Microsoft Word 02-cn-le ho khanh hy(8-15)


Bảng  3:  Khả  năng  ức  chế  sự  phát  triển  của  vi



tải về 2.16 Mb.
Chế độ xem pdf
trang10/11
Chuyển đổi dữ liệu01.03.2022
Kích2.16 Mb.
#51142
1   2   3   4   5   6   7   8   9   10   11
02-CN-LE HO KHANH HY(8-15)

Bảng  3:  Khả  năng  ức  chế  sự  phát  triển  của  vi 

khuẩn Salmonella typhi của chitosan và 

nanochitosan  trong  dung  dịch  acid 

acetic 0,0625 %  

Dung dịch 

Độ pha loãng 

x2 

x4 

x8 

Chitosan (1 mg/ml) 





Nanochitosan (1 mg/ml) 



Acid acetic 0,0625 % 





Ghi chú : + : ức chế, - : không ức chế 

 


Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ  

Phần A: Khoa học Tự nhiên, Công nghệ và Môi trường: 37 (2015): 8-15 

 

13 



 

Hình 5: Sự phát triển của vi khuẩn trên đĩa thạch XLD: a) đối chứng acid acetic nồng độ 0,03125 %; 

b) nồng độ 0,5; 0,25; 0,125 mg/ml của chitosan; c) nồng độ 0,5;  0,25; 0,125 mg/ml của nanochitosan 

Như mô tả trong Bảng 3 và Hình 5, để theo dõi 

sự  phát  triển  của  vi  khuẩn,  10  µL  dung  dịch  ống 

đối chứng với nồng độ acid acetic 0,03125 % được 

cấy  lên  đĩa  thạch.  Kết  quả  cho  thấy  nồng  độ  acid 

acetic 0,03125% là an toàn cho vi khuẩn. Vi khuẩn 

phát triển tốt sau 24 h ủ ở 37°C (Hình 5a). 

Trong  loạt  thí  nghiệm  của  chitosan,  Hình  5b 

cho  thấy  khả  năng  kháng  vi  khuẩn  của  dung  dịch 

chitosan  ở  nồng  độ  0,5;  0,25  mg/ml.  Dung  dịch 

chitosan  mất  tính  kháng  khuẩn  khi  giảm  nồng  độ 

còn 0,125 mg/ml; ở đĩa thí nghiệm cuối (Hình 5b), 

cho  thấy  vi  khuẩn  vẫn  phát  triển  tốt.  Nồng  độ  ức 

chế  vi  khuẩn  Salmonella typhi của  chitosan  trong 

nghiên  cứu  này  (0,5  mg/ml)  tương  tự  với  nghiên 

cứu của Du và ctv. (2009) (0,468 mg/ml) trên các 

loài E. coli, S. choleraesuis  S. aureus. 

Loạt  thí  nghiệm  ức  chế  sự phát  triển  vi khuẩn 

của nanochitosan cho thấy dung dịch nanochitosan 

từ  nồng  độ  cao  nhất  0,5  mg/ml  đến  0,25  và  thấp 

nhất 0,125 mg/ml không thể hiện tính kháng khuẩn 

(Hình 5c). Qua kết quả các thí nghiệm có thể thấy 

nanochitosan  có  kích  thước  siêu  nhỏ  được  tổng  

hợp  không  thể  hiện  tính  kháng  khuẩn  trên  loài 

nghiên cứu. 

Các  nghiên  cứu  trước  đây  về  hoạt  tính  kháng 

khuẩn  của  nanochitosan  tổng  hợp  bằng  phương 

pháp gel ion, kích thước hạt trung bình đều lớn hơn 

40  nm  (Qi  và ctv.,  2004;  Du  và ctv.,  2009;  Đỗ 

Trường Thiện và ctv., 2010). Qua so sánh hoạt tính 

kháng khuẩn của các hạt nanochitosan ở kích thước 

khác  nhau:  196  nm;  394  nm;  598  nm;  872  nm, 

Sarwar  và ctv.  (2014) cho  biết  hạt  có  kích  thước 

nhỏ  nhất  196  nm  có  khả  năng  kháng  khuẩn  tốt 

nhất.  Việc  giảm  tốc  độ  tăng  trưởng  của  vi  khuẩn 

được quan sát thấy trong tất cả các thử nghiệm của 

các  hạt  kích  thước  khác  nhau,  nhưng  hạt  ở  kích 

thước 196 nm và 394 nm gây ra tỷ lệ chết của E. 



coli  và  S. aureus  cao  hơn.  Trong  những  giờ  đầu 

tiên, tất cả các hạt ức chế vi khuẩn phát triển nhanh 

hơn, sau đó tỷ lệ ức chế dần giảm.  

Về  khả  năng  mất  hoạt  tính  kháng  khuẩn  của 

nanochitosan,  chúng  tôi  cho  rằng  nó  có  liên  quan 

đến tính ổn định của nanochitosan trong dung dịch. 

Theo báo cáo của Chattopadhyay và ctv. (2012), sự 

phân hủy sinh học của dung dịch nanochitosan phụ 

thuộc  vào  kích  thước  của  hạt  nanochitosan.  Kích 

thước hạt càng lớn, độ nhớt dung dịch càng cao và 

ngược  lại.  Dung  dịch  nanochitosan  càng  bền  khi 

kích  thước  hạt  càng  lớn  và  sự  phân  hủy  sinh  học 

hoàn toàn của dung dịch nanochitosan là khoảng 3-

4  ngày.  Chattopadhyay  đề  nghị  chỉ  sử  dụng  dung 

dịch  nanochitosan  trong  vòng  24  h  cho  các  ứng 

dụng hóa lý tiếp theo. Trong một nghiên cứu khác 

về hoạt tính kháng khuẩn của vật liệu nanochitosan 

của  Mirhashemi  và ctv.  (2013),  nhóm  nghiên  cứu 

đã kết hợp nanochitosan hay nanochitosan-ZnO với 

Transbond XT, một loại composite kết dính có khả 

năng  polymer  hóa,  tạo  thành  một  hợp  chất 

nanochitosan  bền  vững  hơn  trong  điều  kiện  thử 

nghiệm  hoạt  tính  của  nanochitosan.  Sự  kết  hợp 

nanochitosan  với  các  kim  loại  như  Ag  (Pinto  và 




Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ  

Phần A: Khoa học Tự nhiên, Công nghệ và Môi trường: 37 (2015): 8-15 

 

14 



ctv.,  2011);  Cu  (Qi  và ctv.,  2004);  Zn,  Mg  và  Fe 

(Du  và ctv.,  2009)  làm  tăng  độ  bền  của 

nanochitosan  và  do  đó  có  khả  năng  kháng  khuẩn 

tốt hơn so với nanochitosan riêng lẻ.  

Trong  trường  hợp  thí  nghiệm  của  chúng  tôi, 

kích  thước  hạt  tương  đối  nhỏ  (12  nm)  có  thể  ảnh 

hưởng  đến  độ  bền  dung  dịch  nanochitosan.  Dung 

dịch  nanochitosan  mặc  dù  được  sử  dụng  trong 

vòng 24 h tính từ khi tổng hợp nanochitosan có thể 

đã bị biến tính. Các hạt nanochitosan nhanh chóng 

bị kết tủa dưới đáy ống nghiệm trong quá trình thử 

hoạt tính kháng khuẩn, chưa kịp phát huy hoạt tính 

để ức chế sự phát triển của vi khuẩn. Do đó, các hạt 

nanochitosan  riêng  lẻ  ở  kích  thước  nhỏ  có  thể 

không thích hợp sử dụng kháng khuẩn, cần kết hợp 

chúng với các hợp chất khác để tạo các phức hợp 

bền  hơn.  Mặt  khác,  các  nghiên  cứu  về  ứng  dụng 

khác  của  nanochitosan  kích  thước  siêu  nhỏ  cần 

được quan tâm. 

4  KẾT LUẬN 

Nanochitosan có kích thước nhỏ 12 nm đã được 

tổng hợp thành công bằng phương pháp tạo gel ion 

và  các  đặc  tính  hóa  lý  nó  cũng  đã  được  mô  tả. 

Nanochitosan  kích  thước  nhỏ  không  có  khả  năng 

kháng vi khuẩn gây bệnh Salmonella typhi




tải về 2.16 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   10   11




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương