Danh tưỚng nhà thơ nnc. Trần văn chưỜNG



tải về 15.75 Kb.
Chuyển đổi dữ liệu30.07.2016
Kích15.75 Kb.
#10621
NGUYỄN HỮU HÀO (1642-1713)

DANH TƯỚNG - NHÀ THƠ



NNC. TRẦN VĂN CHƯỜNG

Cán bộ hưu trí tại Quảng Bình

Ông là trưởng nam của Nguyễn Hữu Dật.

Sinh trưởng trong gia đình có truyền thống văn võ song toàn, ông được ca ngợi là “Kiện võ vĩ văn phương danh thùy trúc bạch” (Võ giỏi văn hay, danh thơm ghi sử trúc - Văn khấn trong lễ giỗ Nguyễn Hữu Hào).

Ở vào thời kỳ chiến tranh giữa hai tập đoàn phong kiến đang sôi sục, Nguyễn Hữu Hào sớm được rèn luyện phẩm chất, bản lĩnh, tài năng của một võ sĩ, một dũng tướng có tấm lòng nhân hậu. Trận chiến chống quân Trịnh tấn công vào Quảng Bình lần thứ bảy năm 1672, với quy mô lớn và rất ác liệt, Nguyễn Hữu Hào cùng các em là Nguyễn Hữu Trung, Nguyễn Hữu Cảnh sát cánh cùng cha là Nguyễn Hữu Dật, vị đốc chiến đồng thời trực tiếp chỉ huy cố thủ lũy Trấn Ninh và thành Động Hải với quyết tâm “Dĩ chiến tắc thắng, dĩ thủ tắc cố” (đã đánh là thắng, đã giữ là vững vàng không lay chuyển). Họ đã góp phần giành thắng lợi quyết định cho quân Nguyễn, chấm đứt cuộc chiến hơn 50 năm, mở ra cục diện mới của hai thế lực cát cứ Đàng Ngoài và Đàng Trong ngót 100 năm sau đó.

Kế tục sự nghiệp của cha phò chúa Nguyễn, năm Kỷ Tỵ 1689, Cai cơ Hào Lương hầu giữ chức Thống binh. Chiêm Giao Luật là cô gái đẹp giỏi biện thuyết làm sứ giả Chân Lạp đưa lễ vật đến cầu xin. Mai Vạn Long xiêu lòng không tiến binh, không đòi được khoản cống nộp. Bị mật báo, chúa Nguyễn cho gọi Vạn Long hầu về cách chức, sai Nguyễn Hữu Hào làm Đốc suất đòi Nặc Thu phải cống nộp. Vua Chân Lạp là Nặc Thu khiếp sợ oai tướng sai sứ đến qui hàng và dâng nộp cống vật. Các tướng xúi dục nhân cơ đánh chiếm. Hữu Hào thấy đối phương quy hàng và dâng nộp cống vật nên phủ dụ rồi lui binh. Chúa Nguyễn nghe theo lời dèm pha đã giáng ông về hàng dân phu năm 1690.

Giai thoại dân gian kể rằng: Về quê, Hữu Hào làm dân phu đi đắp lũy, gặp Vạn Long đi câu cá. Vạn Long nói mỉa: Nghe ông nói với Giao Luật “Ta không giống như Vạn Long đâu!” Ai ngờ nay cũng chẳng khác! Hữu Hào cười nói: Phải, tôi và ông nay đều thứ dân cả, nhưng ông vì tham vàng lụa, còn tôi lại tham nhân nghĩa, tưởng giống nhau mà rất khác nhau…

Đó chính là đánh giá khách quan trong dân gian về phẩm chất của Nguyễn Hữu Hào trọng nhân nghĩa, ghét thói tham lam bất chấp đạo lý. Bởi thế nên chỉ một năm sau, ông được chúa Nguyễn Phúc Chu lên nối nghiệp đã phục hồi chức vụ cho ông và cử ông làm trấn thủ Cựu Dinh, tức dinh Ái Tử, nơi Nguyễn Hoàng vào trấn thủ trấn Thuận Hóa đã đặt dinh đầu tiên. Tháng 10, Giáp Thân (1704) ông được thăng Chưởng cơ, làm trấn thủ Quảng Bình. Người chép sách “Đại Nam thực lục tiền biên” đã khen rằng: ông là người biết “vỗ yên trăm họ, yêu nuôi sĩ tốt, được quân dân mến phục”.

Là vị tướng dũng lược, là vị quan cai quản nhân từ, đôn hậu, ông còn là nhà thơ viết truyện thơ Nôm dài đầu tiên trong lịch sử văn học nước nhà. Đó là truyện thơ “Song Tinh Bất Dạ” dài 2.396 câu lục bát. Truyện thơ đã phê phán những kẻ có địa vị xã hội nhưng nhân cách đạo đức thấp hèn; đồng thời đề cao tình yêu tự do của lứa đôi trai gái. Tác phẩm cho thấy tác giả có tư tưởng tiến bộ dựa trên quan điểm đạo đức nhân dân truyền thống và lý tưởng quân tử chân chính của Nho học. Vì thế “Song Tinh Bất Dạ” được dân gian truyền tụng.

Gia phả dòng tộc chép rằng:



"Trưởng nam - Hầu Công Thần đặc trấn khai phủ Phụ quốc Thượng tướng quân, Cẩm y bào tiền quân Đô đốc phụ tiền Đại Đô đốc, Chưởng phủ sứ trấn mô Hào Lương hầu, tặng Võ Quận công, huý Du Từ phủ quân. Kỵ 27/7. Có 11 nam. Mộ táng tại Đập Chọ xứ".

Sinh: "Trưởng nam là Tiền Thư Thành hải kỳ Thiện Chánh hầu"

Văn tế lễ giỗ ông có đoạn:

Cao tổ

Tài sinh tướng quốc;

Huân trọng trướng môn.

Kiện võ vĩ văn phương danh thùy trúc bạch;

Kinh bang tế thế tuấn đức đối càn khôn

Dịch: Ngài là bậc kỳ tài sánh hàng tướng quốc, được trọng vọng nơi cửa khuyết sân rồng. Võ giỏi văn hay tiếng thơm lưu trong sử sách; Giúp nước cứu đời đức nghiệp tỏa sáng khắp đất trời.



Sau khi ông qua đời, dân trong miền tôn ông là Bồ Tát Phật. Ông được thờ phụ theo cha tại đền thờ Tĩnh Quốc công. Sinh thời hành cung ở đạo Lưu Đồn cạnh chùa Cảnh Tiên. Chùa Cảnh Tiên do ngài Chiêu Vũ là cha của ông sáng lập. Ở Vạn Toàn (sau đổi là Vạn Xuân) đối diện với đền thờ Tĩnh Quốc công là chùa Vạn Xuân.

Hai cha con đều được dân gian tôn là Bồ Tát Phật đã thể hiện sự tôn kính đối với hai vị Khai quốc công thần Nguyễn Hữu Dật, Nguyễn Hữu Hào. Ở Nguyễn Hữu Hào, phẩm chất vị tướng hòa quyện với phẩm chất nhà văn hóa, nhà thơ và đức độ, tấm lòng từ bi của Phật hun đúc tầm cao của một danh nhân văn hóa trong lịch sử trường tồn của dân tộc.

tải về 15.75 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương