ĐỀ thi khảo sát chuyêN ĐỀ LẦn IV năM 2013 MÔN : ngữ VĂN – LỚP 12 ( c – d )



tải về 64.99 Kb.
Chuyển đổi dữ liệu02.09.2016
Kích64.99 Kb.
#30598


TRƯỜNG THPT BÌNH XUYÊN
ĐỀ THI KHẢO SÁT CHUYÊN ĐỀ LẦN IV NĂM 2013

MÔN : NGỮ VĂN – LỚP 12 ( C – D )

(Thời gian làm bài : 180 phút , không kể thời gian giao đề )
I. PHẦN CHUNG CHO TẤT CẢ THÍ SINH ( 5,0 điểm )

Câu 1. ( 2,0 điểm ) : Nhận xét về phương thức trần thuật trong truyện ngắn “Những đứa con trong gia đình” của Nguyễn Thi ? Hiệu quả nghệ thuật của phương thức trần thuật đó ?

Câu 2. ( 3,0 điểm ) : “ Nghề nghiệp không làm nên sự cao quý cho con người mà chính con người mới làm nên sự cao quý cho nghề nghiệp”.

Hãy viết một bài văn ngắn ( khoảng 600 từ ) trình bày suy nghĩ của anh / chị về ý kiến trên ?



II. PHẦN RIÊNG ( 5,0 điểm )

Thí sinh chỉ làm một trong hai câu ( Câu 3a hoặc 3b )

Câu 3a. Theo chương trình Chuẩn ( 5,0 điểm )

Phân tích đoạn thơ sau :



Khi ta lớn lên Đất Nước đã có rồi

Đất Nước có trong những cái ngày xửa ngày xưa…”

mẹ thường hay kể.

Đất Nước bắt đầu với miếng trầu bây giờ bà ăn

Đất Nước lớn lên khi dân mình biết trồng tre đánh giặc

Tóc mẹ thì bới sau đầu

Cha mẹ thương nhau bằng gừng cay muối mặn

Cái kèo, cái cột thành tên

Hạt gạo phải một nắng hai sương xay, giã, giần, sàng

Đất Nước có từ ngày đó…”

(Trích Đất Nước – Nguyễn Khoa Điềm )

Câu 3b. Theo chương trình Nâng cao ( 5,0 điểm)

Nguyễn Minh Châu là nhà văn luôn khát khao đi tìm “ những hạt ngọc ẩn giấu trong bề sâu tâm hồn con người”.

Phân tích hình tượng người đàn bà hàng chài trong truyện ngắn Chiếc thuyền ngoài xa để làm sáng tỏ nhận xét trên ?

………..………Hết……………..



Thí sinh không được sử dụng tài liệu . Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm
Họ và tên thí sinh…………………………………..SBD……………………


ĐÁP ÁN KHẢO SÁT CHUYÊN ĐỀ LẦN IV NĂM 2013

MÔN : NGỮ VĂN – LỚP 12 ( C-D )



Câu

Ý

Nội dung

Điểm

1




Nhận xét về phương thức trần thuật trong truyện ngắn “ Những đứa con trong gia đình” của Nguyễn Thi ? Hiệu quả nghệ thuật của phương thức trần thuật đó ?

2,0




1

Phương thức trần thuật :

- Trần thuật theo phương thức thứ ba : Người kể chuyện giấu mình, nhưng chuyển điểm nhìn trần thuật và giọng trần thuật cho nhân vật ( lời nửa trực tiếp )

- Nhà văn phải có vốn sống, phải nhập vai, hiểu sâu tâm lí và ngôn ngữ nhân vật thì mới có thể trần thuật theo phương thức này.

- Tác phẩm được trần thuật chủ yếu theo dòng hồi tưởng miên man đứt nối của nhân vật Việt khi bị thương nằm lại chiến trường…


1,0


2

Hiệu quả nghệ thuật :

- Đem đến cho tác phẩm màu sắc trữ tình đậm đà, tự nhiên, sống động.

- Cùng một lúc vừa thuật được truyện vừa nhập sâu diễn tả được thế giới nội tâm, khắc họa được tính cách, cá tính nhân vật .

- Câu chuyện kể dù không có gì mới lạ, đặc sắc nhưng cũng trở nên mới lạ, hấp dẫn do mang cách nhìn và giọng điệu riêng của nhân vật, diễn biến câu chuyện vì thế cũng hết sức linh hoạt, không phụ thuộc vào trật tự của thời gian tự nhiên, có thể xáo trộn không gian với thời gian, nối hiện tại với quá khứ, từ chuyện này sang chuyện khác hết sức tự nhiên…



1,0

2




Nghề nghiệp không làm nên sự cao quý cho con người mà chính con người mới làm nên sự cao quý cho nghề nghiệp”

Hãy viết một bài văn ngắn ( khoảng 600 từ ) trình bày suy nghĩ của anh / chị về ý kiến trên ?

3,0




1

Dẫn dắt nêu được vấn đề nghị luận,trích dẫn được câu nói

0,5

2

Giải thích câu nói

- Nghề nghiệp: Ngành nghề, công việc của mỗi người trong xã hội; cao quý là có giá trị lớn về mặt tinh thần, rất đáng trân trọng.

- Ý kiến nhằm khẳng định mọi ngành nghề trong xã hội đều quan trọng ; giá trị cao quý của nghề nghiệp là do con người làm nên chứ không phải do bản thân nghề nghiệp đó.



0,5

3

Bàn luận ý kiến :

- Nghề nghiệp không làm nên sự cao quý cho con người

+ Bản thân nghề nghiệp không làm nên sự cao quý cho con người; sự cao quý ấy phải do tự thân con người làm nên trong quá trình thực hiện nghề nghiệp của mình.

+ Trong xã hội, không có nghề tầm thường ; bất cứ nghề nào mang lại lợi ích cho con người và cộng đồng đều được trân trọng , tôn vinh.

- Chính con người mới làm nên sự cao quý cho nghề nghiệp :

+ Thước đo giá trị nghề nghiệp là hiệu quả và phẩm chất đạo đức của người lao động trong công việc.

+ Sự cao quý của nghề nghiệp là do con người biết đem hết tài năng, sức lực và phẩm chất đạo đức của mình để làm nên các giá trị vật chất và tinh thần, giúp cho cuộc sống ngày càng tốt đẹp hơn.

- Phê phán một số quan niệm lệch lạc trong xã hội hiện nay khi cho rằng có nghề cao quý, có nghề tầm thường và chạy theo những ngành nghề chỉ đem lại lợi ích trước mắt cho cá nhân.


1,5

4

Bài học nhận thức và hành động :

- Cần phải biết chọn nghề phù hợp với năng lực và trình độ của bản thân.

- Cần nuôi dưỡng niềm say mê, tình cảm yêu nghề để có thể tận tâm và cống hiến được nhiều nhất cho xã hội.


0,5


3.a





Phân tích đoạn thơ trong Đất Nước của Nguyễn Khoa Điềm..

5,0



1

Giới thiệu chung :

0,5




- Nguyễn Khoa Điềm là nhà thơ có nhiều đóng góp cho thơ ca thời kì chống đế quốc Mĩ. Thơ ông nhiều cảm xúc dồn nén và giàu chất suy tư.

- Đất Nước trích ở đầu chương V trong trường ca Mặt đường khát vọng sáng tác năm 1971. Cách cảm nhận về đất nước trong bài thơ này là một đóng góp quan trọng của Nguyễn Khoa Điềm đối với thơ ca về đất nước nói chung.

- Đoạn trích nằm ở phần đầu của bài thơ, là sự mở đầu cảm nhận về đất nước.





2

Phân tích đoạn thơ:

a. Đất Nước được sinh thành : từ “ ngày xửa ngày xưa”, đất nước như một chiếc nôi khổng lồ (“ Khi ta lớn lên Đất Nước đã có rồi”), đất nước giản dị gắn liền với không gian ca dao, cổ tích xa xăm, đậm màu sắc lịch sử…mượn cách mở đầu của truyện cổ tích để nói về cội nguồn của đất nước khiến đất nước trở nên thiêng liêng và kì diệu, gắn bó và lớn lao…

b. Đất Nước tồn tại : không ở đâu xa mà ở chính ngay trong cuộc sống hàng ngày gần gũi, thân thiết xung quanh chúng ta…

- Đất nước gắn với truyền thống văn hóa, phong tục của người Việt ( hình ảnh “ miếng trầu bây giờ bà ăn” – gợi nhớ tích truyện Trầu cau, phong tục ăn trầu, tình cảm thủy chung, son sắc của con người Việt Nam ; “ tóc mẹ thì bới sau đầu” gợi nét đẹp dịu dàng, đôn hậu của người phụ nữ VN…)

- Đất nước gắn với những con người sống nghĩa tình thủy chung, son sắc được nhắc đến qua những hình ảnh mang đậm màu sắc dân gian của ca dao, thành ngữ. Nếp sống nặng nghĩa, coi trọng sự thủy chung của con người Việt Nam đã trở thành một nét phẩm chất riêng của đất nước ( “ Tóc mẹ thì bới sau đầu – Cha mẹ thương nhau bằng gừng cay muối mặn” )

c. Đất Nước lớn lên : từ trong quật khởi đấu tranh và sự vất vả, tần tảo.

- Đất nước trưởng thành ( lớn lên ) cùng với những cuộc chiến đấu chống giặc ngoại xâm bằng chính sức mạnh bền bỉ, tiềm tàng của mình ( “ trồng tre mà đánh giặc”).

- Đất nước trưởng thành từ sự vất vả, tần tảo, bền bỉ, chịu khó, chịu thương ( cách đặt tên nôm na dân dã, hình ảnh “ Hạt gạo phải một nắng hai sương xay, giã,giần, sàng”).

d. Nghệ thuật biểu hiện đặc sắc về đất nước :

- Sự lặp lại nhiều lần từ Đất Nước có dụng ý khắc sâu suy tư. Hình tượng thơ gợi cảm, giọng điệu trầm lắng, thiết tha thể hiện tình cảm trân trọng về đất nước.

- Cách sử dụng sáng tạo các yếu tố ca dao, tục ngữ, thành ngữ gợi nên dáng dấp dân gian, truyền thống, rất phù hợp với cảm xúc về đất nước trong lịch sử dân tộc


1,0

1,0

1,0



3

Kết luận chung :

- Đoạn thơ súc tích vừa thể hiện được những suy nghĩ khái quát về đất nước, vừa tạo ra được không khí trang nghiêm cho cả bài thơ.

- Với cách thể hiện cảm xúc và nghệ thuật riêng, tác giả đã tạo được một cách cảm nhận độc đáo về đất nước trong thơ.


0,5

3.b




Nguyễn Minh Châu là nhà văn luôn khát khao đi tìm “ những hạt ngọc ẩn giấu trong bề sâu tâm hồn con người”.

Phân tích hình tượng người đàn bà hàng chài trong truyện ngắn Chiếc thuyền ngoài xa để làm sáng tỏ nhận xét trên ?

5,0




1

Giới thiệu chung : Tác giả, tác phẩm, vấn đề nghị luận và trích dẫn được nhận định .


0,5

2

Giải thích nhận định :

- Nguyễn Minh Châu luôn khao khát đi tìm “ những hạt ngọc ẩn giấu trong bề sâu tâm hồn con người” : những hạt ngọc – là nét đẹp khuất lấp, ẩn sâu trong tâm hồn con người mà ta mới nhìn không thể thấy được.

- Người đàn bà hàng chài trong tác phẩm Chiếc thuyền ngoài xa là một trong rất nhiều những hạt ngọc như thế : Bề ngoài thua thiệt, bị cuộc sống dồn đẩy vào những hoàn cảnh trớ trêu, éo le nhưng vẫn luôn giữ được những phẩm chất đẹp đẽ mang tính truyền thống của người phụ nữ Việt Nam : nhân hậu, hiền thục, bao dung, vị tha, giàu lòng yêu thương và đức hi sinh…



0,5

3

Phân tích – chứng minh:

a. Hoàn cảnh, tình huống xuất hiện nhân vật

- Người đàn bà xuất hiện trong cuộc gặp gỡ bất ngờ với nghệ sĩ nhiếp ảnh Phùng trong buổi sáng bình minh trên biển khi chị nhẫn nhục cam chịu những đòn roi thô bạo của người chồng, hơn thế trong cuộc gặp gỡ tại tòa án Huyện, câu chuyện của người đàn bà càng khiến cho người đọc nhận thức được nhiều điều về cuộc sống, về những vẻ đẹp khuất lấp ẩn sâu trong tâm hồn người đàn bà tưởng như quê mùa, thất học này.



b. Hình ảnh người đàn bà hàng chài :

- Hình dáng, lai lịch, tuổi tác, nghề nghiệp :



3.5

0,5


1,0

+ Nhà văn không đặt cho nhân vật của mình một cái tên cụ thể mà chỉ gọi một cách phiếm định mụ, người đàn bà. Có lẽ hình ảnh của bà cũng nhạt nhòa trong bao hình ảnh của những người phụ nữ cùng cảnh ở vùng biển này : đông con, đói khổ, lam lũ, mà còn phải gánh chịu cảnh bạo hành gia đình

+ Trạc ngoài 40 tuổi, chị có một ngoại hình xấu xí, thô kệch, mặt rỗ, dáng đi mệt mỏi, chậm chạp …đó là hiện thân của sự nghèo khổ, lam lũ, vất vả, thua thiệt.

+ Cuộc sống thầm lặng chịu mọi đau đớn trước sự bạo hành tàn bạo của người chồng “ ba ngày một trận nhẹ, năm ngày một trận nặng” mà không kêu ca, chống trả hay chạy trốn…thậm chí khi được tòa án Huyện khuyên bỏ người chồng độc ác thì bà xin “ đừng bắt con bỏ nó”

Nhà văn đã khơi dậy ở người đọc niềm cảm thông với cuộc đời của người phụ nữ hàng chài, chịu đựng tất cả - phải chăng chị ta là một người đàn bà không bình thường ?

- Vẻ đẹp tính cách, tâm hồn :

+ Nhưng thẳm sâu trong tâm hồn người đàn bà tưởng như không bình thường đó lại lấp lánh “ những hạt ngọc ẩn giấu trong bề sâu tâm hồn” mà NMC khát khao khám phá.

+ Trong câu chuyện của người đàn bà hàng chài tại tòa án Huyện, nhà văn giúp chúng ta hiểu rõ hơn về người phụ nữ nghèo khổ vùng biển.


  • Với chồng : cam chịu, nhẫn nhục, nhưng không mù quáng mà thấu hiểu, cảm thông và thương xót…( chứng minh )

  • Với con : tận tâm, hi sinh, bao bọc, che chở, cố tránh cho con khỏi bị tổn thương, luôn mặc cảm có lỗi với con ( chứng minh )

  • Với cuộc sống và gia đình : chịu mọi thua thiệt về mình vì cuộc sống của các con, tỏ ra sâu sắc và thấu hiểu lẽ đời, biết trân trọng, chắt chiu những hạnh phúc dù là nhỏ nhoi nhất để mà sống, tồn tại vì các con và gia đình… ( chứng minh )

  • Với cán bộ tòa án : từ chỗ sợ sệt, khúm núm đến tự tin, thành thật, cảm thông với chánh án Đẩu có lòng tốt và có kiến thức sách vở nhưng chưa có kinh nghiệm trong cuộc sống…Điều này cho thấy bà là người phụ nữ sâu sắc, thấu hiểu lẽ đời.

Hóa ra ẩn sâu trong cái vẻ bề ngoài thô kệch, ấy của người đàn bà hàng chài lại chất chứa bao điều uẩn khúc, bao nét đẹp tâm hồn : yêu chồng, thương con, giàu đức hi sinh, giàu lòng tự trọng…bà đã đem lại cho Phùng và Đẩu một bài học về cách nhìn đời, nhìn người, nhìn cuộc sống…Bà là hiện thân cho cái đẹp khiêm nhường, thầm lặng, cái bí ẩn sâu xa của tâm hồn con người, cái chất ngọc mà NMC kiếm tìm…

- Liên hệ với những nhân vật khác trong sáng tác của NMC : Liên ( Bến quê ), Nguyệt ( Mảnh trăng cuối rừng )…để thấy quan điểm, thực tiễn sáng tác của ông : đi tìm “ những hạt ngọc ẩn giấu trong bề sâu tâm hồn con người”.


1,75


0,25




4

Đánh giá chung :

Sáng tạo tình huống mang tính nhận thức, cách khắc họa nhân vật, sử dụng ngôn ngữ linh hoạt phù hợp đặc điểm tính cách nhân vật, điểm nhìn trần thuật sắc sảo, tăng cường được sức khám phá đời sống với nhiều chiêm nghiệm, triết lí…Nguyễn Minh Châu – qua nhân vật người đàn bà hàng chài đã giúp người đọc khám phá ra “ những hạt ngọc ẩn giấu trong bề sâu tâm hồn con người” lao động bình dị, lam lũ – nhà văn đã góp phần tạo nên giá trị nhân đạo sâu sắc, mới mẻ cho nền VHVN hiện đại.



0,5

…………………..Hết…………………




Каталог: upload -> info -> attach
attach -> PHÒng đÀo tạo số: /tb-đt cộng hoà Xà HỘi chủ nghĩa việt nam
attach -> SÁch tham khảo văn học nưỚc ngoàI
attach -> Thông tin cập nhật các ấn phẩm nghiên cứu sốt rét mới nhất trên toàn cầu
attach -> 1. Việc xác định mức phạt tiền cụ thể
attach -> NỘi dung giới thiệu về nhà sản xuất daavlin usa
attach -> 200 questions The English Olympic for youth officials 2014 Historical questions
attach -> ĐỀ CƯƠng chi tiết lesson phonetics (NGỮ ÂM) MỘt vài quy tắc về trọng âM (stress)
attach -> TRƯỜng đẠi học tài nguyên và MÔi trưỜng hà NỘI
attach -> ĐỀ thi chọn học sinh giỏi năm họC 2010-2011 MÔn thi: LỊch sử LỚP 9 – BÀi thứ hai
attach -> TRƯỜng đẠi học tài nguyên và MÔi trưỜng hà NỘI

tải về 64.99 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương