DỰ BÁo nhu cầu và ngân sách sử DỤng thuốc arv tại việt nam (2011 2015)



tải về 376.53 Kb.
trang1/5
Chuyển đổi dữ liệu02.09.2016
Kích376.53 Kb.
#30787
  1   2   3   4   5
DỰ BÁO NHU CẦU VÀ NGÂN SÁCH SỬ DỤNG THUỐC ARV

TẠI VIỆT NAM (2011 - 2015)
Bùi Đức Dương1, Trần Văn Sơn1, Nguyễn Thị Vũ Thành1,

Robert Burn2, Pamella Kyagonza2, Marvin Couldwell2, Nguyễn Thị Thuý2

1 Cục Phòng, chống HIV/AIDS

2Tổ chức MSH/SCMS
TÓM TẮT

Ngân sách dành cho việc mua thuốc Kháng Retrovirus (ARV) tại Việt Nam bao gồm ngân sách từ Chương trình Mục tiêu Quốc gia, Quỹ Toàn cầu, chương trình PEPFAR và Quỹ Clinton. Trong năm 2010, với sự cố vấn, hỗ trợ kỹ thuật của các chuyên gia trong và ngoài nước có liên quan đến lĩnh vực điều trị thuốc ARV, Cục Phòng, chống HIV/AIDS đã phối hợp với Tổ chức MSH/SCMS Việt Nam xây dựng ước tính các nhu cầu ngân sách dành cho thuốc ARV nhằm góp phần xây dựng Chiến lược Quốc gia Phòng chống HIV/AIDS, giai đoạn 2011 - 2015. Báo cáo “Dự báo nhu cầu ngân sách sử dụng thuốc ARV tại Việt Nam (2011-2015)” bao gồm dự báo ngân sách sử dụng thuốc ARV trong 4 phương án (giả thiết) khác nhau có thể xảy ra, qua đó đưa ra dự báo nhu cầu ngân sách, sự thiếu hụt ngân sách so với nguồn ngân sách ước tính sẽ nhận được từ các chương trình, dự án theo từng năm và cả giai đoạn 2011-2015 theo từng phương án. Kết quả cho thấy theo 4 phương án khác nhau, tổng ngân sách sử dụng thuốc ARV trong giai đoạn 5 năm 2011-2015 tương ứng là 49; 102; 92 và 89,3 triệu USD.

Từ khóa: HIV/AIDS, điều trị, thuốc ARV, dự báo, ngân sách, 2011-2015

SUMMARY

Financing for the procurement of antiretroviral (ARV) medicines provided in Vietnam includes funding from the National Program, Global Fund, PEPFAR program and Clinton Foundation. Till now drug supply including quantification and procurement has been pursued independently by these three components of the national program. In 2010, the VAAC prepares a longer term forecast of ARV requirements and costs in order to contribute to the development of the National HIV strategy 2011- 2015. In order to have a thorough and diversified understanding on how different scenarios might affect the needs for ARVs and the effects on the budget in Vietnam, with the support of international and Vietnamese technical experts, VAAC and SCMS developed the report “Vietnam ARV need and budget estimates (2011-2015)”. This report includes the needs estimate for ARV budgeting requirements following 4 different scenarios (assumptions), through which a shortfall in budget is defined in compare with the estimated funding sources from programs/projects by year and for the whole period 2011-2015 by each scenario. The results show that total forecast cost for ARVs from 2011-2015 for 1st to 4th scenarios are 49; 102; 92 and 89.3 millions USD.
I. ĐẶT VẤN ĐỀ

Tính đến tháng 12/2009, có 37.995 bệnh nhân được điều trị bằng liệu pháp kháng Retrovirus, trong đó có 37.060 bệnh nhân (chiếm 97,5%) được điều trị với phác đồ bậc một và 935 bệnh nhân (chiếm 2,5%) được điều trị với phác đồ bậc hai. Tổng chi phí dành cho thuốc ARV năm 2009 ước tính là 7,5 triệu đô la Mỹ, bao gồm 5,4 triệu đô la Mỹ từ chương trình PEPFAR; 1,15 triệu đô la Mỹ qua Quỹ Toàn cầu; 0,66 triệu đô la Mỹ do Chương trình Mục tiêu Quốc gia cung cấp và 0,3 triệu đô la Mỹ là từ Quỹ Clinton. Cho tới nay, công tác cung ứng thuốc, bao gồm cả việc dự trù và mua sắm đều được các chương trình, dự án trên thực hiện một cách độc lập với nhau.

Để đảm bảo đáp ứng được yêu cầu về ngân sách cho chương trình ART tại Việt Nam cần có sự phối hợp nỗ lực của các bên liên quan bao gồm cả Chính phủ Việt Nam và các nhà tài trợ. Nắm được nhu cầu ước tính về ngân sách sử dụng thuốc ARV, các nhà hoạch định chính sách sẽ có đủ thông tin cần thiết để xây dựng ngân sách quốc gia và lên kế hoạch xử lý tình trạng thiếu hụt ngân sách. Với sự cố vấn, hỗ trợ kỹ thuật của các chuyên gia trong và ngoài nước có liên quan đến lĩnh vực điều trị thuốc ARV, Cục Phòng, chống HIV/AIDS đã phối hợp với Tổ chức MSH/SCMS Việt Nam xây dựng ước tính các nhu cầu ngân sách dành cho thuốc ARV trong giai đoạn 2011-2015, với các mục tiêu cụ thể sau:

1. Ước tính nhu cầu ngân sách sử dụng thuốc ARV tại Việt Nam giai đoạn 2011 - 2015 theo các phương án khác nhau có thể xảy ra.

2. Ước tính thiếu hụt ngân sách dành cho việc cung ứng thuốc ARV tại Việt Nam giai đoạn 2011 - 2015 theo từng phương án.

II. PHƯƠNG PHÁP

Đối với những chương trình y tế đang mở rộng nhanh chóng, triển khai theo các khuyến nghị về điều trị liên tục thay đổi và cập nhật, các lựa chọn về thuốc ARV cũng liên tục được phát triển và ngày càng đa dạng, phương pháp dựa trên số lượng bệnh nhân là thích hợp nhất để đưa ra dự báo nhu cầu thuốc ARV một cách đáng tin cậy. Do đó, phương pháp dựa trên số lượng bệnh nhân thông qua công cụ ước tính chi phí và số lượng dược phẩm Quantimed là phương pháp được lựa chọn sử dụng để xây dựng kế hoạch nhu cầu thuốc ARV tại Việt Nam trong giai đoạn 2011-2015.

Việc tính toán ngân sách dự báo thuốc ARV được thực hiện qua các bước sau:


  1. Tập hợp các dữ liệu để đưa ra một mức sàn cho dự báo nhu cầu thuốc ARV trong giai đoạn 5 năm 2011-2015;

  2. Xác định các yếu tố có thể xảy ra có ảnh hưởng tới nhu cầu thuốc ARV;

  3. Tham khảo và thống nhất các giả thiết về định hướng tương lai cho những yếu tố chính ảnh hưởng đến chương trình; và

  4. Xác định một nhóm các phương án được mô hình hóa để có thể từ đó dự đoán được số lượng và chi phí thuốc ARV cho giai đoạn 2011 - 2015.


III. KẾT QUẢ DỰ BÁO

    1. Ước tính các khoản ngân sách thuốc ARV đã chi và ngân sách ước tính sẽ có để cung ứng thuốc ARV từ 2009 -2015:

    Bảng 1: Ước tính các khoản ngân sách thuốc ARV đã chi và ngân sách ước tính sẽ có để cung ứng thuốc ARV từ 2009 -2015






Chương trình/ dự án

2009

2010

2011

2012

2013

2014

2015

PEPFAR

$5.400.000

$11.484.274

$10.000.000

$10.000.000

$8.000.000

$0

$0

Quỹ Toàn cầu

$1.151.000

$401.766

$563.760

$1.134.765

$4.140.186

$4.977.911

$5.647.582

Chương trình Mục tiêu Quốc gia

$659.872

$722.703

$816.667

$898.333

$988.167

$1.086.983

$1.195.682

Clinton

$291.500

$850.000

$0

$0

$0

$0

$0

Tổng

$7.502.372

$13.458.743

$11.380.427

$12.033.098

$13.128.353

$6.064.894

$6.843.264

Lưu ý: 2009 = Ước tính các khoản đã chi thực tế của mỗi chương trình

2010 = Ngân sách đã được duyệt của mỗi chương trình

2011 – 2015: Dữ liệu của chương trình Quốc gia dựa vào ước tính của Cục Phòng, chống HIV/AIDS, dữ liệu của Quỹ Toàn cầu từ ngân sách thực tế, dữ liệu của chương trình PEPFAR chỉ là ước tính, chưa được đảm bảo chắc chắn



2. Các phương án dự báo:

2.1. Phương án 1:

- Duy trì mức tăng số bệnh nhân hiện tại (như vậy sẽ không theo kịp mức tăng số người lớn bị nhiễm và đủ điều kiện điều trị với ARV): 600 bệnh nhân người lớn/ tháng và 40 bệnh nhân trẻ em/ tháng;

- Duy trì tỉ lệ các phác đồ điều trị như hiện tại;

2.2. Phương án 2:

- Ngưỡng tế bào CD4 để xét duyệt bệnh nhân đủ tiêu chuẩn điều trị: ≤ 250 TB/mm3 (2011-2012), ≤ 350 TB/mm3 (2013-2015) đối với bệnh nhân người lớn; ≤ 250 TB/mm3 (2011-2015) đối với bệnh nhân trẻ em;

- Số bệnh nhân bắt đầu tham gia chương trình tăng nhanh, đến năm 2012 đạt tới tỷ lệ bao phủ 70% ở người lớn và 100% ở trẻ em. Đối với bệnh nhân người lớn, tỷ lệ bao phủ sẽ giảm vào năm 2013 khi áp dụng ngưỡng đếm tế bào CD4 để bắt đầu điều trị ≤ 350 TB/mm3, sau đó tăng dần lên và đạt lại mức 70% vào năm 2015. Tỷ lệ bao phủ bệnh nhân trẻ em được duy trì ở mức 100% đến cuối kỳ;

- Số bệnh nhân điều trị với phác đồ bậc hai tăng lên đáng kể: nhóm bệnh nhân điều trị với phác đồ bậc hai sẽ tăng từ 3,5% lên tới 10% bệnh nhân người lớn từ 2011 - 2015 (từ 1.613 bệnh nhân đầu năm 2011 lên tới 10.509 bệnh nhân năm cuối năm 2015);

- Tốc độ thay thế thuốc Stavudine nhanh chóng;

2.3. Phương án 3:

- Ngưỡng tế bào CD4 để xét duyệt bệnh nhân đủ tiêu chuẩn điều trị: ≤ 250 TB/mm3 (2011-2012), ≤ 350 TB/mm3 (2013-2015) đối với bệnh nhân người lớn; ≤ 250 TB/mm3 (2011-2015) đối với bệnh nhân trẻ em;

- Số bệnh nhân bắt đầu tham gia chương trình tăng nhanh, đến năm 2012 đạt tới tỷ lệ bao phủ 70% ở người lớn và 100% ở trẻ em. Đối với bệnh nhân người lớn, tỷ lệ bao phủ sẽ giảm vào năm 2013 khi áp dụng ngưỡng đếm tế bào CD4 để bắt đầu điều trị ≤ 350 TB/mm3, sau đó tăng dần lên và đạt lại mức 70% vào năm 2015. Tỷ lệ bao phủ bệnh nhân trẻ em được duy trì ở mức 100% đến cuối kỳ;

- Số bệnh nhân điều trị với phác đồ bậc hai tăng lên đáng kể: nhóm bệnh nhân điều trị với phác đồ bậc hai sẽ tăng từ 3,5% lên tới 10% bệnh nhân người lớn từ 2011 - 2015 (từ 1.613 bệnh nhân đầu năm 2011 lên tới 10.509 bệnh nhân cuối năm 2015);

- Tốc độ thay thế thuốc Stavudine chậm hơn phương án 2;

2.4. Phương án 4:

- Ngưỡng tế bào CD4 để xét duyệt bệnh nhân đủ tiêu chuẩn điều trị: ≤ 250 TB/mm3 (2011-2012), ≤ 350 TB/mm3 (2013-2015) đối với bệnh nhân người lớn; ≤ 250 TB/mm3 (2011-2015) đối với bệnh nhân trẻ em;

- Tỷ lệ bao phủ sẽ tăng đều từ mức hiện tại 53% lên 70% đối với bệnh nhân người lớn và 100% bệnh nhân trẻ em tới năm 2015 (thay vì tới năm 2012);

- Chuyển đổi từ phác đồ bậc 1 sang phác đồ bậc 2 chậm hơn phương án 2 và 3: tỉ lệ bệnh nhân sử dụng thuốc phác đồ bậc 2 tăng 1% mỗi năm tới 8% đối với bệnh nhân người lớn, 15% đối với bệnh nhân trẻ em ở thời điểm năm 2015;

- Tốc độ thay thế thuốc Stavudine trung bình giữa hai tốc độ của phương án 2 và 3: tỉ lệ bệnh nhân người lớn dùng D4T sẽ giảm dần từ 79,8% năm 2009 xuống còn 10% năm 2015.


    3. Kết quả dự báo ngân sách và khoản thiếu hụt ngân sách theo các phương án:

    Bảng 2: Dự báo ngân sách và khoản thiếu hụt ngân sách theo các phương án (USD)



 

2010

2011

2012

2013

2014

2015

Phương án 1

6.348.145

7.499.638

8.651.126

9.802.614

10.954.101

12.105.592

Phương án 2

7.524.339

11.302.131

15.720.302

20.227.792

24.848.946

29.856.071

Phương án 3

7.068.849

9.959.910

13.473.123

17.698.532

22.645.889

28.169.354

Ước tính nguồn vốn sẵn có

13.500.000

11.400.000

12.000.000

13.000.000

6.000.000

7.000.000

Thiếu hụt ngân sách 

Phương án 1

-

-

-

-

-4.954.101

-5.105.592

Phương án 2

-

-

-3.720.302

-7.227.792

-18.848.946

-22.856.071

Phương án 3

-

-

-1.473.123

-4.698.532

-16.645.889

-21.169.354


IV. KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ

1. Kết luận:

Việc tiến hành lập dự trù và kết quả cho thấy một số yếu tố chính của chương trình có thể có tác động đến ngân sách sử dụng thuốc ARV trong giai đoạn 5 năm 2011-2015. Tổng ngân sách sử dụng thuốc ARV trong giai đoạn 5 năm 2011-2015 theo 4 phương án khác nhau sẽ giao động trong khoảng từ 49-102 triệu USD, các phương án 2,3,4 (tương ứng 102; 92; 89,3 triệu USD) cho thấy khoảng thiếu hụt nguồn ngân sách cung ứng thuốc ARV tại Việt Nam trong giai đoạn này là khá lớn.



2. Khuyến nghị

Việt Nam cần xem xét các giải pháp nhằm chủ động nguồn cung ứng thuốc ARV đáp ứng được nhu cầu ngân sách như tiếp tục huy động các nguồn kinh phí hỗ trợ để mua thuốc ARV từ các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước; đưa việc thanh toán thuốc ARV vào BHYT; xã hội hoá (bệnh nhân tự chi trả tiền thuốc), song song tăng cường sản xuất ARV trong nước, khả năng tiếp cận ARV giá rẻ…





tải về 376.53 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
  1   2   3   4   5




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương