CHƯƠng 1 khái quáT ĐẶC ĐIỂM ĐỊa lý TỰ nhiên và XÃ HỘi vị trí địa lý



tải về 1.15 Mb.
trang5/5
Chuyển đổi dữ liệu07.07.2016
Kích1.15 Mb.
#95
1   2   3   4   5

Bảng 1.32: Bảng tổng hợp trữ lượng tiềm năng nước dưới đất theo lưu vực sông

TT

Lưu vực sông

Trữ lượng tiềm năng các tầng chứa nước (m3/ngày)

Holocen (Diện phân bố/Trữ lượng tiềm năng)

Đệ Tứ khác

(Diện phân bố/Trữ lượng tiềm năng)



Neogen

(Diện phân bố/Trữ lượng tiềm năng)



Carbon-Permi

(Diện phân bố/Trữ lượng tiềm năng)



Trữ lượng tiềm năng theo lưu vực sông

1

Sông Roòn

30

16.268



28

6.075









22.343

1

Sông Gianh

85

46.092



189

41.010





1100

130.011


217.113

2

Sông Lý Hoà

18

9.760


19

4.122








13.882

2

Sông Dinh

27

14.641



25

5.425









20.066

3

Sông Nhật Lệ

224

121.464



230

49.906



65

40.973



262

30.966



243.309




Tổng cộng

208.225

106.538

40.973

160.977

516.713

1.5. Tài nguyên đất

  1. Tổng diện tích đất tự nhiên toàn tỉnh là 806.527ha (8.056,27km2), trong đó đất nông nghiệp 71.529ha, đất lâm nghiệp 623.378ha, đất có mặt nước nuôi trồng thủy sản 2.645ha, đất ở 5.047ha, đất chuyên dùng 24.292ha, đất phi nông nghiệp khác 20.937ha và đất chưa sử dụng 58.699ha.

  2. Quảng Bình có 2 hệ đất chính là hệ phù sa ở đồng bằng và hệ feralit ở vùng đồi núi với 15 loại đất thuộc 5 nhóm khác nhau.

- Nhóm đất cát có hơn 47.000ha chiếm khoảng 5,83% diện tích, bao gồm các cồn cát phân bố dọc biển từ Quảng Trạch đến Lệ Thủy và đất cát biển phân bố chủ yếu ở Lệ Thủy, Quảng Ninh, Quảng Trạch. Nhìn chung đất xấu, ít dinh dưỡng, thành phần cơ giới rời rạc. Ở các cồn cát xuất hiện cát di động, cát bay, cát chảy với lượng cát di chuyển trung bình năm khoảng 3,2 triệu m3, làm mất đi 20-30 ha đất canh tác. Vùng đất cát ven biển hiện chủ yếu được sử dụng vào mục đích lâm nghiệp.

- Nhóm đất mặn với hơn 9.300ha phân bố chủ yếu ở các cửa sông Gianh, Dinh, Nhật Lệ. Diện tích đất mặn đang có chiều hướng gia tăng do nước biển tràn sâu vào đất liền dưới tác động của bão hoặc triều cường.

- Nhóm đất phù sa với diện tích khoảng 23.000ha chiếm khoảng 2,66% diện tích, phân bố ở dải đồng bằng và các thung lũng sông. Nhóm đất này bao gồm chủ yếu là các loại đất được bồi hàng năm (ngoài đê), không được bồi hàng năm (trong đê) và đất phù sa glây. Đây là nhóm đất chính để trồng cây lương thực và cây công nghiệp ngắn ngày.

- Nhóm đất lầy thụt và đất than bùn phân bố ở vùng trũng thuộc các huyện Lệ Thủy, Quảng Ninh, Quảng Trạch.

- Nhóm đất đỏ vàng chiếm hơn 80% tổng diện tích cả tỉnh, tập trung chủ yếu ở địa hình đồi núi phía Tây, độ cao từ 25m đến 1.000m thuộc các huyện Minh Hóa, Tuyên Hóa, và phần phía Tây các huyện Bố Trạch, Quảng Ninh, Lệ Thủy.


  1. Nhìn chung, đất Quảng Bình nghèo dinh dưỡng, tầng đất mỏng và chua. Diện tích đất phù sa ít. Diện tích đất cát và đất lầy thụt và đất than bùn chiếm tỷ lệ khá cao. Tuy nhiên, khả năng sử dụng đất còn lớn, đặc biệt là đất vùng đồi có thể tập trung đầu tư phát triển cây công nghiệp lâu năm, cây lâm nghiệp theo hướng nông-lâm kết hợp.

1.6. Tài nguyên động thực vật

Quảng Bình nằm trong khu vực đa dạng sinh học Bắc Trường Sơn, nơi có khu hệ thực vật, động vật đa dạng, độc đáo với nhiều nguồn gen quý hiếm. Đặc trưng cho đa dạng sinh học ở Quảng Bình là vùng Karst Phong Nha - Kẻ Bàng.

Về động vật có 493 loài, trong đó 67 loài thú, 48 loài bò sát, 297 loài chim, 61 loài cá... có nhiều loài quý hiếm như Voọc Hà Tĩnh, Gấu, Hổ, Sao La, Mang Lớn, Gà Lôi Lam đuôi trắng, Gà Lôi Lam mào đen, Trĩ,...

Về thực vật, với diện tích rừng 486.688ha, trong đó rừng tự nhiên 447.837ha, rừng trồng 38.851ha, trong đó có 17.397ha rừng thông, diện tích không có rừng 146.386ha. Thực vật ở Quảng Bình đa dạng về giống loài: có 138 họ, 401 chi, 640 loài khác nhau. Rừng Quảng Bình có nhiều loại gỗ quý như lim, gụ, mun, huỵnh, thông và nhiều loại mây tre, lâm sản quý khác. Quảng Bình là một trong những tỉnh có trữ lượng gỗ cao trong toàn quốc. Hiện nay trữ lượng gỗ là 31 triệu m3.



1.7. Tài nguyên biển và ven biển

Quảng Bình có 5 cửa sông, trong đó có hai cửa sông lớn (sông Gianh và sông Nhật Lệ), có cảng Nhật Lệ, cảng Gianh, cảng Hòn La, vịnh Hòn La có diện tích mặt nước 4km2, có độ sâu trên 15m và xung quanh có các đảo che chắn: Hòn La, Hòn Cọ, Hòn Chùa có thể cho phép tàu 3-5 vạn tấn vào cảng mà không cần nạo vét. Trên đất liền có diện tích khá rộng (trên 400ha) thuận lợi cho việc xây dựng khu công nghiệp gắn với cảng biển nước sâu.

Bờ biển có nhiều thắng cảnh đẹp, cùng với thềm lục địa rộng gấp 2,6 lần diện tích đất liền tạo cho Quảng Bình có một ngư trường rộng lớn với trữ lượng khoảng 10 vạn tấn và phong phú về loài (1.650 loài), trong đó có những loại quý hiếm như tôm hùm, tôm sú, mực ống, mực nang, san hô. Phía Bắc Quảng Bình có bãi san hô trắng với diện tích hàng chục ha, đó là nguồn nguyên liệu quý cho sản xuất hàng mỹ nghệ và tạo ra vùng sinh thái của hệ san hô. Điều đó cho phép phát triển nền kinh tế tổng hợp vùng ven biển.

Mặt nước nuôi trồng thuỷ sản: với 5 cửa sông, Quảng Bình có vùng mặt nước có khả năng nuôi trồng thuỷ sản khá lớn. Tổng diện tích 15.000ha. Độ mặn ở vùng mặt nước từ cửa sông vào sâu khoảng 10-15km giao động từ 8-30‰ và độ pH từ 6,5-8 rất thuận lợi cho nuôi tôm cua xuất khẩu. Chế độ bán nhật triều vùng ven biển thuận lợi cho việc cấp thoát nước cho các ao nuôi tôm cua.



1.8. Tài nguyên khoáng sản

Quảng Bình có nhiều loại khoáng sản khác nhau, với trên 170 điểm-mỏ quặng đã được phát hiện, mô tả và nghiên cứu ở mức độ chi tiết khác nhau, có thể nói Quảng Bình là một khu vực có tiềm năng về khoáng sản ở mức trung bình nếu so với các tỉnh trong cả nước. Tuy nhiên, mức độ nghiên cứu chưa nhiều và các số liệu chỉ dừng về cơ bản ở mức dự báo.

Nhóm khoáng sản sắt và hợp kim sắt có sắt, mangan, Wolfram; kim loại cơ bản có chì, kẽm, thiếc; kim loại nhẹ có mặt 6 điểm quặng inmenit sa khoáng vùng ven biển; kim loại quý có 19 điểm - mỏ vàng nguồn gốc nhiệt dịch quy mô từ điểm quặng đến mỏ nhỏ và nhiều vành phân tán trọng sa; nhóm hoá chất và phân bón có photphorit, than bùn và pyrit; dolomit, felspat, kaolin chất lượng cao - trữ lượng lớn, cát thạch anh chất lượng cao, thạch anh khối là những khoáng sản đại diện cho nhóm nguyên liệu gốm sứ; nhóm vật liệu xây dựng thuộc tiềm năng lớn nhất của tỉnh, gồm có: sét gạch ngói, sét xi măng, phụ gia puzolan, cát cuội sỏi xây dựng, đá vôi xi măng có chất lượng cao - trữ lượng lớn, đá xây dựng và ốp lát; về nước khoáng và nước nóng có 5 điểm, trong đó đáng chú ý nhất là điểm nước khoáng nóng Bang. Trong đó:

- Vật liệu xây dựng là loại khoáng sản có sự phân bố rộng và nhiều. Các đá carbonat xây dựng có trữ lượng lớn. Loại đá vôi chất lượng tốt dùng để sản xuất xi măng có trữ lượng đủ lớn, đáp ứng đủ cho việc xây dựng các nhà máy xi măng công suất lớn, chất lượng cao. Ngoài ra, có thể sử dụng các đá carbonat cao calci và cao magiê cho sự phát triển các ngành công nghiệp gạch chịu lửa và công nghiệp hóa chất khác.

- Các đá cát, sét, cuội sỏi quy mô không lớn nhưng phân bố khá đều, đủ để cung cấp cho nhu cầu xây dựng của địa phương.

- Các nguyên liệu cát thuỷ tinh, puzolan là những nguyên liệu có tiềm năng lớn, kể cả quy mô và chất lượng. Chúng cần được xem xét, khai thác chế biến và sử dụng trước mắt cũng như trong tương lai.

- Các khoáng sản phi kim loại nhất là kaolin Đồng Hới có quy mô lớn, đang được đầu tư khai thác phục vụ cho công nghiệp sứ gốm và những nhu cầu của địa phương và xuất khẩu.

- Khoáng sản kim loại chủ yếu đang ở dạng tiềm năng.

- Sa khoáng titan ven biển quy mô không lớn, đủ để khai thác nhỏ, tạo ra các việc làm cho người lao động và tăng thêm nguồn thu ngân sách.

- Khoáng sản sắt phân bố rộng khắp, nhưng chất lượng thấp, quy mô nhỏ tản mạn, không có khả năng khai thác sản xuất thép theo quy mô lớn với những công nghệ hiện tại. Trước mắt chúng có thể sử dụng cho phụ gia của công nghiệp sản xuất xi măng.

- Vàng là một trong những khoáng sản kim loại quý hiếm có tiềm năng lớn nhất của Quảng Bình tập trung ở 3 vùng Lệ Thuỷ, Tuyên Hoá và phía Tây Quảng Ninh - Bố Trạch, có thể triển khai nhiều dự án thăm dò khai thác vàng quy mô công nghiệp.

Nói chung, khoáng sản nội sinh nhiệt dịch khu vực Quảng Bình chủ yếu được thành tạo trong Paleozoi muộn và Mesozoi. Có thể nhận thấy rõ hai giai đoạn tạo khoáng liên quan với các chế độ magma - kiến tạo khác biệt nhưng cùng chồng chéo lên nhau trên các diện tích không lớn. Đó là giai đoạn tạo khoáng Paleozoi muộn - Mesozoi sớm và giai đoạn Mesozoi muộn. Vai trò tạo khoáng của hai giai đoạn có khác nhau nhưng đều đóng vai trò quan trọng trong việc xác lập tiềm năng khoáng sản trong phạm vi khu vực Bắc Trung Bộ nói chung và Quảng Bình nói riêng.

Các khoáng sản ngoại sinh khá phong phú, được thành tạo trong các giai đoạn khác nhau, nhưng quan trọng nhất là giai đoạn Paleozoi giữa, liên quan với các nguồn nguyên liệu carbonat calci và magie. Chính sự có mặt một khối lượng lớn các đá vôi, dolomit đã khẳng định vai trò quan trọng của ngành công nghiệp sản xuất xi măng và vật liệu xây dựng của tỉnh Quảng Bình.

1.9. Dân số và lao động

Dân số Quảng Bình năm 2009 là 858.802 người. Phần lớn cư dân địa phương là người Kinh. Dân tộc ít người thuộc hai nhóm chính là Chứt và Bru-Vân Kiều gồm những tộc người chính là: Khùa, Mã Liềng, Rục, Sách, Vân Kiều, Mày, Arem,... sống tập trung ở hai huyện miền núi Tuyên Hoá và Minh Hoá và một số xã miền Tây Bố Trạch, Quảng Ninh, Lệ Thuỷ. Dân cư phân bố không đều, 85,5% sống ở vùng nông thôn và 14,5% sống ở thành thị.

Theo dự báo dân số của tỉnh tính theo mức tăng dân số tự nhiên bình quân hàng năm cả thời kỳ 2006-2010 là 1,44% so với dân số trong độ tuổi lao động và tăng 1,54% so với số lao động tham gia hoạt động kinh tế. Phần lớn lao động chủ yếu tập trung ở khu vực nông nghiệp, nông thôn.

Quảng Bình có nguồn lao động dồi dào với 423.044 người năm 2008, chiếm khoảng 49,26% dân số. Lực lượng lao động qua đào tạo và đào tạo nghề ước thực hiện đến năm 2008 là 147.000 người, chiếm tỷ lệ 34,75% so với lao động trong độ tuổi. Riêng số lao động qua đào tạo nghề: 76.261 người, chiếm tỷ lệ 18,03%. Lao động qua đào tạo nghề chủ yếu được phân bổ trong lĩnh vực sản xuất vật chất như: các ngành công nghiệp-tiểu thủ công nghiệp, xây dựng cơ bản, khai khoáng, chế biến nông lâm thuỷ sản và ngành dịch vụ, du lịch, phục vụ cộng đồng.

Về cán bộ khoa học và công nghệ, theo điều tra đến cuối năm 2007 toàn tỉnh có trên 17.000 cán bộ khoa học, kỹ thuật có trình độ đại học và cao đẳng, 367 cán bộ khoa học, kỹ thuật có trình độ sau đại học và tương đương.

Quảng Bình đang cố gắng phấn đấu đến năm 2010 đưa tỷ lệ lao động qua đào tạo nghề là 22%, đạt mục tiêu Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XIV đề ra; đến năm 2015 cố gắng đạt 35%. Nâng tỷ lệ học sinh vào các trường Trung học chuyên nghiệp dạy nghề đạt 15% đến năm 2010 và 20% năm 2015. Cụ thể: Đến năm 2010, lao động cần đào tạo nghề phục vụ trong ngành công nghiệp-xây dựng, đóng tàu, sản xuất vật liệu xây dựng, chế biến, khai khoáng: 14.550 người, chiếm tỷ lệ 37%; ngành nông, lâm, ngư nghiệp: 12.000 người, chiếm tỷ lệ 30,5%; ngành dịch vụ: 12.750 người, chiếm tỷ lệ 32,5%; đến năm 2015, lao động cần đào tạo nghề phục vụ trong ngành công nghiệp - xây dựng, đóng tàu, sản xuất vật liệu xây dựng, chế biến, khai khoáng: 31.400 người, chiếm 41,4%; ngành nông lâm ngư nghiệp: 19.500 người, chiếm 25,6%; ngành dịch vụ: 25.100 người, chiếm 33%.



1.10. Văn hoá và tiềm năng du lịch

Dải đất Quảng Bình như một bức tranh hoành tráng, có rừng, có biển với nhiều cảnh quan thiên nhiên đẹp, thắng cảnh nổi tiếng: đèo Ngang, đèo Lý Hoà, cửa biển Nhật Lệ, phá Hạc Hải, Cổng Trời… và Di sản Thiên nhiên thế giới Vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng.



Quảng Bình là vùng đất văn vật, có di chỉ văn hoá Bàu Tró, các di chỉ thuộc nền văn hoá Hoà Bình và Đông Sơn, nhiều di tích lịch sử như: Quảng Bình Quan, Luỹ Thầy, Rào Sen, Thành Nhà Ngo, thành quách của thời Trịnh - Nguyễn, nhiều địa danh nổi tiếng trong hai cuộc kháng chiến chống xâm lược của dân tộc như Cự Nẫm, Cảnh Dương, Cha Lo, Cổng Trời, Xuân Sơn, Long Đại, đường Hồ Chí Minh,... Trong quá trình lịch sử, đã hình thành nhiều làng văn hoá nổi tiếng và được truyền tụng từ đời này sang đời khác như “Bát danh hương”: “Sơn - Hà - Cảnh - Thổ - Văn - Võ - Cổ - Kim”. Nhiều danh nhân tiền bối học rộng, đỗ cao và nổi tiếng xưa và nay trên nhiều lĩnh vực quân sự, văn hóa - xã hội như Dương Văn An, Nguyễn Hữu Cảnh, Nguyễn Hàm Ninh, Hoàng Kế Viêm, Võ Nguyên Giáp...




tải về 1.15 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương