CHƯƠng 1 khái quáT ĐẶC ĐIỂM ĐỊa lý TỰ nhiên và XÃ HỘi vị trí địa lý



tải về 1.15 Mb.
trang1/5
Chuyển đổi dữ liệu07.07.2016
Kích1.15 Mb.
#95
  1   2   3   4   5


CHƯƠNG 1
KHÁI QUÁT ĐẶC ĐIỂM ĐỊA LÝ TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI
1.1. Vị trí địa lý

Quảng Bình là tỉnh ven biển Bắc Trung Bộ, Việt Nam với diện tích tự nhiên 8.065,27km2­­, có vị trí địa lý được giới hạn bởi các tọa độ địa lý ở phần đất liền là:

Điểm cực Bắc: 180 05’12” vĩ độ Bắc

Điểm cực Nam: 170 05’02” vĩ độ Bắc

Điểm cực Đông: 1060 59’37” kinh độ Đông

Điểm cực Tây: 1050 36’55” kinh độ Đông

Tỉnh Quảng Bình có bờ biển dài 116,04km ở phía Đông, có vịnh và cảng Hòn La, cảng Gianh, cảng Nhật Lệ, có chung biên giới với nước CHDCND Lào 201,87km ở phía Tây, phía Bắc tiếp giáp tỉnh Hà Tĩnh với chiều dài địa giới 136,5km, phía Nam giáp tỉnh Quảng Trị với địa giới 78,8km.

Trên địa bàn Quảng Bình có Quốc lộ 1A, đường Hồ Chí Minh, đường sắt Bắc Nam. Các đường Quốc lộ 12A, đường xuyên Á và tỉnh lộ TL10, TL11, TL16 và TL20 chạy từ Đông sang Tây gián tiếp hoặc trực tiếp qua cửa khẩu Quốc tế Cha Lo và một số cửa khẩu phụ khác nối liền với nước CHDCND Lào.



1.2. Khí hậu

Quảng Bình nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa và luôn bị tác động bởi khí hậu của phía Bắc, phía Nam và được chia làm hai mùa rõ rệt.

Mùa mưa từ tháng IX đến tháng III năm sau. Lượng mưa trung bình từ 1.800 đến 2.600 mm/năm, thời gian mưa tập trung vào các tháng IX, X, XI. Mùa khô từ tháng IV đến tháng VIII với nhiệt độ trung bình 24-250C, ba tháng có nhiệt độ cao nhất là các tháng VI, VII, VIII. Nhiệt độ tối cao tuyệt đối lên đến 41,60C. Nhiệt độ trung bình năm của Quảng Bình tăng dần từ Bắc vào Nam, từ Tây sang Đông. Cân bằng bức xạ đạt 70-80 kcal/cm2. Số giờ nắng bình quân năm khoảng 1.700-1.900 giờ.

Dưới đây là một số đặc trưng khí hậu chính của tỉnh Quảng Bình.



1.2.1. Chế độ bức xạ, nắng

a) Bức xạ tổng cộng:

Trên lãnh thổ của tỉnh Quảng Bình không có trạm khí tượng nào tiến hành các đo đạc về bức xạ tổng cộng. Vì vậy, để phân tích điều kiện bức xạ, có thể sử dụng số liệu đo đạc ở các trạm lân cận là Vinh và Đà Nẵng (bảng 1.1) và lượng bức xạ tính toán theo công thức thực nghiệm của Berland (bảng 1.2).

Lượng bức xạ tổng cộng năm ở tỉnh Quảng Bình dao động trong khoảng 108-122 kcal/cm2/năm. Khu vực Ba Đồn huyện Quảng Trạch nằm khuất sau dãy Hoành Sơn có lượng bức xạ tổng cộng lớn nhất. Lượng bức xạ phân bố không đều trong năm.

Thời kỳ có lượng bức xạ lớn nhất là các tháng IV-VII, với lượng bức xạ mỗi tháng đạt 10-13 kcal/cm2. Riêng khu vực Ba Đồn huyện Quảng Trạch thời kỳ có lượng bức xạ tổng cộng lớn hơn 10 kcal/cm2/tháng kéo dài tới tận tháng X. Vào thời kỳ còn lại trong năm (tháng VIII-tháng III năm sau) lượng bức xạ tổng cộng dao động trong khoảng 6-10 kcal/cm2/tháng.





Bảng 1.1: Lượng bức xạ tổng cộng tháng và năm (kcal/cm2)

Th¸ng

Tr¹m



I

II

III

IV

V

VI

VII

VIII

IX

X

XI

XII

N¨m

Vinh

4.7

3.7

5.3

8.6

13.6

13.7

15.1

12.7

10.2

8.2

5.2

5.2

106.2

§µ N½ng

9.2

10.3

13.8

14.9

17.0

15.3

17.3

15.1

13.1

11.1

7.8

6.6

151.7

Bảng 1.2: Bức xạ tổng cộng tháng và năm

tính theo công thức thực nghiệm của Berland (kcal/cm2)



Th¸ng

Tr¹m



I

II

III

IV

V

VI

VII

VIII

IX

X

XI

XII

N¨m

Tuyªn Hãa

6.5

7.0

8.8

11.4

12.0

10.4

11.8

9.9

9.5

8.7

6.9

6.3

109.2

Ba §ån

7.7

7.8

9.7

12.0

12.8

11.3

12.4

10.3

10.9

10.3

8.2

7.4

120.8

§ång Híi

7.3

7.2

9.1

11.4

11.1

9.5

10.5

8.6

9.2

9.1

7.9

7.1

108.0

b) Số giờ nắng:

Tổng số giờ nắng năm khá nhiều, dao động trong khoảng 1.500-1860 giờ (bảng 1.3). Khu vực Ba Đồn huyện Quảng Trạch nằm khuất ở phía Nam dãy Hoành Sơn có nhiều nắng nhất tỉnh.

Thời kỳ có nhiều nắng với trên 100 giờ nắng/tháng kéo dài từ tháng III đến hết tháng X hàng năm. Trong đó ba tháng có nhiều nắng nhất là các tháng V, VI, VII với số giờ nắng đạt từ 215-260 giờ/tháng, tức là có khoảng 7,2-8,7 giờ nắng/ngày.

Thời kỳ có tương đối ít nắng trong năm là các tháng mùa đông, từ tháng XI đến tháng II năm sau, đạt dưới 100 giờ nắng/tháng. Tháng có ít nắng nhất là tháng II, chỉ có khoảng 62-73 giờ nắng, tức là có khoảng 2,2-2,6 giờ nắng/ngày.

Bảng 1.3: Số giờ nắng trung bình tháng và năm (giờ)


Th¸ng
Tr¹m


I

II

III

IV

V

VI

VII

VIII

IX

X

XI

XII

N¨m

Tuyên Hóa

82.5

61.9

119.9

154.3

217.8

215.7

246.9

185.6

126.1

123.8

76.0

80.6

1691.1

Ba Đồn

101.5

67.3

104.6

166.6

245.1

221.0

257.2

192.2

170.1

145.6

95.0

94.3

1860.5

Đồng Hới

92.4

72.6

102.7

160.3

228.4

222.5

225.4

189.5

178.2

138.9

93.2

81.4

1785.5

c) Lượng mây tổng quan:

Lượng mây tổng quan khá nhiều, dao động trong khoảng 7,4-7,9/10 bầu trời (bảng 1.4). Ngược lại với số giờ nắng, khu vực Ba Đồn huyện Quảng Trạch có ít mây nhất tỉnh.

Lượng mây tổng quan phân hóa không nhiều trong năm. Tuy nhiên, thời kỳ nửa cuối mùa đông và thời kỳ mùa mưa chính (VIII-III) có nhiều mây hơn cả, đạt 7,6-8,5/10 bầu trời.

Thời kỳ có ít mây nhất là các tháng IV-V và VII, đây là những tháng chịu ảnh hưởng nặng nề của thời tiết khô nóng. Lượng mây tổng quan vào thời kỳ này dao động trong khoảng 6,7-6,9/10 bầu trời ở khu vực huyện Quảng Trạch, đạt khoảng 7,1-7,7 ở các khu vực khác trong tỉnh.

Bảng 1.4: Lượng mây tổng quan trung bình tháng và năm(/10 bầu trời)


Th¸ng
Tr¹m


I

II

III

IV

V

VI

VII

VIII

IX

X

XI

XII

N¨m

Tuyên Hóa

8.5

8.7

8.2

7.2

7.1

7.9

7.2

7.9

7.9

7.9

8.4

8.4

7.9

Ba Đồn

7.7

8.3

7.9

6.9

6.7

7.5

6.9

7.7

7.2

7.0

7.6

7.7

7.4

Đồng Hới

8.0

8.5

8.0

7.2

7.5

8.2

7.7

8.4

8.0

7.7

7.9

7.8

7.9

1.2.2. Chế độ gió

Chế độ gió của mỗi vùng lãnh thổ phụ thuộc rất nhiều vào chế độ hoàn lưu của khu vực và điều kiện địa hình địa phương.



a) Hướng gió:

Do ảnh hưởng của địa hình ở Quảng Bình, hướng gió thịnh hành không đồng nhất trên lãnh thổ và phụ thuộc vào điều kiện địa hình địa phương.

Trong mùa đông, thời kỳ hoạt động của hoàn lưu gió mùa Đông Bắc, trên đại bộ phận lãnh thổ của tỉnh các hướng gió thịnh hành là Tây Bắc với tần suất dao động trong khoảng 20-53%; sau đó tuỳ nơi là Bắc hoặc Tây với tần suất đạt khoảng 12-20%. Riêng khu vực vùng thấp nằm khuất ở phía Nam dãy Hoành Sơn có hướng gió thịnh hành là Tây (22-30%), sau đó là Tây Bắc và Đông Bắc với tần suất mỗi hướng dao động trong khoảng 10-22%.

Vào mùa hè, các hướng gió thịnh hành là Tây Nam hoặc Đông và Đông Nam với tần suất đạt khoảng 14-35%; sau đó là các hướng Nam, Tây với tần suất mỗi hướng dao động trong khoảng 12-22%.

Tần suất lặng gió ở Quảng Bình nhìn chung không lớn và phân bố khá đồng đều trong năm, dao động trong khoảng 16-36%.

b) Vận tốc gió:

Vận tốc gió trung bình năm đạt khoảng 2,2-2,7m/s và biên độ dao động không lớn trong năm, khoảng từ 1,8-3,5m/s; trong mùa đông thường lớn hơn trong mùa hè.

Vào tất cả các tháng trong năm vận tốc gió mạnh nhất đều 12 m/s; đạt giá trị cực đại là 40m/s ở Đồng Hới vào tháng X năm 1983. Các giá trị cực đại của vận tốc gió mạnh nhất thường quan trắc được vào thời kỳ bão hoạt động mạnh nhất trong năm là các tháng IX, X hằng năm.

1.2.3. Chế độ nhiệt

Quảng Bình có nền nhiệt khá cao. Ở những vùng thấp, nhiệt độ trung bình năm dao động trong khoảng 24-24,6C, tương ứng với tổng nhiệt năm trong khoảng 8.700-9.000C và có xu thế tăng từ Bắc vào Nam (bảng 1.5). Do ảnh hưởng của độ cao địa hình, nhiệt độ trung bình năm giảm từ vùng ven biển lên vùng núi. Đến độ cao khoảng 400-450m nhiệt độ trung bình năm đạt 22C; còn đến độ cao khoảng 800-850m nhiệt độ trung bình năm đạt 20C.



  1. Không phụ thuộc vào độ cao địa hình, trên toàn lãnh thổ của tỉnh Quảng Bình biến trình năm của nhiệt độ có dạng một cực đại và một cực tiểu (hình 1.1). Cực đại quan trắc vào tháng VII, cực tiểu vào tháng I. Nhiệt độ trung bình tháng nóng nhất đạt khoảng 29-30C ở những vùng thấp, lên đến độ cao khoảng 400-450m đạt 26-27C. Nhiệt độ trung bình tháng lạnh nhất đạt 18-19C ở những vùng thấp ven biển, nhỏ hơn 18C ở khu vực đồi núi.

  2. 

Do ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc cũng như độ cao địa hình, chế độ nhiệt phân hoá rõ rệt theo mùa. Ở những vùng thấp mùa nóng dài 5 tháng, từ tháng V đến tháng IX. Độ dài mùa nóng cũng giảm theo độ cao địa lý, đến độ cao khoảng 800-900m mùa nóng hầu như không còn nữa. Ở những vùng thấp ven biển có một thời kỳ mùa đông không lạnh (nhiệt độ trung bình tháng <20C, nhưng vẫn >18C). Tuy nhiên, ở những vùng đồi núi thấp có độ cao từ vài chục mét đến 400-450m, mùa lạnh dài từ 1-3 tháng. Càng lên cao mùa lạnh càng dài, đạt từ 6 tháng trở lên ở những vùng núi có độ cao trên 1.200m.

Ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc đến Quảng Bình vẫn còn tương đối đáng kể nên chênh lệch nhiệt độ trong năm (giữa tháng nóng nhất và lạnh nhất) khá lớn. Trị số biên độ nhiệt năm đạt trên dưới 11C.

Chênh lệch nhiệt độ trong ngày nhìn chung không lớn, giá trị biên độ ngày trung bình năm của nhiệt độ dao động trong khoảng 6,1-7,1C và có xu thế tăng từ vùng ven biển vào vùng đồi núi nằm xa biển. Khác với Bắc Bộ, ở Quảng Bình trị số biên độ ngày trung bình của nhiệt độ lớn nhất (7,2-9,4C) vào thời kỳ từ đầu đến giữa mùa hè (V hoặc tháng IV đến tháng VIII) là thời kỳ gió khô nóng hoạt động mạnh; thấp nhất (4,7-5,8C) vào giữa mùa đông, từ tháng XI đến tháng II (bảng 1.6).

Bảng 1.5: Nhiệt độ không khí trung bình tháng và năm (C)



Tháng

Trạm



I

II

III

IV

V

VI

VII

VIII

IX

X

XI

XII

Năm

Tuyên Hóa

18.2

19.0

21.7

25.0

27.7

29.0

29.2

28.2

26.2

23.7

21.0

18.6

24.0

Ba Đồn

18.6

19.2

21.6

24.7

27.9

29.4

29.6

28.8

27.0

24.7

21.9

19.4

24.4

Đồng Hới

18.9

19.3

21.6

24.7

27.9

29.6

29.7

28.9

27.0

24.8

22.4

19.7

24.6

Bảng 1.6: Biên độ ngày trung bình tháng và năm của nhiệt độ không khí (C)

Tháng

Trạm



I

II

III

IV

V

VI

VII

VIII

IX

X

XI

XII

Năm

Tuyên Hóa

6.1

5.6

6.9

8.8

9.4

8.0

8.0

7.9

7.3

6.3

5.6

5.8

7.1

Ba Đồn

5.2

4.7

5.2

6.3

7.2

7.5

7.7

7.2

6.5

5.7

5.3

5.3

6.1

Đồng Hới

5.3

4.7

5.2

6.3

7.6

7.3

7.6

7.2

6.7

5.7

5.3

5.3

6.2


tải về 1.15 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
  1   2   3   4   5




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương