Céng hoµ x· héi chñ nghÜa viÖt nam Độc lập Tự do Hạnh phúc



tải về 117.15 Kb.
Chuyển đổi dữ liệu26.07.2016
Kích117.15 Kb.
#6670


UBND tØnh Phó Yªn

N«ng nghiÖp vµ PTNT
Số: 04 /BC- SNN

Céng hoµ x· héi chñ nghÜa viÖt nam

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Tuy Hoà, ngày 04 tháng 01 năm 2008


BÁO CÁO TỔNG KẾT

KẾT QUẢ THỰC HIỆN NĂM 2007 VÀ TRIỂN KHAI NHIỆM VỤ NĂM 2008


Thực hiện Chỉ thị số 40/2007/UBND ngày 03/12/2007 của UBND tỉnh về việc tổng kết năm 2007, triển khai công tác năm 2008; Sở Nông nghiệp và PTNT báo cáo một số nội dung chủ yếu về kết quả thực hiện nhiệm vụ công tác năm 2007 và triển khai kế hoạch năm 2008 như sau:
I. ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ THỰC HIỆN NĂM 2007:

1. Một số kết quả thực hiện Chương trình hành động số 01 ngày 12/02/2007 của UBND tỉnh:

- Phối hợp với UBND các huyện, TP triển khai chương trình hành động của Tỉnh uỷ số 05 ngày 03/10/2006 và kế hoạch số 22/KH-UBND ngày 31/5/2007 của UBND tỉnh về chuyển đổi cơ cấu sản xuất nông nghiệp và nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả cây trồng, vật nuôi giai đoạn 2006-2010;

- Đã hoàn thành báo cáo tổng kết 5 năm thực hiện Nghị quyết Trung ương 5 (khóa IX) về đẩy nhanh công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn trình UBND tỉnh;

- Phối hợp UBND các huyện, thành phố chọn và hướng dẫn bà con nông dân chuyển đổi, sử dụng một số giống cây trồng mới có khả năng kháng sâu bệnh cao, có chất lượng để đưa vào sản xuất, nâng cao giá trị kinh tế, nổi bật vụ lúa Đông xuân đạt năng suất bình quân 64,9tạ/ha cao nhất từ trước đến nay, năng suất mía bình quân 53tấn/ha (cao nhất từ trước đến nay).

- Công tác thú y phòng chống dịch bệnh GSGC được tăng cường, hoạt động kiểm dịch thực hiện thường xuyên, kịp thời phát hiện và xử lý đúng qui định các trường hợp vận chuyển GSGC trái phép qua địa bàn tỉnh. Tuy bệnh LMLM gia súc tái phát ở 9/9 huyện - TP trong tỉnh và diễn biến rất phức tạp, nhưng đã kịp thời bao vây, khống chế và giữ vững là địa bàn sạch về bệnh cúm gia cầm, bệnh tai xanh ở lợn.

- Hoàn thành Báo cáo và được UBND tỉnh quyết định phê duyệt kết quả rà soát, quy hoạch 3 loại rừng tỉnh Phú Yên (số 2358/QĐ – UBND ngày 12/12/2007).

- Xây dựng phương án chủ động chống hạn ngay từ đầu năm, Công ty thủy nông Đồng Cam cung cấp đủ nước tưới cho toàn hệ thống và có biện pháp hỗ trợ một số vùng ngoài hệ thống góp phần thắng lợi vụ lúa Đông Xuân và Hè thu (tuy vụ Hè thu có xảy ra khô hạn cục bộ nhưng đã khắc phục kịp thời). Phối hợp với địa phương vận động bà con nông dân thực hiện chủ trương của tỉnh là không sản xuất lúa tăng vụ, hướng chuyển đổi sản xuất 2 vụ lúa - một vụ màu thay 3 vụ lúa/năm, tuy nhiên vẫn còn một số địa phương như: huyện Phú Hoà, Đồng Xuân chưa thực hiện nghiêm túc (có khoảng 1.100ha lúa tăng vụ);

- Thực hiện đầu tư XDCB được bố trí vốn kế hoạch năm 2007, trong đó tập trung thi công các công trình thuỷ lợi: xử lý khắc phục đê kè Bạch Đằng, hồ chứa nước Hòn Dinh, hồ chứa nước La Bách, kè bờ Nam sông Đà Rằng; đôn đốc việc triển khai các công trình Bộ làm chủ đầu tư trên địa bàn như: hồ Đồng Tròn, tưới sau thuỷ điện Sông Hinh... Chuẩn bị hồ sơ thủ tục để triểm khai các Dự án ODA, vốn trái phiếu Chính phủ, vốn tín dụng trong các lĩnh vực thủy lợi, giảm nhẹ thiên tai, nước sạch và VSMTNT, lâm nghiệp… góp phần cải thiện đời sống nhân dân vùng nông thôn, miền núi. Riêng công trình Đê kè Bạch Đằng phấn đấu hoàn thành xây dựng phần nền đường (Gói thầu 6A, 6B) trước Tết nguyên đán Mậu Tí.



­ 2. Kết quả sản xuất nông - lâm - diêm nghiệp năm 2007 :

- Giá trị sản xuất nông lâm nghiệp năm 2007 theo giá cố định năm 1994 đạt 1.452,326 tỷ đồng, đạt 103,57% kế hoạch và tăng 5,55% so với thực hiện năm 2006, trong đó: trồng trọt đạt 1.084,550 tỷ đồng tăng 5,7%, chăn nuôi 288,177 tỷ đồng tăng 4,9%, dịch vụ nông nghiệp 43,664 tỷ đồng tăng 5,1% và lâm nghiệp đạt 35,635 tỷ đồng tăng 7,8% so thực hiện năm 2006.

- Giá trị sản xuất nông lâm nghiệp tính theo giá thực tế năm 2007 đạt 2.659,883 tỷ đồng tăng 13,5% so với năm 2006, trong đó: trồng trọt đạt 1.923,540 tỷ đồng tăng 13,7%, chăn nuôi đạt 590,048 tỷ đồng tăng 11,9%, dịch vụ nông nghiệp đạt 67,280 tỷ đồng tăng 11,3% và lâm nghiệp đạt 79,015 tỷ đồng tăng 21,9%.

a) Trồng trọt: Tổng diện tích gieo trồng cả năm 2007 đạt 127.988ha (giảm 0,3% so với thực hiện năm 2006), trong đó: ổn định cây lương thực có hạt 62.418ha (giảm 3,6%), sản lượng lương thực có hạt đạt 337.215 tấn (tăng 2,8%); cây chất bột lấy củ 13.827ha (tăng 23,9%), cây thực phẩm 9.469ha (giảm 9%), cây công nghiệp ngắn ngày 28.726ha (giảm 0,1%); cây CN lâu năm và ăn quả 13.548ha (tăng 1,7%), hầu hết năng suất các cây trồng đều tăng so với năm trước.
b) Chăn nuôi - thú y:

- Theo kết quả điều tra của Cục Thống kê tại thời điểm 1/8/2007: Đàn trâu: 3.782, tăng 2% so với cùng kỳ năm 2006; đàn bò: 233.596 con tăng 2,1% (trong đó đàn bò lai 80.556 con chiếm 34,5% tổng đàn); đàn lợn (không tính lợn sữa): 129.695 con, tăng 4,4%; đàn gia cầm: 1,93 triệu con, tăng 4,8% ; sản lượng thịt hơi gia súc các loại xuất chuồng hơn 24.780 tấn tăng 14,9%;

- Thực hiện nghiêm túc các biện pháp phòng chống dịch bệnh trong chăn nuôi; áp dụng các biện pháp đồng bộ, kiên quyết ngăn chặn, kiểm soát bệnh lở mồm long móng ở gia súc, so với cùng kỳ năm 2006 dịch LMLM (bị mắc 1.734 con trâu bò, 259 con heo) ít lây lan hơn và tổng số gia súc mắc bệnh giảm nhiều. Riêng ở huyện Sông Hinh dịch kéo dài do tiêm phòng đợt II/2006 đạt thấp (66%/tổng đàn), cùng với tập quán thả rông của đồng bào dân tộc, không có chuồng trại, UBND tỉnh công bố dịch tại Sông Hinh để tập trung dập dịch, đến ngày 18/5/2007 hết bệnh. Tính đến nay toàn tỉnh chưa xảy ra dịch cúm gia cầm, bệnh tai xanh ở lợn. Tăng cường kiểm tra chặt chẽ việc thực hiện các quy định về giết mổ gia súc, gia cầm và kiểm tra vệ sinh thú y, cụ thể di dời chốt kiểm dịch động vật An Phú ra cầu Bình Phú, thành lập chốt kiểm dịch tạm thời ở xã Xuân Lãnh - Đồng Xuân, tăng cường phối hợp với lực lượng công an, quản lý thị trường để kiểm tra, thành lập đội cơ động liên ngành các huyện, thành phố, đã sắp xếp được địa điểm mua bán gia cầm sống tại chợ Trung tâm dần đi vào ổn định, xây dựng lò giết mổ gia súc tập trung tại Phường 8 - TP Tuy Hoà, ngành Thú y tham mưu, phối hợp với chính quyền địa phương ra quyết định thành lập 198 điểm giết mổ gia súc tập trung tạm thời tại các xã, phường, thi trấn (gồm: huyện Đồng Xuân 35, Tây Hoà 29, Phú Hoà 9, Đông Hoà 30, Tuy An 43, Sông hinh 13, Sơn Hoà 19, Sông Cầu 17 và TP Tuy Hoà 3 điểm), bố trí 72 cán bộ thú y đảm trách kiểm soát giết mổ;



- Công tác tiêm phòng văc xin cho GSGC năm 2007:

+ Đợt I/2007: tòan tỉnh đã tiêm 174.879 con trâu, bò (đạt 87,6% tổng đàn), heo 11.871 con (đạt 92,2% trong diện tiêm), dê 4.740 con đạt 69,6%, cừu 465 con; gia cầm 1.009.877 con (gồm: 959.411 con vịt, 50.466 con gà), trong đó đã tiêm nhắc lại mũi 2 đợt I/2007 cho đàn vịt được 106.700 con.

+ Đợt II/2007: đã hoàn thành tiêm phòng vaccin cúm gia cầm cho 72.884 con gà đạt 96% trong diện tiêm và 769.088 con vịt đạt 100% diện tiêm và tiếp tục tiêm nhắc mũi 2 cho đàn vịt (mũi 2 cách mũi 1 khoảng 30 ngày); đối với gia súc đã tiếp nhận hỗ trợ 155.000/250.000 liều vắc xin LMLM từ nguồn dự trữ của Trung ương và triển khai tiêm phòng đồng loạt cho đàn gia súc từ ngày 28/12/2007.

+ Tiêm phòng dại chó mùa hè được 7.380 con (chủ yếu ở khu vực thành phố và các thị trấn).


c) Lâm nghiệp:

- Cơ bản hoàn thành các chỉ tiêu lâm sinh như: Giao khoán quản lý BVR 33.660,5ha tăng 3,8% so với cùng kỳ năm 2006, khoanh nuôi tái sinh rừng: 5.821ha giảm 7,8%, chăm sóc rừng trồng 11.128 ha tăng 37,2% (trong đó: chăm sóc rừng thuộc các Dự án 661, JBIC, KfW6: 6.128 ha, các tổ chức, cá nhân tự chăm sóc khoảng 5.000 ha); trồng rừng tập trung 3.154 ha tăng gần 1,5 lần so với thực hiện năm 2006 (2.146ha) trong đó: rừng PH - ĐD: 638ha (cụ thể: DA661: 564ha đạt 33,8% kế hoạch, dự án FLITCH: 50ha, trồng từ kinh phí đền bù giải phòng mặt bằng 24,74ha), rừng sản xuất: 2.516 ha (cụ thể: DA cây điều: 106,4ha, mô hình khuyến lâm: 260 ha, vốn lâm sinh bắt buộc từ khai thác rừng: 35ha, công ty cổ phân VRG trồng cao su thử nghiệm: 32ha, công ty cổ phần Cát Phú trồng keo lai: 79ha, trồng rừng thực nghiệm 4ha, trồng rừng vườn hộ gia đình khoảng 2.000ha); trồng cây phân tán khoảng 2 triệu cây;

- Khai thác lâm sản: Sản lượng gỗ rừng tự nhiên ước đạt 5.402 m3 giảm 17% so với năm 2006, trong đó: khai thác chỉ tiêu gỗ rừng tự nhiên (ước đến 31/3/2008): 3.000 m3, khai thác tận dụng và tận thu giải toả mặt bằng: 1.329m3, tịch thu gỗ khai thác trái phép: 1.073m3; gỗ nguyên liệu rừng trồng ước cả năm khai thác khoảng 16.000m3 (trong đó đã nghiệm thu 12.983m3) tăng gấp 2,2 lần so với năm trước; củi: 1.220 ster; song mây: 2.000 sợi; nhựa dầu 240 lít.

- Tăng cường thực hiện công tác tuần tra, bảo vệ và phòng chống cháy rừng, đã phát hiện và dập tắt 2 vụ cháy gây thiệt hại gần 9,4ha rừng trồng ở hai huyện Phú Hoà và Sông Cầu (nguyên nhân do đốt nương rẫy cháy lan). Đẩy mạnh xử lý các đối tượng vi phạm Luật bảo vệ và phát triển rừng, tính đến 15/12/2007 ngành Kiểm lâm đã phát hiện 1.259 vụ vi phạm (tăng 60 vụ so với năm 2006), trong đó: 89 vụ khai thác lâm sản trái phép, 57 vụ phá rừng gây thiệt hại 12,23ha, 25 vụ lấn chiếm, sử dụng đất lâm nghiệp sai mục đích, 1.026 vụ vận chuyển, mua bán trái phép gỗ và lâm sản... đã xử lý 1.195 vụ vi phạm (trong đó chuyển xử lý hình sự 2 vụ). Phương tiện và lâm sản tịch thu gồm: 1.073 m3 gỗ các loại, 274 ster củi, gần 63 tấn than hầm, 252kg và 66 con vật hoang dã, 12 ô tô, 130 xe máy, 245 phương tiện thô sơ và một số dụng cụ khác. Tổng tiền phạt và bán tang vật tịch thu: 5,595 tỷ đồng.



d) Diêm nghiệp:

Sản lượng muối sản xuất đạt 12.650 tấn tăng khoảng 50% so cùng kỳ với năm trước, nhìn chung thị trường tiêu thụ muối năm nay có thuận lợi, giá muối bình quân dao động từ 400.000 - 600.000 đồng/tấn.


e) Công tác thuỷ lợi và phòng chống, khắc phục hậu thiên tai:

- Thuỷ lợi phục vụ sản xuất: Nhìn chung công tác thủy lợi phục vụ nước tưới cho 2 vụ lúa chính: Đông xuân và Hè thu đạt kết quả khá tốt, Công ty thủy nông Đồng Cam và các Trạm quản lý thuỷ nông cơ sở có kế hoạch giữ nước, điều phối nước hợp lý; chủ động tích trữ nước tại các đầu mối công trình, hồ chứa theo cao trình thiết kế, tu bổ, nạo vét kênh mương thông thoáng, đảm bảo cấp nước tưới 100% diện tích đã ký kết hợp đồng;

- Công tác phòng chống LB và TKCN:

+ Ban chỉ huy PCLB & TKCN tỉnh phối hợp với Đài khí tượng thuỷ văn Nam Trung Bộ tổ chức thực hiện tốt công tác trực nắm bắt thông tin, dự báo thời tiết và thông báo kịp thời cho nhân dân để có biện pháp phòng tránh;

+ Để sớm khắc phục hậu quả lũ lụt, Ngành đã tích cực phối hợp với các địa phương triển khai các biện pháp như: tiêu thoát nước, chăm sóc các diện tích lúa mùa và cây trồng khác nhằm hạn chế hư hại; xử lý, vệ sinh đồng ruộng, nhanh chóng xác định khối lượng cần khắc phục, lập bản vẽ thi công và dự toán việc nạo vét, tu sửa kênh mương, sửa chữa các hư hỏng công trình thuỷ lợi kịp thời phục vụ sản xuất vụ Đông Xuân 2007 - 2008; nắm sát nhu cầu giống lúa và các loại cây trồng khác để cung cấp kịp thời cho sản xuất; tăng cường công tác phòng chống dịch, hướng dẫn chăm sóc cho đàn gia súc, gia cầm. Đồng thời lập phương án hỗ trợ giống khôi phục sản xuất với tổng kinh phí hỗ trợ 6,215 tỷ đồng để mua 560 tấn lúa giống (trong đó mua lúa giống tại tỉnh 250 tấn, tự cân đối tại địa phương 310 tấn), bắp lai 13 tấn, giống rau, đậu đỗ, điều ghép, cây con lâm nghiệp (73 triệu đồng); mua 23 máy phun thuốc tiêu độc sát trùng để phòng chống dịch bệnh GSGC và khắc phục các công trình kênh mương thuộc hệ thống thuỷ nông Đồng Cam (kế hoạch hỗ trợ kinh phí 2,5 tỷ đồng) và công trình hồ chứa nước Xuân Bình.
3. Về đầu tư xây dựng cơ bản tập trung:

a). Dự án qui hoạch: hoàn thành rà soát, qui hoạch lại 3 loại rừng trên địa bàn toàn tỉnh, tổng diện tích đất lâm nghiệp 250.000 ha, trong đó: rừng đặc dụng 19.160 ha, rừng phòng hộ 101.110ha, rừng sản xuất 129.730ha; đôn đốc tư vấn thực hiện quy hoạch bố trí dân cư khu vực nông thôn giai đoạn 2006 - 2010 (đã chậm 20 tháng so với hợp đồng); đã trình đề cương và dự toán dự án quy hoạch chi tiết trồng trọt các vùng nguyên liệu tập trung; triển khai năm đầu xây dựng Chương trình quản lý tổng hợp chuyển đổi cơ cấu sản xuất nông lâm diêm nghiệp tỉnh Phú Yên đến năm 2010 và định hướng đến năm 2015 (kinh phí sự nghiệp); đang trình quy hoạch vùng chăn nuôi tập trung gia súc gia cầm và dự án qui hoạch phát triển ngành nghề nông thôn đến năm 2010 - định hướng đến 2020.

b). Các dự án đê kè, thuỷ lợi:

Tiếp tục thực hiện các bước chuẩn bị đầu tư xây dựng công trình mới, tập trung đôn đốc tiến độ thi công các công trình chuyển tiếp, hoàn thành công trình hồ chứa nước Hòn Dinh, bổ sung điều chỉnh hồ sơ đầu tư do các chế độ phát sinh, từng bước tháo gỡ những vướng mắc tồn tại trong xây dựng các công trình quan trọng như đê kè Bạch Đằng, hồ chứa nước La Bách, đê kè bảo vệ bờ Nam hạ lưu sông Đà Rằng, trong đó cụ thể:


- Thực hiện đầu tư:

+ Công trình chống ngập lụt TP Tuy Hoà: khắc phục, gia cố kè (gói thầu số 4), hoàn thành 4 kè mỏ hàn, bậc lên xuống; thi công xong phần đổ đá hộc hộ chân kè 21.957m3; gói thầu số 5, 5A, 5B, 5C, 5D đã hoàn thành (chưa quyết toán); đang chuẩn bị triển khai thi công các gói thầu 6A, 6B, hạng mục trụ neo đậu tàu, dự kiến phấn đấu hoàn thành trước 01/7/2008; đến nay giá trị khối lượng thực hiện được duyệt là 38,21 tỷ đồng, trong đó giải ngân 36,78/45,05 tỷ đồng đã ký hợp đồng.

+ Công trình chỉnh trị cửa sông Đà Nông: đã làm việc với đơn vị tư vấn thiết kế về nội dung phòng lũ năm 2007 cho công trình, dự kiến năm 2008 công trình sẽ được thi công lại; giá trị khối lượng thực hiện từ khởi công đến nay: 25,500 tỷ đồng, trong đó giải ngân 24,312 tỷ đồng;

+ Hồ chứa nước La Bách: ước giá trị khối lượng thực hiện từ khởi công đến 31/12/2007 là 8,538 tỷ đồng, trong đó đã giải ngân 7,438tỷ đồng (gồm: vốn JBIC 5,628 tỷ đồng, vốn đối ứng 1,810 tỷ đồng).

+ Hồ chứa nước Hòn Dinh: Giá trị khối lượng thực hiện từ khởi công đến nay: 3,187 tỷ đồng, trong đó ước giải ngân đến 31/12/2007 là 1,15 tỷ đồng;

+ Hồ chứa nước Xuân Bình: Giá trị khối lượng thực hiện từ khởi công đến nay: 22,364 tỷ đồng, trong đó đã giải ngân 18,179 tỷ đồng, còn nợ 4,68 tỷ đồng, công trình chưa quyết toán.

+ Công trình chống xói lở kè bờ Nam HL sông Đà Rằng: đã tổ chức đấu thầu 3 gói thầu xây lắp kè (gói số 5, 6, 7), Sở Nông nghiệp và PTNT đang thẩm định phê duyệt kết quả lựa chọn nhà thầu các gói thầu 06, 07, 08, dự kiến khởi công vào đầu năm 2008, ước tính giá trị khối lượng thực hiện từ khởi công đến 31/12/2007 là 5,219 tỷ đồng.
- Chuẩn bị đầu tư:

+ Dự án Hồ chứa nước Kỳ Châu: đã thực hiện xong đấu thầu gói thầu tư vấn lập thiết kế bản vẽ thi công và TDT công trình;

+ Dự án hồ chứa nước Suối Vực: đã thẩm định, phê duyệt kết quả đấu thầu gói thầu tư vấn khảo sát, lập dự án xây dựng công trình;

+ Dự án hồ chứa nước Lỗ Ân: đã thực hiện xong khâu khảo sát địa chất, địa hình và đang lập báo cáo dự án công trình;

+ Dự án Kè sông Tam Giang HL đập Đá Vải: đang trình thẩm định TK cơ sở;

+ DA khắc phục khẩn cấp hậu quả thiên tai năm 2005: đã lập xong hồ sơ và đang trình thẩm định phê duyệt thiết kế cơ sở (dự kiến thi công hoàn thành vào năm 2008);

+ Các công trình giảm nhẹ thiên tai WB4: dự kiến chuyển sang dự án Quản lý rủi ro thiên tai, đã báo cáo danh mục với BQLDA Trung ương để vay vốn WB (sẽ thực hiện từ năm 2008 – 2009);

+ Công trình Kè chống sạt lở bờ sông Kỳ Lộ (Sông Cầu): đang lập DA đầu tư;

+ Dự án Trạm bơm tưới vùng mía nguyên liệu nhà máy đường KCP: đang triển khai;

+ Dự án hệ thống cấp nước vùng nuôi tôm hạ lưu Sông Bàn Thạch, Sở đang làm việc với các Sở ngành liên quan để triển khai thực hiện, xác định lại quy mô đầu tư và sự liên quan đến dự án Hoá dầu.



4. Về thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia, hỗ trợ mục tiêu, chương trình 135(II):

a). Công trình nước sạch nông thôn:

Tổng vốn đầu tư chương trình: 25,415 tỷ đồng để xây dựng:

+ Nâng cấp, sửa chữa nước sạch tập trung: 9 công trình

+ Xây dựng mới nước sạch tập trung: 36 công trình.

+ Xây dựng mới nhỏ lẻ cho trường học (141 công trình), trạm y tế (40 CT)

+ Các hoạt động truyền thông tập huấn: 4 hoạt động.

Ước tổng giá trị thực hiện cả năm 24,934 tỷ đồng, trong đó: (1)- Trung tâm nước sạch và VSMTNT 11,4 tỷ đồng (gồm: vốn NSTW 6,5 tỷ đồng đạt 100 % KH, vốn tài trợ khoảng 4,9 tỷ đồng đạt 70% kế hoạch); (2)- Phân cấp cho UBND các huyện - TP, Sở Giáo dục - đào tạo thực hiện 13,434 tỷ đồng đạt 119,6% kế hoạch;

b). Chương trình trồng mới 5 triệu ha rừng (Dự án 611):

- Tiếp tục thực hiện giao khoán quản lý bảo vệ rừng 30.554ha đạt 100% kế hoạch; khoanh nuôi tái sinh rừng: 4.625ha (đạt 100%) trong đó: KNTS tự nhiên 3.638ha, khoanh nuôi có trồng bổ sung 987ha; chăm sóc rừng trồng 2.853ha (đạt 100%), trong đó: năm thứ 1: 875ha, năm 2: 1.004 ha, năm 3: 974ha; riêng chỉ tiêu trồng rừng tập trung thực hiện đạt thấp 564/1.670ha chỉ đạt 33,8% kế hoạch, trong đó: trồng rừng phòng hộ - đặc dụng 564ha (đạt 70,5%), rừng sản xuất: không thực hiện, nguyên nhân chủ yếu do chưa lập dự án trồng rừng sản xuất.

- Ước giá trị thực hiện cả năm khoảng 11,347 tỷ đồng, đạt 92,3% kế hoạch (12,290 tỷ đồng), trong đó: các hạng mục lâm sinh: 7,896 tỷ đồng, xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ lâm sinh: 1,102 tỷ đồng, chi phí quản lý: 1,025 tỷ đồng, kinh phí quản lý bảo vệ rừng cấp thôn, xã: 551 triệu đồng, hoạt động khuyên lâm: 220 triệu đồng, lập dự án rà soát, qui hoạch lại 3 loại rừng: 553 triệu đồng.

c). Các dự án thuộc chương trình hỗ trợ mục tiêu, chương trình 135(II):

- Thực hiện Chương trình sắp xếp bố trí dân cư theo Quyết định 193/TTg của Thủ tướng Chính phủ: giá trị khối lượng cả năm 3,5 tỷ đồng đạt 100% kế hoạch vốn (không tính vốn bố trí lập dự án quy hoạch dân cư tỉnh Phú Yên 500 triệu đồng).

- Vốn chương trình bố trí dân cư khẩn cấp bổ sung năm 2007: giá trị khối lượng 4,108 tỷ đồng đạt 54% kế hoạch vốn phân bổ cả 2 đợt (trong đó: đợt I đã thực hiện 3,523/3,523 tỷ đồng, đợt II: 585/4.090 triệu đồng).

- Vốn sự nghiệp di dãn dân: Kế hoạch vốn 1.822 triệu đồng (1.822 hộ), thực hiện cả năm 282 triệu đồng (141 hộ) đạt 15,5%.

- Vốn dự án hướng dẫn người nghèo cách làm ăn khuyến nông, khuyến lâm:

+ Thực hiện 500 triệu đồng đạt 100% kế hoạch vốn giao, triển khai đầu tư 5 xã: Xuân Quang 3 (104,3 triệu đồng), Xuân Sơn Bắc (90,7 triệu đồng), An Thạch (97,5 triệu đồng), An Nghiệp (97,5 triệu đồng), Hoà Thịnh (97,5 triệu đồng) và Chi cục HTX & PTNT (12,5 triệu đồng). Tổng số hộ hưởng lợi: 479 hộ;

+ Nội dung đầu tư: hỗ trợ mô hình chăn nuôi (bò, heo, gia cầm) 485,6 triệu đồng, hỗ trợ mô hình thâm canh cây lúa 29,6 triệu đồng; tập huấn cho các nông hộ 7,5 triệu đồng; chi phí quản lý 22,5 triệu đồng.

- Vốn hỗ trợ phát triển sản xuất thuộc chương trình 135 giai đoạn 2006 -2010:

+ Thực hiện 765,532 triệu đồng (phần vốn sự nghiệp) đạt 29% kế hoạch (2.640 trđ), đầu tư hỗ trợ cho 11 xã thuộc các huyện: Sông Hinh (350 trđ), Sơn Hoà (350 trđ), Đồng Xuân (65,532 trđ). Trong đó: đã hỗ trợ 20.447 kg lúa giống cho 714 hộ, 8.987 kg bắp lai cho 942 hộ; 92 tấn mía giống cao sản cho 46 hộ, 8.420 gốc tre lấy măng Bát độ cho 585 hộ, 3.750 cây xoài ghép cho 907 hộ, 219.635 cây giống lâm nghiệp (xà cừ, keo lai) cho 281 hộ, hỗ trợ mô hình sản xuất lúa nước 25 hộ, hỗ trợ cho 30 hộ bơm tưới lúa. Riêng phần vốn đầu tư phát triển chưa thực hiện.


Nhìn chung các chương trình 135 giai đoạn 2006 -2010, bố trí dân cư theo Quyết định 193 của Thủ tướng, dự án hướng dẫn người nghèo cách làm ăn khuyến nông, khuyến lâm đã góp phần rất quan trọng trong việc phát triển kinh tế- xã hội, giữ vững an ninh trật tự vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, giúp nhân dân có bước tiến ổn định sản xuất và cuộc sống, trong đó công tác xây dựng kế hoạch xuất phát từ cơ sở thôn, buôn, xã là bước tiến dân chủ để người dân chủ động hơn trong sản xuất cây gì, con gì, ý thức được trách nhiệm tham gia chương trình MTQG.
5. Về xây dựng quan hệ sản xuất:

a). Về phát triển kinh tế trang trại: có 2.735 trang trại, gồm 1.452 trang trại trồng cây hàng năm, 217 trang trại trồng cây lâu năm, 852 trang trại nuôi trồng thuỷ sản, 113 trang trại chăn nuôi, 77 trang trại lâm nghiệp, 24 trang trại kinh doanh tổng hợp; sử dụng 10.384ha đất vào sản xuất, có 7.621 lao động thường xuyên tham gia sản xuất trong các trang trại; vốn sản xuất của trang trại 350 tỷ đồng, giá trị sản xuất đạt 293,8 tỷ đồng tăng 48,3% so với năm 2006; Phân loại: có 2.109 trang trại đạt loại khác chiếm 77,1%, 532 trang trại đạt loại trung bình chiếm 19,5% và 94 trang trại xếp loại yếu chiếm 3,4%.

b). Tổ hợp tác: Trong năm 2007 không có THT đăng ký mới, toàn tỉnh có 480 THT hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp, trong đó 23 THT có đăng ký hoạt động với 489 thành viên tham gia.

c). Về HTX nông nghiệp: Toàn tỉnh có 106 HTX hoạt động theo Luật hợp tác xã, trong đó 103 HTX chuyển đổi và 3 HTX thành lập mới; cơ cấu ngành nghề làm dịch vụ kỹ thuật chiếm 75%, dịch vụ tổng hợp chiếm 20%, tổ chức sản xuất ngành nghề chiếm 15% … Đa số các hợp tác xã nông nghiệp hoạt động sản xuất kinh doanh, dịch vụ đều có lãi, mức lãi từ khoảng 250 - 560 triệu đồng/năm, phân phối lãi vốn góp đạt 7 - 10%/vốn cổ phần/năm. Phân loại: có 9HTX đạt loại giỏi chiếm 8,5%, 33HTX đạt loại khá chiếm 31,1%, 37 HTX đạt loại trung bình chiếm 34,9% và 27 HTX yếu kém chiếm 25,5%.

d). Về đổi mới các Nông lâm trường quốc doanh: đã chuyển đổi tách 2 lâm trường quốc doanh trực thuộc hai Công ty SXKD để thành lập hai Ban quản lý rừng phòng hộ Sông Con và Hà Đan (cộng chung đến nay có 8 BQLRPHộ, 2 BQL rừng đặc dụng); riêng đối với các Nông trường Quốc doanh trên địa bàn Phú Yên thuộc Tổng Công ty cà phê Việt Nam đã sắp xếp Nông trường cá phê EaBá thành lập Công ty cà phê EaBá thuộc Tổng Công ty cà phê Việt Nam, đang sắp xếp theo hướng cổ phần hoá Công ty dịch vụ Sơn Thành (Nông trường cà phê Sơn Thành), giải thể Nông trường cà phê Vân Hoà, riêng Nông trường cà phê Phú Sơn đã giải thể trước đây.

6. Về phong trào xây dựng cánh đồng 50 triệu đồng/ha/năm, nông dân sản xuất - kinh doanh giỏi:

Thực hiện chủ trương của Bộ Nông nghiệp và PTNT về chuyển đổi cơ cấu cây trồng - vật nuôi, xây dựng cánh đồng đạt giá trị 50 triệu đồng/ha/năm. Sở Nông nghiệp và PTNT đã tập trung chỉ đạo các đơn vị trực thuộc phối hợp cùng với Phòng Kinh tế các huyện, thành phố xây dựng các mô hình có thu nhập cao phù hợp với điều kiện cụ thể của từng địa phương. Tổng kết phong trào xây dựng cánh đồng 50triệu đồng/ha/năm 2006 có 1.062ha/119.790ha đất sản xuất nông nghiệp trên địa bàn 41/106 xã, phường, thị trấn thuộc 8/9 huyện, Thành phố (huyện Sông Cầu chưa báo cáo) đạt tiêu chí (qui mô từ 5ha trở lên, giá trị trên 40 triệu đồng/ha/năm). Số liệu tổng kết phong trào hộ nông dân SXKD giỏi năm 2005-2006 có 52.695 hộ, trong đó cấp TW 428 hộ, cấp tỉnh 2.840 hộ, cấp huyện 10.085hộ, cấp cơ sở 39.342hộ; phân loại mức thu nhập (đã trừ chi phí): loại trên 100 triệu đồng/năm có 305 hộ; từ 51-70 triệu đồng/năm có 2.508 hộ; loại 31-50 triệu đồng/năm có 4.250 hộ; loại từ 21-30 triệu đồng/năm có 10.338 hộ; loại đạt 20 triệu đồng/năm có 41.958hộ (chiếm 79,6%).

Năm 2006-2007 Trung tâm giống và KT cây trồng đã xây dựng 2 mô hình cánh đồng tại Hoà An Đông trên diện tích 5 ha (lúa - đậu xanh - lúa) đạt giá trị 52,56 triệu đ/ha/năm; mô hình tại xã Hoà Mỹ Đông (lúa- bắp lai- dưa hấu) đạt giá trị 57,79 triệu đ/ha/năm, đã báo cáo tổng kết, tổ chức hội thảo và khuyến cáo nông dân các địa phương áp dụng nhân rộng.

Đến nay khẳng định các mô hình có thu nhập cao như: Lúa Đông xuân - Đậu xanh Xuân hè - Lúa hè thu; Lúa Đông xuân - Dưa hấu vụ Hè - Bắp lai; trồng luân canh nhiều vụ rau/năm. Các mô hình này đã được nhiều hộ nông dân áp dụng nhân rộng sản xuất tại một số địa phương như huyện: Đông Hoà, Tây Hoà, Phú Hoà và Thành phố Tuy Hoà; tuy nhiên vẫn còn nhiều địa phương cấp xã chưa quan tâm hưởng ứng.



7. Tình hình hợp tác với các tỉnh bạn:

a). Về ký kết văn bản:

- Sở Nông nghiệp và PTNT đã ký kết bản thoả thuận về nội dung hợp tác trên lĩnh vực Nông nghiệp và PTNT với Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh Khánh Hoà (ngày 25/3/2005).

- Đã chuẩn bị nội dung văn bản thoả thuận hợp tác với Sở Nông nghiệp và PTNT Bình Định (dự kiến tổ chức ký kết trong quý IV/2007).
b). Một số hoạt động thực hiện hợp tác năm 2007:

- Trong công tác quản lý bảo vệ rừng, chủ yếu vùng giáp ranh giữa 2 tỉnh Phú Yên - Khánh Hoà; BQL rừng phòng hộ Sông Bàn Thạch và BQLRPH Vạn Ninh thường xuyên thông tin và phối hợp với lực lượng kiểm lâm kiểm tra truy quét xoá bỏ những tụ điểm lâm sản trái phép phát sinh trên vùng rừng giáp ranh; nhìn chung có chuyển biến nhất định làm hạn chế thực trạng khai thác lâm sản trái phép và bảo vệ rừng vùng giáp ranh.

- Trong công tác Thú y: Chi cục Thú y tỉnh Phú Yên ngoài việc thực hiện nhiệm vụ theo Pháp lệnh Thú y, thường xuyên trao đổi thông tin về tình hình dịch bệnh với các tỉnh Khánh Hoà, Bình Định, Gia Lai, Đắc Lắc và chỉ đạo các trạm kiểm dịch đầu mối của tỉnh để phối hợp phòng chống dịch bệnh thông qua con đường vận chuyển động vật và sản phẩm gia súc gia cầm, nhất là bệnh LMLM, cúm gia cầm H5N1, bệnh tai xanh ở lợn, nhìn chung thực hiện hợp tác tạo điều kiện phối hợp chặt chẽ và hiệu quả hơn trong công tác thú y.

- Trong công tác giống và kỹ thuật cây trồng, vật nuôi: Các đơn vị trong ngành: Trung tâm giống và KT cây trồng, TT giống và kỹ thuật vật nuôi, Trung tâm khuyến nông – lâm đã có hợp tác thông qua hợp đồng kinh tế với các đơn vị thuộc ngành Nông nghiệp và PTNT tỉnh Khánh Hoà, Bình Định, Đắc Nông, Kon Tum, Ninh Thuận... để chuyển giao công nghệ sản xuất cung ứng Điều ghép, keo lai, sản xuất nấm; xuất nhập giống lúa xác nhận, giống cây cao su, giống cây thực phẩm ... tinh bò thịt Brahman, giống Dê bách thảo thuần, giống cỏ voi, giống trùn quế, bò giống thuần và lai, giống cừu Phan Rang ... Nhìn chung tạo thuận lợi hơn trong việc đưa các công nghệ tiên tiến, giống tốt phục vụ sản xuất nông nghiệp phù hợp với vùng sinh thái.

- Cung cấp thông tin về nguồn nước từ sông Bàn Thạch, sông Ba của tỉnh Phú Yên và khả năng phối hợp làm cơ sở hợp tác cung cấp nước cho Khu kinh tế Vân Phong tỉnh Khánh Hoà.
8. Đánh giá chung:


    - Sản xuất Nông - lâm nghiệp năm 2007 tuy bị ảnh hưởng thời tiết, dịch bệnh nhưng vẫn phát triển ổn định, 2 vụ lúa chính được mùa (năng suất lúa bình quân cả năm ước đạt khoảng 57tạ/ha tăng 3tạ/ha so năm 2006); năng suất mía niên vụ 2006 – 2007 đạt gần 52tấn/ha (tăng 4,5 tấn/ha so với niên vụ trước), năng suất sắn đạt gần 15 tấn/ha; tiếp tục duy trì, khôi phục và phát triển đàn gia súc cầm (đàn bò tăng 2,2%, đàn lợn tăng 4,4%, đàn gia cầm tăng 4,9%), công tác phòng chống dịch bệnh GSGC được tăng cường, phát hiện kịp thời và xử lý đúng qui định các trường hợp vận chuyển GSGC trái phép qua địa bàn tỉnh, chưa phát hiện bệnh tai xanh ở lợn, dịch cúm gia cầm H5N1; thực hiện công tác quản lý bảo vệ rừng, phòng chống cháy rừng đạt khá, diện tích trồng rừng đạt cao hơn năm 2006; triển khai có hiệu quả công tác PCLB và hỗ trợ cứu nạn kịp thời.

- Kinh tế nông thôn nhìn chung có phát triển các hình thức trang trại, tổ hợp tác, HTX và các Doanh nghiệp chế biến nông thôn đã góp phần làm thay đổi tư duy, tập quán sản xuất nhỏ, manh mún, tự cung tự cấp sang sản xuất hàng hóa quy mô lớn hơn, có điều kiện để áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, xúc tiến việc liên doanh-liên kết trong quá trình tổ chức sản xuất là cơ sở để hình thành các loại hình kinh tế hợp tác ở nông thôn; hoạt động của Tổ hợp tác đã mang lại lợi ích thiết thực cho từng thành viên, từng bước sử dụng có hiệu quả hơn đất đai, lao động, tiền vốn, vật tư; hầu hết các HTX-NN hoạt động sản xuất kinh doanh, dịch vụ đều có lãi, đã xuất hiện một số HTX liên doanh liên kết để phát triển ngành nghề, mở rộng và nâng cao hiệu quả hoạt động, bước đầu thể hiện được vai trò quan trọng trong việc chuyển giao tiến bộ KHKT vào sản xuất, thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu cây trồng - vật nuôi, xây dựng và phát triển được một số mô hình thu nhập cao, cánh đồng 50 triệu/ha, góp phần xây dựng cơ sở hạ tầng và phúc lợi xã hội ở nông thôn.

Tuy nhiên một số tồn tại, hạn chế:

- Việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp còn chậm, trong đó: trồng trọt chiếm tỷ trọng cao 76%, chăn nuôi chiếm tỷ trọng thấp 20%;

- Thời tiết diễn biến phức tạp ảnh hưởng bất lợi sản xuất nông nghiệp, trong đó: nắng nóng kéo dài đã gây thiếu nước tưới cục bộ hơn 1.100ha lúa vụ Hè thu (gây mất trăng 32ha); ảnh hưởng của cơn bão số 2 gây mưa lớn ở thượng nguồn đã làm ngã đổ 120ha mía, 238ha rau màu và ngập úng 5.633,5ha lúa Hè thu làm giảm năng suất 3,1tạ/ha so với vụ Hè thu trước (tổng giá trị thiệt hại do ảnh hưởng cơn bão số 2 khoảng 20 tỷ đồng); mưa lũ kéo dài từ ngày 16/10 đến giữa đầu tháng 11 đã gây ảnh hưởng thiệt hại 3.667ha lúa vụ mùa làm giảm năng suất 7,1 tạ/ha so với vụ mùa năm trước, 2.439 tấn thóc - gạo bị ngập, gần 16.000ha hoa màu và cây công nghiệp ngắn ngày bị hư hại; 220.000 cây con lâm nghiệp bị trôi dạt, ngập úng, 311 con gia súc chết, cuốn trôi 48.976 con gia cầm, 116 tấn muối bị ướt trôi, đá xây, bê tông các công trình thuỷ lợi bị vỡ 5.098m3, kênh mương bị bồi lấp, sạt lở 303.154m3, đập bổi bị hư 33 cái (ước tổng thiệt hại của ngành nông nghiệp khoảng 51 tỷ đồng ).

- Dịch LMLM tái phát ở 9/9 huyện – thành phố trong tỉnh và diễn biến rất phức tạp, có 1.993 con gia súc mắc bệnh (trong đó: tiêu huỷ toàn bộ 259 con heo) đã gây thiệt hại khá lớn về kinh tế đối với người chăn nuôi;

- Nợ thanh toán khối lượng trồng rừng từ năm 2002 – 2006 từ nguồn hỗ trợ ngân sách tỉnh gần 1,97 tỷ đồng vẫn chưa được giải quyết dứt điểm, chưa bố trí được nguồn để thanh toán.

- Công tác đầu tư XDCB các công trình của ngành mất nhiều thời gian giải quyết, xử lý những vướng mắc, khắc phục tồn tại; tiến độ thi công các công trình đều chậm, trong đó công tác giải toả đền bù kéo dài; hồ sơ tài liệu đầu tư xây dựng chỉnh sửa nhiều lần; thủ tục đấu thầu, phê duyệt kéo dài thời gian; các đơn vị tư vấn chậm hoàn chỉnh hồ sơ trình duyệt.



II. KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP, NT NĂM 2008:

UBND tỉnh quyết định giao chỉ tiêu kế hoạch và dự toán ngân sách nhà nước năm 2008 (Số 2313/QĐ- UBND ngày 8/12/2007); và Sở Kế hoạch - Đầu tư thông báo các thông tin hướng dẫn kế hoạch kinh tế - xã hội năm 2008 cho Sở Nông nghiệp và PTNT (Số 2152/SKHĐT – TH ngày 08/12/2007), trong đó chỉ tiêu chủ yếu như sau:

- Phấn đấu đạt chỉ tiêu giá trị SXNL nghiệp tăng 2,5%, trong đó:

+ Tốc độ tăng giá trị sản xuất nông nghiệp 2,4%

+ Tốc độ tăng giá trị sản xuất lâm nghiệp 8,6%;

- Ổn định diện tích cây lương thực có hạt 62.500ha (trong đó: Lúa 56.000ha); sản lượng đạt 320 ngàn tấn (trong đó: thóc 305 ngàn tấn).

- Phấn đấu diện tích và năng suất một số cây công nghiệp chủ yếu như:

+ Mía: 20.000 ha, NS  55 tấn mía cây/ha (tăng 2 tấn/ha);

+ Sắn: 10.000 ha, NS  17tấn củ tươi/ha;

+ Mè: 4.500ha, NS  4,5 tạ/ha;

+ Thuốc lá: 1.000ha, NS  13 tạ/ha;

+ Đậu phụng 1.000ha, NS  10 tạ/ha;

+ Bông vải: 600 ha, NS  23 tạ/ha;

+ Đàn trâu tăng 1,5%, bò tăng 1,9%; đàn heo tăng 4,9%; đàn gia cầm tăng 1%;

+ Trồng rừng tập trung 4.500ha, trong đó: rừng PH- ĐD khỏang 1.000ha (DA661: 850ha, FLITCH: 150ha), rừng sản xuất 3.500ha (DA661 hỗ trợ: 1.000ha, DA điều: 500ha, FLITCH: 100ha, KfW6: 300ha, vốn lâm sinh: 100ha và các tổ chức, cá nhân tự trồng rừng kinh tế 1.500ha);

+ Trồng cây phân tán: 2 triệu cây;

+ Tỷ lệ che phủ của rừng: 38,3%.

+ Khai thác gỗ rừng tự nhiên: 4.000 m3 (chỉ tiêu đã được Bộ NN - PTNT phê duyệt)

+ Khai thác gỗ rừng trồng: 15.000 m3

+ Diện tích tưới chủ động: 55.000 ha

+ Tỷ lệ hộ dân nông thôn sử dụng nước sạch: 52%

+ Sản lượng muối: 15.000 tấn.

- Chi ngân sách quản lý Hành chính: 9,199 tỷ đồng, trong đó: Chi cục Kiểm lâm 6,575 tỷ đồng;

- Chi sự nghiệp Nông - lâm - thuỷ lợi: 11,12 tỷ đồng, trong đó: các Ban quản lý rừng phòng hộ 3,861 tỷ đồng;

- Chương trình NS và VSMTNT: 6,665 tỷ đồng;

- Dự án 5 triệu ha rừng: 14,140 tỷ đồng.

- Dự án hướng dẫn người nghèo cách làm ăn (khuyến nông, khuyến lâm): 700 triệu đồng.

- Hỗ trợ Ban chỉ đạo Chương trình 135: 10 triệu đồng;

- Vốn lập qui hoạch: 300 triệu đồng;

- Vốn chuẩn bị đầu tư nông, lâm, thuỷ lợi: 210 triệu đồng;

- Vốn thực hiện đầu tư: 10,362 tỷ đồng, trong đó:

+ 8 Dự án nông, lâm nghiệp: 4,2 tỷ đồng, trong đó: vốn đối ứng: 3,2 tỷ đồng

+ 4 Dự án thuỷ lợi: 6 tỷ đồng, trong đó: vốn đối ứng: 1,2 tỷ đồng

Chưa bao gồm 3 công trình sử dụng vốn Trái phiếu Chính phủ và vốn mượn của Bộ Tài chính được chuyển nguồn vốn năm 2007 (Hồ chứa nước Kỳ Châu, hồ chứa nước Suối Vực, chống xói lở bờ Nam sông Đà Rằng).


2. Nhiệm vụ và giải pháp chủ yếu để thực hiện các chỉ tiêu KH 2008:

a). Về sản xuất nông, lâm, diêm nghiệp:

- N«ng nghiÖp:

+ Trång trät: TiÕp tôc ổn định diện tích các cây trồng chủ lực (lúa nước, bắp lai, mía, sắn…), tập trung th©m canh tăng năng suất, phÊn ®Êu s¶n xuÊt ®­îc mïa 2 vô lóa chÝnh (§«ng xu©n vµ HÌ thu) để đảm bảo an ning lương thực, trong đó tăng cường thực hiện một số biện pháp về: gièng, kü thuËt s¹ th­a, s¹ hµng hîp lý, kiªn cè kªnh m­¬ng thuû lîi, ¸p dông chương trình IPM, “3 giảm 3 tăng”, chủ động theo dõi và phòng trừ có hiệu quả các đối tượng gây hại phổ biến trong c¸c vụ lóa chÝnh như: Sâu năn, bọ trĩ, rầy nâu, bệnh vàng lùn, lùn xoắn lá, sâu cuốn lá, sâu đục thân, bệnh đạo ôn, khô vằn, thối bẹ, thối thân, lem lép hạt lúa ... Tiếp tục phát triển các chương trình: giống cây trồng - vật nuôi, khuyến nông - khuyến lâm; mở rộng phát triển các mô hình thâm canh cây trồng đạt năng suất, chất lượng cao; chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hoá có chất lượng, nâng cao hiệu quả, phát huy lợi thế của từng vùng, hình thành các vùng chuyên canh tập trung gắn với công nghệ sau thu hoạch và công nghiệp chế biến; sản xuất gắn với thị trường, tạo ra nhiều sản phẩm đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong nước và xuất khẩu, giảm dần tỷ trọng trồng trọt trong cơ cấu kinh tế nông nghiệp.
+ Ch¨n nu«i: PhÊn ®Êu t¨ng tû träng ch¨n nu«i trong c¬ cÊu kinh tÕ n«ng nghiÖp; mở rộng qui mô chăn nuôi, đẩy mạnh việc áp dụng các tiến bộ kỹ thuật về giống truyÒn tinh nh©n t¹o, nuôi dưỡng và phòng trừ dịch bệnh để tăng năng suất, chất lượng và hiệu quả kinh tế; phát triển các mô hình chăn nuôi theo hướng công nghiệp và bán công nghiệp, chú trọng về chất lượng con giống để phát triển đàn gia súc (bò thịt, heo hướng nạc); vËn ®éng chuyển dần cơ sở chăn nuôi tập trung ra khỏi khu vực dân cư, chó träng công tác gièng vật nuôi vµ phòng trừ dịch GSGC. Nh©n réng c¸c m« h×nh trång cá nuôi bò thịt th©m canh g¾n với việc quản lý chặt chẽ về thú y, xem đây là một hướng chăn nuôi chính. Tăng cường hướng dẫn người chăn nuôi các phương pháp chế biến thức ăn thô, sö dông thøc ¨n tinh có hiệu quả, chủ động nguồn thức ăn thô xanh, khuyến khích đầu tư các cơ sở sản xuất giống vật nuôi, cơ sở chế biến: thức ăn chăn nuôi và sản phẩm chăn nuôi có chất lượng cao đáp ứng nhu cầu phát triển chăn nuôi...
- Lâm nghiệp:

+ Trên cơ sở kết quả rà soát qui hoạch lại 3 loại rừng được duyệt, xác định diện tích rừng đặc dụng, phòng hộ cần thiết để có kế hoạch bảo vệ, khoanh nuôi, trồng mới; diện tích rừng sản xuất đưa vào dự án tổ chức bảo vệ, khoanh nuôi tái sinh và khuyến khích trồng mới theo hướng thâm canh và hiệu quả. Tập trung cho việc nghiên cứu chọn, tạo và sử dụng giống tốt để tăng nhanh tốc độ sinh khối các loại cây lấy gỗ và cây nguyên liệu giấy trên đất trống lâm nghiệp; khai thác lâm sản hợp lý, đúng qui trình qui phạm, đảm bảo cho nhu cầu tiêu dùng và làm hàng tiểu thủ công mỹ nghệ xuất khẩu; phấn đấu nâng tỷ lệ che phủ rừng lên 38,3% vào cuối năm 2008.

+ Triển khai thực hiện qui hoạch rừng sản xuất, thu hút các thành phần kinh tế đầu tư phát triển rừng sản xuất, tập trung thực hiện các chỉ tiêu lâm sinh Dự án 661, góp phần tăng độ che phủ của rừng và nâng cao thu nhập sản xuất lâm nghiệp.

+ Tiếp tục thực hiện những biện pháp cấp bách về quản lý bảo vệ rừng, PCCCR, phát nương làm rẫy trái phép. Tiến hành cắm mốc 3 loại rừng trên bản đồ và thực địa.



- Diªm nghiÖp: Khuyến khích đầu tư xây dựng CSHT, cơ sở chế biến, ứng dụng tiến bộ KT để sản xuất muối đạt tiêu chuẩn muối sạch đáp ứng nhu cầu tiêu dùng, góp phần chủ động sản xuất chế biến, tiêu thụ sản phẩm muối, ổn định đời sống diêm dân.
b) Thuû lîi vµ phßng chèng lôt b·o:

- Tổ chức tốt công tác điều tiết nước phục vụ sản xuất cho 2 vụ lúa chính: Đông xuân và Hè thu, trong đó chủ lực là Công ty Thuỷ nông Đồng Cam đảm bảo đáp ứng nhu cầu nước trong toàn hệ thống và có biện pháp hổ trợ một số vùng ngoài hệ thống do địa phương quản lý... triển khai các biện pháp chủ động chống hạn trên toàn địa bàn tỉnh; chuẩn bị sẵn sàng các nguồn lực để huy động chống hạn kịp thời, có kế hoạch tích nước để đáp ứng nhu cầu tưới.

- Sau tổng kết công tác PCLB và TKCN năm 2007, nhất là rút được bài học kinh nghiệm phòng chống, đối phó, khắc phục, tập trung triển khai thực hiện kế hoạch nhiệm vụ năm 2008; tiếp tục thực hiện phương châm 4 tại chỗ; thường xuyên rà soát, kiểm tra các công trình hồ chứa, hệ thống thuỷ lợi, vùng neo đậu tàu thuyền, các điểm dân cư nguy cơ ảnh hưởng triều cường .., đề xuất phương án cụ thể của từng ngành và địa phương bảo đảm an toàn, giảm nhẹ thiên tai trong mùa bão lũ.

c/ Đẩy mạnh thực hiện công tác XDCB đảm bảo chất lượng và tiến độ CT:

- Tăng cường công tác quản lý chất lượng công trình xây dựng trong lĩnh vực ngành gồm: mới được khởi công, đang thi công, đã hoàn thành và đưa vào sử dụng; kiểm tra, đánh giá tình hình chất lượng công trình xây dựng (loại công trình nào, giai đoạn nào: khảo sát, thiết kế, thi công, vận hành) và công tác quản lý công trình xây dựng theo các chủ thể (BQL, tư vấn giám sát, nhà thầu thiết kế, khảo sát, thi công …), theo giai đoạn (khảo sát, thiết kế, thi công, bảo trì …), tiếp tục đôn đốc đẩy nhanh tiến độ xây dựng các các công trình chuyển tiếp và khởi công xây dựng mới các công trình thuộc các Dự án được ghi kế hoạch vốn năm 2008; đồng thời khảo sát, thiết kế, lập thủ tục trình duyệt đối với các công trình chuẩn bị đầu tư và đầu tư xây dựng trong lĩnh vực ngành.

- Tổ chức triển khai và phối hợp với các địa phương thực hiện tốt nguồn vốn vay ưu đãi cho chương trình kiên cố hoá kênh mương.
d/ Về khoa học công nghệ và đào tạo:

- Đẩy mạnh việc áp dụng tiến bộ khoa học công nghệ vào sản xuất phục vụ công nghiệp chế biến và tiêu thụ sản phẩm có thu nhập cao, trong đó:

+ KhuyÕn khÝch øng dông kü thuËt, c«ng nghÖ tiªn tiÕn vµo trong c¸c kh©u s¶n xuÊt n«ng nghiÖp, l©m nghiÖp, nghÒ muèi, b¶o qu¶n chÕ biÕn s¶n phÈm sau thu ho¹ch, t­íi tiªu khoa häc... nh»m n©ng cao n¨ng suÊt, chÊt l­îng, h¹ gi¸ thµnh, t¨ng thu nhËp cho n«ng d©n vµ hiÖu qu¶ sö dông ®Êt ®ai, tµi nguyªn rõng.

+ T¨ng c­êng c«ng t¸c Thó y, b¶o vÖ thùc vËt, tõng b­íc n©ng dÇn viÖc kiÓm so¸t chÆt chÏ vÒ gièng c©y trång, vËt nu«i, sö dông ho¸ chÊt, thuèc trõ s©u vµ tham gia qu¶n lý chÊt l­îng vËt t­ n«ng nghiÖp.

+ Cung cấp cơ sở khoa học để địa phương, nông dân lựa chọn phương thức canh tác, x©y dùng vµ nh©n réng m« h×nh phôc vô môc tiªu x©y dùng c¸nh ®ång 50 triệu ®ång/ha, hộ nông dân trên 50 triÖu ®ång/hé/n¨m. Đề xuất mçi ®¬n vÞ cÊp huyÖn phấn đấu tập trung 4-5 s¶n phÈm chñ lùc, c¸c doanh nghiÖp, chñ trang tr¹i ®Èy nhanh viÖc øng dông c«ng nghÖ cao trong quy tr×nh s¶n xuÊt, ®Æc biÖt ®èi víi s¶n phÈm sö dông nhiÒu lao ®éng, cã thÞ tr­êng æn ®Þnh.

- T¨ng c­êng c«ng t¸c ®µo t¹o, tËp huÊn, båi d­ìng nguån nh©n lùc nhÊt lµ cho lao ®éng n«ng th«n, chñ trang tr¹i, c¸n bé HTX, c¸n bé khuyÕn n«ng c¬ së x·, th«n ...
e/ Đổi mới và tăng cường quản lý nhà nước ngành Nông nghiệp và PTNT:

- Từng bước đổi mới quan hệ sản xuất trong nông nghiệp phù hợp với sự phát triển lực lượng sản xuất trong nông nghiệp, nhằm tác động tích cực đến tốc độ tăng trưởng, hiệu quả sản xuất và thu nhập của nông dân, thúc đẩy quá trình chuyển nông nghiệp từ kinh tế truyền thống sang kinh tế thị trường, trong đó: khuyến khích các Doanh nghiệp chế biến nông lâm sản tăng cường đầu tư CSVTKT tại địa bàn nông thôn gắn với vùng nguyên liệu, sử dụng lao động tại chỗ, bước đầu đáp ứng yêu cầu phát triển nông nghiệp hàng hoá.

- Triển khai các Chương trình phát triển nông thôn như: Chương trình nước sạch và VSMTNT: 22,850 tỷ đồng, trong đó chủ đầu tư: Sở Nông nghiệp và PTNT 6,665 tỷ đồng, các huyện – TP: 15,485 tỷ đồng, Sở Giáo dục – Đào tạo: 100 triệu đồng, Sở Y tế: 200 triệu đồng, Hội liên hiệp Phụ nữ tỉnh: 400 triệu đồng; vốn hỗ trợ có mục tiêu Chưong trình bố trí dân cư theo Quyết định 193/2006/QĐ-TTg:2 tỷ đồng (chủ đầu tư: các huyện Đông Xuân, Tuy An, Sơn Hoà, Phú Hoà và xã Sơn Thành Tây); chương trình mục tiêu Quốc gia (135) Dự án hỗ trợ phát triển sản xuất: 1,560 tỷ đồng (chủ đầu tư: huyện Sông Hinh, Sơn Hoà, Đồng Xuân, Sông Cầu).

- Tiếp tục thực hiện Chương trình hành động của Tỉnh uỷ (Số 12/CTr- TU ngày 2/7/2002) và kế hoạch của UBND tỉnh (số 916/KH – UB ngày 13/9/2002) về đẩy nhanh CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn giai đoạn 2001- 2010.

- Tiếp tục triển khai thực hiện Chương trình hành động số 05 CTr/TU ngày 3/10/2006 của Tỉnh uỷ và Kế hoạch số 22/KH - UBND ngày 31/5/2007 của UBND tỉnh về chuyển đổi cơ cấu sản xuất nông nghiệp và nâng cao năng suất, chất lượng hiệu quả cây trồng, vật nuôi – giai đoạn 2006 – 2010.

- Tiếp tục thực hiện Chương trình hành động số 13/CTr-TU của Tỉnh uỷ về “Tiếp tục đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả kinh tế tập thể”, trong đó thúc đẩy phát triển kinh tế trang trại, nhân rộng các mô hình trang trại làm ăn có hiệu quả, tạo điều kiện cho các trang trại đủ điều kiện thành lập các HTX; tiếp tục đổi mới và hoàn thiện công tác quản lý, điều hành các HTX yếu kém, hỗ trợ các HTX về đào tạo, thông tin, ưu đãi, hỗ trợ phát triển các sản phẩm có chất lượng; hướng dẫn thành lập các hình thức hợp tác mới phù hợp; xây dựng các HTX nông nghiệp ở miền núi.

- Tích cực thực hiện công tác điều hành, kiểm tra của Sở và các hoạt động của các đơn vị sự nghiệp ngành, tạo môi trường thuận lợi và phục vụ các Doanh nghiệp, Dân doanh, bà con nông dân… hoạt động trên lĩnh vực Nông nghiệp và PTNT; chủ động và tích cực hơn trong quá trình Hội nhập kinh tế quốc tế của ngành như đẩy mạnh phát triển nông nghiệp ở trình độ cao hơn, giải quyết những vấn đề bức xúc đang đặt ra đó là khả năng cạnh tranh của nền Nông nghiệp; giải quyết công ăn việc làm, xoá đói giảm nghèo, tăng thu nhập cho nông dân và tổ chức phát triển nông thôn một cách hài hoà bền vững.

- Đẩy mạnh cải tiến thủ tục hành chính, tăng cường quản lý nhà nước; chống quan liêu, trì trệ, tham nhũng lãng phí, giải quyết khiếu nại tố cáo, ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý nhà nước ngành Nông nghiệp.



Trªn ®©y lµ B¸o c¸o tæng kÕt vÒ kÕt qu¶ thùc hiÖn năm 2007 và triÓn khai nhiÖm vô n¨m 2008 cña ngµnh N«ng nghiÖp vµ PTNT./.

GIÁM ĐỐC

N¬i nhËn: (Đã ký)

- Bé NN & PTNT;

-
(B/cáo)
VPTỉnh uỷ;

- VP UBND tØnh;

- VPTT trång trät t¹i B×nh §Þnh; Võ Minh Thức

- C¸c Së liªn quan;

- Lãnh đạo Sở;

- Các phòng, đ.vị trực thuộc Sở;



- L­u VT.



Каталог: DataStore
DataStore -> Ubnd tỉnh hậu giang sở NÔng nghiệP & ptnt
DataStore -> CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam sở NÔng nghiệp và ptnt độc lập Tự do Hạnh phúc
DataStore -> PHÁt triển nông thôN
DataStore -> Céng hoµ x· héi chñ nghÜa viÖt nam Độc lập Tự do Hạnh phúc
DataStore -> I. KẾt quả thực hiện tháng 9, 9 tháng tháng 9, Bộ tập trung chỉ đạo các đơn vị, địa phương đối phó và khắc phục hậu quả của cơn bão số 3 tại các tỉnh phía Bắc
DataStore -> Diện tích tự nhiên: 532. 916,42 ha. Dân số năm 2005: 219. 505 người
DataStore -> Ubnd tỉnh phú YÊn sở NÔng nghiệp và ptnt
DataStore -> Ubnd tỉnh đĂk lăk cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam sở NÔng nghiệp và ptnt
DataStore -> BỘ NÔng nghiệp và phát triển nông thôn dự Án quy hoạch phát triển sản xuất và tiêu thụ CÁ tra

tải về 117.15 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương