CHƯƠng trình học phần thông tin về học phần



tải về 100.24 Kb.
Chuyển đổi dữ liệu02.09.2016
Kích100.24 Kb.
#30562
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG

Khoa: Công nghệ Thực phẩm

Bộ môn: CNKT HÓA HỌC

CHƯƠNG TRÌNH HỌC PHẦN

1. Thông tin về học phần

Tên học phần: HÓA VÔ CƠ (Inorganic Chemistry)

Mã học phần: CHE324 Số tín chỉ: 3

Đào tạo trình độ (TC, CĐ, ĐH): Đại học (ngành CNKT Hóa học)

Học phần tiên quyết: Hóa đại cương

2. Mô tả tóm tắt học phần

Học phần cung cấp những kiến thức cơ bản về hóa vô cơ làm cơ sở cho việc học tập các môn cơ sở ngành và chuyên ngành: cấu tạo, tính chất, ứng dụng, phương pháp điều chế của một số đơn chất và hợp chất quan trọng của các phân nhóm nguyên tố trong bảng hệ thống tuần hoàn.


3. Mục tiêu dạy - học của các chủ đề

3.1 Mục tiêu dạy - học của các chủ đề lý thuyết

Chủ đề 1: Cơ sở lý thuyết của Hóa Vô cơ

Nội dung

Mục tiêu dạy-học

  1. Cấu tạo nguyên tử

  • Cấu trúc vỏ electron nguyên tử: Khái niệm orbital nguyên tử (AO); Quy luật phân bố electron trong vỏ nguyên tử; Electron hóa trị; Cách biều diễn cấu hình electron nguyên tử.

Củng cố và bổ sung kiến thức cơ bản về cấu tạo chất và quy luật tuần hoàn về tính chất của các nguyên tố, làm cơ sở cho việc hiểu và nắm các tính chất vật lý, hóa học của các nguyên tố vô cơ một cách hệ thống.



  1. Cấu tạo phân tử

  • Thuyết Kossel về liên kết ion

  • Thuyết Lewis: Quy tắc bát tử; Cách biều diễn cấu tạo phân tử theo Lewis; Cách biểu diễn cấu trúc cộng hưởng; Các ngoại lệ của quy tắc bát tử (siêu hóa trị)

  • Tiên đoán cấu trúc hình học phân tử bằng mô hình VSEPR.

  • Thuyết VB: Liên kết , . Giải thích hình học phân tử theo thuyết VB và thuyết lai hóa.

  • Thuyết MO: Sự hình thành các MO liên kết, MO phản liên kết, MO không liên kết; Quy tắc phân bố electron trên các MO; Các cách biểu diễn cấu hình electron của phân tử ở trạng thái cơ bản (giản đồ năng lượng các MO; công thức electron); Liên kết không định cư: siêu hóa trị; các hợp chất thiếu electron. Đánh giá độ bền liên kết (bậc liên kết, độ dài liên kết, năng lượng liên kết);

  1. Cấu tạo chất

  • Tương tác phân tử: Tương tác Van der Waals; Liên kết hydro

  • Các trạng thái tập hợp của vật chất: Khái quát về đặc điểm tương tác phân tử, cấu trúc và tính chất của chất khí, lỏng, rắn. Chất rắn tinh thể và chất rắn vô định hình.

  • Cấu trúc tinh thể của chất rắn: Mạng tinh thể và tế bào đơn vị; Các hệ tinh thể. Hiện tượng đa hình và hiện tượng đồng hình;

  • Các loại mạng tinh thể: Đặc điểm liên kết, cấu trúc và tính chất của tinh thể ion, tinh thể kim loại, tinh thể cộng hóa trị, tinh thể phân tử.

  1. Quy luật tuần hoàn về tính chất của các nguyên tố

  • Sự phân bố các nguyên tố s, p, d, f trong bảng HTTH.

  • Các quy luật tuần hoàn tính chất của các nguyên tố (bán kính nguyên tử và ion, năng lượng ion hóa - ái lực điện tử - độ âm điện, sự phân cực hóa nguyên tử/ion, số oxy hóa; tính kim loại– á kim-phi kim, nhiệt độ nóng chảy; nhiệt độ sôi; tính acid -baz, tính oxy hóa-khử): tuần hoàn theo chu kỳ, theo phân nhóm, theo đường chéo.

  1. Acid và baz

  • Acid – baz theo Bronsted - Lowry; Cân bằng trao đổi proton trong dung dịch nước; Phân loại acid (aqua acid, hydroxoacid, oxoacid) và quy luật tuần hoàn tính acid của aqua acid, oxoacid; Oxid acid và oxid baz; Chất lưỡng tính

  • Acid – baz theo Lewis; Tính chất acid – baz của các nguyên tố s; Tính acid của các nguyên tố p. Các loại phản ứng và tính chất của acid, baz Lewis.

  1. Phản ứng oxy hóa – khử

- Ôn các khái niệm: Chất oxy hóa, chất khử; Cặp oxy hóa – khử liên hợp; Thế oxy hóa - khử tiêu chuẩn; Dãy thế điện cực; Chiều phản ứng oxy hóa-khử

  1. Lý thuyết về phức chất

  • Khái niệm về phức chất (Cấu tạo. Tên gọi. Đồng phân trong phức chất)

  • Các thuyết về phức chất: Thuyết VB. Thuyết trường tinh thể. Thuyết MO

  • Tính chất của phức chất: Tính chất vật lý (Màu sắc; Từ tính). Tính chất hóa học (Tính acid-baz; Tính oxy hóa – khử)





Chủ đề 2: Hydro – Oxy – Nước

Nội dung

Mục tiêu dạy-học

  1. Hydro:

  • Đơn chất: Đặc điểm cấu tạo nguyên tử, cấu tạo phân tử và khả năng phản ứng. Tính chất vật lý và tính chất hóa học. Trạng thái thiên nhiên và phương pháp điều chế.

  • Các hợp chất hydrur (hydrur ion, hydrur kiểu kim loại, hydrur cộng hóa trị)

Giúp sinh viên nắm được tính chất vật lý, hóa học của hydro, oxy và nước một cách hệ thống trên cơ sở kiến thức về cấu tạo chất

  1. Oxy:

  • Đơn chất: Đặc điểm cấu tạo nguyên tử, cấu tạo phân tử và khả năng phản ứng. Tính chất vật lý. Tính chất hóa học. Trạng thái thiên nhiên, phương pháp điều chế.

  • Hợp chất: Các oxyt (oxyt baz, oxyt acid, oxyt lưỡng tính). Peroxyt. Superoxyt

  • Ozon: Đặc điểm cấu tạo nguyên tử, cấu tạo phân tử và khả năng phản ứng. Tính chất vật lý. Tính chất hóa học. Trạng thái thiên nhiên, phương pháp điều chế. Peroxyt. Superoxyt.

  1. Nước:

  • Cấu tạo phân tử. Tính chất vật lý. Tính chất hóa học., Trạng thái thiên nhiên và phương pháp điều chế. Hydro peroxyt.


Chủ đề 3: Các kim loại kiềm

Nội dung

Mục tiêu dạy-học

1. Đặc điểm cấu tạo nguyên tử và khả năng phản ứng.

Giúp sinh viên nắm được tính chất vật lý, hóa học của các kim loại kiềm một cách hệ thống trên cơ sở kiến thức về cấu tạo chất

2. Đơn chất: Tính chất vật lý. Tính chất hóa học. Trạng thái thiên nhiên, phương pháp điều chế

3. Hợp chất: Oxyt. Peroxyt và superoxyt. Hydroxyt. Muối (halogenur, carbonat)


Chủ đề 4: Các kim loại kiềm thổ

Nội dung

Mục tiêu dạy-học

1. Đặc điểm cấu tạo nguyên tử và khả năng phản ứng.

Giúp sinh viên nắm được tính chất vật lý, hóa học của các kim loại kiềm thổ một cách hệ thống trên cơ sở kiến thức về cấu tạo chất

2. Đơn chất: Tính chất vật lý. Tính chất hóa học. Trạng thái thiên nhiên, phương pháp điều chế.

3. Hợp chất: Oxyt. Peroxyt và superoxyt. Hydroxyt. Muối (halogenur, sunfat, carbonat). Nước cứng và cách làm mềm nước.


Chủ đề 5: Các nguyên tố phân nhóm IIIA

Nội dung

Mục tiêu dạy-học

1. Đặc điểm cấu tạo nguyên tử và khả năng phản ứng.

Giúp sinh viên nắm được tính chất vật lý, hóa học của các nguyên tố phân nhóm IIIA một cách hệ thống trên cơ sở kiến thức về cấu tạo chất

2. Bo:

- Đơn chất: Tính chất vật lý. Tính chất hóa học. Trạng thái thiên nhiên, phương pháp điều chế.

- Hợp chất: Oxyt boric. Acid boric. Boran. Borur. Bor carbur. Bo nitrur.


2. Nhôm:

- Đơn chất: Tính chất vật lý. Tính chất hóa học. Trạng thái thiên nhiên, phương pháp điều chế.

- Hợp chất: Oxyt. Hydroxyt. Muối (Nhôm clorur. Nhôm sulfat và phèn nhôm)


3. Các nguyên tố Ga, In, Tl

- Đơn chất: Tính chất vật lý. Tính chất hóa học. Trạng thái thiên nhiên, phương pháp điều chế.

- Hợp chất: Các hợp chất ở mức oxy hóa (III) và (I): Oxyt. Hydroxyt. Halogenur.



Chủ đề 6: Các nguyên tố phân nhóm IVA

Nội dung

Mục tiêu dạy-học

1. Đặc điểm cấu tạo nguyên tử và khả năng phản ứng.

Giúp sinh viên nắm được tính chất vật lý, hóa học của các nguyên tố phân nhóm IVA một cách hệ thống trên cơ sở kiến thức về cấu tạo chất

2. Carbon

- Đơn chất: Tính chất vật lý. Tính chất hóa học. Trạng thái thiên nhiên, phương pháp điều chế các dạng thù hình của carbon

- Hợp chất: Carbon oxyt. Carbon dioxyt. Axit carbonic. Muối carbonat. CS2. HCN và cyanua.


3. Silic

- Đơn chất: Tính chất vật lý. Tính chất hóa học. Trạng thái thiên nhiên. Ứng dụng

- Hợp chất: Silic dioxyt. Axit silicic. Silicat. Silan. Silic carbur.

- Các sản phẩm công nghiệp từ các hợp chất của silic: Thủy tinh. Gốm. Xi- măng.



4. Các nguyên tố Ge, Sn, Pb:

- Đơn chất: Tính chất vật lý. Tính chất hóa học. Trạng thái thiên nhiên, phương pháp điều chế.

- Hợp chất: Các hợp chất ở mức oxy hóa (II). Các hợp chất ở mức oxy hóa (IV)



Chủ đề 7: Phân nhóm VA

Nội dung

Mục tiêu dạy-học

1. Đặc điểm cấu tạo nguyên tử và khả năng phản ứng.

Giúp sinh viên nắm được tính chất vật lý, hóa học của các nguyên tố phân nhóm VA một cách hệ thống trên cơ sở kiến thức về cấu tạo chất

2. Nitơ:

- Đơn chất: Tính chất vật lý. Tính chất hóa học. Trạng thái thiên nhiên, phương pháp điều chế.

- Hợp chất: Amoniac. Muối amoni. Hydrazin. Hydroxylamin. Nitrur. Các oxyt (NO; NO2). Các acid (HNO2, HNO3). Muối nitrat


3. Phosphore

- Đơn chất: Tính chất vật lý. Tính chất hóa học. Trạng thái thiên nhiên, phương pháp điều chế.

- Hợp chất: PH3. Các hợp chất của P(III) với oxy. Các hợp chất của P(V) với oxy. Phân lân và phân đạm.


4. Các nguyên tố As, Sb, Bi

- Đơn chất: Tính chất vật lý. Tính chất hóa học. Trạng thái thiên nhiên, phương pháp điều chế.

- Hợp chất: Các hợp chất ở mức oxy hóa (-III), (III) và (V)




Chủ đề 8: Phân nhóm VIA

Nội dung

Mục tiêu dạy-học

1. Đặc điểm cấu tạo nguyên tử và khả năng phản ứng

Giúp sinh viên nắm được tính chất vật lý, hóa học của các nguyên tố phân nhóm VIA một cách hệ thống trên cơ sở kiến thức về cấu tạo chất

2. Lưu huỳnh:

- Đơn chất: Tính chất vật lý. Tính chất hóa học. Trạng thái thiên nhiên, phương pháp điều chế.

- Hợp chất: H2S. Các sulfur. Các hợp chất với oxy của S(IV) và S(VI). Axit thiosulfuric. Axit peroxydisulfuric.


3. Các nguyên tố Se, Te, Po:

- Đơn chất: Tính chất vật lý. Tính chất hóa học. Trạng thái thiên nhiên, phương pháp điều chế.

- Hợp chất: Các hợp chất ở mức oxy hóa (-II). Các hợp chất ở mức oxy hóa (IV). Các hợp chất ở mức oxy hóa (VI)



Chủ đề 9: Phân nhóm halogen

Nội dung

Mục tiêu dạy-học

1. Đặc điểm cấu tạo nguyên tử và khả năng phản ứng

Giúp sinh viên nắm được tính chất vật lý, hóa học của các nguyên tố phân nhóm VIIA một cách hệ thống trên cơ sở kiến thức về cấu tạo chất

2. Đơn chất: Tính chất vật lý. Tính chất hóa học. Trạng thái thiên nhiên, phương pháp điều chế.

3. Hợp chất: Hydro halogenua. Các halogenua. Các oxy axit của halogen


Chủ đề 10: Khí hiếm

Nội dung

Mục tiêu dạy-học

  1. Đặc điểm cấu tạo nguyên tử và khả năng phản ứng

Giúp sinh viên nắm được tính chất vật lý, hóa học của các nguyên tố phân nhóm VIIIA một cách hệ thống trên cơ sở kiến thức về cấu tạo chất

  1. Đơn chất: Tính chất vật lý. Tính chất hóa học. Trạng thái thiên nhiên, phương pháp điều chế

3. Các hợp chất của Xenon


Chủ đề 11: Các nguyên tố d

Nội dung

Mục tiêu dạy-học

1. Đặc điểm cấu tạo nguyên tử. Các dãy nguyên tố 3d, 4d, 5d

Giúp sinh viên nắm được tính chất vật lý, hóa học của các nguyên tố d một cách hệ thống trên cơ sở kiến thức về cấu tạo chất

2. Đơn chất:

- Tính chất vật lý.Trạng thái thiên nhiên. Phương pháp điều chế

- Tính chất hóa học: Biến đổi tính chất hóa học theo chu kỳ (Trạng thái oxy hóa cao. Các trạng thái oxy hóa trung gian của dãy 3d. Các trạng thái oxy hóa trung gian của dãy 4d và 5d). Biến đổi tính chất hóa học theo phân nhóm. Tính trơ (kim loại quý). Khả năng tạo hợp kim, hợp chất xâm nhập, khả năng hấp phụ.

- Một số kim loại tiêu biêu: Sc, Ti, V, Cr, Mn, Fe-Co-Ni; Cu-Ag-Au, Zn-Cd-Hg.



3. Hợp chất tiêu biểu: Halogenur. Oxyt. Phức oxido. Polyooxometalat. Sulfur và phức sulfur.


Chủ đề 12: Họ lantanid va actinid

Nội dung

Mục tiêu dạy-học

1. Đặc điểm cấu tạo nguyên tử. Các dãy nguyên tố f (4f, 5f)

Giúp sinh viên nắm được tính chất vật lý, hóa học của các nguyên tố d một cách hệ thống trên cơ sở kiến thức về cấu tạo chất

2. Dãy lantanid:

- Tính chất vật lý.Trạng thái thiên nhiên. Điều chế. Ứng dụng.

- Tính chất hóa học: quy luật phản ứng trong dãy

- Các hợp chất: Oxyt, hydroxyt, muối và phức chất của Ln(III). Hợp chất của Ln(IV) và Ln(II).



2. Dãy lantanid:

- Tính chất vật lý.Trạng thái thiên nhiên. Điều chế. Ứng dụng.

- Tính chất hóa học: quy luật phản ứng trong dãy

- Các hợp chất của Th và U.




3.2 Mục tiêu dạy - học của các chủ đề/bài thực hành

Các bài thực hành

Mục tiêu dạy-học

Bài 1: Cách sử dụng dụng cụ, thiết bị thí nghiệm hóa vô cơ

Giúp sinh viên làm quen với cách sử dụng các dụng cụ, thiết bị cơ bản trong PTN Hóa Vô cơ

Bài 2: Tính chất của Oxy, Hydo, Nước oxygen

- Điều chế và thử tinh chất của Oxy

- Điều chế và thử tính chất của Hydro

- Thử tính chất H2O2



- Minh họa các tính chât quan trọng của các đơn chất và hợp chất vô cơ quan trọng.

- Giúp sinh viên củng cố và vận dụng kiến thức đã học trong giải thích và dự đoán tính chất hóa học của các nguyên tố và nhóm nguyên tố

- Rèn luyện kỹ năng thực hành hóa vô cơ và an toàn PTN cho sinh viên


Bài 3: Tính chất của kim loại kiềm và kiềm thổ

- So sánh tính chất của Na, Mg kim loại (tính chất vật lý, tính chất hóa học: tác dụng với nước)

- Điều chế các muối khó tan của Na, K

- Tính chất của NaHCO3 và Na2CO3 (thử pH)



- Tính chất muối Na2SO4 và các hydrat của nó.

- Điều chế và thử tính chất Mg(OH)2, Sr(OH)2, Ba(OH)2

- Điều chế và thử tính chất muối sulfat, cromat, oxalat của Ca2+, Sr2+, Ba2+


Bài 4: Tính chất của phân nhóm IIIA và IVA

a) Tính chất phân nhóm IIIA:

- Tính chất của bo: Tính chất của borat. Điều chế acid boric. Phản ứng của acid boric với rượu etylic.

- Tính chất của nhôm: Phản ứng của Al với HCl, HNO­3, H2SO4, NaOH đặc và loãng. Hiện tượng Al mọc lông tơ. Điều chế và thử tính chất của Al(OH)3. Sự thủy phân của muối Al3+

b) Tính chất phân nhóm IVA:

- Tính chất của C: Điều chế và tính chất hấp phụ của C hoạt tính. Tính chất hóa học của C (Tác dụng với HNO3 và H2SO4 đặc; Phản ứng với CuO). Điều chế và tính chất hóa học của khí CO2.

- Tính chất của Si: Điều chế và tính chất của Si. Điều chế và thử tính chất của acid silicic và natri silicat.


Bài 5: Tính chất của phân nhóm VA

a) Tính chất của N: Điều chế N2­. Tính chất của amoniac và muối amoni. Điều chế và tinh chất hóa học của NO, NO2. Tính chất của HNO3 và nước cường thủy.

b) Tính chất của P: Điều chế và tính chất của P trắng. Tính chất của acid phosphoric (HPO3, H3PO4 và H2P2O7). Sự thủy phân của các muối phosphat (NaH2PO4, Na2HPO4, Na3PO4).


Bài 6: Tính chất của phân nhóm VIA và halogen

a) Tính chất của S: Điều chế và tính chất vật lý của các dạng thù hình của S (S, S, S dẽo). Tính chất hóa học của S (tác dụng với Fe, HNO3, H2SO4 đặc). Điều chế và thử tính chất của H2S, sulfur kim loại. Điều chế và tính chất của SO2, H2SO3. Tính chất của H2SO4.

b) Tính chất của halogen: Điều chế và tính chất của Cl2, Br2, I2. So sánh tính oxy hóa của các halogen. Điều chế HF, HCl, HI, KI. So sáng tính khử của các ion halogenur. Điều chế nước Clo và nước Javel.





Bài 7: Tính chất các nguyên tố d

a) Tính chất của Cu, Cu+ và Cu2+. Điều chế Ag (phản ứng tráng gương). Tính chất halogenur bạc.

b) Tính chất của Zn, Cd, Hg và các hợp chất

c) Tính chất của Cr và các hợp chất

d) Tính chất của Mn và các hợp chất

e) Tính chất của Fe, Co, Ni và các hợp chất




4. Phân bổ thời gian của học phần

Chủ đề lý thuyết

Số tiết

Chủ đề/bài thực hành

Số tiết

1

6

1

4

2

2

2

4

3

2

3

4

4

2

4

4

5

2

5

4

6

2

6

4

7

2

7

4

8

2

Kiểm tra

2

9

2







10

2







11

2







12

2







Kiểm tra

2







Tổng số tiết

30

Tổng số tiết

30


5. Tài liệu dạy và học

TT

Tên tác giả

Tên tài liệu

Năm xuất bản

Nhà xuất bản

Địa chỉ khai thác tài liệu

Mục đích

sử dụng

Tài liệu chính

Tham khảo

1

Hoàng Nhâm

Hoá học Vô cơ

-Tập I, II, III



2003

Giáo dục

Thư viện


x




2

Peter Atkins,

Tina Overton, Jonathan Rourke, Mark Weller, Fraser Amstrong, Micheal Hagerman



Inorganic Chemistry

2010

Shriver & Atkins

Bộ môn

x




6. Đánh giá kết quả học tập

TT

Điểm đánh giá

Trọng số

(%)

1

Điểm các lần kiểm tra giữa kỳ và điểm chuyên cần

25

3

Điểm thực hành

25

4

Thi kết thúc học phần (Tự luận)

50



TRƯỞNG KHOA/VIỆN TRƯỞNG BỘ MÔN

(Ký và ghi họ tên) (Ký và ghi họ tên)



TS. Vũ Ngọc Bội TS. Hoàng Thị Huệ An




Каталог: Portals
Portals -> Phan Chau Trinh High School one period test no 2 Name: English : 11- time : 45 minutes Class: 11/ Code: 211 Chọn từ hoặc cụm từ thích hợp A, B, C, d để điền vào chỗ trống trong đoạn văn sau
Portals -> PHẦn I: thông tin cơ BẢn về ĐẠi hàn dân quốc và quan hệ việt nam-hàn quốc I- các vấN ĐỀ chung
Portals -> Năng suất lao động trong nông nghiệp: Vấn đề và giải pháp Giới thiệu
Portals -> LẤy ngưỜi học làm trung tâM
Portals -> BÀi tậP Ôn lưu huỳnh hợp chất lưu huỳnh khí sunfurơ so
Portals -> TỜ trình về việc ban hành mức thu phí tham gia đấu giá quyền sử dụng đất
Portals -> CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập – Tự do – Hạnh phúc
Portals -> GIẤY Ủy quyền tham dự Đại hội đồng Cổ đông thường niên năm 2016

tải về 100.24 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương