Ủy ban nhân dân cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam tỉnh đỒng tháP



tải về 57.98 Kb.
Chuyển đổi dữ liệu26.07.2016
Kích57.98 Kb.
#6741

ỦY BAN NHÂN DÂN
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

TỈNH ĐỒNG THÁP

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc







Số: 71/BC-UBND

Thành phố Cao Lãnh, ngày 09 tháng 7 năm 2008



BÁO CÁO

kết quả triển khai thực hiện Chương trình phát triển kinh tế - xã hội

các xã đặc biệt khó khăn vùng đồng bào dân tộc và miền núi

giai đoạn 2006 - 2010 (Chương trình 135 giai đoạn II)

________________
Thực hiện Công văn số 235/HĐDT12 ngày 09 tháng 6 năm 2008 của Hội đồng Dân tộc về việc yêu cầu báo cáo kết quả thực hiện Chương trình 135 (giai đoạn II) và PTDT nội trú. Ủy ban nhân dân Tỉnh Đồng Tháp xin báo cáo kết quả triển khai thực hiện Chương trình 135-II của Tỉnh như sau:
I. Tình hình triển khai, tổ chức chỉ đạo thực hiện Chương trình 135 giai đoạn II:
1. Khái quát đặc điểm cơ bản của địa phương ảnh hưởng đến quá trình tổ chức, chỉ đạo thực hiện Chương trình 135 giai đoạn II.

1.1. Khái quát đặc điểm cơ bản của địa phương.

Đồng Tháp là Tỉnh đầu nguồn thuộc lưu vực đồng bằng sông Cửu Long, có 52 km đường biên giới tiếp giáp nước bạn Campuchia và 02 cửa khẩu Quốc tế là Dinh Bà, huyện Tân Hồng và Thường Phước huyện Hồng Ngự đang được đầu tư. Hiện toàn Tỉnh có 05 xã thuộc Chương trình 135 giai đoạn II bao gồm các xã: Thông Bình, Tân Hộ Cơ và Bình Phú, thuộc huyện Tân Hồng; Thường Phước 1 và Thường Thới Hậu A, thuộc huyện Hồng Ngự. Tổng dân số trong vùng dự án của Chương trình 135 là: 90.264 người, gồm có 20.390 hộ, trong đó có: 6.299 hộ nghèo và hộ cận nghèo với 25.841 nhân khẩu. Số người dân tộc thiểu số rất thấp chủ yếu là dân tộc kinh nghèo và cận nghèo sống ở vùng biên giới.

Điều kiện tự nhiên ở các địa phương vùng biên giới còn rất khó khăn do hàng năm có 6 tháng mùa lũ, nên đời sống của người dân gặp rất nhiều khó khăn. Cơ sở vật chất nghèo nàn và lạc hậu. Nên việc phát triển kinh tế - xã hội của các xã vùng biên giới được thụ hưởng Chương trình luôn thấp hơn các xã khác trong vùng.

1.2. Khái quát kết quả thực hiện Chương trình 135 giai đoạn I.

Chương trình 135 giai đoạn I đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng tại 8 xã biên giới và 4 năm đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng Trung tâm cụm xã. Qua 7 năm triển khai thực hiện Chương trình, Tỉnh đã có 03 xã rút ra khỏi Chương trình 135 giai đoạn I đó là: Thường Thới Hậu B, Tân Hội và Bình Thạnh thuộc huyện Hồng Ngự. Khi các hạng mục công trình đã hoàn thành và đưa vào sử dụng, tạo điều kiện thuận lợi cho nhân dân trong sinh hoạt cũng như trong cuộc sống. Góp phần tích cực trong việc phát triển kinh tế - xã hội và góp phần thúc Chương trình xóa đói giảm nghèo. Đây là một trong những nhân tố tạo niềm tin của nhân dân đối với Đảng và Nhà nước, góp phần tích cực cho việc bảo vệ chủ quyền quốc gia, giữ vững an ninh quốc phòng khu vực biên giới.

Tỉnh đã lồng ghép các Chương trình trên địa bàn để đầu tư xây dựng ở các xã biên giới. Tổng kinh phí đầu tư xây dựng ở các xã biên giới, giai đoạn 1999-2005 là: 203.994 triệu đồng, trong đó vốn lồng ghép là: 173.900 triệu đồng, chiếm 84% tổng nguồn vốn. Các nguồn vốn lồng ghép và nguồn vốn thuộc CT135 đều được bố trí ở những hạng mục riêng, chưa có hiện tượng trùng lắp nên nguồn vốn đầu tư đều sử dụng hết và có hiệu quả khi công trình hoàn thành.

Trong 7 năm triển khai thực hiện CT 135-I, Tỉnh đã rút ra một số kinh nghiệm cho công tác tổ chức, chỉ đạo thực hiện Chương trình 135 giai đoạn II, cụ thể như:

- Các cấp ủy Đảng, chính quyền từ Tỉnh xuống tới xã đã nhận thức được tầm quan trọng của CT 135 trong việc phát triển kinh tế - xã hội và an ninh quốc phòng của các xã biên giới.

- Trong quá trình thực hiện các cấp ủy Đảng, chính quyền đã thực hiện và phát huy chủ trương: Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra.

- Tỉnh đã phân cấp quản lý và thực hiện cho các huyện có CT 135, do vậy huyện chủ động trong khâu bố trí vốn và thi công các công trình.

- Trong quá trình triển khai thực hiện phải lòng ghép các Chương trình trên địa bàn, sớm phát huy hiệu quả của các nguồn vốn để xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất và sinh hoạt của nhân dân.

- Trong quá trình triển khai thực hiện CT135, các cấp phải chú trọng công tác kiểm tra công việc thường xuyên hàng ngày, kịp thời phát hiện và xử lý những ảnh hưởng tiêu cực trong quá trình thực hiện.
2. Tình hình tổ chức thực hiện Chương trình 135 (giai đoạn II).

2.1. Tình hình tổ chức triển khai thực hiện CT 135 giai đoạn II.

- Căn cứ Quyết định số 164/2006/QĐ-TTg ngày 11/7/2006 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt danh sách xã đặc biệt khó khăn, xã biên giới, xã an toàn khu vào diện đầu tư Chương trình phát triển kinh tế - xã hội các xã đặc biệt khó khăn vùng đồng bào dân tộc và miền núi giai đoạn 2006 - 2010 (Chương trình 135 giai đoạn II). Tỉnh Đồng Tháp có 05 xã thuộc Chương trình 135 giai đoạn II; gồm: Thông Bình, Tân Hộ Cơ và Bình Phú, huyện Tân Hồng; Thường Phước 1 và Thường Thới Hậu A, huyện Hồng Ngự.

- Ngày 20 tháng 11 năm 2006, Ủy ban nhân dân tỉnh Đồng Tháp ban hành Kế hoạch số 45/UBND-KH về việc thực hiện Chương trình phát triển kinh tế - xã hội các xã đặc biệt khó khăn vùng đồng bào dân tộc và miền núi, xã biên giới và an toàn khu giai đoạn 2006 - 2010 (gọi chung là Chương trình 135 giai đoạn II). Các dự án thuộc Chương trình 135 giai đoạn II của Tỉnh được thống nhất tổ chức thực hiện theo quy trình tại quyết định này.

- Năm 2007, cùng với việc giao chỉ tiêu kế hoạch sớm (cuối tháng 12 năm 2006) Tỉnh đã bố trí lòng ghép các chương trình, dự án trên địa bàn 5 xã thuộc CT 135 giai đoạn II nhằm nâng cao hiệu quả đầu tư.

* Tổng nguồn vốn ngân sách đầu tư cho 5 xã thuộc CT 135 giai đoạn II là 16.420 triệu đồng. Bao gồm: Vốn thuộc CT 135 là 8.650 triệu đồng (vốn KH 2007 là 4.350 triệu đồng, vốn kết dư dự toán 2006 là 4.300 triệu đồng); vốn lồng ghép từ các Chương trình, dự án khác là 7.770 triệu đồng.

* Nguồn vốn thuộc Chương trình 135 giai đoạn II được bố trí cụ thể như sau:

+ Dự án phát triển cơ sở hạ tầng các xã: 7.000 triệu đồng;

+ Dự án hỗ trợ phát triển sản xuất: 1.200 triệu đồng;

+ Dự án đào tạo, bồi dưỡng nâng cao năng lực cán bộ xã: 400 triệu đồng;

+ Hỗ trợ Ban chỉ đạo CT 135: 50 triệu đồng.

- Năm 2008, nguồn vốn thuộc Chương trình 135 giai đoạn II được bố trí cụ thể như sau:

+ Dự án phát triển cơ sở hạ tầng các xã: 3.500 triệu đồng;

+ Dự án hỗ trợ phát triển sản xuất: 600 triệu đồng;

+ Dự án đào tạo, bồi dưỡng nâng cao năng lực cán bộ xã: 200 triệu đồng;

+ Chính sách hỗ trợ các dịch vụ cải thiện đời sống và trợ giúp pháp lý: 170 triệu đồng.

+ Hỗ trợ Ban chỉ đạo CT 135: 50 triệu đồng.

2.2. Công tác tổ chức, quản lý chương trình ở địa phương.

Tỉnh ủy, Hội đồng Nhân dân và Ủy ban nhân dân đã xác định Chương trình 135 là một trong những Chương trình trọng điểm trong việc phát triển kinh tế - xã hội của Tỉnh. Do vậy ngay từ khi tổ chức triển khai thực hiện Chương trình, Tỉnh đã thành lập Ban chỉ đạo thực hiện Chương trình từ Tỉnh xuống Huyện và xã do đồng chí Phó Chủ tịch UBND các cấp làm Trưởng ban. Bộ phận thường trực của Ban chỉ đạo là Sở Kế hoạch và Đầu tư và Phòng Tài chính- Kế hoạch các huyện: Tân Hồng và Hồng Ngự.

- Ban chỉ đạo Chương trình cấp Tỉnh có nhiệm vụ thẩm định và phê duyệt dự án, quyết định phân bổ kinh phí đầu tư, kiểm tra giám sát việc thực hiện và báo cáo kết quả thực hiện Chương trình gửi cấp có thẩm quyền.

- Ban chỉ đạo cấp Huyện có nhiệm vụ xây dựng kế hoạch và báo cáo kết quả thực hiện, lập dự án hoặc báo cáo đầu tư trình Tỉnh phê duyệt, tổ chức triển khai thực hiện các chính sách và phê duyệt thiết kế dự toán, tổ chức đấu thầu hoặc chỉ định thầu, theo dõi việc thực hiện, giải ngân, nghiệm thu, thanh quyết toán và bàn giao công trình cho địa phương.

- Ban chỉ đạo cấp xã có nhiệm vụ lập dự án qui hoạch xây dựng cơ sở hạ tầng thuộc Chương trình 135 của xã mình. Trong quá trình lập qui hoạch Ban chỉ đạo xã có nhiệm vụ lấy ý kiến đóng góp của toàn thể cán bộ và nhân dân trong xã, do vậy các công trình được bố trí phù hợp qui hoạch đáp ứng nguyện vọng của nhân dân nên khi thực hiện đã được nhân dân tham gia hưởng ứng và tổ chức giám sát thi công các công trình trong địa bàn xã. Đồng thời Ban chỉ đạo xã có nhiệm vụ nhận bàn giao và bảo quản các công trình hoàn thành khi đưa vào sử dụng.

2.3. Số lượng xã, thôn bản đặc biệt khó khăn thực hiện Chương trình 135 giai đoạn II:

Căn cứ Quyết định số 164/2006/QĐ-TTg ngày 11/7/2006 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt danh sách xã đặc biệt khó khăn, xã biên giới, xã an toàn khu vào diện đầu tư Chương trình phát triển kinh tế - xã hội các xã đặc biệt khó khăn vùng đồng bào dân tộc và miền núi giai đoạn 2006-2010 (Chương trình 135 giai đoạn II). Tỉnh Đồng Tháp có 05 xã biên giới vào diện đầu tư Chương trình 135 giai đoạn II; gồm các xã: Thông Bình, Tân Hộ Cơ và Bình Phú huyện Tân Hồng; Thường Phước 1 và Thường Thới Hậu A huyện Hồng Ngự. Tổng số hộ là: 26.904 hộ, tổng số khẩu là: 73.274 nhân khẩu và tổng hộ nghèo là: 1.633.520 hộ.



(Biểu 1 kèm theo)

2.4. Kinh phí thực hiện Chương trình 135 trong 3 năm 2006-2008.

a. Dự án xây dựng cơ sở hạ tầng:

- Năm 2006 – 2007: Tổng nguồn vốn phân bổ là 7.000 triệu đồng. Trong đó: vốn kết dư năm 2006 là 3.500 triệu đồng và vốn kế hoạch năm 2007 là 3.500 triệu đồng. Đã giải ngân được 4.260 triệu đồng, đạt 60.86% so với kế hoạch cả năm.

- Sáu tháng đầu năm 2008: Tổng vốn bố trí kế hoạch là 3.500 triệu đồng. Ước thực hiện đến kỳ báo cáo đạt 50% so với kế hoạch.

b. Dự án phát triển sản xuất:

- Năm 2006 – 2007: Tổng vốn bố trí kế hoạch là 1.200 triệu đồng; thực hiện giải ngân được 1.200 triệu đồng; đạt 100% so với kế hoạch cả năm.

- Sáu tháng đầu năm 2008. Tổng vốn bố trí kế hoạch là 600 triệu đồng; ước thực hiện đến kỳ báo cáo đạt 70% so với kế hoạch.

c. Dự án bồi dưỡng nâng cao năng lực cán bộ xã, thôn và cộng đồng.

- Năm 2006-2007: Kế hoạch vốn là 400 triệu đồng; đã thực hiện giải ngân 400 triệu đồng đạt 100% so với kế hoạch.

- Sáu tháng đầu năm 2008. Kế hoạch vốn bố trí là 200 triệu đồng. Ứơc thực hiện đến kỳ báo cáo đạt 80% so với kế hoạch.

d. Dự án Hỗ trợ các dịch vụ, cải thiện và nâng cao đời sống nhân dân, trợ giúp pháp.

- Năm 2008: Kế hoạch vốn là 170 triệu đồng, Ứơc thực hiện đạt 100% so với kế hoạch.

(Biểu 2 kèm theo).
II. Tình hình thực hiện năm 2006, 2007 và 6 tháng đầu năm 2008.
1. Kết quả thực hiện Dự án Hỗ trợ phát triển sản xuất.

a. Tổ chức bình xét, lựa chọn đối tượng hộ thụ hưởng:

- Đảm bảo nguyên tác công khai, dân chủ, dân biết, dân bàn, dân kiểm tra, hỗ trợ đúng đối tượng, đúng nội dung hỗ trợ theo quy định. Số hộ được bình xét trong năm là 943 hộ, thực hiện 792 hộ đạt 75,72% kế hoạch.

b. Kết quả thực hiện các nội dung hỗ trợ:

- Năm 2006 – 2007: Tổng vốn bố trí kế hoạch là 1.200 triệu đồng; thực hiện giải ngân được 1.200 triệu đồng đạt 100% so với kế hoạch cả năm. Tổng số hộ được hỗ trợ từ dự án là 625 hộ. Bao gồm: Huyện Hồng Ngự (400 hộ), huyện Tân Hồng (225 hộ).

- Sáu tháng đầu năm 2008; Tổng vốn bố trí kế hoạch là 600 triệu đồng; ước thực hiện đến kỳ báo cáo đạt 70% so với kế hoạch.

c. Nhận xét đánh giá chung về kết quả thực hiện dự án hỗ trợ sản xuất:

Do phần đông người dân ở các xã biên giới đều làm nghề nông nên khi có Dự án Hỗ trợ phát triển sản xuất thì người dân triển khai thực hiện rất nhanh chóng đạt 100% so với kế hoạch (Biểu 3 kèm theo).



2. Kết quả thực hiện Dự án Phát triển cơ sở hạ tầng.

a. Tình hình tổ chức quản lý:

Trên cơ sở quy hoạch xây dựng được duyệt và danh mục công trình dự kiến xây dựng theo quy hoạch của xã. Bắt đầu từ quý 2 hàng năm, UBND các xã thuộc CT 135 giai đoạn II thông báo và tổ chức lấy ý kiến tham gia của nhân dân và các tổ chức đoàn thể xã hội lựa chọn quy mô, danh mục công trình theo thứ tự ưu tiên để đưa vào kế hoạch thực hiện năm sau và tổng hợp trình thông qua HĐND xã để báo cáo UBND huyện tổng hợp trình UBND Tỉnh. Quy trình xây dựng, tổng hợp và giao kế hoạch vốn hàng năm đối với các công trình phát triển cơ sở hạ tầng thuộc Chương trình 135 giai đoạn II sau khi được HĐND xã thông qua, được thực hiện như các công trình XDCB khác của Tỉnh.

b. Kết quả thực hiện khối lượng các hạng mục công trình.

- Năm 2006 – 2007: Tổng vốn phân bổ là 7.000 triệu đồng. Trong đó: vốn kết dư năm 2006 là 3.500 triệu đồng và vốn kế hoạch năm 2007 là 3.500 triệu đồng. Đã giải ngân được 4.260 triệu đồng, đạt 60.86% so với kế hoạch cả năm. Số công trình triển khai trong năm là 14 công trình, thi công hoàn thành 10 công trình (4.210 triệu đồng); Hoàn thành chuẩn bị đầu tư 4 công trình (2.790 triệu đồng). Nguyên nhân còn 4 công trình chưa thi công được là do khâu chuẩn bị đầu tư không kịp; những tháng cuối năm lại gặp tình hình bất lợi về thời tiết, giá cả vật tư; sắt thép và VLXD tăng cao.

- Sáu tháng đầu năm 2008: Tổng vốn bố trí kế hoạch là 3.500 triệu đồng. Ước thực hiện đến kỳ báo cáo 50% so với kế hoạch (Biểu 4 kèm theo).


3. Kết quả thực hiện Dự án Đào tạo, bồi dưỡng nâng cao năng lực cán bộ xã, thôn và cộng đồng.

a. Về công tác phân công nhiệm vụ.

Đối với Dự án đào tạo nâng cao năng lực cán bộ cơ sở và cộng đồng: căn cứ nội dung và đối tượng đào tạo, bồi dưỡng, UBND xã thống kê, phân loại trình độ, năng lực chuyên môn; lựa chọn những đối tượng và nguyện vọng đào tạo tổng hợp báo cáo UBND huyện. Trên cơ sở đó UBND huyện phân loại đối tượng tổng hợp nhu cầu đào tạo, bồi dưỡng; nhu cầu kinh phí; lập kế hoạch trình UBND Tỉnh.

Căn cứ kế hoạch nguồn vốn thực hiện dự án Trung ương giao, Sở Kế hoạch và Đầu tư phối hợp với Sở Tài chính dự kiến phân bổ nguồn vốn trình UBND Tỉnh thông qua HĐND Tỉnh có ý kiến. Trên cơ sở kế hoạch vốn đã được HĐND Tỉnh thông qua, UBND Tỉnh quyết định giao chỉ tiêu kế hoạch vốn; với định mức đầu tư cho mỗi xã thuộc CT 135 giai đoạn II để thực hiện dự án đào tạo, bồi dưỡng nâng cao năng lực cán bộ xã mỗi năm 60 triệu đồng/xã và được bố trí từ nguồn vốn sự nghiệp của Chương trình.

b. Về kết quả thực hiện:

- Năm 2006 - 2007: Kế hoạch vốn là 400 triệu đồng; đã thực hiện giải ngân 400 triệu đồng đạt 100% so với kế hoạch. Cụ thể: Mở lớp đào tạo tiếng Khơ-me cho 30 cán bộ của 03 xã ở huyện Tân Hồng; đào tạo 02 lớp khuyến nông cho 30 cán bộ và tổ chức tham quan, học tập kinh nghiệm cho 30 cán bộ ở 02 xã thuộc huyện Hồng Ngự (gồm: Thường Phước 1 và Thường Thới Hậu A).

- Sáu tháng đầu năm 2008: Kế hoạch vốn bố trí là 200 triệu đồng. Ứơc thực hiện đến ký báo cáo 80% so với kế hoạch.

c. Nhận xét đánh giá về kết quả thực hiện.

Do đặc thù là xã biên giới tiếp giáp với nước bạn Campuchia nên việc đào tạo cán bộ xã học tiếng Khơ-me là rất cần thiết. Nhằm nâng cao trình độ ngôn ngữ trong khi giao tiếp, quan hệ thông giao với nước bạn. Đào tạo các lớp khuyến nông và học tập kinh nghiệm cho cán bộ là việc hết sức cần thiết để trao đổi thông tin và kỹ thuật canh tác trong trồng trọt và chăn nuôi (Biểu 5 kèm theo).
4. Kết quả thực hiện Dự án Hỗ trợ các dịch vụ, cải thiện và nâng cao đời sống nhân dân, trợ giúp pháp lý để nâng cao nhận thức pháp luật.

a. Việc lựa chọn, xác định đối tượng hỗ trợ, nhu cầu:

Đối với Chính sách hỗ trợ các dịch vụ, cải thiện và nâng cao đời sống nhân dân, trợ giúp pháp lý để nâng cao nhận thức pháp luật thuộc CT 135 giai đoạn II: quy trình lập kế hoạch thực hiện theo Thông tư số 06/2007/TT-UBDT ngày 20 tháng 9 năm 2007 của Ủy ban dân tộc.

Nhìn chung, quy trình lập và phê duyệt kế hoạch thực hiện CT 135 giai đoạn II cơ bản đã thực hiện đúng theo các quy định của Trung ương và địa phương; nội dung của kế hoạch đã phản ánh được nhu cầu thực tế của địa phương và phù hợp với mục tiêu của Chương trình và nguồn vốn được Trung ương hỗ trợ. Tuy nhiên, do quy trình thực hiện các dự án thuộc Chương trình 135 giai đoạn II quá phức tạp, trình độ cán bộ lập kế hoạch còn hạn chế; đồng thời do sức ép về thời gian và công việc nên chất lượng của kế hoạch thực hiện CT 135 giai đoạn II còn thấp; tính hiệu quả chưa cao (Biểu 6 kèm theo).

b. Kết quả thực hiện:

- Hỗ trợ Ban chỉ đạo CT135: Kế hoạch 50 triệu đồng; đã thực hiện giải ngân được 46 triệu đồng đạt 92% so với kế hoạch.

- Lồng ghép các chương trình, dự án: Tổng vốn lồng ghép các chương trình dự án là 7.770 triệu đồng; đã thực hiện giải ngân được 7.421 triệu đồng đạt 95,51% so với kế hoạch. Trong đó: Chương trình nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn triển khai 8 công trình, thi công hoàn thành 8 công trình, tổng giá trị khối lượng hoàn thành là 2.168 triệu đồng; Chương trình kiên cố hoá kênh mương thực hiện hoàn thành 01 công trình (71 triệu đồng); Xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia thi công hoàn thành 4 công trình (4.187 triệu đồng); và chuẩn bị đầu tư được 01 công trình (65 triệu đồng).
III. Đánh giá tình hình thực hiện và hiệu quả của việc thực hiện Chương trình 135 giai đoạn II.
1. Ưu điểm:

- Được sự quan tâm từ Trung ương đầu tư vốn Chương trình 135 giai đoạn II, tạo điều kiện cho các xã thuộc Chương trình từng bước phát triển kinh tế, chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi, đổi mới phương thức sản xuất, tạo công ăn việc làm người cho lao động góp phần cải thiện, nâng cao đời sống nhân dân các xã biên giới.

- Người dân ý thức được lợi ích từ Chương trình mang lại, nên rất đồng tình ủng hộ và tạo điều kiện để công trình hoàn thành tốt.

- Công tác kiểm soát, giải ngân vốn cho các công trình thuộc CT 135 thực hiện kịp thời; hồ sơ kiểm soát, thanh toán đảm bảo đúng theo quy định.


2. Những tồn tại, yếu kém:

- Nhu cầu đầu tư lớn, trong khi đó vốn đầu tư còn hạn chế chưa tương xứng với nhu cầu phát triển kinh tế của vùng biên giới.

- Công tác thanh, quyết toán các công trình hoàn thành nhìn chung còn chậm; chưa đảm bảo được thời gian theo quy định. Nguyên nhân chính là do các Chủ đầu tư chưa quan tâm đúng mức tới công tác này, đồng thời trình độ quản lý còn hạn chế.
IV. Kiến nghị
Để tạo điều kiện cho các xã biên giới thuộc Chương trình 135 phát triển kinh tế - xã hội và tạo cho các hộ nghèo thoát nghèo bền vững; Ủy ban nhân dân Tỉnh đề nghị Hộ đồng Dân tộc một số vấn đề sau:

- Đề nghị Trung ương xem xét tăng mức vốn hỗ trợ vốn cho các Chương trình 135 của Tỉnh. Do mức vốn hỗ trợ còn thấp, đặc biệt trong bối cảnh giá cả vật tư, sắt thép và VLXD tăng cao.

- Đối với dự án đầu tư cơ sở hạ tầng có qui mô nhỏ (dưới 500 triệu đồng) cần nghiên cứu giảm bớt thủ tục để đơn giản hóa quy trình đầu tư; nếu có thể cho áp dụng quy trình đầu tư giống như công trình sử dụng vốn sự nghiệp.

- Đề nghị Trung ương xem xét, hỗ trợ thêm kinh phí để thực hiện công tác duy tu, bảo dưỡng các công trình sau đầu tư; với mức vốn hỗ trợ bằng 20% giá trị công trình (kể cả những công trình thuộc CT 135 giai đoạn I hiện đang xuống cấp).

- Đề nghị cho các hộ nghèo và các hộ cận nghèo ở các xã biên giới được hưởng các chính sách như các hộ nghèo dân tộc thiểu số.
Trên đây là báo cáo kết quả triển khai thực hiện Chương trình phát triển kinh tế - xã hội các xã đặc biệt khó khăn vùng đồng bào dân tộc miền núi giai đoạn 2006 - 2010 (Chương trình 135 giai đoạn II) của Tỉnh Đồng Tháp. Kính trình Hội đồng Dân tộc trình Uỷ ban Thường vụ Quốc hội xem xét hỗ trợ./.




Nơi nhận:

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH

- Hội đồng Dân tộc;

- Chủ tịch và các PC/UBND Tỉnh;

- Sở KH&ĐT;

- Lãnh đạo VP/UBND Tỉnh;



- Lưu: VT, NC/VX. Hg.


KT. CHỦ TỊCH

PHÓ CHỦ TỊCH

(đã ký)
Lê Vĩnh Tân



- -


tải về 57.98 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương