Microsoft Word 02-cn-le ho khanh hy(8-15)



tải về 2.16 Mb.
Chế độ xem pdf
trang1/11
Chuyển đổi dữ liệu01.03.2022
Kích2.16 Mb.
#51142
  1   2   3   4   5   6   7   8   9   10   11
02-CN-LE HO KHANH HY(8-15)



Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ  

Phần A: Khoa học Tự nhiên, Công nghệ và Môi trường: 37 (2015): 8-15 

 



 

MỘT SỐ ĐẶC TÍNH CỦA NANOCHITOSAN CÓ KÍCH THƯỚC NHỎ  

ĐƯỢC TỔNG HỢP BẰNG PHƯƠNG PHÁP TẠO GEL ION 

Lê Hồ Khánh Hỷ

1

, Nguyễn Thu Hồng



1

, Đào Việt Hà

1

, Phạm Xuân Kỳ



1

, Đặng Quốc Minh

1

,  


Phan Bảo Vy

1

 và Đoàn Thị Thiết







Phòng Hóa sinh biển, Viện Hải dương học 

Thông tin chung: 

Ngày nhận: 04/02/2015 

Ngày chấp nhận: 24/04/2015 

Title:  

Certain properties of small 

chitosan nanoparticles 

synthesized by ionic gelation 

method

 

Từ khóa:  

Chitosan, nanochitosan, đặc tính 

kháng khuẩn, kích thước nhỏ 

Keywords: 

Chitosan, nanoparticles, 

antibacterial activity, small size

 

ABSTRACT 

This paper is concerned with certain properties of chitosan 

nanoparticles synthesized by ionic gelation method. These synthesized 

nanoparticles have an average diameter of 12 nm. Their 

physicochemical properties were tested by different chemical and 

physical analysis techniques such as FT-IR, XRD, and SEM. In 

addition, their antibacterial activity was also studied to evaluate the 

potential applications of chitosan nanoparticles. 

TÓM TẮT 

Bài báo này đề cập đến một số đặc tính của hạt nanochitosan được 

tổng hợp bằng phương pháp tạo gel ion. Các hạt nanochitosan hình 

thành có kích thước siêu nhỏ, trung bình 12 nm. Các đặc tính hóa lý 

của hạt nanochitosan được đánh giá thông qua các kỹ thuật phân tích 

hóa lý khác nhau như FT-IR, XRD, SEM. Ngoài ra, đặc tính kháng 

khuẩn của các hạt siêu nhỏ này cũng được chúng tôi quan tâm, góp 

phần tìm hiểu những tiềm năng mà hạt nanochitosan mang lại. 

 

1  GIỚI THIỆU  

Chitosan là một polysaccharide mạch thẳng. Nó 

có  nguồn  gốc  từ  các  thành  phần  cấu  trúc  vỏ  các 

loài giáp xác như tôm, cua… Hợp chất này có khả 

năng  hòa  hợp  sinh  học  và  tự  phân  hủy  cao 

(Richardson  và ctv.,  1999).  Nó  có  độc  tính  thấp, 

hoạt  tính  sinh  học  cao  và  đa  dạng  như  kháng 

khuẩn,  kháng  nấm,  tăng  sinh  tế  bào,  tăng  cường 

khả  năng  miễn  dịch,  giảm  cholesterol  trong  máu, 

hạn chế sự phát triển của khối u, có tác dụng nhanh 

trên các vết thương, vết bỏng (Jing và ctv., 1997). 

Trong  số  các  đặc  tính  đã  nêu,  hoạt  tính  kháng 

khuẩn của chitosan và các dẫn xuất của nó đối với 

cả vi khuẩn Gram âm (Helander và ctv., 2001) và 

Gram dương (Bae và ctv., 2006; Jeon và ctv., 2001; 

Vishu Kumar và ctv., 2004; No và ctv., 2002) được 

xem  là  một  trong  các  đặc  tính  quan  trọng  có  liên 

quan  trực  tiếp  đến  tiềm  năng  ứng  dụng  sinh  học 

của chúng trong việc tạo ra các chế phẩm bảo quản 

thực  phẩm  có  nguồn  gốc  tự  nhiên  (Aider,  2010). 

Hoạt tính kháng khuẩn của chitosan phụ thuộc vào 

độ acetyl hóa (Jeon và ctv., 2001), pH (Holappa và 



ctv.,  2006),  nhiệt  độ  (Tsai  và  Su,  1999),  nồng  độ 

(Wang và ctv., 2004) và dung dịch hòa tan (Qin và 



ctv., 2006).  

Gần  đây,  hướng  nghiên  cứu  sử  dụng 

nanochitosan  thay  thế  chitosan  được  quan  tâm 

nhằm  tăng  cường  và  mở  rộng  hơn  nữa  tiềm  năng 

ứng dụng của hợp chất này cho các mục đích công 

nghệ sinh học và hóa học. Nanochitosan là các hạt 

chitosan có kích thước nanomet. Do có kích thước 

siêu nhỏ nên nanochitosan dễ dàng đi qua màng tế 

bào, diện tích và điện tích bề mặt cực lớn nên được 

ứng  dụng  nhiều  trong  sinh  y  học  mang  thuốc, 




Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ  

Phần A: Khoa học Tự nhiên, Công nghệ và Môi trường: 37 (2015): 8-15 

 



vaccine,  trong  công  nghệ  sinh  học  làm  vector 

chuyển gen (Agnihotri và ctv., 2004; Patel và ctv.

2009;  Zhang  và ctv., 2010; Trapani  và ctv,  2009), 

trong việc xử lí kim loại nặng và chất ô nhiễm hữu 

cơ trong nước sinh hoạt (Tamura và ctv., 2010; Ge 

và Huang, 2010). 

Ở  nước  ta,  các  nghiên  cứu  về  nanochitosan 

tương đối ít mặc dù vài công trình nổi bật đã được 

công bố. Việc tiến hành phun chất kích thích sinh 

trưởng  nanochitosan  (kích  thước  150  nm)  cho  lúa 

đã hạn chế sâu bệnh nên không cần sử dụng thuốc 

bảo vệ thực vật (Đỗ Trường Thiện và ctv., 2010). 

Nhóm nghiên cứu của Nguyễn Anh Dzũng và ctv. 

(2011)  đã  sử  dụng  nanochitosan  (kích  thước  

80 nm) làm tá chất kích thích miễn dịch cho vaccin 

cúm  A/H1N1.

 

Hoạt  tính  kháng  nấm  của  phức  



hệ  nanochitosan-tinh  dầu  nghệ  (kích  thước  trên  

100  nm)  đã  được  thử  nghiệm  thành  công  trên  C. 



albicans,  T. mentagrophyte,  F. oxysporum  và  P. 

italicum (Nguyễn Thị Kim Cúc và ctv., 2014). 

Trong  nghiên  cứu  này,  chúng  tôi  đã  tổng  hợp 

và phân tích các đặc tính hóa lý của nanochitosan 

có kích thước siêu nhỏ. Ngoài ra, khả năng kháng 

khuẩn  của  nó  đối  với  vi  khuẩn  gây  bệnh 

Salmonella typhi 

cũng đã được thử nghiệm. 




tải về 2.16 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
  1   2   3   4   5   6   7   8   9   10   11




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương