DỰ BÁo nhu cầu và ngân sách sử DỤng thuốc arv tại việt nam (2011 2015)



tải về 376.53 Kb.
trang2/5
Chuyển đổi dữ liệu02.09.2016
Kích376.53 Kb.
#30787
1   2   3   4   5

TÀI LIỆU THAM KHẢO


  1. “Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị HIV/AIDS”, ban hành kèm theo Quyết định số 3003/QĐ-BYT của Bộ trưởng Bộ Y tế, ngày 19/8/2009.

  2. “Tài liệu trình phê duyệt Chương trình Mục tiêu Quốc gia Phòng, chống HIV/AIDS giai đoạn 2011-2015”, Bộ Y tế, 3/2010.

  3. “A single national ARV distribution system for Vietnam” M.V. Couldwell, An T.H.N., 2009.

  4. “Rapid advice: antiretroviral therapy for HIV infection in adults and adolescents”. WHO, November 2009.

  5. “Rapid advice: use of antiretroviral drugs for treating pregnant women and preventing HIV infection in infants.” WHO, November 2009.


ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG SỬ DỤNG THUỐC KHÁNG VI RÚT HIV (ARV)

TẠI VIỆT NAM

(Trích tóm tắt Báo cáo đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ đã được nghiệm thu tháng 7/2010)
Nguyễn Văn Kính1, Trần Văn Sơn1, Vũ Thị Minh Hạnh2, Đoàn Thị Nga1,

Nguyễn Thị Vũ Thành1, Vũ Mai Anh2, Hoàng Mỹ Hạnh2

1 Cục Phòng, chống HIV/AIDS

2Viện Chiến lược và Chính sách y tế
TÓM TẮT

Được sự hỗ trợ của CDC/LIFE GAP, Cục Phòng, chống HIV/AIDS phối hợp với Viện Chiến lược và Chính sách y tế tiến hành đề tài nghiên cứu đánh giá thực trạng tình hình sử dụng thuốc ARV tại Việt Nam. Nghiên cứu thực hiện theo phương pháp mô tả cắt ngang, trên phạm vi 8 tỉnh, thành phố thuộc các vùng miền trên cả nước. Nội dung nghiên cứu tập trung vào đánh giá thực trạng khả năng cung cấp dịch vụ điều trị ARV tại Việt Nam, tìm hiểu nhu cầu sử dụng và khả năng tiếp cận sử dụng thuốc ARV cũng như các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận sử dụng thuốc ARV trong thực tiễn. Kết quả nghiên cứu cung cấp một số bằng chứng làm cơ sở xây dựng chính sách và đề xuất các biện pháp phù hợp nhằm tăng cường khả năng cung ứng thuốc, tạo điều kiện thuận lợi để gia tăng số lượng bệnh nhân AIDS được tiếp cận điều trị ARV, tăng hiệu quả điều trị ARV tại Việt Nam.

Từ khóa: HIV/AIDS, điều trị, thuốc ARV, thực trạng, sử dụng, cung ứng

SUMMARY

With support from CDC/LIFE GAP, Vietnam Administration of HIV/AIDS Control in collaboration with Health Strategy and Policy Institue conducted a study on the current using of ARVs in Vietnam. This cross-sectional study was conducted in 8 provines belonging to areas in the whole country. The study focus on evaluating the current situation of providing ARVs in Vietnam, ARV need, accessibility of patients to ARVs as well as factors that affects the accessibility. Results from this study provided evidences for policy making, rising solution for imporving ARVs supplying capacity, facilitating AIDS patients accessed ARV and enhancing the quality of ARV treatment service in Vietnam.

  1. ĐẶT VẤN ĐỀ

Trên phạm vi toàn cầu, đại dịch HIV/AIDS đang ngày càng lan rộng gây hậu quả nghiêm trọng đối với sức khoẻ cộng đồng, làm suy giảm tuổi thọ, ảnh hư­ởng nặng nề đến sự phát triển kinh tế, xã hội, ổn định an ninh và trật tự xã hội tại nhiều quốc gia. Ngăn chặn sự lây lan và hạn chế tác hại của đại dịch đã đ­ược nhân loại xác định là một trong những mục tiêu phát triển Thiên niên kỷ [4].

Ở nư­ớc ta, căn bệnh thế kỷ chính thức xuất hiện từ tháng 12 năm 1990 với ca nhiễm đầu tiên đ­ược phát hiện tại thành phố Hồ Chí Minh. Theo số liệu của Cục Phòng, chống HIV/AIDS, tính đến ngày 20/01/2009, tổng số các trường hợp nhiễm HIV hiện còn sống được báo cáo trên toàn quốc là 138.221 người và 40.717 bệnh nhân đã tử vong do AIDS. Để đối phó với tình hình dịch, trong những năm qua, với sự cố gắng nỗ lực từ phía chính phủ Việt Nam và sự hỗ trợ nhiệt tình, hiệu quả từ các tổ chức quốc tế, Việt Nam đã xây dựng được một hệ thống chăm sóc, điều trị HIV/AIDS từ trung ương đến địa phương. Số lượng bệnh nhân AIDS được điều trị bằng thuốc ARV ngày càng tăng. Tính đến 31/3/2008, trên toàn quốc có 18.596 bệnh nhân AIDS được tiếp cận với thuốc ARV trong đó có 17.500 người lớn và 1.096 trẻ em [1]. Tuy nhiên, con số này mới đáp ứng 32% với nhu cầu điều trị thực tế.

Để có cơ sở xây dựng chính sách và đề xuất các biện pháp phù hợp nhằm tăng cường khả năng cung ứng thuốc, tạo điều kiện thuận lợi thu hút nhằm gia tăng số lượng bệnh nhân AIDS được tiếp cận và điều trị thuốc ARV, tăng hiệu quả điều trị và sử dụng thuốc ARV, tiến tới đạt được mục tiêu đề ra của Chiến lược quốc gia phòng, chống HIV/AIDS đến năm 2010 và tầm nhìn 2020 [2], việc đánh giá thực trạng tình hình và nhu cầu sử dụng thuốc ARV tại một số địa phương mang tính đại diện cho cả nước là hết sức cần thiết. Nghiên cứu được tiến hành nhằm các mục tiêu sau:


  1. Khảo sát, đánh giá thực trạng việc sử dụng thuốc ARV tại Việt Nam.

  2. Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận điều trị thuốc ARV

  3. Đề xuất một số giải pháp nhằm tăng khả năng tiếp cận điều trị thuốc ARV và các biện pháp nhằm tăng cường sự tuân thủ điều trị của bệnh nhân.

II. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Nghiên cứu được tiến hành theo phương pháp mô tả cắt ngang, kết hợp các phương pháp thu thập thông tin định tính (thảo luận nhóm, phỏng vấn sâu) và định lượng (phỏng vấn bằng bộ câu hỏi bán cấu trúc) tại 8 tỉnh/ thành phố: Quảng Ninh, Nghệ An, Sơn La, An Giang, Lâm Đồng, Khánh Hòa, Đồng Nai, Đà Nẵng, Thái Nguyên. Tại mỗi tỉnh, 02 quận/huyện có tỷ lệ nhiễm cao được khảo sát. Thời gian nghiên cứu tiến hành từ tháng 6/2008 đến tháng 1/2009.

Đối tượng được khảo sát chia thành 3 nhóm: (1) Nhóm lãnh đạo quản lý: là lãnh đạo các doanh nghiệp đã được cấp số đăng ký sản xuất hoặc ủy quyền phân phối thuốc kháng HIV; lãnh đạo mạng lưới các cơ quan phòng chống HIV/AIDS từ trung ương đến cơ sở, lãnh đạo các cơ sở y tế cung cấp dịch vụ chăm sóc điều trị; (2) Nhóm chuyên môn là các cán bộ trực tiếp cung cấp các dịch vụ chăm sóc điều trị HIV/AIDS tại các cơ sở y tế; (3) Nhóm hưởng lợi: Người nhiễm HIV/AIDS.

Sau khi thu thập, thông tin được nhập và xử lý bằng các phần mềm xử lý, phân tích số liệu chuyên dụng phù hợp: SP data, EPI DATA 3.1, SPSS 13.0.



III. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN

  1. Thực trạng cung cấp dịch vụ điều trị ARV tại các địa phương.

Tại thời điểm nghiên cứu, mạng lưới cơ sở cung cấp dịch vụ điều trị ARV đã được thiết lập ở cả 3 tuyến (trung ương, tỉnh, huyện) và đang ngày càng được mở rộng. 100% các tỉnh, thành phố đều có cơ sở điều trị ARV. Ở tuyến huyện, độ bao phủ của các cơ sở điều trị ARV đạt 16% nhưng phân bố không đồng đều giữa các địa phương. Trong 8 tỉnh nghiên cứu có 3 tỉnh Đồng Nai, Đà Nẵng, Lâm Đồng chưa có cơ sở điều trị tuyến huyện. Điều này có thể giải thích bởi đây là những tỉnh có số lượng người nhiễm ít lại không có sự hỗ trợ của dự án quốc tế (Biểu đồ 1).

Biểu đồ 1 : Độ bao phủ của các cơ sở điều trị ARV tuyến huyện

Trong 8 tỉnh nghiên cứu, ở tuyến tỉnh, 5 tỉnh đặt cơ sở điều trị ARV ở BVĐK tỉnh, 2 tỉnh đặt ở BV Da Liễu (Đà Nẵng, Đồng Nai) và 1 tỉnh đặt ngay tại TTPC HIV/AIDS (Khánh Hòa). Ở tuyến huyện, đa số các cơ sở được đặt tại BVĐK huyện/TTYT huyện, một số cơ sở lại đặt tại TTYTDP huyện (Mộc Châu - Sơn La; Ninh Hòa - Khánh Hòa). Rõ ràng, đây là bất cập lớn trong mô hình tổ chức cơ sở điều trị ARV. Các cơ sở được hình thành một cách tự phát và không thống nhất.



Điều kiện cơ sở vật chất của các cơ sở cung cấp dịch vụ điều trị ARV còn nhiều hạn chế, chưa đáp ứng được đầy đủ theo danh mục quy định nhất là ở tuyến huyện: 43% số cơ sở chưa lập thẻ bệnh nhân, 33% chưa có phiếu hẹn, 26% chưa có ghế chờ cho BN và người nhà, 14% chưa có ghế cho bác sĩ ngồi kê đơn và làm bệnh án, 24% chưa có giường khám bệnh, 48% chưa có bồn rửa tay, 40% cơ sở có kho dược chính thiếu hệ thống điều hòa … Riêng đối với thiết bị xét nghiệm CD4, chỉ có 5/8 tỉnh có máy đếm tế bào CD4. Điều này làm hạn chế không nhỏ hiệu quả công việc của nhân viên y tế và quyền lợi của bệnh nhân.

Nhân lực tham gia cung cấp dịch vụ điều trị ARV còn thiếu về số lượng, yếu về kiến thức, kỹ năng điều trị ARV đặc biệt là với những tỉnh không có dự án (Bảng 1). Bình quân mỗi cơ sở điều trị có 6 cán bộ y tế trong đó 73% là kiêm nhiệm, 1/2 số cán bộ là cán bộ y tế trực tham gia công tác điều trị cho bệnh nhân chưa được tập huấn về quy trình điều trị ARV. Đây là nguyên nhân dẫn tới sự lúng túng trong việc triển khai điều trị ARV, hạn chế chất lượng dịch vụ.

Bảng 1: Cơ cấu nhân lực y tế tại các cơ sở điều trị ARV khảo sát

Stt

Chức danh

Tổng số

Chuyên trách

Bán chuyên trách

Số lượng

Tỷ lệ

Số lượng

Tỷ lệ

1

Bác sỹ

71

14

20%

57

80%

2

Cán bộ dược

36

8

22%

28

78%

3

Y tá

49

20

41%

29

59%

4

Tư vấn viên

45

13

29%

32

71%




Tổng số

201

55

27%

146

73%

Cả nước có 7 cơ sở được cấp số đăng ký sản xuất thuốc ARV trong đó có 5 cơ sở đã tiến hành sản xuất. Nguồn cung cấp thuốc ARV hiện nay chủ yếu dựa vào các dự án viện trợ quốc tế bao gồm 3 chương trình dự án lớn là Chương trình PEPFAR, Dự án Quỹ Toàn cầu và Chương trình Clinton. Kinh phí của CTMTQG chỉ cung cấp đủ cho khoảng 10% số bệnh nhân AIDS hiện đang được điều trị trong cả nước (Bảng 2). Hiện tại, Cục Phòng, chống HIV/AIDS đang đảm nhận vai trò điều phối cung ứng thuốc điều trị ARV thuộc tất cả các nguồn này trên phạm vi cả nước đối với cả các tỉnh có dự án cũng như tỉnh không có dự án. Việc tiếp nhận, bảo quản, phân phối thuốc ARV từ các dự án viện trợ quốc tế và mua từ kinh phí CTMTQG được thực hiện bởi công ty Dược phẩm Trung ương 1.

Bảng 2: Các nguồn cung ứng ARV

Stt

Chương trình

Phác đồ

Loại thuốc cung cấp (*)

Tỉnh/ thành phố

1

CTMTQG

Bậc 1

d4T, 3TC, NVP, ZDV, EFV

(05 sản phẩm/ 05 hoạt chất)



Lâm Đồng, Đồng Nai, Sơn La

2

Chương trình PEPFAR

Bậc 1, bậc 2

d4T, 3TC, NVP, ZDV, EFV, TDF, ABC, ddI, LVP/r, RTV (12 sản phẩm/10 hoạt chất)

Quảng Ninh, Đà Nẵng, An Giang

3

Quỹ Clinton (Chương trình Nhi)

Bậc 1, bậc 2

d4T, 3TC, NVP, ZDV, EFV, TDF, ABC, ddI, LVP/r

(16 sản phẩm/9 hoạt chất)



Quảng Ninh, An Giang, Thái Nguyên, Khánh Hòa, Đồng Nai

4

Dự án Quỹ toàn cầu

Bậc 1

d4T, 3TC, NVP, ZDV, EFV

(09 sản phẩm/ 05 hoạt chất)



Thái Nguyên, Quảng Ninh, An Giang, Khánh Hòa

(*) d4T: Stavudine, 3TC: Lamivudine, NVP: Nevirapine, ZDV: Zidovudine, EFV: Efavirenz, TDF: Tenofovir, ABC: Abacavir, ddI: Didanosine, LVP/r: Lopinavir/ Ritonavir, RTV: Ritonavir

Tại thời điểm khảo sát, trên cả nước, ước tính số bệnh nhân được điều trị chỉ đáp ứng được 32% nhu cầu trong thực tế. Trong đó khoảng 98% bệnh nhân sử dụng phác đồ bậc 1 và 2% sử dụng phác đồ bậc 2. Khoảng cách giữa nhu cầu điều trị và số lượng bệnh nhân sử dụng dịch vụ đang là rất lớn. Không những thế, tỷ lệ bao phủ của ARV tại các tỉnh hiện đang rất khác nhau dao động từ 2.7% như ở Sơn La đến 76% như ở Khánh Hòa (Biểu đồ 3). Theo dự báo của 30 sở điều trị ARV tại 8 tỉnh khảo sát, đến năm 2010, nhu cầu thuốc ARV điều trị sẽ tăng gấp 3 lần hiện nay.



Biểu đồ 3: Mức độ bao phủ của điều trị ARV tại các tỉnh

Về mặt tiếp cận dịch vụ, bệnh nhân tiếp nhận các thông tin về dịch vụ điều trị ARV từ 3 nguồn chính: phòng Tư vấn xét nghiệm tự nguyện (58,5%), phòng khám ngoại trú (27,8%) và nhóm Giáo dục Đồng đẳng (27,1%) (Biểu đồ 4). Thời gian người bệnh di chuyển từ nơi ở đến cơ sở điều trị phổ biến ở mức từ 15 - 30phút (31,6%) và từ 30 - 60phút (30,9%). Nhìn chung, khả năng tiếp cận với thông tin về dịch vụ điều trị ARV cũng như cơ sở điều trị của bệnh nhân AIDS tại các địa phương được khảo sát tương đối dễ dàng cả về khoảng cách địa lý lẫn khả năng chi trả.



Biểu đồ 4: Các nguồn cung cấp thông tin về dịch vụ điều trị ARV và tỷ lệ % bệnh nhân tiếp cận

Trong quá trình điều trị ARV, các bước trong quy trình điều trị [3] đã được thực hiện với tỷ lệ tương đối cao song còn thiếu đồng đều. Tỷ lệ bệnh nhân được tư vấn trước điều trị đạt 100%, trong khi tư vấn trong quá trình điều trị lại giảm đi chỉ còn khoảng 90%. Tỷ lệ tuân thủ điều trị của bệnh nhân đạt 89,4% . Tỷ lệ BN đủ tiêu chuẩn nhưng chưa được điều trị là 5,8%. .



Sơ bộ kết quả điều trị: Tỷ lệ bệnh nhân duy trì phác đồ bậc 1 sau 12 tháng là 89,8%, sau 24 tháng là 87,1%. Cân nặng trung bình của bệnh nhân tăng 2.1kg so với thời điểm bắt đầu điều trị. Số lượng tế bào CD4 cũng tăng nhanh theo thời gian sử dụng thuốc (Biểu đồ 3). Những điều này chứng tỏ việc duy trì sử dụng ARV đã có những tác động khả quan đối với việc tăng cường khả năng miễn dịch cho bệnh nhân.

Biểu đồ 5: Số lượng tế bào CD4 tăng theo thời gian bệnh nhân sử dụng ARV



  1. Các yếu tố gây cản trở đối với khả năng tiếp cận điều trị thuốc ARV:

Những yếu tố liên quan đến cung cấp dịch vụ: sự bất cập về mô hình tổ chức của mạng lưới các cơ sở điều trị ARV, nhân lực thiếu về số lượng, hạn chế về trình độ chuyên môn và tinh thần thái độ phục vụ, điều kiện cơ sở vật chất và trang thiết bị còn thiếu, bất cập trong cung ứng thuốc, quy trình triển khai...

Những yếu tố liên quan đến bệnh nhân AIDS: tâm trạng mặc cảm sợ bị lộ danh tính, hạn chế trong hiểu biết về sử dụng ARV, khó khăn về kinh tế, điạ bàn sống, việc làm thiếu ổn định, khoảng cách địa lý...

Những yếu tố liên quan đến môi trường xã hội: sự kỳ thị phân biệt đối xử trong cộng đồng, hành lang pháp lý và các cơ chế chính sách có liên quan, hoạt động hỗ trợ của Chính quyền và các ngành, đoàn thể tại địa phương...
IV. KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ

1. Kết luận

Thực trạng cung cấp dịch vụ điều trị ARV cho bệnh nhân AIDS tại nước ta đã có nhiều chuyển biến rõ rệt từ sau khi Chiến lược quốc gia Phòng chống HIV/AIDS đến năm 2010 và tầm nhìn 2020 được ban hành, song vẫn còn nhiều bất cập từ xây dựng mạng lưới hệ thống đến việc đầu tư các nguồn lực cần thiết nên mới đáp ứng được một phần nhu cầu thực tiễn.

Khả năng tiếp cận dịch vụ điều trị ARV của bệnh nhân AIDS ngày một gia tăng song vẫn còn thấp xa so với nhu cầu thực tế.

Kết quả điều trị ARV cho bệnh nhân AIDS tại các địa phương rất khả quan.

Khả năng tiếp cận điều trị ARV của bệnh nhân AIDS bị hạn chế rất lớn bởi nhiều yếu tố liên quan từ việc cung cấp dịch vụ đến bản thân bệnh nhân và môi trường xã hộị.

2. Khuyến nghị

Cần tăng cường củng cố và kiện toàn nâng cao khả năng cung cấp dịch vụ của mạng lưới các cơ sở điều trị ARV trong cả nước, ban hành các chính sách về an sinh xã hội nhằm trợ giúp người nhiễm HIV/AIDS ổn định cuộc sống.

Chú trọng phát huy vai trò của người nhiễm HIV/AIDS cùng gia đình họ và nhóm bạn đồng đẳng trong vận động người nhiễm HIV tự tin, tự giác, tự công bố tình trạng bệnh tật cũng như trong quản lý, theo dõi và chăm sóc hỗ trợ bệnh nhân sử dụng ARV.

Đẩy mạnh hoạt động thông tin giáo dục truyền thông về sự cần thiết, tác dụng và quy trình điều trị ARV cả trong các cơ sở y tế cũng như trong cộng đồng.



Phát huy vai trò của chính quyền các cấp và ngành Y tế trong điều phối sử dụng hợp lý có hiệu quả các nguồn tài trợ quốc tế cho hoạt dộng điều trị ARV, khắc phục sự thiếu thống nhất trong tổ chức triển khai thực hiện đồng thời đảm bảo duy trì sự bền vững của các dự án sau khi kết thúc.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

  1. Cục Phòng, chống HIV/AIDS, 2008, Báo cáo về tình hình quản lý và điều trị thuốc ARV ngày 19/6/2008.

  2. Thủ tướng Chính phủ, 2004, Chiến lược quốc gia phòng chống HIV/AIDS ở Việt Nam đến năm 2010 và tầm nhìn 2020 ban hành kèm theo Quyết định số 36/2004/QĐ-TTg ngày 17/3/2004.

  3. Bộ Y tế, 2006, Quy trình điều trị HIV/AIDS bằng thuốc kháng vi rút HIV (ARV) ban hành kèm theo Quyết định số 2051/QĐ-BYT ngày 09 tháng 6 năm 2006.

  4. Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, 2008, Báo cáo quốc gia lần thứ 3 về việc thực hiện tuyên bố cam kết về HIV/AIDS.

  5. United Nations, 2007, United Nations Millennium Declaration.


TỈ LỆ NHIỄM HIV CỦA CHỒNG THAI PHỤ CÓ HIV

DƯƠNG TÍNH TẠI BỆNH VIỆN TỪ DŨ 2008-2009

Nguyễn Ban Mai*, Huỳnh Thị Thu Thủy*,

Lê Trường Giang**, Phạm Thị Hải Ly**

TÓM TẮT:

Mục tiêu: M ục đích của nghiên cứu là xác định tỉ lệ nhiễm HIV của chồng thai ph ụ có

HIV dương tính tại bệnh viện Từ Dũ 2008-2009.

Thiết kế nghiên cứu: Nghiên cứu cắt ngang

Kết quả: Từ tháng 5/2008-5/2009: 199 cặp vợ chồng c ó vợ là thai phụ nhiễm HIV thỏa tiêu chí chọn mẫu. Tỉ lệ nhiễm HIV của chồng: 68,8%.Các yếu tố liên quan đến tình trạng nhiễm HIV của chồng: Tuổi chồng (20-29); Thời gian sống chung với vợ từ 2 năm trở lên; Chồng có quan h ệ tình dục với gái mại dâm; Chồng có sử dụng chất gây nghiện.

Kết luận: Tỉ lệ nhiễm HIV của chồng: 68,8%(CI: 61,9%-75,2%)

ABSTRACT

HIV prevalence among husbands of pregnant women, who seek ANC and delivery services at Tu Du Hospital between 2008 and 2009

Nguyễn Ban Mai*, Huỳnh Thị Thu Thủy*, Lê Trường Giang**, Phạm Thị Hải Ly**

Background: HIV epidemic in Vietnam is a focus epidemic where the high risk groups are IDU (Intravenous Drug Users) and sex workers (reference). For that reason, from the beginning until now it is understood that main infection route is via drug injection and prostitution and thus, pregnant women who are HIV infected are mostly due to transmission from their husband. However, the high frequency of HIV pregnant women whose husbands are HIV free seen at Tu Du OB hospital, one o the two biggest OB hospitals in Vietnam, led us to question if this understanding is or still is correct. Objectives: The purpose of this study was to determine the rate HIV positive of infected-HIV pregnant women’s husband in Tu Du hospital 2008-2009 to reexamine the understanding that majority of HIV infected pregnant women got HIV from their HIV. The result of this finding will determine if current prevention strategies may need to be modified or not.

Methods: A cross sectional study where all HIV infected pregnant women who at the time of study have sex partner(s), who also agreed to HIV test. Any other requirements i.e. time leave together, …), HIV test for both husbands and wives are done following national guidelines with 3 tests are required. Additionally all participants also being interviewed using a questionnaire that collected basic related information (list any special information collected here).

Results: Between May 2008 and May 2009 199 couple were tested. The infection rate among husband was 68,8%-95% (CI: 61,9%-75,2%). By age, the highest HIV infection rate among husband occur with the age group of 20-29 (44,2%). The average (3_+ 1,9 years) time live with their wife is over 3 years; Have sex with sex-worker; Drug user

Conclusions: More than one third of HIV pregnant women participated in the study do not have HIV infected husband. Although the mode of infection among these women needs further investigation, the need of a prevention strategy is clearly implicated.

Next step: Further investigate the route of infection among those HIV infected pregnant women whose husbands are HIV free.


  1. ĐẶT VẤN ĐỀ:

Ở cả nước tính đến 31/12/2008, có 138.191 người nhiễm HIV, 29.575 người đang ở giai đoạn AIDS, 41.544 người đ chết do AIDS. Riêng thành phố Hồ Chí Minh tính đến tháng 12/2008, có 69.269 người nhiễm HIV, 20.073 người ở giai đoạn AIDS, 19.866 người đã chết do AIDS [4]. Nam giới có tỉ lệ nhiễm cao do hai hành vi nguy cơ chính l tim chích ma ty hoặc quan hệ tình dục không bảo vệ với người nhiễm HIV. Những người này là nguồn ly nhiễm cho chính vợ/bạn tình của mình và thậm chí cho trẻ sơ sinh nếu có thai.

Tỉ lệ thai phụ nhiễm HIV ở bệnh viện Từ Dũ hiện nay l 0.8%. Bên cạnh đó, số lượng thai phụ đến sanh tại Bệnh viện Từ Dũ trong 5 năm từ 2003 – 2008 ngày càng tăng do đó số trường hợp nhiễm HIV cũng tăng theo. Cụ thể năm 2005 có 400 trường hợp nhiễm trên tổng số 51.133 ca sanh [1]. Các thai phụ bị nhiễm HIV/AIDS có thể lây nhiễm cho con của họ nếu không được phát hiện và điều trị dự phòng sớm. Vấn đề trẻ sơ sinh bị lây nhiễm từ mẹ trở thành một gánh nặng về tâm lý, kinh tế cho cả gia đình cũng như xã hội. Tìm giải pháp cho vấn đề này, năm 2002 Bệnh viện Từ Dũ đã tham gia chương trình “Dự phịng ly truyền HIV từ mẹ sang con”, gĩp phần khơng nhỏ trong việc giảm tỉ lệ trẻ sinh ra bị nhiễm HIV từ mẹ.

Ngoài ra, công tác dự phòng có nhiều giai đoạn can thiệp khác nhau. Để có hướng can thiệp cụ thể cần phải tìm hiểu các thai phụ bị nhiễm HIV có thể từ chồng hoặc bạn tình hay chính từ các hành vi nguy cơ của họ?Tỉ lệ nhiễm HIV của chồng v bạn tình của cc thai phụ l bao nhiu? Chồng của những thai phụ ny nhiễm HIV từ đâu? Làm sao để có thể phát hiện ai lây cho ai? Làm sao để khống chế sự lây nhiễm chéo trong cặp vợ chồng/bạn tình? tư đó tìm ra các giải pháp tư vấn, xét nghiệm tự nguyện, phát hiện sớm, điều trị sớm cho thai phụ nhiễm HIV nhằm làm giảm sự lây nhiễm chéo giữa cc cặp vợ chồng, giảm sự lây lan rộng ra cộng đồng và góp phần giảm lây nhiễm cho trẻ có cha mẹ bị nhiễm HIV. Chính vì lý do này, chng tơi thực hiện nghin cứu: Tỉ lệ nhiễm HIV của chồng thai phụ cĩ HIV dương tính tại bệnh viện Từ Dũ từ 2008 đến 2009”.


  1. MỤC TIÊU – ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

  1. Mục tiêu: Xác định tỉ lệ nhiễm HIV của chồng thai phụ có HIV dương tính tại bệnh viện Từ Dũ từ 05/2008 đến 05/2009.

  2. Dân số nghiên cứu là cặp vợ chồng/ bạn tình (vợ là thai phụ có xét nghiệm HIV dương tính đến khám thai và sinh tại BV Từ Dũ 5/2008 – 5/2009).

  3. Thiết kế nghiên cứu: Cắt ngang

Cỡ mẫu nghiên cứu: Đây là nghiên cứu cắt ngang nên chúng tôi chọn công thức ước tính cỡ mẫu theo ước lượng một tỉ lệ trong nghiên cứu với độ chính xác tuyệt đối:

Với =0.05  Z1-/2 = 1,96

d=0,05 (Độ chính xác tuyệt đối) P=0,90 theo số liệu tham khảo của tác giả Hồ Thị Ngọc(2005)[15]

Như vậy cỡ mẫu cần thiết cho nghiên cứu là 139 người chồng có vợ là thai phụ bị nhiễm HIV.


  1. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU



tải về 376.53 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương