BỘ thông tin truyềN thông thuyết minh dự thảo tiêu chuẩn quốc gia



tải về 109.75 Kb.
Chuyển đổi dữ liệu29.07.2016
Kích109.75 Kb.
#9762

BỘ THÔNG TIN TRUYỀN THÔNG

THUYẾT MINH

DỰ THẢO TIÊU CHUẨN QUỐC GIA


Thiết bị nguồn -48V dùng cho thiết bị viễn thông- Yêu cầu kỹ thuật

HÀ NỘI – 9/2010


THUYẾT MINH DỰ THẢO

RÀ SOÁT, CẬP NHẬT VÀ CHUYỂN ĐỔI TIÊU CHUẨN NGÀNH SANG TIÊU CHUẨN QUỐC GIA

Mã số: 90 - 10 - KHKT - TC

À NỘI – 8/2010

Mục lục


1Đặt vấn đề 3

1.1Tên tiêu chuẩn 3

1.2Mục tiêu 3

1.3Nội dung thực hiện 3

1.4Phương pháp thực hiện 3

2Đặc điểm tình hình đối tượng 3

2.1 Tình hình sử dụng và phát triển 3

2.2Tình hình tiêu chuẩn hoá 4

3Kết quả rà soát tiêu chuẩn: Thiết bị nguồn -48V dùng cho thiết bị viễn thông- Yêu cầu kỹ thuật 5

3.1.1Tài liệu tham chiếu 5

3.1.2Nội dung rà soát 7

3.1.3Hướng sửa đổi bổ sung 12

4Chuyển đổi khuôn dạng tiêu chuẩn 12

3.1 Hình thức chuyển đổi 12

3.2 Nội dung chuyển đổi 12

4 Kết luận 13



THUYẾT MINH ĐỀ TÀI
  1. Đặt vấn đề

    1. Tên tiêu chuẩn


Thiết bị nguồn 48 VDC dùng cho thiết bị viễn thông - Yêu cầu kỹ thuật
    1. Mục tiêu


Chuyển đổi tiêu chuẩn ngành TCN 68-162:1996 “Thiết bị nguồn -48V dùng cho thiết bị viễn thông - Yêu cầu kỹ thuật” sang tiêu chuẩn quốc gia để áp dụng phù hợp
    1. Nội dung thực hiện


- Tổng hợp tài liệu tiêu chuẩn của các tổ chức tiêu chuẩn quốc tế và khu vực về lĩnh vực lĩnh vực liên quan.

- Lựa chọn tài liệu tham chiếu để rà soát, chuyển đổi tiêu chuẩn ngành.

- Rà soát phạm vi áp dụng, nội dung yêu cầu kỹ thuật của tiêu chuẩn ngành liên quan; loại bỏ các nội dung hoặc tiêu chuẩn không phù hợp; bổ sung, cập nhật các nội dung yêu cầu kỹ thuật mới phù hợp.

- Bổ sung phương pháp đo kiểm đánh giá cho từng nội dung yêu cầu kỹ thuật.

- Chuyển đổi tiêu chuẩn ngành liên quan đã được rà soát, bổ sung sang tiêu chuẩn quốc gia.

- Hoàn chỉnh hồ sơ tiêu chuẩn quốc gia liên quan.


    1. Phương pháp thực hiện


Rà soát tiêu chuẩn:

- Trên cơ sở thực tế sản xuất khai thác trong và ngoài nước,

- Phạm vi áp dụng đảm bảo phù hợp với thực tiễn và các qui định, chính sách hiện tại;

- Tính cập nhật và phù hợp của tài liệu tham chiếu

Rà soát các tài liệu tham chiếu liên quan của các tổ chức tiêu chuẩn quốc tế, khu vực hoặc trong nước mới cập nhật; lựa chọn các tiêu chuẩn phù hợp với hiện trạng công nghệ và thị trường thiết bị viễn thông Việt nam để làm tài liệu đối chiếu.

- Kiểm tra tính chính xác về nội dung,

Rà soát tiêu chuẩn: soát xét nội dung, phạm vi áp dụng, loại bỏ các qui định không phù hợp với mục tiêu quản lý và hiện trạng mạng viễn thông.

- Soát xét bố cục, văn phạm, dịch thuật trong các tiêu chuẩn cần rà soát.

- Thực hiện sửa đổi, bổ sung, cập nhật nội dung tiêu chuẩn cũ hoặc đề xuất thay thế bằng tiêu chuẩn mới phù hợp hơn đáp ứng yêu cầu quản lý thiết bị và hiện trạng mạng viễn thông .

Chuyển đổi tiêu chuẩn ngành sang tiêu chuẩn quốc gia

- Chuyển đổi định dạng từ tiêu chuẩn ngành sang tiêu chuẩn quốc gia theo qui định chung.

- Nội dung tiêu chuẩn mới bao gồm nội dung tiêu chuẩn đã được rà soát và một số nội dung mới bổ sung và đã sửa đổi

  1. Đặc điểm tình hình đối tượng

    1. Tình hình sử dụng và phát triển


Thiết bị nguồn điện viễn thông

Hiện tại trong mạng viễn thông Việt nam đang sử dụng một số lượng lớn thiết bị nguồn điện để đảm bảo sự hoạt động của các thiết bị viễn thông. Các thiết bị nguồn đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo chất lượng mạng và dịch vụ viễn thông.

Trước đây các thiết bị nguồn thường được nhập khẩu hoặc tự sản xuất trong nước với các chức năng cơ bản của thiết bị nguồn điện viễn thông. Hiện tại, các thiết bị nguồn kiểu này vẫn đang được sử dụng nhiều trong các đơn vị viễn thông. Phần lớn thiết bị nguồn này có công suất nhỏ, sử dụng công nghệ chỉnh lưu bán dẫn, ổn áp bằng thyristor, dùng cho các trạm viễn thông tổng đài, trạm vi ba dung lượng thấp. Ví dụ trong số loại này như thiết bị nguồn của Ấn độ, nguồn của tổng đài RAX... hoặc một số thiết bị nguồn viễn thông sản xuất trong nước. Một số đơn vị trong nước, một số hãng vẫn tiếp tục sản xuất loại thiết bị nguồn này nhằm đáp ứng nhu cầu trang bị cho các trạm viễn thông nhỏ, vùng sâu vùng xa.

Ưu điểm của loại nguồn này là đơn giản, dễ dàng trong sử dụng bảo hành sửa chữa, ít bị ảnh hưởng do các yếu tố môi trường mạng điện lưới không ổn định, giông sét; giá thành không cao.

Tuy nhiên chúng cũng có các nhược điểm như chất lượng chưa cao, công suất thường không lớn hơn 2,5 KW, kích thước, trọng lượng lớn, không linh hoạt trong sử dụng.

Hiện tại các thiết bị nguồn loại này thường được dùng cho các trạm viễn thông nhỏ, vi ba tổng đài nhỏ tuyến huyện, vùng sâu vùng xa…

Ngoài ra, thực tiễn trên mạng viễn thông còn sử dụng một số lượng lớn nguồn switching (chuyển mạch) có chất lượng và công suất cao hơn loại nguồn trên. Loại nguồn switching này được thiết kế dạng tổ hợp modul nắn trực tiếp từ nguồn điện 220VAC, công suất thay đổi linh hoạt, có thể hostswap từng modul, có màn chỉ thị trạng thái, hệ thống quản lý giám sát, điều chỉnh từ xa qua giao diện phần mềm nguồn online. Các hệ thống nguồn này thường có giá thành cao, được trang bị cho các tổng đài loại mới, các trạm viễn thông, BTS... Ví dụ một trong số bộ nguồn đang sử dụng trong các mạng viễn thông đó là: Flatpack, Alcatel, Emerson, Kingdom, Delta....Loại nguồn này thường được nhập khẩu từ các hãng sản xuất chuyên dụng. Trong nước cũng có một số cơ sở sản xuất loại nguồn switching đạt chất lượng khá.

    1. Tình hình tiêu chuẩn hoá


        1. Nguồn điện -48V dùng cho thiết bị viễn thông viễn thông

+ Trong nước:

Tổng cục Bưu điện (nay là Bộ Thông tin và Truyền thông) đã ban hành tiêu chuẩn về thiết bị nguồn điện viễn thông -48V: TCN 68-162:1996.

Tiêu chuẩn này đã được áp dụng rộng rãi và hiệu quả trong việc quản lý và chứng nhận hợp chuẩn cho các trang thiết bị nguồn điện viễn thông -48V không dùng kỹ thuật switching, công suất nhỏ.

Tiêu chuẩn này được xây dựng theo phương pháp tự biên soạn, trên cơ sở tham chiếu các tài liệu kỹ thuật của các hãng sản xuất nguồn điện viễn thông và một số tiêu chuẩn ngành và quốc tế liên quan.

Tiêu chuẩn nguồn điện viễn thông -48V: TCN 68-162:1996 áp dụng cho các hệ thống nguồn có công suất nhỏ (chỉ tới 2,5Kw) công nghệ chỉnh lưu bán dẫn, ổn áp thyristor, dùng cho các tổng đài điện thoại hoặc các trạm viễn thông dung lượng thấp. Các hệ thống nguồn này bao gồm phần cung cấp nguồn cho thiết bị viễn thông và phần nạp acqui với dòng điện tổng ít hơn hoặc bằng 50 A.

Đối với các thiết bị nguồn điện viễn thông -48V dùng kỹ thuật switching công suất lớn, công nghệ hiện đại còn chưa có tiêu chuẩn áp dụng tương ứng, hiện vẫn tham chiếu chung đến tiêu chuẩn TCN 68-162 1996. Tuy nhiên, việc áp dụng tiêu chuẩn này cho nguồn dùng kỹ thuật switching còn nhiều điểm bất cập, vì loại nguồn này có nhiều chức năng, chỉ tiêu chất lượng khác với loại nguồn không dùng kỹ thuật switching.

Để quản lý đánh giá hệ thống nguồn điện viễn thông -48V loại dùng kỹ thuật switching cần bổ sung tiêu chuẩn về lĩnh vực này.

+ Quốc tế:

Các tổ chức tiêu chuẩn quốc tế không đưa ra tiêu chuẩn nguồn điện viễn thông cụ thể, mà chỉ đưa ra các tiêu chuẩn liên quan như tương thích điện từ trường, an toàn điện.

Tổ chức tiêu chuẩn IEC đưa ra một số tiêu chuẩn xác định và phương pháp đo kiểm cụ thể đối với yêu cầu tương thích điện từ của các loại nguồn điện viễn thông.

Các quốc gia thường tự xây dựng tiêu chuẩn nguồn điện viễn thông của riêng mình, trên cơ sở tham chiếu các tiêu chuẩn về tương thích điện từ, an toàn điện quốc tế và yêu cầu cụ thể về cung cấp nguồn điện của thiết bị viễn thông.

  1. Kết quả rà soát tiêu chuẩn: Thiết bị nguồn -48V dùng cho thiết bị viễn thông- Yêu cầu kỹ thuật

      1. Tài liệu tham chiếu


Tiêu chuẩn ngành TCN 68-162:1996 được soạn thảo trên cơ sở một số tài liệu kỹ thuật nguồn -48V dùng cho tổng đài viễn thông của các hãng sản xuất nguồn và các tiêu chuẩn ngành và quốc tế về tiếp đất chống sét và tương thích trường điện từ EMC. Ngoài ra tiêu chuẩn này còn tham chiếu đến một số tài liệu kỹ thuật về vật liệu, linh kiện và nguyên l‎ý mạch điện của các nhà xuất bản kỹ thuật khác nhau.

Cụ thể các tài liệu tham chiếu sau đã được áp dụng trong TCN 68-162:1996:



1. Standard specifications for negative 50 volt rectifier power plant for large telephone exchanges

2. SCR manual (General electric company USA - 1972)

3. Les pelturbations electiques et electromagnetiques.

4. Rectifier technologies Australia 1995.

5. Manualfor float cum boost charger - 48V (12 + 12)A for RAX - 256. 1995

6. Maintenance & operation manual for negative 50V Volts power plant for small telephone exchanges. 1994.

7. Technical specifications C-DOT-256 RAX

8. Sources a semiconductors (CNET). 1985

9. Kitayeva V.YE. Elektropitaniye Ustroistv Sviazi. 1981.

10. Chống sét bảo vệ các công trình Viễn thông, TCN 68 - 135 – 1995.

11. Tiếp đất cho các công trình Viễn thông, TCN 68 - 141-1 995.

12. Tổng đài dung lượng nhỏ - Yêu cầu kỹ thuật. TCN 68 - 146 – 1995

2.1.1.1. Tổng hợp tài liệu liên quan:

Tài liệu tham chiếu liên quan phục vụ cho rà soát tiêu chuẩn TCN 68-162:1996 bao gồm những tiêu chuẩn quốc tế hoặc tiêu chuẩn ngành liên quan được cập nhật mới và phù hợp với tình hình sử dụng và mục tiêu quản l‎ý thiết bị nguồn viễn thông.

Về các chỉ tiêu điện phải phù hợp với yêu cầu kỹ thuật cung cấp nguồn DC của các thiết bị viễn thông và điều kiện nguồn điện mạng lưới hiện tại.

- TCN 68-146:1995 Tổng đài dung lượng nhỏ - Yêu cầu kỹ thuật. Tiêu chuẩn này có đề cập đến chỉ tiêu, yêu cầu cung cấp nguồn điện -48VDC cho hoạt động hệ thống tổng đài cỡ nhỏ.

- Tài liệu kỹ thuật của các hãng sản xuất nguồn điện viễn thông: đưa ra đầy đủ các chỉ tiêu đầu vào, đầu ra như dải điện áp, tần số công suất cực đại nguồn điện AC, điện áp ra danh định, dòng điện, công suất ra, các điều kiện chế độ bảo vệ quá dòng quá áp, nạp điện acqui, độ gợn sóng, nhiễu... Các chỉ tiêu này đảm bảo chức năng hoạt động bình thường của một hệ thống nguồn viễn thông. Trong các tài liệu kỹ thuật, các hãng cũng đã khai báo tuân thủ các khuyến nghị quốc tế về an toàn, chống nhiễu, tương thích điện từ.

Các tài liệu kỹ thuật của các hãng sản xuất như:

- Tài liệu kỹ thuật về thiết bị nguồn -48V dùng cho tổng đài cỡ nhỏ của C-DOT 256 RAX

- 48V Powersystem and Rectifier Specification- Rectifier Technologies Pacific Pty Ltd Austraia ( Đặc điểm kỹ thuật hệ thống nguồn và bộ nắn điện -48V)

Về các chỉ tiêu tiếp đất chống sét, an toàn, tương thích điện từ trường, thiết bị nguồn điện viễn thông -48V phải tuân thủ các tiêu chuẩn sau:



- TCN 68- 141: 1999: Tiếp đất cho các công trình viễn thông;

- TCN 68- 135: 2001 Chống sét bảo vệ cho các công trình viễn thông;

- TCN 68-191:2003 Tương thích điện từ (EMC) - Thiết bị viễn thông - Yêu cầu chung về phát xạ (Tham chiếu EN 50081-1:1992)

- TCN 68-191:2003 Tương thích điện từ (EMC) - Thiết bị viễn thông - Yêu cầu chung về phát xạ (Tham chiếu EN 50081-1:1992)

- TCN 68-193: 2000 Đặc tính nhiễu vô tuyến - Phương pháp đo

- TCN 68 207: 2002 Tương thích điện từ (EMC) - Miễn nhiễm đối với hiện tượng phóng tĩnh điện - Phương pháp đo và thử (tham chiếu IEC 61000 4-2)

- TCN 68 208: 2002 Tương thích điện từ (EMC) - Miễn nhiễm đối với hiện tượng sụt áp, ngắt quãng và thay đổi điện áp - Phương pháp đo và thử (tham chiếu IEC 100-2-1:1990; IEC 100-2-2:1990 và IEC 1000-4-2:1992)

- TCN 68 209: 2002 Tương thích điện từ (EMC) - Miễn nhiễm đối với các xung - Phương pháp đo và thử (tham chiếu IEC 1000-4-5:1995 phần 4; và IEC 60-1:1989 phần 1)

- TCN 68 210: 2002 Tương thích điện từ (EMC) - Miễn nhiễm đối với từ trường tần số nguồn - Phương pháp đo và thử (tham chiếu IEC 1000-4-8:1993 phần 4 chương 8)
2.1.1.2 Lựa chọn tài liệu tham chiếu:

Trên cơ sở các tài liệu tham chiếu liên quan đến thiết bị nguồn viễn thông -48V nêu trên, lựa chọn các tiêu chuẩn phù hợp với hiện trạng công nghệ và thị trường thiết bị viễn thông Việt nam để làm tài liệu đối chiếu.

Các yêu cầu cơ bản về điện của một thiết bị nguồn bao gồm các chỉ tiêu đầu vào, đầu ra như dải điện áp, tần số công suất cực đại nguồn điện AC, điện áp ra danh định, dòng điện, công suất ra, các điều kiện chế độ bảo vệ quá dòng quá áp, nạp điện acqui, độ gợn sóng, nhiễu v.v. Tài liệu kỹ thuật thiết bị nguồn viễn thông -48V của các hãng đã đưa ra phù hợp với các yêu cầu cung cấp nguồn của các thiết bị viễn thông như tổng đài, BTS và các trạm viễn thông.

Ngoài ra, do thiết bị nguồn hoạt động trong môi trường kết nối với thiết bị viễn thông nên các chỉ tiêu về tiếp đất chống sét và tương thích môi trường EMC cần phải được đảm bảo để tránh nhiễu có hại cho các thiết bị khác và giảm thiểu tác hại từ môi trường. Về các chỉ tiêu tiếp đất chống sét, an toàn, tương thích trường điện từ, thiết bị nguồn -48V phải tuân thủ các tiêu chuẩn quốc gia hoặc quốc tế liên quan.

Các tiêu chuẩn quốc gia, quốc tế sau là có liên quan và phù hợp với thiết bị nguồn viễn thông -48V. Các tiêu chuẩn này đã được cập nhật mới và hiện đang có hiệu lực phù hợp với mục tiêu quản lý thiết bị viễn thông.

Các tài liệu này bao gồm:



- Maintenance & operation manual for negative 50V Volts power plant for small telephone exchanges. 1994 (Tài liệu vận hành và bảo dưỡng bộ nguồn -50V dùng cho tổng đài cỡ nhỏ)

- 48V Powersystem and Rectifier Specification- Rectifier Technologies Pacific Pty Ltd Australia ( Đặc điểm kỹ thuật hệ thống nguồn và bộ nắn điện -48V)

- Tài liệu kỹ thuật về thiết bị nguồn -48V dùng cho tổng đài cỡ nhỏ của C-DOT 256 RAX

- TCN 68 146: 1995 Tổng đài dung lượng nhỏ - Yêu cầu kỹ thuật

- TCN 68- 141: 1999: Tiếp đất cho các công trình viễn thông;

- TCN 68- 135: 2001 Chống sét bảo vệ cho các công trình viễn thông;

- TCN 68-191:2003 Tương thích điện từ (EMC) - Thiết bị viễn thông - Yêu cầu chung về phát xạ (Tham chiếu EN 50081-1:1992)

- TCN 68-191:2003 Tương thích điện từ (EMC) - Thiết bị viễn thông - Yêu cầu chung về phát xạ (Tham chiếu EN 50081-1:1992)

- TCN 68-193: 2000 Đặc tính nhiễu vô tuyến - Phương pháp đo

- TCN 68 207: 2002 Tương thích điện từ (EMC) - Miễn nhiễm đối với hiện tượng phóng tĩnh điện - Phương pháp đo và thử (tham chiếu IEC 61000 4-2)

- TCN 68 208: 2002 Tương thích điện từ (EMC) - Miễn nhiễm đối với hiện tượng sụt áp, ngắt quãng và thay đổi điện áp - Phương pháp đo và thử (tham chiếu IEC 100-2-1:1990; IEC 100-2-2:1990 và IEC 1000-4-2:1992)

- TCN 68 209: 2002 Tương thích điện từ (EMC) - Miễn nhiễm đối với các xung - Phương pháp đo và thử (tham chiếu IEC 1000-4-5:1995 phần 4; và IEC 60-1:1989 phần 1)

- TCN 68 210: 2002 Tương thích điện từ (EMC) - Miễn nhiễm đối với từ trường tần số nguồn - Phương pháp đo và thử (tham chiếu IEC 1000-4-8:1993 phần 4 chương 8)

Trên cơ sở lựa chọn tài liệu liên quan, cập nhật mới và phù hợp với mục tiêu quản lý nhà nước về thiết bị viễn thông, nhóm chủ trì quyết định chọn các tiêu chuẩn sau làm tài liệu tham khảo để rà soát:



- Maintenance & operation manual for negative 50V Volts power plant for small telephone exchanges. 1994 (Tài liệu vận hành và bảo dưỡng bộ nguồn -50V dùng cho tổng đài cỡ nhỏ)

- 48V Powersystem and Rectifier Specification- Rectifier Technologies Pacific Pty Ltd Austraia ( Đặc điểm kỹ thuật hệ thống nguồn và bộ nắn điện -48V)

      1. Nội dung rà soát


Về nội dung Tiêu chuẩn TCN 68- 162 : 1996 được biên soạn trên cơ sở tổng hợp tài liệu kỹ thuật của một số hãng sản xuất thiết bị nguồn 48V dùng cho tổng đài và một số thiết bị viễn thông.

Về cấu trúc tiêu chuẩn được xây dựng theo phương tự biên soạn trên cơ sở áp dụng một số nội dung các tiêu chuẩn và tài liệu kỹ thuật liên quan, bao gồm các phần sau:



1. Phạm vi áp dụng

2. Định nghĩa, chữ viết tắt

3. Các tiêu chuẩn kỹ thuật về điện

4. Các tiêu chuẩn về kết cấu và công nghệ

5. Điều kiện môi trường

6. Kiểm tra đo thử

Phụ lục

Tài liệu tham khảo

Nội dung các yêu cầu kỹ thuật bao gồm:



3. Các tiêu chuẩn kỹ thuật về điện

3.1 Tiêu chuẩn đầu vào

3.2 Tiêu chuẩn đầu ra

3.3 Chuyển mạch, cảnh báo và bảo vệ

4. Các tiêu chuẩn về kết cấu và công nghệ

4.1 Đặc điểm cấu trúc

4.2 Cáp và dây dẫn

4.3 Tiếp đất

5. Điều kiện môi trường

6. Kiểm tra đo thử
Sau đây là kết quả rà soát chi tiết các nội dung yêu cầu kỹ thuật, phạm vi áp dụng và cấu trúc văn bản của tiêu chuẩn TCN 68-162:1996.


Mục rà soát: Phạm vi áp dụng




Tài liệu tham chiếu

Nội dung

Bổ sung, sửa đổi







Tiêu chuẩn này áp dụng cho thiết bị nguồn 48V DC công suất từ 250W đến 2,5 kW dùng cho viễn thông.

Bộ tiêu chuẩn này chỉ áp dụng với thiết bị dùng nguồn điện xoay chiều một pha. Tiêu chuẩn này làm cơ sở cho việc:

- Lựa chọn thiết bị nguồn một chiều 48 V;

- Thiết kế chế tạo và kiểm tra, đánh giá chất lượng thiết bị nguồn”.

Sửa thành: Tiêu chuẩn này bao gồm các yêu cầu kỹ thuật đối với thiết bị nguồn - 48VDC dùng cho thiết bị viễn thông, gồm các loại sau:

- thiết bị nguồn điện không sử dụng kỹ thuật switching công suất đến 2,5 kW và

- thiết bị nguồn điện sử dụng kỹ thuật switching.

Tiêu chuẩn này làm cơ sở kỹ thuật cho việc quản lý, đánh giá chất lượng thiết bị nguồn -48 VDC dùng trên mạng viễn thông quốc gia.








Mục rà soát: Chữ viết tắt




Tài liệu tham chiếu

Nội dung

Bổ sung, sửa đổi







Định nghĩa và chữ viết tắt

Không thay đổi




Mục rà soát: Tài liệu tham khảo

Tài liệu tham chiếu

Nội dung

Bổ sung, sửa đổi




TCN 68 162 tham khảo tài liệu:

1. Standard specifications for negative 50 volt rectifier power plant for large telephone exchanges

2. SCR manual (General electric company USA - 1972)

3. Les pelturbations electiques et electromagnetiques.

4. Rectifier technologies Australia 1995.

5. Manualfor float cum boost charger - 48V (12 + 12)A for RAX - 256. 1995

6. Maintenance & operation manual for negative 50V Volts power plant for small telephone exchanges. 1994.

7. Technical specifications C-DOT-256 RAX

8. Sources a semiconductors (CNET ). 1985

9. Kitayeva V.YE. Elektropitaniye Ustroistv Sviazi. 1981.


Bỏ tài liệu tham khảo phục vụ mục đích chế tạo, khai thác bảo dưỡng sau:



2. SCR manual (General electric company USA - 1972)

3. Les pelturbations electiques et electromagnetiques.

5. Manualfor float cum boost charger - 48V (12 + 12)A for RAX - 256. 1995

7. Technical specifications C-DOT-256 RAX

8. Sources a semiconductors (CNET ). 1985

9. Kitayeva V.YE. Elektropitaniye Ustroistv Sviazi. 1981.





10. Chống sét bảo vệ các công trình Viễn thông, TCN 68 - 135 – 1995.

11. Tiếp đất cho các công trình Viễn thông, TCN 68 - 141-1995.

12.Tổng đài dung lượng nhỏ - Yêu cầu kỹ thuật. TCN 68 - 146 - 1995.


- Cập nhật tài liệu mới rà soát: TCN 68 - 141-1995 theo TCN 68- 141: 1999: Tiếp đất cho các công trình viễn thông;

- Cập nhật tài liệu mới rà soát TCN 68 - 135 – 1995 theo TCN 68- 135: 2001 Chống sét bảo vệ cho các công trình viễn thông;







Bổ sung tài liệu tham khảo:

48V Powersystem and Rectifier Specification- Rectifier Technologies Pacific Pty Ltd Austraia

( Đặc điểm kỹ thuật hệ thống nguồn và bộ nắn điện -48V)



Rà soát mục Các chỉ tiêu kỹ thuật

Tài liệu tham chiếu, mục

Nội dung

Bổ sung, sửa đổi

Mục 3. 2.1

Mục 3. 2.1: ‘- Khi dòng từ 100% đến 110 % tải danh định, điện áp ra cho phép giảm nhanh xuống dưới 47 VDC”.


Sửa thành: “Khi dòng tải lớn hơn 100% đến 110 % tải danh định, điện áp ra cho phép giảm dần xuống dưới 47 VDC”

Mục 5.4

Trong mục 5.4 đo kiểm

a) Mỗi đơn vị sản phẩm trước khi xuất xưởng phải được kiểm tra và thử nghiệm theo các yêu cầu của tiêu chuẩn này. Kết quả đo thử được nêu trong phụ lục A4.

b) Thử nghiệm được thực hiện ở phòng thí nghiệm của hãng chế tạo, trung tâm thử nghiệm hoặc hiện trường bằng tải điện trở và ắc quy axit.


Sửa đổi thành:

a) Mỗi đơn vị sản phẩm trước khi lắp đặt hoặc sau sửa chữa, bảo dưỡng phải được kiểm tra và thử nghiệm theo các yêu cầu của tiêu chuẩn này. Kết quả đo thử được nêu trong phụ lục A4.

b) Thử nghiệm được thực hiện trung tâm thử nghiệm hoặc hiện trường bằng tải điện trở và ắc quy axit.


Mục 5.4

Chưa có phương pháp đo điện áp, dòng tải và độ gợn sóng

Bổ sung

Phương pháp đo:

- Sử dụng thiết bị đo điện áp DC, AC có thang đo phù hợp để đo các mức điện áp đầu ra đầu vào yêu cầu.

- Sử dụng thiết bị đo dòng AC có thang đo tới 100A và tải giả biến đổi được với công suất ít nhất 100KW để đo các mức dòng tải yêu cầu.

- Sử dụng máy hiện sóng có dải đo đến mV để đo độ gợn sóng.



Phụ lục A3

A3: Phê chuẩn và cấp phép

- Mỗi loại thiết bị nguồn trước khi sản xuất hàng loạt phải được kiểm định và cấp giấy phép.

- Nhà sản xuất phải trình bầy nguyên mẫu cùng với hồ sơ đầy đủ bản vẽ, biểu đồ thủ tục điều chỉnh và kết quả kiếm thử.


Bỏ Phụ lục A3: Vì tiêu chuẩn dùng cho mục đích hợp chuẩn, quản lý thiết bị nguồn, không dùng cho mục đích sản xuất, thiết kế.




Chưa có yêu cầu kỹ thuật đối với hệ thống nguồn điện viễn thông -48V loại dùng kỹ thuật switching

Bổ sung mới : yêu cầu kỹ thuật đối với hệ thống nguồn điện viễn thông -48V loại dùng kỹ thuật switching, bao gồm các mục sau:

6 Yêu cầu kỹ thuật đối với bộ nguồn – 48V dùng kỹ thuật switching

6.1 Yêu cầu chung

6.2 Yêu cầu kỹ thuật từng khối Rectifier

6.2.1 Đầu vào

6.2.2 Đầu ra

6.2.3 Bảo vệ

6.2.4 Điều chỉnh

6.2.5 Cảnh báo, chỉ thị

6.2.6 Tuân thủ các tiêu chuẩn khác

6.3 Yêu cầu kỹ thuật khối điều khiển giám sát

6.3.1 Điều kiện hoạt động

6.3.2 Cổng giao tiếp

6.3.3 Ngoại vi

6.3.4 Giao diện vận hành

6.3.5 Cảnh báo

6.3.6 Điều khiển, giám sát

6.4 Yêu cầu kỹ thuật tủ giá nguồn

6.4.1 Yêu cầu về cấu trúc

6.4.2 Hệ thống đấu nối, phân phối nguồn điện

6.4.3 Tiếp đất chống sét

6.4.4 Cáp và dây dẫn

6.4.5 Tuân thủ các tiêu chuẩn khác

6.5 Kiểm tra đo thử





      1. Hướng sửa đổi bổ sung


Sửa đổi bổ sung những nội dung đã nêu trong phần nội dung rà soát, bao gồm

- Thay đổi, bổ sung tài liệu tham chiếu theo các phiên bản cập nhật mới như đã nêu;

- Bỏ một số tài liệu tham khảo không phù hợp;

- Sửa phạm vi áp dụng như đã nêu trong phần rà soát để phù hợp với mục tiêu hợp chuẩn, quản lý hệ thống thông tin quang dùng trong mạng lưới viễn thông;

- Bổ sung, sửa một số nội dung yêu cầu kỹ thuật và phương pháp đo kiểm còn thiếu như đã nêu trong phần rà soát.

  1. Chuyển đổi khuôn dạng tiêu chuẩn

3.1 Hình thức chuyển đổi


- Thay đổi hình thức và bố cục tiêu chuẩn rà soát liên quan phù hợp theo khuôn dạng của tiêu chuẩn quốc gia.

3.2 Nội dung chuyển đổi


- Bổ sung cập nhật các nội dung yêu cầu kỹ thuật, phạm vi áp dụng, tài liệu viện dẫn như đã đề cập trong phần rà soát. Cụ thể như đã nêu trong bảng nội dung rà soát cho tiêu chuẩn.

- Bổ sung thêm một số phương pháp đo kiểm các yêu cầu kỹ thuật.

- Cấu trúc tiêu chuẩn mới bao gồm các nội dung sau:

1 Phạm vi áp dụng

2 Tài liệu viện dẫn

3 Định nghĩa và thuật ngữ

4 Chữ viết tắt và thuật ngữ

5 Yêu cầu kỹ thuật đối với bộ nguồn – 48V không dùng kỹ thuật switching

5.1 Các tiêu chuẩn kỹ thuật về điện.

5.1.1 Đầu vào

5.1.2 Đầu ra

5.1.3 Chuyển mạch, cảnh báo và bảo vệ

5.2 Kết cấu

5.2.1 Đặc điểm cấu trúc

5.2.2 Cáp và dây dẫn

5.2.3 Tiếp đất

5.3 Điều kiện môi trường

5.4 Kiểm tra đo thử

6 Yêu cầu kỹ thuật đối với bộ nguồn – 48V dùng kỹ thuật switching

6.1 Yêu cầu chung

6.2 Yêu cầu kỹ thuật từng khối Rectifier

6.2.1 Đầu vào

6.2.2 Đầu ra

6.2.3 Bảo vệ

6.2.4 Điều chỉnh

6.2.5 Cảnh báo, chỉ thị

6.2.6 Tuân thủ các tiêu chuẩn khác

6.3 Yêu cầu kỹ thuật khối điều khiển giám sát

6.3.1 Điều kiện hoạt động

6.3.2 Cổng giao tiếp

6.3.3 Ngoại vi

6.3.4 Giao diện vận hành

6.3.5 Cảnh báo

6.3.6 Điều khiển, giám sát

6.4 Yêu cầu kỹ thuật tủ giá nguồn

6.4.1 Yêu cầu về cấu trúc

6.4.2 Hệ thống đấu nối, phân phối nguồn điện

6.4.3 Tiếp đất chống sét

6.4.4 Cáp và dây dẫn

6.4.5 Tuân thủ các tiêu chuẩn khác

6.5 Kiểm tra đo thử

4 Kết luận


Sau khi thực hiện rà soát tiêu chuẩn ngành TCN 68- 162: 1996: Thiết bị nguồn -48V dùng cho thiết bị viễn thông- Yêu cầu kỹ thuật, nhóm biên soạn đưa ra kết luận như sau:

Tiêu chuẩn TCN 68-162:1996 đã được ban hành khá lâu, chưa được cập nhật thường xuyên. Các hệ thống và thiết bị nguồn viễn thông luôn được cải tiến, phát triển và ứng dụng ngày càng nhiều trong mạng lưới. Tiêu chuẩn TCN 68- 162: 1996: Thiết bị nguồn -48V dùng cho thiết bị viễn thông- Yêu cầu kỹ thuật cần phải được rà soát, cập nhật để phù hợp với thực tế sử dụng và hội nhập quốc tế.

Về phạm vi áp dụng: Phạm vi áp dụng của tiêu chuẩn TCN 68- 162: 1996 có nội dung phù hợp với hệ thống nguồn điện viễn thông -48V loại không dùng kỹ thuât switching. Tuy nhiên một số nội dung áp dụng cho việc thiết kế, chế tạo cần được loại bỏ và chỉ tập trung cho mục đích hợp chuẩn, quản lý, đánh giá chất lượng hệ thống hoặc thiết bị viễn thông. Ngoài ra cần phải bổ sung phạm vi áp dụng cho các loại nguồn điện viễn thông đang sử dụng trên mạng viễn thông Việt Nam, chi tiết như trong bảng rà soát tiêu chuẩn

Về tài liệu viện dẫn: Đa phần các tài liệu viện dẫn trong tiêu chuẩn TCN 68- 162: 1996 có phiên bản đã khá lâu. Các tổ chức tiêu chuẩn quốc tế đã cập nhật mới các tài liệu này. Vì vậy để đảm bảo tính cập nhật, các tài liệu viện dẫn trong các tiêu chuẩn cần rà soát đã được bổ sung, thay thế, chi tiết như trong bảng rà soát tiêu chuẩn.

Thực tiễn trên mạng viễn thông Việt Nam đang tồn tại 2 loại thiết bị nguồn điện viễn thông -48V (loại nguồn dùng kỹ thuật switching và không dùng kỹ thuật switching). Trong khi đó tiêu chuẩn TCN 68- 162: 1996 chỉ đề cập đến loại nguồn điện viễn thông -48V không dùng kỹ thuật switching. Hiện tại trong nước chưa có tiêu chuẩn áp dụng cho nguồn điện viễn thông -48V dùng kỹ thuật switching. Do đó, nhóm chủ trì đã bổ sung thêm Yêu cầu kỹ thuật đối với loại nguồn điện viễn thông -48V loại dùng kỹ thuật switching. Yêu cầu này được xây dựng trên cơ sở các khuyến nghị, tiêu chuẩn quốc tế và trong nước liên quan về an toàn, tiếp đất, chống sét, tương thích điện từ. Các chỉ tiêu khác được xây dựng trên cơ sở các tài liệu kỹ thuật của các hãng chuyên sản xuất thiết bị nguồn điện viễn thông quốc tế

Về nội dung yêu cầu kỹ thuật: đã thay thế, bổ sung, sửa đổi một số yêu cầu kỹ thuật phù hợp theo tiêu chuẩn viện dẫn mới cập nhật, chi tiết như trong bảng rà soát tiêu chuẩn. Trong đó các yêu cầu về thiết bị nguồn viễn thông -48V loại dùng kỹ thuật switching được bổ sung mới hoàn toàn.

Về phương pháp đo: Nhóm chủ trì đã thực hiện bổ sung thêm một số phương pháp đo kiểm thích hợp, chi tiết như đã nêu trong bảng rà soát cho từng tiêu chuẩn.

Sau khi rà soát, sửa đổi, bổ sung các nội dung trong tiêu chuẩn cần rà soát, nhóm chủ trì đã tiến hành chuyển đổi định dạng tiêu chuẩn này từ tiêu chuẩn ngành sang tiêu chuẩn quốc gia theo qui định chung.

Kết quả nhóm chủ trì đã đưa ra bản dự thảo tiêu chuẩn quốc gia: TCVN xxx:2010 “Thiết bị nguồn -48V dùng cho thiết bị viễn thông - Yêu cầu kỹ thuật”.

Về khả năng ứng dụng: Trên cơ sở thực tế mạng viễn thông Việt Nam, cùng với sự phát triển mạnh mẽ hạ tầng viễn thông, các hệ thống nguồn đang được lắp đặt, sử dụng với số lượng lớn và chủng loại đa dạng, đặc biệt là loại nguồn dùng kỹ thuật switching. Việc hoàn thiện bộ tiêu chuẩn nguồn điện viễn thông -48V là rất cần thiết.



Đề xuất: Cần hoàn thiện và ban hành tiêu chuẩn nguồn điện viễn thông -48V để phục vụ công tác chế tạo, sản xuất, hợp chuẩn và đánh giá chất lượng thiết bị nguồn điện viễn thông.





Каталог: Upload -> Store -> tintuc -> vietnam
vietnam -> BỘ thông tin truyềN thông thuyết minh đỀ TÀi xây dựng quy chuẩn kỹ thuật thiết bị giải mã truyền hình số MẶT ĐẤt set – top box (stb)
vietnam -> Kết luận số 57-kl/tw ngày 8/3/2013 của Ban Bí thư về tiếp tục đẩy mạnh công tác đào tạo, bồi dưỡng lý luận chính trị cho cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp
vietnam -> BỘ thông tin và truyềN thôNG
vietnam -> Quyết định số 46-QĐ/tw ngày 1/11/2011 của Ban Chấp hành Trung ương do đồng chí Nguyễn Phú Trọng ký về Hướng dẫn thực hiện các quy định về công tác kiểm tra, giám sát và kỷ luật của Đảng trong Chương VII và Chương VIII điều lệ Đảng khoá XI
vietnam -> Lời nói đầu 6 quy đỊnh chung 7
vietnam -> Mẫu số: 31 (Ban hành kèm theo Quyết định số 1131/2008/QĐ ttcp ngày 18 tháng 6 năm 2008 của Tổng thanh tra)
vietnam -> BỘ thông tin và truyềN thông học viện công nghệ BƯu chính viễN thông việt nam viện khoa học kỹ thuật bưU ĐIỆN
vietnam -> Quy định số 173- qđ/TW, ngày 11/3/2013 của Ban Bí thư về kết nạp lại đối với đảng viên bị đưa ra khỏi Đảng, kết nạp quần chúng VI phạm chính sách dân số và kế hoạch hóa gia đình vào Đảng
vietnam -> RÀ soáT, chuyểN ĐỔi nhóm các tiêu chuẩn ngành phao vô tuyến chỉ VỊ trí khẩn cấp hàng hảI (epirb) sang qui chuẩn kỹ thuậT
vietnam -> HÀ NỘI 2012 MỤc lục mở ĐẦU 2 chưƠng tổng quan về DỊch vụ truy nhập internet cố ĐỊnh băng rộng tại việt nam 3

tải về 109.75 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương