CHƯƠng V: ĐỊa vực cư trú, DÂn cư, CÁc dân tộc và TÔn giáO



tải về 0.75 Mb.
trang1/7
Chuyển đổi dữ liệu19.07.2016
Kích0.75 Mb.
#2022
  1   2   3   4   5   6   7

CHƯƠNG V: ĐỊA VỰC CƯ TRÚ, DÂN CƯ, CÁC DÂN TỘC VÀ TÔN GIÁO



1. Địa vực cư trú và dân cư

1.1. Lịch sử địa danh và địa vực cư trú.

- Thời kỳ Văn Lang- Âu Lạc : Quảng Bình thuộc Bộ Việt Thường.

Theo thư tịch và truyền thuyết, Đất nước thời Văn Lang - Âu Lạc có 15 bộ tộc Lạc Việt sinh sống, chủ yếu ở miền trung du và châu thổ sông Hồng. Nhà nước Văn Lang được thành lập trên cơ sở thống nhất các bộ lạc Lạc Việt do nhu cầu phát triển đất nước và chống ngoại xâm. Trong các bộ lạc Lạc Việt có bộ lạc Văn Lang hùng mạnh hơn cả và thủ lĩnh Văn Lang đóng vai trò lịch sử đứng ra thành lập nhà nước Văn Lang. Người đứng đầu nhà nước Văn Lang gọi là Hùng Vương và các đời vua kế tiếp đều mang danh hiệu đó. Lãnh thổ của nước Văn Lang là miền Bắc nước ta hiện nay. Theo sự phân chia bộ lạc dưới thời Văn Lang, Quảng Bình thuộc bộ Việt Thường(56:17), vốn dĩ tồn tại trong khu vực đã từng có sách chép là Việt Thường Thị – một tổ chức hành chính Nhà nước sơ khai có địa vực tương đồng với toạ độ địa lý của Bắc Trung bộ hiện nay.

Theo kết quả nghên cứu khảo cổ học, điểm cực nam phát hiện được các di tích văn hoá đồ đồng Lạc Việt lan rộng đến lưu vực Sông Gianh. Chính vì thế, phạm vi phan bố của văn hoá đồ đồng ở miền Bắc, xét đại thể, chính là tương đương với khu vực của nước Văn Lang. Bấy giờ cư dân Văn Lang trên địa vực Quảng Bình đã biết kế thừa và phát huy những thành tựu văn hoá của các thời kỳ trước để bước vào thời kỳ đồng thau nhằm mục đích phát triển kinh tế, chủ yếu là trồng trọt và chăn nuôi. Bước vào thời kỳ văn hoá Đông Sơn, ở Quảng Bình tìm thấy nhiều loại vũ khí như mũi tên, rìu, lưỡi giáo, dao găm bằng đồng; nhiều loại công cụ đồ dùng sinh hoạt như thạp đồng, thố đồng và cả trống đồng ở nhiều di chỉ khảo cổ khác nhau như Cồn Nền, Phù Lưu, Hoá Hợp v.v..Kinh tế nông nghiệp dưới thời đại đồ đồng đã có bước phát triển, đời sống tinh thần của cư dân phong phú hơn. Với các loại trang sức phong phú về chủng loại, chất liệu, hoa văn, chứng tỏ cư dân ở đây đã chú ý đến cuộc sống tinh thần, thị hiếu thẩm mỹ cũng như nhiều nơi khác của nước Văn Lang có chung bản sắc văn hoá thời đại Hùng Vương. Tuy vậy do điều kiện địa lý đặc thù, cư dân sinh sống trên vùng đất Việt Thường ở phía Nam của nước Văn Lang nên có những sắc thái riêng.

Trên lãnh thổ miền Bắc Việt nam ngày nay, bên cạnh các bộ tộc lạc Việt, còn có các bộ tộc Âu Việt và nhiều bộ tộc khác cùng nhau chung sống. Nước văn lang vào cuối thế kỷ III trước công nguyên, kinh tế đã phát triển hơn trước, dân số đông hơn và lãnh thổ được mở rộng. Đó cũng là thời kỳ phong kiến phương Bắc có bước phát triển mới. Nhà Tần thống nhất được toàn Trung Quốc, âm mưu mở rộng chiến tranh xâm lược xuống phía Nam thực hiện tư tưởng “ bình thiên hạ”. Trước tình hình đó, sự tồn tại đơn độc của từng bộ tộc không đủ sức đối phó với nạn ngoại xâm. Trên cơ sở kinh tế phát triển và do nhu cầu chống xâm lược phương Bắc, sự hợp nhất giữa các bộ tộc gần nhau về địa vực, dòng máu và trình độ phát triển kinh tế văn hoá là một nhu cầu tất yếu khách quan. Đó là cơ sở của sự hợp nhất giữa hai bộ lạc Âu Việt và Lạc Việt dẫn đến sự ra đời của nhà nước Âu Lạc.(195:68).

Thực hiện ý đồ bành trướng xâm lược, nhà Tần đã tổ chức nhiều cuộc chiến tranh đánh phá xuống phía Nam và đã chiếm được một số đất đai của các dân tộc phía nam sông Trường giang nhưng khi đánh vào nước Âu Lạc đã bị quân dân Âu Lạc anh dũng đánh trã. Hàng vạn quân Tần bị tiêu diệt, chủ tướng Đồ Thư bị giết. Nhân dân Âu Lạc đã bảo vệ nền độc lập của mình



- Quảng Bình trong thời thống trị của phong kiến phương Bắc

Năm 207 trước công nguyên, Triệu Đà, một viên quan nhà Tần chiếm ba quận Nam hải, Quế Lâm và Tượng Lâm ( Trung Quốc) lập nên nước Nam Việt và xưng vương. Sau khi lập nước Nam Việt, Triệu Đà nhiều lần phát động chiến tranh xâm lược nước Âu Lạc song đều thất bại. Biết không thể thắng về mặt quân sự, Triệu Đà cho con là Trọng Thuỷ kết hôn với Mỵ Châu, con gái của An Dương Vương và ở rể tại Âu Lạc. Chính trong thời gian đó Trọng Thuỷ đã điều tra nắm tình hình và học cách phá nỏ, một loại vủ khí lợi hại của người Âu Lạc và cho quân tiến đánh. Nước Âu lạc mất vào tay Triệu Đà vào khoảng năm 179 trước Công nguyên. Sau khi chiếm được Âu Lạc, Triệu Đà sát nhập vào nước Nam Việt và chia Âu Lạc làm hai quận là Giao Chỉ ( Bắc bộ) và Cửu Chân ( Bắc Trung bộ). Như vậy trong thời kỳ Triệu Đà thống trị, vùng đất Quảng Bình thuộc quận Cửu Chân.

Thời thuộc Hán và các triều đại phong kiến phương Bắc kế tiếp, địa bàn Quảng Bình thuộc quận Nhật Nam.

Quận Nhật Nam là vùng đất phía nam quận Cửu Chân mà cực giới của Cửu Chân là Hoành Sơn vì vậy vùng đất Quảng Bình nằm phía bắc của quận Nhật Nam. Quận Nhật nam có địa phận trải dài vào phía nam và được chia ra làm nhiều huyện. Các nhà nghiên cứu cho rằng vùng đất Quảng Bình ngày nay thuộc huyện Tây Quỷên và huyện Tỷ ảnh. Huyện Tây Quyển ở lưu vực sông Gianh, huyện Tỷ ảnh ở lưu vực sông Nhật Lệ(58:46).

Cuối thế kỷ II, đầu thế kỷ III, Nhà nước phong kiến Đông Hán ở Trung Quốc tan rã, phong kiến phương Bắc diễn ra cục diện “ Tam quốc”, quyền thống trị nước ta nằm trong tay Sỹ Nhiếp, sau đó lại lệ thuộc vào phong kiến nhà Ngô. Năm 280, nhà Tấn diệt Ngô tạm thời thống nhất Trung quốc. Dưới thời nhà Tấn chúng đặt lại quận huyện tách đất Tây Quyển đặt thêm huyện Thọ Linh( năm Thái Khang thứ10 ), tách đất Tỷ ảnh đặt thêm huyện Vô Lao tương đương với miền nam Quảng Bình ngày nay. Như vậy, dưới thời nhà Tấn Quảng Bình có 4 huyện: Tây Quyển, Thọ Linh nằm ở phía bắc và Tỷ ảnh, Vô Lao nằm ở phía nam (56:61) .Thực tế lúc này nhà nước lâm ấp đã được thành lập, ngay từ năm Chính thuỷ thứ 9 nhà Nguỵ( 248) nước Lâm ấp đã tiến dần ra đến huyện Thọ Linh và lấy huyện này làm biên giới. Nhưng đến đời Thái Khang nhà Tấn đánh lui được Lâm ấp lấy lại các huyện thuộc Nhật nam. Từ đời Vĩnh hoà về sau, vua Lâm ấp lại nhiều lần đánh chiếm đất Nhật nam và đòi lấy Hoành Sơn làm biên giới, nhưng nhà Tấn về cơ bản vẫn giử được đất Nhật Nam phía bắc Hải Vân. Tuy vậy, mặc dù nhà Tấn có đặt quận huyệnở miến đất từ Hải vân ra đến Hoành Sơn nhưng không còn hoàn toàn ở trên đất của các huyện đời nhà Hán nữa.

- Thời kỳ thuộc vương quốc Chăm Pa: Địa bàn Quảng Bình có 2 đơn vị hành chính là Bố Chính, Địa Lý

Cũng như ở hai quận Giao Chỉ và Cửu Chân phía bắc, nhân dân các bộ tộc ở quận Nhật Nam phía nam bị các triều đại phong kiến Trung Quốc bóc lột nặng nề. Sau cuộc khởi nghĩa của Hai Bà Trưng năm 40 ở Giao Chỉ, nhân dân ở quận Nhật nam không ngừng nỗi dậy chống quân xâm lược giành lại quyền sống cho dân tộc mình.trung tâm của các cuộc khởi nghĩa là huyện Tượng Lâm. Nhân dân ở đây chủ yếu là người Chăm, vốn có truyền thống thượng võ và tinh thần quật cường đã nhiều lần nỗi dậy chống lại ách thống trị của quân Nam hán. Năm 100, nhân dân ở đây đã đứng dậy khởi nghĩa nhưng thất bại, chính quyền Đông Hán đã thi hành chính sách đàn áp cực kỳ dã man và thiết lập chế độ cai trị hà khắc. Cuối đời nhà Hán, nhân dân Tượng lâm dưới sự lãnh đạo của Khu Liên nỗi dậy giết huyện lệnh rồi tự xưng làm vua lập nên nước Lâm ấp. Nước Lâm Âp sau này đổi tên là Hoàn Vương vào năm 749 và Chiêm thành vào năm 872. Mặc dầu sau đó diễn ra nhiều cuộc chiến tranh giành giật vùng đất quận Nhật Nam xưa đoạn từ Hoành Sơn đến Hải Vân giữa các triều đại phong kiến Trung Quốc và vương quốc Lâm ấp, nhưng về cơ bản vùng đất quảng Bình sau thời kỳ thuộc Hán thuộc lãnh thổ của Lâm ấp sau là Chiêm thành. Sau khi mở rộng biên giới ra phía bắc là nam Hoành Sơn, nhận thấy đây là địa bàn xung yếu, là địa đầu của quốc thổ, các triều đại Chiêm Thành đã chăm lo xây dựng hệ thống đồn luỹ trên đất Quảng Bình khá kiên cố. Điễn hình là luỹ Hoàn Vương được xây từ đông sang tây dưới chân Hoành Sơn làm chiến luỹ trấn giử đường tiến quân của các triều đại phong kiến Trung Quốc xuống phía nam. Ngoài ra nhiều thành luỹ được xây dưng khá kiên cố như thành Khu Túc, thành Nhà Ngo hiện còn nhiều dấu tích. Trong thời gian thuộc Chiêm Thành vùng đất Quảng Bình là châu Bố Chính và Địa lý.

- Quảng Bình thuộc quốc gia Đại Việt dưới các triều đại Lý, trần, Lê

Dưới triều Lý là châu Bố Chính và Lâm Bình

Suốt 10 thế kỷ dưới ách thống trị của các triều đại phong kiến Trung Quốc, nhân dân các bộ tộc của nước Âu Lạc vẫn không ngừng đấu tranh giành độc lập dân tộc. Sau cuộc khởi nghĩa của Hai Bà Trưng vào những năm 40 của thế kỷ thứ nhất sau công nguyên là cuộc khởi nghĩa của Lương Long(178-181), Bà Triệu(248), tiếp đến là cuộc khởi nghĩa của Lý Bí giành lại độc lập dân tộc và lập nên nước Vạn Xuân(544- 589). Tiếp đó các triều đại phong kiến Trung Quốc là nhà Tuỳ và nhà Đường lại đưa quân xâm lược áp đặt nền thống trị lại nước ta. Trong suốt ba thế kỷ bị nhà Đường đô hộ, nhân dân ta không ngừng nổi dậy chống lại ách thống trị của phong kiến phương Bắc. Các cuộc khởi nghĩa lớn trong thời kỳ này có thể kể đến là cuộc khởi nghĩa của Lý Tự Tiên và Đinh Kiến(687), khởi nghĩa Mai thúc Loan(722), Phùng hưng( 766-791), Dương Thanh(819-820). Cuối thế kỷ IX, triều đại nhà Đường bước vào thời kỳ suy thoái, nạn cát cứ của các tập đoàn phong kiến phương bắc nổi lên. Nắm lấy thời cơ đó, Khúc Thừa Dụ nổi lên đánh đuổi quân xâm lược, xây dựng chính quyền độc lập, kết thúc về cơ bản ách thống trị của phong kiến phương bắc. Năm 938, quân Nam Hán lại sang xâm lược nước ta, dưới sự lãnh đạo của Ngô Quyền, quân dân ta đã đánh bại đội quân xâm lược trên sông Bạch Đằng bảo vệ nền độc lập trọn vẹn, chấm dứt hoàn toàn 1000 năm bắc thuộc.

Nước nhà được độc lập, sau nhà Đinh , nhà Lý lên ngôi, Lý thái Tổ ( Lý công Uẩn) dời đô về Thăng Long, đặt tên nước là Đại Việt, xây dựng nhà nước trung ương tập quyền, xây dựng, củng cố quân đội, chăm lo phát triển kinh tế, bảo vệ chủ quyền lãnh thổ của đất nước. ở phía bắc, sau khi thất bại nặng nề trong cuộc chiến tranh xâm lược nước ta lần thứ nhất dưới thơì Tiền Lê, nhà Tống vẫn không chịu bỏ âm mưu xâm lược nước ta một lần nữa. ở phía nam, mặc dầu bị thất bại nặng nề trong những lần đánh phá nước ta, các vương triều Chiêm Thành vẫn không từ bỏ âm mưu mở rộng ảnh hưởng ra phía bắc và có âm mưu cấu kết với nhà Tống xâm lược lãnh thổ quốc gia. Trước tình hình đó, vua Lý Thánh Tông quyết định đem quân đánh Chiêm Thành nhằm bảo vệ cương vực phía nam và ngăn chặn cuộc xâm lược của nhà Tống ở phía bắc. Năm 1069, Lý Thánh Tông cùng tướng tiên phong Lý Thường Kiệt đánh vào kinh đô Chiêm Thành, bắt sống vua Chiêm là Chế Cũ đưa về Thăng Long. Để chuộc mạng, Chế Cũ xin dâng ba châu Bố Chính, Địa Lý, Ma Linh ( tức vùng đất Quảng Bình, Quảng Trị ngày nay) cho nhà Lý. Năm 1075, Lý Thường Kiệt cho vẽ bản đồ ba châu Bố Chính, Địa Lý, Ma Linh, đổi châu Địa Lý thành châu Lâm Bình, Ma Linh thành Minh Linh và chiêu dân đến khai hoang lập ấp.

Như vậy là dưới triều Lý từ 1075 vùng Quảng Bình xưa đã trở thành đơn vị hành chính của Đại Việt với tên gọi là châu Bố Chính và châu Lâm Bình. Có thể nói đây là mốc lịch sử quan trọng định hình địa vực cư trú của cộng đồng người Việt trên vùng đất Quảng Bình ngày nay.

Những cư dân đầu tiên theo lời chiêu mộ của Lý Nhân Tông đã đến đây khai phá vùng đất mới, lập nên làng xã. Đặc điểm hình thành làng xã ở Quảng Bình ngày nay là các vùng đất phía nam thuộc châu Lâm Bình được khai phá trước vì đây là vùng đất màu mở thuận lợi chi việc khai hoang, canh tác nghề nông và do yêu cầu của việc tạo vùng đất phên dậu ở biên cương phía nam Đại Việt. Những cư dân đầu tiên đến khai thiết vùng đất này trước hết là những người dân ở các điựa phương gần chủ yếu là ở châu Hoan, châu ái ( Nghệ An, Thanh Hoá ngày nay). Trong những đợt di dân đó người ta thường tập hợp những người trog cùng một họ tộc để dễ bề giúp đở, cưu mang nhau. Họ đi cùng một đoàn, khai phá một nơi, rồi lập lên làng xã. Chính vì vậy những danh xưng của làng thường mang tên một họ tộc như Phan Xá, Ngô Xá, Hoàng Xá, Võ Xá... Chính đặc diểm này đã tạo nên sự gắn kết vững chắc của cộng đồng vì nó không chỉ là một đơn vị hành chính mà còn có yếu tố huyết thống dòng tộc.

Sau khi nhà Lý suy vong, triều Trần được thiết lập tiếp tục công việc kiến thiết đất nước, củng cố quốc gia thống nhất, mở rộng biên cương, bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, cương vực đất nước được mở rộng xuống phía nam, công cuộc khai thác vùng đất bố Chính và Lâm Bình được đẩy mạnh. Triều Trần đã có một số cải cách hành chính nhằm củng cố chế độ tập quyền. Các đơn vị hành chính được cải tổ lại cho phù hợp với việc quản lý của chính quyền trung ương. Đầu đời Trần, châu Lâm Bình dưới đời Lý được đổi thành phủ Lâm Bình. Đến đời Duệ Tông(1372-1377) đổi phủ Lâm Bình thành phủ Tân Bình sau đổi thành lộ Tân Bình. Năm Quang Thái thứ 10 (1397), Lê Quý Ly làm phụ chính thái sư, sửa đổi chế độ hành chính, đã đổi các lộ, phủ ra làm trấn, phủ Tân Bình dược đổi thành trấn Tân Bình. Như vậy cuối đời Trần cộng đồng cư dân người Việt sống trên địa bàn thuọc các đơn vị hành chính sau đây:

- Trấn Tân Bình có huyện Thượng Phúc, huyện Nha Nghi và huyện Tri Kiến.

- Châu Bố Chính có huyện Bố Chính, huyện Đặng Gia và huyện Tòng Chất(56:98).

Cuối đời Trần nhà Hồ lên nắm quyền trong một thời gian ngắn. Sau khi diệt được nhà Hồ triều đại phong kiến Trung quốc là nhà Minh thôn tính Đại Viêt, đổi nước ta thành quận Giao Chỉ và có những thay đổi về đơn vị hành chúnh ít nhiều. Nhà Minh đặt các châu huyện lệ vào 15 phủ và 5 châu lớn trong đó có phủ Tân Bình, đổi châu Bố Chính làm châu Trấn Bình; huyện Thượng Phúc đổi thành huyện Phúc Khang, huyện Bố Chính thành huyện Chính Hoà, huyện Đặng Gia thành huyện Cổ Đặng.

Theo Minh chí thì dời Vĩnh Lạc, phủ Tân Bình có 37 xã với 2.132 hộ, 4.738 khẩu

Sau khi đánh đuổi quân Minh khôi phục nền độc lập dân tộc, công cuộc khai phá được đẩy mạnh. Dưới triều Lê Thánh Tông có chính sách chiêu dụ khai khẩn vùng đất Bố Chính, các làng xã ở Tân Bình và Bố Chính phát triển nhiều hơn. Năm Quang Thuận thứ 10 tức năm Kỷ Sửu ( 1469) lập bản đồ trong cả nước, phủ Tân Bình có hai huyện là Lệ Thuỷ và Khang Lộc và hai châu là minh Linh và Bố Chính. Lê Lợi chia cả nước làm 5 đạo: Nam đạo, Bắc đạo, Đông đạo, Tây đạo và Hải - Tây đạo.

Trấn Tân Bình được đổi thành lộ Tân Bình thuộc đạo Hải Tây.

Đến năm Quang Thuận thứ 7 (1466) để tăng cường sự quản lý thống nhất về mặt hành chính, Lê Thánh Tông chia cả nước làm 12 đạo thừa tuyên, đổi phủ làm lộ, đổi trấn làm châu.

Vốn là lộ Tân Bình, đời Hoằng Định (1600) vì huý kỵ nên Lê Kính Tông đổi làm Tiên Bình.

Trong giai đoạn lịch sử này đất nước có những biến động lớn. Đầu thế kỷ XVI, triều Lê suy yếu, năm 1527, tập đoàn phong kiến do Mạc Đăng Dung cầm đầu thắng thế, phế truất triều Lê lập triều Mạc. Họ Mạc vừa lên nắm chính quyền thì các phe phái phong kiến đối lập, nấp dưới chiêu bài khôi phục triều đại chính thống, nổi lên ở nhiều nơi. Cuối cùng một viên tướng cũ của triều Lê là Nguyễn Kim ra sức tập hợp các thế lực chống Mạc, rồi chiếm giữ vùng Thanh Hoá, Nghệ an, thành lập một chính quyền riêng với danh nghĩa là triều Lê trung hưng. Năm 1545 Nguyễn Kim chết, quyền hành rơi vào tay con rể là Trịnh Kiểm. Cuộc xung đột giữa các phe phái phong kiến đã đưa đến hậu quả đất nước bị chia làm hai miền. Chính quyền nhà Mạc thống trị vùng Bắc bộ ngày nay, gọi là Bắc triều, và họ Trịnh nắm quyền hành từ vùng Thanh hoá trở vào gọi là Nam triều. Cuộc chiến tranh giữa hai tập đoàn phong kiến đó kéo dài trên nửa thế kỷ. Năm 1592 Nam triều thắng Bắc triều và chiếm được Thăng Long, nhưng các thế lực nhà Mạc còn chiếm cứ nhiều nơi, rút lên cố thủ ở Cao Bằng cho đến những năm 70 của thế kỷ XVII. Trong thời gian này vùng đất Tân Bình vẫn thuộc đất họ Trịnh( Lê trung hưng) và không có thay đổi về tên gọi, chỉ đến năm 1600 mới đổi thành Tiên Bình. Cuộc chiến tranh Nam- Bắc triều kết thúc thì một cuộc chiến tranh mới giữa hai tập đoàn phong kiến Trịnh- Nguyễn lại diễn ra, kéo dài và còn ác liệt hơn.



- Xuất hiện danh xưng Quảng Bình.

Nguyễn Hoàng, sau khi thiết lập cương vực ở phía Nam, thống nhất lại các đơn vị hành chính thuộc quyền đã đặt tên mới cho vùng đất phủ Tiên Bình thành phủ Quảng Bình. Danh xưng Quảng Bình chính thức đi vào lịch sử(467:55-70).

Dưới thời kỳ Trịnh- Nguyễn phân tranh, châu Bố chính chia thành Bắc Bố chính và Nam Bố Chính. Bắc Bố Chính thuộc Nghệ An, Nam Bố Chính thuộc Quảng Bình ngày nay, lấy sông Gianh làm giới hạn.

Đầu đời Gia Long , khi thắng được nhà Tây Sơn, tại miền Trung, khu vực phụ cận kinh đô, nhà Nguyễn đặt bốn dinh trực lệ là Quảng Bình, Quảng Trị Quảng Đức và Quảng Nam. Năm Minh Mạng thứ hai ( 1821) đổi dinh Quảng Bình làm trấn Quảng Bình bỏ hai chử trực lệ. Năm Minh Mạng thứ 12 (1831) đổi trấn Quảng Bình thành tỉnh Quảng Bình. Đến đây Quảng Bình có thiết chế hành chính cấp tỉnh.

Các đơn vị hành chính ở Quảng Bình thời kỳ này có những biến đổi như sau :

- Phủ Tiên Bình, vốn là Tân Bình, đời Hoằng Định(1600) đổi làm Tiên Bình ; năm 1604 Nguyễn Hoàng đổi làm phủ Quảng Bình ; năm Minh Mạng thứ 12 ( 1831) đổi làm Quảng Ninh.

- Huyện Khang Lộc : Thời Lê sơ là Kiến Lộc, sau đổi thành Khang Lộc ; Năm Gia Long thứ 5 (1806) đổi làm Phong Lộc, lệ vào phủ Quảng Bình ; năm Minh Mạng thứ 7 do phủ Quảng Bình (sau đổi làm phủ Quảng Ninh kiêm lý ; năm Minh Mạng thứ 19 tách đất huyện Phong lộc làm huyện Phong Phú sau bỏ tri huyện cho phủ kiêm lý. Địa vực hiện nay thuộc phần đất chủ yếu của huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình ngày nay.

- Huyện Lệ Thuỷ có địa vực chủ yếu thuộc hữu ngạn phần trung lưu sông Kiến Giang, nay cũng là huyện Lệ Thuỷ tỉnh Quảng Bình.

- Châu Bố Chính : Thời Lê trung hưng châu Bắc Bố Chính thuộc Nghệ An, châu Nam Bố Chính thuộc Quảng Bình ; thời Tây Sơn hai châu đổi làm châu Thuận Chính ; đời Gia Long lại chia làm hai châu Bố Chính nội và ngoại, sau đổi làm hai huyện Bố Trạch và Bình Chính đều lệ vào phủ Quảng Ninh ; năm Minh Mạng thứ 19 (1838) tách đất hai huyện đặt thêm huyện Minh Chính lệ vào phủ Quảng Trạch ; năm Tự Đức thứ 28 (1874) lại đặt thêm huyện Tuyên Hoá lệ vào phủ Quảng Trạch. Châu Bố Chính tương đương với đất các huyện Quảng Trạch, Bố Trạch, Tuyên Hoá, Minh Hoá thuộc tỉnh Quảng Bình ngày nay.

1.1.6. Thời kỳ thuộc Pháp từ năm đến năm 1945 tỉnh Quảng Bình về cơ bản có địa giới như cũ và tên tỉnh vẫn là tỉnh Quảng Bình.

1.1.7. Cách mạng Tháng Tám năm 1945 thành công, Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà tiếp tục giữ nguyên địa giới và tên tỉnh như trước đây là tỉnh Quảng Bình cho đến 1976.

Từ tháng 5-1976, tỉnh Bình Trị Thiên thành lập trên cơ sở hợp nhất ba tỉnh Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa thiên- Huế và khu vực Vỹnh Linh, Quảng Bình không còn là một đơn vị hành chính cấp tỉnh, các huyện trên địa bàn tỉnh Quảng Bình cũ trực thuộc vào tỉnh Bình Trị Thiên.

Từ tháng 7-1989, tỉnh Bình Trị Thiên được chia thành ba tỉnh là Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế, Quảng Bình lại trở về với địa giới cũ và là một đơn vị hành chính trực thuộc Trung ương.
1.2. Sự biến động cơ cấu thiết chế hành chính và địa bàn cư trú làng /xã của cộng đồng dân cư qua các thời kỳ

1.2.1. Tổng hợp hệ thống thôn ấp, làng xã Quảng Bình trước Cách mạng Tháng 8 năm 1945.

- Thời Lê hồng Đức ( 1470 trở đi) : So với đơn vị làng xã d­ới thời Trần Phủ Tân bình có 37 xã. Dư­ới thời Lê lên tới 173 xã đã phản ánh sự phát triển mạnh mẽ của xã hội Việt Nam và một b­ớc tiến quan trọng trong công cuộc khai phá vùng đất Quảng Bình trong thời gian đó. Các cuộc di dân bắt đầu từ thời tiền Lê, qua các triều đại Lý, Trần Hồ đến đời Hồng Đức đã có quy mô rộng lớn. Tuy các xã có quy mô không lớn dân không nhiều, công cuộc khai phá vùng đất này vẫn còn khó khăn, nh­ng việc mở rộng công cuộc khai hoang, lập làng đã tạo nên hình hài cơ bản của Quảng Bình ngày nay. Theo bản đồ hành chính năm Quang Thuận thứ 10 (1496) Quảng Bình lúc đó có 3 trung tâm chính: huyện Lệ Thuỷ, huyện Khang Lộc tức vùng Quảng Ninh, Đồng Hới nay, Châu Bố Chính tức vùng Quảng Trạch, Bố Trạch ngày nay. Qua nhiều thời kỳ biến đổi nhiều tên làng thời ấy vẫn còn tồn tại đến bây giờ. Cùng với công cuộc khai hoang, lập làng, kinh tế xã hội của vùng đất này ngày càng phát triển.



Huyện Khang Lộc có 73 xã, gồm:

Cái Xá, Côn Bồ, Hoàng Khê, Quân Lý, Mai Xá, An Mễ, Phúc Lộc, Lộc Châu, Thạch Bồng, Tân Lệ, Chu Xá, Lỗ Xá, Phạm Xá, Lỗ Nguỵ, Chương Trình, Lỗ Việt, Bùi xá, Cao Xá, An Toàn, Vũ Kuyến, Đỗ Khúc, Thu Thừ, Đỉnh Nại, Vũ Khả, Cao Ngạc, Phúc Lương, Hoành Tấn (Hoành phổ), Hạ Duệ, Thư­ợng Long, Nguyệt áng, Đặng lỗ, Tr­ờng dục, Phúc diễm, Hiểm phạm, Thạch bồng, Trương xá, Th­ượng xá, Hàm nh­ược, Viễn tuy, Trung trinh, Đức phổ, Hoàng xá, An thái, Chính thuỷ, Văn la, Văn yến, Minh lý, Mật sát, Phan xá, Hà cừ, Cừ A, Trung sơn, Yêu niễu, Lại xá, Quất xá, Thái xá, Phúc nhĩ, Tả phan, Hữu đăng, Lũ đăng, Khâm kỳ, Hoàng đàm, Kim lũ, Đô nguyễn, Trung quán, Ngô xá, Trung kiên, Lệ kỳ, Hữu bổ, Gia cốc, Đặng xá.



Huyện Lệ Thuỷ có: 6 Tổng ; 32 xã 1 thôn, gồm: 

Đại Phúc Lộc, Tuy Lộc, An Xá, Thuỷ Trung, Quần Cụ, Ngô Xá, Tiểu Phúc Lộc, Xuân Hồi, Cổ Liễu, Quy Hậu, Uẩn áo, Tâm Duyệt, An Trạch, ái Nhân, Dương xá, Thổ Ngoã, Phù Tông, Thạch xá, An Chế, Phù Việt, Dân Duyệt, Ba Nguyệt thượng, Ba Nguyệt hạ, Hoà Luật, Hắc Đặng, Thuỷ Lan thượng, Thuỷ Lan trung, Thuỷ Lan hạ, Liêm Luật, Lê luật, Thôn Miễn, Thuỷ Cần, Thuỷ Trung.



Châu Bố Chính: 68 xã. gồm

Hoành sơn, Thuần thần, Tồng chất, Di phúc, Đình bồn, Tang du, Thuỷ vực, Lai d­ương, Phù l­u, Sùng ái, Pháp kệ, Hư­ớng phương, Hy sơn, Lũ đăng, Tiểu đan, Đại đan, Thổ ngoã, An bài, Đơn sa, Trung hoà, Tân lang, Lễ trung, Thanh bào, Lỗ Cảng, Mai trung, Bồ khê, Cao lao th­ượng, Cao lao trung, Cao lao hạ, Vân lôi, Thị lễ, Kim linh thư­ợng, Kim linh hạ, Thị lạc, Trư­ờng tùng, Biểu lễ, Tân lễ thư­ợng, Tân lễ hạ, Vĩnh giao, Lệ sơn th­ượng, Lệ sơn hạ, Phù trạch, Hải hạc, La hà, Khương hà, Lương xá, An mỹ, La kinh, Cự nẫm, Vũ lao, Uyển trừng, Minh trừng, Thanh lăng, Kim đô, Thông bình, câu lạc, cổ than, Hoành trung, Ba đông, Lan Hương, Nam Liêu, Hoà Duyệt, Ma Cô, Phúc Lộc, An Bần, Tùng Khát (Tùng Hát), Bạch Miễn, Đặng Đề, Di Luân (Khuất Phố).


- Thời Chúa nguyễn (1776 trở đi):

Huyện Khang Lộc: 6 Tổng; 79 xã; 6 thôn; 11 phường:

Huyện Lệ Thuỷ: 5 Tổng; 23 xã; 9 thôn; 2 phường.

Châu Nam Bố Chính: 2 tổng:; xã: 18; thôn: 16; phường: 12; trang: 11

Huyện minh Linh: 5 tổng; 19xã; 3 thôn; 54 phường.

- Thời Nguyễn ( từ Gia Long đến năm 1886)

Thuộc phủ Quảng Ninh:

Huyện Khang Lộc: 4Tổng; 25xã; 5 thôn; 15 phường; 4 cấp.

Huyện Phong Đăng: 4 tổng; 43 xã; 6 phường.

Huyện lệ Thuỷ: 5 tổng; 35 xã; 10 thôn; 2 phường.



Thuộc phủ Quảng Trạch:

Huyện Bình Chánh: 3Tổng; 25 xã; 13 thôn; 4 phường; 3 giáp.

Huyện Minh Chánh: 2 Tổng:; 21 xã:; 10 thôn; 6 phường; 4 giáp.

Huyện Bố Trạch: 5 tổng; 21 xã; 20 thôn; 6 phường; 5 giáp.

Huyện Minh Hoá: 3 Nguồn; 9 xã; 12 phường:

Đây là thời kỳ có nhiều biến động nên hệ thống làng xã có những biến đổi, tài liệu và thư tịch cũ chép lạị một số làng xã cơ bản như sau :

Huyện Lệ Thuỷ có các xã :

Cổ liễu, Quy Hậu, Uẩn áo, Liêm ái, Dương Xá, Mỹ Thổ, Tân Duyệt, Phù Chánh, Đặng Lộc, Thuỷ liên thượng, Thuỷ Tú, Hoàng Công, Thuỷ Trung, Thuỷ cấn, Thử Luật, Liêm Luật, Thượng Luật, Trung luật, An Định, Thạch Xá thuợng, Thạch Xá hạ, Phù Việt, Ba Nguyệt, Đại Phong Lộc, Tuy Lộc, An Xá, Thượng Phong Lộc, Xuân Lai, Phú Thọ, Xuân Bồ.

Các thôn : Thử Luật tây, Trung Lực, Mỹ Hương, Thạch xá bắc, Mỹ Duyệt thượng, Mỹ Duyệt trung, Mỹ Duyệt hạ, Lễ Thôn, An Xá hạ, Mỹ Phước. Các phường : Thuỷ Tú, Xuân Bồ, Bồi Sơn, Thuỷ Liên Nam, Thuỷ Liên Đông, Hoà Luật nam, Hoà Luật Bắc, Hoà Luật đông.

Huyện Phong Lộc có các xã :

Long Đại, Trung Trinh, Lệ Kỳ, Văn La, Lương Yến, Trung Nghĩa, Phường Xuân, Vĩnh Tuy, Phúc Duệ, Minh Lý, Đức Phổ, Phú Ninh, Phú Xá, Phước Mỹ, Phú Vinh, Phú Quý, Trung Quán, Hiển Vinh, Lộc Long, Đặng Xá, Phúc long, Trần Xá, Hiển Lộc, Hữu Phan, Trường Dục, Xuân Dục, Mỹ Xá, Cỗ Hiền, Võ Xá, Hữu Đăng, Hàm Nhược, Diên Trường, Tả Phan. Các Thôn : Hà Thôn, Cừ Thôn, Động Hải. Các phường : Mỹ Cương, Hữu cai, Trung Bính, Cảnh Dương, Phú Hội, Phú mỹ , Kiên Bính, Hữu Bính, Mỹ Hội, Phú Nhuận, Chánh Cúng, Bình Phúc, Diêm Điền, Dục Thị, Thường đăng, Tả Thiệp, Hửu Hùng, Bình Thôn, Tráng Thiệp, Tiền Thiệp, Đồng Tư.

Huyện Phong Đăng có các xã:

Xuân Lai, Mai Xá hạ, Mai Xá thượng, Cái xá, Quảng Cư, Phan xá, Châu Xá, Lê Xá, Thạch bàn Thượng, Hoàng Giang, Xuân Bồ, Mỹ Lộc, Phú kỳ, Lộc an, Văn Xá , Thạch bàn, Lộc xá, Lại Xá, Thượng Xá, Hoằng Viễn, Tân Lệ, Phúc Vinh, Tring Tín, Phú Lộc, Xuân Hoà, Hoành Phổ, Thu Thừ, Vạn Xuân, Hửu Lộc, Phúc Lương, Đại Hữu, cao Xuân, Kim Nại, Đại Phúc, Thế Lộc Nguyệt áng, Vĩnh Lộc, Lai xá, Mỹ Đức, Hoằng Viễn. Các phường : Mỹ Lệ, Phú Bình, Phúc Nử, Chiêu Tín.

Huyện Bình Chánh có các xã:

Tùng Chất, Hoà Lạc, kiêm Long, Vĩnh Sơn, Thọ Sơn, Lũ Đăng, Vân Lôi, Hởu lộc, Trung ái, Tô Xá, Phù Lưu, Vân , Đồng Dương, Pháp Kệ, Hướng Phương, Thuận bài, Cảnh Dương, Thổ Ngoạ, Đan sa, Tiểu Đan, Phan Long, Tượng Sơn, Tư Loan, Di Lộc, Diên Phúc. Các thôn: Chính Trực, Nghĩa Nương, Lương Trình, Xuân Kiều, Tùng Lý, Nam Lĩnh, Phúc Lộc, Quảng Châu, Phúc kiều, Đói Sơn, Bắc hà, Phù ninh. Các phường: Võng Nhị, Lộc Điền Thượng, Trường Hải, Ngoại Hải. Các giáp: Hương Lộc, Hoà bình, Mỹ hoà Thượng. Các trang: Xuân Hoà, Thuỷ Vực và ấp Di Luân.

Huyện Bố Trạch có các xã :

Phúc Lộc, Liên Hương, Đông Thành, Câu Hơp, Hoành Kim, Lâm Trạch, Hoà Trung. Các thôn : Hoàn Lão, Mỹ Lộc, Lý Nhân, Phúc Tự, Phúc lộc, Nam phúc,Võ Thuận, Phương liên trung, Phương liên thượng, Phươngliên hạ. Các phường : Chánh Hoà, Hỷ Lộc nội, Hỷ lộc ngoại, Đinh xá, Lộc Thọ, Hoà Duyệt, Dã...

Huyện Minh Chánh có các xã:

La hà, Biểu Lệ, phù Trạch, Lâm Xuân, văn Phú, Thọ Linh, Tiên Lương, Tiên Lệ thượng, Tiên Lang, La Kinh, Lâm lang, Thanh Thuỷ, cổ cảng, Lệ Sơn thuợng, Xuân Mai, Thanh Sơn, Cương Gián, cao Mại, Kinh Nhuận, Kinh Trường, Hoàn Phúc, Khương Hà, Tiểu Ba, Đặng Đề, Bồ Khê, Phú Mỹ, Minh Lễ, Phù kinh, Hà Môn, Câu Lạc, Cổ Giang. Các thôn: Vĩnh Lộc, Vĩnh Phúc, Hoà Ninh, Diên Trường, Tiên lễ hạ, Tiên Lễ trung, Tiên Lễ thượng, Thanh thuỷ, Hà Công, Kim Thanh, Thuận Lộc, Hổ Nhuận, Hỷ Duyệt, Lý Nhân nam, Lý Nhân bắc, Phù Lỗ, Hiển Sơn, Quy Bắc, Lý Hoà, Thanh Hà, Cao Lao hạ, Cao Lao tring, Cao lao thượng. Các phường: Mỹ Vọng, Đại Đan, Lạc Sơn, Tâm Châu, Hiển Sơn. Các trang: Lệ Sơn hạ, Minh Trường, Uyên Trường, Lạc Giao, Điển Lộc, Thuận Phú, Động Cao, Thanh, Hỷ Chiêu, Xuân Sơn, Phong Nha, Bồng Lai.

Huyện Minh Hoá có các xã:

Cao Trạch, Thanh Sơn, Thiết Sơn. Các phường: Đồng Gian, Thượng Phúc, Đồng ái,, Bảo Thế, Đại Hoà, Sảo Phong, Huyền Nữu, Minh Cầm ngoại, Minh Cầm nội, Đồng Ca, Xuân Canh, Đồng Lê, Đồng Bang, Ba tâm, Tam Đang, Đồng Lào, Minh Cầm. Các sách Kim Cự, Thang lãng, Sấmâm, Ma Long thượng, Ma Long hạ, Nguồn Kim Sinh, Nguồn Cơ Sa



- Thời thuộc Pháp ( từ 1886- 1945)

Huyện Lệ Thuỷ: Có các xã :

Long Đại, Trung Trinh, Lệ Kỳ, Văn La, Lương Yến, Trung Nghĩa, Phường Xuân, Vĩnh Tuy, Phúc Duệ, Minh Lý, Đức Phổ, Phú Ninh, Phú Xá, Phước Mỹ, Phú Vinh, Phú Quý, Trung Quán, Hiển Vinh, Lộc Long, Đặng Xá, Phúc long, Trần Xá, Hiển Lộc, Hữu Phan, Trường Dục, Xuân Dục, Mỹ Xá, Cỗ Hiền, Võ Xá, Hữu Đăng, Hàm Nhược, Diên Trường, Tả Phan. Các Thôn : Hà Thôn, Cừ Thôn, Động Hải. Các phường : Mỹ Cương, Hữu cai, Trung Bính, Cảnh Dương, Phú Hội, Phú mỹ , Kiên Bính, Hữu Bính, Mỹ Hội, Phú Nhuận, Chánh Cúng, Bình Phúc, Diêm Điền, Dục Thị, Thường đăng, Tả Thiệp, Hửu Hùng, Bình Thôn, Tráng Thiệp, Tiền Thiệp, Đồng Tư.

Huyện Quảng Ninh: Có các xã:

Thạch Bàn, Tân lệ, Lại Xá, Xuân hoà, Mỹ Đức, Ngô Xá, Hoành Viễn, Phúc Vinh, Ninh lộc Hoàng Đàm, Thượng Xá, Trung tín, Lộc Xá, Hoành Phổ, Tân Lộc, Đại Hữu, Đại Phúc, Nguyệt áng, Phúc Lương, Gia ốc, Kim Nại, Vinh Lộc, Thế Lộc, Thủ Thừ, Võ xá, Tả Phan, Hàm Hoà, Hữu Niên, Diên Trường, Lệ Mỹ, Chánh Cúng, Minh Hoá, Cổ Hiền, Xuân Dục, Phuc Long, Hiển Vinh, Hiển Lộc, Quảng Xá, Mỹ Xá Hữư Lộc, Vạn Xuân, Long Đại, Vĩnh Tuy, Phường Xuân, Văn La, Trung Trinh, Lệ Kỳ, Phúc Duệ, Trung Nghĩa, Trường Dục, Hữu Phan, Lộc Long, Trần Xá, Thuận Lý, Đức phổ, Phú Ninh, Phú Xá, Hữu Cung, Phú Vinh, Phú Quý. Các thôn: Động Hải, Hà Thôn Cừa Thôn, phú Hội, Bình Thôn, Đồng Tư, lộc Đại, Mỹ Trung. Các phường: Phú Bình, Mỹ Lệ, Trung Bính, Cảnh Dương, Thạch Luỹ, Phú Nhuận, Kiên Bính, Phú Mỹ, Trúc Ly, Diêm Điềm, Bình Phúc, Xuân Thị, Mỹ Cương, Thuận Đức, Bối Sơn. Các ấp: Ngân Sơn, Tráng Tiệp, Tiền Thiệp, phúc Tín, Hữu Hùng, Hữu Tiệp, Trường Môn, Hữu Hậu, Tả Thắng, Thạch Xá bắc, Thạch Xá tây.

Phủ Quảng Trach: Có các xã:

Tùng Chất, Quảng Châu, Di luân, Kiêm Long, Hướng Phương, Trung Thuần, Hởu Lộc, Vân Lôi, Pháp kệ, Phù Lưu, Vân Tâm, Đồng Dương, Lủ Phong, Phù trạch, Thọ Linh, Lâm Xuân, Văn Phú, Biểu Lệ, La hà, Thanh thuỷ, Lệ Sơn, Lạc Sơn, Kinh Nhuận, Hoà Lạc, Vĩnh Sơn, Di Lộc, Cảnh Dương, Mỹ Hoà, Thuận Bài, Thổ Ngoạ, Thọ Sơn, Tú Loan, Đơn Sa, Lâm Lang, Xuân Mai, Cương Giáng, Tiên Lang, Thanh Sơn, Tiên Lương, Cổ Cảng. Kinh Thành, Phù Kinh. Các thôn: Phù Ninh, Tô xá, Tân phong, Nam Lãnh, Phú Lộc, Bắc Hà, Tùng Lý,Liêu Sơn, Hùng Sơn, Vĩnh lộc, Hoà ninh, Giáp Tam, Thọ Linh thượng, Tiên Lệ trung, Tiên Lệ hạ, Minh Lệ, Diên Trường, Vĩnh Phúc, Tiên Lệ thượng, Phan Long, Tượng Sơn, Lương Trình,, Nghĩa Nương, Xuân Kiều, Chánh trực, Diên Phước, Nhơn Thọ, Hà Công. Các phường: Cồn Sẽ, Trưng Hải, Tam Trang, Nội hà, Cao Lao, Cao Mại, Ngoạ Cương, Ngư Vọng, Ngoại Hải, Trúc Lâm, Vọng Phi, Xuân Hồi. Các giáp: Hoà Bình, Hưng lộc.

Huyện Bố Trạch : Có các xã;

Cổ Giang, Hà môn, Cù lạc, Bồ Khê, Đăng đề, Hoành Kinh, Lâm Trạch, Đông Thành, Huỳnh Trang, Liên phương, Phúc Lộc, Vạn Lộc, Khương Hà. Các thôn: Cao Lao hạ, Cao Lao trung, Liên Phương hạ, Phương liên hạ, Phương Liên trung, Phúc Tự, Lý Nhơn, Lộc Mỹ, Hoàn Lão, Hoàn Phúc, Phù Lễ, Cự Nẫm, Hỷ Duyệt, Thanh Hà, Quy Đức, Lý Hoà, Lý Nhân Bắc, Cao Lao thượng, Hạ Môn thượng. Các phường: Bồng Lai, Phù Lưu, Phong Nha, tân Châu, Bồ Khê, Tư Lộc, Chánh Hoà, Đại Lộc, Phú Định, Hiển Sơn, Lý Nhơn nam. Các trang: Cù Hợp, Thanh Long, Gia Tịnh, Xuân Sơn, Nam Phúc, Hoà Duyệt, Võ Thuận, Thuận Phú, Đồng Cao, Thụ Lộc.

Huyện Tuyên Hoá: Có các xã:

Cao Trạch, Thiết Sơn, Kim Lũ, Thạch Sơn. Các thôn: Phúc Lâm, Minh Cầm nội, Minh Cầm trang, Đạm Thuỷ. Các phường: Phú Sơn, Huyền Nữu, Sảo Phong, Tượng Lâm, Minh Cầm ngoại, Đồng Lâm, Kinh Trường, Phúc Sơn, Vĩnh Thế, Xuân Canh, Tam Đa, Đồng Ca, Khe Trừng, Ba Tâm, Đại Hoà, Quảng Hoà, Lệ tửu, Kiều Mộc, Đồng Giang, Thuận Hoa, Đồng Lê, Đồng Văn, Đồng Cao, Tân Ninh, Thượng Phòng, Hà Sơn. ấp Khe Gát.

Huyện Minh Hoá: Có các xã;

Lâm Sung, Thanh Lạng, Thanh Thạch, Bãi Đức. Các thôn: Quy Đạt, An Đức, Ba Nương, Tân Kiều, Làng Cầu, Thanh Long, Đa Năng, Tân Sung, Cổ Liêm, An Thọ, Kim Bảng, Lạc Thiện, Tân Lý. Các phường: Quy Hợp, Tân Hợp, Lương Năng, Tân Xuân, Ca Nheo, Kiên Trinh, Thanh Thiền. Các sách: Cát Đằng, Gia ốc, Lương Năng.

1.2.2. Hệ thống hành chính và cơ cấu địa bàn cư trú làng xã sau năm 1945.

Sau cách mạng tháng 8-1945 Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà bỏ đơn vị hành chính tổng, đổi phủ thành huyện. Từ 1945 đến 1975 Quảng Bình có các huyện thị như sau: thị xã Đồng Hới, các huyện Lệ Thuỷ, Quảng Ninh, Bố Trạch, Quảng Trạch, Tuyên Hoá, Minh Hoá.

-Từ 1976 đến 1989 trong cơ cấu hành chính tỉnh Bình Trị Thiên, phần đất Quảng Bình cũ có các huyện, thị: thị xã Đồng Hới, huyện Lệ Ninh ( nhập hai huyện Lệ Thuỷ và Quảng Ninh), huyện Bố Trạch, huyện Quảng Trạch, huyện Tuyên Hoá (nhập hai huyện Tuyên Hoá và Minh Hoá).

- Sau 1989 khi Quảng Bình được tái lập, một số huyện được chia lại theo đơn vị cũ gồm có các huyện, thị xã như sau: thị xã Đồng Hới ( từ tháng 6-2004 là thành phố Đồng Hới), tách huyện Lệ Ninh thành huyện Lệ Thuỷ và huyện Quảng Ninh, tách huyện Tuyên Hoá thành huyện Minh Hoá và huyện Thuyên Hoá, huyện Quảng Trach, Huyện Bố Trạch.

- Tại thời điểm năm 2003,địa vực cư trú và tình hình dân số trên địa bàn thuộc các địa phương trong tỉnh Quảng Bình bao gồm 1 thành phố, 6 huyện với 159 xã, phường, thị trấn (trong đó có 10 phường, 8 thị trấn, 141 xã), cụ thể như sau:



TT


Tên đơn vị hành chính

Diện tích


(Ha)

Dân số đến 31/12/2003


Số Tiểu khu

Số thôn, bản


1

2

3

4

5

6

Thành phố Đồng Hới

Có 10 hường, 6 xã

1

Xã Quang Phú

289

2711




2

2

Xã Lộc Ninh

1373

6861




16

3

Phư­ờng Bắc Lý

1019

12793

15




4

Ph­ường Đồng Phú

381

7076

8




5

Phư­ờng Hải Thành

244,5

4330

7




6

Ph­ường Đồng Mỹ

58

2741

7




7

Ph­ường Hải Đình

137

3074

3




8

Xã Bảo Ninh

1630

7520




8

9

Phường Nam Lý

390

10397

11




10

Phư­ờng Đồng Sơn

1965

8032

13




11

Xã Nghĩa Ninh

1621,90

4136




9

12

Phường Bắc Nghĩa

776,10

6220

14




13

Phường Đức Ninh Đông

313,69

4687

10




14

Xã Đức Ninh

519,81

7049




8

15

Phường Phú Hải

308

3066

4




16

Xã Thuận Đức

4528

3405




6

Cộng: 16 xã, phường

15554

92.284

92

49

Huyện Minh hóa

Có 15 xã, 1 thị trấn

1

Xã Dân Hóa

17650

2556




12

2

Xã Trọng Hoá

17812

2620




16

3

Xã Hóa Thanh

4370

1018




4

4

Xã Hóa Tiến

2756

2144




8

5

Xã Hóa Phúc

3130

440




2

6

Xã Hóa Hợp

5192

3017




9

7

Xã Hóa Sơn

18007

1476




5

8

Xã Trung Hóa

9440

5082




10

9

Xã Thư­ợng Hóa

34626

2714




10

10

Xã Tân Hóa

7420

2947




7

11

Xã Minh Hóa

3396

3591




9

12

Xã Xuân Hóa

4246,8

2669




9

13

Xã Quy Hóa

715

1159




4

14

Xã Yên Hóa

3475,2

3449




8

15

Xã Hồng Hóa

7130

3072




9

16

TT Quy Đạt

757,95

5711

9




Cộng: 16 xã, thị trấn

141.006

43.665

9

122

HUYỆN TUYÊN HÓA


Có 19 xã, 1 thị trấn

1

Xã H­ương Hóa

10500

3265




7

2

Xã Lâm Hóa

10320

743




6

3

Xã Thanh Hóa

13228

4792




12

4

Xã Thanh Thạch

3200

2590




3

5

Xã Kim Hóa

18480

5249




8

6

Xã Lê Hóa

2303

2303




5

7

Thị trấn Đồng Lê

1072

5547

9




8

Xã Sơn Hóa

3002

3557




7

9

Xã Thuận Hóa

4546

2635




7

10

Xã Đồng Hóa

4404

3671




5

11

Xã Thạch Hóa

5523

5812




10

12

Xã Nam Hoá

2365

1707




3

13

Xã Đức Hóa

3524

5562




9

14

Xã Phong Hóa

2872

5840




7

15

Xã Mai Hóa

3210

7113




10

16

Xã Châu Hóa

1816

5389




5

17

Xã Tiến Hóa

4008

6497




15

18

Xã Văn Hóa

2560

3617




10

19

Xã Cao Quảng

11882

2612




9

20

Xã Ngư Hoá

6126

432




5

Cộng: 20 xã, thị trấn

114.941

78.933

9

143

HUYỆN QUẢNG TRẠCH


Có 19 xã, 1 thị trấn

1

Xã Quảng Hợp

11736

5073




6

2

Xã Quảng Đông

2686

3839




5

3

Xã Quảng Kim

3771

3786




6

4

Xã Quảng Phú

1875

9009




6

5

Xã Quảng Châu

4162

8760




7

6

Xã Quảng Tùng

1145

6722




4

7

Xã Cảnh D­ương

152

7539




9

8

Xã Quảng H­ưng

2010

7236




3

9

Xã Quảng Xuân

1166

8159




4

10

Xã Quảng Phúc

1444

7603




5

11

Xã Quảng Thuận

804

6470




13

12

Xã Quảng Thọ

915

9708




5

13

TT Ba Đồn

157

7769

6




14

Xã Quảng Long

907

5422




4

15

Xã Quảng Ph­ương

2449

7760




4

16

Xã Quảng Trư­ờng

749

2881




5

17

Xã Quảng L­ưu

3897

6597




3

18

Xã Quảng Thạch

4670

3651




8

19

Xã Quảng Tiến

1132

3699




4

20

Xã Quảng Liên

1840

3800




5

21

Xã Phù Hóa

346

3741




2

22

Xã Cảnh Hóa

773

4020




7

23

Xã Quảng Tiên

1014

5600




7


tải về 0.75 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
  1   2   3   4   5   6   7




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương