Ủy ban nhân dân tỉnh vĩnh phúc dự thảo quy hoạch phát triển công nghệ thông tin


III.6.3. Phát triển nguồn nhân lực và thu hút nhân tài CNTT



tải về 2.17 Mb.
trang11/17
Chuyển đổi dữ liệu19.08.2016
Kích2.17 Mb.
#23173
1   ...   7   8   9   10   11   12   13   14   ...   17

III.6.3. Phát triển nguồn nhân lực và thu hút nhân tài CNTT

1. Mục đích

Đáp ứng đủ số lượng, cơ cấu nguồn nhân lực cũng như chất lượng nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu ngày càng tăng về ứng dụng và phát triển CNTT trên địa bàn tỉnh và khu vực.

2. Các nội dung thực hiện

Phát triển đội ngũ giảng viên CNTT, điện tử viễn thông nhằm đáp ứng nhu cầu giảng viên trong các trường cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp và dạy nghề trong tỉnh. Phát triển đội ngũ giáo viên dạy tin học cho các cơ sở giáo dục phổ thông nhằm đáp ứng nhu cầu giáo viên dạy tin học trong các trường phổ thông cũng như có chương trình đào tạo và bồi dưỡng kiến thức CNTT cho giáo viên, cán bộ trong ngành giáo dục và đào tạo.

Thống kê kết quả đào tạo kỹ thuật viên và công nhân kỹ thuật CNTT, đánh giá khả năng đáp ứng yêu cầu ứng dụng CNTT Vĩnh Phúc trong tương lai. Từ đó lập kế hoạch mở rộng quy mô và chất lượng đào tạo lực lượng này cho phù hợp trong từng giai đoạn phát triển.

Phối hợp với các trường đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp và dạy nghề, mở rộng quy mô, đa dạng hoá loại hình đào tạo, xã hội hoá mạnh mẽ các hoạt động đào tạo về CNTT.

Xây dựng và thực hiện các giải pháp đào tạo nguồn nhân lực CNTT trình độ cao.

Xây dựng và thực hiện giải pháp đào tạo ngắn hạn nguồn nhân lực CNTT cho mọi đối tượng trong xã hội .

Xây dựng chính sách thu hút nhân lực chất lượng cao về CNTT từ nước ngoài, trong nước về tỉnh làm việc.

Phổ cập tin học cho nhân dân nhằm nâng cao năng lực sử dụng các ứng dụng CNTT cho mọi tầng lớp nhân dân trong Tỉnh thông qua việc xây dựng và triển khai thực hiện dự án phổ cập tin học cho nhân dân, nhằm phổ biến kiến thức, đào tạo về sử dụng các ứng dụng CNTT cho nhân dân, đặc biệt là nhân dân sống ở khu vực nông thôn, vùng sâu, vùng xa và những người khuyết tật.

Phát triển nhân lực CNTT trong lĩnh vực an ninh quốc phòng nhằm đáp ứng nhu cầu nhân lực CNTT trong các đơn vị quân đội và công an của tỉnh.

Bồi dưỡng, đào tạo nguồn nhân lực ứng dụng CNTT ở nông thôn

3. Dự kiến kết quả đạt được

Trong thời gian từ nay đến 2020, Vĩnh Phúc có khả năng đào tạo và thu hút được 100 tiến sĩ, thạc sỹ, trên 800 kỹ sư, cử nhân, 1.200 cao đẳng, 2.000 chuyên viên chuyên ngành CNTT làm việc trong các lĩnh vực KTXH của tỉnh, đáp ứng yêu cầu ứng dụng và phát triển CNTT cho tỉnh. Đây cũng là lực lượng quan trọng chuẩn bị cho việc phát triển công nghiệp phần mềm giai đoạn sau năm 2020.

Với việc tăng cường năng lực đào tạo của các cơ sở đào tạo CNTT trên địa bàn và nhất là việc xây dựng và phát triển Trung tâm đào tạo CNTT đủ mạnh thì việc đào tạo số lượng và chất lượng kỹ sư, cử nhân, cao đẳng, chuyên viên tin học theo quy hoạch có thể dựa chủ yếu vào năng lực đào tạo nội tỉnh và các trường trên địa bàn Thủ đô Hà Nội. Riêng nguồn nhân lực CNTT có trình độ cao trên đại học chủ yếu dựa vào chính sách thu hút nhân tài hoặc/và liên kết hợp đồng đào tạo với các viện nghiên cứu, với các trường đại học, cao đẳng (Đại học công nghệ, Đại học Bách khoa, Viện Đại học Mở ở Hà Nội,...), với các tập đoàn CNTT quốc tế.



III.6.4. Đào tạo TMĐT

1. Mục đích

Phổ cập kiến thức TMĐT, hỗ trợ các DN từng bước vững chắc tham gia TMĐT, giảm thiểu rủi ro có thể xảy ra trong TMĐT.

2. Các nội dung thực hiện

Xây dựng được một chương trình đào tạo phù hợp nhằm giúp các DN nắm được nội dung cơ bản về TMĐT, cách thức tiến hành giao dịch trong TMĐT, đảm bảo nguồn lực và sử dụng nguồn lực cho TMĐT, phương pháp đánh giá kết quả và hiệu quả kinh doanh điện tử.

Xây dựng chương trình và triển khai các khoá học phổ cập kiến thức cơ bản của TMĐT.

Xây dựng chương trình và thực hiện triển khai các khoá học nâng cao về kỹ thuật TMĐT nhằm bồi dưỡng, đào tạo các chuyên gia TMĐT cho các DN.

Ban hành các quy định hỗ trợ đào tạo nhân lực TMĐT.

3. Dự kiến kết quả đạt được

Từ nay đến năm 2020 đào tạo được 200 cán bộ CNTT làm nòng cốt cho phát triển TMĐT, phục vụ cho các DN vừa và nhỏ trên địa bàn.

III.6.5. Xây dựng Trung tâm đào tạo và nghiên cứu CNTT

1. Mục đích

Xây dựng một trung tâm đào tạo CNTT định hướng ứng dụng cao, với chương trình đào tạo tiên tiến và cơ sở vật chất hiện đại ngang tầm khu vực, chủ động đáp ứng nhu cầu nhân lực CNTT của tỉnh và các tỉnh miền núi phía Bắc.

Chức năng đào tạo chính của Trung tâm đào tạo và phát triển CNTT bao gồm đào tạo và hợp tác đào tạo (trong nước và quốc tế) nguồn nhân lực CNTT, đặc biệt là nguồn nhân lực có trình độ cao phục vụ ứng dụng và phát triển CNTT của tỉnh, đáp ứng cơ bản nhu cầu đào tạo nội tỉnh đại học và cao đẳng.

Tăng cường năng lực nghiên cứu về CNTT của tỉnh thông qua việc xây dựng và triển khai thực hiện dự án đào tạo, bồi dưỡng và nâng cao trình độ cho cán bộ nghiên cứu trong các đơn vị cơ sở nghiên cứu khoa học CNTT, điện tử, viễn thông.

Xây dựng một HTTT quản lý nguồn nhân lực CNTT của tỉnh phục vụ cho việc phát triển nguồn nhân lực CNTT cả về quy mô, cơ cấu, cấp độ, thời kỳ phát triển,...

2. Các nội dung thực hiện

Xây dựng Trung tâm đào tạo và phát triển CNTT tiên tiến nhằm chủ động trong xây dựng và quy hoạch nguồn nhân lực CNTT của tỉnh.

Tăng cường và mở rộng quan hệ hợp tác trong nước và quốc tế trong đào tạo nguồn nhân lực CNTT, nhất là nguồn nhân lực có trình độ cao về công nghệ và quản lý.

Xây dựng chương trình nội dung cụ thể và triển khai các khoá học bổ túc thường xuyên, các khoá nâng cao nhằm duy trì năng lực CNTT của cán bộ trong bộ máy quản lý Nhà nước cũng như trong các DN.

Xây dựng và thực hiện các chương trình đào tạo nâng cao tay nghề, đào tạo lớp công nhân CNTT đạt tiêu chuẩn cao, hướng tới xuất khẩu lao động. Đào tạo nghề về CNTT nhằm đáp ứng nhu cầu nhân lực được đào tạo nghề cho các DN trong lĩnh vực CNTT&TT. Nội dung bao gồm xây dựng và triển khai thực hiện kế hoạch đào tạo nghề các trình độ về CNTT, điện tử, viễn thông, thực hiện dự án "nâng cao chất lượng đào tạo về CNTT ở bậc trung cấp chuyên nghiệp và dạy nghề trong chương trình phát triển nguồn nhân lực về CNTT ở Việt Nam từ nay đến 2020"

Phân tích và thiết kế xây dựng một HTTT quản lý nguồn nhân lực CNTT của tỉnh.

3. Dự kiến kết quả đạt được

Trung tâm đào tạo CNTT được xây dựng và đưa vào hoạt động góp phần phục vụ đầy đủ nhu cầu về nguồn nhân lực CNTT cho ứng dụng và phát triển CNTT của Vĩnh Phúc.

Các cơ sở đào tạo trong tỉnh được nâng cấp về cơ sở vật chất, trang thiết bị CNTT, các phương pháp giảng dạy hiện đại.

Sản phẩm của Trung tâm chủ yếu là các chuyên viên lập trình, chuyên viên phân tích thiết kế và cán bộ quản lý dự án.

Có được một HTTT quản lý nguồn nhân lực CNTT của tỉnh.

III.7. Ban hành các chính sách về CNTT

1. Mục tiêu

Cụ thể hoá và thể chế hoá các chủ trương, chính sách, quy định về ứng dụng và phát triển CNTT của Đảng và Nhà nước trên địa bàn tỉnh, nhằm tạo ra môi trường pháp lý thuận lợi cho việc đẩy mạnh ứng dụng và phát triển CNTT của tỉnh.

2. Các nội dung chính

Căn cứ vào các chính sách của Đảng và Nhà nước đã và sẽ ban hành về việc đẩy mạnh ứng dụng và phát triển CNTT, tỉnh sẽ từng bước xây dựng, cụ thể hoá, thể chế hoá và thực hiện trên địa bàn tỉnh. Các công việc cụ thể bao gồm:

Cụ thể hoá chính sách tạo nguồn thông tin và chuẩn hóa thông tin nhằm tạo thông tin, chia sẻ và trao đổi thông tin dễ dàng, an toàn và an ninh. Ban hành các quy định về chuẩn tích hợp và trao đổi thông tin dữ liệu giữa các cơ quan Đảng và Nhà nước. Xây dựng các quy định về bảo vệ thông tin trên mạng.

Xây dựng các chính sách và biện pháp khuyến khích ứng dụng CNTT, khai thác và sử dụng các ứng dụng tin học hoá trong các cơ quan Đảng và Nhà nước. Ban hành quy định về tiêu chuẩn hoá trình độ sử dụng CNTT đối với đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức tại các cơ quan Đảng và Nhà nước.

Cụ thể hoá chính sách mua sắm, sử dụng trang thiết bị và dịch vụ CNTT của các cơ quan Đảng và Nhà nước. Khuyến khích sử dụng các sản phẩm và dịch vụ CNTT của các DN của tỉnh Vĩnh Phúc nói riêng và của Việt Nam nói chung.

Cụ thể hoá và thể chế hoá chính sách đầu tư ứng dụng và phát triển CNTT và khuyến khích ứng dụng CNTT trong mọi lĩnh vực KTXH. Thực hiện chính sách ưu đãi về đầu tư đổi mới công nghệ đối với các DN ứng dụng CNTT để đổi mới quản lý, nâng cao năng lực sản xuất và cạnh tranh.

Hoàn thiện và xây dựng các chính sách kêu gọi vốn đầu tư trong và ngoài nước cho phát triển công nghiệp CNTT Vĩnh Phúc, đặc biệt là liên doanh liên kết phát triển phần cứng, khuyến khích phát triển phần mềm, cũng như các chính sách khuyến khích, hỗ trợ phát triển công nghiệp CNTT

Xây dựng các chính sách về đào tạo và sử dụng nguồn nhân lực CNTT nhằm đẩy nhanh việc đào tạo, huấn luyện và sử dụng hợp lý nguồn nhân lực CNTT. Xây dựng chính sách hỗ trợ đào tạo CIO và lãnh đạo DN về CNTT cho phù hợp với hoàn cảnh cụ thể của DN.

Cụ thể hoá và thể chế hoá chính sách chuyển giao công nghệ và hợp tác quốc tế nhằm thu hút vốn đầu tư nước ngoài vào địa bàn tỉnh trong lĩnh vực CNTT và mở rộng thị trường nước ngoài cho các DN của tỉnh. Khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi cho các chuyên gia nước ngoài và người Việt Nam ở nước ngoài tham gia phát triển CNTT ở tỉnh Vĩnh Phúc .

Cụ thể hoá chính sách về bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ, bảo hộ quyền tác giả đối với sản phẩm phần mềm và các sản phẩm CNTT khác.

Xây dựng các chính sách nhằm hỗ trợ phát triển thị trường CNTT, trong đó đặc biệt chú ý đến việc khuyến khích việc sử dụng các sản phẩm và dịch vụ CNTT được tạo ra tại địa bàn tỉnh.

3. Dự kiến kết quả đạt được

Một hệ thống các chính sách (liên quan đến các nội dung đã nêu trên) được xây dựng, cụ thể hoá và thể chế hoá trên địa bàn tỉnh. Thực hiện các chính sách này sẽ tạo ra môi trường pháp lý thuận lợi cho việc đẩy mạnh ứng dụng và phát triển CNTT của tỉnh.

4. Thời gian thực hiện

2010-2015: Ban hành các cơ chế, chính sách, các quy định làm căn cứ cho việc thực hiện và triển khai các dự án về CNTT trong Quy hoạch, bao gồm tin học hoá quản lý hành chính Nhà nước; kêu gọi và khuyến khích đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng kỹ thuật CNTT, công nghiệp CNTT; khuyến khích khai thác Internet, tham gia sử dụng TMĐT.

2016-2020: Hoàn thành các nội dung công việc còn lại. Thường xuyên hoàn thiện và bổ sung các cơ chế, chính sách, các quy định cho phù hợp với quá trình phát triển các ứng dụng tin học hoá theo các giai đoạn từ mức độ thấp đến mức độ cao.

III.8. Phân kỳ thực hiện

Để công tác chỉ đạo, điều hành, điều phối, điều chỉnh, đánh giá, kiểm tra giám sát việc triển khai các dự án theo đúng kế hoạch, đạt được các kết quả và hiệu quả mong muốn, quá trình thực hiện các nội dung của Quy hoạch sẽ được phân làm 2 kỳ, kỳ một là các năm 2010-2015, kỳ hai là các năm 2016-2020.

III.8.1. Giai đoạn 2010-2015

1. Ứng dụng CNTT trong các cơ quan Đảng và Nhà nước

Chuẩn hoá các quy trình và nội dung thông tin

Về cơ bản hoàn thành chuẩn hoá các quy trình và nội dung thông tin dùng chung trên diện rộng.

Áp dụng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn TCVN ISO 9001:2000 vào hoạt động tại các cơ quan QLNN cấp huyện/thị trở lên.

Xây dựng và triển khai các HTTT tại các cơ quan Đảng

Hoàn thành việc triển khai diện rộng Hệ thống hỗ trợ điều hành tác nghiệp tại cấp tỉnh đạt mức độ phát triển cao, tại cấp huyện/thị đạt mức độ trung bình.

Hoàn thiện triển khai một số CSDL (Quản lý đảng viên, Văn kiện & Lịch sử đảng bộ,...) ở mức độ cao. Triển khai các ứng dụng còn lại đạt mức độ trung bình.

Xây dựng và triển khai các HTTT dùng chung trên môi trường mạng

Khôi phục, hoàn thiện việc xây dựng, triển khai và vận hành các HTTT dùng chung tại các cơ quan từ cấp huyện/thị trở lên.

Đối với các sở/ngành đạt mức độ phát triển cao, đối với các UBND đạt mức độ trung bình.

Xây dựng và triển khai các HTTT quản lý và tác nghiệp chuyên ngành

Các cơ quan lựa chọn các HTTT chuyên ngành để xây dựng (nâng cấp) và triển khai.

Hoàn thành việc lập dự án, khảo sát, phân tích thiết kế cho các HTTT chuyên ngành đã được lựa chọn.

Xây dựng phần mềm và triển khai bước đầu 1/3 số HTTT chuyên ngành đó.

Triển khai các chương trình quản lý nội bộ

Hoàn thành việc nâng cấp, triển khai tất cả các chương trình quản lý nội bộ tại tất cả các cơ quan từ cấp huyện/thị trở lên.

Xây dựng một số CSDL trọng điểm của tỉnh

Hoàn thành việc khảo sát, phân tích thiết kế cho cả 4 CSDL.

Xây dựng phần mềm và triển khai thử nghiệm ở mức độ trung bình cho 2 CSDL.

Xây dựng và triển khai các HTTT phục vụ dịch vụ công

Hoàn thành việc khảo sát, phân tích thiết kế, nâng cấp, xây dựng và triển khai các nội dung dịch vụ công trực tuyến trên Cổng TTGTĐT, kết nối và tích hợp với các HTTT liên quan đã triển khai.

Hoàn thành việc lập dự án, khảo sát, phân tích thiết kế cho các HTTT phục vụ dịch vụ công đã nêu.

Xây dựng phần mềm và đưa vào triển khai bước đầu cho 1/3 số HTTT phục vụ dịch công đã phân tích, thiết kế.

2. Ứng dụng CNTT phục vụ sản xuất, kinh doanh và dịch vụ

Xây dựng cơ sở vật chất ban đầu cho trung tâm hỗ trợ DN.

Xây dựng và triển khai một số nội dung của phần mềm quản lý xí nghiệp.

Xây dựng và triển khai dự án cổng giao dịch TMĐT của tỉnh.

3. Ứng dụng CNTT trong các lĩnh vực đời sống, xã hội

Hoàn thiện và xây dựng mới 90% nhà văn hoá xã có kết nối Internet và xây dựng thí điểm một số điểm truy cập Internet tại thôn.

Trang bị cơ sở vật chất về CNTT cho các trường trung học phổ thông.

Trang bị cơ sở vật chất về CNTT cho các bệnh viện cấp tỉnh.

Xây dựng các phần mềm quản lý trường học và bệnh viện.

Xây dựng các cổng thông tin hay website phục vụ giáo dục và y tế.

Xây dựng website khuyến nông và đào tạo dạy nghề, tìm việc.

Xây dựng sàn giao dịch việc làm, nguồn nhân lực.

Xây dựng các HTTT, website trong lĩnh vực văn hoá, du lịch.

4. Phát triển hạ tầng kỹ thuật CNTT

Xây dựng mạng LAN cho UBND các xã/phường.

Nâng cấp các mạng LAN của các đơn vị: bổ sung máy chủ, máy trạm, bổ sung và sửa chữa các máy chủ đã bị hỏng.

Xây dựng mạng trục kết nối các cơ quan Đảng và Nhà nước.

Xây dựng hệ thống giao ban trực tuyến.

Bước đầu xây dựng Trung tâm Thông tin dữ liệu tại Sở TTTT: xây dựng hạ tầng, nâng cấp Trung tâm THDL,...

Nâng cấp các dịch vụ cơ bản.

Nâng cấp Cổng TTGTĐT.

5. Phát triển công nghiệp CNTT

Xây dựng và thực thi chính sách: Hoàn thiện và xây dựng các chính sách kêu gọi vốn đầu tư trong và ngoài nước cho phát triển CNTT Vĩnh Phúc, đặc biệt là liên doanh liên kết phát triển phần cứng, khuyến khích phát triển phần mềm, cũng như các chính sách khuyến khích, hỗ trợ phát triển công nghiệp CNTT, các chính sách hỗ trợ tiêu thụ sản phẩm nội địa, mở rộng thị trường.

Thực hiện phát triển công nghiệp phần cứng:

Đưa vào sản xuất nhà máy sản xuất máy tính của hãng Compal.

Hình thành khu công nghiệp phụ trợ công nghiệp phần cứng.

Thực hiện phát triển công nghiệp phần mềm và dịch vụ và nội dung:

Tăng cường xúc tiến thương mại trong lĩnh vực CNPMDV như tăng cường tiếp thị quảng cáo, tổ chức liên doanh sản xuất phần mềm với các công ty trong nước và ngoài nước.

Khuyến khích và nhân rộng các cơ sở DN CNTT phát triển công nghiệp nội dung trên cơ sở hỗ trợ vốn, mở rộng hành lang pháp lý, bảo vệ bản quyền và hỗ trợ tiêu thụ sản phẩm.

Liên kết với một số công ty trong nước hoặc ngoài nước để phát triển công nghiệp nội dung theo công nghệ kỹ thuật số phục vụ giải trí.

6. Phát triển nguồn nhân lực CNTT

Nâng cao nhận thức về CNTT

Về cơ bản hoàn thành các nội dung nâng cao nhận thức về CNTT cho lãnh đạo và cán bộ công chức từ cấp huyện/thị trở lên.

Đào tạo CNTT trong các cơ quan Đảng và Nhà nước:

Hoàn thành việc đào tạo phổ cập sử dụng máy tính, trao đổi thư tín điện tử và Internet cho tất cả cán bộ công chức trong hệ thống cơ quan Đảng và Nhà nước từ cấp huyện/thị trở lên. Đảm bảo tất cả cơ quan từ cấp huyện/thị trở lên đều có cán bộ chuyên trách về CNTT

Phát triển nguồn nhân lực và thu hút nhân tài CNTT:

Lập và thông qua các phương án triển khai đào tạo CNTT, các giải pháp đào tạo nguồn nhân lực CNTT trình độ cao và chuyên sâu phần cứng, phần mềm, nội dung.

Hình thành liên kết thông qua các hợp đồng đào tạo với các cơ sở đào tạo trong và ngoài địa bàn tỉnh.

Xây dựng được chính sách thu hút nhân lực chất lượng cao về CNTT từ nước ngoài, trong nước về tỉnh làm việc.

Đào tạo TMĐT:

Xây dựng được chương trình đào tạo phù hợp cho DN về TMĐT.

Triển khai được 2-3 khoá học phổ cập kiến thức cơ bản của TMĐT cho tất cả các DN trên địa bàn. Mỗi DN tập trung bồi dưỡng 1-2 học viên mỗi năm để làm nòng cốt về TMĐT cho các DN.

Ban hành các quy định hỗ trợ đào tạo nhân lực TMĐT.

Xây dựng Trung tâm đào tạo và nghiên cứu CNTT, hỗ trợ nâng cấp các cơ sở đào tạo hiện có trong tỉnh: Hoàn thành cơ bản việc xây dựng hạ tầng và mua sắm thiết bị cho Trung tâm đào tạo CNTT.

Quan hệ hợp tác được với một số cơ sở đào tạo trong nước ở Hà Nội hoặc công ty quốc tế để đào tạo nguồn nhân lực CNTT, nhất là nguồn nhân lực có trình độ cao về công nghệ và quản lý.

Triển khai một số các khoá học cho cán bộ quản lý DN

Triển khai một số khoá học chuyên ngành sau đại học .

Đảm nhiệm đào tạo được phần lớn số chuyên viên lập trình, chuyên viên phân tích thiết kế và cán bộ quản lý dự án cho tỉnh.

Nâng cấp các cơ sở đào tạo khác trong tỉnh theo đúng tiến độ thực hiện.

Tiến hành đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực ứng dụng CNTT ở nông thôn đều đặn hàng năm.

7. Ban hành các chính sách về CNTT

Ban hành các cơ chế, chính sách, các quy định ban đầu làm căn cứ cho việc thực hiện và triển khai các dự án về CNTT trong Quy hoạch, bao gồm các lĩnh vực tin học hoá quản lý Nhà nước (đặc biệt là sử dụng CNTT trong trao đổi thông tin, giao tiếp và giao dịch giữa các cơ quan công quyền và với người dân, DN); kêu gọi và khuyến khích đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng kỹ thuật CNTT, công nghiệp CNTT; khuyến khích khai thác Internet, tham gia sử dụng TMĐT.



III.8.2. Giai đoạn 2016-2020

Trên cơ sở các kết quả đạt được của các năm 2010-2015, UBND tỉnh sẽ điều chỉnh và chỉ đạo thực hiện các nội dung còn lại của các lĩnh vực.



IV. TẦM NHÌN PHÁT TRIỂN VÀ ỨNG DỤNG CNTT ĐẾN NĂM 2030

IV.1. Tầm nhìn ứng dụng CNTT đến năm 2030

1. Thực hiện nền hành chính điện tử

Chiến lược ứng dụng CNTT trong các cơ quan Đảng và Nhà nước tại tỉnh Vĩnh Phúc đến năm 2030 về tổng thể phải hoàn thành việc xây dựng và đưa vào triển khai thực hiện diện rộng hệ thống chính quyền điện tử ở cấp tỉnh, cấp huyện/thị và tới cấp cơ sở là xã/phường. Chính quyền điện tử tỉnh Vĩnh Phúc bao gồm các nội dung thành phần cơ bản (G2G, G2C và G2B) phải đạt được mức độ thuộc nhóm dẫn đầu trong cả nước. Chính quyền điện tử tỉnh Vĩnh Phúc phải phù hợp và nằm trong khuôn khổ chiến lược ứng dụng và phát triển CNTT của Chính phủ và của tỉnh.

Định hướng các mục tiêu và các nội dung quan trọng cần đạt được đến 2030 của nội dung ứng dụng CNTT trong các cơ quan Đảng và Nhà nước:

Việc thực hiện chính quyền điện tử phải có tác động tích cực và là động lực thúc đẩy sự tăng trưởng, đẩy nhanh tốc độ hiện đại hoá, nâng cao tính cạnh tranh cho nền kinh tế tỉnh; tham gia tích cực quá trình hội nhập kinh tế trong nước và quốc tế; xây dựng một nền kinh tế, văn hoá có hàm lượng thông tin cao; và nâng cao chất lượng cuộc sống của nhân dân trên địa bàn tỉnh.

Việc thực hiện chính quyền điện tử đồng thời làm tăng năng lực hợp tác giữa các cơ quan của Đảng và chính quyền, tăng cường mối quan hệ giữa công chúng và chính quyền thông qua các giao tiếp và giao dịch điện tử, cung cấp các cơ hội cho lĩnh vực quản lý hành chính nhà nước để hoàn thiện tính hiệu quả của các dịch vụ công cộng đồng thời giảm thiểu chi phí chuyển giao.

Cùng với quá trình hình thành chính quyền điện tử, các mục tiêu của chương trình cải cách hành chính của Chính phủ và của tỉnh được hoàn thành.

Hình thành hành lang pháp lý bao gồm các chính sách, cơ chế đảm bảo cho sự vận hành hiệu quả của chính quyền điện tử.

Các quy trình quản lý, quy trình nghiệp vụ, các giao dịch giữa các cơ quan Đảng và chính quyền, các giao dịch và các thủ tục dịch vụ công với người dân, tổ chức, DN được cải tiến, hiện đại hoá, hợp lý hoá và phù hợp với môi trường làm việc trên mạng máy tính, qua Internet và nhờ đó đạt được tính hiệu quả và hiệu lực cao.

Cơ sở hạ tầng kỹ thuật CNTT&TT tại các cơ quan Đảng và Nhà nước nói riêng và trong toàn tỉnh nói chung được hiện đại hoá và hoàn thiện về số lượng, chất lượng, tốc độ, băng thông và độ tin cậy; cước phí rẻ hoặc miễn phí, đáp ứng được hoàn toàn các yêu cầu cho công việc triển khai và vận hành chính quyền điện tử ở các cấp chính quyền cũng như phục vụ thực hiện các giao dịch điện tử, cung cấp các dịch vụ công điện tử tới người dân, tổ chức, DN trong tỉnh.

Các HTTT, CSDL, ứng dụng tiếp tục được nâng cấp, bổ sung và hoàn thiện, đặc biệt là các HTTT, CSDL chuyên ngành, các CSDL trọng điểm của tỉnh được tiếp tục xây dựng mới, cùng với hạ tầng kỹ thuật CNTT&TT hiện đại làm nền tảng cho việc quản lý và vận hành bộ máy chính quyền nhằm cung cấp các "dịch vụ" cho toàn xã hội một cách tốt nhất.

Cùng với quá trình hình thành và triển khai chính quyền điện tử, tiêu chuẩn đội ngũ cán bộ công chức từ lãnh đạo đến cán bộ, chuyên viên các cấp được nâng cao, đòi hỏi phải có đầy đủ nhận thức, năng lực, trình độ để có thể làm việc hiệu quả trong môi trường của nền hành chính điện tử và việc tham gia vào các quy trình xử lý, giải quyết công việc, làm việc trong môi trường mạng máy tính và Internet là bắt buộc.

Hình thành các nguồn thông tin dữ liệu điện tử, các cổng giao tiếp điện tử, các trung tâm giao dịch điện tử phục vụ cho các nhu cầu khai thác thông tin, các giao dịch và cung cấp dịch vụ công của các cấp chính quyền trực tiếp cho cộng đồng, các tổ chức, cá nhân, DN,...

Các giao dịch và các dịch vụ công giữa chính quyền với chính quyền, giữa chính quyền với người dân (tổ chức, DN, cá nhân) chủ yếu được thực hiện trên mạng và trực tuyến.

Các văn bản điện tử, hồ sơ điện tử, giao dịch điện tử được công nhận tính hợp pháp, khi đó các giao dịch, các trao đổi thông tin bằng con đường công văn, giấy tờ sẽ giảm hẳn.

Hoàn thành việc xây dựng và triển khai các HTTT, CSDL chuyên ngành tại các sở/ngành phục vụ cho các quy trình quản lý, nghiệp vụ chuyên ngành, các giao dịch và cung cấp các dịch vụ công.

Các lợi ích của chính quyền điện tử đối với cộng đồng

Giảm thiểu thời gian cho công dân, DN và người lao động khi truy nhập và sử dụng dịch vụ của chính phủ và do đó

Giảm thiểu chi phí của nhân dân;

Tăng cường tính hiệu quả và chất lượng dịch vụ của bộ máy chính quyền (hay đồng nghĩa với giảm sự trì trệ - quan liêu);

Đáp ứng nhu cầu và sự thoả mãn ngày càng tăng của xã hội nói chung và mọi công dân nói riêng;

Tăng cường cho sự phát triển kinh tế và xã hội lành mạnh;

Khuyến khích sự tham gia của cộng đồng trong hoạt động xã hội (cá nhân, tổ chức).

Các lợi ích của chính quyền điện tử đối với cơ quan chính quyền

Giảm "nạn giấy tờ" văn phòng - công sở;

Tiết kiệm thời gian (xử lý, vào số liệu, điện thoại...);

Giảm thiểu "vấn nạn" hay hình thức giao dịch và xử lý dạng thủ công và đối thoại (face-to-face);

Hợp lý hoá việc vận hành công việc;

Cho phép các cơ quan chính phủ cung cấp các dịch vụ chất lượng cao hơn và giảm ngân sách vận hành bộ máy nhà nước.

2. Thực hiện công dân điện tử

100% các xã, phường có điểm truy cập Internet băng thông rộng. 70% các gia đình có kết nối Internet tại nhà. 80% thanh niên trên toàn tỉnh sử dụng máy tính và các tiện ích của Internet. Người dân dễ dàng truy cập thông tin cần thiết liên quan đến sản xuất kinh doanh, chăm sóc sức khoẻ, giáo dục và đào tạo, du lịch, tin tức thời sự. Ngoài ra, người dân có thể truy cấp các trang thông tin của các cấp quản lý để thực hiện các dịch vụ công điện tử như đăng ký kinh doanh, khai thuế, nộp hồ sơ nhà đất, đăng ký các phương tiện như ô tô, tầu thuyền.. Mỗi công dân có lý lịch điện tử để theo dõi và quản lý. Mọi người dân có thể truy nhập vào các HTTT và các CSDL bằng nhiều phương tiện: máy tính, thiết bị điện tử cầm tay (PDA), điện thoại di động.

3. Thực hiện doanh nghiệp điện tử

Ứng dụng mạnh mẽ các công cụ quản lý xí nghiệp. 100% các DN lớn thực hiện các phần mềm quản lý tổng thể xí nghiệp (ERP) với các chức năng đầy đủ như quản lý tài chính, quản lý nhân sự, quản lý hàng hoá và bán hàng, quản lý và chăm sóc khách hàng, quản lý dây chuyền cung cấp nguyên liệu. Ứng dụng các phần mềm tự động hoá dây chuyền sản xuất và phần mềm nhúng để nâng cao chất lượng sản phẩm và tính hiệu quả của sản xuất. Các DN này có website riêng và tham gia các sàn giao dịch thương mại khác nhau.

100% các DN vừa và nhỏ khác có kết nối Internet, thư điện tử và các hình thức giao dịch khác. 70% các DN sử dụng các phần mềm để quản lý hoạt động của DN. Thường xuyên tra cứu thông tin trên Internet và kinh doanh thông qua thư điện tử..

4. Phát triển thương mại điện tử

Cổng giao dịch TMĐT của tỉnh thu hút 70% các DN tham gia. Các DN thực hiện quảng bá sản phẩm, tìm kiếm đối tác, thu thập thông tin thị trường, đặt các website trên cổng thông tin thương mại.

Tiến hành thường xuyên các giao dịch TMĐT giữa các DN với DN (B2B), giữa DN với khách hàng (B2C) và giữa DN với nhà nước (B2G). Doanh số giao dịch TMĐT trên địa bàn tỉnh đạt con số hàng trăm tỷ đồng.

20% người dân thực hiện mua sắm trên mạng. 50% các cuộc mua sắm công của các cơ quan QLNN trong tỉnh thực hiện thông qua đấu thầu trên mạng.

5. Thực hiện trường học điện tử

Mỗi trường học có đủ số lớp học có trang bị máy tính. Công việc giảng dạy có trợ giúp của các thiết bị CNTT chiếm 50% các tiết học. Môn tin học sẽ trở thành chính khoá ngay từ cấp PTCS. Ngay từ lớp mẫu giáo trẻ em đã làm quen với các bài học thông qua máy tính.

Các trường có xây dựng HTTT để quản lý học sinh, quản lý thi. Hệ thống mạng giáo dục giúp cho học sinh ôn tập, học tập. Hệ thống đào tạo từ xa thông qua mạng được triển khai rộng rãi trên dịa bàn tỉnh..

6. Thực hiện bệnh viện điện tử

100% các bệnh viện cấp tỉnh, 90% các bệnh viện tuyến huyện và các trung tâm y tế xây dựng được mạng nội bộ và kết nối Internet. Các bệnh viện có mạng xây dựng và triển khai HTTT quản lý bệnh viện thống nhất trên địa bàn tỉnh. Quản lý bệnh nhân, hồ sơ bệnh án điện tử được thực hiện. Trao đổi dữ liệu giữa bệnh viện và Sở Y tế được thực hiện thường xuyên.

Mạng y tế được triển khai với những công nghệ mới để có thể thực hiện các hội nghị truyền hình, hội chuẩn và khám bênh từ xa, giúp cho các bệnh viện của tỉnh có thể nhận được các ý kiến của các chuyên gia y tế đầu ngành từ trung ương và cácđịa phương có chuyên gia giỏi.

Mạng y tế và chăm sóc sức khoẻ luôn cập nhật những kiến thức mới để người dân có thể tự chăm sóc sức khoẻ, phòng chống bệnh dịch, an toàn vệ sinh thưc phẩm.

7. Các dịch vụ CNTT khác

Đến năm 2030, hình thành thêm một số sàn giao dịch trên mạng cho một số lĩnh vực như: thị trường lao động và tìm kiếm việc làm, thị trường thiết bị và dịch vụ khoa học kỹ thuật.

Đến thời kỳ này, việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế được thực hiện. Nhu cầu về lao động có chất lượng trên địa bàn tỉnh sẽ tăng cao. Các giao dịch truyền thống để tìm việc, tuyển lao động trở nên ít hiệu quả. Cổng giao dịch nguồn nhân lực sẽ trở thành một địa chỉ tin cậy. Các DN có thể tìm kiếm nguồn nhân lực có chất lượng, đúng yêu cầu không chỉ trên địa bàn tỉnh mà còn ra cả nước. Cơ hội tìm kiếm việc làm cũng nâng lên khi người dân đăng ký tìm việc làm trên mạng.

Thị trường các thiết bị công nghệ trên mạng cũng là một hình thức TMĐT. Các DN có thể quảng bá sản phẩm cùng các giải pháp kỹ thuật. Người dùng cũng có thể tìm kiếm những sản phẩm công nghệ phù hợp với điều kiện của mình. Thị trường công nghệ trong tương lai sẽ chiếm một tỉ trong khá lớn trong buôn bán và sẽ là một thị trường sôi động.

V.2. Tầm nhìn phát triển hạ tầng CNTT đến năm 2030

Hệ thống mạng máy tính trong các cơ quan nhà nước được kết nối băng rộng từ cấp tỉnh đến cấp xã, đảm bảo đáp ứng được nhu cầu điều hành phát triển KTXH của tỉnh.

Đảm bảo về hạ tầng mạng phục vụ cho các DN và nhu cầu khác của xã hội ở mức cao.

IV.3. Tầm nhìn phát triển công nghiệp CNTT đến năm 2030

Cố gắng thu hút đầu tư để có DN nước ngoài xây dựng nhà máy sản xuất linh kiện máy tính và thiết bị hỗ trợ làm nền tảng để phát triển công nghệ phần cứng trên địa bàn tỉnh. Chủ động khai thác các nguồn vốn trong và ngoài nước, đẩy mạnh hợp tác quốc tế trong phát triển ngành công nghiệp CNTT.

Phát triển CNPM theo hướng chú trọng phần mềm nội dung phục vụ cho tất cả các lĩnh vực KTXH trong nước và xuất khẩu, đẩy mạnh phát triển phần mềm ứng dụng trong các cơ sở sản xuất kinh doanh và trong các hoạt động KTXH của Tỉnh.

IV.4. Tầm nhìn phát triển nguồn nhân lực CNTT đến năm 2030

Tiếp tục mở rộng sự cộng tác với các đơn vị đào tạo trong và ngoài nước nhằm thu hút và tập hợp các tài nguyên, khả năng, kỹ năng và kiến thức chuyên môn hỗ trợ thực hiện các dự án đào tạo và nghiên cứu triển khai CNTT, đào tạo nguồn nhân lực cũng như tăng cường kế hoạch phối hợp hoạt động hiệu quả giữa các Trung tâm đào tạo và các trường đại học trong và ngoài địa bàn.

Việc phát triển đào tạo nguồn nhân lực và nghiên cứu triển khai CNTT được thực hiện từng bước có trọng tâm, có tính kế thừa trên đà theo sát sự phát triển KTXH của tỉnh và đất nước. Đào tạo nguồn nhân lực phục vụ ứng dụng và phát triển CNTT theo hướng hội nhập và đạt trình độ quốc tế.

Tăng cường cơ sở pháp lý cho xã hội hoá đào tạo nguồn nhân lực CNTT. Khuyến khích các tổ chức, cá nhân trong ngoài nước tổ chức các loại cơ sở đào tạo CNTT 100% vốn nước ngoài. Thu hút và tạo điều kiện thuận lợi để các trường đại học quốc tế về giảng dạy CNTT ở Vĩnh Phúc.

Đến năm 2030, Vĩnh Phúc có thể là một địa chỉ cung cấp nhân lực CNTT cho đất nước.




tải về 2.17 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   7   8   9   10   11   12   13   14   ...   17




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương