Từ nay, phải suy-nghĩ một cách bao trùm, bất cứ trong địa hạt nào. Chính-trị, Tôn-giáo



tải về 1.97 Mb.
trang12/25
Chuyển đổi dữ liệu18.08.2016
Kích1.97 Mb.
#21885
1   ...   8   9   10   11   12   13   14   15   ...   25
*

Thật thì suốt một kiếp “Làm NGƯỜI” nơi trần-thế, Đức Yêsu đã chẳng nói gì, chẳng làm gì cả hầu tỏ ra mình là Vua, mà rỏ-ràng nhất là Ngài chỉ nói lên và sinh-sống đúng chức-năng làm Con của Cha trên Trời hầu nêu gương cho mọi người sống theo, như đã được Vị Thượng Phụ xác-minh về quảng đời đã sống suốt 30 năm ẩn-dật:”Đây là người Con đúng là Con mà Cha tâm đắc”(Mt 3, 17). Chính vì lý-do đó mà Ngài đã công-bố:”Tôi là con Đường, là Chân-lý và là Lực-sinh-động, không ai có thể đến được với Cha mà không đi theo đường lối Tôi đã vượt qua” (Ga 14, 6), và đây là con Đường:”Từ Cha Tôi đến, Tôi đã vào Trần-thế. Giờ đây, Tôi trở về cùng Cha” (Ga 16, 28).




58. “SỐNG PHẬN LÀM CON

THEO Ý CHA ...”
Chưa bao giờ cảnh trạng ‘bá nhơn bá tánh’, ‘trăm người ngàn ý’ lại cùng chung sống với số-phận lặng lội giữa Biển Ngôn hay lạc-lỏng giữa Rừng Từ như hiện nay, bởi lịch-sử Đạo Đời đục hay trong vẫn cùng giòng, ngược xuôi giữa ngọn và nguồn bất phân to hay nhỏ rộng hay dài, vì tất cả là Một : “Thiên Nhân Địa Nhất thể” (Dịch), theo Khổng Mạnh Lảo Trang:”Trời Đất với ta cùng sinh ra, Vạn vật với ta là Một”, đó là Tụ. Còn Tán thì “Dieu est Pur et Simple” = Thái-cực là Uyên-nguyên, tuy Đơn-thuần, nhưng cứ sinh sinh hóa hóa mà hình thành thiên hình vạn trạng phong-phú khôn lường.

*

Là hậu-duệ nối-dõi Linh-đường Tổ Đạo Yêsu-Kytô hôm-qua hôm-nay mà Vĩnh-hằng ( Dt 13, 8 ), người Kytô-hữu (Cv 11, 26; 16,1; 26, 28) vẫn sinh-sống và hoạt-động đa dạng-diện giữa những tình-huống chợ Đời đa dạng-diện ngày càng chuyển-biến thật đa-phức, cho nên ‘đi một bước đường là chạm ngay một bài toán hắt búa thuộc Ổ khóa mật-mã điện-tử, đúng là trật-búa đối với những Túi khôn chứa đầy Chìa cổ-lổ . . ! Sách Trung Dung đã nói “Đạo lý không xa loài người. Người xây-dựng Đạo-lý mà xa cách Nhân-loại thì không đủ khả-năng xây-dựng Đạo-lý”; đây là nói đến trạng-thái con người không ngừng thay xuôi đổi ngược, vừa tiến-bộ vừa giật-lùi, vừa thăng-tiến vừa tuột-dốc, vừa xây-dựng vừa phá-hoại, . . .cho nên Lm P. Teilhard de Chardin đã lên tiếng: “Từ nay, phải suy-nghĩ một cách bao-quát bất cứ trong địa-hạt nào, chính-trị, sử-học,[tôn-giáo], cũng như Triết-học thuần-túy, bằng không hãy dẹp bỏ đi cái tham-vọng tìm hiểu con người và Vũ-trụ”.


Kinh Thánh là Lúa Bồ, nội-dung Công-đồng Vatican II là Gạo Hũ, đã tồn-tại ‘Cum Libro’, bảo-quản ‘In Vitro’, nay ghi vào Đĩa CD, bùng-nổ trong các Personel Computer, được mạng-lưới Internet công-bố tứ-tung từ ‘trên các mái nhà’ bất-phân dị-biệt quan-niệm về Nhân-sinh-linh, chính nhờ đó mà người Kytô-hữu Công-giáo Lamã Vatican II hiện-tại được dễ dàng quan-sát một cách khách-quan để quy-chiếu vào Đức Yêsu-Kytô lịch-sử Kinh-thánh, và có thể câu hỏi ngày xưa vẫn còn được đây đó không ngừng lặp lại:’Hình ảnh và danh hiệu nầy là của ai đây” (Mt 22, 20) ? Đáp trả câu tra-vấn thâm-sâu nầy, chắc chắn là không ai đáp-trả thay cho ai, vả lại, không thể đáp-trả bằng Lời nói suông, cũng không bằng Danh hiệu tự-xưng, cũng không bằng Hình ảnh tự-họa tự-nắn hay được họa được nắn giùm, mà là bằng Hình ảnh được xác-minh là “theo Hình ảnh Chúng ta, giống Chúng ta” [St 1, 26-27]

*

Tôi Kytô-hữu : là như thế nào đây ?



Vừa là Hậu-thân vừa là Hiện-thân Nay-Đây –hic et nunc- thuộc “Đức Yêsu-Kytô Hôm-qua – Hôm-nay – Vĩnh-hằng” (Dt 13, 8). Nhưng tự-thân, tự-kỷ Con Người Yêsu-Kytô đã là như thể nào ? Tiểu-sử, 3 Phúc Âm nhất lãm: Sinh sống giữa cảnh màn trời chiếu đất; tử thì chết đứng trân-trân trên cây thập-tự cặm trên đồi cao giữa thanh thiên bạch nhật cho tứ-phương thiên-hạ bêu-rếu,... Sự-nghiệp, Phúc Âm 4.: Sống đúng thân-phận là Con hoàn-toàn theo ý Cha qua tác-vụ ‘Emmanuel’ (Mt 1, 23; Is 7, 14), là sống đời “tác-chứng Công lý” (Ga 18, 37) một cách công-khai ở những nơi công-cộng (x Ga 18, 20). Ngoài cái phận làm Con theo Ý Cha, một Thiên-tước đương-nhiên tuyệt-đối và phổ-cập, ngài không nhận bất cứ một Nhân-tước nào khác, . . . mà các ngôn-sứ Đời đã tiên-kiến về tư-tưởng và cả tiên-liệu về thái-độ nữa, chẳng hạn như : Mạnh Tử (372 – 289 tr CN), - tuy không sống cùng thời với Đức Khổng tử (551 – 479 tr CN), nhưng lại là một đệ-tử rất trung-trực - đã phân biệt thế nào là Thiên tước với thế nào là Nhân tước: “Có thứ phẩm tước do Trời ban, Có thứ phẩm tước được người tặng. Vui vẻ thi-hành điều Nhân-Nghĩa–Trung–Tín, không biết chán, thì đó là phẩm chất Trời ban. Còn Ngôi Công, Khanh, Đại phu, ấy là phẩm tước loài người tặng“ (Cáo Tử - Thượng). Như vậy thì toàn-thể dòng giống Trần-nhân Tinh-khôn chúng ta xưa nay đương-nhiên đã thuộc về cả hai diện, vừa là ”Nhân dân” thuộc xã-hội Trần-thế, vừa là “Thiên dân” thuộc cảnh-vực Thiên-quốc [x.Phil 3, 20;Eph 2, 19].
Rồi mới đây, có Đàm Tự Đồng (1865 - 1900), căn-cứ trên tinh-thần Đại-đồng theo Khổng Tử, Từ-bi bác-ái theo Phật-giáo và Thiên-Chúa-giáo, Dân-bản theo Mạnh Tử, tự-do tuyệt-đối theo Trang Tử, và cả tinh-thần Đại-cách-mạng theo nước Pháp năm 1789, ông đều tiếp-nhận hết để giúp Nhân-loại thi-hành Đạo NHÂN như sau:”Nhân-dân mới sinh, vốn không có gì gọi được là quân thần, hết thảy đều là Dân cả. Dân không thể cai-trị lẩn nhau, cũng không thể bỏ qua việc cai-trị. Do đó mà công-cử lên một người làm Vua. Gọi là công-cử thì không phải là Vua chọn lấy Dân, mà là Dân chọn lấy Vua. Gọi là công-cử lên theo giới-hạn đã định, nhưng cũng không quá xa rời Dân, mà cũng không cùng bọn với Dân. Gọi là công-cử lên là vì trước đã có Dân rồi sau mới có Vua, Vua là ngọn, Dân là gốc. Ở trong thiên-hạ không làm gì có cái ngọn làm lụy cho cái gốc, sao lại có thể là Vua mà làm lụy cho Dân được ? Đã gọi là công-cử thì cũng có thể công-phế được. Vua là để làm việc cho Dân, bầy tôi là để làm việc giúp Dân vậy”. Thể theo tinh-thần Nhân-ái bình-đẳng giữa huynh-đệ đại-đồng, nhằm thiết-lập nền Đạo Đức thuần-túy hợp với thiên-ý thì cần phải loại-trừ hết động-cơ tư-lợi, Đàm Tự Đồng viết : ”Mọi quan-hệ lợi–hại đều có tính-cách tương-đối. Nếu cậy vào địa-vị Vua–Cha–Trưởng–Quí . . . mà áp-bức Thần–Tử-Ấn-Tiện . . . (tứ luân) nhằm thỏa-mãn ý muốn phi Đạo Đức thì không còn đủ là một nền Đạo Đức. Cho nên Khổng Tử nói: “Vua ra Vua, Tôi ra Tôi, Con ra Con, Cha ra Cha” là muốn nói luân-lý Đạo Đức là chủ nghĩa tương-đối. Đức Phật Thích Ca ( 563 – 483 tr CN), Đức Cơ Đốc là ba vị thánh có công làm nên bước khởi đầu của Đạo lý, trước hết các ngài phá bỏ cái ý tư lợi của bốn mối ‘tứ luân’ đi. Ba vị thánh đều cùng tôn-trọng Đạo Đức của một mối luân thường của Đạo lớn cộng-đồng cho muôn người không thể không thi-hành”. Đó là những cái nhìn khách-quan, nhìn từ ngoài, vừa bao-quát vừa sâu-sắc….

@

Tuyệt-đối cổ-lổ là Alpha, tuyệt-đối tân-thời thì chắc chắn là Omega (Kh 22, 13), còn ở khoảng giữa, thì sao ? Tân-cổ cứ giao-duyên làm điên đảo thiên-hạ, thời-trang thì cứ leo thang cho ai nấy than trời như bọng rồi bắt trời cứu !

 Một vị Cha già khả-ái đã có lần căn-dặn đám con cháu mình :“. . . 03 điểm sau đây cần phải đi chung với nhau, không thể tách rời điểm nầy ra khỏi điểm nọ được :


  1. Học cho biết Lời Chúa,

2. Tuyên-xưng đức Tin trong Phụng-vụ,

  1. Làm chứng đức Tin trong cuộc sống hằng ngày.

Học cho biết mà thôi, không được.

Học để rồi cử-hành Phụng-vụ mà thôi, chưa đủ.

Phải làm-chứng niềm Tin mình trong cuộc sống với anh em mình . . .” (*)

--------------------------

(*) ghi lại lời Đức Cố TGM Phaolô Nguyển văn Bình phát-biểu tại Xóm Chiếu. Báo CG &DT số 133 – 15.01.1978




59. “HUYNH – ĐỆ NHƯ THỦ – TÚC”
Tổng-thể cộng-đồng Nhân-loại nầy cần có được tầm nhìn nhân-sinh-quan uyên-thâm như Nho-giáo

Tứ hải chỉ nội giai Huynh – Đệ,



Huynh – Đệ như Thủ - Túc”,

chớ không như cái nhìn nong-cạn hời-hợt thường tình được tạm đối chiếu là ‘tứ hải chỉ ngoại, cho nên dễ lâm vào cái họa giai huynh-đệ mà lại tương-tàn’, chẳng khác chi ‘Gà nhà bôi mặt đá nhau’ (Tục ngữ Việt Nam) ! Do đó, nói chỉ nội là nói đến cái nhìn xuyên-thủng các lớp vỏ dị-dạng hay đồng dạng để đạt thấu đích điểm Đồng Tâm, tức là đạt đến mức “Chính tâm thành ý” như sách Trung Dung đề-xuất, hay như Đức Yêsu nói với người thiếu-phụ đất Samari:”Nầy chị, đã đến giờ mà đúng là bây giờ đây, ai phụng-mệnh Thánh Thượng Phụ thì không còn phụng-mệnh Ngài ở trên núi Garizim nầy hay ở Yêrusalem kia, mà là bằng chính thần-khíchân-lý, vì Thánh Thượng Phụ là Thần-Khí(Ga 4,22-24), vì thế, không thể vì lý-do ngoại lai nào khác mà chấp-nhận bừa cái nạn ‘bằng mặt mà không bằng lòng’, hoặc “nể-kính ngoài môi miệng mà lòng thì xa cách Ta . . .’ (Is 29, 13; Mt 15, 8) !
Thật vậy, Xác Vỏ thì ù-lì bởi nó hữu-hình hữu-hạn bất-nhất , còn Hồn Ruột thì linh-lợi bởi nó vô-hình vô-hạn vô-biên (x. Mt 26, 41), nó có thể bay bay lượn lượn khắp tứ phương trời, đồng thời nó cũng nới rộng đến mức bao trùm cả vũ-trụ. . . Vả lại, nếu phân-tích sâu-sát chi-li hơn chúng ta sẽ thấy rằng, cả hai thành-phần Vỏ Ruột đều bao gồm lớp lớp khác biệt nhau về khả-năng lẩn nhu-cầu, tuy có khả-năng điều-hợp hài-hòa, mà cũng có nguy-cơ xung-đột gây bất-ổn nội-tâm, lan đến bất-hòa giữa xã-hội. Vậy thì nên chăng, thử tạm hạch-toán xem vài cơ-quan nổi bật như : tai – mắt – miệng, bụng dạ, tim, óc, . . . mỗi cơ-quan nầy có thể mang lại những thiện-ích nào cho toàn thân, đồng thời cũng có thể gây thất-thiệt như tàn-gia bại-sản, danh-bại thân-liệt, v. v. . . Việc tự-kiểm nầy, đúng ra chỉ là một trò đùa thôi, mà nếu dám đùa cho ra trò, thì kể sao cho xiết những giá-trị công-thiện ích cả về mặt vật-chất lẩn tinh-thần được bảo-trì và phát-huy cho cả một cuộc đời làm người !
Triết-học Apanisad Áo Nghĩa Thư (750-550 tr CN) có một dụ-ngôn thật thâm-thúy nói về cuộc nội-chiến trong mỗi thằng người như sau :“Tất cả các cơ-quan nội-tại trong thằng người cứ ngấm-ngầm tranh-chấp nhau về quyền cao với chức cả mà không một ai tương-nhượng ai, nên cuối cùng, tất cả kéo nhau đến cáo với Phạm Thiên, ngài bèn phân giải:’Cơ-quan nào có đũ bản-lĩnh khiến cho toàn-bộ Thằng người tàn-tạ đến sụp-đổ hẳn, thì cơ-quan ấy có quyền tự xưng là chính yếu nhất’. Nghe tuyên-bố như vậy, tiếng nói thường hay ồn-ào vì tự cho mình là quan-trọng nhất, không thể thiếu, nên nó đóng cửa cơ-quan rồi ra đi, vắng trọn cả năm trời mới trở về dò hỏi:”Sao, các anh có ổn không vào suốt thời-gian tôi đi vắng ?” Mọi người trả lời:”Anh yên trí, mặc dầu như sống trong một trại câm-điếc, chúng tôi vẫn thở, vẫn nhìn, vẫn hiểu nhau và vẫn sinh-đẻ”. Bấy giờ tiếng nói mới ngầm hiểu: vắng mình chúng vẫn tỉnh bơ, nên hắn tiu-nghỉu mở cửa vào làm việc lại. Rồi đến phiên các cơ-quan tai – mắt – trí-khôn . . . cũng lần lược thay nhau ra đi suốt năm trọn rồi mới trở về, và cũng được nghe báo-cáo lại:”Chúng tôi đã cùng sống như mù, điếc, đần-độn, bệnh-hoạn, . . . tuy vậy chúng tôi vẫn chu-toàn đầy-đũ các nhiệm-vụ quen thuộc từ trước đến nay”. Cuối cùng, còn lại hơi-thở, nó cứ ung-dung phì-phò đều đều ở hai cửa sổ, mà chẳng bao giờ tranh-chấp với ai, đến lúc mọi người khích mãi nó mới ra đi, . . . thì đây, nó vừa thoát hẳn ra ngoài trời từ hai cái cửa sổ tầng trên, thì tức khắc, cái cửa chánh tầng dưới đột xuất nổ tung như trời gầm làm bung cánh, bày ra cảnh hỗn-độn với tiếng la hét thất thanh cầu cứu hơi thở trở vào lại gấp, bởi toàn-bộ các cơ-năng trong thằng người đều lâm vào thảm-trạng ‘cá ngộp cá ngoi’ hỗn-độn, thật vô cùng khốn-đốn, khôn phương cứu chữa nếu hơi thở không trở vào lại”! (Lịch sử Triết-học Đông phương; Xem thêm 1 Cr ch 12-14).
Thật vậy, bất cứ cơ-quan nào: tai – mắt – mũi – miệng – tay – chơn . . . cũng đều có khả-năng nuôi-dưỡng Trí-tuệ nhân-linh ngày càng dồi-dào, phát-triển cuộc sống nhân-sinh ngày càng phong-phú, như Tuân tử từ xưa (sinh: 313-230 tr CN) đã nói: “Người Quân tử học thì Nghe cho lọt vào Tai, ghi cho nhớ trong Tâm, truyền ra Tay Chơn, biểu-hiện ra Hành-động”, nhưng cần thận-trọng, bởi chúng cũng có thể là những tay sai làm nội-công nội-ứng, hoặc làm trung-gian ‘nối giáo cho giặc’, như ‘rước voi về dày mả tổ’, hay ‘cõng rắn cắn gà nhà’, . . . mà vốn dĩ cái ‘túi tham khôn đáy’ là món Quà Tâm-linh tuyệt-hảo quý-giá do thiên-phú, nó có khả-năng đưa Trần-nhân Tinh-khôn chúng ta du-hành cùng khắp cõi Vũ-trụ dẫy-đầy vạn-hữu thiên hình vạn trạng, tất cả đều chí-chân chí- thiện chí-mỹ tuyệt-vời, . . . mà không cần chinh-phục hoặc thủ-đắc hay chiếm-hữu số-lượng Người – Của cải hữu-hình cho riêng bản-thân hay phe-nhóm, vì biết rỏ tất cả những gì là hữu-hình thì hữu-hạn lại bất-nhất theo không-gian và thời-gian, cho nên hôm qua chúng chưa có, hôm nay có, thì chắc chắn ngày mai sẽ không còn, vậy mà thời hạn chúng hiện-hữu, chúng chỉ khiến cho chật nhà hẹp cửa, lại còn kéo theo thảm-trạng Tình cạn Nghĩa nong thôi !
Việt-Nam có câu Ca dao hàm chứa bao bài học:’Bầu ơi thương lấy Bí cùng, tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn’, đã cùng họ cùng hàng, từ trời gieo xuống, từ đất mọc lên, vươn ngọn tận trời, hoa nở nuôi ong sống cả bầy, trái oằn đãi khắp bốn phương thiên-hạ, muốn ấm nấu canh bầu, cần mát húp canh bí; bí teo bầu bự theo loại tùy giống, cớ gì lại thôn tính nhau, mà thôn tính sao cho xuể, loại trừ nhau sao đành, vả lại nếu một mất một còn thì mình sẽ ở với ai!
Mối tình Cha duy-nhất, Cha hằng tồn-tại giữa các tầng trời, Cha là Đầu dây Xích tác-tạo và tác-sinh vạn-hữu Sinh Linh, nên không ngừng theo dõi sợi dây xích do chính Cha là Nguyên-nguồn làm giềng mối cho các thế-hệ cha truyền con nối đời nọ trãi đời kia mà hình-thành một Cộng-đồng Con nam Cái nữ cho đến khi nào tràn đầy mặt đất, như Cha đã chúc-phúc (x St 1, 28), và đã trãi qua bao thế-hệ Trần-nhân như vậy, đã từ nơi Cha mà đến tạm-trú tại Địa cầu nầy trong một thời-hạn nào đó rồi lại ra đi mà về đến Cha. Như vậy, mối Tình Cha thật rộng vô-biên dài vô-tận, thì tại sao dây tình Huynh – Đệ cứ ngày càng lơi-lỏng càng lặt-lìa! Mạnh tử (371-289? tr CN) đã từng khẳng-định: đã là người thì ai ai cũng có lòng Nhân, tức là ‘lòng trắc-ẩn’ trước cảnh tha-nhân lâm nạn,... cho nên muốn thi-hành Đạo Nhân thì ai nấy chỉ cần nới rộng lòng trắc-ẩn đó lan tới mọi người là đũ’.
Cụ già Aruni thuộc dòng BàLaMôn nói với con trai mình một câu cách-ngôn rất phổ-thông trong Áo Nghĩa Thư :

Kẻ nào tự thấy mình tồn-tại nơi tất cả vạn vật



và thấy tất cả vạn-vật tồn-tại nơi mình,

kẻ ấy như thế là hiệp-nhất với Brahman tối cao,

là Linh hồn nơi tất cả. Nguyên lý của vũ-trụ thì tinh tế hơn cả các vật tinh tế, cái Thực-thể bất diệt trường tồn Ấy hằng tồn-tại nơi con, con là cái Ấy, cái Ấy là con, Tat tvam asi”.

Cf. "OMNIA OMNIBUS" :



* Paulus:”. . . Tôi đã trở nên tất cả cho tất cả mọi người, để bằng mọi cách (may ra) cứu được một số người nào đó chăng . . .” (1 Cr 9, 19-23).
* Đức Yêsu-Kytô :“Tất cả chỉ là một Bản-thân, do cùng một Thần Khí chủ-trì, cùng một luồng Tin-tưởng, một lối Giải-thoát. Nguyên là Chủ-tể duy nhất, vừa là Cha chung các cộng-đồng con cái, Ngài vẫn hằng là Trọng Tâm vừa chung cho vạn hữu vừa riêng cho từng Đơn-vị sinh linh do chính Ngài Tác-tạo và Tác-sinh” (Eph 4, 4-6)
* Trinh Nữ Maria : Magnificat anima mea Domino: Tâm-hồn Maria Nữ tỳ - từ lời Fiat đến hành-động Juxta crucem - đã không ngừng triển nở theo Vị Chúa-tể mình triển-trưởng từ Nhập-thể đến Xuất-thể in Cruce (x. Lc 1, 46), như vậy, phải chăng, đó là mô-hình KYTÔ-HỮU đích-thực cần được quy-chiếu để từng người Tín-hữu sống theo qua chuổi đời thường nhật ?




60. TIẾNG DỘI VÀO CUNG-TÂM :

Mời anh theo tôi, . . !”


Một đoàn hát rong trình-diễn ngoài trời, bà con xóm làng đến xem vây quanh sân-khấu đông nghẹt. Khuất xa đằng sau lưng đám đông khán-giả có anh chàng lùn tịt. Tất nhiên là anh ta chẳng trông thấy được gì. Vậy mà mỗi lần đám đông cười rộ vỗ tay tán-thưởng, thì anh ta cũng cười theo cũng vỗ tay theo”. Câu chuyện tiêu-biểu cho con người trình-độ thấp, thiếu ý-chí tự-do thuộc bản-ngã cá-nhân mình, như thể anh chàng Hạ Chí Cố là mô-hình con người sống vong-thân, không biết tự định-hướng đời mình. . . mà người Nhật đã minh-họa thành bài Dân-ca :

Anh chàng ngớ-ngẩn ngù-ngờ,



Đang ngồi lưng ngựa lại mơ lưng trời . . .”
... thì bỗng nhiên vô tình con ngựa dừng lại trước Sạp ngũ cốc, nó bắt đầu ngốn-ngấu lúa mạch bày bán ở đó. Vừa trông thấy, ông chủ sạp bán hàng giận-dữ nhảy tới đét thật mạnh vào mông con ngựa, khiến nó hốt-hoảng phóng như bay, mang theo anh chàng Hạ Chí Cố khốn-khổ sợ chết khiếp, anh ta cứ bấu chặt vào cổ con ngựa. Cả người lẩn ngựa cứ thế mà lao đi như mủi tên, đến lúc băng ngang qua mặt một anh bạn, anh nầy ngạc-nhiên la lên : Hà Chí Cố, cậu chạy đi đâu vậy ? Cu cậu chỉ kịp trả lời :

Mình không biết. Hỏi con ngựa ấy !” (*)


Các phương-tiện giao-thông đang ồ-ạt gia-tăng về cả số-lượng lẩn phẫm-chất theo yêu-cầu hiện-đại-hóa phát-triển về mọi mặt, . . . thế là ngựa thịt được thay thế bằng đủ loại kích-cở mẫu-mã ngựa sắt nhỏ to ngắn dài, chạy đầy mặt đất, lướt khắp mặt biển, lượn rợp trời xanh, . . . đó là nhân-tố chinh-phục tình người, xây-dựng hòa-bình chân-chính, mà cũng có thể trở-thành công-cụ tranh-chấp lợi hại, cho nên các tai nạn xảy ra không hẳn là bất-ngờ và bất-ưng! Ngày nào, người cỡi ngựa ngựa chở người, giờ thì trước mắt, ngựa bị banh-thây người cũng nát-bấy theo, . . . cho nên người ngựa còn đâu mà quy-án; vả lại, ngựa ngoan hay chứng là do con người đào-tạo nó toàn-bộ mà không chắc là toàn-vẹn, hơn nữa, khi xử-dụng lèo-lái nó, lại gặp phải yếu-tố khách-quan can-dự vào. Dẫu sao, tai-nạn vẫn là kinh-nghiệm phổ-cập cần-thiết cho phận-vụ tự lái cuộc đời mình, nhờ Thiền-định vạch rỏ : mọi tai-nạn đều quy-trách vào Tay lái ngay từ giây phút Xác Hồn bất-thuận rồi ly-thân : hồn con đâu bỏ xác con đây !

Xác ngồi lưng ngựa @ Hồn mơ lưng trời
Đã từ lâu. Những thiền nhân đi bộ dọc theo bìa Rừng nhu hay bờ Biển thánh, xem cảnh thường dân sinh-hoạt đời thường. . . rồi ngỏ lời :

+ “Mời anh đi với tôi !”

- Chào, xin chào, ông . . . ở đâu ?



+ Chim có tổ chồn có hang, đây, tôi ở cùng Trời

cùng Đất !

- Vậy là Thầy . . . Thầy ở với ai, . . . có ai ở với Thầy ?



+ Tôi ở cùng Đất cùng Trời ! Ai muốn đi với tôi, thì

tùy ý người ấy .

- Đi với Thầy thì sống làm sao ?



+ Môn-sinh trường-phái nay và đây không danh không lợi, bởi đời ai, nấy sống, gánh ai nấy vác, bình thường thôi. Nếu được cả thế-giới sùng-bái cung-phụng đến nổi vì đó mà hạ-giá bản-thể Tâm-linh mình, thì sao cho phải Đạo làm người ?

- Thưa Thầy, “sống không danh không lợi” như Thầy, thì đành đi, nhưng nếu “vì Thầy và vì những giáo-huấn Thầy truyền mà phải mang nhục và mang họa nữa …”, thì chấp-nhận sao được (x. Lc 9, 23-26; Mt 5, 10-12) !



+ Vài hôm nữa, có dịp chứng-kiến anh đạo Chích ngộ Đạo một cách kỳ-diệu bên cạnh một con người bị hạ nhục thê-thảm, thì ai nấy sẽ nghĩ sao (x Lc 23, 41) ? Giờ thì mời anh đi với tôi, . . !
Bước theo thiền-nhân ung-dung trên lưng Lừa, tiến-hành một chuyến công-vụ cuối-cùng quyết-liệt : là tiến thẳng vào tận Cung-tâm nhân-linh, nơi Cha–Con âm-thầm gặp-gở thâm-tình. Vậy mà nơi đây đã bị chuyển-dụng thành cái Công-ty độc-quyền đầu-cơ tích-trử Tam Tài, với cái Xí-nghiệp sản-xuất riêng rời từng bộ-phận thiên – địa – nhân, dán nhản-hiệu danh – lợi – thú le-lói, tung vào Siêu-thị, bán ra cho bàng-dân ‘thiên-hạ’, bởi vì ai nấy đang sực nhớ đến chính gốc mình là từ ‘thiên-thượng’, là ‘thượng-đế’, tức là phải được trụ vững trên “kiền ba chân : thiên-địa-nhân”, nhưng khi ‘tiên bị đày’ xuống làm ‘thiên-hạ’, thì chỉ lãnh được cái ghế 2 chân thôi, còn cái chân hụt thì mỗi người sẽ tự lo làm lấy. Như thế, ai có Trời có Đất thì lại thiếu Người, ai có Người có Trời thì lại thiếu Đất, . . . thế là cảnh mua bán đổi chác giành-giựt ỳ-xèo om-tỏi xảy ra điên đầu nhứt óc đến hết chổ tư-duy (x Mt 21, 1-17; Mc 11, 15-17; Lc 19, 45-46; Ga 2, 14-16)! Nhưng vì nhân-bản và nhân-ái, nên vị thiền-nhân chỉ cảnh-báo : ‘chợ ai dọn nấy dẹp, huyệt ai đào nấy lấp’! Còn về phần chính bản-thân mình sau đó vài ngày, thiền-nhân lặng-lẻ cuốc bộ giữa đám đông ‘thiên-hạ’, vai vác thập-tự-giá, từng bước tiến lên đồi Sọ: dùng Bút Xương chấm Mực Máu, khắc bản Tin Mừng : I N R I = Iesus Nazareus Rex Iudeorum - một Công-án Thiền-định, đợi tín-hữu thời hậu-thế giải-mả! (**)
Và hôm nay, trên yên 06 con ngựa sắt. 06 anh em thanh-niên tâm-ý đồng-hội đồng-hành, 04 người Anh: Andy Ganner (37 tuổi 0 sinh-viên), Rory James (31 tuổi – kỹ-sư thiết-kế), Toby Wilsdon (26 tuổi – nhà du-lịch đang mong muốn trở thành nhà văn), Scott Zentack (31 tuổi – kỹ-sư) và 02 anh người Canada - sẽ nhập đoàn ở Bắc Kinh, đó là: Stephane Beaudoin và Nick Percell. Đoàn đã khởi-hành bằng xe Đạp thể-thao - thứ ngựa sắt chính-tông -, từ Manchester (Anh) vào ngày 01. 6. 2001, sẽ kết-thúc ở Xingapo vào cuối tháng 3. 2002, tức là phải trưng-dụng cả 10 tháng trời cho một cuộc viễn-du dài 20.000Km, nào là phải chạy đua với mùa Đông giá-lạnh của Xibia, băng qua Samạc Gôbi mà không hề có đường mòn, phải đạp xe trên cát, qua dất nước Trung Quốc mênh-mông và vào Việt Nam qua cửa khẩu Móng Cái. Tổng-cộng, đoàn đã vượt qua 16 quốc-gia, và sau Hà Nội, đoàn sẽ sang Lào qua cửa khẩu Lao Bảo, đi dọc sông Mêkong sang Thái Lan, sau đó kết-thúc ở Xingapo. Tại Hà Nội, 06 thành-viên đã có cuộc đối-thoại với học-sinh hai trường Trung-học danh tiếng Chu văn An và Amsterdam. Thông-điệp mà đoàn mang đến cho các bạn Trẻ suốt dọc đường mình du-khảo – qua lời anh Andy Ganner – người tổ-chức cuộc viễn-du là: “Các chính-phủ có thể có các chính-sách khác nhau, các Dân-tộc có thể có bản-sắc khác nhau, các Tôn-giáo có thể có niềm Tin khác nhau, nhưng con người bất cứ ở đâu bất luận thời nào, cũng đều có Tình-yêu với nhau, bất-chấp tất cả những khác-biệt to lớn nói trên” (***) .

&

tổng-kết: 300 ngày + 20.000km + mô-hôi : ? lít + . . . = tình vô-biên vô-tận. Et Verbum ... Caro factum est. Ga 1,14





(*) CHÂN THIỀN. Taisen Deshimaru.

(**) Công-án: một bài toán tự-vấn tự-đáp. đến tự-chứng qua kinh-nghiệm sống.



(***) [X. Báo TUỔI TRẺ. số 16 / 2002 (3446) Thứ Sáu 25. 01. 2002]



61. THẨM-ĐỊNH “SỐNG & CHẾT”
Và Người sẽ lại đến trong vinh-quang,

để phán xét kẻ Sống và kẻ Chết” - Credo
Sống nói đây không hẳn là chưa chết, mà chết cũng không phải là hết sống. Có biết bao cuộc đời đã ‘chôn rồi mà chưa chết’, chẳng hạn như Thomas Alva Edison (11. 02. 1847 - 18. 10. 1931 = thọ 84 tuổi) với 1093 bằng Sáng-kiến, cuộc đời Ông vẫn trường-tồn như một thứ “Mặt Trời Điện soi sáng suốt khắp Địa cầu ngày đêm”, thật không ngoa! Đó là một trong biết bao mô-hình tự-chứng cho biết thế nào là đáng sống và đáng chết, như Thi-hào William Shakespeare đã bảo : ‘To be or not to be, that’s quaestion’ ! Vỏ-ruột vẫn là chìa khóa ‘passe-partout’.
+ Bài học Phúc-âm cách nay gần 2000 năm, khoảng năm 28 CN ?: Mt 4, 1-11; Mc 1, 12-13; Lc 4, 1-13: Sau khi chay-tịnh suốt 40 ngày đêm, Đức Yêsu đói bụng, “Quỷ cám-dỗ” mới trịch-thượng đến thách-thức giăng bẫy với 03 miếng Mồi rất truyền-thống: 1. Nầy, ông là con ông cháu cha, đã từng muốn gì được nấy mà khỏi làm gì chi cho mệt xác; 2. ‘Nghe nói phe nhóm ông hùng-hậu, hằng bảo-vệ ông khỏi mọi bất-trắc, vậy ông thử liều thân một lần nầy xem . . . ; 3. Đó, cả cái Hành-tinh Địa-đàng nầy đều do ta quản-lý, ta cho tất, nếu ông mọp, . . . Thật ra, kẻ nội-thù thách-thức như vậy thì cũng có lý, bởi Đức Yêsu rất thường tự-khẳng-định mình là người Con được Cha Trời ủy-phái đến, nhưng Ngài đã không sinh-sống và hoạt-động theo kiểu con ông cháu cha cậy thần ỷ thế với tham-vọng chinh-thắng thống-trị chiếm-hữu thủ-lợi cầu-an hưởng-thụ, . . . theo như nhóm kỳ-mục, các thượng-tế và kinh-sư đã từng tưởng-nghĩ khi theo-dõi bắt-bí hầu triệt-tiêu Ngài cho bỏ ghét (Mt 16, 21; ss). Dỉ nhiên, 03 miếng mồi đâu còn y đó, bẫy không sập, . . . chỉ ngại cho các môn-sinh dài dài về sau, chẳng hạn, trường-hợp tranh danh đoạt lợi ở ghế tả ghế hữu (x Mt 20, 17-28); cũng như cảnh biến Nhà Cha ra Chợ búa (x Ga 2, 14-16), chuyển nhà Chúa thành ụ bọn cướp (x Mt 21, 12-13), mà cũng may, đó là tàn-tích thuộc thế-hệ cựu-trào !

+ Bài học Áo Nghĩa Thư (thời 750-550 tr. CN), xem tín-hữu BàLaMôn có thái-độ nào đối với 03 miếng mồi nọ? Ở đây, ta tạm thử giản-dị-hóa cái ‘nhứt tự lục nghì’ xưa rày, thành cái “nhất Nghì lục Tự’ rất cần-thiết cho ngày nay, tức là xem Tử-thần Yama cũng chính là Ông Bành-tổ con hàng đàn cháu hàng đống, là Ông Phước, Ông Lộc, Ông Thọ, là Thần Tài, là Ông Thổ Địa, nghĩa là cùng một Ông duy-nhất mà có khả-năng thao-diễn chuyển-dịch thiên biến vạn hóa thành thiên hình vạn trạng đũ tài đức cả ác lẩn thiện, và tùy cơ ứng biến mà hù-dọa hoăc dụ-dỗ, . . . nhờ vậy mà ta hiểu được anh chàng Nachiketas tấn-công Tử-thần Yama ra sao qua câu chuyện như sau . . .


 Một ông già bá-hộ nọ thuộc dòng BàLaMôn, chăm-chú thi-hành lễ sinh-tế dúng nghi-thức VEDA. Để hoàn-tất cuộc lễ, ông phân-phát của cải mình cho quý khách đến dự lễ. Ông chọn những con bò già yếu mà cho. Đứa con trai ông là Nachiketas nhìn thấy vậy thầm nghĩ là cha mình thiếu thành-thực:”Ích lợi gì khi đem cho cái đám mục-súc móm răng, mất hết khả-năng sinh đẻ. Nếu cha mình thực lòng hy-sinh cái gì của mình quý-báu nhất, thì hãy đem chính ta đây là đứa con trai thừa-tự mà cho đi, thì có phải là tốt đẹp không” ? Nghĩ vậy, y bèn đến nói với cha:”Cha ơi, còn con đây thì cha đem cho ai” ? Bận lo phân phát lễ biếu, ông già không nghe thấy gì, nên cậu con cứ nhắc đi nhắc lại câu nói, khiến ông già bực mình như bị quấy-rầy, nên quát:”Còn mầy hả, Tao sẽ đem biếu cho Tử thần YAMA”.

Theo lẽ thường, khi chủ-tế đang trang-nghiêm tiến-hành nghi-thức mà thốt lên bất cứ một lời nào dẫu là vô-lý, cũng đều linh-nghiệm. Vừa quát xong Ông già mới giật mình về lời mình rủa đứa con, nhưng đã muộn: Nichiketas nhất quyết ra đi gặp-gở Tử thần Yama. Vừa đi vừa suy-nghĩ:”Xưa rày biết bao con người đã từng ra đi gặp-gở Tử thần, và rôi sau nầy cũng vậy. Ta đâu phải là người đơn-độc đi gặp Yama, vả lại, Yama có thể làm gì được ta? Mà cái gì xảy ra trước và sau một kiếp Sinh - Tử ? Từng kiếp sống chúng-sinh nào có khác gì những hạt thóc gieo vào đất mọc lên cây lúa, lúa chín thì gặt vè, phần nào ăn hoặc bán, phần nào để giống, lại gieo, lại mọc lên, lại sinh sống . . .”


Tại cổng Tử thần, Nachiketas phải chờ đợi, vì Yama rất bận rộn tiếp khách và chỉ tiếp theo thứ-tự số người đến đúng ‘tử kỳ hữu định’ mà thôi. Nhưng không một ai được thiếu lễ đối với con dòng cháu giống BaLaMôn, cả đến Tử thần cũng phải kính-nể họ. Vì vậy, để đền-bù vào cái lỗi vô-tình khiến Nachiketas chờ đợi cả ba ngày mới được thù-tiếp, Tử thần hứa cho y 03 điều ước tùy chọn, như : giàu có, sang trọng, sống lâu, v. v. . .
Nhưng Nachiketas nói : “Không một điều ước nào tôi cầu mong cho bằng được nghe YAMA đích-thân thuyết giảng thâm-thúy về Bản-thể Linh-hồn, bởi không một ai đũ thẩm-năng thâm-hiểu và dẫn-giải cặn-kẽ về điều đó. Tôi sẽ làm gì với chuổi ngày dài lê-thê nhàn-rỗi, hoặc có thể tiêu-diêu vui thú hát ca nhảy-nhót trong cảnh giàu sang hoặc lên xe xuống ngựa du-ngoạn đây đó . . . sao được, khi mà Ngài cứ đứng đấy để thu-hồi tất cả những gì Ngài đã cung-cấp . . .“ !
Yama đáp:”Vấn-đề anh đòi hỏi thì ngay cả Thần thánh cũng còn nghi-hoặc. Bản-thể Linh-hồn, thật ra nó rất tinh-vi, vô-phương thấu-đáo viên-mãn. Anh đừng cố-chấp, hãy tha cho ta điều ước đó, anh hãy chọn điều ước khác đi !”
Nhưng Nachiketas đáp: “Nếu cả đến Thần thánh mà còn phải nghi-hoặc về điều đó, thì đã hẳn, nhưng tôi nhất-quyết rằng, không ai thâm-hiểu bằng Ngài, vì Ngài lột sạch tất cả rồi mới cho vô cửa, bởi vậy còn gì đáng ước bằng điều tôi đang ước”.

Tử thần YAMA lại lảng-tránh:”Anh hãy ước về con đàn cháu đống, về trường-sinh bất lão, về nhà cao cửa rộng, ruộng đất cò bay thẳng cánh, hoặc làm chúa-tể những đất nước vĩ-đại, cùng với tất cả những bầy tiên kia, đang hầu hạ ta . . .”


Nhưng Nachiketas vẫn không lung-lay: “Tất cả khoái-lạc đều chỉ thỏa-mãn phần giác-quan nhân-sinh nơi chúng-sinh, vả lại nó nhất thời mà dầu nó kéo dài đến suốt đời, chúng cũng không mang lại ý-nghĩa hay giá-trị gì cho thỏa-đáng đối với phần Tâm-linh nơi con người! Biết rằng, Ngài thật hào-phóng rất hậu-hỉ, nhưng cán-cân Công-lý Ngài cũng thật công-minh, dẫu 1 đồng Xu ten Ngài cũng thu-hồi lại không trễ 1 giây,… Vậy thì, điều tôi ước và thỉnh-cầu đích-danh Ngài Yama đáp-ứng thì hẳn thật là thích-đáng !”
Đến đây, Tử thần YAMA nhận thấy Nachiketas “Chính Tâm Thành Ý” với điều anh đang ước là chính-đáng, bèn khen-ngợi:”Anh đã tỏ lòng can-đảm và chí-quyết gắn-bó với điều ước về Chân-lý tối-thượng cũng như tha-thiết thỉnh-cầu Ta -hơn ai khác, để nhờ Ta giảng-giải điều đó. Vậy thì, anh hãy lắng nghe đây: “Điều Thiện-hảo là một việc, điều Thích-thú lại là một việc khác. Hai việc ấy dẫn người ta đến 02 mục-tiêu thật khác nhau. Kẻ nào chọn điều Thiện-hảo thì đạt tới Hạnh-phúc. Kẻ nào lấy điều Thích-thú làm lớn thì lạc mất mục-tiêu mãi mãi. Người Hiền không để cho điều Thích-thú hấp-dẫn. Họ chọn điều Thiện-hảo. Kẻ điên-dại mắc vào cái bẫy Thích-thú nên bị diệt-vong. Chìm lặn trong vực-thẩm ngu mê, mà tự-phụ mình thuộc hạng trí-thức giỏi-giắn, lại cứ lảo-đảo đâm đầu vào hoạt-động theo đuổi những mục-tiêu thiển-cận, chẳng khác gì mù dắt mù luẩn-quẩn trong vòng Sinh – Tử” [Theo Triết-học Upanisad, Áo Nghĩa Thư , vào thời 750-550 tr. CN]

&

Đó, anh chàng Nachiketas trực-tính và chí-quyết, dám đòi-hỏi cho bằng được thứ Thần-lương nuôi-dưỡng Tâm-lực, cho nên anh đã lột được cái mặt-nạ Tử-thần Yama, hầu phát-hiện đúng chân-tướng một người Cha tốt Bụng hơn cả người cha tham-lam của anh. Như vậy là anh đã tầm đúng Sư, đạt đúng Đạo, thứ Đạo mà cả Lão tử [580?-500] tr CN Đạo Đức Kinh Ch. 48.] lẩn Trang tử [370-298 tr CN] đều đắc tâm đắc ý:


* “Vi học nhật ích, vi Đạo nhật tổn : Càng theo Học-vị vì danh vì lợi thì càng tăng tham-vọng tham-ô; càng theo chính Đạo càng giảm tham-ô càng bớt tham-vọng”;
* "Chí nhơn vô Kỷ, Thần nhơn vô Công, Thánh nhơn vô Danh" Trang tử




62. ... GIÒNG ĐỜI & GIÒNG ĐẠO ...

Đứng ở bờ sông, Khổng tử nhìn dòng nước:

Tuôn chảy mãi như thế nầy,

ngày đêm không ngừng sao!”
Và tuôn chảy về đâu ? Về Biển cả. Phải, trăm sông ngàn suối đều tuôn về Biển cả như ‘lá rụng về cội’, như ‘sinh ký tử quy’, đã tán từ đâu, thì sẽ tụ về đó thôi. Thế nhưng, tại sao lại nẩy sinh câu chuyện giữa Sông dài với Biển rộng như vầy :

“Nhân vụ con sông Hoàng Hà vào mùa Thu nước lớn, Hà-bá đã hảnh-diện vì thấy bản-thân mình đột nhiên mà được nẩy ngang nở dọc xem thật là bề-thế. Nhưng khi bước vào mùa khô thì Hà-bá lại phải trôi tuột vào Biển cả, bấy giờ Hà-bá mới nhận ra bản thân mình tong-teo như con rắn ngoằn-ngoèo giữa cánh đồng hoang nắng cháy! Đang khi đó, chính Thần Biển mới đúng là vĩ-đại, dẫu có trợn mắt đến hết cở to thì cũng chẳng bao-quát được trọn cái diện mạo của ngài! Thấy Hà Bá quá ngạc-nhiên một cách ngây thơ vô-tội-vạ, Thần Biển thương-hại, mới nới rộng nhản-quan cho Hà-bá:



Em nên biết, nếu so với Đất Trời, thì Chị đây chỉ là một hột lúa trong kho thóc!’ Hà-bá lại hỏi:’Vậy ta có thể bảo rằng, Trời Đất là lớn nhất và đầu sợi tóc là nhỏ nhất chăng?’ Thần biển đáp: ’Điều con người chúng ta biết được, thì ít hơn điều chúng ta không biết. Thời-gian chúng ta sống, thì ngắn hơn Thời-gian chúng ta không sống!’
Vậy thì làm sao biết được, đầu sợi tóc là rất nhỏ, làm sao biết được Trời Đất là rất lớn ? Đó là tương-đối, tương-đối là vậy, nó thật vô chừng, không ngừng thay đổi trước sau đây đó như thời tiết nắng mưa sương gió. Thế rồi Thần biển nói luôn về quy-luật tuyệt-đối :”Lớn hết sức thì không còn có gì ở ngoài; còn nhỏ hết sức thì không có gì ở trong” (Huệ thi, 350-260 tr CN).
Từ một khe đất hay kẽ đá nào đó thuộc vùng sâu vùng xa, Hà Bá đã được khai-sinh tại đó, nó từ từ lớn lên và từ từ dài ra, nó ngay thẳng hay ngoằn-ngoèo là do địa-thế uốn-nắn nó, còn nó mập ốm thì tùy mùa nắng mùa mưa hoặc tùy ngày Trăng trong tháng, như : ‘17 nước nhảy khỏi bờ’, ‘24 nước nằm 25 nước dậy’. Thật ra, Hà Bá chỉ nằm lỳ một chổ như trong cái nôi, khổ một điều là nó chỉ ngoẻo đầu nhìn vào cái bản-thân mình mà lấy làm sung sướng khi được sình lên, rồi lại buồn rầu khi bị xẹp xuống, mà nó đâu có ngờ rằng, chính Thần Biển hằng bồi-dưỡng nó đàng đuôi và nuôi-nấng nó đằng đầu suốt cả đời nó. May mà nhờ có lúc nắng hạn, thân nó bị mất nước mà phải xẹp xuống, nó mới ‘quay đầu lại’, tầm Sư , học Đạo, rồi giác ngộ. Ngộ rằng:’Tấm thân Hà Bá mình chỉ là một con Sông cho nên nó phải dài thườn thược, còn Thần Biển thì có cái tầm vóc vừa rộng bao la, vừa sâu thâm-thẩm, cho nên nó nhân-hậu và quảng-đại, nó luôn tự biết mình và biết người với cái nhìn bao-quát thông-thoáng, lúc nào nó cũng quảng-tâm đón-nhận bất cứ con Sông nào cùng với những gì chất chứa trong đó, . . .và nó đã nói đúng: thân chị được trải rộng bao la, nhưng sao bằng Trời bằng Đất được, chính Trời hằng che Đất hằng chở cả em lẩn chị đấy, mà chúng ta có ngờ đâu” !
Bấy giờ Hà-bá đã tự-ý-thức rằng mình đang hoàn-toàn ngâm mình trong giữa Biển cả, nó mới thả ngửa mà chiêm-ngắm bầu trời rộng bao la cao bát-ngát, . . . đoạn nó lật úp và lặn sâu xuống tận đáy, nó không ngờ Thủy-quốc có tầm độ rộng sâu lại chất-chứa biết bao là giống loại hải sản thật kỳ lạ khôn-tả, . . . sau đó nó trồi lên vuốt mặt ngoẻo đầu nhìn lại dải đất liền, nó mới rỏ cái vết hằn mà nó để lại trước đó, ôi, tong teo như vậy sao !
Con Sông hay giòng suối, vũng ao hay biển cả, thì cũng chỉ là những hình-dạng khối nước chứa đựng bề-bộn và chuyển-tải cồng-kềnh đũ các thứ từ trời rơi xuống, từ đất trồi lên và đặc-biệt từ con người tuồn ra, . . . chính thể-chất nước là cốt-yếu thì dẫu thuộc dạng mưa rơi hay tuyết đổ, tất cả vẫn là những đơn-vị H2O. Còn biết bao số lượng tầng lớp Bầu trời bao la kia không một khoảng trống nào mà không hiện-hữu từng đơn-vị khí Hydro !
Tam Tài gồm tam giới Thiên-Nhân-Địa, tất nhiên mỗi giới đều có Đường có Đạo có Giáo để mà đi, mà học mà tập mà luyện, riêng hay chung, . . . vậy mà tôi có ngờ đâu: mình đã không ngừng có mặt trong “Gìòng người tuôn chảy” vừa trên đường Đất, vừa trên đường Người và cả trên đường Trời, và tất nhiên là cùng đồng-hành di Dịch chuyển tiến thiên biến vạn hóa thành thiên-hình vạn trạng đến thiên sai vạn biệt, . . . để rồi cuối cùng, mình tự hỏi : tôi đã từng theo ai, tôi đang giống ai ? Ai chấp-nhận tôi, mà nhất là tôi, tôi chấp-nhận những ai suốt dọc đường Đất, đường Người và đường Trời ? Câu trả lời thật đơn-giản : tam Tài tam Giới tam Giáo hay tam gì gì đó . . . cũng đều quy Nguyên thôi, còn Vạn Pháp hay thiên hình vạn trạng thiên sai vạn biệt do thiên biến vạn hóa sao đó . . . thì cũng duy Thức chớ không thể duy Mê mãi được !
Như vậy, mỗi TÔI Trần-nhân Tinh-khôn có thể tự ví mình như là gì đây giữa Trời và Đất ? giữa nguời với người hiện trên 6 tỷ ? giữa Tiền-nhân biền-biệt xa-xưa với Hậu-thế mịt-mù bất-tận ? Là một Đơn-vị H2O, chẳng hạn, thì chắc chắn, ngày nào đó, lần lược, hết TÔI nầy, đến TÔI nọ, sẽ tự-phân-rả ra thành những H những O, rồi cuối cùng, chính H cũng bị tên Phản-chủ [phản Hydro] phân thây ! Vậy thì bành-trướng, tranh-chấp, xăm-lấn, thôn-tính, chinh-phục, chiến-thắng, chiếm-hữu, . . . có nghĩa lý gì ?
Giờ thì Hà-bá không thể lẩn-lộn giữa Tương-đốiTuyệt-đối, giữa tham-vọng nhân Sinh và nhu-cầu Nhân Linh, mà thi-hào Rabindranath Tagore diễn-giảng như sau:

= Hạt Sương rơi than-khóc với vầng Thái-dương:



- “Tôi mộng-ước Ngài, mà không bao giờ dám hy-vọng được hầu-hạ Ngài. Tôi quá nhỏ bé như vầy thì làm sao có thể lôi kéo Ngài về với tôi cho được, hỡi Đấng Cực Đại, suốt đời tôi mãi đầm-đìa châu lệ” [Cf Thánh Augustin].
+ Vầng Thái-dương đáp:

- “Tuy rằng Ta hằng chiếu-tỏa khắp khung trời vô-hạn, Ta vẩn không ngừng hạ cố đến từng giọt sương nhỏ bé. Nầy đây, dẫu một Tia-sáng vẫn tràn-ngập lấy mi, biến trọn cuộc đời mi dầu nhỏ bé mấy, vẫn mãi là một Bầu trời tươi sáng”.





63. NGHI-THỨC & THỰC-TẠI

= “. . . Rampa, con có muốn sống ở đây cho thoải-mái không ?

+ Bạch sư phụ, nơi đây ồn ào, náo loạn quá, không hợp cho việc tu hành chút nào!
= Đúng thế, Sera là một tu-viện nổi tiếng có đông giáo-đồ, nhưng suốt mấy thế-kỷ nay không đào-tạo được một tu-sĩ nào đáng kể. Các tu-sĩ ở đây không hiểu rỏ mục-đích của việc tu-hành, mà chỉ coi đi tu như một nghề-nghiệp mang lại cho họ một tiện-nghi vật-chất, một đời sống dễ-dãi, một mái nhà che-chở trong lúc nhiệt-độ bên ngoài xuống thấp đến mức không thể chịu-đựng nổi. Thay vì hiểu nghĩa tu-hành là sửa đổi để tìm đến chân-lý, thì họ coi tu-hành như là việc cử-hành một số nghi-lễ, đọc kinh-điển cho hay, mà không tìm hiểu ý nghĩa lời kinh muốn nói gì. Họ chú-trọng đến vấn-đề cúng-vái có tính nghi-thức, vì những thứ ấy là những điều mà giáo-đồ coi là cần-thiết. Tóm lại, họ bỏ đi tất cả nhửng tinh-túy tôn-giáo để giữ lấy những hình-thức vô nghĩa bên ngoài; tiếc thay, đó lại là điều đáp-ứng với nhu-cầu của các giáo-đồ mà tu-hành đã trở nên một nghề-nghiệp hơn là một lối sống” Nói xong, sư-phụ tôi lộ nét buồn…” (*)

@

Thật ra, hệ-thống “tu-tề-trị-bình” ví như cái sườn nhà vĩ mô dành cho toàn-thể Thiên-hạ, trong đó được thiết-kế: 1. đầy đủ số lượng Phòng Cá-nhân cho việc Tu Thân,



2. đầy đủ số lượng Biệt-thự dành cho cuộc sống Tề Gia, 3. đầy đủ số lượng Đất-Nước cho việc Trị Quốc sao cho đạt tiêu-chuẩn cuối cùng là Bình Thiên Hạ theo như Trung Dung quy-định.
Giữa hàng Chư tử Hiền-nhân Minh-triết thuộc 5 thế-kỷ cuối cùng trước Công nguyên, chúng ta tạm chọn Thầy Mặc tử (480-397) tr CN, thọ 83 tuổi), một con người “nhập thế hành đạo”, suốt đời bôn ba khắp nơi lo việc thiên hạ cho tới chết, chết đâu không ai biết. Thâm hiểu về Nhân nghĩa đạo đức không chỉ là biện-thuyết suông hay định nghĩa rỗng, mà nó là hành-vi, là thái-độ sinh-hoạt giữa người với người trong nhân-quần xã-hội; ông năng nói đến lợi lộc là lợi lộc cho tha-nhân chớ không là tư-lợi cho cá-nhân hay cho bất cứ tập-thể bị giới-hạn nào nhỏ hơn Thiên hạ.

@

Ta có cái Chí của Trời ví như người thợ đóng bánh xe có cái thước Tròn, hoặc như người thợ đóng quan tài có cái thước Vuông. Thợ đóng bánh xe, thợ đóng quan tài cầm cái thước Tròn thước Vuông để đo hình Vuông hình Tròn trong Thiên hạ, nói : hể đúng thì phải, hể không đúng thì không phải. Nay sách vở của kẻ sĩ và quân-tử trong thiên hạ chép không xiết, lời nói kể không thể hết, nhưng trên thì đi bảo các nước chư hầu, dưới thì đi bảo bọn kẻ sĩ, so về Nhân Nghĩa, thì lại rất xa cách. Tại sao biết được như vậy ? Đáp: Ta được cái phép (qui cũ) rỏ ràng sáng suốt của thiên hạ để đo” (Thiên Chí thượng).



*

Khi ở Lỗ sang Tề, Mặc tử gặp người quen bảo:”Nay thiên hạ chẳng ai làm việc Nghĩa, sao ngươi lại cứ một mình làm nghĩa, chi cho khổ thân, chẳng bằng thôi đi ! Mặc tử đáp:”Đây người nọ có 10 đứa con, một đứa đi cày, 9 đứa ở dưng, thì đứa đi cày không thể không làm việc gấp thêm. Vì sao ? Vì người ăn thì nhiều mà người cày thì ít. Nay thiên hạ chẳng ai làm việc Nghĩa, ngươi khuyên ta làm thêm mới phải, sao lại can ta ?”

*

Cúng rồi Xin. Môn sinh Tào Công tử được Thầy Mặc tử giới-thiệu cho làm quan ở Tống, sau 3 năm trở về thăm thầy, thưa:”Hồi đầu con lại học thầy, mặc thì áo cộc vải thô, ăn thì canh rau hoắc, có bữa sáng mà không bữa chiều, không có gì để thờ cúng quỉ thần. Nay nhờ công thầy dạy bảo, nhà con phong lưu hơn trước, nên không dám sơ-xuất trong việc thờ cúng quỉ thần, vậy mà trong nhà nhiều người đau yếu, lục súc không sinh sản nhiều, thân mình thì bệnh tật liên miên, con chưa thấy đạo của thầy hữu dụng ở chổ nào”.
Mặc tử đáp:”Không phải vậy đâu. Quỉ thần đòi hỏi ở người nhiều nữa kia: muốn rằng người nào chức cao bổng hậu thì phải kính người hiền, có nhiều của thì phải chia cho người nghèo; chớ đâu phải chỉ muốn nhón nhiều xôi, cắt nhiều miếng phổi đâu. Nay anh được chức cao bổng hậu mà không kính người hiền, đó là một điều bất tường, có nhiều của mà không chia cho người nghèo, đó là hai điều bất tường. Anh thờ quỉ thần chỉ biết cúng tế mà thôi, rồi phàn nàn ‘sao đau ốm hoài’, như vậy khác gì nhà có trăm cửa mà chỉ đóng một cửa thì lấy làm lạ sao kẻ trộm lại vào được. Anh làm như vậy mà cầu quỉ thần linh-thiêng ban phúc cho sao được.
Khổng tử có đáp thì cũng không khác vậy. Cứ làm hết bổn phận con người thì khỏi phải cầu đảo, nếu không thì cầu đảo, tế lễ gì cũng vô ích. Cái lẽ đó, ngay một môn-sinh của Mặc được Mặc giới thiệu cho làm quan, mà còn không hiểu, thì thường dân có mấy người hiểu nổi ? Đại đa số tất phải như thầy Cúng nọ nước Lỗ, cúng quỉ thần một con heo mà xin quỉ thần ban cho cả trăm phúc. Chuyện đó Mặc tử nghe được nên nói:“Như vậy không thể được. Tặng người ta ít mà mong được đáp lại nhiều, thì người ta chỉ sợ được tặng thôi. Cúng một con heo mà cầu xin được cả trăm thứ phúc, thì quỉ thần rất sợ được cúng bò, cừu ! Các thánh vương đời xưa thờ quỉ thần cúng tế thôi, chớ không cầu xin gì cả; nay cúng một con heo mà cầu xin được cả trăm thứ phúc, đã giàu mà còn như vậy, thà nghèo còn hơn ! (Lỗ vấn 16 -17)

*

cầu Danh chuốc Lợi. Vua Lỗ hỏi Mặc tử:”Ta có hai người con, một người hiếu học, một người thích chia xẻ của cải cho người khác, nên lựa người nào làm Thái tử ? Thầy Mặc tử đáp:“Chưa biết được. Có thể rằng hai người đó vì mong được thưởng hoặc được tiếng khen mà làm ra như vậy. Người đi câu dùng mồi không phải để tặng cá, người dùng thuốc chuột không phải là yêu chuột. Xin nhà Vua xét cả Ý-chí cùng Công việc rồi mới biết được”.

&

bỏ Lộc theo Nghĩa. Môn-đệ Cao Thạch tử được thầy Mặc tử giới-thiệu Vua Vệ cho làm quan khanh, bổng lộc rất hậu. Cao 3 lần vào chầu, đều trình-bày hết những điều muốn nói, nhưng không điều nào được vua Vệ thi hành cả, Cao bèn bỏ đi qua Tề, đến thưa với Mặc tử :” Vua Tề vì thầy mà cho con làm quan khanh, đãi lộc rất hậu. Con ba lần vào chầu, nói hết những điều con muốn nói, nhưng không điều nào được thi hành cả, vì vậy mà con bỏ đi. Vua Vệ không cho con là khùng chứ ?” Mặc tử đáp:”Bỏ đi mà hợp đạo thì dầu mang tiếng là khùng, có hại gì đâu? Xưa ông Chu công Đán chê Quản Thúc mà từ chức tam công, qua đất Thương Yêm ở phía Đông, ai cũng cho là khùng, nhưng đời sau khen đức của ông, nêu danh ông lên, tới bây giờ vẫn còn trọng ông. Vả lại, Địch (Mặc) nầy nghe rằng, làm điều nghĩa thì đừng tránh lời chê, cũng không tìm lời khen. Bỏ đi mà hợp đạo thì dầu mang tiếng là khùng, có hại gì đâu? Cao Thạch tử thưa:”Thạch con bỏ đi, đâu dám trái đạo. Xưa thầy có dạy con: “Thiên hạ vô đạo thì kẻ sĩ có đức Nhân không ở địa vị có lộc hậu”. Mặc tử khen là bỏ Lộc mà theo Nghĩa, mới thấy có một người là Cao Thạch tử.

Tu thân có phải là tu cho ra một cái thân lý-tưởng nào đó mà mình quyết chọn để sống suốt đời, cũng như tu nghiệp là chuyên-cần học-tập sao cho thành đạt cái nghiệp mình theo đuổi ?

Chỉ một người Cha duy-nhất hằng ngự giữa các tầng trời thì một cộng-đồng con cái vầy quanh, khi day qua day lại thì mỗi mỗi gọi nhau bằng gì cho hợp lý hợp tình hợp cảnh ? Thưa gọi là anh em đồng loại .
Thật ra, đã là đồng loại thì cứ vẫn là đồng loại, mà nếu anh em không còn là anh em nữa, thì cộng-đồng con cái có còn là con cái nữa không . . . ?

Biến-cố nào khả-dỉ tạo “sint Unum” toàn-diện và toàn-bộ Nhân-loại nầy ?

+ “Lột Da . . . sống đời”

(*) Trân trọng cáo lỗi sơ-xuất về Trích-dẫn.







64. “NỘI THÁNH NGOẠI VƯƠNG”
Lão tử (370-298 tr CN): “Lời ta nói, việc ta làm đều có gốc, bởi không biết được gốc ấy nên không hiểu được ta”.

Khổng tử (370-298 tr CN) : “Quân quân, thần thần, phụ phụ, tử tử” [Luận ngữ], tức là chính danh, danh chính ngôn thuận, gì ra nấy, đâu ra đó . . .

Trang tử (370-298 tr CN) :” . . . Có lời là vì Ý, đặng Ý hãy quên lời. Ta tìm đâu đặng người biết quên lời, hầu cùng nhau đàm luận”.

Đức Yêsu :”Thầy đã từng dùng Dụ ngôn (x. Mt 13, 34-35) mà tỏ cho các anh em những điều ấy, rồi sẽ đến lúc không còn dùng Dụ ngôn, mà là trực-tiếp tỏ rỏ về Cha cho các anh em” (Ga 16, 25)

Tục ngữ VN : “Hữu xạ tự nhiên hương”; “Xấu mặt mà chắc dạ”; “tốt mả mà rả đám”; “Khẩu xà Tâm Phật”; v. v.. . .

Mặc tử ( 480-397 tr CN) : làm gì cũng cần có nền tảng pháp nghi – qui cũ... như sau :“Thiên hạ làm việc không thể không có pháp nghi. Không có pháp nghi mà việc được thành thì không thấy vậy. Từ kẻ sĩ làm tướng quốc hẳn đều có pháp, đến trăm thợ làm việc cũng đều có pháp. Trăm thợ lấy thước để đo vuông, lấy thước qui để đo tròn, lấy dây mực để đo thẳng, lấy dây cân để đo chính giữa. Cho nên trăm thợ làm việc đều có cái pháp để mà đo. Ngày nay, lớn thì cai trị cả thiên hạ, thứ đến cai trị một nước lớn, mà không có pháp để mà đo, như thế thì không biện biệt được với cả trăm thợ vậy. Như vậy thì lấy cái gì làm pháp để cai trị cho được ?

Thẩy đều theo pháp cha mẹ mình được chăng ? Làm cha mẹ trong thiên hạ thì nhiều, mà làm cha mẹ nhân đức thì hiếm. Nếu khuôn theo cha mẹ cả, ấy là khuôn phép theo kẻ bất nhân vậy. Mà khuôn phép theo kẻ bất nhân thì không có thể lấy làm pháp được.

Nếu khuôn phép theo người học thức thì sao? Kẻ học thức trong thiên hạ thì nhiều, mà người học thức nhân đức thì hiếm. Nếu hết thẩy đều khuôn theo kẻ học thức của mình, ấy là khuôn phép theo kẻ bất nhân vậy. Mà khuôn phép theo kẻ bất nhân thì không thể lấy làm pháp được. Nếu khuôn phép theo nhà Vua mình thì sao ? Người làm Vua trong thiên hạ thì nhiều, mà Vua nhân đức thì hiếm. Nếu hết thẩy đều khuôn theo nhà Vua, ấy là khuôn phép theo kẻ bất nhân vậy. Mà khuôn phép theo kẻ bất nhân thì không thể cho là pháp được.
Cho nên Cha mẹ, kẻ học thức, nhà Vua, ba bậc ấy chẳng bậc nào có thể làm khuôn phép để trị bình được ? Thế thì lấy cái gì làm khuôn phép để trị bình được ? Cho nên bảo rằng, chẳng gì là hơn khuôn phép theo Trời. Hành-động của Trời thì bao la và vô-tư, thi-hành ra ơn dày mà không kể là đức, soi sáng lâu dài mà không bao giờ giảm bớt, cho nên các bậc thánh vương mới khuôn phép theo Trời vậy” (Mặc tử. Pháp nghi).

&

Dân có ba điều lo : đói không có gì ăn, lạnh không có gì mặc, mệt không được nghĩ. Ba cái đó là những điều lo lớn của dân. Vậy thì, thử gõ cái chuông lớn, đập cái trống to, gẩy cây đàn cầm đàn sắt, thổi ống sáo dọc sáo ngang, cầm cái rìu cái mộc mà múa xem, như vậy có sinh ra được cái ăn, cái mặc cho dân không ? Tôi cho là không được”. Tại sao ? “Bắt dân chúng đóng-góp nhiều để tạo ra những tiếng chuông lớn, tiếng trống to, tiếng đàn cầm đàn sắt, tiếng sáo dọc sáo ngang, mong dấy cái lợi, trừ cái hại cho thiên hạ, thì thật vô-ích”. Đã vô-ích lại tốn sức tốn của, cướp cái ăn cái mặc của dân,...rồi lại tốn người múa, tốn đũ các thứ... (Mặc tử. Phi nhạc).


Đó, Nội không thánh Ngoại cứ vương” như vậy thì đến Khổng tử, vốn chủ trì về Lễ về Nhạc, mà cũng phải than thở:” Lễ ư, lễ ư ! phải đâu ngọc lụa ? Nhạc ư, nhạc ư ? phải đâu chuông với trống ? Người mà bất nhân thì còn lễ làm gì ? Người mà bất nhân thì còn nhạc làm gì ?

*

Đi sâu vào cõi Tâm Nhân Linh, Đức Yêsu bảo: Đừng lo lấy gì ăn, lấy gì mặc, . . . cứ xem chim trời kia, lại nhìn Hoa rừng nọ, . . . mà hãy lo khám-phá Nước Trời và thực-thi đức Công-chính trước đã, còn mấy thứ kia tự khắc kéo đến đầy đũ . . . (Mt 6, 25-34)


Nước Trời” đúng là cái kho báu thần-khí tinh-khôn tiềm-ẩn trong từng mảnh ruộng xác-thân Trần-nhân 5-7 chục kýlô. . . (Mt 13. 44), nó có khả-năng tỏa sáng như viên Kim-cương (Mt 13. 45) mà Phật-học đã triển-khai dồi-dào ý-nghĩa của nó trong “kinh Kim Cương”[xem bài “Tông truyền trong Gíao-hội” Cantate th. 8. 2001], nó nhỏ hơn cả hột Cải (Mt 13. 31) đến độ trợn đôi mắt ra thì cũng chẳng thấy được gì, mà khi nhấm mắt lại thì trông thấy, không phải là trông thấy hình-dạng viên kim-cương, song là xuyên qua nó mà trông thấy một thứ dung-lượng đúng thật là vô-lượng vô biên, một trữ-lượng vô vàn vô số hiện-tượng trải dài suốt dọc Thời-gian và rộng khắp chốn Không-gian, . . . chẳng hạn, muốn nhìn lại là thấy ngay trong Ký-ức cái tháp đôi đang sừng-sựng đứng chọc trời, rồi bổng chóc . . . nó nó nó từ từ sụm xuống thành một đống gạch vụn khổng-lồ, . . . hoặc là, cứ chiêm-ngắm một Em Bé Chào đời trong cảnh màn Trời chiếu Đất cách nay gần 2002 năm khi đọc Mt 2, 3-7 và Ga 1, 10-11,... rồi nhân đó mà nhận ra không biết bao Em Bé cứ chào đời như vậy khắp đó đây suốt dọc dài lịch-sử Nhân-lọai nầy, mà ít ai biết lưu-tâm chào đón chúng cho phải Đạo làm người đồng-loại với chúng ! ! !
Đó, mỗi mọi Trần-nhân đều được trang-bị như nhau một viên Kim-cương như vậy, hay nói thực-tế theo thời-đại, là một thứ máy Vi-tính có khả năng nối mạng Internet toàn-bộ “Thiên – Nhân – Địa Nhất thể ”100%, là một thứ “Thiên võng khôi khôi, sơ nhi bất thất” (Lão tử Ch. 73), nói lên cái Tâm Nhân nơi bất cứ ai không chút hẹp-lượng loại-trừ mà là có khả năng cởi-mở thật bao-la: ’hữu đức tư khế, vô đức tư triệt = có đức nhân thì hòa hợp, không đức nhân thì loại trừ” (id. Ch. 79)
Thử tìm xem trong Phúc-âm, Mc 10, 17-27 chẳng hạn : ... một Thanh-niên cởi Dream ầm ầm lao tới, thắng cái rốp, khiến thầy và đám trò đang triết thuyết về luật giao-thông, vừa ngạc-nhiên vừa thán-phục. Anh ta ung-dung hỏi :

- Trình thầy, em có thể đoạt giải nhất trong cuộc Đua sắp tới nầy không ?

+ Em dùng chiếc xe nầy bao lâu rồi ?

- Trình thầy, em mua nó cách 3 năm nay, lúc em 16 tuổi, đến nay, chưa bao giờ em lâm nạn hay gây ra tai-họa nào cho ai !

Thầy nheo mắt nhìn chiếc Dream rồi thiện-cảm nhìn em , bảo :

+ Em đem chiếc xe nầy về bán đi, hoặc cho ai tùy ý, rồi trở lại đây !

Cậu thanh-niên hơi tự-đắc đảo mắt nhìn mọi người rồi ỉu-xìu nhìn thầy, đoạn nhảy phóch lên xe, rồ hết ga, chạy tuốc !

Còn lại, thầy với nhóm trò bàn bạc : - Nếu anh ấy trở lại, thầy sẽ làm gì ? Gởi cậu học thi lấy bằng lái Du-lịch ? lái Xe Tải ? Xe Lôi-bồi ? Có thể lái Bô-in đấy ? ? ?

+ Không ! Thần-khí Tinh-khôn nơi mỗi Trần-nhân chúng ta, vốn là Nội thánh, nó có khả-năng triển-nở, tức là Ngoại vương, triển-nở đến ôm trọn cả khối Vũ-trụ Vĩ-mô nầy, thì sao lại đặt căn-cứ địa vào cái hang chồn hay ở một tổ chim mà phí cả cuộc đời (Lc 9, 57-58); cũng như trong Kinh Kim Cương có câu “Ưng vô sở trụ nhi sinh kỳ tâm = Không nên trụ thân mình vào đâu kẻo sinh tâm” tham luyến sân hận cuồng si . . . mà đánh mất đi cõi Niết Bàn hay cõi Thiên-cung ngay tại cung-tâm Nhân-linh mình !



tải về 1.97 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   8   9   10   11   12   13   14   15   ...   25




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương