Ủy ban nhân dân tỉnh vĩnh phúc dự thảo quy hoạch phát triển công nghệ thông tin



tải về 2.17 Mb.
trang8/17
Chuyển đổi dữ liệu19.08.2016
Kích2.17 Mb.
#23173
1   ...   4   5   6   7   8   9   10   11   ...   17

II.3. Các chỉ tiêu

Đến năm 2020, Vĩnh Phúc cần đạt được các chỉ tiêu trong từng lĩnh vực như sau.

1. Ứng dụng CNTT trong các cơ quan Đảng và Nhà nước

100% các trao đổi thông tin, gửi/nhận văn bản giữa các cơ quan Đảng và Nhà nước cấp huyện/thị trở lên trong tỉnh với nhau, với các cơ quan Trung ương được thực hiện trên môi trường mạng và được vận hành tích hợp trong khuôn khổ HTTT quản lý văn bản và điều hành.

Đảm bảo 100% việc kết nối thông suốt, trao đổi và tích hợp thông tin thường xuyên giữa hệ thống mạng của các cơ quan Đảng với hệ thống mạng của các cơ quan QLNN với nhau.

100% các cơ quan Đảng, cơ quan Nhà nước từ cấp huyện/thị trở lên áp dụng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn TCVN ISO 9001:2000.

Tỷ lệ điều hành, xử lý, giải quyết văn bản và các công việc trên môi trường mạng máy tính tại Văn phòng Tỉnh uỷ, các ban của Đảng; Văn phòng UBND tỉnh, các sở/ngành đạt 100% và tại các huyện/thị uỷ, UBND huyện/thị đạt 85%.

100% các hoạt động chuyên môn, nghiệp vụ tại các cơ quan tỉnh uỷ, sở/ngành, huyện/thị uỷ, UBND huyện/thị được tin học hoá, thực hiện trên môi trường mạng máy tính.

100% các văn bản, hồ sơ, dữ liệu, số liệu tại các cơ quan Đảng và Nhà nước cấp huyện/thị trở lên được số hoá và quản lý trên mạng máy tính.

90-100% cán bộ công chức tại các cơ quan Đảng và chính quyền từ cấp xã/phường trở lên sử dụng thành thạo máy tính và mạng máy tính trong công việc.

Cổng TTGTĐT được xây dựng với đầy đủ thông tin theo quy định tại Điều 28 Luật Công nghệ thông tin. Hầu hết các dịch vụ công cơ bản trực tuyến ở mức độ 3 hoặc 4. Cổng cung cấp thông tin công cộng như các chính sách, các quy trình, thủ tục hành chính; cung cấp các biểu mẫu điện tử về dịch vụ hành chính công; người dân và DN có thể trao đổi thông tin, gửi nhận hồ sơ, thanh toán phí dịch vụ, nhận kết quả dịch vụ qua mạng.

Phát triển các CSDL trọng điểm của tỉnh trong khuôn khổ các CSDL quốc gia về con người, DN, đất đai, tài chính, kinh tế, các kho thông tin dữ liệu điện tử chung của tỉnh về dân cư, địa lý hành chính, thống kê KTXH, DN,... được xây dựng và cập nhật đầy đủ, thường xuyên, đáp ứng nhu cầu thông tin phục vụ các cơ quan Đảng và Nhà nước, phục vụ các đối tượng nhân dân trên địa bàn tỉnh.

Giảm ít nhất 80% lượng giấy tờ sử dụng trong các cơ quan Đảng và chính quyền từ cấp huyện/thị trở lên.

2. Ứng dụng CNTT trong sản xuất kinh doanh và dịch vụ

100% các DN lớn có website riêng hoặc tham gia hoạt động tại một sàn giao dịch TMĐT để quảng bá thương hiệu, sản phẩm, HTTT quản lý tổng thể xí nghiệp được đưa vào hoạt động.

70% các DN vừa và nhỏ tham gia TMĐT: có hệ thống thư điện tử, có kết nối Internet để tìm kiếm thông tin và thực hiện được một số giao dịch trên mạng.

100% các DN có máy tính trong đó 85-90% các DN vừa và nhỏ sử dụng máy tính trong quản lý hoạt động của DN.

Hình thành Cổng giao dịch TMĐT của tỉnh và kết nối với các sàn giao dịch lớn trong cả nước. 70% các DN tham gia sàn giao dịch để quảng bá sản phẩm; 90% các DN truy nhập sàn giao dịch để tìm kiếm thông tin.

Xây dựng và triển khai một số website bán hàng trực tuyến trên địa bàn tỉnh.

3. Ứng dụng CNTT trong các lĩnh vực đời sống xã hội

a) Phổ cập Internet cho người dân

100% các điểm văn hoá xã được kết nối Internet băng thông rộng. Mở rộng kết nối Internet đến 70% các điểm truy cập cấp thôn, xóm.

Đa dạng hoá các nội dung thông tin, chú trọng các thông tin về sản xuất nông nghiệp, y tế và lao động việc làm để cung cấp cho người dân, đặc biệt là người dân vùng nông thôn.

b) Giáo dục đào tạo

100% các trường trung học phổ thông xây dựng các phòng máy tính với số lượng từ 25 đến 40 máy tính mỗi phòng. 50-60% các trường THCS có phòng máy tính với quy mô 20-30 máy.

100% các trường học THCS, THPT, 80% các trường tiểu học có kết nối Internet.

Giáo án điện tử sẽ hỗ trợ giảng dạy tại 100% các trường THPT.

Xây dựng HTTT phục vụ quản lý giáo dục cho từng trường THPT và THCS, có liên kết đến các phòng Giáo dục huyện và Sở GDĐT.

Tổ chức việc thu thâp, trao đổi thông tin quản lý giáo dục qua mạng. Đưa các thông tin về giáo dục và đào tạo lên website của Sở GD&ĐT, website của các trường và hình thành mạng đào tạo giáo dục từ xa.

c) Y tế và chăm sóc sức khoẻ cộng đồng

100% các bệnh viện tuyến tỉnh có mạng LAN, kết nối Internet và sử dụng HTTT quản lý bệnh viện. Tất cả các bệnh viện tuyến huyện có kết nối Internet và mạng diện rộng để báo cáo các thống kê y học;

100% các bệnh viện tuyến tỉnh và tuyến huyện, các trung tâm y tế được kết nối Internet.

Trang bị mới và nâng cấp các thiết bị tin học tại các bệnh viện và các trung tâm y tế cấp huyện;

Phổ cập tin học cho 90% cán bộ y tế các cấp;

Hoàn thiện mạng y tế và cập nhật liên tục các thông tin y tế, hệ thống cảnh báo dịch bệnh và chăm sóc sức khoẻ cộng đồng lên mạng.

4. Phát triển hạ tầng kỹ thuật CNTT

100% các cơ quan Đảng và nhà nước cho đến cấp huyện/thị có mạng LAN, được kết nối trong mạng Intranet của tỉnh , kết nối Internet. Đảm bảo mỗi cán bộ công chức có 1 máy tính kết nối mạng LAN để sử dụng trong công việc.

100% UBND xã/phường có mạng LAN kết nối mạng diện rộng và Internet, mỗi mạng LAN có ít nhất 1 máy chủ và 5 máy trạm, phục vụ hiệu quả tin học hoá QLHCNN và hỗ trợ tiếp nhận và giải quyết các dịch vụ công đối với người dân.

Vĩnh Phúc có hạ tầng truyền thông đạt mức khá của toàn quốc. Cụ thể, tất cả các sở/ngành, UBND huyện/thị được kết nối với nhau trong một mạng cáp quang. Tốc độ đường truyền cao đảm bảo phục vụ cho việc trao đổi các dạng thông tin trong các cơ quan quản lý hành chính và cơ quan Đảng.

Đảm bảo điều kiện cho việc triển khai hệ thống giao ban trực tuyến của tỉnh.

Đảm bảo điều kiện cho việc triển khai các dịch vụ CPĐT (G2G, G2B, G2C).

Xây dựng Trung tâm Thông tin dữ liệu của tỉnh với hạ tầng CNTT&TT mạnh đáp ứng được nhu cầu triển khai CPĐT, TMĐT, các dịch vụ CNTT&TT, công nghiệp phần mềm, công nghiệp nội dung của các cơ quan, tổ chức, DN, người dân trên địa bàn tỉnh.

5. Phát triển công nghiệp CNTT

Tốc độ tăng trưởng của công nghiệp phần cứng và điện tử đạt 30-40% với doanh thu đạt 1tỷ USD .

Xây dựng một số công ty có thương hiệu và sản phẩm phần mềm được công nhận trên địa bàn cả nước.

6. Phát triển nguồn nhân lực CNTT

Đến 2020, lực lượng CNTT toàn tỉnh đạt khoảng 4.000 người, trong đó 60% có trình độ cao đẳng, đại học và 10% có trình độ tiến sĩ, thạc sĩ. Phấn đấu 80% sinh viên CNTT tốt nghiệp bậc đại học và cao đẳng trong nước có đủ khả năng chuyên môn và ngoại ngữ để tham gia thị trường lao động trong nước và quốc tế.

100% cán bộ công chức trong bộ máy quản lý nhà nước được đào tạo phổ cập kiến thức và kỹ năng ứng dụng CNTT, biết sử dụng máy tính và truy cập Internet, được đào tạo về ứng dụng CNTT trong công việc của mình.

Kiện toàn tổ chức lãnh đạo phụ trách và cán bộ chuyên trách về ứng dụng CNTT tại các cơ quan Đảng và các cơ quan QLNN từ cấp huyện/thị trở lên, đảm bảo mỗi cơ quan có ít nhất một cán bộ chuyên trách có trình độ về CNTT từ cao đẳng trở lên.

100% giáo viên biết sử dụng máy tính và truy cập Internet. 100% giáo viên các cấp có thể sử dụng các ứng dụng tin học hỗ trợ cho việc giảng dạy.

Phổ cập tin học căn bản cho 100% học sinh trường dạy nghề trên địa bàn.

100% học sinh các trường trung học phổ thông, trung học cơ sở và tiểu học được học tin học.

Đào tạo 80% lãnh đạo, cán bộ quản lý các đơn vị kinh tế biết sử dụng máy tính và giao dịch điện tử trên Internet. Đào tạo đủ nguồn nhân lực, đặc biệt nguồn nhân lực cho phát triển công nghiệp CNTT .

Đào tạo khoảng 200 cán bộ CNTT nòng cốt cho phát triển TMĐT, phục vụ cho các DN vừa và nhỏ trên địa bàn.

Đào tạo 70-90% thanh niên biết sử dụng máy tính và Internet.

III. NỘI DUNG QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN CNTT ĐẾN NĂM 2020

III.1. Quy hoạch ứng dụng CNTT trong các cơ quan Đảng và Nhà nước

III.1.1. Định hướng và các nội dung chính

1. Một số định hướng cơ bản

Tiếp tục nâng cao nhận thức về vai trò và khả năng của CNTT.

Gắn tin học hoá với cải cách hành chính.

Xây dựng các khung pháp lý để tạo điều kiện thuận lợi cho ứng dụng CNTT.

Chú trọng đến các nội dung có tính quyết định đến sự thành công của các dự án tin học hoá: Các yếu tố liên quan đến tổ chức và nhân sự; biện pháp quản lý dự án và cách thức thực hiện triển khai dự án.

Hoàn thiện việc xây dựng và nâng cấp hạ tầng kỹ thuật CNTT.

Đổi mới phương thức tin học hoá.

Huy động nguồn kinh phí.

2. Các nội dung chính ứng dụng CNTT

Trong giai đoạn đến năm 2020, để triển khai ứng dụng và phát triển CNTT trong hệ thống cơ quan Đảng và Nhà nước phù hợp với các quan điểm và mục tiêu đã nêu, tỉnh Vĩnh Phúc sẽ thực hiện các nội dung ứng dụng CNTT sau:

Thể chế hoá chính sách, phát triển nguồn nhân lực, nâng cao nhận thức

Cụ thể hoá và thể chế hoá các chính sách của Đảng và Nhà nước nhằm đẩy mạnh ứng dụng và phát triển CNTT của tỉnh.

Đào tạo và thu hút nguồn nhân lực về CNTT

Tuyên truyền và giáo dục nâng cao nhận thức về CNTT cho lãnh đạo, cán bộ công chức.

Phát triển hạ tầng kỹ thuật CNTT

Xây dựng mạng trục kết nối các cơ quan Đảng và Nhà nước

Nâng cấp và mở rộng hạ tầng kỹ thuật CNTT

Xây dựng và triển khai các ứng dụng tin học hoá

Chuẩn hoá các quy trình và nội dung thông tin

Xây dựng và triển khai các HTTT tại các cơ quan Đảng

Xây dựng và triển khai các HTTT tại các cơ quan Nhà nước

Xây dựng một số CSDL trọng điểm

Nâng cấp, xây dựng Cổng TTGTĐT và các HTTT phục vụ dịch vụ công

Mục này chỉ trình bày nội dung thứ ba, các nội dung thứ nhất và thứ hai sẽ được trình bày trong các mục ở sau.

3. Phân mức các mức độ phát triển của các ứng dụng tin học hoá

Việc xây dựng và triển khai các ứng dụng tin học hoá phải theo quan điểm từ mức độ thấp đến cao, từ diện hẹp đến diện rộng, đồng thời phải luôn nâng cấp và điều chỉnh phần mềm qua từng giai đoạn cho phù hợp để đảm bảo chắc chắn kết quả và tính hiệu quả của nó. Để có thể thực hiện quan điểm này, cần phải định ra mô hình các mức độ phát triển đối với từng loại ứng dụng tin học hoá.

Sau đây là phân loại các ứng dụng tin học hoá đặc trưng nhất trong các cơ quan Đảng và Nhà nước và mô hình mức độ phát triển đi kèm.

Mô hình phát triển các dịch vụ công trực tuyến phát triển có 4 mức độ, từ đơn giản đến phức tạp. Mức độ 1 và 2 được coi là mức độ trung bình; mức độ 3 và 4 được coi là mức độ cao.

Mô hình phát triển của các ứng dụng tin học hoá hoạt động theo mô hình luồng công việc (workflow) và nhóm công việc (workgroup) cũng có 4 mức độ, từ đơn giản đến phức tạp. Mức độ 1 và 2 được coi là mức độ trung bình; mức độ 3 và 4 được coi là mức độ cao.

Mô hình phát triển của các kho dữ liệu (CSDL chuyên ngành, CSDL trọng điểm của tỉnh, CSDL quốc gia,...) có 2 mức độ. Mức độ 1 được coi là mức độ trung bình; mức độ 2 được coi là mức độ cao.

(Xem chi tiết tại Phụ lục II. Phân mức các mức độ phát triển của các ứng dụng tin học hoá).

III.1.2. Chuẩn hoá các quy trình và nội dung thông tin

1. Mục đích

Xây dựng các quy định, hướng dẫn, các quy trình hoạt động, các quy trình thông tin giữa các cơ quan Đảng và Nhà nước trong tỉnh, các chuẩn thông tin và chuẩn CNTT của các HTTT phục vụ điều hành và quản lý nhà nước nhằm tạo ra môi trường thống nhất để triển khai hiệu quả các dự án tin học hoá, tạo điều kiện để chia sẻ và trao đổi thông tin giữa các cơ quan đơn vị, đảm bảo an toàn và an ninh thông tin dữ liệu.

Triển khai đồng bộ việc áp dụng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn TCVN ISO 9001:2000 vào hoạt động của tất các cơ quan hành chính Nhà nước của tỉnh Vĩnh Phúc.

2. Các nội dung chính

Xây dựng và hoàn thiện các quy chế, quy trình công tác, các chuẩn thông tin phục vụ cho việc triển khai các HTTT tại các cơ quan Đảng

Hoàn chỉnh và chuẩn hoá các quy trình hoạt động, các quy trình báo cáo, trao đổi thông tin giữa các cơ quan quản lý nhà nước. Chuẩn hoá các mẫu biểu văn bản, báo cáo. Quy định về tạo nguồn thông tin.

Xác định các chuẩn thông tin: chuẩn hoá các danh mục, chỉ tiêu, đơn vị,... trong hệ thống thống kê KTXH thống nhất trong toàn tỉnh.

Xác định các tiêu chuẩn kỹ thuật chung về CNTT: phần cứng, phần mềm,... Hệ các chuẩn cho môi trường hệ thống mở gồm: hệ điều hành, giao diện người/máy tính, quản trị CSDL, trao đổi, truyền dữ liệu,....

Thực hiện triển khai áp dụng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn TCVN ISO 9001:2000 tại tất cả các cơ quan QLNN cấp huyện/thị và cấp tỉnh trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc.

3. Dự kiến kết quả đạt được

Quy trình quản lý điều hành, hoạt động tác nghiệp, chế độ thông tin báo cáo, phương thức trao đổi thông tin giữa các cơ quan Đảng và Nhà nước được chuẩn hoá và ban hành chính thức làm cơ sở cho việc thực hiện tin học hoá.

Các chuẩn về thông tin và chuẩn về CNTT được ban hành làm cơ sở cho việc triển khai xây dựng các HTTT trong các cơ quan Đảng và Nhà nước.

Nhờ có các chuẩn, việc trao đổi thông tin trên mạng được đảm bảo thông suốt, từ đó sẽ tác động đến quá trình hoạt động của các cơ quan Đảng và Nhà nước, từ các hoạt động điều hành quản lý, đến các dịch vụ công phục vụ nhân dân.

Hệ thống các cơ quan QLNN áp dụng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn TCVN ISO 9001:2000 trong hoạt động và giải quyết công việc với sự hỗ trợ của mạng máy tính.

4. Thời gian thực hiện

2010-2015: Về cơ bản hoàn thành chuẩn hoá các quy trình và nội dung thông tin dùng chung trên diện rộng. Áp dụng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn TCVN ISO 9001:2000 trong quản lý hành chính tại Văn phòng UBND tỉnh và 100% các sở/ngành, UBND huyện/thị vào năm 2015.

2016-2020: Hoàn thành các nội dung chuẩn hoá còn lại. Hàng năm đều có sự điều chỉnh và hoàn thiện các kết quả đã chuẩn hoá cho phù hợp và tương thích với quá trình xây dựng và triển khai các ứng dụng tin học hoá tại các cơ quan Đảng và Nhà nước.



III.1.3. Xây dựng và triển khai các HTTT tại các cơ quan Đảng

1. Mục đích

Xây dựng, triển khai và tích hợp các ứng dụng tin học hoá (HTTT, CSDL, Website,...) đạt mức độ cao để hình thành Mạng thông tin phục vụ sự lãnh đạo của Đảng nhằm phục vụ và nâng cao hiệu quả công tác lãnh đạo, chỉ đạo điều hành, các hoạt động chuyên môn nghiệp vụ tại các cơ quan Đảng trên địa bàn tỉnh.

2. Các nội dung chính

Trên cơ sở mạng máy tính, xây dựng mới hoặc hoàn thiện (đối với các HTTT đang hoạt động) các ứng dụng tin học hoá tại các cơ quan Đảng (bao gồm các HTTT, CSDL, các chương trình ứng dụng, các website,...), tích hợp và liên kết các HTTT của các cơ quan Đảng để hình thành mạng lưới HTTT thống nhất của Đảng với sự kết nối, trao đổi thông tin theo chiều dọc (với cấp trên và cấp dưới), trao đổi thông tin với các HTTT liên quan của hệ thống các cơ quan QLNN.

Đến năm 2015, về cơ bản hoàn thành việc xây dựng và đưa vào sử dụng phổ biến các HTTT của Đảng trên cơ sở ứng dụng CNTT&TT hiện đại. Đến 2020, tất cả các cơ quan Đảng sử dụng, vận hành thành thạo và thông suốt các ứng dụng đã triển khai và hoạt động.

Nâng cấp và mở rộng mạng thông tin diện rộng của Đảng tới 100% đảng uỷ xã/phường với đường truyền chuyên dụng tốc độ cao.

Triển khai các giải pháp chứng thực điện tử và chữ ký điện tử, bảo mật thông tin, an ninh và an toàn mạng.

Nâng cấp Website của Tỉnh uỷ thành Cổng TTĐT của Tỉnh uỷ, trong đó có một kênh thông tin để giao tiếp với người dân.

Tại mỗi cơ quan Đảng về cơ bản gồm các HTTT tin học hoá sau:

Hệ thống hỗ trợ điều hành tác nghiệp (bao gồm Hệ thống Quản lý văn bản và hồ sơ công việc tích hợp với Trang TTĐT phục vụ điều hành)

HTTT phục vụ sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp uỷ các cấp

CSDL Văn kiện và Lịch sử Đảng của Vĩnh Phúc

CSDL Hồ sơ lưu trữ của Đảng (Mục lục hồ sơ)

CSDL Quản lý đảng viên

HTTT Giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo

HTTT chuyên ngành về công tác tổ chức

HTTT chuyên ngành về công tác tuyên giáo

HTTT chuyên ngành về công tác dân vận

HTTT chuyên ngành về công tác kiểm tra

Các chương trình quản lý nội bộ.

Theo quy trình triển khai của Ban Chỉ đạo CNTT các cơ quan Đảng, các HTTT nêu trên trong các cơ quan Đảng sẽ được xây dựng và triển khai theo mô hình thống nhất trong toàn quốc, từ TW Đảng xuống tới các Tỉnh uỷ và tiếp theo là các huyện/thị uỷ. Đối với mỗi HTTT (CSDL) dùng chung, tại tỉnh Vĩnh Phúc sẽ có một dự án tiếp nhận phần mềm từ TW và triển khai trên toàn địa bàn tỉnh.

Ban hành các văn bản liên quan đến triển khai và vận hành các HTTT.

3. Dự kiến kết quả đạt được

Hình thành Mạng thông tin của Đảng phục vụ sự chỉ đạo điều hành và công tác quản lý, tác nghiệp của các cơ quan Đảng tỉnh Vĩnh Phúc bao gồm các HTTT, CSDL, Cổng TTĐT.

Các HTTT, CSDL tổng hợp dùng chung được xây dựng và tích hợp trên Mạng thông tin của Đảng.

Các HTTT, CSDL vận hành đạt được mức độ phát triển cao vào năm 2020 .

Các ứng dụng tin học hoá được triển khai và vận hành trên diện rộng sẽ đem lại những lợi ích và hiệu quả trong công việc điều hành quản lý và tác nghiệp.

4. Thời gian thực hiện

2010-2015: Về cơ bản hoàn thành việc triển khai diện rộng Hệ thống hỗ trợ điều hành tác nghiệp, tại cấp tỉnh đạt mức độ phát triển cao, tại cấp huyện/thị đạt mức độ trung bình. Hoàn thiện triển khai một số CSDL (Quản lý đảng viên, Văn kiện & Lịch sử đảng bộ,...) ở mức độ cao. Triển khai các ứng dụng còn lại đạt mức độ trung bình.

2016-2020: Hoàn thành việc triển khai tất cả các ứng dụng tin học hoá ở mức độ phát triển cao.

III.1.4. Xây dựng và triển khai các HTTT dùng chung trên môi trường mạng

Các ứng dụng tin học hoá (HTTT, CSDL, Website,...) dùng chung là các ứng dụng được sử dụng tại đa số các cơ quan QLNN với cùng mô hình vận hành và quy trình xử lý, và có thể được kết nối với nhau thành mạng diện rộng để trao đổi và tích hợp thông tin dữ liệu, phục vụ cho việc vận hành trên môi trường mạng diện rộng.

1. Mục đích

Xây dựng triển khai và tích hợp các ứng dụng tin học hoá (HTTT, CSDL, Web site,...) dùng chung đạt mức độ phát triển cao để hình thành nên một Mạng các HTTT hành chính nhằm phục vụ và nâng cao hiệu quả công tác điều hành quản lý, các hoạt động tác nghiệp tại các cơ quan QLNN trên địa bàn tỉnh.

2. Các nội dung chính

Tại mỗi cơ quan QLNN tiến hành xây dựng hoặc hoàn thiện và triển khai các ứng dụng tin học hoá dùng chung trên mạng LAN. Các ứng dụng tin học hoá dùng chung chính trên môi trường mạng tại mỗi cơ quan Nhà nước về cơ bản sẽ bao gồm:

Hệ thống Quản lý văn bản và điều hành (hay Hệ thống hỗ trợ điều hành tác nghiệp), gồm hai thành phần chính:

Hệ thống Quản lý VB&HSCV

Trang TTĐT (nội bộ) phục vụ điều hành

HTTT tổng hợp KTXH phục vụ điều hành

CSDL Văn bản quy phạm pháp luật.

Trong đó Hệ thống Quản lý văn bản và điều hành vận hành theo mô hình luồng công việc và mô hình làm việc theo nhóm trên mạng cục bộ, có sự gửi nhận văn bản giữa các cơ quan QLNN trên mạng diện rộng; HTTT tổng hợp KTXH phục vụ điều hành và CSDL Văn bản QPPL là các kho dữ liệu vận hành trên môi trường mạng cục bộ và mạng diện rộng, có sự tích hợp và đồng bộ dữ liệu giữa các cơ quan có liên quan.

Các nội dung chính xây dựng và triển khai diện rộng các HTTT dùng chung là:

Rà soát các văn bản quy định các quy trình liên quan đến các HTTT dùng chung; chuẩn hoá các nội dung thông tin; ban hành các quy định vận hành, sử dụng và khai thác bắt buộc các HTTT đối với cán bộ công chức có liên quan trong từng cơ quan.

Xây dựng mới hoặc hoàn thiện phần mềm chương trình đối với các HTTT dùng chung phù hợp với qui trình theo hướng cải cách hành chính và chuẩn ISO 9001:2000 cũng như thực tế hiện trạng hạ tầng kỹ thuật và hiện trạng nguồn nhân lực.

Áp dụng việc xây dựng và triển khai các HTTT theo các bước qua từng giai đoạn trên cơ sở các mức độ phát triển từ thấp tới cao.

Cài đặt chương trình phần mềm trên diện rộng tại tất cả các cơ quan quản lý hành chính từ cấp huyện/thị trở lên và sau đó mở rộng tới cấp xã/phường.

Thực hiện cập nhật dữ liệu ban đầu tạo nguồn cho các HTTT hoạt động.

Hướng dẫn sử dụng, từng bước thích ứng việc sử dụng các HTTT trên mạng máy tính trong công việc của mỗi người trong cơ quan, từ đơn giản đến phức tạp, cho từng loại đối tượng người sử dụng (lãnh đạo, chuyên viên).

Có các biện pháp khuyến khích mọi người tích cực tham gia vận hành sử dụng các HTTT, tiến tới trở thành nhu cầu không thể thiếu trong thực hiện công việc của mỗi cá nhân.

Triển khai các giải pháp chứng thực điện tử và chữ ký điện tử, bảo mật thông tin, an ninh và an toàn mạng.

Thực hiện tích hợp và liên kết các ứng dụng tin học hoá dùng chung của các cơ quan với nhau và với Trung tâm THDL để cung cấp, chia sẻ, trao đổi, khai thác sử dụng thông tin dữ liệu chung trên diện rộng.

Tích hợp và liên kết các ứng dụng tin học hoá dùng chung giữa hệ thống các cơ quan Đảng với hệ thống các cơ quan QLNN.

Bảo hành, bảo trì hệ thống.

3. Dự kiến kết quả đạt được

Hình thành Mạng các HTTT hành chính của Vĩnh Phúc gồm các ứng dụng tin học hoá được xây dựng và triển khai tại các cơ quan quản lý Nhà nước.

Các HTTT, CSDL tổng hợp dùng chung được xây dựng và tích hợp tại Trung tâm THDL trên Mạng các HTTT hành chính.

Thay thế việc trao đổi thông tin qua đường công văn bằng việc trao đổi thông tin trên mạng hành chính của tỉnh.

Các ứng dụng tin học hoá được triển khai và vận hành trên diện rộng đạt mức độ phát triển cao sẽ đem lại những lợi ích và hiệu quả trong công việc điều hành quản lý và tác nghiệp.

4. Thời gian thực hiện

2010-2015: Hoàn thiện việc xây dựng, triển khai và vận hành các HTTT dùng chung tại các cơ quan từ cấp huyện/thị trở lên. Đối với các sở/ngành đạt mức độ phát triển cao, đối với các UBND huyện/thị đạt mức độ trung bình.

2016-2020: Tiếp tục duy trì vận hành các HTTT dùng chung trên diện rộng, trong đó đặc biệt trao đổi thông tin trên mạng. Các HTTT được triển khai, vận hành đạt mức độ phát triển cao. Mở rộng việc triển khai và vận hành các HTTT dùng chung tới cấp xã/phường.

III.1.5. Xây dựng và triển khai các HTTT quản lý và tác nghiệp chuyên ngành

1. Mục đích

Trong giai đoạn từ nay đến 2020, mỗi cơ quan QLNN cấp tỉnh và cấp huyện/thị sẽ tiến hành lựa chọn một số lĩnh vực chuyên ngành để xây dựng và triển khai các HTTT (CSDL) phục vụ quản lý điều hành và tác nghiệp cho các lĩnh vực đã lựa chọn.

Mỗi HTTT quản lý và tác nghiệp chuyên ngành này về cơ bản đều có những đặc điểm sau:

Được triển khai và vận hành theo ngành dọc từ các sở/ngành tới các phòng ban cấp huyện/thị và trao đổi thông tin với các bộ, ngành cấp trên.

Vận hành theo mô hình luồng công việc hoặc theo mô hình làm việc theo nhóm trên môi trường mạng để thực hiện các nghiệp vụ thuộc lĩnh vực chuyên môn ngành.

Cung cấp dữ liệu cho kho dữ liệu chuyên ngành

Được liên kết và tích hợp với HTTT dịch vụ công liên quan (nếu có), phục vụ cho quá trình tiếp nhận, giải quyết hồ sơ và thực hiện dịch vụ công đó.

Được kết nối và tích hợp với các HTTT liên quan để trao đổi dữ liệu.

2. Các nội dung chính

Sau đây là danh sách các HTTT (CSDL) quản lý và tác nghiệp chuyên ngành theo chức năng, nhiệm vụ và nhu cầu tin học hoá của từng cơ quan. Từ danh sách này, các ứng dụng có thể được lựa chọn để xây dựng và triển khai hoặc nâng cấp, mở rộng (nếu đang được sử dụng). Danh sách này có thể bổ sung, thay đổi cho phù hợp với thực tế của mỗi cơ quan trong quá trình tin học hoá.

Văn phòng Đoàn ĐBQH và HĐND tỉnh, Văn phòng HĐND huyện/thị:

HTTT Quản lý hoạt động của Đoàn ĐBQH

HTTT Quản lý hoạt động và các kỳ họp của HĐND

Văn phòng UBND tỉnh, Văn phòng UBND huyện/thị



HTTT Quản lý hoạt động của VP UBND

HTTT phục vụ hoạt động của lãnh đạo UBND (Chủ tịch, các Phó Chủ tịch)

HTTT phục vụ các kỳ họp của UBND

HTTT Quản lý chương trình công tác

Sở Kế hoạch và Đầu tư



HTTT Lập kế hoạch KTXH

HTTT Quản lý dự án đầu tư

HTTT Quản lý xây dựng cơ bản

HTTT Quản lý doanh nghiệp

HTTT Quản lý chuyển MĐSD đất (liên quan đến GPMB cho các DAĐT)

Cục Thống kê



HTTT Quản lý số liệu thống kê theo các lĩnh vực ngành

Niên giám thống kê điện tử

CSDL các cuộc điều tra

Một số HTTT chuyên ngành thống kê

Sở Tài chính



HTTT Quản lý tài chính (QL ngân sách; Kế toán hành chính sự nghiệp, QL ngân sách xã; QL tài sản;...)

HTTT Quản lý giá cả thị trường

Các HTTT chuyên ngành tài chính

Sở Nội vụ



HTTT Quản lý cán bộ công chức

HTTT Quản lý công tác địa giới hành chính

HTTT Quản lý công tác lưu trữ

HTTT Quản lý công tác thi đua khen thưởng

HTTT Quản lý các hoạt động tôn giáo

Sở Ngoại vụ



(Các) HTTT Quản lý chuyên ngành ngoại vụ

Sở Tư pháp



HTTT Quản lý công tác hộ tịch

HTTT Quản lý thi hành án dân sự cấp tỉnh

HTTT Quản lý qui trình ban hành VB QPPL

HTTT Quản lý các nghiệp vụ tư pháp khác

Sở Lao động - Thương binh và Xã hội



HTTT Quản lý lao động và việc làm

HTTT Quản lý các đối tượng người có công

HTTT Quản lý các đối tượng xã hội

HTTT Quản lý các đối tượng nghèo

HTTT Quản lý trẻ em

Sàn giao dịch và giới thiệu việc làm

Sở Công Thương



HTTT Lập và theo dõi kế hoạch ngành

HTTT Quản lý các dự án đầu tư (của ngành)

HTTT Quản lý các thiết bị chuyên ngành công nghiệp

HTTT Quản lý các doanh nghiệp

HTTT Quản lý các khu, cụm, điểm công nghiệp và làng nghề

HTTT Quản lý quỹ khuyến công

HTTT Quản lý các hoạt động thương mại và dịch vụ

HTTT Quản lý hàng hoá và dịch vụ

HTTT Quản lý các cơ sở kinh doanh và dịch vụ

Sàn Giao dịch TMĐT và xúc tiến thương mại

Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn



HTTT Quản lý các hoạt động sản xuất nông nghiệp

HTTT Quản lý các hoạt động lâm nghiệp (theo dõi diễn biến rừng)

HTTT quản lý hệ thống thuỷ nông và đê điều

HTTT quản lý các công trình XDCB chuyên ngành

HTTT xử lý khảo nghiệm thuốc BVTV

HTTT và website cung cấp, phổ biến tiến bộ KHKT và thông tin về nông, lâm nghiệp và phát triển nông thôn

Sở Giao thông vận tải



HTTT Quản lý hệ thống giao thông đường bộ và công trình giao thông

HTTT Quản lý sát hạch và cấp GPLX trực tuyến trên Cổng TTGTĐT

HTTT Quản lý Đăng kiểm xe cơ giới đường bộ

HTTT Quản lý kỹ thuật tàu sông

HTTT theo dõi chấp hành luật giao thông tại các nút giao thông trọng điểm

Sở Xây dựng



HTTT Quản lý quy hoạch xây dựng

HTTT Quản lý các dự án XDCB

HTTT Quản lý cấp phép xây dựng và công trình xây dựng

HTTT Phân tích, tính toán và thẩm định kết cấu

HTTT Phân tích, tính toán và thẩm định dự toán

HTTT cấp chứng chỉ hành nghề trong các lĩnh vực xây dựng

Sở Khoa học và Công nghệ



HTTT Quản lý hoạt động khoa học và công nghệ (đề tài, dự án)

CSDL thông tin tư liệu khoa học và công nghệ

HTTT Quản lý nguồn lực khoa học và công nghệ

HTTT Quản lý về tiêu chuẩn, chất lượng và đo lường

HTTT Quản lý An toàn bức xạ

HTTT Quản lý Sở hữu trí tuệ

HTTT Quản lý Công nghệ

Sở Thông tin và Truyền thông



HTTT Quản lý hạ tầng truyền thông và CNTT

HTTT Quản lý mạng lưới bưu chính

HTTT Quản lý các dự án phát triển và ứng dụng CNTT&TT

HTTT Quản lý báo chí, xuất bản và in ấn

HTTT Quản lý quảng cáo

HTTT Quản lý phát thanh, truyền hình

Sở Tài nguyên và Môi trường



HTTT Quản lý địa chính và đất đai

HTTT Quản lý đo đạc và bản đồ

HTTT Quản lý khoáng sản

HTTT Quản lý tài nguyên nước

HTTT Quản lý khí tượng thuỷ văn

HTTT Quản lý môi trường

HTTT Quan trắc các cơ sở ô nhiễm

Sở Giáo dục và Đào tạo



HTTT Quản lý hệ thống các trường học

HTTT Quản lý đội ngũ giáo viên

HTTT Quản lý học sinh

HTTT Quản lý dữ liệu ngân hàng câu hỏi

HTTT Quản lý thi cử

Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch



HTTT Quản lý các hoạt động văn hoá thông tin

HTTT Quản lý các hoạt động thể dục thể thao

HTTT Quản lý các hoạt động du lịch của tỉnh

HTTT Quản lý các di tích, các giá trị văn hoá phi vật thể

HTTT Quản lý bảo tàng

Sở Y tế


HTTT Quản lý hoạt động của các bệnh viện

HTTT Quản lý hệ thống bệnh viện, cơ sở y tế trên địa bàn tỉnh

HTTT Quản lý đội ngũ cán bộ chuyên ngành y tế

HTTT Quản lý y tế và sức khoẻ cộng đồng

HTTT Quản lý các hoạt động về dược

Thanh tra tỉnh



HTTT Quản lý công tác thanh tra

HTTT Quản lý khiếu nại, tố cáo

Ban Dân tộc



HTTT Quản lý công tác dân tộc

Ban Quản lý các Khu công nghiệp



HTTT Quản lý quy hoạch các KCN

HTTT Quản lý các Khu công nghiệp

HTTT Quản lý các dự án đầu tư

HTTT Quản lý các nhà đầu tư, các DN trong các KCN

Đài PT&TH Vĩnh Phúc



HTTT Quản lý công tác PT&TH

Bộ chỉ huy quân sự tỉnh



HTTT chuyên ngành/ nghiệp vụ quốc phòng

HTTT quản lý quân nhân chuyên nghiệp & công nhân viên quốc phòng

HTTT Quản lý sĩ quan dự bị

HTTT Quản lý dân quân tự vệ

HTTT quản lý công tác động viên quốc phòng

HTTT quản lý vũ khí - trang thiết bị

HTTT quản lý liệt - tử sỹ và thư­ơng binh

Công an tỉnh



HTTT chuyên ngành/ nghiệp vụ công an tỉnh

HTTT quản lý vụ việc và thống kê số liệu tổng hợp ANTT&ATXH

HTTT quản lý số liệu điều tra cơ bản

HTTT Quản lý trại giam

HTTT quản lý hộ khẩu, nhân khẩu

Toà án nhân dân tỉnh



Các HTTT chuyên ngành toà án

Viện KSND tỉnh



Các HTTT chuyên ngành kiểm sát

Uỷ ban MTTQ tỉnh



HTTT Quản lý và phục vụ hoạt động của Uỷ ban MTTQ

Liên đoàn Lao động tỉnh



HTTT Quản lý và phục vụ hoạt động của Liên đoàn

HTTT Quản lý đoàn viên công đoàn

Hội Nông dân tỉnh



HTTT Quản lý và phục vụ hoạt động của hội

HTTT Quản lý hội viên

Hội Liên hiệp phụ nữ tỉnh



HTTT Quản lý và phục vụ hoạt động của hội

HTTT Quản lý hội viên

Tỉnh Đoàn TNCS HCM



HTTT Quản lý và phục vụ hoạt động của Đoàn

HTTT Quản lý đoàn viên

Hội Cựu chiến binh tỉnh



HTTT Quản lý và phục vụ hoạt động của hội

HTTT Quản lý hội viên

Việc lựa chọn và xác định số lượng các HTTT quản lý và tác nghiệp chuyên ngành tại các cơ quan để xây dựng và triển khai phụ thuộc vào nhiều yếu tố, trong đó các yếu tố quan trọng là:

Khả năng đáp ứng về cơ sở hạ tầng kỹ thuật CNTT.

Khả năng đáp ứng về nguồn nhân lực.

Khả năng sẵn sàng tiếp nhận triển khai và vận hành các HTTT tại các cơ quan.

Khả năng nguồn vốn ngân sách được cấp cho ứng dụng CNTT.

Hiện tại, một số HTTT (CSDL) chuyên ngành đã và đang được xây dựng và vận hành sử dụng tại một số cơ quan sở/ngành. Các HTTT này cần phải được nâng cấp, hiệu chỉnh, hoàn thiện và tiếp tục mở rộng triển khai để đến 2020 đạt mức độ phát triển cao.

3. Dự kiến kết quả đạt được

Các HTTT chuyên ngành được xây dựng và triển khai diện rộng tại các cơ quan cấp sở và cấp phòng có liên quan, hỗ trợ hiệu quả các hoạt động chuyên môn, nghiệp vụ.

Các HTTT, CSDL chuyên ngành được tích hợp và liên kết với Trung tâm THDL, với các HTTT và các web site có liên quan trên Mạng các HTTT hành chính phục vụ nhu cầu khai thác thông tin chung.

Các ứng dụng tin học hoá được triển khai và vận hành trên diện rộng sẽ đem lại những lợi ích và hiệu quả trong công việc điều hành quản lý và tác nghiệp chuyên môn, nghiệp vụ.

4. Thời gian thực hiện

2010-2015: Hoàn thành việc lựa chọn các HTTT chuyên ngành, lập dự án, khảo sát, phân tích thiết kế cho các HTTT chuyên ngành đã được lựa chọn. Xây dựng phần mềm và triển khai bước đầu 1/3 số HTTT chuyên ngành đó.

2016-2020: Xây dựng phần mềm và triển khai các HTTT còn lại. Hoàn thành triển khai và vận hành các HTTT (CSDL) chuyên ngành theo hệ thống ngành dọc tới cấp huyện/thị.

III.1.6. Triển khai các chương trình quản lý nội bộ

Các chương trình quản lý nội bộ bao gồm: Quản lý Kế toán tài chính, Quản lý nhân sự, Quản lý tài sản công, Quản lý đội xe,.... phục vụ các hoạt động quản trị hành chính của cơ quan. Thông thường các chương trình quản lý nội bộ này được sử dụng và vận hành trong diện hẹp, có thể trên mạng LAN, hoặc chỉ trên các máy đơn lẻ.

Hiện tại, tại hầu hết các cơ quan đều có sử dụng Chương trình Quản lý kế toán tài chính khá hiệu quả. Trong giai đoạn từ nay đến 2015, tại mỗi cơ quan tiến hành nâng cấp, hiệu chỉnh và hoàn thiện các phần mềm đang vận hành sử dụng, xây dựng mới hoặc trang bị bổ sung các phần mềm còn thiếu, tạo thành một bộ các chương trình quản lý nội bộ phục vụ hiệu quả các hoạt động quản trị hành chính.



tải về 2.17 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   4   5   6   7   8   9   10   11   ...   17




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương