CHƯƠng 1 khái quáT ĐẶC ĐIỂM ĐỊa lý TỰ nhiên và XÃ HỘi vị trí địa lý



tải về 1.15 Mb.
trang4/5
Chuyển đổi dữ liệu07.07.2016
Kích1.15 Mb.
#95
1   2   3   4   5

Đặc điểm nổi bật của chế độ mưa và dòng chảy ở Quảng Bình là đường phân phối dòng chảy trong năm có hai đỉnh rõ rệt. Đỉnh chính xuất hiện vào tháng IX, X, đỉnh phụ tiểu mãn xuất hiện vào tháng V, VI. Mùa lũ tập trung vào các tháng X, XI, XII và chiếm 60-80% tổng lượng dòng chảy cả năm. Vào mùa này, sông ngòi thường có lũ đột ngột gây úng lụt trầm trọng vùng cửa sông. Trong mùa khô, nhiều đoạn sông bị cạn dòng và vùng cửa sông bị thủy triều tăng cường xâm nhập mặn vào đất liền. Dòng chảy cạn kéo dài trung bình 8-9 tháng. Trong mùa cạn vẫn có mưa và lũ tiểu mãn, thường lũ tiểu mãn chiếm 1,72-5,75% lượng dòng chảy năm.

Dòng chảy lũ trên các sông của Quảng Bình chiếm phần lớn lượng dòng chảy trong năm, vì vậy dòng chảy lũ là đặc trưng quan trọng trong chế độ thuỷ văn tỉnh Quảng Bình.

Dòng chảy cạn ở Quảng Bình, ngoài lượng nước ngầm gia nhập dòng chảy sông còn phải tính đến lượng mưa, đặc biệt là mưa tiểu mãn. Những tháng chuyển tiếp từ mùa lũ sang mùa cạn lượng mưa còn khá lớn, xấp xỉ 100mm. Thời kỳ chuyển tiếp từ mùa cạn sang mùa lũ lượng mưa đạt khoảng 100-300mm. Độ dài mùa cạn của các sông suối trong tỉnh trung bình 8-9 tháng, dài nhất là 10 tháng, ngắn nhất là 7 tháng. Lượng dòng chảy mùa cạn chiếm 21-39% tổng lượng mưa năm. Tổng lượng 3 tháng nhỏ nhất chiếm khoảng 4-6% so với tổng lượng dòng chảy năm.

1.3.2. Hệ thống sông ngòi và hồ chứa

Tính từ Bắc vào Nam, Quảng Bình có 5 hệ thống sông chính đổ ra các cửa biển, bao gồm: Sông Roòn, sông Gianh, sông Lý Hoà, sông Dinh và sông Nhật Lệ.



a) Sông Roòn

Sông Roòn dài 30km bắt nguồn từ Thượng Thọ, có toạ độ 1753’00” vĩ độ Bắc, 10616’00” kinh độ Đông với độ cao 100m, với diện tích lưu vực là 275km và chảy ra Biển Đông ở cửa Bắc Hà. Sông có 3 phụ lưu cấp 1 đều ngắn và nhỏ.

Sông đón nước từ các nguồn suối ở chân núi phía Nam của dãy Hoành Sơn chảy len lõi giữa một vùng rừng núi theo hướng Tây Bắc - Đông Nam và phía xã Quảng Châu dòng chảy đi vòng lên phía Bắc rồi ngoặt sang hướng Đông đổ nước ra cửa Roòn. Sông có diện tích lưu vực 261km2, mật độ sông suối trong lưu vực 0,8 km/km2.

b) Sông Gianh

Sông Gianh bắt nguồn từ Phu Cô Pi có toạ độ 1749’20” vĩ độ Bắc và 10541’30” độ kinh Đông với độ cao 1.350m. Đây là hệ thống sông lớn nhất tỉnh Quảng Bình. Nó là hợp lưu của 3 con sông vào loại trung bình của tỉnh: sông Rào Nậy, sông Rào Nan và sông Son (còn gọi là sông Troóc).

Sông có chiều dài 158km, chiều rộng bình quân lưu vực 38,8km, chiều dài lưu vực 121km, lưu vực sông rộng 4.680km2, bao gồm hầu hết diện tích các huyện Tuyên Hóa, Minh Hoá, Quảng Trạch và một phần của huyện Bố Trạch. Mật độ sông suối trong lưu vực là 1,04 km/km2. Sông có 16 phụ lưu cấp 1, 20 phụ lưu cấp 2 và 10 phụ lưu cấp 3. Lòng sông không đồng đều, thượng nguồn hẹp, càng về xuôi càng rộng. Phần thượng nguồn do dòng sông có nhiều đoạn uốn khúc nên có bờ lồi, bờ lỡ, phần hạ lưu có những cồn nổi ở giữa dòng sông (Cồn Vượn, Cồn Sẻ,...). Thuỷ chế của dòng sông thất thường, nhất là thượng nguồn. Mùa nước cạn vào khoảng tháng XII đến tháng VIII, mùa nước lớn vào các tháng IX, X, XI, đây cũng là mùa lũ lụt.

- Sông Rào Nậy

Đây là nguồn chính của sông Gianh phát nguồn từ sườn phía Đông của dãy núi Giăng Màn gần vùng núi Phu Cô Pi. Không kể các suối nhỏ, từ Bãi Dinh về đến xã Thanh Hoá (Tuyên Hoá), sông chảy theo hướng Nam - Bắc. Từ xã Thanh Hoá sông chảy theo một hướng duy nhất là Tây Bắc - Đông Nam rồi đổ ra cửa Gianh. Vì đó là dòng chính nên suốt trên đường đi, sông đón nước từ rất nhiều phụ lưu của 2 bờ tả và hữu ngạn. Sông chảy qua nhiều vùng địa hình đa dạng. Về mùa mưa lũ, lượng nước lớn cuốn theo nhiều phù sa, nên gần về cuối có nhiều cồn cát nổi lên ở giữa sông.



- Sông Rào Nan

Ở phía Nam của sông Gianh, phát nguyên từ vùng núi Cao Mại, chảy theo hướng Tây Bắc - Đông Nam về đến Quảng Minh (Quảng Trạch) thì gặp nước của nguồn sông Son chảy về. Cùng với sông Son, nước của 2 sông này đổ vào nguồn Rào Nậy hoà chung chảy ra cửa Gianh. Sông có chiều dài 35km.



- Sông Son (còn có tên gọi là sông Troóc)

Phát nguyên từ vùng núi Kẻ Bàng - Khe Ngang (Bố Trạch), đón nước từ các sông suối có nước chảy tràn lên mặt và các sông ngầm trong vùng chảy theo hướng Tây Nam - Đông Bắc và đến ngã ba Minh Lệ (Quảng Trạch) đón thêm nước sông Rào Nan rồi đổ vào Rào Nậy thoát ra cửa Gianh. Sông có chiều dài 45km (không tính các dòng ngầm trong hang động).



c) Sông Lý Hoà

Đây là con sông ngắn nhất tỉnh, chỉ dài 22km, bắt nguồn từ toạ độ 1731’30” vĩ độ Bắc, 10626’50” kinh độ Đông (rìa núi phía Tây của huyện Bố Trạch) với độ cao 400m, chảy theo hướng Tây Nam - Đông Bắc về đến xóm Rẫy, sau đó uốn khúc chạy theo hướng Đông ra cửa Lý Hoà. Lưu vực sông có diện tích 177kmvà mật độ sông suối 0,70 km/km2. Sông có 3 phụ lưu cấp 1 đều ngắn và nhỏ chảy gọn trong phần đất phía Nam của huyện Bố Trạch.



d) Sông Dinh

Đây là con sông hẹp nhất trong 5 con sông chính của tỉnh, sông có chiều dài 37,5km, có 3 phụ lưu nhỏ.

Sông phát nguyên từ vùng núi Ba Rền - Bố Trạch, có toạ độ 1731’30” vĩ độ Bắc, 10625’20” kinh độ Đông, ở độ cao 200m, chảy theo hướng Tây Bắc - Đông Nam về đến Phú Định - Bố Trạch chảy ngoặt theo hướng Tây Nam - Đông Bắc đến Phương Hạ (xã Đại Trạch, Bố Trạch) thì chuyển sang hướng Đông chảy ra cửa Dinh (xã Nhân Trạch, Bố Trạch). Sông có lưu vực 212km2, bề rộng trung bình của lưu vực 8,5km, sông ngắn, dốc, nên ít nước cả mùa đông và mùa hè (chỉ có một số ngày có lũ lụt mới có lượng nước đáng kể). Mật độ sông suối 0,93 km/km2.

e) Sông Nhật Lệ

Đây là hệ thống sông lớn thứ 2 của tỉnh, sau hệ thống sông Gianh. Sông Nhật Lệ nhận nước từ 2 con sông chính là sông Kiến Giang và sông Long Đại. Đoạn sông mang tên Nhật Lệ được tính từ ngã 3 sông Long Đại (cách cầu Long Đại 1,5km) về đến cửa nhật Lệ (Đồng Hới) dài 17km. Nếu tính từ nguồn Kiến Giang về đến cửa Nhật Lệ có chiều dài 96km. Hệ thống sông Nhật Lệ có lưu vực rộng 2.647km2. Hệ thống sông bao gồm 24 phụ lưu lớn nhỏ, độ rộng bình quân của lưu vực 45km2, bình quân sông, suối trong lưu vực có chiều dài 0,84 km/km2.



- Sông Kiến Giang

Là hợp lưu của nhiều nguồn sông suối phát nguyên từ vùng núi phía Tây Nam huyện Lệ Thuỷ đổ về Luật Sơn (xã Trường Thuỷ, Lệ Thuỷ) chảy theo hướng Nam - Bắc. Từ đây, sông chảy theo hướng Tây Nam - Đông Bắc, về đến ngã ba Thượng Phong, sông chảy theo hướng Đông Nam - Tây Bắc, đến đoạn ngã ba Phú Thọ (An Thuỷ, Lệ Thuỷ), sông đón nhận thêm nước của sông Cẩm Ly (chảy từ hướng Tây đổ về), tiếp tục chảy theo hướng trên, băng qua cánh đồng trũng huyện Lệ Thuỷ (đoạn này sông rất hẹp) sắp hết đoạn đồng trũng huyện Lệ Thuỷ để vào địa phận huyện Quảng Ninh, sông được mở rộng và chảy băng qua phá Hạc Hải (có chiều dài gần 2km) về đến xã Duy Ninh, (Quảng Ninh) sông tiếp tục chảy ngược về hướng Tây đến ngã ba Trần Xá thì hợp lưu với sông Long Đại đổ nước vào sông Nhật Lệ (chỉ tính riêng chiều dài sông Kiến Giang đo được 69km). Sông Kiến Giang có độ dốc nhỏ, trước lúc chưa đắp đập chắn mặn ở Mỹ Trung, về mùa hè nhiều năm nước mặn ở biển do thuỷ triều đẩy lên đã vượt quá cầu Mỹ Trạch (cách cửa biển Nhật Lệ trên 40km).



- Sông Long Đại

Đây là hợp lưu của 3 phụ lưu chính: Nhánh phía Bắc phát nguyên từ vùng núi Cô Ta Run trên biên giới Việt - Lào chảy trọn trong vùng địa hình Karst của huyện Bố Trạch và đến Động Hiềm (gần bến Tiêm huyện Quảng Ninh) thì gặp sông Long Đại; nhánh thứ 2 phát nguyên từ vùng núi Lèn Mụ - biên giới cực Tây của hai huyện Quảng Ninh và Bố Trạch chảy về gặp sông Long Đại ở phía Động Hiềm; nhánh thứ 3 phát nguyên từ vùng núi Vít Thù Lù của huyện Lệ Thuỷ chảy băng về rừng núi của huyện Quảng Ninh về đến Bến Triêm thì gặp sông Long Đại. Từ đây, sông Long Đại chảy dọc theo ranh giới hai huyện Quảng Ninh và Bố Trạch theo hướng Tây Nam - Đông Bắc vượt qua nhiều thác ghềnh hiểm trở (thác Bồng, thác Ong, thác Tam Lu...). Trước khi đổ nước vào sông Nhật Lệ, sông Long Đại còn đón thêm nước ở 2 phụ lưu là Rào Trù và Rào Đá (xã Trường Xuân, Quảng Ninh).

Chỉ tính riêng chiều dài sông Long Đại đo từ nguồn chính (nhánh phát nguồn từ Vít Thù Lù) dài 35km. Sông Long Đại có độ dốc lớn hơn sông Kiến Giang, vì thế mỗi lúc có nước mặn (do thuỷ triều đẩy lên) sông Long Đại bị ảnh hưởng rất ít. Ba nhánh sông đầu nguồn của sông Long Đại nằm trong một vùng núi có lượng mưa lớn, nên về mùa lũ, con sông này nước lên rất hỗn (những tai nạn đối với người đi rừng trong mùa mưa lũ đại bộ phận cũng xảy ra ở thượng nguồn con sông này). Sông Long Đại không lớn bằng sông Gianh nhưng cường độ cấp nước lũ lớn ngang với sông Gianh (từ 70-85 m3/s/km2).

Các sông Quảng Bình có trữ năng thuỷ điện tổng cộng khoảng 4.770, 9x106 KWh. Kết quả tính toán trữ năng thủy điện lý thuyết cho các sông chính của tỉnh Quảng Bình được trình bày tại bảng 1.30.

Bảng 1.30: Đặc điểm trữ năng điện năng của các sông Quảng Bình

TT

Tªn s«ng


Chiều dài dòng chính (km)

DiÖn tÝch l­u vùc (km2)

L­u l­îng (m3/s)

§iÖn n¨ng (106KWh)

1

Roßn

30

261

283.00

46.60

2

Gianh

158

4680

24.78

2910.00

3

Lý Hoµ

22

177

4.00

9.15

4

Dinh

37

212

4.82

80.15

5

NhËt LÖ

69

2670

77.50

1725.00

Toàn tỉnh Quảng Bình có 142 hồ chứa, tổng dung tích 540,719 triệu m3; dung tích hữu ích 432,567 triệu m3. Phân bố như sau: Lưu vực sông Roòn: 11 hồ; Lưu vực sông Gianh: 57 hồ; Lưu vực sông Lý Hoà: 15 hồ; Lưu vực sông Dinh: 8 hồ; Lưu vực sông Nhật Lệ: 51 hồ. Hồ tự nhiên có Bàu Tró là hồ nước ngọt nằm ngay cạnh ven biển ở phía Bắc thành phố Đồng Hới có giá trị cung cấp nước cho thành phố Đồng Hới và mang ý nghĩa du lịch sinh thái; Hồ Bàu Sen nằm ở phía Nam huyện Lệ Thủy trên dải cồn cát ven biển, đây cũng là hồ nước ngọt cung cấp nước sinh hoạt và tưới đồng ruộng cho một loạt các xã nằm quanh khu vực hồ. Hồ nhân tạo lớn nhất phải kể đến Vực Tròn nằm ở phía Bắc huyện Quảng Trạch được ngăn bởi dòng chảy sông Roòn có dung tích 52,8 triệu m3, khả năng tưới theo thiết kế là 3.885ha. Ngoài ra, có hồ Cẩm Ly có dung tích 44,5 triệu m3 khả năng tưới tiêu khoảng 3400ha, hồ Phú Vinh (22,4 triệu m3 và 1.570ha), hồ Tiên Lang (16,6 triệu m3 và 1.250ha) và một loạt các hồ khác nữa.

Đập dâng trong toàn tỉnh có 95 đập với tổng dung tích 9,37 triệu m3.



1.4. Điều kiện địa chất thuỷ văn

Tài liệu điều tra về địa chất thủy văn và nước dưới đất ở trên địa bàn tỉnh Quảng Bình còn rất ít, mới có 2 báo cáo điều tra nước dưới đất (vùng Đồng Hới, tỷ lệ 1/50.000, diện tích 500km2, trữ lượng C2 = 55.926,6 m3/ng; vùng Quảng Trạch, tỷ lệ 1/25.000, diện tích 53km2, trữ lượng C2 = 22.230m3/ng) và một số báo cáo chuyên đề và kết quả đề tài nghiên cứu khoa học khác.

Theo các tài liệu hiện có, đặc điểm địa chất thuỷ văn Quảng Bình có một số đặc điểm địa chất thủy văn chủ yếu sau:

1.4.1. Các tầng chứa nước lỗ hổng

Nước tồn tại trong các lỗ hổng của các trầm tích bở rời Neogen và Đệ Tứ phân bố hạn chế trong vùng nghiên cứu. Nước tồn tại và vận động trong các lỗ hổng của đất đá bở rời như cát, cuội, tảng. Tầng chứa nước lỗ hổng phân bố rất hạn chế, chủ yếu ở các bãi bồi, các thềm kéo dài theo dòng chảy của sông. Bề dày tầng chứa nước nhỏ. Nước ở đây có quan hệ chặt chẽ với nước các sông. Nước nhạt có thành phần chủ yếu là Bicacbonat Natri - Canxi. Do phân bố hẹp, bề dày mỏng, mùa khô thường bị cạn nên nước lỗ hổng chỉ đáp ứng cấp nước nhỏ, qui mô gia đình hoặc cụm gia đình. Thành phần vật chất chủ yếu là cát, cát bột, cát sét, cát lẫn sạn sỏi, sét,... xen kẽ, phân bố phức tạp. Độ chứa nước trong các tầng phụ thuộc vào đặc điểm này, giàu nước trong các tập hạt thô, nghèo nước trong các tập hạt mịn. Nhìn chung, các trầm tích Neogen và Đệ Tứ trong vùng thuộc loại giàu nước nhưng chiều dày chứa nước không lớn, thường 3-6m đến 15-25m. Các tầng chứa nước lỗ hổng thường có áp lực giảm dần từ đất liền ra phía biển, độ dốc thuỷ lực thấp (0,005-0,05), đôi chỗ mặt thuỷ áp nghiêng cục bộ ra sông. Độ sâu mực nước ở trung tâm lưu vực chỉ vào khoảng 0,5-2m, ở vùng chân núi có thể đạt 4-5m. Về chất lượng, nước trong các tầng chứa nước lỗ hổng trong khu vực có thể từ siêu nhạt đến nhạt. Nhìn chung nước sạch, đạt tiêu chuẩn vệ sinh cho sinh hoạt và sản xuất. Tuy nhiên, do nước dưới đất nằm nông, phần trên cùng của tầng chứa chủ yếu có thành phần hạt thô, tính thấm cao, nên dễ bị ô nhiễm từ các nguồn nước, rác thải trên mặt đất.

Nguồn bổ cập cho các tầng chứa nước là nước mưa và nước của các dòng chảy mặt. Dù lượng mưa trung bình năm khá lớn (hơn 2.000mm), nhưng do địa hình đồi núi ít có điều kiện tụ thủy nên mặc dù tính thấm của lớp phủ cao nhưng các tầng chứa nước lỗ hổng có trữ lượng tự nhiên thấp.

Miền thoát nước của các tầng chứa nước lỗ hổng trùng với các thung lũng sông lớn. Ngoài ra, những đứt gãy lớn nằm trong tầng phủ tạo điều kiện dễ dàng cho nước từ các tầng lỗ hổng thấm xuống cung cấp cho các tầng lỗ hổng ở dưới.

Có thể phân biệt những tầng chứa nước lỗ hổng sau:

- Tầng chứa nước lỗ hổng trong trầm tích Đệ Tứ không phân chia (q).

- Tầng chứa nước lỗ hổng trong trầm tích Holocen (qh): Bao gồm 2 lớp chứa nước:

+ Lớp chứa nước trầm tích biển - gió (qh1-3 mv), chủ yếu phân bố ở một số vùng cát ven biển (Quảng Phú, Bảo Ninh,...). Tầng này có độ chứa nước cao, lưu lượng 1,60-6,56 l/s, chất lượng tốt. Độ tổng khoáng hóa 0,15-0,355 g/l.

+ Lớp chứa nước trầm tích sông - biển (qh1-3 am), phân bố chủ yếu ở vùng trũng trung tâm đồng bằng và ven các suối ở phía Tây thuộc vùng đồi núi tỉnh Quảng Bình. Tầng nước này thường có độ khoáng hóa khoảng 0,25-1,11 g/l.

- Tầng chứa nước lỗ hổng trong trầm tích Pleistocen (qp): Phân bố rộng trên toàn bộ đồng bằng ven biển và một phần phía Tây của tỉnh. Thành phần đất đá chứa nước chủ yếu là cát, cát lẫn bột... Độ chứa nước của tầng này nghèo, lưu lượng nhỏ. Độ tổng khoáng hóa 0,050-0,202 g/l. Tầng này ít có ý nghĩa khai thác sử dụng.

- Tầng chứa nước lỗ hổng trong trầm tích Neogen (n): Có độ chứa nước tương đối giàu, lưu lượng 1,0-1,76 l/s, có nơi đến 2,4 l/s. Tầng nước này có ý nghĩa khai thác sử dụng.

1.4.2. Các tầng chứa nước khe nứt

- Nước khe nứt trong đá gốc có tuổi khác nhau: Nước tồn tại và vận động trong các khe nứt của các đá cứng nứt nẻ. Trên địa bàn vùng đồi núi phía Tây Quảng Bình, nước chủ yếu chứa trong các khe nứt của các đá trầm tích biến chất có tuổi từ Paleozoi đến Mesozoi. Thành phần thạch học bao gồm cát kết dạng quarzit, đá phiến thạch anh - sericit, đá phiến thạch anh - felspat, đá phiến silic, đá phiến giàu vật chất than, đá phiến biotit, thạch anh biotit, đá phiến thạch anh 2 mica, cát kết tuf, bột kết tuf, riolit... Các thành tạo này kém nứt nẻ, bị biến chất ép nén mạnh, nên mức độ chứa nước rất hạn chế. Chỉ dọc theo các đới huỷ hoại của các đứt gãy kiến tạo, hoặc trục các nếp uốn đất đá nứt nẻ mạnh hơn có mức độ chứa nước cao hơn. Nghiên cứu một số giếng và lỗ khoan cho thấy lưu lượng nước trong tầng này khá nhỏ từ 0,15-0,24 l/s, pH từ 6.5-7.0. Nguồn cung cấp chính là nước mưa và nước ở dưới sâu đưa lên.

Các tầng chứa nước không liên tục mà thường nằm trong những hệ thuỷ lực (những bồn hay các khối đá nứt nẻ) cách biệt nhau bởi những đới nguyên khối cứng chắc (gần như không nứt nẻ). Độ sâu mực nước ngầm thường biến đổi rất đột ngột tuỳ vào độ dốc địa hình và đặc điểm nứt nẻ, phong hóa. Vùng sườn dốc, đỉnh đồi, núi, mực nước ngầm nằm rất sâu 5-10m hoặc hơn. Vùng đồng bằng phía Đông vùng nghiên cứu, độ sâu mực nước của tầng chứa nước khe nứt xấp xỉ với tầng chứa nước lỗ hổng, 2-5m ở vùng thềm sông và 2m ở các bồn trũng, lòng sông... Độ chứa nước trong các tầng này biến đổi phức tạp, tuỳ thuộc mức độ phong hóa, bề dày đới nứt nẻ và đặc điểm thạch học của đá gốc, nhưng thông thường, trừ các trầm tích carbonat, đều thuộc loại nghèo.

Mặt gương nước ngầm có dạng bậc thang, độ sâu mực nước thay đổi từ 2-5m đến 5-10m hay sâu hơn nữa, đôi khi hình thành những tầng chứa nước có áp lực cục bộ bị chắn bên trên bởi những lớp vỏ phong hoá sét bột dày. Về chất lượng, nước khe nứt nói chung thuộc loại nhạt (M < 0,5 g/l). Nguồn bổ sung của nước khe nứt chủ yếu là nước mưa rơi trên diện lộ và nước thấm từ các tầng chứa nước lỗ hổng nằm trên. Miền thoát nước trùng với các hệ thống sông suối trong vùng.

- Nước khe nứt-Karst trong trầm tích Carbon - Permi: Các trầm tích Carbon - Permi có thành phần chính là đá vôi phân lớp dày, bị Karst hoá, nứt nẻ ở những mức độ khác nhau, có chứa những hang hốc Karst, đôi khi hình thành những hang động lớn. Lưu lượng các mạch lộ, suối ngầm Karst thay đổi từ 0,5 đến 0,75 l/s . Nước thuộc loại nhạt - siêu nhạt với M = 0,17 -0,5 g/l, có nói đến 1,0 l/s. Tầng nước này phân bố rộng rãi ở các vùng Phong Nha - Kẻ Bàng, Quảng Ninh, Quy Đạt.

- Nước khe nứt trong các đới đứt gãy, dập vỡ: Trong các hệ thống đứt gãy lớn như đứt gãy Rào Nậy, đứt gãy Long Đại, Kiến Giang, đứt gãy Tây Bắc - Đông Nam, đứt gãy Đường 15, Đường 12A, Đường 20…

Bảng 1.31: Bảng tổng hợp trữ lượng tiềm năng nước dưới đất

Các tầng chứa nước

Các thông số của tầng chúa nước

Trữ lượng khai thác tiềm năng (m3/ngày)

Diện tích phân bố F (km2)

Dao động mực nước hàng năm

H (m)


Hệ số nhà nước



Hệ số sử dụng trữ lượng tĩnh



Thời hạn khai thác

nước tkt,

(ngày)


Chiều dày tầng chứa nước

H (m)


Trầm tÝch

Holocen


384

1,0

0,17

0,3

104

15

208.225

Trầm tích

Đệ Tứ kh¸c



491

1,0

0,07

0,3

104

12

106.538

Trầm tÝch Neogen

65

1,0

0,16

0,3

104

40

40.973

Carbon-Permi và đới dập vỡ kiến tạo

1362

1,5

0,03

0,3

104

40

160.977

Tổng cộng



















516.713


tải về 1.15 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương