Ban thưỜng vụ



tải về 55.2 Kb.
Chuyển đổi dữ liệu14.08.2016
Kích55.2 Kb.
#19100

HỘI LHPN TỈNH HẢI DƯƠNG

BAN THƯỜNG VỤ

--------------------

Số: 78/BC - BTV




CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

Hải Dương, ngày 26 tháng 11 năm 2014





BÁO CÁO

Tổng kết 5 năm triển khai thực hiện Đề án “Tuyên truyền, giáo dục phẩm chất đạo đức phụ nữ Việt Nam thời kỳ đẩy mạnh CNH - HĐH đất nước” giai đoạn 2010 – 2015 (gọi tắt là Đề án 343)

I. CÔNG TÁC CHỈ ĐẠO

1. Thành lập Ban chỉ đạo Đề án

Ngày 27/10/2010, Uỷ ban nhân dân tỉnh Hải Dương đã ban hành Quyết định số 2854/QĐ-UBND về việc thành lập Ban chỉ đạo triển khai thực hiện Đề án “Tuyên truyền, giáo dục phẩm chất đạo đức phụ nữ Việt Nam thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước” giai đoạn 2010 – 2015 (gọi tắt là Ban chỉ đạo Đề án 343). Thành phần Ban chỉ đạo gồm: Đồng chí Phó Chủ tịch UBND tỉnh phụ trách lĩnh vực văn hoá – xã hội là Trưởng ban; Đồng chí Chủ tịch Hội LHPN tỉnh là Phó trưởng ban; Các thành viên gồm đại diện lãnh đạo 6 sở, ngành: Giáo dục và Đào tạo, Thông tin và truyền thông, Văn hoá Thể thao và Du lịch, Tài chính, Liên đoàn lao động tỉnh và Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh tỉnh.

Tổ giúp việc Ban chỉ đạo gồm: cán bộ đại diện các Sở, ngành nói trên.

2. Xây dựng kế hoạch, ban hành văn bản chỉ đạo

- Ngày 30/12/2011, Ban chỉ đạo Đề án 343 đã ban hành Kế hoạch số 2494/KH-BCĐ về thực hiện Đề án Tuyên truyền, giáo dục phẩm chất đạo đức phụ nữ Việt Nam thời kỳ đẩy mạnh CNH – HĐH đất nước giai đoạn 2011 – 2015.

- Ngày 4/5/2012, Ban thường vụ Hội LHPN tỉnh Hải Dương đã ban hành 2 Kế hoạch số 19 /KH-BTV, Kế hoạch tổng thể hiện Tiểu đề án I “Tuyên truyền, giáo dục phẩm chất đạo đức phụ nữ Việt Nam thời kỳ đẩy mạnh CNH – HĐH đất nước trong cán bộ, hội viên, phụ nữ tỉnh Hải Dương giai đoạn 2011 – 2015”. Từ 2012 – 2014, hàng năm BTV Hội LHPN tỉnh Hải Dương đều xây dựng Kế hoạch thực hiện Tiểu Đề án I (phối hợp với Đoàn TNCS Hồ Chí Minh và LĐLĐ tỉnh).

- Năm 2011, Sở Giáo dục và Đào tạo, Sở Thông tin và truyền thông, Sở Văn hóa Thể thao và du lịch Hải Dương đã ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện các Tiểu Đề án II, III, IV do các ngành chủ trì.



II. ĐÁNH GIÁ CHUNG KẾT QUẢ THỰC HIỆN ĐỀ ÁN

Theo thống nhất của BCĐ Đề án tỉnh, mỗi đơn vị chủ trì các tiểu Đề án chủ động xây dựng kế hoạch hoạt động và kinh phí tổ chức thực hiện tiểu Đề án theo sự chỉ đạo của BCĐ của Bộ, ngành Trung ương và BCĐ Đề án tỉnh, đưa vào kế hoạch hoạt động thường xuyên hàng năm của đơn vị.

Với vai trò là cơ quan thường trực, Hội LHPN tỉnh đã chủ động, tích cực liên hệ, đôn đốc các đơn vị chủ trì các tiểu đề án triển khai hoạt động nhưng chỉ có LĐLĐ tỉnh và tỉnh Đoàn thanh niên cùng Hội LHPN tỉnh triển khai thực hiện Tiểu đề án I theo kế hoạch do Hội LHPN tỉnh chủ trì xây dựng.

Sở Giáo dục và Đào tạo triển khai thực hiện Tiểu Đề án II tuyên truyền lồng ghép trong sinh hoạt nữ công của giáo viên và các hoạt động giáo dục đạo đức lối sống cho học sinh. Năm 2012 Sở GĐ & ĐT được cấp 40 triệu đồng để in tài liệu tuyên truyền, năm 2013, 2014 không có kinh phí.

Các đơn vị chủ trì Tiểu Đề án III và IV không có kinh phí thực hiện, nên chỉ lồng ghép nội dung tuyên truyền, vận động phụ nữ rèn luyện các phẩm chất đạo đức trong một số hoạt động.

Ban chỉ đạo Đề án của tỉnh cũng không được duyệt kinh phí hoạt động, chỉ tổ chức được một hội nghị triển khai, không tổ chức được các cuộc họp với các đơn vị có liên quan nên việc chỉ đạo, đôn đốc rất hạn chế, kém hiệu quả.



III. KẾT QUẢ 5 NĂM THỰC HIỆN TIỂU ĐỀ ÁN I

1. Công tác tuyên truyền, quán triệt, triển khai các nội dung của Đề án

Việc tuyên truyền, quán triệt, triển khai thực hiện các nội dung Đề án được xác định là một trong những nhiệm vụ quan trọng trong kế hoạch công tác Tuyên giáo hàng năm và được triển khai tới các cấp Hội trong toàn tỉnh.

- Năm 2012, Hội LHPN tỉnh đã xây dựng kế hoạch và tổ chức Hội nghị triển khai thực hiện Tiểu đề án 1 tới 12/12 huyện, thị xã, thành phố đồng thời chỉ đạo 100% Hội LHPN cấp huyện xây dựng kế hoạch, chỉ đạo tổ chức tuyên truyền về Tiểu đề án 1 trong các cấp Hội, vận động cán bộ, hội viên, phụ nữ học tập, rèn luyện theo 4 phẩm chất đạo đức “Tự tin - tự trọng - trung hậu - đảm đang”. Từ năm 2012, BTV Hội LHPN tỉnh đã xây dựng kế hoạch riêng theo từng năm để chỉ đạo triển khai thực hiện Tiểu Đề án I.

- Hội LHPN tỉnh và 12/12 huyện, thị xã, thành phố đã tổ chức 19 lớp tập huấn giới thiệu về Đề án 343 và Tiểu đề án 1 cho 100% Chủ tịch Hội phụ nữ cơ sở và chi hội trưởng.

- Ban Nữ công LĐLĐ tỉnh và Đoàn TNCS Hồ Chí Minh tỉnh đã tổ chức 16 lớp tập huấn BCV, TTV về Đề án 343, Tiểu đề án I cho 980 đồng chí là Bí thư Đoàn cơ sở, cán bộ nữ công các cấp trong toàn tỉnh.

- 265/265 cơ sở Hội thuộc 12/12 huyện, thị xã, thành phố đã tổ chức được 644 buổi truyền thông trực tiếp (trong đó có 204 buổi tại 204 cơ sở Hội được cấp kinh phí) về tuyên truyền, giáo dục phẩm chất đạo đức phụ nữ Việt Nam thời kỳ đẩy mạnh CNH – HĐH đất nước và 4 phẩm chất “Tự tin - Tự trọng – Trung hậu - Đảm đang”. Năm 2014, đã có 60 buổi truyền thông tại 60 cơ sở Hội được lồng ghép nội dung của Chương trình “Cả nhà vui khỏe, hạnh phúc vẹn tròn” giúp phụ nữ tự tin chăm sóc sức khỏe cho bản thân và các thành viên trong gia đình. Tại Hội thi Chi hội trưởng phụ nữ giỏi 3 cấp, các câu hỏi kiến thức, câu hỏi tình huống và phần thi năng khiếu đều đề cập đến các nội dung về giáo dục phẩm chất đạo đức phụ nữ Việt Nam.

- Bên cạnh đó, các cấp Hội, Ban nữ công Công đoàn cơ sở, Đoàn TNCS Hồ Chí Minh các cấp đã tổ chức được nhiều hoạt động tuyên truyền, vận động phụ nữ rèn luyện các phẩm chất “Tự tin – Tự trọng – Trung hậu – Đảm đang” thông qua các hình thức như: tuyên truyền miệng, sinh hoạt hội viên vào dịp 8/3, 20/10 , sinh hoạt câu lạc bộ, giao lưu tìm hiểu kiến thức, hái hoa dân chủ, văn hóa văn nghệ, tuyên truyền trên phương tiện thông tin đại chúng,…..:

- Hội LHPN tỉnh mở cửa và đón tiếp được trên 1.850 lượt khách trong và ngoài tỉnh, khách quốc tế đến thăm quan Nhà truyền thống phụ nữ Hải Dương. Thông qua đó nhằm tuyên truyền, giáo dục, giới thiệu về truyền thống tốt đẹp của phụ nữ Việt Nam nói chung và phụ nữ Hải Dương nói riêng.

- Hội LHPN đã tổ chức 1 cuộc khảo sát để tìm hiểu nhận thức và nắm bắt nhu cầu, nguyện vọng của cán bộ, hội viên, phụ nữ về công tác tuyên truyền, giáo dục phẩm chất đạo đức phụ nữ thời kỳ đẩy mạnh CNH - HĐH đất nước, qua đó xác định nội dung và hình thức tuyên truyền, giáo dục sao cho phù hợp, hiệu quả với từng nhóm đối tượng.

- Các cấp Hội phụ nữ trong tỉnh cũng đã phối hợp với Báo Hải Dương, Đài PTTH tỉnh, Đài truyền thanh huyện, cơ sở tuyên truyền, vận động cán bộ, hội viên, phụ nữ phát huy các phẩm chất đạo đức “Anh hùng - Bất khuất – Trung hậu - Đảm đang” và rèn luyện 4 phẩm chất đạo đức “Tự tin - Tự trọng – Trung hậu - Đảm đang” được 624 tin, bài phát, đăng được 1.196 lượt. Dịp 8/3/2013, Hội LHPN tỉnh phối hợp với Đài PTTH tỉnh tổ chức tọa đàm về “Phẩm chất đạo đức phụ nữ Việt Nam thời kỳ đẩy mạnh CNH – HĐH đất nước” phát trên sóng truyền thanh, truyền hình.

- Hưởng ứng Cuộc thi viết “Những tấm gương phụ nữ Việt Nam Tự tin - tự trọng - trung hậu - đảm đang” do TW Hội LHPN Việt Nam phát động, các cấp Hội, các ngành đã phát hiện, viết bài tôn vinh, ca ngợi, biểu dương nhiều tấm gương phụ nữ điển hình trên các lĩnh vực của đời sống xã hội. Hội LHPN tỉnh Hải Dương đã nhận được 73 bài viết có chất lượng để gửi về Ban tổ chức cuộc thi, 2 bài đã được Báo Phụ nữ Việt Nam chọn đăng.

- Từ Quý II năm 2014, Hội LHPN tỉnh phát hành Bản tin Phụ nữ Hải Dương (1 số/quý), trong đó có chuyên mục “Noi gương Bác Hồ, phụ nữ Hải Dương Tự tin – tự trọng – trung hậu – đảm đang”, 3 số phát hành đã giới thiệu được 03 tấm gương phụ nữ tiêu biểu (mỗi số in 2.000 bản, phát tới cơ quan Hội LHPN 3 cấp và 100% chi Hội phụ nữ).



2. Công tác xây dựng đội ngũ tuyên truyền viên của Đề án

- 4 năm qua, đã có 92 báo cáo viên, tuyên truyền viên là cán bộ Hội LHPN tỉnh, các huyện, thị xã, thành phố được tham gia tập huấn tại TW và tỉnh, trong đó có 25 báo cáo viên đã trực tiếp làm giảng viên, báo cáo viên các lớp tập huấn, buổi truyền thông.

- Hội LHPN tỉnh và 12/12 huyện, thị xã, thành phố, Ban Nữ công – LĐLĐ tỉnh, Tỉnh Đoàn đã tổ chức 35 lớp tập huấn cho 2.830 tuyên truyền viên là Chủ tịch Hội LHPN cơ sở, Chi hội trưởng phụ nữ, Bí thư Đoàn cơ sở, cán bộ nữ công các cấp trong toàn tỉnh.

- Hội LHPN tỉnh tiếp tục chỉ đạo, khuyến khích đội ngũ báo cáo viên, tuyên truyền viên là cán bộ Hội phụ nữ, cán bộ nữ công, cán bộ Đoàn ở 3 cấp tích cực nghiên cứu, tìm hiểu các nội dung của Đề án nói chung, Tiểu Đề án nói riêng, tham khảo các nguồn tài liệu để xây dựng bài giảng, bài nói chuyện tuyên truyền sâu rộng tới đông đảo hội viên, phụ nữ, nữ đoàn viên công đoàn, nữ công nhân, nữ thanh niên trong toàn tỉnh.



3. Mô hình truyền thông thay đổi hành vi

- Toàn tỉnh hiện có 21 mô hình truyền thông thay đổi hành vi tại 20 cơ sở Hội thuộc 10 huyện, thành phố với 547 thành viên.

- Hình thức hoạt động: thành lập các tổ, nhóm phụ nữ đặc thù để tuyên truyền, vận động các thành viên và phụ nữ trên địa bàn tích cực rèn luyện các phẩm chất đạo đức “Tự tin - Tự trọng – Trung hậu - Đảm đang” trong thời kỳ hiện đại.

Tiêu biểu:

- Tổ phụ nữ “Cùng con,cháu bảo vệ môi trường” tại xã Lai Vu huyện Kim Thành gồm 88 cặp mẹ con, bà cháu cùng thực hiện nuôi lợn nhựa “Tiết kiệm xanh” từ việc bán phế liệu trong gia đình, xây dựng nếp sống hợp vệ sinh, tặng quà cho hội viên phụ nữ, học sinh khó khăn, các cặp mẹ - con, bà – cháu trong tổ đã được nâng cao nhận thức và có sự chuyển biến mạnh mẽ trong thay đổi hành vi bảo vệ môi trường, đồng thời phát huy vai trò của người bà, người mẹ trong việc giáo dục con cái, trong đó có giáo dục ý thức bảo vệ môi trường. Sơ kết 1 năm hoạt động, 88 lợn nhựa “Tiết kiệm xanh” của 88 cặp mẹ - con, bà – cháu đã thu được 35 triệu đồng, các tổ đã trích 3 triệu đồng cho Quỹ hành động vì cộng đồng của xã, Hội LHPN xã đã mua 10 bộ Sách giáo khoa trị giá 1.750.000 đồng tặng cho 5 học sinh Tiểu học và 5 học sinh THCS vượt khó học giỏi trên địa bàn xã. Các thành viên trong Tổ phụ nữ “Cùng con bảo vệ môi trường” của Chi hội Trường Mầm non cũng tích cực tham gia Hội thi “Bảo vệ Biển đảo quê hương”.

- Tổ “Phụ nữ nuôi tằm đảm đang” ở xã Nam Hưng huyện Nam Sách đã tổ chức cho 20 thành viên đi tham quan, học tập kinh nghiệm về trồng dâu, nuôi tằm tại Trung tâm Dâu tằm tơ Trung ương, cử 4 thành viên tham quan, học tập mô hình trồng dâu mới và nuôi tằm trên nền nhà ở Yên Bái, phối hợp với HTX dịch vụ nông nghiệp cung ứng giống dâu mới TH4, TH17 cho 4 thành viên trong tổ gieo trồng thí điểm với diện tích 8 sào, sau đó đã nhân rộng ra 4 ha của gia đình 26 thành viên còn lại, cung ứng trứng tằm cho 300 hộ nuôi tằm trong toàn xã. Tổ cũng đã tổ chức Hội nghị sơ kết đánh giá sau 1 năm hoạt động.

4. Kết quả cuộc thi sáng tác tác phẩm văn học nghệ thuật về chủ đề “Phụ nữ Hải Dương Tự tin - Tự trọng – Trung hậu - Đảm đang”.

- Dịp 8/3/2014, BTV Hội LHPN tỉnh Hải Dương đã phát động Cuộc thi sáng tác tác phẩm văn học nghệ thuật về chủ đề “Phụ nữ Hải Dương Tự tin - Tự trọng – Trung hậu - Đảm đang”. Ngày 20/10/2014, nhân kỷ niệm 84 năm thành lập Hội LHPN Việt Nam và 4 năm Ngày phụ nữ Việt Nam, Hội LHPN tỉnh Hải Dương đã tổ chức công bố kết quả và trao giải cho các tác giả, tác phẩm đạt giải. Cuộc thi đã thu hút sự tham gia của 156 tác giả với 322 tác phẩm: trong đó thể loại Thơ: có 278 tác phẩm; Âm nhạc: 35 tác phẩm (ca khúc mới, bài hát chèo, viết lời mới cho dân ca) và 09 tiểu phẩm, tấu. Ban Tổ chức đã trao tổng số 21 giải trị giá trên 23 triệu đồng cho 20 tác giả. Về Thơ: Giải Nhất thuộc về tác giả Bùi Bá Tuân – với Chùm 3 tác phẩm “Con gái Hải Dương”, “Mẹ” và “Tiễn chồng ra giữ đảo”; Thể loại Âm nhạc và Tiểu phẩm không có giải Nhất, giải Nhì thuộc về 3 tác giả Khúc Kim Tính, Ngọc Cuông (Âm nhạc) và Trần Phương Hạnh (Tiểu phẩm).

- Trong thời gian tới, Hội LHPN tỉnh lựa chọn, biên soạn các tác phẩm đạt giải, in sách để phục vụ công tác tuyên truyền, giáo dục phẩm chất đạo đức phụ nữ Việt Nam thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

5. Hoạt động biên soạn, cung cấp tài liệu

- Cấp phát tài liệu do TW Hội biên soạn: Phát 10.315 cuốn Thông tin Phụ nữ số 8/3/2012, số 20/10/2013 có tài liệu sinh hoạt hội viên: Phụ nữ Việt Nam học tập, rèn luyện 4 phẩm chất đạo đức, tới 100% chi, tổ Hội; phát 65 cuốn tài liệu tập huấn cho giảng viên và 640 cuốn sổ tay tuyên truyền viên cho giảng viên, TTV 3 cấp của Hội LHPN, Ban Nữ công – LĐLĐ tỉnh và Đoàn TNCS Hồ Chí Minh; nhận và in sao các đĩa phim thông điệp “Những đóa sen hồng”, dự kiến năm 2015 sẽ sử dụng tại các buổi truyền thông;...

- Hội LHPN tỉnh biên soạn, phát hành: Dịp 8/3/2011, Hội LHPN tỉnh đã in sao 15 đĩa phim tư liệu “Phụ nữ Hải Dương xứng danh tám chữ vàng truyền thống” gửi cho Hội LHPN các huyện, thị xã, thành phố làm tư liệu tuyên truyền; Năm 2012, biên soạn và phát hành 2 loại tờ gấp (5.000 tờ/loại) về 2 chủ đề: 6 tiêu chí của phụ nữ Việt Nam thời kỳ đẩy mạnh CNH - HĐH đất nước và Phụ nữ Hải Dương học tập, rèn luyện 4 phẩm chất đạo đức “Tự tin - tự trọng - trung hậu - đảm đang” để phát tới 100% chi, tổ trong toàn tỉnh làm tài liệu sinh hoạt, tuyên truyền;

- Hội LHPN tỉnh cũng khuyến khích, động viên cán bộ Hội các cấp, các báo cáo viên, tuyên truyền viên tìm hiểu, sưu tầm tài liệu liên quan đến nội dung Đề án và tình hình thực tế tại địa phương để tham khảo và làm phong phú thêm nguồn thông tin nhằm nâng cao chất lượng tuyên truyền và làm cho nội dung của Đề án được cụ thể hóa, gần gũi với cán bộ, hội viên, phụ nữ ở từng địa phương, đơn vị, tầng lớp, vùng miền.

5. Công tác kiểm tra, giám sát

- Hội LHPN tỉnh trực tiếp kiểm tra, giám sát và chỉ đạo Hội LHPN các cấp kiểm tra, giám sát hoạt động triển khai, tổ chức thực hiện Tiểu đề án 1 trong các cấp Hội gắn với công tác kiểm tra công tác Hội và phong trào phụ nữ hàng năm. Kết quả cho thấy, các cấp Hội LHPN trong tỉnh đã tích cực triển khai thực hiện tốt Tiểu Đề án 1 theo đúng kế hoạch chỉ đạo của Hội cấp trên. Tuy nhiên, tại một số đơn vị vẫn chưa đổi mới phương pháp tuyên truyền, chưa thúc đẩy các hoạt động mô hình truyền thông thay đổi hành vi, (vẫn còn 2 huyện chưa thành lập được mô hình).



III. ĐÁNH GIÁ CHUNG

  1. Ưu điểm

- Đề án nhận được sự hưởng ứng, đồng thuận của đông đảo nhân dân, nhất là cán bộ, hội viên, phụ nữ. Việc tổ chức, triển khai thực hiện Đề án được gắn kết chặt chẽ với việc thực hiện Chỉ thị 03 của Bộ chính trị về tiếp tục đẩy mạnh Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh nên đã tạo được những hiệu ứng rất tích cực.

- Các hoạt động tuyên truyền, triển khai thực hiện Đề án đã thu hút sự tham gia đông đảo của cán bộ, hội viên, phụ nữ và nhân dân. Các cấp Hội và đã đa dạng hóa các hoạt động để nội dung Đề án được tuyên truyền rộng rãi trong cán bộ, hội viên, phụ nữ và nhân dân dưới nhiều hình thức: tổ chức hái hoa dân chủ, sinh hoạt câu lạc bộ, nói chuyện chuyên đề,....

- Một số mô hình truyền thông thay đổi hành vi (khoảng 6 mô hình) đã bước đầu có những hoạt động thiết thực, phản ánh rõ hiệu quả của công tác tuyên truyền, vận động phụ nữ rèn luyện các phẩm chất đạo đức, đã có chuyển biến trong hành vi.

2. Những hạn chế, khó khăn trong việc thực hiện Đề án

- Thứ nhất là việc tổ chức, triển khai thực hiện Đề án chưa được tiến hành đồng bộ, các ngành được phân công chủ trì các tiểu đề án II, III, IV chưa vào cuộc (từ TW), không chủ động xây dựng kế hoạch thực hiện nên được cấp kinh phí ít hoặc không có kinh phí nên công tác triển khai thực hiện còn nhiều hạn chế.

- Thứ hai, đối với việc triển khai thực hiện Tiểu đề án 1 cũng còn gặp nhiều khó khăn:

+ Về tài liệu: Đề án triển khai từ năm 2010 nhưng năm 2013 mới có tài liệu dành cho giảng viên và tuyên truyền viên, nguồn tài liệu tham khảo cũng rất hạn chế.

+ Khó khăn về kinh phí thực hiện: kinh phí cấp cho việc triển khai thực hiện Đề án còn quá hạn hẹp, chỉ bằng 1/3 so với dự toán kinh phí của kế hoạch nên việc tổ chức các hoạt động gặp khó khăn.



IV. ĐỀ XUẤT

- Vấn đề tuyên truyền, giáo dục phẩm chất đạo đức con người nói chung và phụ nữ nói riêng, đặc biệt là truyền thông để thay đổi hành vi là vấn đề lớn, rất quan trọng trong bối cảnh hiện nay, cần được quan tâm triển khai lâu dài, kiên trì và đồng bộ. Trên cơ sở tính cấp thiết của vấn đề và một số kết quả bước đầu của Đề án, đề nghị TW Hội LHPN Việt Nam tiếp tục nghiên cứu, đề xuất để triển khai thực hiện Đề án trong giai đoạn tiếp theo đạt hiệu quả.

Trên đây là kết quả 5 năm triển khai thực hiện Tiểu Đề án I “Tuyên truyền, giáo dục phẩm chất đạo đức phụ nữ Việt Nam thời kỳ đẩy mạnh CNH - HĐH đất nước trong cán bộ, hội viên phụ nữ” giai đoạn 2010 – 2015 của tỉnh Hải Dương, Hội LHPN tỉnh trân trọng báo cáo để Trung ương nắm được, tiếp tục quan tâm chỉ đạo.



Nơi nhận:

- Ban Tuyên giáo, TW Hội LHPN VN;

- Lưu VT, TG.



TM. BAN THƯỜNG VỤ

PHÓ CHỦ TỊCH

Nguyễn Thị Nhật Thu

tải về 55.2 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương