm. Cha Thuấn cưới vợ kế, kế mẫu sinh hạ một đứa con trai, tên Tượng. Đứa em cùng cha khác mẹ nầy thì sống tùy-tiện phóng-túng, nhưng rất được cha và mẹ ghẻ cưng-chiều, chỉ chực tìm dịp giết hại Thuấn. Dầu chỉ phạm một lỗi nhỏ, Thuấn cũng bị trừng-phạt nặng-nề. Nhưng lúc nào Thuấn cũng tỏ ra thuận-hòa thảo-hiếu, yêu-thương em trai, không dám một phút chểnh-mảng công việc. Dầu cha mẹ rắp tâm muốn giết Thuấn, vẫn không tìm được cớ gì để giết được. Từ năm 20 tuổi, gương Thuấn sống hiếu-thuận đã lan-truyền khắp nơi, xa gần đều biết.


Vào năm Thuấn 30 tuổi, thì Vua Nghiêu định tìm chọn người hiền kế-nghiệp ngôi thiên-tử, nên triệu-tập bá-quan để hội-ý. Qua các đề-nghị, Vua loại-trừ Đan Chu đứa con ruột mình vì nó tính-tình buông-thả, tùy-tiện, thiếu bao-dung đồng-cảm, hay tranh-chấp háo-thắng, không thể dùng được; còn Cộng Công, theo ý vua, thì ngoài miệng ăn nói ngọt-ngào, mà lòng dạ độc-ác, bên ngoài có thái-độ kính-cẩn khiêm-nhường, mà bên trong thì ngang-tàng, coi trời đất không ra gì, không biết thương người, loại người như vậy, dùng sao được ! Còn Cổn ? Cổn nầy hay làm trái lệnh ta, lại tham-lam vô-độ. . . nhưng theo “Tứ nhạc” tiến-cử, vua chấp nhận dùng lại thử- - - , nhưng suốt 9 năm trị thủy đều thất-bại, vì bất-lực.
Vua Nghiêu lại triệu-tập “Tứ nhạc” (*), và “Tứ nhạc” cũng từ chối không một ai dám nhận ngôi vua, nên cùng đề-cử Ông Thuấn.

- Được, ta có nghe nói đến. Ông ta là người như thế nào ?



Cha của ông ấy là một người mù, tính tình ngang bướng, bất-chấp lẽ phải; mẹ là một người lắm chuyện, thường hay quát-tháo vô-cớ; người em trai thì lêu-lỏng buông-thả, không nghe lời ai dạy-dỗ. Sống trong một gia-đình như thế mà ông Thuấn vẫn hiếu-thảo kính-trọng cha mẹ, yêu-thương em mình, nên mọi người trong gia-đình luôn sống hòa-thuận, đúng là một người con ngoan.
Ồ, thật vậy sao ? Ta sẽ thử xem !

Vua Nghiêu cho vời Thuấn đến, gả luôn Nga Hoàng và Nữ Anh là hai người con gái của mình cho Thuấn, cốt ý là muốn xem Thuấn xử-lý việc tề-gia ra sao; lại sai chín người con trai của mình đến sống chung với Thuấn, cốt muốn xem cách Thuấn ứng-xử các mối quan-hệ đối-ngoại như thế nào.

Sống bên bờ sông Quỳ Thủy, chăm-lo cuộc sống ân-cần hơn. Vợ Thuấn thấy vậy, không dám cậy mình xuất-thân từ bậc quyền-quý mà xem thường cha mẹ và em trai của Thuấn, trái lại càng ân-cần chăm-nom như cha mẹ và em trai ruột thịt mình. Chín người con trai vua Nghiêu ngày càng trung-hậu hơn, mến kính Thuấn hơn.


Khi sống ở Lịch Sơn thì Thuấn bận-rộn công việc đồng-áng, khi dời về Lôi Trạch thì chuyên nghề đánh cá; lúc sống bên sông Hoàng Hà thì làm công-nghệ đồ Gốm. Lúc cày-cấy ở Lịch Sơn, người dân trong vùng sống nhường-nhịn bảo-bọc nhau, không bao giờ xảy ra chuyện tranh-chấp đất-đai ruộng vườn; lúc đánh cá ở Lôi Trạch, ngư dân sống chan-hòa tình thân-ái, chỉ-điểm cho nhau nơi nhiều cá; lúc làm nghề gốm bên sông Hoàng Hà, vcác tay thợ sản-xuất thành-phẩm không một tì-vết. Nơi nào Thuấn đến ở đều được nhiều người kéo đến, chỉ sau một năm là thành một thôn-làng đông-đúc, hai năm sau biến thành một thị-trấn, và ba năm sau nữa là trở thành một đô ấp. Cho nên Vua Nghiêu hết lời khen ngợi Thuấn biết sống nên người, ngài gởi cho quần áo và chiếc đàn cầm, cho thêm bò dê, giúp Thuấn xây kho chứa ngũ cốc.

Vậy mà người nhà của Thuấn cứ rắp-tâm giết Thuấn. Sau khi Thuấn có kho lúa, cha của Thuấn bảo Thuấn leo lên kho lúa kho lúa để tô tường. Thuấn vừa leo lên, phía dưới nổi lửa đốt. Trong cuộn khói đen bao-phủ, Thuấn cầm chiếc nón lá che mưa nhảy xuống mới thoát nạn.


Chưa hết dã-tâm, cha của Thuấn còn bắt Thuấn đi vét giếng. Thuấn biết cha có ý-định xấu nên khoét trước một hang ngách trong giếng. Quả thật, Thuấn vừa chui xuống giếng, cha và đứa em trai lắp miệng giếng lại. Thuấn lần theo ngách đến một giếng cạn khác mới thoát lên được. Người cha và đứa em trai cho rằng Thuấn phải chết thôi, nên vui mừng lắm; đứa em trai mới nói:’Kế nầy là do con nghĩ ra, cho nên vợ và cây dàn của anh Thuấn phải thuộc về của riêng con, còn bò, dê và kho lúa thì biếu cho cha mẹ’.
Chia tài-sản của Thuấn xong, tất cả kéo vào nhà Thuấn đàn ca vui vẻ, bấy giờ Thuấn cũng vừa ra khỏi giếng mà về nhà. Đứa em Tượng vừa thấy anh về, giật thót người, thẹn-thùng nói:’Em đang tưởng nhớ đến anh, lòng dạ buồn rầu khôn nguôi’. Thuấn đáp lại:’Ờ, anh đã làm cho em phải lo-lắng. Em là một người em thật tốt bụng rất thân-thiết với anh’. Thuấn vẫn ‘chính tâm thành ý’ hiếu thảo với cha mẹ, lại càng thương yêu đứa em, không hề để xảy ra một rạn-nứt nhỏ nào trong cảnh sống gia-đình hòa-thuận.

Vua Nghiêu hết lòng khen ngợi Thuấn, nhưng còn muốn thử-thách Thuấn thêm về tài-năng cầm quyền trị nước. Trước hết vua giao cho Thuấn làm quan Tư-đồ, trông coi công-việc giáo-dục. Thuấn dạy dân năm điều về các quan-hệ luân-lý gia-đình giữa Cha-Mẹ-Anh-Em-Con. Năm điều nầy được mọi người dân vui vẻ tuân-hành không sót một ai.


Sau đó vua sai Thuấn đi giám-sát các quan-lại. Từ đó, các quan-lại đều tận-tụy chu-toàn phần trách-nhiệm riêng mình. Vua lại giao cho Thuấn công việc tiếp-đón chư-hầu bốn phương, bất luận đâu đâu Thuấn cũng chu-toàn tác-vụ, được các chư-hầu bốn phương ca-ngợi. Cuối cùng Vua giao việc tế-lễ thần núi thần sông ở các nơi. Dầu gặp mưa to gió lớn, ông vẫn làm tròn phận-vụ mình, đi cúng tế thần xong là trở về không hề sai sót.
Nhận thấy Thuấn có đủ tài-năng và đức-độ nắm quyền cai-quản thiên-hạ, Vua Nghiêu bèn cho gọi Thuấn đến, nói:

Ta đã xem xét ngươi suốt ba năm rồi, ta nhận thấy ngươi làm việc gì cũng có sắp-đặt trước rồi mới thực-hiện từng bước theo thứ-tự, mọi việc được giao cho ngươi đều chu-tất. Ngươi lên ngôi vua trị-vì thiên-hạ, ta có thể yên lòng. Vậy ngươi hãy thay ta nắm lấy ngôi vua nầy, được chớ ?”


Thuấn khiêm-nhường từ-tạ: + “Thần không phải là người gánh vác nổi trọng-trách Đất nước !”

Nhưng vua Nghiêu vẫn ân-cần khuyên-giải . . . (**)



Thế nào : với 03 cương-lĩnh : làm sáng Đức sáng: Mt 5, 14-16 thân Dân : Ga 1, 14, đạt mức Chí-thiện : Mt 5, 48; và với 08 điều-mục : “Cách-vật – trí tri - chính-tâm – thành-ý - TU THÂN – tề-gia – trị-quốc – bình thiên-hạ” ? theo như ĐỜI Đức Yêsu-Kytô Sinh-sống và như LỜI Ngài Huấn-giáo ?

(*) 4 người hùng trị thủy.

(**) Trích yếu: Sử ký. NXB ĐỒNG NAI 1996
4 4 4


68. Tương-quan SONG-PHƯƠNG

MẸ – CON
NGƯỜI NHŨ MẪU”

(Trích hồi ký của vua Phổ Nghi)

(Dịch từ “Ngã đích tiền bán sinh” của vua Phổ Nghi)

@

Đọc đi đọc lại mãi đoạn “Hồi ký”, càng đọc càng thấm-thía tình Mẹ yêu Con và Tình Con đáp trả Tình Mẹ, mà nào có phải mẹ-con ruột thịt gì với nhau đâu ! một người Phụ-nữ như vậy mà lại là một “Nghĩa Mẹ như...“ có khả-năng giáo-dục và đào-tạo một đứa Bé như vậy, còn đứa Bé như vậy lại vừa biết “Uống Nước.... vừa biết nhớ Nguồn,... và biết đánh đúng giáNghĩa mẹ...” như vậy ! Mong-ước mẹ – concon – mẹ nơi mỗi gia-đình đều viết nên một “Hồi ký” tương-đương như vậy,... nên tôi xin phép chép lại dưới đây trọn đoạn “Hồi ký” như sau :



Lúc còn bé, tôi có bao nhiêu nỗi mê-thích lạ-lùng đến cổ-quái. Ngoài những trò vui như chơi đùa với lạc đà, cho kiến ăn, nuôi dưỡng những con giun đất, xem trâu chó đánh nhau, điều khiến tôi thích-thú hơn cả là những trò đùa tai-quái.


Trong cung lúc bấy giờ chỉ có một người có khả-năng ngăn-cản những trò đùa quái-ác của tôi, đó chính là nhũ mẫu Vương Tiêu thị. Bà là người vú em mà tôi đã nhiều lần khóc-lóc trước mặt Từ Hy Thái-hậu (*) đòi tìm về cho bằng được. Nhũ mẫu đến một chữ cũng không tường, chẳng biết nói gì về đạo “nhân”, đạo “nghĩa” của thánh-hiền hay những chuyện cũ của các bậc minh-chúa, anh-quân trong lịch-sử, nhưng cứ mỗi lần bà khuyên-răn, tôi lại cảm thấy mình không thể nào làm trái những lời của bà được.
Có một lần, một viên thái-giám rất am-tường loại hình múa rối đã biểu-diễn cho tôi xem những màn rất ngoạn-mục. Tôi cảm thấy rất thích-thú và quyết-định ban thưởng cho viên quan hoạn một chiếc bánh. Bấy giờ, lòng ham-thích trêu-chọc người khác lại bừng dậy, tôi quyết-định chơi khăm viên quan hoạn một vố. Tôi xé toạc chiếc túi đựng đầy cát thường dùng để luyện-tập công-phu Thiết sa chưởng, vốc ra một ít cát cho vào bên trong chiếc bánh. Nhũ mẫu nhìn thấy, bèn hỏi tôi:”Tiểu lão gia, giấu cái cát bên trong thì làm sao người ta ăn được ?”+”Tôi muốn xem thử bộ-dạng của hắn ta khi ăn chiếc bánh như thế nào”. Nhũ mẫu lại nói:”Chẳng lẽ không hỏng mất răng sao? Hỏng mất răng thì hắn sẽ không ăn được gì. Người ta mà không ăn được gì phỏng có được không ?” Tôi thầm nghĩ, lời bà ta cũng có lý, nhưng tôi lại không thể bỏ qua trò đùa của mình, bèn nói:”Tôi muốn xem những chiếc răng hỏng như thế nào, chỉ xem một lần nầy thôi”. Nhũ mẫu từ-tốn:”Vậy có thể thay bằng những hạt đậu xanh, cắn vào đậu xanh hắn cũng tạo ra một màn hài-hước vậy”. Nhờ thế, viên quan hoạn giỏi tài múa rối kia mới tránh khỏi một trò đùa quái-ác của bản-thân tôi.
Có một lần, tôi chơi đùa với những khẩu súng hơi, dùng đạn chì bắn vào những chiếc cửa sổ của bọn thái-giám, nhìn những cánh cửa sổ giấy bị đạn chì chọc thủng những lỗ nhỏ, cảm thấy vô cùng khoái-trá. Không biết ai trong số họ đã mời được vị cứu-tinh: nhũ mẫu xuất-hiện ! “Tiểu lão gia, trong phòng kia có người đấy ! Bắn vào phòng sẽ đả thương người khác!” Lúc đó tôi mới nghĩ đến chuyện trong phòng có người có thể bị đạn làm thương-tổn.
Chỉ có nhũ mẫu nói cho tôi hay những người khác cũng là những con người bằng xương bằng thịt như tôi. Không những tôi có răng mà người khác cũng có răng; không chỉ hàm răng của tôi không nhai được cát, mà người khác cũng không thể ăn được thứ nầy; không phải chỉ mình tôi cần phải ăn cơm mà người khác cũng biết đói-khổ khi không có cái ăn; người khác cũng có cảm-giác, da thịt họ cũng biết đớn-đau khi bị những viên đạn chì xuyên-phá. Những kiến-thức thông-thường kia tôi cũng am-tường, song trong một hoàn-cảnh sống như vậy khó-khăn lắm tôi mới cảm-nhận được, bởi vì hoàng-đế vốn phải xem thường người khác, lại càng không thể so-sánh thân-thể của mình với tha-nhân một cách thông-tục. Người khác trong mắt tôi chẳng qua chỉ là một bọn “nô tài”, “thứ dân” mà thôi. Từ nhỏ lớn lên và trưởng-thành trong cung-cấm, chỉ trong thời-gian có nhũ mẫu bên cạnh với những lời khuyên mộc-mạc chân-thành, tôi mới thấu-hiểu một đạo lý tưởng chừng quá giản-đơn: người khác cũng là người như tôi vậy ( ! )
Tôi lớn lên trong sự đùm-bọc thương yêu của nhũ mẫu. Những giọt sữa của bà đã nuôi-dưỡng tôi cho đến năm chín tuổi. Trong chín năm ấy, tôi không thể rời xa bà như đứa trẻ không thể xa rời mẹ. Năm tôi lên chín, các bà thái phi đã đuổi nhũ mẫu ra khỏi cung mà chẳng thèm đếm-xỉa gì đến ý-kiến của tôi. Lúc ấy, tôi muốn dứt bỏ cả bốn bà gọi là “mẫu thân” trong cung để đổi lấy nhũ mẫu, song dù tôi khóc la thế nào, các bà thái phi vẫn dứt-khoát không tìm nhũ mẫu về cho tôi. Sau khi nhũ mẫu không còn, bên cạnh tôi xem ra chẳng có một ai hiểu biết về “nhân tính”. Nếu như chín năm đầu, nhờ vào sự dạy-dỗ nuôi-dưỡng của nhũ mẫu mà tôi hiểu biết được chút gì về “nhân tính”, thì sau đó, những điều tốt đẹp kia cũng dần dần mất hết chẳng để lại dấu vết gì.
Sau khi kết-hôn, tôi phái người đi tìm được nhũ mẫu, và có khi tôi mời bà ở lại trong cung đôi ba ngày. Những năm cuối của triều-đại Mãn Thanh, tôi mời nhũ mẫu đến ở lại cung Trường Xuân, cung-phụng bà cho đến ngày tôi đến miền Đông Bắc. Từ trước đến nay, nhũ mẫu chưa hề lợi-dụng địa-vị đặc-biệt của mình để yêu-sách một điều gì. Tính tình bà điềm-đạm ôn-hòa, chẳng bao giờ để xảy ra những tranh-cãi với bất cứ ai; trên khuôn mặt đoan-chính dịu-hiền của bà luôn phảng-phất một nụ cười khó hiểu. Nhũ mẫu rất ít nói, hoặc có nói cũng thật trầm-tĩnh, chừng-mực. Nếu như không ai chủ-động khơi-chuyện, bà luôn giữ phong-thái trầm-mặc với nụ cười như có như không. Từ nhỏ tôi đã cảm thấy nụ cười kia của nhũ mẫu thật kỳ lạ. Ánh mắt bà như luôn ngưng-động ở một nơi nào đó xa xăm vời vợi. Tôi thường có một cảm-giác hoài-nghi rằng, phải chăng bà đã phát-hiện thấy một điều gì thú-vị lắm trên bầu trời trong-xanh bên ngoài cửa sổ hay trong những bức thư pháp treo ở trên tường. Hầu như nhũ mẫu chẳng bao giờ đả-động đến thân-thế, lai-lịch của mình. Mãi cho đến sau nầy, khi được lệnh ân-xá đặc-biệt, tôi tìm hỏi người con nuôi của nhũ mẫu mới hiểu được rằng, người phụ-nữ đã dùng bầu sữa của mình nuôi nấng hoàng-đế của Đại Thanh đã từng chịu-đựng đắng-cay tủi-nhục như thế nào trong chính cái gọi là triều-đại Đại Thanh .
Năm Quang Tự thứ 13 (1887), nhũ mẫu của tôi sinh ra trong một gia-đình nông dân nghèo họ Tiêu ở một miền quê xa. Bấy giờ trong gia-đình bà có bốn người: cha, mẹ, bà và một người anh trai hơn bà sáu tuổi. Năm bà mới lên ba (năm Quang Tự thứ 16), quê-hương bà trãi-qua một trận lụt lớn, cả gia-đình phải kéo nhau đi nơi khác lánh nạn. Trên đường bôn-tẩu, cha bà đã nhiều lần muốn vứt bỏ bà, và nhiều lần gánh bà trong một chiếc sọt rách bươm. Một nhà bốn miệng ăn: cha, mẹ, cùng với đứa con trai chín tuổi và đứa con gái ba tuổi, phải chịu đắng-cay cùng-cực mới đến được Bắc Kinh. Họ đến Bắc Kinh những mong nương-nhờ gia-đình của một người họ nội đang làm thái giám trong cung. Không ngờ người bà con nầy nhất-định từ chối giúp-đở nên họ phải vất-vưởng đầu đường xó chợ, rốt cuộc trở-thành những người hành-khất khốn-cùng. Đứa bé trai chín tuổi may-mắn được một người thợ cắt tóc nhận làm học trò, vậy mà phải khó-khăn chật-vật khôn-cùng, gia-đình mới qua được mùa đông giá rét. Khi mùa xuân trở lại, những người nông dân bấy lâu lưu-lạc lại tưởng nhớ đến mảnh đất cha ông, lục-tục kéo về. Gia-đình họ Tiêu cũng trở lại quê nhà, sống những ngày đói khổ. Đến năm Canh Tý, tai-họa liên-quân tám nước gây chiến với Trung quốc lại đổ-ập xuống quê-hương của họ. Cô con gái của gia-đình bấy giờ đã là một thiếu-nữ mười ba, lại một lần nữa phải lánh nạn ở Bắc Kinh, nương nhờ người anh trai làm thợ cắt tóc. Người anh trai không đủ sức chăm-sóc nuôi-dưỡng em gái mình cho đến nơi đến chốn nên năm cô lên mười sáu đã gả cô cho gia-đình của một người sai-dịch họ Vương. Chồng của cô lại không may mắc phải bệnh lao phổi, cuộc sống của họ càng khốn-khó. Sống như một nô-lệ với bao tủi-nhục đắng-cay trong ba năm liền, cô vừa sinh ra một bé gái thì người chồng yểu-mệnh qua đời. Hai mẹ con cô và bố mẹ chồng, một gia-đình bốn miệng ăn, đã gần như rơi vào tình-cảnh tuyệt-vọng.
Chính trong thời-điểm ấy tôi đã ra đời. Thuần Vương phủ có nhiệm-vụ tìm cho tôi một người nhũ mẫu. Trong hai mươi bà mẹ dự-tuyển, nhũ mẫu của tôi được tuyển-chọn nhờ dung-mạo đoan-chính bầu sữa căng-phồng. Để kiếm tiền nuôi-dưỡng bố mẹ chồng và đứa con gái mới sinh, bà phải chấp-nhận những điều-kiện hết-sức nghiệt-ngã: không được phép về nhà, không được thăm-nom con gái, mỗi ngày phải ăn một bát lớn chân giò mà không được phép nêm muối… Chỉ với tiền công hai lượng bạc mỗi tháng, người ta đã biến một con người thành một con bò sữa không hơn không kém!
Bà làm nhũ mẫu cho tôi được ba năm thì đứa con bất-hạnh của bà đã qua đời do không được chăm-sóc chu-đáo. Nhằm tránh cho nhũ mẫu mối thương-cảm có thể ảnh-hưởng đến chất-lượng của sữa, Thuần Vương phủ đã phong-bế mọi nguồn tin-tức có thể đến tai bà.
Đến năm tôi lên chín, các thái phi đuổi nhũ mẫu của tôi ra khỏi cung. Con người ôn-nhu thuận-hòa chịu-đựng mọi điều trái-ngang kia, sau chín năm sống lặng-lẽ với nụ cười bí-hiểm trên môi và ánh mắt ngưng-động phía trời xa mới phát-hiện đứa con do mình rứt ruột đẻ ra từ lâu đã không còn trên cõi nhân gian !

@

Phạm Đức Thành Dũng



Kiến thức ngày nay 20. 4. 1997 Số 243
&

(*) Từ Hy Thái hậu lúc gần đất xa trời, đã nói một câu nổi tiếng:”Đừng bao giờ để cho một phụ-nữ lên đỉnh cao quyền-lực cũng như đừng cho bọn thái-giám chen vào việc nước. Đứng đầu quốc-gia phải là một nam nhi, một nam nhi chân-chính”. Vậy mà bà quyết-định số-phận của đế-chế gần như trong cơn mê-sảng, đã chọn Phổ Nghi, một đứa bé 03 tuổi không có quyền kế-vị chân-chính, vì người cha của đứa bé chính là người em của vị hoàng-đế mà bà vừa ám-sát, cùng với người vợ căm ghét chồng đã làm cai tù và đao-phủ của chồng. Bà mừng Sinh nhật thứ 73 : 3. 11. 1908 và mất sau đó 12 ngày : 15. 11. 1908.





Hoàng Ly. Trích dịch từ ‘Le plus grand drame du monde’ của Lucien BODARD.

[ KT NN số 276. 01. 4. 1998 ]







tải về 1.97 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   9   10   11   12   13   14   15   16   ...   25




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương