TRƯỜng thpt quang minh số : 46/ktnb-thptqm cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam



tải về 52.48 Kb.
Chuyển đổi dữ liệu15.08.2016
Kích52.48 Kb.
#20538

SỞ GIÁO DỤC – ĐÀO TẠO HÀ NỘI

TRƯỜNG THPT QUANG MINH

Số : 46/KTNB-THPTQM



CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc





Hà Nội, ngày 07 tháng 10 năm 2015


KẾ HOẠCH KIỂM TRA NỘI BỘ TRƯỜNG HỌC

NĂM HỌC: 2015-2016



I. Các văn bản pháp lý:

- Căn cứ vào Chỉ thị số: 3131/CT-BGD ĐT ngày 25/8/2015 của Bộ GD-ĐT về nhiệm vụ trọng tâm năm học 2015-2016 của giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông và giáo dục thường xuyên ;

- Căn cứ vào công văn số : 9111/SGD&ĐT-GTrH ngày 07/9/2015 của Sở GD-ĐT Hà Nội về việc hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ cấp THPT năm học 2015-2016 ;

- Căn cứ vào Quyết định số: 4098/QĐ-UBND ngày 18/8/2015 của UBND Thành phố Hà Nộ về ban hành Kế hoạch thời gian năm học 2015-2016 của giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông và giáo dục thường xuyên trên địa bàn Thành phố Hà Nội;

- Căn cứ Công văn số 598/TTr ngày 08/9/2015 của Thanh tra Sở về Hướng dẫn thực hiện công tác kiểm tra nội bộ trường học năm học 2015-2016;

- Căn cứ kết quả thanh tra, kiểm tra các năm học trước (3 năm liền kề) của nhà trường.



II.Mục đích, yêu cầu :

Công tác kiểm tra nội bộ nhà trường là một hoạt động quản lý thường xuyên của hiệu trưởng; là một yêu cầu tất yếu của quá trình đổi mới quản lý giáo dục hiện nay.

Kiểm tra nội bộ bao gồm các hoạt động: thủ trưởng chỉ đạo tiến hành kiểm tra hoạt động của các tổ chuyên môn, các bộ phận công tác liên quan trong đơn vị; kiểm tra việc thực hiện pháp luật và nhiệm vụ được qui định tại điều lệ hoặc qui chế tổ chức hoạt động của cơ sở giáo dục, trong đó tập trung vào những nội dung sau:

- Kiểm tra cán bộ, giáo viên, nhân viên thực hiện nhiệm vụ được phân công (việc thực hiện qui chế chuyên môn, các qui định khác liên quan...);

- Kiểm tra các điều kiện cơ sở vật chất đảm bảo hoạt động, hiệu quả của việc sử dụng phương tiện phục vụ dạy học và giáo dục..., thông qua công tác kiểm tra nội bộ để tự đánh giá chất lượng, hiệu quả quản lý trong đơn vị;

III.Nhiệm vụ:

1.Nhiệm vụ trọng tâm:

- Xây dựng kế hoạch thực hiện nhiệm vụ năm học 2015-2016 theo tinh thần Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 04/11/2013 về đổi mới căn bản toàn diện giáo dục và đào tạo.

- Tiếp tục thực hiện có hiệu quả sáng tạo việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, giáo dục nếp sông thanh lịch văn minh cho học sinh.

- Chỉ đạo dạy tích hợp trong môn Hóa.

- Đổi mới mạnh mẽ phương pháp dạy học.

- Đổi mới hình thức thi, kiểm tra đánh giá.

- Phát triển đội ngũ giáo viên.

- Đẩy mạnh xã hội hóa giáo dục.

- Thực hiện kế hoạch xây dựng trường chuẩn quốc gia.

- Thực hiện tốt các quy định về quản lí dạy thêm, học thêm, thu chi tài chính đúng quy định

2.Nhiệm vụ cụ thể:

- Thực hiện kế hoạch giáo dục.

- Đổi mới phương pháp dạy học, kiểm tra, đánh giá.

- Nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lí.

- Sử dụng hiệu quả CSVC, thiết bị dạy học, hoàn thiện một số tiêu chuẩn của trường chuẩn quốc gia.

- Đổi mới quản lí giáo dục.

- Thực hiện công tác thi đua khen thưởng.



IV.Nội dung kiểm tra (Kiểm tra toàn bộ các nội dung thuộc phạm vi quản lý của thủ trưởng đơn vị).

1. Kiểm tra toàn diện

1.1. Tự kiểm tra toàn diện nhà trường: 01 lần/năm học,

a) Số lượng, chất lượng và cơ cấu đội ngũ: cán bộ quản lý, nhà giáo, nhân viên; tình hình bố trí, sử dụng đội ngũ và hình thành, tổ chức bộ máy nhà trường theo quy định

b) Các điều kiện về cơ sở vật chất kỹ thuật: Số lượng, chất lượng, việc bố trí, sắp xếp, khai thác, sử dụng, bảo quản cơ sở vật chất - kỹ thuật, trang thiết bị, khuôn viên, các khu vực vệ sinh

c) Thực hiện kế hoạch giáo dục: Tuyển sinh, biên chế học sinh/lớp; thực hiện nhiệm vụ phổ cập giáo dục được giao, thực hiện qui chế tuyển sinh

d) Hoạt động và chất lượng giảng dạy các môn văn hóa: tổ chức giảng dạy, học tập, thực hiện chương trình, nội dung, kế hoạch dạy học; kiểm tra và đánh giá xếp loại; tình hình chất lượng giảng dạy của giáo viên và học sinh

đ) Thực hiện nội dung, chương trình giáo dục toàn diện: đạo đức, thẩm mỹ, thể chất …, chăm sóc, nuôi dưỡng, công tác chủ nhiệm, hoạt động ngoài giờ lên lớp, hoạt động giáo dục hướng nghiệp, công tác Đoàn, hoạt động xã hội; kết quả xếp loại hạnh kiểm

e)Công tác quản lý của thủ trưởng đơn vị: Xây dựng và triển khai thực hiện các loại kế hoạch; quản lý, bố trí sử dụng, bồi dưỡng, đánh giá xếp loại…đội ngũ cán bộ, nhà giáo, nhân viên và người học; thực hiện chế độ chính sách; thực hiện quy chế dân chủ, giải quyết khiếu nại, tố cáo; công tác kiểm tra của hiệu trưởng theo quy định; tổ chức, tham gia các hoạt động xã hội; quản lý hành chính, tài chính, tài sản; công tác tham mưu, phối hợp và công tác xã hội hóa giáo dục; việc công khai công khai chất lượng giáo dục; công khai các điều kiện cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ dạy học và đội ngũ; công khai về thu, chi tài chính

1.2. Kiểm tra toàn diện giáo viên (Có danh sách đính kèm);

2. Kiểm tra hoạt động tổ, nhóm chuyên môn

Kiểm tra hoạt động tổ, nhóm chuyên môn và các bộ phận công tác chức năng có thể kết hợp cùng thời điểm với kiểm tra toàn diện nhà trường trên cơ sở :

- Xem xét, đánh giá năng lực, uy tín của Tổ trưởng, tổ phó.

- Xem xét, đánh giá quá trình thực hiện nhiệm vụ (xây dựng kế hoạch, triển khai thực hiện, đôn đốc kiểm tra hiệu quả thực hiện các nhiệm vụ, các công việc của nhà trường và ngành giáo dục đã triển khai) thông qua hồ sơ sổ sách và hoạt động của các thành viên tổ nhóm, bộ phận.

Việc kiểm tra các chuyên đề tổ nhóm, bộ phận là tuỳ theo chức năng, nhiệm vụ được phân công để Hiệu trưởng lựa chọn nội dung, đối tượng kiểm tra (đảm bảo ít nhất 1lần/tổ nhóm, bộ phận/năm học).

3. Kiểm tra, đánh giá giáo viên:

Trong 1 năm học, Hiệu trưởng tổ chức kiểm tra hoạt động sư phạm ít nhất 1/3 giáo viên của trường. Có thể kết hợp cùng thời điểm với kiểm tra toàn diện nhà trường để có cơ sở tổng hợp đánh giá chung.

Việc kiểm tra, đánh giá giáo viên theo quy định về chuẩn nghề nghiệp giáo viên mỗi cấp học, trong đó tập trung vào những nội dung:

a) Phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống (do Hiệu trưởng nhận xét)

- Tư tưởng, chính trị; chấp hành chính sách, pháp luật của Nhà nước; việc chấp hành quy chế của ngành, quy định của cơ quan, đơn vị, đảm bảo số lượng, chất lượng ngày, giờ công lao động;

- Đạo đức, lối sống, ý thức đấu tranh chống các biểu hiện tiêu cực; sự tín nhiệm trong đồng nghiệp, học sinh và nhân dân; tinh thần đoàn kết; tính trung thực trong công tác; quan hệ đồng nghiệp; thái độ phục vụ nhân dân và học sinh.



b) Kết quả công tác được giao

- Thực hiện quy chế chuyên môn: kiểm tra hồ sơ chuyên môn của giáo viên và hồ sơ khác có liên quan để đánh giá việc thực hiện quy chế chuyên môn của giáo viên. 

- Kiểm tra giờ lên lớp: dự giờ tối đa 3 tiết . Khi dự giờ, cán bộ kiểm tra lập phiếu dự giờ, nhận xét ưu khuyết điểm về trình độ; nắm yêu cầu chuẩn kiến thức, kỹ năng, phương pháp giảng dạy (phiếu này sẽ lưu trong hồ sơ kiểm tra).

- Kết quả giảng dạy và giáo dục học sinh: điểm kiểm tra hoặc kết quả đánh giá môn học của học sinh từ đầu năm đến thời điểm kiểm tra; người kiểm tra khảo sát chất lượng; so sánh kết quả học sinh do nhà giáo giảng dạy với các lớp khác trong trường (có tính đến đặc thù của đối tượng dạy học); thu thập thông tin về chất lượng học tập của học sinh qua hồ sơ của nhà trường để đánh giá kết quả giảng dạy của giáo viên.

- Thực hiện các nhiệm vụ khác được giao: thực hiện công tác chủ nhiệm, công tác kiêm nhiệm, tham gia các cuộc vận động, các phong trào thi đua.

* Đánh giá xếp loại

- Tốt: Kết quả dự giờ và thực hiện quy chế chuyên môn đều đạt tốt; kết quả giảng dạy, giáo dục học sinh và thực hiện các nhiệm vụ khác được giao đạt khá trở lên.

- Khá: Kết quả dự giờ và thực hiện quy chế chuyên môn đạt khá trở lên; kết quả giảng dạy, giáo dục học sinh và thực hiện các nhiệm vụ khác được giao đạt yêu cầu trở lên.

- Đạt yêu cầu: Kết quả dự giờ; thực hiện quy chế chuyên môn; kết quả giảng dạy, giáo dục học sinh và thực hiện các nhiệm vụ khác được giao đạt yêu cầu.

- Chưa đạt yêu cầu: Kết quả dự giờ chưa đạt yêu cầu hoặc thực hiện quy chế chuyên môn chưa đạt yêu cầu.

4. Kiểm tra chuyên đề

Năm học 2015-2016, nhà trường cần tập trung kiểm tra các chuyên đề sau:

a) Kiểm tra đổi mới phương pháp dạy học và kiểm tra, đánh giá (Đối tượng kiểm tra chủ yếu: Quá trình dạy học, kết quả của tổ, nhóm chuyên môn, giáo viên; hồ sơ và hoạt động thực tế của đội ngũ giáo viên, kết quả học tập của học sinh, bài kiểm tra của học sinh, hiệu quả việc đổi mới phương pháp dạy học …).

b) Kiểm tra việc thực hiện chủ trương “Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin vào công tác quản lý và tổ chức các hoạt động giáo dục”. (Đối tượng kiểm tra chủ yếu: Hồ sơ lưu của Ban giám hiệu nhà trường, hồ sơ và kết quả hoạt động thực chất của đội ngũ giáo viên, nhân viên).

c) Kiểm tra việc thực hiện thu chi tài chính; việc huy động, sử dụng các nguồn kinh phí do dân và các tổ chức đóng góp. (Đối tượng kiểm tra chủ yếu: Hồ sơ lưu của Ban giám hiệu nhà trường; hồ sơ và hoạt động của kế toán, thủ quỹ…).

d) Kiểm tra việc thực hiện các quy định về dạy thêm học thêm.

e) Kiểm tra thực hiện các cuộc vận động, các phong trào của ngành (Đối tượng kiểm tra chủ yếu: Quá trình triển khai, kết quả của nhà trường; hồ sơ và hoạt động thực tế của đội ngũ…).

f) Kiểm tra việc thực hiện Luật phòng, chống tham nhũng; Luật thực hành tiết kiệm, chống lãng phí. (Đối tượng kiểm tra chủ yếu: Quá trình triển khai của Ban giám hiệu nhà trường, hồ sơ và hoạt động thực tế của đội ngũ CB, GV, CNV).



5. Kiểm tra hoạt động học tập và rèn luyện của học sinh

Hiệu trưởng tổ chức cho Ban KTNB thông qua việc kiểm tra thường xuyên, kiểm tra định kỳ, các lần kiểm tra các nội dung, kiểm tra giáo viên để kiểm tra học sinh nhằm có cơ sở xem xét đánh giá mức độ chuyển biến về chất lượng giảng dạy, giáo dục của giáo viên, của tổ nhóm hoặc nhà trường một cách chính xác, khách quan.



6. Kiểm tra các bộ phận

7. Giải quyết khiếu nại, tố cáo (nếu có)

V. Lịch kiểm tra công tác nội bộ theo năm học (Phụ lục 1)

VI.Triển khai kế hoạch kiểm tra công tác nội bộ theo tháng/tuần:

1. Lịch thực hiện kế hoạch kiểm tra toàn diện nhà giáo (Phụ lục 2)

2. Lịch thực hiện kế hoạch kiểm tra chuyên đề (Phụ lục 3)

3. Lịch thực hiện kế hoạch kiểm tra bộ phận


Thời gian

Tên bộ phận được KT

Nội dung kiểm tra

Người phụ trách

Người kiểm tra (ghi rõ họ tên)

Tuần 3/10

Thư Viện

Việc quản lí thư viện

Nguyễn Thị Mai Liệu

Đố Thị Kim Anh

Tuần 3/10

Thiết bị

Việc quản lí thiết bị dạy học

Đinh Thị Thanh Hoa

Đào Thị Phương Lan

Tuần 4/10

Các tổ chuyên môn

Việc triển khai kế hoạch chuyên môn

TTCM

Đào Thị Phương Lan

Tuần1/01

Kế toán, thủ quỹ

Thực hiện thu chi

Nguyễn Ngọc Thúy,

Đỗ Thị Nhung



Lê Văn Phú

Tuần1/3

Các tổ chuyên môn

Triển khai công tác chuyên môn HK2

TTCM

Đào Thị Phương Lan

Tuần 1/4

Các tổ chuyên môn

Kế hoạch ôn thi cho học sinh khối 12

TTCM

Đào Thị Phương Lan

Tuần 2/5

Kế toán, thủ quỹ

Thực hiện thu chi

Nguyễn Ngọc Thúy,

Đỗ Thị Nhung



Lê Văn Phú

Tuần 3/5

Ban thi đua

Công tác thi đua khen thưởng

Ban thi đua

Lê Văn Phú



Nơi nhận:

- Thanh tra Sở 9để báo cáo)

- Các PHT, TTCM, TTVP (để th/h)

- Lưu VP


THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ
Lê Văn Phú







tải về 52.48 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương