Từ nay, phải suy-nghĩ một cách bao trùm, bất cứ trong địa hạt nào. Chính-trị, Tôn-giáo



tải về 1.97 Mb.
trang10/25
Chuyển đổi dữ liệu18.08.2016
Kích1.97 Mb.
#21885
1   ...   6   7   8   9   10   11   12   13   ...   25

47. THÁNH NHẠC “NHẬP THỂ”




ET VERBUM CARO factum est : Và NGÔI LỜI đã hóa thành NHỤC-THỂ” (Ga 1, 12). “Et HOMO factus est : Và đã LÀM NGƯỜI” (Credo).

Verbum : Ngôi Lời là như thể nào, thì thánh Yoan Tông đồ viết: “Tự Nguyên nguồn, tự bản thể, tự bản căn, tự kỷ, in se, en soi (Ga. 1,1-3);

Nhập thể: một hiện tượng hay một biến cố ? hay là cả hai dạng diện ?
Một hiện tượng nhập thể âm thầm diễn tiến từ biến cố thụ thai mà TRINH NỮ MARIA chỉ hiểu biết phần nào và chấp nhận với một niềm tin phó thác không ỷ lại nhưng chỉ lo tuân hành qua thái độ một Nữ tỳ chỉ biết xin vâng (Lc 1,26-38); sau đó, BẠN GIUSE, khi phát giác sự cố MARIA mang thai, tuy âm thầm hoài nghi theo lẽ thường tình, rồi cũng can đảm chấp nhận (Mt.1,18-25); tiếp đến là biến cố Giáng sinh, một biến cố thật bình thường đối với đôi bạn GIUSE–MARIA, nhưng lại là một cú sét đánh, một vụ bùng nổ gây chấn động không chỉ tại nơi kinh thành thời danh mà còn vang động đến cả Đông phương (Mt. 2,1-12)! Sự cố đó đã xảy ra vào khoảng năm 6 tr. CN), nói tròn số cho gọn là đã 2000 năm qua.
Nói cách nào đây cho có thể dễ hiểu về “Nhập thể” như thường nói là một mầu nhiệm lại khởi đầu được mặc khải, chẳng hạn, như là một kho tàng châu báu lại được một vị vừa là Chúa-Chủ toàn năng vừa là Cha nhân hậu, đã tự ý khai mở cho dòng giống Trần-nhân-Tinh-khôn chúng ta biết nhìn nhận (Ga.1,10) và tiếp nhận (Ga.1,11-12) một người con đúng mức con, và sau đó chính người con nầy lại mặc khải một Vị Cha đúng mức Cha ngỏ hầu bất cứ ai ai, khi tiếp nhận người con đó cũng đều được làm con mà Cha hằng yêu quý theo như đức Khổng Tử nói “phụ phụ, tử tử”, bởi Cha ra Cha thì đã hẳn, chỉ còn con mà ra con thì mới có thể “đồng thanh tương ứng, đồng khí tương cầu”, tức là quan hệ đúng mức : “adorare in Spiritu et in Veritáte” (Ga.4,23-24).
Đã ba thập niên cuối thế kỷ nầy rồi, tức là từ năm 1970, Giáo hội tại Á châu đã lần lược rủ nhau trở về tắm biển Thái bình dương, vì đã nghe lác đác đây đó cất tiếng hò “ta về ta tắm ao ta…!”. Và Giáo hội Việt Nam trong Đất Nước cũng đã đăng cai nhập cuộc một cách nghiêm chỉnh. Thế là “phóng lao phải theo lao” thôi!
Tôi thành thực xin lỗi bà con độc giả Cantate, trước khi thuật lại một giai thoại rất “chói tai” khó chấp nhận mà đậm nét thâm-tình mục-tử : Số là vào năm 1968, tôi lên Đà lạt nghỉ hè tại biệt thự Thánh Tâm nơi vị linh-mục D.C.C.T. trụ trì, Cha Gérard Gagnon (tên Việt là Nhân); tôi đã gặp gở ngài nhiều lần nên không còn có gì là khách sáo . . .


  • Đức ơi, Đức! tao nói cho mầy biết, mầy là thằng Annamít, mà cái đầu mầy là đầu của thằng Tây, còn tao, tao là thằng Tây, chớ cái đầu tao là cái đầu Annamít! Tao đã già rồi, đã “thừa”, bởi vì tao “sai”, mầy còn trẻ, liệu hồn !

Như một ngọn giáo trực chỉ thấu Tâm khai Đạo, như một vương miện tua tủa gai đâm thủng bấy bá cái đầu làm “tá hỏa tam tinh” như bị trời đánh, đánh cho Saolê giác ngộ trở thành Phaolô! Thật ra, “bố” chỉ “chọc quê” thôi! Mà quê thiệt, quê ở cái đầu ráp vay ráp mượn ! Nhưng thực tình, đó mới là mặn-mà tình-nghĩa nặng chất nghiệp vụ, một thứ nghiệp vụ chết người – SACERDOS-VICTIMA mà! Từ độ ấy, hai cái đầu Tây-Ta cứ xoay mòng mòng, suy tới nghĩ lui mãi. Tắm ở Đại tây dương đã quen lâu rồi, còn ở Thái bình dương thì chỉ đứng ngắm từ trên bờ thôi, cũng thích thú lắm! Mà tại sao mình lại cứ đứng nhìn cảnh Tây tắm ao ta! Nhìn kỹ mới nhận ra đủ các thứ ngôn sứ đời ngôn sứ đạo Âu–Á tắm chung ở đó tự thuở nào.

*

Ở đó, Khổng Tử cũng chịu thua đạo chích! Lễ lại thua thất lể! Tây thì khóa nào chìa nấy, còn ta thì vài que kẽm, khóa nào cũng mở được tuốt! Đó là khóa Âm chìa Dương. đóng được thì tất mở được. Đã có sanh ắt có tử, đã nhập thì sẽ xuất… Có thể chăng, triết Đông phương có tác dụng như chìa khoá mở kho tàng Kinh-thánh chăng ?


Nhập thể tại Nazaréth (Lc.1,26, 38), Xuất thể trên cây thập tự giá tại đỉnh đồi Golgotha (Mt. 27,33; Lc. 23, 33), vào tuổi 34 tính theo tuổi ta.

Đức Yêsu đã tự khẳng định:”Tôi vừa là con đường, vừa là khí lực sinh động vận hành đến tận Chân lý; ai muốn đạo đạt đến Cha thì cứ dấn thân tiến thẳng vào lối Tôi đã vượt qua"(Ga. 14, 6).

Từ Cha, Tôi đến, Tôi đã vào trần thế. Giờ đây, xong tác vụ” (Ga. 19, 30), Tôi trở-về Cha (Ga.16,28). Cha Tôi, mà cũng là Cha các anh em” (Ga.20,17).

*

Một ý tưởng, ý thơ, ý nhạc, hay ý họa… từ đâu mà xuất hiện trong đầu thi-họa-nhạc-kịch… sĩ ? Văn-thi-họa-nhạc-kịch-sĩ nào cũng có khá nhiều kinh nghiệm: Bấm phím bất kỳ để gợi hứng, hứng không đến, mơ mơ mãi cũng không thấy mộng nào nứt ! Lúc đi lang thang vô định thì mộng đột xuất đến, chẳng cần biết nó từ đâu đến, cứ lo ghi vội cái đã, hạ hồi phân giải, nếu cần thì truy tầm gốc gác mà khai thác thêm. Hứng, nó như vậy đó !


Toàn bộ hữu hình đều xuất phát từ một Nguyên-nguồn Alpha rồi thì cũng nhập cùng một ngọn Omega, mà Alpha+Omega=1. Thì cũng vậy, bao nhiêu kiếp sinh tồn tại địa cầu đều đã hiện rồi biến, biến cố sinh-tử hằng xảy ra cùng khắp trước mắt, nhưng cái gì nhập rồi xuất, cái đó mới quan trọng,, bởi cái đó mới hằng tại, vĩnh cửu, trường tồn… Kinh Dịch, Kinh Thánh, “Kinh Trải”(*) cùng với đội ngũ hiền nhân minh triết của mình đều xác nhận như nhau, nhưng tại sao trong mọi lảnh vực sự cố tranh giành bành trướng tranh chấp thấp-cao quyết liệt một mất một còn… lại cứ dài dài xảy ra chi cho đau lòng cả Cha lẩn Con !

13.12.2000






(*) Khoa học thực nghiệm.


48. “VÀO ĐỜI”
Nhập-thể là đi vào Đời. Chào Đời là trình-diện với Đời, với bá tánh thiên-hạ. “Từ đời nọ trãi đời kia” (Lc 1, 48), từ Cain-Abel đến ngày Tận-thế, mỗi mỗi Trần-nhân Tinh-khôn đều như nhau như vậy cả. Đã từ xa xưa, bất cứ ai ai cũng đều nhiều ít tự rõ biết, thời-quảng giữa Sinh và Tử tại Trần-thế này, dầu sống Thiện hay Ác, sống khôn hay dại, vinh hay nhục, sang hay hèn, thành hay bại … đến cỡ nào, cũng được ghi vào quyển “Guiness Vĩnh hằng”, tức là được trung-thực ghi vào cuộn băng Vidéo Vũ-trụ đại-nhất-thể, một Thiên võng Internet khôi khôi sơ nhi bất lậu (Lão tử Ch 73).
Sơ-sinh bất-túc bất-toàn, trần-nhân tinh-khôn đói vô-biên khát vô-tận: đói Thiên đói Địa đói Nhân, gặp gì đói nấy, thấy đâu đói dó. Mắt-tai-mũi-miệng-tay-chân đều cứ đói dài dài, đó là những loại vòi bạch tuột nuôi ‘túi tham khôn đáy’, mặc dầu vẫn biết rằng ‘tham thì thâm’, quá tải thì mang họa, mà cũng cứ tham cứ sân cho đến cuồng si !
Nếu Khổng tử Lão tử Trang tử Socrates đã liều mạng thẳng-thừng phát-ngôn đến thấu-tình đạt-lý thì cũng là vì muốn tạo lòng Nhân-Đạo nơi con người, con người cá-thể lẫn con người tập-thể, bởi nếu không thì Lời các ngài đâu còn được trân-trọng và tồn-tại đến hôm nay. Cái kho-tàng Triết-học Đông phương đã là nền-tảng cho trên 4000 năm văn-hiến văn-minh tinh-thần thuộc các Dân-tộc Châu Á này, trong đó có Dân-tộc Việt-Nam chúng ta, lại không đáng cho mình bỏ công đào sâu bới rộng hay sao? So tuổi Đạo, cần-thiết hay không ?
Đức Khổng tử không lập Thiên Đạo, nhưng lồng Đạo Nhân trong đạo Thiên, ngài chủ-trì Đạo-lý tự nhiên theo Trời qua các mối tương-quan nhân-sinh-linh sinh-sống và hoạt-động thực-tế, qua mô-hình vua Nghiêu vua Thuấn mà Khổng Tử đã minh-định làm mẫu-mực cho hậu-thế: “Vua tôi, cha con, anh em, vợ chồng, bạn bè’’, theo tiến-trình ‘’Cách vật trí tri, Chính tâm Thành ý, Tu nhân, Tề gia, trị quốc, Bình thiên-hạ’’.
Lão tử chương 48 thì ‘’Vi học nhật ích; Vi đạo nhật tổn; Tổn chi hữu tổn; dĩ chí ư vô vi; Vô vi nhi vô bất vi: theo Học ngày càng thêm tham vọng; theo Đạo ngày càng giảm; giảm rồi lại giảm; giảm đến chỗ không làm; không làm mà không gì không làm”.
Còn Trang tử thì đề-xướng chuẩn-mực sinh-sống hoạt-dộng :

Chi nhân vô kỷ, thần nhân vô công,



thánh nhân vô danh”.

Cuộc đời và sự-nghiệp Đạo-lý Đức Yêsu-Emmanuel có ăn khớp với các chuẩn-mực nêu trên hay không? Kytô-hữu thế-giới vừa thọ đúng 2000 tuổi. Kytô-hữu Á Châu đã thọ bao lâu ? Kytô-hữu Việt-Nam mới ngoài 400 tuổi. Kytô-hữu Gia-tộc tôi đã được mấy đời cha-con?



Hầu như đang có nhiều luồng thắc-mắc hoang-mang về thái-độ và con đường để đi theo: “theo ai”? Theo chúa, theo Phật, theo Tin-lành. . . ??? hoặc không theo ai cả! Chủ-trương thì vẫn có nhiều chủ-trương khác-biệt nhau tùy mỗi thời-kỳ và thuộc mỗi địa-phương, từ trung-tâm duy-nhất đến các hạ-tầng cơ-sở, tùy tâm-tánh khả-năng và đức-độ mỗi mục-tử, . . . Đó là về chủ-trương. Còn về thực-tại thực-tế thực-chất cụ-thể thì sao? Lý tưởng thì bao giờ đâu đâu cũng cao đẹp, còn thực-tế thì phủ-phàng vẫn phủ-phàng ! Nếu không thì làm gì có chén độc dược cho Socrates, có chén đắng cho Đức Yêsu ! Do đó không nên lầm-lẫn giữa chủ-trương và thực-tế.
Chẳng hạn, Khổng Lão Trang Socrates đã từng sống qua rồi mới dạy sống “tu thân”, “Con-nais-toi toi-même”, tu thân, tu đức trước đã, anh hãy là anh đi đã, chớ đừng dựa vào ai và những gì anh có, . . . “ Ego sum qui sum” (Xh 3, 14) là một định-nghĩa phổ-cập nơi từng đơn-vị thuộc các giống-loại sinh-linh hiện-hữu. Càphê Trung Nguyên là Càphê Trung Nguyên, chớ không vì Vỏ bao-bì le-lói mà tráo Ruột dỏm ! Con người thì có thể mang nhiều lớp Vỏ danh lợi mà dễ rơi vào “Tốt Mả rả Đám” nên Lão tử bảo Giảm đi là đúng. Và Đức Yêsu khi làm người là đã bỏ Trời xuống Đất, bỏ Chúa làm Tôi, bỏ Cha làm Con, chấp-nhận cho người người chà-đạp Nhân-bản, hạ-bệ Nhân-vị, tước-đoạt Nhân-phẩm và trấn-lột ngài trụi-lủi Nhân-quyền, mà Thập-giá là một chứng-tá hùng-hồn nhất. Ngài đã trở nên “Omnia omnibus (1 Cr 9, 22) : xả-kỷ toàn-diện vị-tha phổ-cập” là nhờ vậy. “Vô vi nhi vô bất vi”.
Chào Đời được một năm là Thôi nôi, chớ không thêm nôi. Thôi nôi tức là dứt sữa, không còn bú mẹ. Đó là bước đầu sang giai-đoạn tăng-trưởng tự-lập mặc dầu ở mức-độ thấp nào đó. Vào tuổi 12, tuổi biết tự-chọn tự-quyết, đã không thông-báo huống hồ là xin phép, Cậu Bé Yêsu tự-ý quyết-định lưu lại tại Đền thánh để thực-thi một Tác-vụ. Nhưng sau đó Cậu lại ngoan-ngoản ra về với cha mẹ. Từ đó ngài càng thêm tuổi tác, càng thêm khôn-ngoan trước nhan Thượng Phụ và được mọi người mến thương.
Bậc cha-mẹ gia-đình và cả đội-ngũ ‘Phụ-Mẫu chi Dân’ từ vị Nguyên-thủ Quốc-gia cho đến Cô-giáo Nhà Trẻ vùng xa vùng sâu nào đó, lại không kỳ-vọng vào tương-lai những con nam cái nữ không chỉ Gia-đình mình mà còn cả Công dân mình đạt cao đỉnh-mức đức-độ tài-năng để mai sau kế-tục sự-nghiệp do cha ông từ Gia-tộc sang Dân-tộc đến Đồng-loại truyền-đạt lại hay sao ?
Những tấm gương sinh-sống và những nét Đạo-lý theo các bậc Hiền-nhân minh-triết như vua Nghiêu vua Thuấn cùng với các vị Tử Tử Tử nêu trên thuộc diện ngôn-sứ Đời thường, phải chăng, các ngài lại không dọn đường cho giá-trị Tâm-linh Tôn-giáo triển-trưởng hay sao ? Nền-nếp Khổng-Lão-Nho-Đạo-giáo đã để lại cho Dân-tộc chúng ta những lối sống ‘thuần-phong mỹ-tục’ không đáng được trân-trọng bảo-trì hay sao ? Nếu vì nông-cạn hẹp-hòi mà rơi vào cực-đoan đến độ loại-trừ tất cả những ai ở ngoài Lề-luật và Nghi-thức Đạo công-giáo, thì các bậc Tổ-tiên cách nay 400 năm về trước, đã nghĩ gì về các Giáo-đoàn công-giáo chúng ta hôm nay ? Cho nên, xét kỷ, nói là “theo”, nhưng không ai theo ai cả, mà chỉ theo cái gì đó của ai đó thôi (Ga 6, 26)! Vậy thì nên theo anh Samaritan người ngoại-giáo kia thôi (Lc 10, 37) !




49 . “LABORA ET ORA”
Hòa-thượng Bách Trượng (724-814), Thiền-sư Trung Hoa, thiết-lập cơ-sở Thiền-đường với chủ-trương sống đời Cần-lao, vì sinh-hoạt lao-động là yếu-tố huyết-mạch thuộc giới Thiền-môn tăng-chúng. Không chỉ các Tăng thôi mà chính bản-thân Hòa-thượng cùng tham-gia công-tác, hợp-tác chặt-chẽ, phân-công đồng-đều bất-phân chức-vị. Đặc-biệt là Lao-động tay, chân như quét dọn, lao chùi, làm bếp, quơ củi, cày ruộng, làm vườn, trồng cây, giẫy cỏ, tưới rau, hái trà, . . . Nhờ tạo cơ-hội đồng-lao cộng-tác như vậy mà người lãnh-đạo dễ bề đề-xuất những bài học-tập thực-tiển về pháp Thiền, và môn Tăng cũng được may-mắn là dễ tiếp-thu bài học hơn. Không từ-chối bất cứ việc làm nào mà thói thường cho là hèn-hạ đánh mất phẩm-giá con người, con người trí-thức địa-vị cao-sang, cho nên cả Thiền-đường ai nấy, bằng mọi cách, đều chuyên-chăm “Labora et Ora” suốt ngày, do niềm tin vào việc trui-luyện tâm-tưởng qua hành-động, bởi niềm Tin cần được cụ-thể sinh-động tác-chứng, nếu không như vậy thì đó là thất Tín (x. Gc 2, 14-26).
Dầu đã già nua, ngoài phần việc thuyết Pháp dạy Thiền, Bách Trượng vẫn không trể bỏ việc lao-động. Có lúc hàng đệ-tử thấy vậy nóng ruột, giấu hết cuốc xẻn, vì biết tánh ngài không bao giờ chịu nghe ai khuyên-can, ngài bèn nhịn ăn, nói :

‘’Một ngày không làm,



một ngày không ăn”.

Thực-tế thì “sinh-hoạt Thiền = OraLabora = Lao-động” không thể quan-niệm cái nầy biệt-lập với cái kia, cũng như các anh Tài-xế, dẫu là lái xe Đạp, nếu Labora-Lao-động mắt-tai-miệng-tay-chân không ăn-khớp với Ora-Tư-duy (Hành = Labora phát-xuất từ Học = Ora : Labora = l’ab - ora), . . . thì không thể an-toàn đi suông về suốt, an-toàn cả mạng người, mạng xe lẩn đạt công-tác !

Tâm-tưởng soi-sáng dẫn-dắt Hành-động là vậy đó, như Bò cày bốn chơn theo lối chú Bé ‘thá dí’. Lao-động mà không suy-nghĩ thì như Hành mà không Học; Suy-nghĩ mà không lao-động thì như Học không Hành, hoặc Học ngành nầy mà Hành ngành nọ, . . . thật trật búa ! Thánh Phaolô rất tự-trọng:”Tôi làm tôi ăn, vì tôi không thể là gánh nặng cho anh em, . . . Ai không làm việc thì đừng ăn, có số người trong anh em chỉ biết ăn không ngồi rồi mà cứ xen vào đủ thứ chuyện” (2 Th 3, 10-11) !

Trần-nhân Yêsu cứ “ở ẩn”, đặc-biệt từ tuổi 12 đến 30, “hằng tuân-phục cha và mẹ” (Lc 2, 51), thời-quảng “ở ẩn” nầy, “hằng tuân-phục cha và mẹ” như vậy, hiểu là ngài không ra mắt ra mặt bon-chen vận-động ngồi ghế cao-sang quyền-quý, mà là hòa mình lao-động nhưvới dân-dã bình-thường bằng cái nghề Mộc ti-tiện hèn-hạ theo nhản-quan thời ấy, để chuẩn-bị xuất-hiện giữa toàn Dân với tác-vụ không chỉ là Ngôn-sứ, mà còn là Mục-tử mà nhất là Tư-tế, tức là Hướng-lộ cùng đồng-hành, đồng sanh đồng tử với bất cứ ai ai (Mt 16, 13-23; Ga 10, 18).


Thay cũ đổi mới là việc phải lẽ vậy thôi. Nhà xuống cấp, không triệt-hạ thì nó cũng sụp-đổ, hoặc do Thiên-tai hay động-đất như bên Ấn Độ trong tuần vừa qua, gây đổ-nát thành đống kếch-xù xà-bần. Nhìn đống xà-bần, một thảm-cảnh, nhiều cảm-nghĩ thương-đau nẩy ra trong mọi đầu óc và con tim, cảm-xót, hoài-tiếc ! Dọn-dẹp loại bỏ hay gom-góp tận-dụng. Đạp nhằm mắc Kẻm gai, bàn chân rĩ máu ! Oán-trách nó hay oán-trách ai đây ? Quăng nó đi đâu bây giờ ? Một cảm-nghĩ nẩy ra trong trí, thử tìm Lý-lịch nó xem : + từ đâu nó đến đây, công-dụng từ suốt thời-chiến sang thời-bình, bao lần di-chuyển, chịu-đựng bao mùa nắng mưa sương gió đến rỉ-sét, rả-rụi, rơi-rớt đó đây, để rồi một bàn chơn dẫm lên, . . . Một dây, một khoanh, một tấn kẽm gai như vậy, từ nhiên-liệu cát đất cho đến lúc rả-rụi sắp trở về với cát-bụi, chúng ta có thể tóm gọn : bao nhiêu giọt mồ-hôi nước mắt với máu rỉ từ vô số công-nhân lao-động chất-xám và tay chơn, để cho nó có tác-dụng nào đó, để rồi cuối cùng lại trở thành phế-thãi, vô-dụng hay có thể tái-chế rồi tận-dụng . . . Mà cũng cần xem Lý-lịch bất cứ món hàng-hóa nào bất-kỳ do Nhân-tạo sản-xuất, chẳng hạn như : chén cơm, tách nước trà, hay chỉ là một ly rượu đế thôi, chúng ta sẽ đánh-giá bằng gì để biết xử-dụng ra sao cho cân-phân với phẩm-lượng mồ-hôi lao-công, nước mắt nhục-nhã và máu rỉ tiêu-hao biết bao sinh-mạng người cật-lực lao-động để rồi cuối cùng vẫn còn biết bao mẫu người “thợ Rèn lại thiếu Dao ăn Trầu . . .” !
Lương-thực hằng ngày dùng đủ” thì không chỉ là ăn (panem) mà còn gồm cả mặc-ở-phương-tiện hành-nghề giao-lưu giải-trí nghỉ-ngơi . . . sao cho vừa phải, tức là phù-hợp với khả-năng phục-vụ rộng-hẹp theo địa-vị mình đang mang trách-nhiệm. Còn vấn-đề Nợ, thì dường như ông Chủ không thu-hồi cả Vốn lẩn Lãi cho ngài hưởng theo như cái anh đầy-tớ xấu bụng tưởng-nghĩ, mà trái lại, ông Chủ tốt bụng chỉ muốn tuyển-lựa người lãnh-đạo tài-đức để ủy-thác ‘việc lớn, việc quan-trọng hơn’ (x Mt 25, 14-30). Do đó, càng hậu-sinh càng nặng nợ. Nợ đây không là nợ tiền nợ bạc, mà là nợ mồ-hôi nước măt và máu, nói đúng là nợ cả nghĩa lẩn tình. Chẳng hạn, chiếc Vi-tính “hằng ngày dùng đũ“ hôm nay, nó có một Lý-lịch tính từ phôi-thai cách nay cả trên 100 năm tuổi, nó đã tuần-tự chuyển-tiến-biến-hóa qua không biết bao thế-hệ đội-ngũ bác-học chuyên-gia kỹ-thuật lao-động chất-xám và tay chân, . . . Nói theo ý Đạo là “tông truyền”, nói theo ý Đời là “nối dỏi Tông-đường”, còn nói theo Truyền-thống thì “không ai chở cũi về rừng”, cho nên “nợ cha–ông trả về con cháu”, bởi “con hơn cha nhà có phước”!
Vậy thì xử-dụng chiếc Vi-tính cách nào vào đâu để được gọi là trả nợ tương-xứng ? Nếu trả nợ không xong thì nói gì đến tha nợ cho ai ? “Trả đến đồng Xu cuối cùng” (Lc 12, 59), “tuôn đến giọt Nước cùng Máu cuối cùng” (Ga 19. 34) : đó là cung-cách và là định-mức mà chính Cá-thể Trần-nhân Yêsu đã vừa giải-đáp vừa tự-giải-quyết như thế đó cái vụ Ađam-Êvà nợ-nần, phải chăng là để mỗi cá-thể Trần-nhân chúng ta cũng biết lo mà tự-giải-quyết như vậy, chớ Bụng những ai làm mà bắt một mình Dạ ngài chịu, thì ai mà coi cho được !
Thánh-lễ vẫn là Nghi-thức thật rất giới-hạn trong khung Không-Thời-gian hữu-hình hữu-hạn, nhưng nó lại chất-chứa Tình vô-tận vô-biên, giành-giực nhau ăn-ở-mặc . . . sao không sợ Nợ vướng ! ! !



50 . TRIỂN-NỞ

Magnificat Anima mea Domino = Tâm hồn con triển-nở theo chiều-kích Đức Chúa quảng-tâm” (Lc1, 46), Vị cha chung Nhân-hậu Từ-bi hỷ-xả đối với toàn-bộ Thụ-tạo sinh-linh, trong đó thành phần cộng-đồng Nhân-loại thuộc dòng-giống Trần-nhân Tinh-khôn là một giống-loại Tác-phẩm ưu-việt do Cha tác-sinh giống hình-ảnh Cha, giống Cha, mà chỉ kém cộng-đồng Thiên-thần là Nội các Thiên cung một bậc thôi(Tv 8, 5-7).


Tâm linh con ở cương-vị Nữ tỳ”, hoàn-toàn nhu-thuận “Xin Vâng” theo Ý muốn Đức-Chúa thông qua vị Thiên-sứ truyền-đạt. “Xin vâng” đây không chỉ là vâng vâng, dạ dạ rồi để đó, bỏ qua (x. Hai đứa con : Mt 21, 28-32), mà là “tiếp nhận” (Ga 1, 12), tiếp nhận Ngôi Lời Nhập-thể làm Người đồng-gia, đồng-tộc, đồng-loại, lại còn tiếp-nhận dài-dài từ khởi-điểm Ngôi Lời Nhập-thể đến đích-điểm Ngôi Lời Xuất-thể nơi cây Thập-giá trên đồi Calvê, tức là tiếp-nhận trọn-trót một cuộc đời “Emmanuel : đồng sanh đồng tửgiữa cảnh Đời Đêm Đông đen tối Chân-lý và lạnh lùng Tình người, . . . chính trong trạng-huống như vậy mà Mẹ-Con Maria-Yêsu mồi đốt lại ngọn đuốc chân-chính soi-sưởi nơi từng tâm tuệ con người không loại-trừ bất cứ ai đã bị tắt-phụp.

Những đau-khổ mà Người Con Yêsu chấp-nhận từ phía cộng-đồng Do-thái Dân Chúa, phía các nhóm Biệt-phái, luật-sư, bậc Kỳ-lão, các vị Tư-tế và Thượng-tế luôn rình-rập bày mưu loại-trừ và triệt-tiêu, thì người Mẹ Maria cũng chấp-nhận trót-lọt (Lc 9, 22). Hai Mẹ-Con Maria-Yêsu đã sát-cánh đồng-hành (Ga 19, 25) để hướng-lộ phàm-nhân thuộc các Thế-hệ cùng Vượt-qua Trần Đời cũng y như các ngài đã vượt qua vậy.

“Magnificat Anima mea : triển-nở phần Tâm-linh mình”, qua những câu Ca-tụng bằng nhiều Danh–tứơc trong bản “Kinh cầu Đức Bà” chẳng hạn :

. . . . . .

Đức Bà như lầu đài David vậy.

Đức Bà như Tháp Ngà báu vậy.

Đức Bà như Đền Vàng vậy.

Đức Bà như Hòm Bia Thiên Chúa vậy.

Đức Bà bào-chửa kẻ có tội.

Nữ vương các Thiên Thần.

Nữ vương các Thánh Tông-đồ.

Nữ vương các Thánh Tử vì Đạo,

. . . nhắc-nhở chúng ta điều chi ?
Thật ra, các Danh-tước nêu trên còn cần được đào-sâu ý-nghĩa và giá-trị Thiên-Nhân-bản-vị-học hầu ứng-dụng vào từng cuộc đời Kytô-hữu Công-giáo hôm nay, nếu chẳng vậy mà cứ đọc suông hát suốt thì ích-lợi gì cho tâm-thức Kytô-giáo nơi từng Tín-hữu hẳn còn hạn-hẹp nông-cạn do nảo-trạng vị Luật-lệ và vị hình-thức Nghi-lễ, huống hồ ích-lợi chi cho ai khác ? Bởi vì, mỗi lần biểu-dương ai, là mỗi lần nêu cao gương lành, là tự-ý-thức và đánh-thức nhau để cùng noi gương Sống, nếu không như vậy, thì việc ca-tụng tung-hô suông, cũng chỉ là đề- cao thêm một Cá-nhân, thêm một thần-tượng nữa để núp-bóng cầu danh nhằm chuốc lợi. Nếu là vậy, thì Thần-tượng chẳng thêm được gì, mà người tung-hô cúng-kiến vẫn tiền mất tật mang’. Thật vậy, đầu-tư sản-xuất và mậu-dịch thương-trường, thì phải Gieo một mà gặt trăm (Mt 13, 3-9), như bỏ con tép bắt con tôm, nhưng tương-quan Phụng-tự tôn-giáo thì khác hẳn : mình không đồng thanh sao mong người tương ứng’ ! Tìm cho ra Mối Tâm-đồng, thu-xếp sao cho đạt Ý-hợp thì mới tạo nên Khí-lực nội-tại ngay nơi cá-thể mình thì mới có khả-năng tự-hoàn-thiện đến mức toàn-thiện như Cha toàn-thiện hằng tồn-tại giữa các tầng-trời (Mt 5, 48; Lc 16, 9-13).
Đó, Cô Maria 16 tuổi, tuy thông lẽ Đạo và sống ngoan Đạo do gia-đình công-chính Gioakim-Annà giáo-dục, nên Cô hẳn có chủ-trương hẳn-hoi, . . . nên đã dám đáp lời: Xin Vângvới một niềm tin tuy manh-nha hình-thành nhỏ bé như hạt Cải, có thể cô không mường-tượng trước rằng: từ giây phút quyết-định “Xin Vâng” này trở đi, mình sẽ vượt-qua không biết bao giai-đoạn bất-trắc bất- ngờ trên con đường thiên-lý đầy chông gai không chỉ thuộc riêng mình mà còn liên-quan song-phương với cả Bạn Yuse và nhất là với người Con Yêsu, vốn là Con Ông Trời mà không bao giờ cậy-quyền ỷ-thế con ông cháu cha để xây mộng bành-trướng chinh-thắng chiếm-hữu rồi tự xưng-hùng xưng-bá.

Mà đâu phải Maria được đặc-ân đặc-quyền ưu-tuyển “có phước lạ hơn mọi người nữ” (inter = entre = among = giữa chứ !) gì đâu ? Phàm ai bất cứ (Lc 8, 19-21), “tiếp-nhận” (Ga 1, 12), tức là thụ thai, là “lắng nghe, tiếp-nhận Ngôi Lời” (Lc 10, 39), mà tiếp-tục cưu-mang “chiêm-niệm trong Cung-tâm” (Lc 2, 51), cho đến khi sinh-hạ những người con hội đủ tài-năng đức-độ Nhân-đạo” (Mt 13, 23; Ga 8, 16), biết sống “xả-kỷ toàn-diện vị-tha phổ-cập”: Omnia omnibus (1 Cr 9, 22), thì Đấng được thụ-thai từ lòng bà Mẹ như thế , vẫn “càng thêm tuổi thêm tác càng thêm . . .” (Lc 3, 41-52). Phải chăng, mô-hình Mẹ – Con Maria – Yêsu như vậy, nếu được Tông-truyền cho từng con kytô-hữu cũng như cho toàn-thể cộng-đồng Mẹ-Giáo-hội ‘từ thế-hệ sang thế-hệ’ suốt 2000 năm qua, mà cho đến nay vẫn còn đúng mức hiện-thực như vậy, thì nào có khác chi một bản Trường-ca mà Mẹ Maria đã khởi xướng:”Từ nay muôn đời mãi mừng tôi diễm-phúc” thì thật diễm-phúc biết bao cho thế-hệ Kytô-hữu trong thời hiện-đại hôm nay !


Phải chăng, đây là mức-độ Triển-nở mang tính-cách Cộng-đồng thuộc cả chiều Ngang lẫn cả chiều Dọc, mà không mang tính-cách bành-trướng hay một mất một còn như tabula rasa, bởi Mẹ-Con Maria-Yêsu không độc-tài độc–đoán độc-quyền để cá-nhân mình được độc-tôn, nhưng các ngài đã phân-tán tài-năng và đức-độ cho bất cứ ai lắng nghe và thực-thi Ý Cha Tôi, đều là Mẹ Tôi, là những anh-chị-em Tôi(Mt 12, 46-50; Mc 3, 31-35; Lc 8, 19-21).
Do đó triển nở không do các lớp vỏ giàu-có sang-trọng chức-tước quyền-bính từ ngoài tô-đắp vào, mà là triển nở tự-xuất-phát từ nội-tâm nội-lực riêng từ chức-năng Mẹ hoặc Con, đều cưu mang hạt Giống từ trên Trời gieo xuống Đất” (Mt 13. 38;Ga 12, 24), để rồi phát-huy đúng mức Mẹ đúng là Mẹ, Con đúng là Con : Mẹ Maria đúng là Mẹ kytô-hữu mẫu-gương, cũng như con Yêsu-Kytô đúng là người Con Kytô-hữu mẫu-gương cho mỗi chúng ta đã từng mang danh Kytô-hữu “alter Christus” hic et nunc, nhưng có đích thực là đúng mẫu chưa ?
Xưa đã như vậy, còn Nay thì như vầy, xét về dạng-thể thì giống DanhThực thì lại khác: ‘Videtur sed non est’; cho nên Lão tử nói: Lời ta nói, việc ta làm đều có Gốc, bởi không biết được cái Gốc ấy, nên không hiểu được ta”.
Còn Khổng tử thì bảo:” Về Lễ Nhạc, người đời xưa (đời Chu đang thịnh: trọng Chất hơn Văn) bị người đời này coi là quê mùa (đời Chu suy: trọng Văn hơn chất); về Lễ Nhạc, người đời xưa được người đời nay khen là quân tử (toàn thiện). Dùng Lễ Nhạc thì ta theo người xưa”. [Khổng tử kinh-qua suốt thời Chu thịnh Chu suy, nên ngài nhận định như trên].

[Luận ngữ. Thiên XI Số 1. tr 179]




(*) X. Lc 1, 26-38; 1, 46-56; cf 1 Sam 2, 1-11.

ss

  


51 . “VƯỢT-QUA”

VƯỢT QUA”, phải chăng là một Mầu-nhiệm vượt quá trí-khôn chúng ta hiểu biết và ngoài khả-thể chúng ta thực-hiện ? Vượt qua một đoạn đường từ đây đến đó, hay vượt qua cầu từ đầu cầu bên này sang bên kia, cũng như vượt-qua một khó-khăn, một rắc-rối nào đó ! Theo Kinh Dịch thì có 3 thứ con Đường-Đạo : Đạo-Đường Trời - Đạo Đường Đất - Đạo-Đường Người, tức là Lối đi, Lối sống.


Đường Trời thì đã được thiết-lập từ thuở tạo Thiên lập Địa. Nó thật cố-định, rộng vô-biên, cả vũ-trụ đại-nhất-thể hữu hình này, trong đó có Địa-cầu chúng ta , đang tuần-hoàn trong đó, nó lại dài vô tận, từ A đến Z, từ Alpha nguyên-nguồn đến Oméga cùng-đích, mà A-Z vẫn là Một, tức là nó thành một Vòng tròn, một Chu-trình dịch lý viên-mãn, gồm 3 giai-đoạn “descendit de coelo - vượt-qua Trần-thế - ascendit in coelum”. Đức Yêsu đã mặc-khải cụ-thể: “Tôi là con đường, là Khí-lực sinh-động và là Chân-lý. Ai bước theo đường lối Tôi đã Vượt-qua thì sẽ đến được với Cha , . . .” (Ga 14, 6, 12), bởi chính Ngài đã đích-thân thực-hiện chuyến Vượt-qua trên con đường đó:”Từ Cha, Tôi đến, Tôi đã vào Trần-thế. Giờ đây, xong Tác-vụ (Ga 19, 30 ), Tôi rời Trần-thế để về Cha (Ga 17, 25), Cha tôi, mà cũng là Cha các anh em (Ga 20, 17), đồng thời, Ngài còn mời gọi ai nấy cũng đều tiến bước vượt-qua y như Ngài đã vượt qua.
Đường Đất thì ai nấy đều rỏ biết vì đã từng xử-dụng, chẳng hạn đoạn đường nối 02 điểm Bình Dương – Biên Hòa dài 20 Km, 2 bên có lề chắn giới-hạn bề rộng 15 m, chính giữa có bồn Hoa-kiểng phân đôi 2 chiều. Đó là Công-lộ dành cho bất cứ ai ai.
Còn Đường Người ? Con Đường Nhân Đạo, nói đúng là Lối con người cùng đi – chạy giữa rừng người đi – chạy. Vào giờ cao-điểm, tôi chú-tâm theo-dỏi một em Bé học-sinh khoảng 9-10 tuổi, nghiêm-chỉnh lái xe Đạp giũa dòng xe cộ nhỏ to đủ mẫu mốt kích-cở, tất cả đều tranh nhau tuôn chạy như một dòng nước lũ lôi-cuốn theo mọi thứ vật-dụng trôi-nổi lều-bều ồ-ạt như muốn đổ-trút xuống một vực-thẩm nào đó! Em Bé lúc nào cũng bị tả hữu kềm-kẹp, bị xe trước như đe xe sau như búa dồn-ép, cho nên em Bé thận-trọng mò-mẫm lích-nhích chiếc xe đạp tiến tới từng tấc đường, đôi khi lách qua né lại tùy khoảng trống cho phép. Tôi có cảm-nghĩ như mình đang ngắm Bé tuần-tự vượt-qua từng “Chặng Đường Thánh-giá” đời mình ! Cuối cùng, nhìn tổng-quát từ trái sang phải, tôi xem qua cả 2 dòng chảy ngược chiều nhau, rồi vào nhà suy-nghĩ, tôi thử tự đặt mình là Tài-xế đang giữa dòng chảy trong giờ cao-điểm như vậy, với cả chục cái ‘nếu’: nếu mình đang độ 9-10 tuổi lái xe đạp 3-4 cây số suốt 1 năm học ! Nếu mình đang độ tuổi 30 lái xe Tải 12 tấn đá Mi từ Biên Hòa về Phú Hòa ! Hoặc 40 tuổi lái Lôi-bồi chở Càfê từ Phước Long hay Lộc Ninh về Thị-xã ThủDầuMột, . . . và nếu sau một thời-quảng 30 năm cầm tay lái như vậy mà giờ đây còn sống tỉnh-táo để nhớ lại từng chuyến đi, rồi tổng-cộng bao nhiêu chuyến, chuyến nào cũng đạt mức ‘đi suông về suốt’, nhờ vậy mà nên cửa nên nhà, vợ con no ấm, . . . thì do cái gì, do đâu mà được như vậy : May mắn, Trời phù-hộ, Thần Thánh chở che, do Ông Bà để Đức lại, do số Đỏ Tử-vi, do mình biết ăn ở có nhân có hậu . . . ? hay là do mình đã theo cách theo lối em Bé lái Xe đạp : thận-trọng, chăm-chỉ, tỉnh-táo, tập-trung điều-động cả tai mắt mũi miệng tay chơn vào điều-khiển chiếc xe đi giữa một khoảng trống thật giới-hạn mà di-chuyển từng tấc từng thước Đường ?
Khả-năng Thần Khí Tinh-khôn là Bác Tài đa-năng, 5-7 chục kýlô xác Trần-nhân là chiếc Xe Tải 07 ngựa chuyên-chở không biết cơ-man nào kể Hành-khách với Hàng-hóa, tất cả đều tập-trung vào cái Thùng xe ‘tham-lam’ vô-độ, vẫn biết rằng, đã quá-tải vượt-mức khả-năng 7 ngựa thất tình kéo, là dẫn đến ‘sân hận cuồng si’, không còn thấy Tổ-tiên xe trước mà nể, thấy Con cháu xe sau mà nương, nên cứ luồng-lách càn-bừa vượt-ẩu, miễn sao mình thủ được lợi cho riêng mình là thích thôi . . . ! Dẫu sao, Trần-nhân Tinh-khôn lái xe Đất di-chuyển trên đường Đất đều là những Tay-nghề tài-nghệ siêu-cường, xem đến chóng-mặt ! Còn trên Đường Trời, nói rỏ là trên quảng Đường Vượt Đất Qua Trời, thì sao ? Hồn lái xe Xác hay Xác lái xe Hồn !
Ngay từ giây-phút Nhập-thể thì Ngôi Lời đã khởi-sự Vượt-qua, y như đoạn Mía chui vào giữa 2 ống lăn suốt 34 năm ròng-rả mới ra khỏi đó: Nước ngọt thì bá-tánh giản-khát, bã mía thì rơi phịch xuống Đất. Có giống-loại Động-vật Thực-vật nào trốn chạy khỏi cái máy Sát-thủ vô-tư vô-tình đó đâu ! Tạm thời có đi chăng, thì cuộc đời đoạn Mía đó thật hoang-phí, sống hao Đất, đứng chật Trời, mà Người Người sống chung-quanh nó phải chết khát thì sao?
Cùng chung kiếp Mía nhả Đường hay “kiếp Tằm nhả Tơ”, mỗi đơn-vị cá-thể đều nợ chất Ngọt Tinh-khôn, hay mối Nợ tơ Tình do Vị Thượng Phụ-Mẫu thiết-lập Ađam-Êvà làm Nguyên-tổ, rồi từ đó chất Xám Tinh-khôn được truyền-đạt xuyên-suốt qua bao thế-hệ theo chiều Dọc, đồng thời lại được trao-đổi tương-túc rộng-rải ở hàng Ngang, mà túi Khôn loài người ngày càng tích-tụ đậm-đặc, thành một kho-tàng phong-phú, chung cho tổng-thể đồng-loại. Vậy thì nào ai có thể dựa vào đâu để hội đủ khả-năng quyền-hành độc-tài độc-đoán độc-tôn xây-mộng bành-trướng thôn-tính chiếm-hữu thủ-đắc !
Đức Phật Thích Ca Mâu Ni, thọ 80 tuổi [563-483 tr Cn], vốn là Thái-tử, con Vua Cha Suddhodana, Mẹ Hoàng-hậu Mayâ, nhưng vì khổ-tâm khi nhìn thấy phàm-nhân bơi-lội trong Biển-trần dày-đặc bến Mê mà không nhận ra đâu là bến Thức vĩnh-hằng, thế là Ngài rời khỏi Hoàng-triều, chấp-nhận kiếp sống phong-trần. Khi Thiền-định tại gốc Bổ-đề, vào tuổi 35, hốt-nhiên Ngài Đại ngộ, tự giác-ngộ được cái nguồn-gốc đau-khổ và sinh-tử. Với kinh-nghiệm sống tự-chứng đó, Ngài đề-xuất phương-thức cho mọi người noi gương Ngài đã sống. Thử tìm-hiểu phẩm-chất Phật-tính và giao-lưu với Phật-tử xưa nay, xem sao ?

Tiếp sau đó, vào năm 6 tr Cn (?), một Vị Khách từ Trời, vốn là Chủ-tể Càn – Khôn, là Thượng Phụ, lại bỏ ngai vàng, xuống Đất, làm Người, người Con, người đầy-tớ, . . . và cũng để lại một hệ Kytô-hữu. Thử kiểm-tra về phẩm-chất Kytô-hữu nơi số-lượng Kytô-hữu xưa nay, xem sao ?

Đó là 02 mô-thức “descendit de caelo – vượt qua Trần-thế – ascendit in caelum” đã được thực-hiện một cách nghiêm-chỉnh đứng-đắn.
Vậy thì những dịp Lễ Vượt-qua thường-niên, Chúa-nhật hằng tuần hoặc hằng ngày là những dịp vừa tuyên-tin vừa công-bố Thần-Khí Kytô hôm-qua hôm-nay vẫn hằng-tại hằng-tồn (x. Dt 13, 8), còn Trần-nhân Yêsu thì đã chết, phải chăng, chính cây Thập-giá là biểu-tượng “Cội phúc trường-sinh” vẫn hằng mời-gọi bất cứ ai tự-nguyện dấn-thân y như Ngài chui vào chiếc máy nhả Đường, để đáp-ứng những tiếng kêu-gào:”Sitio! Sitio! Khát quá ! Khát quá!”
Nơi miền Bê-lem năm nào, Chúa đã có gì Chúa đã là chi giữa đại-chúng phàm-nhân ? . . .

Suốt đời Chúa sống nơi trần, Chúa làm những gì Chúa làm vì ai giữa đại-chúng phàm-nhân ? . . .

Trên đồi Cal-vê năm nào, Chúa còn có gì Chúa trở thành chi giữa đại-chúng phàm-nhân . . . ?


“Ego sum Re-sur-ex-iens et Vivens [cf Ga 11, 25-26],

tức là Trở-lên-lại-nơi-mình-đã-xuất-phát;

Trở-lại-trạng-thái-trước-khi-nhập-thể :

Phục-sinh là như vậy đó.
  

52. “NGƯỜI TÍN-HỮU”

+ Nếu anh em có niềm Tin chỉ bằng hạt Cải,

là anh em có khả-năng dời núi lắp sông (x. Lc 17, 5-6).

+ Niềm Tin nào không tiến-hành qua cuộc sống

thường nhật, thì niềm Tin đó đã chết-tiệt (Gc 2, 14-26).

= Tục-ngữ Pháp & Việt :



En forgeant, on devient forgeron : Nghề dạy nghề.

@

Mỗi mọi cá-thể đều được trang-bị một thứ Nội-lực hầu như vô-tận (X. Kho báu trong Ruộng, Mt 13, 44). Chiếc Cầu MỶ-THUẬN đã là một ước mơ chung thật đông-đảo và dài lâu, nhưng chỉ từ một mầm Khí-lực năng-động làm Nội-lực nhỏ bé bằng hạt Cải, ẩn-núp trong cái Đầu của anh trưởng nhóm kiến-trúc-sư, vừa quyết-định châm ngòi cho bùng-nổ ra “OK”Mộng nứt thành Thực ngay. Phải chăng, đó là do Học thông–Hành thạo–Sống Đạo đúng Đạo, dẫu là Đạo Tặc, Đạo Chích . . . Thử nhìn từ quan-điểm Đạo Thiền qua bài pháp của thiền-sư Pháp Diễn (? – 1104) nói: Nếu có ai hỏi tôi học Đạo Thiền giống như gì, tôi xin đáp : như học Đạo Chích (nghề ăn trộm).


“Số là đứa con trai tên Đạo Chích, thấy cha mình nay đã già yếu, nên mới nghĩ như vầy:’Nếu cha mình mà không còn hành nghề được nữa, thì ngoài mình ra, ai là người nuôi nấng gia-đình nầy? Vậy là mình phải lo học nghề mới được’. Anh ta liền đem ý nghĩ ấy bàn với cha mình, ông lão tán thành ngay. Vào một đêm thuận lợi nọ, để vỡ lòng bài học Đạo Chích cho đứa con, ông lão nhà ta dẫn con đến một ngôi nhà bề thế, bẻ rào, khoét vách, rồi cả hai chui vào nhà, ông lão mới chọn một cái rương bự, mở khóa, ông thấy có mớ quần áo, mới bảo thằng con chun vô rương để hốt hết cả đống quần áo đó. Thằng con vừa chun vô thì lão ta đóng ập nắp rương lại, rồi khóa kỹ mấy vòng. Xong, lão ta chui ra sân, đập cửa rầm rầm đánh thức cả nhà dậy, rồi ông lặng lẽ chui rào ra về. Mọi người trong nhà liền náo động cả lên, đốt đèn cầy rọi khắp nơi, nhưng chẳng thấy một tên trộm nào còn ở trong nhà. Chỉ khổ cho thằng con, nãy giờ nằm trong rương có khóa chặt, nó hận lão Chích nhẫn-tâm hại nó. Anh ta chết điếng cả người, bỗng dâng một ý nghĩ hay ho lóe ra trong đầu óc anh ta, anh cào nhẹ lên hông rương làm giả tiếng chuột gặm. Người nhà kêu chị ở mang đèn rọi xem cái rương. Chị bèn mở khóa rồi khi vừa dở nắp rương ra là tên tù bất đắc dĩ ấy phóng ra, thổi tắt đèn ngay, xô ngã chị ở, rồi chạy thoát ra ngoài. Người nhà ùn ùn rượt đuổi theo. Thấy bên đường có một cái giếng, anh ta rinh một tảng đá khá to ném xuống giếng. Nghe tiếng vang ầm ở giếng, ai nấy lại đổ xô đến xúm quanh bờ giếng, mong thấy được tên trộm sa cơ ! Đang khi đó thì anh ta phây phây trở về nhà. Vẫn tức mình, anh ta hết lời trách móc ông lão đã hại anh suýt chết. Nhưng lão ta thì ung-dung bảo:’Nầy con ơi, khoan đã, con tức giận cha làm gì, giờ con hãy cặn-kẽ thuật lại cho cha nghe, bằng cách nào mà con đã trót-lọt thoát thân được mà về tới đây? Người con vừa kể xong những bước phiêu-lưu thăng-trầm thì lão ta phá lên cười:”Tốt quá, tốt quá! Con ơi, con đã thành nghề rồi !” [*]
Nhìn từ quan-điểm Kinh-thánh:
Thiên Chúa ban phúc lành cho Adam-Evà và phán:Hãy sinh-sôi nẩy-nở cho tràn đầy mặt đất, để mà thống-trị nó. Hãy làm bá-chủ cá biển, chim trời, và mọi giống loại bò sát trên mặt đất. Đây, Ta ban cho các ngươi mọi thứ rau cỏ mang hạt giống trên khắp mặt đất, và mọi thứ cây có trái mang hạt giống , cho các ngươi làm lương-thực” (St 1, 28-29).
Nhìn từ quan-điểm Phật-giáo:

”Trong Phật-giáo có bốn điều quan-trọng là: 1) Kinh (dharma), Gíáo-lý, pháp. 2) hành (carya), hành đạo. 3) Tin (shraddha), đức tin, và 4) chứng (samyak), định, ngộ. Thông thường người ta chỉ nói đến kinh, hành, chứng; nhưng không có tin thì không có chứng.


Sau đây là một câu chuyện trong kinh Diệu Pháp Liên Hoa minh-chứng cho đoạn thơ nầy:

“Có hai người bạn, một giàu một nghèo. Ngày kia, người giàu mời bạn đến chơi. Sau khi được ăn uống no say, người bạn nghèo ngủ một giấc ngon lành. Người giàu thấy thương xót mới lén nhét vào túi bạn một viên Kim Cương. Người bạn nghèo không biết trong túi mình có vật quý nên tiếp-tục sống khổ-cực đôi lúc phải đi ăn xin. Vài năm sau, gặp lại người bạn giàu, người nghèo ngửa tay xin bố-thí. Người bạn giàu ngạc-nhiên hỏi: - Sao anh lại đi xin ăn? Tại sao anh vẫn nghèo trong khi tôi đã biếu anh một viên Kim-cương đắc-giá kia mà ? Lúc bấy giờ người bạn nghèo lục túi mới biết mình có viên Kim-cương. Chúng ta cũng vậy, mỗi người đều có một kho báu trong tâm, đó là kho trí huệ, nhưng phần đông không biết điều đó, và cứ cầu xin những thứ vô-vị tầm-thường mà không biết trong mình có của quý. Chính nhờ tọa thiền mà ta thấy được của quý ấy, cái kho báu ấy, cái trí-huệ tối thượng ấy.


“Câu thơ chót muốn nói tôn-giáo chân-chính vốn lắng sâu bên trong, chứ không phải phô-trương bên ngoài như tự vỗ ngực xưng danh “tôi là Phật tử, tôi là con chiên Thiên Chúa, tôi là tu thiền, v. v”. Có một số người xem tôn-giáo như một món trang-sức cần khoe ra cho thiên hạ thấy, cũng có thể đó là một thủ-đoạn ngoại-giao, một phương-tiện thỏa-mãn tham-vọng. Khi một người vốn đi ăn trộm, về sau thay đổi tâm tính đến xin học đạo, Đại sư Honen (Pháp Nhiên) đã khuyên:

- ”Khi còn ăn trộm, anh phải tập-trung tâm-sức rất nhiều và hành-động kín-đáo, thì nay học đạo, anh cũng nên tập-trung và hành-động như thế”.

“Đức tin không phải là món hàng để chưng-bày khoe-khoang hoặc gây sự chú-ý trong những cuộc hội-họp thế-tục. Đức tin cần phải kín-đáo trong sự cải đổi nội-tâm sâu-thẳm” [ ** ].

‘Ite Missa est’= “Ite et Fac similiter”? (Lc 10, 37)

-----------

[ * ] Trích dẫn THIỀN LUẬN Q. Thượng

của D. SUZUKI

[ ** ] Trích dẫn ‘Chân Thiền ZEN

của Taisen DESHIMARU






tải về 1.97 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   6   7   8   9   10   11   12   13   ...   25




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương