XÂy dựng phưƠng pháp in-house đo tải lưỢng VI rút hiv- 1 BẰng kỹ thuật real time rt-pcr nguyễn Thùy Linh *,, Dunford, Linda*,, Dean, Jonathan*,, Nguyễn Thị Lan Anh *,, Carr, Michael *,, Coughlan, Suzie*,, Connell, Jeff *, Nguyễn Trần Hiển



tải về 1.03 Mb.
trang1/6
Chuyển đổi dữ liệu30.08.2016
Kích1.03 Mb.
#29169
  1   2   3   4   5   6
XÂY DỰNG PHƯƠNG PHÁP IN-HOUSE ĐO TẢI LƯỢNG VI RÚT

HIV- 1 BẰNG KỸ THUẬT REAL TIME RT-PCR
Nguyễn Thùy Linh *, **, Dunford, Linda*, ***, Dean, Jonathan*, ***,

Nguyễn Thị Lan Anh *, **, Carr, Michael *, ***,  Coughlan, Suzie*, ***,

Connell, Jeff *, *** Nguyễn Trần Hiển *, **, Hall, William W. 1*, ***

* Dự án Nâng cao năng lực xét nghiệm và nghiên cứu dịch tễ học

các vi rút truyền qua đường máu tại Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương (IVVI)

** Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương, Số 1, Yecsin, Hà Nội, Việt Nam

*** Phòng thí nghiệm vi rút chuẩn thức quốc gia,

Đại học Tổng hợp Dublin, Belfield, Dublin 4, Ireland
TÓM TẮT

Xét nghiệm định lượng ARN vi rút HIV-1 ở những trường hợp đã được khẳng định nhiễm HIV-1 bằng phương pháp huyết thanh học là cần thiết để quản lý điều trị bằng thuốc kháng vi rút và theo dõi tiến triển của bệnh. Tuy nhiên, giá thành của phép đo tải lượng vi rút HIV-1 đã được thương mại hóa thường quá đắt để có thể áp dụng như một xét nghiệm thường quy ở những nơi còn hạn chế về nguồn lực. Nghiên cứu này mô tả việc xây dựng phương pháp in-house đo tải lượng vi rút HIV-1, bằng kỹ thuật real-time RT-PCR 1 bước, sử dụng chuẩn ARN HIV tự tạo, trên hệ thống ABI 7500 FAST PCR. Kết quả thẩm xét cho thấy giới hạn phát hiện của phương pháp là 180 copies/ml huyết tương, với dải động học tuyến tính 1,8x102 – 1,0x108 copies/ml. Phương pháp In-house có khả năng phát hiện được tất cả các kiểu gen HIV, bao gồm các subtype M, N và O. Kỹ thuật real-time RT-PCR sử dụng chuẩn ARN HIV tự tạo có độ tin cậy cao. Qua 14 lần chạy riêng biệt, trên dãy chuẩn có tải lượng HIV từ 5x101 – 5x106 copies/ml, lặp lại 3 lần tại mỗi nồng độ, các đường chuẩn thu được có giá trị slope trung bình là -3,4, giá trị R2 trung bình là 0,999 và phản ứng PCR đạt hiệu suất trung bình là 95%. Khả năng đo tải lượng vi rút HIV của phương pháp in-house tương đương với phương pháp b-DNA của Siemens, kết quả định lượng bằng 2 phương pháp trên 36 mẫu có hệ số hồi quy là 0,947 và hệ số tương quan R2 là 0,95. Với giá thành rẻ hơn, phương pháp in-house này có thể trở thành xét nghiệm routine đo tải lượng vi rút HIV trong hoàn cảnh còn hạn chế về nguồn lực ở Việt Nam.
SUMMARY

VALIDATION OF THE IVVI IN-HOUSE REAL TIME RT-PCR FOR HIV-1 VIRAL LOAD

Nguyen Thuy Linh *, **, Dunford, Linda*, ***, Dean, Jonathan*, ***, Nguyen Thi Lan Anh *, **, Carr, Michael *, ***,  Coughlan, Suzie*, ***, Connell, Jeff *, ***, Nguyen Tran Hien *, ** and Hall, William W. *, ***

* Ireland Vietnam Blood-Borne Virus Initiative (IVVI) Project

** National Institute of Hygiene and Epidemiology, No. 1 Yersine Street, Ha Noi, Vietnam

*** National Virus Reference Laboratory, University College Dublin, Belfield, Dublin 4, Ireland

This study describes the evaluation of a one step, real time reverse transcription polymerase chain reaction (RT- PCR) designed to detect and quantitate a range of subtypes of HIV-1, including the most commonly detected subtype in Vietnam, CRF01_AE. The 5’ nuclease “Taqman” assay targets a 133 nucleotide fragment of the conserved 5’ long terminal repeat (LTR) domain of HIV-1 using the ABI 7500 FAST PCR system and incorporates a Brome mosaic virus (BMV) as internal control. Quantitative standards were developed in house using RNA runoff plasmid transcripts and were calibrated using the WHO 2nd International Reference Standard for HIV-1 (97/650).

The lower limit of detection was 180 copies/ml of HIV-1 RNA in plasma, and the linear dynamic range was from 1.8 X102 – 1.0 X108 copies/ml. The in-house assay successfully detected all members of the WHO 1st International Genotype Reference Panel (01/466) including subtypes M, N and O. The real-time RT-PCR assay and in-house standards were found to be robust and reproducible with excellent PCR parameters. Over 14 independent runs, using the in-house standards in triplicate from 5 X 101 – 5 X 106 copies, the mean slope of the assay was -3.4, mean PCR efficiency was 95% and the mean R2 value was 0.999. Viral loads in the clinical specimen panel (n=36), compared with Siemens Versant HIV-1 viral load assay, demonstrated excellent correlation coefficients, yielding a regression line slope of 0.947 and R2 value of 0.95. The intra-/inter-assay variation of the assay, determined by analysis of serial dilutions of WHO International Standards, Commercial Acrometrix Panel and In House HIV RNA, ranged up to 6.4% of the Log10 copies/ml at the lower end of quantification of the assay. We describe the validation of a robust, sensitive, specific in-house assay for the accurate quantitation of HIV-1 RNA in plasma. This assay offers a more cost efficient alternative to commercial assays and detects all relevant genotypes and is directly comparable to existing methodologies.


  1. ĐẶT VẤN ĐỀ

Ước tính gần đây nhất cho thấy có 290.000 người nhiễm HIV tại Việt Nam, với tỉ lệ nhiễm là 0,5% trong nhóm người trưởng thành tuổi từ 15-49 (1). Tình trạng nhiễm HIV tại Việt Nam hiện nay tập trung nhiều ở quần thể có nguy cơ cao, như người nghiện chích ma túy và phụ nữ bán dâm (1). Một số nghiên cứu dịch tễ học phân tử vi rút HIVcho thấy subtype CRF01_AE lưu hành phổ biến nhất tại Việt Nam (2, 3).

Trong những năm gần đây, các loại thuốc kháng vi rút (Antiretrovirus- ARV) phổ biến đã được đưa vào điều trị tại nhiều quốc gia đang phát triển với giá thành giảm đáng kể. Với sự quan tâm của Chính phủ, sự hỗ trợ của nhiều Tổ chức Quốc tế, Việt Nam đã triển khai chương trình điều trị cho bệnh nhân AIDS, có nhiều bệnh nhân AIDS được điều trị bằng bằng phác đồ phối hợp. Để điều trị bằng ARV có hiệu quả cao nhất, đề phòng trường hợp kháng thuốc, thì việc điều trị cần được theo dõi đánh giá qua xét nghiệm đo tế bào CD4, tải lượng vi rút HIV và xác định đột biến kháng thuốc. Xét nghiệm đo tải lượng vi rút HIV rất cần thiết để quản lý điều trị và theo dõi tiển triển bệnh. Trong khi giá thuốc ARV đã được giảm đáng kể cho các nước đang phát triển như Việt Nam, thì giá thành của xét nghiệm đo tải lượng vi rút chưa có được mức giảm tương tự. Các xét nghiệm thương mại đo tải lượng HIV-1 vẫn còn quá đắt để có thể áp dụng thường quy trong hoàn cảnh hạn chế về nguồn lực, vì vậy cần phải phát triển các phương pháp thay thế có hiệu quả kinh tế hơn phục vụ việc kiểm soát điều trị (4). Chúng tôi tập trung phát triển phương pháp đo tải lượng vi rút HIV bằng kỹ thuật real time RT-PCR phù hợp, có khả năng áp dụng cao trong quản lý bệnh nhân HIV/AIDS tại Việt Nam.



II. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1. Vật liệu:

  • Sinh phẩm tách chiết: QIAamp Viral RNA mini (Qiagen) (52904-52906)

  • Sinh phẩm Real-time RT-PCR: Superscript III Platinum One-step Quantitiative RT-PCR system (Invitrogen) (11732-020)

  • Chuẩn ARN HIV dùng để định lượng được chế tạo bằng kỹ thuật sao chép ngược từ plasmid tổ hợp chứa đoạn gen đích trong vùng 5’ LTR của vi rút HIV-1. ARN tổng hợp được sẽ được tinh gạch bằng gel, định lượng bằng máy nanodrop. Dãy chuẩn ARN HIV được xác định theo đơn vị copies/µl và bảo quản tại -70ºC.

  • Bộ mẫu kiểm định:

    • Mẫu chứng HIV – ARN tải lượng 4,56 Log10 IU/ml (NIBSC 99/636-005) và mẫu chứng HIV – ARN tải lượng 2,56 Log10 IU/ml (NIBSC 05/158-002)

    • Bộ mẫu tham chiếu quốc tế kiểu gen HIV-1, thế hệ 1 của Tổ chức YTTG (NIBSC 01/466)

    • Chuẩn tham chiếu quốc tế HIV-1, thế hệ 2 của Tổ chức YTTG, tải lượng 5,56 Log10 IU/ml (NIBSC 97/650)

    • Bộ mẫu kiểm tra tải lượng ARN HIV-1 Optiquant, (Acrometrix, 94-2013)

    • Tập hợp 36 mẫu bệnh phẩm đã được định kiểu gen và xác định tải lượng HIV bằng kỹ thuật b-DNA trên hệ thống Siemens 440, tổng số 36 mẫu

2.2. Phương pháp:

2.2.1. Tách chiết ARN:

ARN được tách chiết từ 500 µl huyết tương. Cụ thể, huyết tương được ly tâm với tốc độ 21.000xg, 80 phút, ở nhiệt độ 4oC. Dịch nổi được loại bỏ, cặn được sử dụng để tách ARN bằng phương pháp ly tâm với sinh phẩm QIAamp Viral RNA mini (Qiagen), theo hướng dẫn của nhà sản xuất. Thể tích mẫu ARN được thu hồi là 50 µl, sử dụng 5 µl cho mỗi phản ứng real time RT-PCR



2.2.2. Kỹ thuật Real-time RT-PCR:

Kỹ thuật tập trung khuếch đại đoạn gen đích dài 133 nucleotit trên vùng bảo thủ 5’ LTR của HIV-1, sử dụng cặp mồi và đầu dò có trình tự như sau:



Mồi xuôi LTR S4

5’- AAG CCT CAA TAA AGC TTG CCT TGA -3’

Mồi ngược LTR AS3

5’- GTT CGG GCG CCA CTG CTA G – 3’

Đoạn dò LTRP1

FAM – 5’-TCT GGT AAC TAG AGA TCC CTC AGA CC -3’- BHQ1

Đoạn dò LTRP2

FAM – 5’- CCT GGT GTC TAG AGA TCC CTC AGA CC – 3’- BHQ1

Để kiểm soát chất lượng của phép đo, ARN của vi rút Brome Mosic (BMV) được sử dụng như nội chứng, giúp loại bỏ kết quả âm tính giả do những sai sót xảy ra trong quá trình tách chiết và tạp nhiễm các chất ức chế phản ứng PCR. 1pg ARN BMV được thêm vào mỗi mẫu bệnh phẩm từ khâu tách chiết. Cặp mồi và đầu dò để phát hiện ARN BMV có trình tự như sau:

Mồi xuôi MBV Fern F

5’- GTT CAC CGA TAG ACC GCT G – 3’

Mồi xuôi MBV Fern R

5’- AAG AGC CCG GAA TGT CAA GA – 3’

Đoạn dò BMV

TAMRA – 5’- CCT CAA GCT GAA ATG GCA CGG ATG -3’- BHQ2

Phản ứng real-time RT-PCR được thực hiện trên hệ thống ABI 7500 FAST PCR, với chu trình nhiệt: 1 chu trình phiên mã ngược (500C-15 phút, 950C - 2 phút), và 45 chu kỳ tổng hợp ADN (950C, 15 giây, 600C, 34 giây).

III. KẾT QUẢ

Phương pháp in-house đo tải lượng vi rút HIV-1 đã được xây dựng dựa trên phương pháp đo tải lượng HIV đã được công bố trước đây (5), tập trung khuếch đại đoạn gen đích dài 133 nucleotit trên vùng bảo thủ 5’ LTR của HIV-1. sử dụng hệ thống ABI 7500 FAST PCR. Phương pháp mới được xây dựng có một số thay đổi.

Để xây dựng đường chuẩn tải lượng vi rút HIV, ARN HIV tự tạo bằng kỹ thuật sao mã ngược từ plasmid tổ hợp chứa đoạn gen đích của HIV-1 được sử dụng thay cho việc sử dụng mẫu huyết thanh chứa HIV. Chuẩn ARN HIV tự tạo được hiệu chuẩn theo chuẩn tham chiếu quốc tế HIV-1, thế hệ 2 của Tổ chức YTTG (97/650) (7), do đó kết quả của phép đo tải lượng có thể được tính toán theo cả 2 hệ đơn vị copies/ml và IU/ml, tạo điều kiện thuận lợi cho việc so sánh kết quả giữa các phòng xét nghiệm.

Để kiểm soát các yếu tố ức chế phản ứng PCR có thể dẫn đến các kết quả âm tính giả, ARN của Brome mosaic virus (BMV) được sử dụng làm nội chứng. Một lượng ARN BMV như nhau được thêm vào tất cả mẫu bệnh phẩm cần phân tích, ngay từ khâu tách chiết ARN. Khi thực hiện phản ứng real-time RT-PCR, một đoạn gen đích của BMV cũng được nhân lên song song cùng với đoạn gen đích của HIV-1. Thông thường sản phẩm khuếch đại của nội chứng cần phát hiện thấy từ chu kỳ 35, sẽ không làm ảnh hưởng đến việc khuếch đại gen đích cần quan tâm. Kết quả thực nghiệm đã xác định lượng ARN BMV tối ưu cần bổ sung vào mỗi mẫu bệnh phẩm là 1pg, ngay từ khâu tách chiết bằng đệm ly trích.

Giới hạn phát hiện của phương pháp In-house IVVI là 180 copies/ml huyết tương. Phương pháp có khả năng đo tải lượng vi rút HIV-1 trên dải động học 1,8 x102 – 1x108 copies/ml. Các chuẩn In-house có độ tuyến tính cao ngang bằng với các chuẩn tham chiếu.




Hình 1: Đường chuẩn tải lượng vi rút HIV xây dựng trên dãy chuẩn In-house HIV có tải lượng từ 5x101 tới 5x106 copy/ml ARN HIV, với 3 giá trị lặp lại cho mỗi tải lượng chuẩn

Kỹ thuật real tiem RT-PCR định lượng HIV sử dụng dẫy chuẩn In-house trong khoảng từ 5x101 – 5x106 copies/ml được đánh giá qua 14 lần chạy riêng biệt, mỗi nồng độ chuẩn In-house được đo lặp lại 3 lần trong một lần thí nghiệm, các đường chuẩn thu được có giá trị slope trung bình của là -3,4 với R2 trung bình là 0,999 và các phản ứng PCR đạt hiệu suất trung bình là 95% .

Độ lặp lại và tái lập của phương pháp được đánh giá trên 3 loại mẫu chuẩn: chuẩn tham chiếu quốc tế HIV-1 của Tổ chức YTTG, bộ mẫu HIV của hãng Acrometrix và chuẩn In-house được chuẩn bị ở nhiều nồng độ khác nhau; độ dao động lớn nhất thu được bằng 6,4% Log10 của nồng độ thấp nhất được phát hiện (copies/ml).

So sánh kết quả đo tải lượng vi rút bằng phương pháp in-house trên bộ mẫu lâm sàng (36 mẫu) với các giá trị đo bằng phương pháp b-DNA trên hệ thống Siemens Versant HIV-1, cho thấy kết quả đo bằng hai phương pháp là tương đương nhau, với độ dốc của đường tuyến tính là 0,947, hệ số tương quan cao (R2 = 0,95) (Hình 2).





Hình 2: Sự sánh tương quan tải lượng vi rút HIV đo bằng phương pháp In-house IVVI và phương pháp Siemens b-DNA (Versant HIV)

Mồi và đoạn dò được thiết kế dựa trên các trình tự trong ngân hàng dữ liệu Los Alamos về HIV cho tới năm 2007. Kết quả so sánh trình tự cho thấy mồi và đầu dò có khả năng gắn cao với các genotype HIV đã được xác định hiện nay, bao gồm cả CRF01_AE, genotype lưu hành phổ biến nhất ở Việt Nam. Để có thể phát hiện được cả một số chủng không phổ biến, phương pháp in-house sử dụng hai loại đầu dò LTRP1 và LTRP2, trong đó đầu dò LTRP2 có thay đổi một số base. Kết quả thử nghiệm trên bộ mẫu tham chiếu quốc tế kiểu gen HIV-1, thế hệ 1 của Tổ chức YTTG, bao gồm A, B, C, D, AE, F, G, AA-GH, nhóm N và O cho thấy phương pháp In-house đã phát hiện được tất cả các kiểu gen. So với phương pháp thương mại, phương pháp in-house co khả năng phát hiện các kiểu gen không thuộc nhóm B tốt hơn (8).



  1. BÀN LUẬN

Dựa trên phương pháp đo tải lượng vi rút HIV-1 bằng kỹ thuật real time RT-PCR do Drosten và cộng sự xây dựng năm 2006 [5], một số nhóm nghiên cứu đã cải tiến để áp dụng thành công ở một số quốc gia [9]. Phương pháp in house, thậm chí, còn hữu hiệu hơn các xét nghiệm đo tải lượng HIV thương mại về khả năng phát hiện các phân nhóm HIV-1 không thuộc nhóm B (9).

So với phương pháp của Drosden, phương pháp in house của chúng tôi có hai thay đổi chính i) sử dụng chuẩn ARN HIV-1 tự tạo và ii) sử dụng ARN của vi rút BMV là nội chứng để kiểm soát chất lượng. Phương pháp in house của chúng tôi khi áp dụng trên hệ thống ABI 7500 FAST có độ đặc hiệu cao, có thể phát hiện tất cả các genotype hiện nay của HIV-1. Việc sử dụng hai dầu dò trong cùng phản ứng, với một số thay đổi trình tự ở đầu dò thứ hai cũng góp phần làm tăng khả năng phát hiện các vi rút mang đột biến. Với khoảng phát hiện rộng 1,8x102 – 1,0x108 copy/ml, giới hạn phát hiện 180 copy/ml phương pháp in-house phù hợp để theo dõi thay đổi về mặt vi rút học để chỉ định và theo dõi điều trị ARV cho bệnh nhân HIV. Khả năng tự tổng hợp ARN HIV-1 làm chuẩn cho phương pháp đo tải lượng, giúp chủ động nguồn vật liệu chuẩn, giảm chi phí xét nghiệm,và không đòi hỏi điều kiện an toàn sinh học rất ngặt nghèo như khi phải sử dụng mẫu huyết tương có chứa vi rút HIV làm chuẩn. Phương pháp định lượng của chúng tôi có độ ổn định cao, độ chính xác tương đương phương pháp b-DNA (Siemens). Tổng hợp các kết quả đánh giá kỹ thuật, ưu thế về chi phí so với các phương pháp đo tải lượng HIV thương mại, phương pháp in house chúng tôi xây dựng có khả năng áp dụng cao giúp nâng cao chất lượng trong công tác quản lý và theo dõi điều trị HIV tại Việt Nam.



  1. KẾT LUẬN

Phương pháp in-house đo tải lượng vi rút HIV có nhiều đặc tính kỹ thuật tương đương với các phương pháp thương mại hiện có, với ưu thế hơn về chi phí, phương pháp này phù hợp để áp dụng hỗ trợ các xét nghiệm huyết thanh học, đo tế bào CD4 trong quản lý bệnh nhân HIV/AIDS.

Tài liệu tham khảo

  1. UNAIDS/WHO Epidemiological Fact Sheets on HIV and AIDS, 2008 Update

  2. Nguyen, H.T., et al., HIV drug resistance threshold survey using specimens from voluntary counselling and testing sites in Hanoi, Vietnam. Antivir Ther, 2008. 13 Suppl 2: p. 115-21.

  3. Lan, N.T., et al., HIV type 1 isolates from 200 untreated individuals in Ho Chi Minh City (Vietnam): ANRS 1257 Study. Large predominance of CRF01_AE and presence of major resistance mutations to antiretroviral drugs. AIDS Res Hum Retroviruses, 2003. 19(10): p. 925-8.

  4. Fiscus S.A. et al., HIV-1 viral load assays for resource-limited settings. 2006 PLoS Med 3: e417.doi:10.1371/journal.pmed.0030417

  5. Drosten, C., et al., Ultrsensitive Monitoring of HIV-1 Viral Load by a Low Cost Real-Time Reverse Transcription-PCR Assay with Internal Control for the 5' Long Terminal Repeat Domain. Clinical Chemistry. 2006. 52(7):1258-1266.

  6. Ferns R. B. and Garson J. A. Development and evaluation of a real-time RT-PCR assay for quantification of cell-free human immunodeficiency virus type 2 using a Brome Mosaic Virus internal control. J Virol Methods, 2006. 135:102–108.

  7. Holmes H. et al.,An international collaborative study to establish the 1st international standard for HIV-1 RNA for use in nucleic acid-based techniques. J Virol Methods, 2001 92: 141–150

  8. Holmes H. et al., Development of the 1st International Reference Panel for HIV-1 RNA genotypes for use in nucleic acid-based techniques. J Virol Methods. 2008. 154:86-91

  9. Drexler et al., Rates of and Reasons for Failure of Commercial Human Immunodeficiency Virus Type 1 Viral Load Assays in Brazil. J Clin Micro, 2007. 45(6): 2061–2063.


MÔ TẢ ĐẶC ĐIỂM DỊCH TỄ HỌC NHIỄM HIV/AIDS

TỈNH KHÁNH HÒA TỪ NĂM 1993 - 2009
Trương Tấn Minh *

Trần Văn Tin, Nguyễn Vũ Quốc Bình **

* Sở Y tế tỉnh Khánh Hòa

** Trung tâm phòng chống HIV/AIDS tỉnh Khánh Hòa
TÓM TẮT

Đề tài nghiên cứu khoa học: “Mô tả đặc điểm dịch tễ học nhiễm HIV/AIDS tỉnh Khánh Hoà từ năm 1993 đến 2009”. được thực hiện tại tỉnh Khánh Hoà. Với mục đích xác định tỷ lệ nhiễm HIV và phân bố nhiễm HIV/AIDS trong các nhóm đối tượng, theo dõi chiều hướng tỷ lệ nhiễm HIV theo thời gian, xác định nhóm có nguy cơ nhiễm HIV cao để đề ra các biện pháp can thiệp và xác định sự thay đổi các hình thái lây truyền HIV. Tiến hành điều tra trong vòng 06 tháng (từ tháng 01/2010 đến tháng 6-2010). Tiến hành hồi cứu số liệu đang quản lý tại Trung tâm phòng chống HIV/AIDS tỉnh. Số liệu được phân tích và xử lý trên phần mềm EPI-INF0 2002. Kết quả thu được: Khánh Hòa hiện đang ở trong giai đoạn dịch tập trung. Số nhiễm HIV chững lại và không tăng lên nhanh như­ các năm tr­ước đây. Chủ yếu ở nhóm ngư­ời NCMT, dịch đã có dấu hiệu lan ra cộng đồng, nhóm đối tư­ợng có hành vi nguy cơ thấp. Tuy nhiên vẫn chứa đựng các yếu tố nguy cơ làm bùng nổ dịch nếu không triển khai các biện pháp can thiệp có hiệu quả.

SUMMARY

The research: “Describe the epidemiology of HIV/AIDS Khanh Hoa province from 1993 to 2009” was conducted in Khanh Hoa. In order to determine the rate of HIV and distribution of HIV/AIDS in target groups, monitoring HIV prevalence trends over time, identify groups at risk of HIV infection to intervene and identify the form changes of HIV transmission. Cross-section survey has been implemented from January to June 2010. Research again in managing data centers for HIV / AIDS Province. The analysis of data was displayed by EPI-INFO 2002 software program. This study showed that Khanh Hoa is now in the concentrated epidemic. Number of HIV infections are stable and do not increase as fast as the last year. But still contained elements outbreak risk if not implemented the intervention effectively./.
I. ĐẶT VẤN ĐỀ

Khánh Hòa là một trong những tỉnh ở miền duyên hải Nam Trung bộ, cách thủ đô Hà Nội 1280 km về phía bắc, cách thành phố Hồ Chí Minh 448 km về phí nam. Với bờ biển dài hơn 200 km và gần 200 hòn đảo lớn nhỏ khác nhau, Khánh Hòa có nhiều di tích lịch sử văn hóa và danh lam thắng cảnh nổi tiếng, Bãi biển Nha Trang nằm tại Trung tâm Thành phố là bãi tắm sạch đẹp hấp dẫn du khách, Vịnh Nha Trang là một trong 29 Vịnh đẹp nhất thế giới . . . Đây cũng chính là những yếu tố có ảnh hưởng lớn đến tình hình nhiễm HIV/AIDS của tỉnh. Trong những năm đầu của đại dịch HIV/AIDS tại Việt Nam, Khánh Hòa là một trong những tỉnh có số người nhiễm HIV/AIDS cao nhất trong cả nước. Dưới sự chỉ đạo của Cục phòng, chống HIV/AIDS và trực tiếp là UBND tỉnh Khánh Hòa, trong những năm vừa qua Sở Y tế tỉnh đã triển khai thực hiện tốt chương trình phòng chống HIV/AIDS tại địa phương, góp phần hạn chế sự lây truyền HIV/AIDS trong toàn tỉnh. Trường hợp nhiễm HIV đầu tiên tại Khánh Hoà dược phát hiện vào tháng 04/1993 tại Trung tâm phòng chống lạm dụng ma tuý tỉnh. Đến nay dịch HIV/AIDS ở Khánh Hoà đã chuyển sang giai đoạn II, giai đoạn phát hiện nhiều bệnh nhân AIDS và có người tử vong do AIDS. Theo thống kê của Trung tâm phòng chống HIV/AIDS tỉnh Khánh Hòa đến 31/12/2009 toàn tỉnh đã phát hiện 2383 người nhiễm HIV, 1201 đã tiến triển đến giai đoạn AIDS và đã có 876 người tử vong.

Nhằm đánh giá diễn biến dịch HIV/AIDS tại Khánh Hòa trong những năm qua, Sở Y tế tỉnh tiến hành thực hiện đề tài nghiên cứu “Mô tả đặc điểm dịch tễ học nhiễm HIV/AIDS tỉnh Khánh Hoà từ năm 1993 đến 2009”.

MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU


  1. Xác định tỷ lệ nhiễm HIV và phân bố nhiễm HIV/AIDS trong các nhóm đối tượng

  2. Theo dõi chiều hướng tỷ lệ nhiễm HIV theo thời gian.

  3. Xác định nhóm có nguy cơ nhiễm HIV cao để đề ra các biện pháp can thiệp.

  4. Xác định sự thay đổi các hình thái lây truyền HIV.

  5. Dự báo tình hình nhiễm HIV để lập kế hoạch phòng chống hiệu quả tại địa phương.


II. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Nghiên cứu hồi cứu về kết quả giám sát phát hiện và giám sát trọng điểm HIV/AIDS tại Khánh Hòa trong thời gian từ năm 1993 đến năm 2009.

Thu thập số liệu quản lý tại trung tâm phòng chống HIV/AIDS tỉnh. Thời gian tiến hành trong vòng 06 tháng (từ tháng 01-2010 đến tháng 6-2010)

Thiết kế nghiên cứu : Đề tài được thực hiện theo thiết kế nghiên cứu hồi cứu. Cỡ mẫu và phương pháp chọn mẫu: Chọn mẫu toàn bộ

Số liệu thu thập và xử lý theo chương trình phần mềm EPI-INFO 2002.
III. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN

3.1 Báo cáo các trường hợp nhiễm HIV/AIDS:

Trường hợp nhiễm HIV đầu tiên được phát hiện vào tháng 04/1993 tại Trung tâm phòng chống lạm dụng ma tuý tỉnh Khánh Hoà (Hiện nay là Trung tâm Giáo dục-Lao động-Xã hội). Theo nhận định của các chuyên gia về phòng chống HIV/AIDS, Khánh Hoà đang ở trong giai đoạn dịch tập trung, chúng ta vẫn còn thời gian để tiến hành các biện pháp can thiệp phòng chống có hiệu quả.






Biểu đồ 1: Trường hợp nhiễm HIV báo cáo theo năm

Đến cuối năm 2009 toàn tỉnh phát hiện 2383 trường hợp nhiễm HIV, trong số đó có 1201 người đã tiến triển đến giai đoạn AIDS và 876 người tử vong. Trong năm 2008 trong số 15.395 mẫu máu xét nghiệm phát hiện 118 trường hợp nhiễm HIV (0,77%) trường hợp HIV (+), năm 2009 trong số 17.732 mẫu máu xét nghiệm phát hiện 173 trường hợp nhiễm HIV (0,98%) trường hợp HIV (+), Có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về tỷ lệ phần trăm người nhiễm HIV mới phát hiện trong trong tổng số mẫu đã xét nghiệm của năm 2008 so với năm 2009 (Pvalue < 0,04). Nhiễm HIV không còn chỉ ở những người nghiện chích ma tuý mà dịch đã lây sang nhóm đối tượng có hành vi nguy cơ thấp như Tân binh, vợ/chồng, con của người nhiễm, đặc biệt là số bệnh nhân đến khám và điều trị tại các cơ sở y tế ngày càng phát hiện nhiều trường hợp nhiễm HIV/AIDS . . . Tuy nhiên cần phải nhấn mạnh số liệu báo cáo này chưa phản ánh đúng chiều hướng và thực trạng tình hình nhiễm HIV ở tỉnh Khánh Hoà, thực tế số nhiễm còn cao hơn nhiều.




Biểu đồ 2: Số bệnh nhân AIDS qua các năm

Cũng giống như những năm trước kia, hàng năm có khoảng 100 người chuyển sang giai đoạn AIDS, trong năm 2009 đã có 112 trường hợp nhiễm HIV chuyển sang giai đoạn AIDS. Cộng dồn đến cuối năm 2009 toàn tỉnh đã phát hiện 1201 bệnh nhân AIDS.




Biểu đồ 3: Số bệnh nhân AIDS tử vong qua các năm

Trong năm 2009 đã có 58 bệnh nhân HIV/AIDS tử vong (năm 2008, có đến 72 trường hợp tử vong) cộng dồn đến cuối năm 2009 toàn tỉnh đã có 876 người tử vong do AIDS.

Trong số những người nhiễm HIV/AIDS, nam giới chiếm tỷ lệ cao hơn nhiều so với nữ. Tuy nhiên, năm 1993 nam giới chiếm tỷ lệ 91,54%, đến cuối năm 2009 nam giới chỉ chiếm 79,9%. Có sự khác biệt về sự phân bố theo giới giữa năm 1993 và đến cuối năm 2009 (P<0,05).






Biểu đố 4: Phân bố các trường hợp nhiễm HIV theo giới





Biểu đồ 5: Phân bố các trường hợp nhiễm HIV theo địa phương
Khắp các huyện, thị, thành phố trong tỉnh Khánh Hoà đã phát hiện các trường hợp nhiễm HIV/AIDS, Thành phố Nha trang là nơi phát hiện nhiều trường hợp nhiễm HIV/AIDS nhất trong toàn tỉnh, huyện miền núi Khánh Vĩnh cũng đã phát hiện 09 trường hợp HIV(+). Riêng huyện đảo Trường Sa và huyện miền núi Khánh Sơn chưa phát hiện trường hợp nào nhiễm HIV/AIDS .




Biểu đồ 6: Phân bố các trường hợp nhiễm HIV theo nhóm tuổi

Phân bố các trường hợp nhiễm HIV theo nhóm tuổi như trình bày ở biểu đồ 6. đa số người nhiễm tập trung ở nhóm tuổi trẻ. So với những năm đầu của dịch HIV tại Khánh Hoà nhóm tuổi 30 - 39 chiếm tỷ lệ cao, nhưng trong hai năm trở lại đây tỷ lệ này đã thay đổi và tập trung cao ở nhóm 20 - 29 tuổi. So với năm 1993, đến cuối năm 2009 đã có sự gia tăng rõ rệt về số người nhiễm HIV trong nhóm tuổi 20 - 29. (P < 0,05)





Biểu đồ 7: Phân bố các trường hợp nhiễm HIV theo nhóm đối tượng

Phân bố các trường hợp báo cáo nhiễm HIV theo nhóm đối tượng, đa số người nhiễm HIV ở Khánh Hoà vẫn là người nghiện chích ma tuý (36,7%), diễn biến dịch ngày càng phức tạp, các nhóm đối tượng khác cũng đã phát hiện nhiều trường hợp nhiễm HIV.

Ngoài nhóm nghiện chích ma tuý, các nhóm đối tượng khác tại Khánh Hoà cũng đã phát hiện nhiều trường hợp nhiễm HIV. Trong số 2383 trường hợp nhiễm HIV phát hiện đến cuối năm 2009, đã có 546 người là các bệnh nhân có biểu hiện lâm sàng nghi ngờ AIDS cho xét nghiệm kiểm tra và phát hiện đã nhiễm HIV (chiếm tỷ lệ 22,9 %). Chiếm tỷ lệ cao thứ nhì trong số các người nhiễm HIV đã phát hiện đến cuối năm 2009.





Biểu đồ 8: Số người NCMT, BN nghi ngờ AIDS phát hiện qua các năm.

Đặc biệt số phạm nhân đang bị giam giữ tại các trại giam, trại tạm giam trong toàn tỉnh đã phát hiện 384 trường hợp nhiễm HIV (chiếm tỷ lệ 16,1%).

Hàng năm số người nhiễm HIV/AIDS phát hiện trong nhóm nghiện chích ma túy có chiều hướng giảm, ngược lại với nhóm bệnh nhân nghi ngờ AIDS có sự gia tăng rõ rệt qua các năm.

Đến cuối năm 2009, số người nhiễm HIV chuyển sang giai đoạn AIDS chiếm tỷ lệ 50,4% và số đã tử vong chiếm tỷ lệ 36,8%, còn lại 13,6% đã chuyển sang giai đoạn AIDS nhưng vẫn đang sống và sinh hoạt tại Khánh Hòa.





Biểu đồ 9: Tỷ lệ phần trăm người nhiễm HIV tiến triển đến AIDS và tử vong

Tình hình nhiễm HIV/AIDS các địa phương đến 31/12/2009

TT

Địa phương

HIV

AIDS

Chết

1

Nha Trang

943

691

569

2

Diên Khánh

135

110

89

3

Cam Ranh

127

94

63

4

Ninh Hoà

90

59

43

5

Vạn Ninh

56

39

27

6

Cam Lâm

29

28

26

7

Khánh Vĩnh

9

9

8




Tổng cộng

1389

1030

825


3.2 KẾT QUẢ GIÁM SÁT TRỌNG ĐIỂM HIV/AIDS:

Đối tượng




1994

1995

1996

1997

1998

1999

Nghiện chích ma tuý

Tỷ lệ %

Số (+)/ XN



69,64

78/112


74,14

43/58


50,77

33/65


67,57

75/111


89,0

178/200


71,72

142/198


Gái mại dâm

Tỷ lệ %

Số (+)/ XN



0

0/65


0

0/70


0,54

1/184


0

0/333


0,53

2/574


0,22

1/448


Bệnh nhân hoa liễu

Tỷ lệ %

Số (+)/ XN



0,13

1/799


0,25

2/801


1,14

3/263


0

0/428


0,78

3/386


1,34

6/448


Bệnh nhân Lao

Tỷ lệ %

Số (+)/ XN



0.25

1/399


1,29

7/542


1,39

11/791


2,22

19/856


0,97

4/413


1,41

6/427


Phụ nữ có thai

Tỷ lệ %

Số (+)/ XN



0

0/980


0

0/576


0

0/1499


0

0/722


0

0/583


0,15

1/675


Tân binh TNKNVQS

Tỷ lệ %

Số (+)/ XN



0

0

0/576


0

0/926


0

1043


0

0/832


0,24

2/832


Phạm nhân

Tỷ lệ % Số (+)/ XN

0

0

0

0

0

0

Sinh viên

Tỷ lệ % Số (+)/ XN

0

0

0

0

0

0

PNCT nông thôn

Tỷ lệ % Số (+)/ XN

0

0

0

0

0

0

MSM

Tỷ lệ % Số (+)/ XN

0

0

0

0

0

0




Đối tượng




2000

2001

2002

2003

2004

Nghiện chích ma tuý

Tỷ lệ %

Số (+)/ XN



25,40

64/252


29,18

89/305


42,41

109/257


47,0

188/400


37,19

119/320


Gái mại dâm

Tỷ lệ %

Số (+)/ XN



0

0/186


5,79

11/190


0,61

1/165


1,0

4/400


5,63

18/320


Bệnh nhân hoa liễu

Tỷ lệ %

Số (+)/ XN



0,26

1/379


1,91

7/367


1,64

7/427


3,5

14/400


3,53

15/425


Bệnh nhân Lao

Tỷ lệ %

Số (+)/ XN



2,96

12/405


0,75

3/400


2,00

8/400


1,2

5/410


2,72

11/404


Phụ nữ có thai

Tỷ lệ %

Số (+)/ XN



0,11

1/895


0

0/802


0

0/803


0,1

1/800


0,38

3/800


Tân binh TNKNVQS

Tỷ lệ %

Số (+)/ XN



0,38

3/800


0,25

2/803


0,12

2/1640


0,3

2/800


0

0/800


Phạm nhân

Tỷ lệ %

Số (+)/ XN



6,47

52/804


9,22

89/965


10,45

131/1253


0

0

Sinh viên

Tỷ lệ %

Số (+)/ XN



0

0

0

0

0/838


0

PNCT nông thôn

Tỷ lệ %

Số (+)/ XN



0

0

0

0

0

0/800


MSM

Tỷ lệ % Số (+)/ XN

0

0

0

0

0




Đối tượng




2005

2006

2007

2008

2009

Nghiện chích ma tuý

Tỷ lệ %

Số (+)/ XN



35,69

146/409


26,57

93/350


20,0

80/400


23,5

94/400


11,9

38/319


Gái mại dâm

Tỷ lệ %

Số (+)/ XN



4,0

9/225


5,04

21/416


1,75

7/400


1,00

4/400


4,00

16/400


Bệnh nhân hoa liễu

Tỷ lệ %

Số (+)/ XN



1,0

4/400


3,0

12/400


3,2

12/380


2,0

8/400


0,75

3/400


Bệnh nhân Lao

Tỷ lệ %

Số (+)/ XN



0,74

3/404


5,5

22/400


4,2

17/404


2,23

9/403


2,49

10/401


Phụ nữ có thai TT

Tỷ lệ %

Số (+)/ XN



0,49

6/1212


0,16

2/1200


0,25

2/801


0,5

4/804


0,5

2/400


Tân binh TNKNVQS

Tỷ lệ %

Số (+)/ XN



0,13

1/800


0

0

0/806


0

0/803


0

0/830


Phạm nhân

Tỷ lệ % Số (+)/ XN

0

0

0

0

0

Sinh viên

Tỷ lệ % Số (+)/ XN

0

0

0

0

0

PNCT nông thôn

Tỷ lệ %

Số (+)/ XN



0,15

1/650


0,13

1/800


0,13

1/800


0,13

1/800


0

0/408


MSM

Tỷ lệ %

Số (+)/ XN



0

0

0

0

1,75

7/400

Qua kết quả giám sát trọng điểm, tỷ lệ HIV (+) trong nhóm nghiện chích ma túy có xu hướng tăng nhanh trong những năm đầu của vụ dịch, tỷ lệ cao nhất là 89,0% vào năm 1998. Sau đó dịch có xu hướng giảm đi trong nhóm này những năm gần đây. Từ năm 2004 tỷ lệ nhiễm HIV trong nhóm này đã giảm rõ rệt, tại thời điểm năm 2009 tỷ lệ này chỉ còn 11,9%. Theo bảng trên đã chứng tỏ có sự giảm rõ rệt từ năm 2004 đến 2009, năm 2004 tỷ lệ nhiễm trong nhóm này là 37,19% và trong năm 2009 là 11,9% (Pvalue < 0,05). Đặc biệt so sánh với kết quả giám sát trọng điểm nhóm nghiện chích ma túy giữa năm 2008 (Chiếm tỷ lệ 23,5%) và năm 2009, Có sự giảm rõ rệt về tỷ lệ nhiễm HIV trong nhóm này (Pvalue < 0,01).

Kết quả giám sát trọng điểm năm 2009, tỷ lệ nhiễm HIV trong nhóm phụ nữ mại dâm là 4,0%, tỷ lệ này cao hơn so với những năm trước đây, kết quả giám sát trọng điểm 2007-2009 cho thấy có sự tiềm ẩn dịch HIV trong nhóm phụ nữ mại dâm tại Khánh Hòa.

Tỷ lệ nhiễm HIV trong nhóm các bệnh nhân mắc bệnh lây truyền qua đường tình dục có xu hướng giảm qua các năm từ 2006-2009. Qua kết quả giám sát trọng điểm, năm 2006 tỷ lệ nhiễm ở nhóm bệnh nhân hoa liễu là 3,2%, năm 2007 chiếm 3,0%, năm 2008 chiếm 2,0% và năm 2009 là 0,75%, không có sự gia tăng về tỷ lệ phần trăm nhiễm HIV trong nhóm bệnh nhân hoa liễu từ năm 2006 đến năm 2009 (Pvalue > 0,05).

Qua kết quả giám sát trọng điểm, tỷ lệ HIV (+) trong nhóm phụ nữ mang thai có xu hướng tăng nhẹ qua các năm gần đây. Tuy nhiêm tại Khánh hòa, tỷ lệ nhiễm HIV ở nhóm này vẫn thấp hơn so với tỷ lệ chung trên toàn quốc.




tải về 1.03 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
  1   2   3   4   5   6




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương