ĐƠn giá VẬn chuyểN, trung chuyểN, BỐc dỡ VẬt liệu xây dựng trêN ĐỊa bàn tỉnh đỒng tháP



tải về 344.76 Kb.
Chuyển đổi dữ liệu18.08.2016
Kích344.76 Kb.
#22810



ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH ĐỒNG THÁP

______________



ĐƠN GIÁ VẬN CHUYỂN, TRUNG CHUYỂN,

BỐC DỠ VẬT LIỆU XÂY DỰNG

TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH ĐỒNG THÁP

(Công bố kèm theo Công văn số: 537/UBND-XDCB ngày 31 tháng 10



năm 2008 của Uỷ ban nhân dân tỉnh Đồng Tháp)


ĐỒNG THÁP - 2008

PHẦN 1

HƯỚNG DẪN CHUNG

1. Đơn giá vận chuyển, trung chuyển, bốc dỡ vật liệu xây dựng bao gồm:

a) Đơn giá vận chuyển bằng ô tô;

b) Đơn giá vận chuyển bằng đường sông;

c) Đơn giá trung chuyển bằng phương tiện thô sơ và bốc dỡ bằng thủ công;

d) Đơn giá vận chuyển hàng siêu trường, siêu trọng.

Các đơn giá này chưa bao gồm thuế giá trị gia tăng và chi phí vận chuyển trong nội bộ công trình.



2. Các đơn giá vận chuyển này bao gồm các thành phần chi phí khấu hao, sửa chữa, chi phí nhiên liệu (dầu diezel), chi phí nhân công và các khoản chi khác.

Trong đó:

- Giá diezel (chưa bao gồm thuế GTGT) là: 14.714 đồng/lít

- Mức lương tối thiểu chung là: 540.000 đồng/tháng



3. Trong trường hợp giá nhiên liệu hoặc mức lương tối thiểu có thay đổi thì đơn giá vận chuyển, trung chuyển được công bố tại Phần II được nhân với hệ số điều chỉnh theo công thức sau:

3.1. Đối với đơn giá vận chuyển bằng ô tô:

Kôtô = 0,35 + 0,5KNL + 0,15KNC

Trong đó:

KNL = Giá nhiên liệu mới (chưa có thuế GTGT)/14.714.

KNC = Mức lương tối thiểu chung mới/540.000.



3.2. Đối với đơn giá vận chuyển bằng đường sông:

KĐS = 0,32 + 0,37KNL + 0,31KNC

Trong đó: KNL, KNC tính tương tự như hướng dẫn tại điểm 3.1.



3.3. Đối với đơn giá vận chuyển hàng siêu trường, siêu trọng:

- Trường hợp vận chuyển bằng đường bộ xác định hệ số điều chỉnh theo hướng dẫn tại điểm 3.1 khoản này.

- Trường hợp vận chuyển bằng đường sông xác định hệ số điều chỉnh theo hướng dẫn tại điểm 3.2 khoản này.

- Trường hợp bốc dỡ trong vận chuyển bằng nhân công (nếu có) xác định hệ số điều chỉnh theo hướng dẫn tại điểm 3.4 khoản này.



3.4 Đối với trung chuyển, bốc dỡ bằng thủ công:

KTC = KNC = Mức lương tối thiểu chung mới/540.000.

PHẦN 2

ĐƠN GIÁ VẬN CHUYỂN, TRUNG CHUYỂN, BỐC DỠ

VẬT LIỆU XÂY DỰNG

PHỤ LỤC 1

ĐƠN GIÁ VẬN CHUYỂN VẬT LIỆU XÂY DỰNG BẰNG ÔTÔ

(Kèm theo Công văn số 537/UBND-XDCB ngày 31 tháng 10 năm 2008

của Ủy ban nhân dân tỉnh Đồng Tháp)
I. Đơn giá vận chuyển

1. Đối với hàng bậc 1:

Hàng bậc 1 bao gồm: đất, cát, sỏi, đá xay, gạch các loại.



Đơn vị tính: đồng/tấn/km

Loại

đường

Cự ly

Đường loại 1

Đường loại 2

Đường loại 3

Đường loại 4

Đường loại 5

1

7.560

8.020

10.420

13.030

15.640

2

4.050

4.290

5.580

6.980

9.070

3

2.970

3.150

4.090

5.120

6.650

4

2.430

2.580

3.350

4.190

5.450

5

2.070

2.190

2.840

3.560

4.620

6

1.760

1.860

2.420

3.020

3.930

7

1.620

1.720

2.230

2.790

3.630

8

1.510

1.600

2.090

2.610

3.390

9

1.430

1.520

1.970

2.470

3.210

10

1.390

1.470

1.920

2.400

3.120

11

1.270

1.370

1.800

2.260

2.930

12

1.170

1.270

1.680

2.100

2.730

13

1.130

1.220

1.630

2.040

2.650

14

1.090

1.190

1.580

1.970

2.570

15

1.070

1.170

1.550

1.940

2.520

16

1.040

1.130

1.500

1.870

2.440

17

1.020

1.110

1.480

1.850

2.400

18

990

1.080

1.440

1.800

2.340

19

970

1.060

1.400

1.760

2.280

20

950

1.040

1.380

1.730

2.250

Loại

đường

Cự ly

Đường loại 1

Đường loại 2

Đường loại 3

Đường loại 4

Đường loại 5

21

920

1.010

1.340

1.700

2.230

22

890

980

1.310

1.680

2.230

23

860

950

1.280

1.670

2.210

24

840

920

1.240

1.650

2.200

25

820

900

1.210

1.620

2.190

26

800

880

1.180

1.590

2.140

27

770

860

1.160

1.550

2.090

28

750

830

1.130

1.520

2.070

29

730

810

1.090

1.480

2.010

30

710

790

1.060

1.430

1.960

31 - 35

690

780

1.050

1.410

1.940

36 - 40

670

760

1.040

1.400

1.920

41 - 45

660

740

1.020

1.380

1.900

46 - 50

640

730

1.010

1.360

1.890

51 - 55

630

710

990

1.340

1.870

56 - 60

620

700

980

1.320

1.850

61 - 70

610

690

960

1.310

1.830

71 - 80

600

680

950

1.290

1.810

81 - 90

600

670

940

1.280

1.790

91 - 100

590

660

930

1.270

1.770

Từ 101km trở lên

590

650

920

1.260

1.760


2. Đối với hàng bậc 2: Được tính bằng 1,10 lần đơn giá hàng bậc 1.

Hàng bậc 2 bao gồm: Ngói, đá các loại (trừ đá xay), gỗ cây, than các loại, sơn các loại, các thành phẩm và bán thành phẩm bằng gỗ (cửa, tủ, bàn, ghế, chấn song...), các thành phẩm và bán thành phẩm kim loại (thanh, thỏi, dầm, tấm, lá, dây, cuộn, ống (trừ ống nước)...



3. Đối với hàng bậc 3: được tính bằng 1,30 lần cước hàng bậc 1.

Hàng bậc 3 bao gồm: Xi măng, vôi các loại, xăng dầu, giống cây trồng, các loại vật tư, máy móc, thiết bị chuyên ngành, nhựa đường, cột điện, ống nước (bằng thép, bằng nhựa).



4. Đối với hàng bậc 4: Được tính bằng 1,4 lần cước hàng bậc 1.

Hàng bậc 4 bao gồm: Nhựa nhũ tương, bùn, kính các loại, hàng tinh vi, hàng thuỷ tinh, xăng dầu chứa bằng phi.



5. Trường hợp vận chuyển các loại vật liệu xây dựng không có tên trong danh mục 4 bậc hàng nêu trên thì căn cứ vào đặc tính của mặt hàng tương đương để xếp vào bậc hàng thích hợp để xác định đơn giá vận chuyển.

II. Các trường hợp được điều chỉnh:

Ngoài việc điều chỉnh theo hướng dẫn tại Phần I, đơn giá vận chuyển còn được điều chỉnh như sau:



1. Đơn giá vận chuyển vật liệu xây dựng bằng phương tiện ô tô có trọng tải từ 3 tấn trở xuống hoặc các phương tiện vận chuyển khác có tải trọng tương đương được phép lưu hành và đồng thời vận chuyển trên loại đường mà ô tô trên 3 tấn không thể lưu thông được thì cộng thêm 50% cước đường loại 5.

2. Đơn giá vận chuyển vật liệu xây dựng trên đường xấu hơn đường loại 5 được tăng 20% so với đơn giá vận chuyển đường loại 5.

3. Đơn giá vận chuyển vật liệu xây dựng kết hợp chiều về: Một chủ hàng vừa có hàng đi vừa có hàng về trong một vòng quay phương tiện được giảm 10% đơn giá vận chuyển của hàng chiều về.

4. Đơn giá vận chuyển bằng phương tiện có thiết bị tự xếp dỡ hàng:

4.1. Vật liệu vận chuyển bằng phương tiện có thiết bị tự đổ (xe ben), phương tiện có thiết bị nâng hạ (xe reo) được nhân với hệ số 1,15.

4.2. Vật liệu vận chuyển bằng phương tiện có thiết bị hút xả (xe Stec) được nhân hệ số 1,2.

5. Đối với vật liệu chứa trong Container: Bậc hàng tính Đơn giá vận chuyển là hàng bậc 3 cho tất cả các loại hàng chứa trong Container.

6. Trường hợp vận chuyển hàng quá khổ hoặc quá nặng bằng phương tiện vận tải thông thường: Đơn giá vận chuyển được nhân với hệ số 1,2.

III. Hướng dẫn tính chi phí vận chuyển bằng ôtô:

1. Những hướng dẫn chung:

1.1. Trọng lượng vật liệu vận chuyển:

Là trọng lượng vật liệu thực tế vận chuyển kể cả bao bì (trừ trọng lượng vật liệu kê, chèn lót, chằng buộc). Đối với container trong lượng tính vận chuyển là trọng tải đăng ký của container.

Đơn vị tính trọng lượng là Tấn (T).

1.2. Hàng thiếu tải: Trường hợp chủ hàng có số lượng vật liệu cần vận chuyển nhỏ hơn trọng tải đăng ký của phương tiện hoặc có số lượng vật liệu đã xếp đầy thùng xe nhưng vẫn chưa sử dụng hết trọng tải đăng ký của xe.

- Nếu vật liệu vận chuyển chỉ xếp được dưới 50% trọng tải đăng ký của phương tiện thì trọng lượng tính đơn giá bằng 80% trọng tải đăng ký phương tiện.

- Nếu vật liệu vận chuyển chỉ xếp được từ 50% đến 90% trọng tải đăng ký của phương tiện thì trọng lượng tính đơn giá bằng 90% trọng tải đăng ký phương tiện.

- Nếu vật liệu vận chuyển xếp được trên 90% trọng tải đăng ký của phương tiện thì trọng lượng tính đơn giá bằng trọng lượng thực chở.



1.3. Hàng quá khổ, hàng quá nặng:

- Hàng quá khổ là loại hàng mà mỗi kiện hàng không tháo rời ra được khi xếp lên xe và có một trong các đặc điểm sau:

+ Có chiều dài dưới 12m và khi xếp lên xe vượt quá chiều dài qui định của thùng xe.

+ Có chiều rộng của kiện hàng dưới 2,5 m và khi xếp lên xe vượt quá chiều rộng qui định của thùng xe.

+ Có chiều cao quá 3,2m tính từ mặt đất.

- Hàng quá nặng là loại hàng mà mỗi kiện hàng không tháo rời ra được khi xếp lên xe và có trọng lượng trên 5 tấn đến dưới 20 tấn.

- Đối với một kiện hàng vừa quá khổ, vừa quá nặng: chỉ được tính theo đơn giá quá khổ hoặc quá nặng. Đối với một kiện hàng vừa quá khổ, vừa thiếu tải thì được tính theo đơn giá tối đa nhưng không vượt quá đơn giá tính theo trọng tải phương tiện dùng để vận chuyển.

Riêng vận chuyển hàng siêu trường, siêu trọng bằng phương tiện đặc chủng: áp dụng theo phụ lục 4 của Quyết định này.



1.4. Khoảng cách tính vận chuyển:

- Khoảng cách tính vận chuyển là khoảng cách thực tế vận chuyển có hàng.

- Nếu khoảng cách vận chuyển từ nơi gửi hàng đến nơi nhận hàng có nhiều tuyến vận chuyển khác nhau thì khoảng cách tính cước là khoảng cách tuyến ngắn nhất.

Trường hợp trên tuyến đường ngắn nhất không đảm bảo an toàn cho phương tiện và vật liệu thì khoảng cách tính vận chuyển là khoảng cách thực tế vận chuyển, nhưng hai bên phải ghi vào hợp đồng vận chuyển, hoặc chứng từ hợp lệ khác.

- Đơn vị khoảng cách tính vận chuyển là Kilômet (ký kiệu là km).

- Khoảng cách tính vận chuyển tối thiểu là 1km.

- Quy tròn khoảng cách tính cước: Số lẻ dưới 0,5km không tính, từ 0,5km đến dưới 1km được tính là 1km.

1.5. Loại đường tính cước:

- Loại đường tính đơn giá được chia làm 5 loại theo bảng phân cấp loại đường của Bộ Giao thông Vận tải.

- Đối với tuyến đường mới khai thông chưa xếp loại, chưa công bố cự ly thì hai bên chủ hàng và chủ phương tiện căn cứ vào tiêu chuẩn hiện hành của Bộ Giao thông Vận tải để thoả thuận về loại đường, cự ly và ghi vào hợp đồng vận chuyển.

- Vận chuyển vật liệu trên đường nội thị do mật độ phương tiện các loại và người đi lại nhiều, tốc độ phương tiện giảm, thời gian chờ đợi nhiều, năng suất phương tiện thấp, chi phí vận tải cao, được tính cước theo đường loại 3 cho các mặt hàng.



2. Xác định đơn giá vận chuyển:

2.1. Vận chuyển vật liệu trên cùng một loại đường:

Vận chuyển ở cự ly nào, loại đường nào thì sử dụng đơn giá vận chuyển ở cự ly, loại đường đó để tính cước.



Ví dụ 1: Vận chuyển hàng bậc 1, cự ly 30km, trên đường loại 1. Tính đơn giá vận chuyển như sau:

Áp dụng đơn giá ở cự ly 30km, hàng bậc 1, đường loại 1 là 710đ/T/km.



2.2. Vận chuyển vật liệu trên chặng đường gồm nhiều loại đường khác nhau:

Sử dụng đơn giá của khoảng cách toàn chặng đường, ứng với từng loại đường để tính đơn giá cho từng đoạn đường rồi cộng lại.



Ví dụ 2: Vận chuyển hàng bậc 1, khoảng cách vận chuyển 145km; trong đó gồm 60km đường loại 1, 35km đường loại 2, 35km đường loại 3, và 15km đường loại 5. Tính đơn giá vận chuyển như sau:

- Dùng đơn giá vận chuyển ở cự ly trên 100km của đường loại 1, hàng bậc 1, để tính đơn giá cho 60km đường loại 1:

590đ/T/km x 60km = 35.400đ/T

- Dùng đơn giá vận chuyển ở cự ly trên 100km của đường loại 2, hàng bậc 1 để tính đơn giá cho 35km đường loại 2:

660đ/T/km x 35km = 23.100đ/T

- Dùng đơn giá cước ở cự ly trên 100km của đường loại 3, hàng bậc 1 để tính đơn giá cho 35km đường loại 3:

930đ/T/km x 35km = 32.550đ/T

- Dùng đơn giá cước ở cự ly trên 100km của đường loại 5 hàng bậc 1 để tính đơn giá cho 15km đường loại 5:

1.760đ/T/km x 15km = 26.400đ/T

Đơn giá vận chuyển toàn chặng đường là:

35.400đ/T + 23.100đ/T + 32.550đ/T + 26.400đ/T = 117.450đ/T



3. Các loại chi phí khác ngoài đơn giá vận chuyển:

3.1. Chi phí huy động phương tiện:

Quãng đường huy động có chiều dài dưới 3km không tính tiền huy động. Khi phương tiện vận tải được huy động từ bãi đỗ xe (của đơn vị vận tải, đội xe) đi xa trên 3km đến địa điểm khác làm việc trong một thời gian. Xong công việc phương tiện vận tải lại về nơi xuất phát ban đầu thì được tính một lần tiền huy động phương tiện (trừ trường hợp bên chủ hàng không bố trí được chỗ ở cho công nhân lái phương tiện và chỗ để phương tiện).

Tiền huy động phương tiện được tính theo công thức sau:

Tiền huy động phương tiện = [(Tổng số km xe chạy - 3km xe chạy đầu x 2) - (số km xe chạy có hàng x 2)] x Đơn giá vận chuyển hàng bậc 1, đường loại 1 ở cự ly trên 100km x Trọng tải đăng ký phương tiện.



3.2. Chi phí phương tiện chờ đợi:

Thời gian xếp dỡ làm thủ tục giao nhận trong một chuyến vận chuyển là 1 giờ, quá thời gian quy định trên, bên nào gây nên chậm trễ thì bên đó phải trả tiền chờ đợi (kể cả chủ phương tiện đưa xe đến thiếu so với khối lượng vận chuyển ghi trong hợp đồng).

Tiền chờ đợi quy định cho các loại xe là 15.000đ/tấn/xe/giờ và 6.000đ/tấn/moóc/giờ.

Việc quy tròn số lẻ như sau: Dưới 15 phút không tính, từ 15 phút đến 30 phút tính 30 phút, trên 30 phút tính là 1 giờ.



3.3. Chi phí chèn lót, chằng buộc hàng hoá:

Những vật liệu (cồng kềnh, dễ vỡ, hàng nặng, hàng rời...) khi vận chuyển đòi hỏi phải chèn lót, chằng buộc thì ngoài tiền vận chuyển theo đơn giá, chủ phương tiện được thu thêm tiền chèn lót, chằng buộc bao gồm tiền công, khấu hao vật liệu dụng cụ.

Phí chèn lót, chằng buộc do chủ hàng và chủ phương tiện thoả thuận ghi vào hợp đồng vận chuyển.

Chủ phương tiện vận tải chịu trách nhiệm cung cấp vật liệu dụng cụ, nhân lực để thực hiện các công việc chèn lót, chằng buộc hàng hoá.



3.4. Phí đường, cầu, phà:

Trường hợp phương tiện vận chuyển trên đường có thu phí đường, cầu, phà thì chủ hàng phải thanh toán tiền phí đường, cầu, phà cho chủ phương tiện theo đơn giá do Nhà nước quy định.



3.5. Chi phí vệ sinh phương tiện:

Phương tiện vận tải đưa đến xếp hàng hoá phải được quét dọn sạch sẽ; vệ sinh thông thường do bên vận tải đảm nhiệm không tính tiền.

Trường hợp vận chuyển hàng hoá là các loại vôi, xi măng rời, hàng dơ bẩn... thì chủ hàng phải trả tiền làm vệ sinh cho bên chủ phương tiện theo giá thoả thuận giữa hai bên.

4. Một số ví dụ tính chi phí vận chuyển vật liệu xây dựng bằng ôtô:

Ví dụ 1 : Vận chuyển bằng xe tải nhẹ 02 tấn thép (hàng bậc 2) trên quãng đường có cự ly 30km đường xấu hơn đường loại 5. Sử dụng phương tiện có trọng tải nhỏ (3Tấn), chi phí vận chuyển tính như sau:

- Vận chuyển theo đơn giá: áp dụng giá cước đường loại 5 cự ly 30km hàng bậc 2

1.960đ/T/km x 1,1 x 30km = 64.680đ.

- Điều chỉnh đơn giá: Do sử dụng phương tiện có trọng tải từ 3T trở xuống, đồng thời đi trên đoạn đường xấu dưới loại 5 nên áp dụng điểm II.1 Phụ lục 1 chi phí vận chuyển là:

64.680đ x 1,5 x 1,2 x 2T = 232.848đ.

Ví dụ 2: Vận chuyển 4 tấn xi măng trên quãng đường có cự ly 85km (trong đó 5km đường loại 3, 30km đường loại 4 và 50km đường loại 5) bằng xe có trọng tải 5 tấn , đơn giá vận chuyển tính như sau:

- Vận chuyển theo đơn giá:

(940đ/T/km x 5 + 1.280đ/T/km x 30 + 1.790đ/T/km x 50) x 1,3 = 172.380đ/T

- Do hàng vận chuyển chỉ xếp được 80% trọng tải đăng ký phương tiện nên áp dụng quy định tại điểm III.1.2 Phụ lục1 chi phí vận chuyển là:

172.380đ/T x 5 T x 90% = 775.710đ

PHỤ LỤC 2

ĐƠN GIÁ VẬN CHUYỂN VẬT LIỆU XÂY DỰNG BẰNG ĐƯỜNG SÔNG

(Kèm theo Công văn số /UBND-XDCB ngày tháng 10 năm 2008

của Ủy ban nhân dân tỉnh Đồng Tháp)

I. Đơn giá vận chuyển:

1. Đối với sông loại 1:

Bậc hàng

Đơn giá theo cự ly vận chuyển


10km

(đ/tấn)


20km

(đ/tấn)


30km

(đ/tấn)


Từ 31km trở lên

(đ/tấn/km)



Hàng bậc 1

17.060

23.570

26.600

180

Hàng bậc 2

18.700

25.840

29.160

200

Hàng bậc 3

20.700

28.600

32.270

220

Hàng bậc 4

22.180

30.650

34.570

230

- Hàng bậc 1 bao gồm: đất, cát, sỏi, đá xay, gạch các loại.

- Hàng bậc 2 bao gồm: Ngói, các loại đá khác (trừ đá xay), gỗ cây, than các loại, sơn các loại, các thành phẩm và bán thành phẩm bằng gỗ (cửa, tủ, bàn, ghế, chấn song...), các thành phẩm và bán thành phẩm kim loại (thanh, thỏi, dầm, tấm, lá, dây, cuộn, ống (trừ ống nước)...

- Hàng bậc 3 bao gồm: Xi măng, vôi các loại, xăng dầu, giống cây trồng, các loại vật tư, máy móc, thiết bị chuyên ngành, nhựa đường, cột điện, ống nước (bằng thép, bằng nhựa).

- Hàng bậc 4 bao gồm: Nhựa nhũ tương, bùn, kính các loại, hàng tinh vi, hàng thuỷ tinh, xăng dầu chứa bằng phi.

2. Các loại sông khác:

Tuyến đường vận chuyển là sông loại 2 trở lên hoặc một đoạn các loại sông đó thì được quy đổi thành sông loại 1 để tính cước:

- 1km sông loại 2 được quy đổi bằng 1,5km sông loại 1

- 1km sông trên loại 2 được quy đổi thành 3km sông loại 1.



3. Đối với vận chuyển cát cho san lấp mặt bằng, làm nền đường:

Đơn giá vận chuyển cát từ nơi khai thác đến các công trình san lấp mặt bằng, làm nền đường được tính bằng 50% đơn giá vận chuyển đối với hàng bậc 1 sông loại 1.

III. Hướng dẫn tính chi phí vận chuyển:

1. Hướng dẫn chung:



1.1. Trọng lượng vật liệu:

- Trọng lượng vật liệu vận chuyển là trọng lượng thực tế vận chuyển kể cả bao bì (trừ trọng lượng vật kê, chèn lót, chằng buộc)

- Đơn vị trọng lượng tính vận chuyển là tấn (T), số lẻ quy tròn như sau:

+ Dưới 0,5 tấn không tính.

+ Từ 0,5 tấn trở lên tính 1 tấn

1.2. Khoảng cách tính vận chuyển:

- Khoảng cách vận chuyển là khoảng cách vận chuyển có hàng được quy đổi theo quy định trong phần I phụ lục 2. Trên tuyến đường sông vận chuyển có nhiều loại sông thì quy từng đoạn sông về sông loại 1 để tính khoảng cách vận chuyển.

- Khoảng cách vận chuyển là km số lẻ dưới 0,5km không tính, từ 0,5km trở lên tính là 1km.

2. Cách xác định đơn giá:

- Khi vận chuyển vật liệu mà khoảng cách vận chuyển từ 10km trở xuống áp dụng đơn giá ở cột 2 để tính.

- Khi vận chuyển vật liệu mà khoảng cách vận chuyển từ trên 10km đến 20km áp dụng đơn giá ở cột 3 để tính.

- Khi vận chuyển vật liệu mà khoảng cách vận chuyển từ trên 20km đến 30km áp dụng đơn giá cước ở cột 4 để tính.

- Khi vận chuyển vật liệu mà khoảng cách vận chuyển lớn hơn 30km thì 30km đầu áp dụng đơn giá ở cột 4, từ km thứ 31 trở đi áp dụng đơn giá ở cột 5 để tính và cộng hai kết quả là được đơn giá toàn chặng.



Ví dụ: Vận chuyển xi măng với khoảng cách vận chuyển 24km, trong đó có 10km sông loại 1 và 10km sông loại 2 và 4km sông loại 3. Cách tính như sau:

+ Khoảng cách tính cước:

10km + (10km x 1,5) + (4km x 3) = 37km

+ Đơn giá vận chuyển ở 30km đầu bằng 32.270đ/T

+ Đơn giá vận chuyển ở khoảng cách tính cước còn lại:

220đ/T/km x (37km - 30km) = 1.540đ/T

Đơn giá vận chuyển toàn chặng đã có thuế VAT là:

32.270đ/T + 1.540đ/T = 33.810đ/T


PHỤ LỤC 3

ĐƠN GIÁ TRUNG CHUYỂN BẰNG PHƯƠNG TIỆN THÔ SƠ VÀ BỐC DỠ BẰNG THỦ CÔNG


(Kèm theo Công văn số /UBND-XDCB ngày tháng 10 năm 2008

của Ủy ban nhân dân tỉnh Đồng Tháp)

I . Đơn giá trung chuyển bằng phương tiện thô sơ và bốc dỡ bằng thủ công:

1. Điều kiện áp dụng:

1.1. Trung chuyển vật liệu bằng phương tiện thô sơ: Chỉ áp dụng cự ly trung chuyển 500m, trên 500m thì tính theo đơn giá vận chuyển bằng ô tô. Đơn giá chi phí này áp dụng đối với các trường hợp vật liệu phải chuyển từ phương tiện vận chuyển đường sông hoặc đường bộ, sang vận chuyển bằng đường bộ mà tuyến đường vận chuyển xe ô tô tải không thể lưu thông được. Phương tiện thô sơ áp dụng cho các loại xe như: xe cút kít và các loại xe thủ công khác được phép sử dụng.

1.2. Bốc dỡ bằng thủ công: áp dụng cho tất cả các trường hợp bốc dỡ bằng thủ công.

2. Bảng Đơn giá:

Đơn vị: đồng

Số thứ tự

Loại vật liệu


Đơn

vị

Bốc dỡ

Trung chuyển bằng phương tiện thô sơ


50m

200m

500m

1

2

3

4

5

6

7

1

Cát các loại, than xỉ, gạch vỡ

m3

7.930

9.240

16.380

25.890

2

Đất sét, đất dính

m3

13.340

11.290

18.850

28.930

3

Sỏi, đá dăm các loại

m3

12.130

10.170

17.310

26.830

4

Đá hộc, đá ba, đá chẻ, đá miếng xanh

m3

16.330

10.640

17.780

27.290

5

Các loại bột (bột đá, bột thạch anh…)

tấn

7.000

9.050

15.770

24.730

6

Gạch Silicát

1000v

32.660

14.000

24.490

38.490

7

Gạch chỉ, gạch thẻ

1000v

20.990

9.240

16.380

25.890

8

Gạch rỗng đất nung các loại

1000v

23.330

10.360

17.910

27.990

9

Gạch bêtông

1000v

23.090

11.010

18.990

29.620

10

Gạch lát các loại

m2

610

280

490

770

Số thứ tự

Loại vật liệu


Đơn

vị

Bốc dỡ

Trung chuyển bằng phương tiện thô sơ


50m

200m

500m

1

2

3

4

5

6

7

11

Gạch men kính các loại

m2

560

280

490

770

12

Đá ốp lát các loại

m2

650

340

590

920

13

Ngói các loại

1000v

23.330

10.640

17.780

27.290

14

Vôi các loại

tấn

14.000

9.890

17.450

27.530

15

Tấm lợp các loại

100m2

10.730

8.210

14.090

21.930

16

Ximăng đóng bao các loại

tấn

9.800

9.050

15.770

24.730

17

Sắt thép các loại

tấn

19.130

11.290

20.950

33.820

18

Gỗ các loại

m3

10.730

8.210

14.090

21.930

19

Tre cây 8 - 9m

100cây

31.820

7.460

13.760

22.160

20

Kính các loại

m2

980

210

630

1.460

21

Cấu kiện bê tông đúc sẵn

tấn

19.130

19.170

45.210

79.920

22

Dụng cụ thi công

tấn

15.400

10.820

18.380

28.460

23

Vận chuyển các loại phế thải

m3

12.600

11.290

18.850

28.930

II. Hướng dẫn tính chi phí:

1. Chi phí bốc dỡ: chi phí trên tính cho cả việc bốc lên phương tiện và xếp dỡ xuống từ phương tiện. Đối với trường hợp chỉ bốc lên hoặc dỡ xuống phương tiện thì chỉ được tính bằng 50% đơn giá trong bảng trên.

2. Chi phí trung chuyển vật liệu:

Khi xác định đơn giá trung chuyển thì tuỳ theo cự ly trung chuyển để chọn cột đơn giá cho phù hợp, không được tính cộng dồn cự ly

- Đối với cự ly trung chuyển ≤ 50m thì áp dụng dụng cột số 5.

- Đối với cự ly trung chuyển ≤ 200m thì áp dụng dụng cột số 6.

- Đối với cự ly trung chuyển ≤ 500m thì áp dụng dụng cột số 7.

3. Ví dụ áp dụng:

3.1. Ví dụ 1:

Vận chuyển 15 tấn xi măng từ nơi bán đến bờ sông công trình với khoảng cách vận chuyển 24km, trong đó có 10km sông loại 1 và 10km sông loại 2 và 4km sông loại 3. Sau đó chuyển lên vận chuyển tiếp bằng phương tiện thô sơ với cự ly 400m. Cách tính như sau:



- Chi phí vận chuyển bằng đường sông

+ Khoảng cách tính cước:

10km + (10km x 1,5) + (4km x 3) = 37km

+ Chi phí vận chuyển ở 30km đầu:

32.270đ/tấn x 15 tấn = 484.050đ

+ Chi phí vận chuyển ở khoảng cách tính cước còn lại:

220đ/tấn/km x (37km -30km) x 15 tấn = 23.100đ

Chi phí vận chuyển bằng đường sông:

484.050đ + 23.100đ = 507.150đ

- Chi phí trung chuyển và bốc dỡ

+ Vật liệu trung chuyển là xi măng nên chọn cột thứ tự là 16 tra ở cột 500m ta được đơn giá, sau đó nhân với trọng lượng vật liệu cần trung chuyển:

Chi phí trung chuyển: 24.730đ/T x 15tấn = 370.950đ

+ Tra ở cột bốc dỡ chọn được đơn giá bốc dỡ cho ximăng sau đó nhân với trọng lượng ximăng cần bốc dỡ (tính cho cả bốc và dỡ vì có trung chuyển)

Chi phí bốc dỡ: 9.800đ/T x 15tấn = 147.000đ

Tổng chi phí cho toàn chặng đường:

507.150đ + 370.950đ + 147.000đ = 1.025.100đ



3.2 Ví dụ 2:

Vận chuyển 25 tấn thép từ nơi bán đến công trình với khoảng cách vận chuyển 20km đường loại 3 bằng ô tô. Sau đó chuyển lên vận chuyển tiếp bằng phương tiện thô sơ với cự ly 200m. Cách tính như sau:



- Chi phí vận chuyển bằng ô tô

+ Cước vận chuyển ở 20km đường bộ loại 3:

1.380đ/tấn/km x 25 tấn x 20km = 690.000đ

+ Thép là hàng bậc 2 được nhân với hệ số 1,1:

690.000đ x 1,1 = 759.000đ

+ Chi phí vận chuyển bằng ô tô là: 759.000 đồng



- Chi phí trung chuyển và bốc dỡ

+ Chi phí trung chuyển cự ly 200m

20.950đ x 25 tấn = 523.750đ

+ Chi phí bốc dỡ:

19.130đ/T x 25tấn = 478.250đ

Tổng chi phí cho toàn chặng đường:

759.000đ + 523.750đ + 478.250đ = 1.761.000đ



PHỤ LỤC 4
ĐƠN GIÁ VẬN CHUYỂN, XẾP DỠ HÀNG SIÊU TRƯỜNG,

SIÊU TRỌNG

(Kèm theo Công văn số /UBND-XDCB ngày tháng 10 năm 2008

của Ủy ban nhân dân tỉnh Đồng Tháp)
I. Hướng dẫn chung:

1. Điều kiện áp dụng:

- Hàng được vận chuyển bằng các phương tiện vận tải đặc chủng.

- Không áp dụng đơn giá này đối với Container.

2. Những hàng sau đây là hàng siêu trường, siêu trọng:

- Hàng có trọng lượng thực tế mỗi kiện không tháo rời được từ 20 tấn trở lên là hàng siêu trọng.

- Hàng vận chuyển mà kích thước thực tế mỗi kiện hàng không tháo rời được khi xếp lên phương tiện đường bộ thông thường có chiều cao tính từ mặt đất vượt từ 3,5 mét trở lên hoặc có chiều ngang lớn hơn 2,5 mét hoặc có chiều dài từ 12 mét trở lên là hàng siêu trường.

- Hàng vận chuyển bằng đường thuỷ nếu xếp lên sà lan dài 20m mà vượt quá kích thước xếp hàng cho phép của phương tiện là hàng siêu trường.



3. Trường hợp hàng vừa siêu trường vừa siêu trọng thì cước xếp, dỡ, vận chuyển chỉ được tính theo một loại với giá cao nhất.

4. Trọng lượng tính chi phí khi vận chuyển bằng đường bộ được xác định như sau:

- Với kiện hàng hoá bình quân 1 tấn trọng lượng có thể tích dưới 1,5m3 thì trọng lượng tính là trọng lượng thức tế chuyên chở kể cả bao bì.

- Với kiện hàng hoá bình quân 1 tấn trọng lượng có thể tích từ 1,5m3 trở lên thì trọng lượng tính là trọng lượng tính đổi 1,5m3 thành 1 tấn.

- Đối với hàng siêu trọng thì trọng lượng tính là tấn trọng tải đăng ký của phương tiện (bao gồm cả móc) thực tế sử dụng để vận chuyển hàng.



5. Trọng lượng tính chi phí khi vận chuyển bằng đường thuỷ xác định như sau:

- Trọng lượng hàng xếp nhỏ hơn trọng tải đăng ký của phương tiện thì trọng lượng tính bằng trọng tải đăng ký của phương tiện.

- Trọng lượng hàng xếp lớn hơn trọng tải đăng ký của phương tiện (trong giới hạn cho phép và được cơ quan quản lý Nhà nước có thẩm quyền cho phép) thì trọng lượng tính là trọng lượng thực chở.

6. Đơn vị trọng lượng tính là tấn (T) số lẻ dưới 0,5 tấn không tính, từ 0,5 tấn trở lên tính là tấn.

7. Đơn vị khoảng cách tính chi phí vận chuyển là Kilômet (km), số lẻ dưới 0,5km không tính, từ 0,5km trở lên tính là 1km.

II. Cước vận chuyển hàng siêu trường, siêu trọng:



1. Đơn giá vận chuyển bằng đường sông:

Khoảng cách

Trọng lượng kiện

Loại sông

Giá cước

30km đầu (đ/tấn)

20tấn

1

58.120

Từ 31km trở lên (đ/tấn/km)

20tấn

1

430

- Vận chuyển chưa đủ 30km cũng tính cước 30km.

- Khi vận chuyển mà khoảng cách tính cước trên 30km cũng tính cước 30km thì 30km đầu tính theo đơn giá ở khoảng cách 30km đầu (đ/tấn), từ km thứ 31 trở đi tính theo đơn giá từ 31km trở lên (đ/tấn/km), cộng hai kết quả trên là cước toàn chặng.

- Cứ 1km đường sông loại 2 hoặc 1km đường biển đổi bằng 1,5km đường sông loại 1.

- Cứ 1km đường sông trên loại 2 được quy đổi thành 3km đường sông loại 1.

- Kiện hàng trên 20 tấn đến 40 tấn tăng 30% giá cước trên.

- Kiện hàng trên 40 tăng 50% giá cước trên.

- Kiện hàng dài từ 12 mét đến 20 mét tăng 20% giá cước trên.

- Kiện hàng dài trên 20 mét tăng 30% giá cước trên.

- Trường hợp phải thuê tàu loại tàu đặc biệt chỉ để chuyên chở kiện hàng ở những địa hình phức tạp thì hai bên thỏa thuận từng trường hợp cụ thể và được cơ quan quản lý chuyên ngành duyệt.

2. Đơn giá vận chuyển bằng đường bộ:

2.1. Đơn giá vận chuyển vật liệu xây dựng nặng từ 20 tấn đến 40 tấn:

Trọng lượng kiện (tấn)

Đơn giá (đồng/tấn/km)

Cự ly tối thiểu 30km

Cự ly từ 31km đến 100km

Cự ly 101km trở lên

Từ 20 tấn đến 30 tấn

4.550

2.640

2.450

Từ 31 tấn đến 40 tấn

5.760

3.020

2.930

- Vận chuyển chưa đủ 30km cũng tính bằng 30km.

- Khi vận chuyển trên 30km thì tính theo đơn giá tương ứng của từng đoạn cự ly của biểu cước trên, cộng dồn đơn giá của các đoạn cự ly được đơn giá toàn chặng.



- Hàng siêu trường tăng 50% so với đơn giá trên.

2.2. Đơn giá vận chuyển vật liệu xây dựng nặng trên 40 tấn:

Trọng lượng

kiện hàng

Giá cước (đồng/tấn/km)

Cự ly tối thiểu 10km

Từ 11km đến 20km

Từ 21km đến 30km

Từ 31km đến 50km

Từ 51km đến 100km

Từ 101km đến 150km

Từ 151km trở lên

Trên 40 tấn đến 50 tấn

21.600

18.900

16.200

10.800

10.530

10.260

10.130

Trên 50 tấn đến 60 tấn

24.300

21.600

18.900

13.500

13.100

12.830

12.560

Trên 60 tấn đến 70 tấn

27.000

24.300

21.600

16.200

15.660

15.390

15.120

Trên 70 tấn đến 80 tấn

29.700

27.000

24.300

18.900

18.230

17.960

17.550

Trên 90 tấn đến 100 tấn

36.450

33.750

31.440

25.650

24.710

24.440

23.900

Trên 100 tấn đến 110 tấn

40.500

37.800

35.100

29.700

28.620

28.350

27.680

- Vận chuyển chưa đủ 10km cũng tính cước 10km.

- Khi vận chuyển trên 10km thì tính theo đơn giá cước tương ứng của từng đoạn cự ly của biểu cước trên, cộng dồn giá cước của các đoạn cự ly được giá cước toàn chặng.

- Biểu giá áp dụng vận chuyển trên đường mặt rải nhựa, độ dốc nhỏ hơn 3%.

2.3. Điều chỉnh đơn giá trong các trường hợp sau:

- Vận chuyển trên đường rải đá, mặt không nhẵn đơn giá tăng thêm 20% so với đơn giá trên.

- Nếu vận chuyển máy móc tinh vi cần độ an toàn cao đơn giá tăng thêm 20% so với đơn giá trên.

- Trường hợp phải huy động phương tiện từ nơi khác tính huy động phí cả chiều đi và về như sau:

Đầu kéo chạy không : 7.710đ/xe/km

Đầu kéo có cả moóc : 47.570đ/xe/km

III. Chi phí xếp dỡ:

1. Xếp, dỡ tại cảng sông, cảng biển: áp dụng mức cước theo quy định của cảng.

Nếu tại các cảng biển, cảng sông tại thời điểm xếp, dỡ hàng không có phương tiện xếp dỡ hàng phù hợp với loại hàng siêu trường, siêu trọng thì được huy động phương tiện xếp dỡ từ nơi khác đến. Phí huy động phương tiện được tính như sau:

- Cần cẩu có nâng trọng từ 50 tấn trở lên (cả chiều đi và về)

+ Từ 1km đến dưới 50km : 62.000đồng/cẩu/km

+ Từ 50km đến dưới 100km : 58.000đồng/cẩu/km

+ Trên 100km : 48.000đồng/cẩu/km

- Cần cẩu có nâng trọng từ 40 tấn đến 50 tấn giảm 20%

- Cần cẩu có nâng trọng từ 30 tấn đến 40 tấn giảm 30%

- Cần cẩu có nâng trọng dưới 30 tấn giảm 50%

2. Trường hợp xếp dỡ khác:

Tuỳ phương tiện và khối lượng công việc xếp dỡ theo thực tế để xác định chi phí xếp dỡ. Tham khảo Bảng giá dự toán ca máy và thiết bị thi công được Uỷ ban nhân dân Tỉnh công bố kèm theo Quyết định số 55/2007/QĐ-UBND ngày 30 tháng 11 na9m 2007 để xác định giá ca máy thực hiện công việc xếp dỡ.



3. Những chi phí được cộng thêm:

- Chi phí tác nghiệp dỡ bằng 0,9 tác nghiệp xếp.

- Chi phí tác nghiệp kéo bằng 0,8 tác nghiệp xếp (kéo dịch chuyển kiện hàng bằng thủ công cự ly không quá 9 mét là một tác nghiệp kéo).

- Tác nghiệp xếp hay dỡ từ sà lan lên cầu cảng hoặc ngược lại khi biên độ thuỷ triều dao động dư ±0,4 mét tăng 40% cước xếp, dỡ; dao động từ ±0,4 mét trở lên thì cứ ±0,2 mét tăng 10% cước xếp, dỡ.

- Xếp hay dỡ lên xuống phương tiện đường bộ cao 1,2 mét tăng 25% cước xếp, dỡ; lên xuống toa xe lửa tăng 30% cước xếp dỡ.

- Tác nghiệp đưa vào bệ lắp đặt, cân chỉnh đúng vị trí tăng 20% cước xếp, dỡ.

- Chi phí gia cố mặt bằng, khắc phục chướng ngại hoặc nơi để hàng có độ dốc trên 15% để đảm bảo an toàn do các bên thỏa thuận.

4. Chi phí gia cố, chằng buộc:

Đơn vị: đồng/tấn



Công việc

Vận chuyển bằng tàu thuỷ

Vận chuyển bằng đường bộ

Phí xếp dỡ

Kê lót, chống nghiêng lật

37.500

25.000

18.750

Gia cố chằng buộc

25.000

18.750

-



tải về 344.76 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương