Ủy ban nhân dân tỉnh vĩnh phúc dự thảo quy hoạch phát triển công nghệ thông tin


I.3. Phát triển nguồn nhân lực CNTT



tải về 2.17 Mb.
trang13/17
Chuyển đổi dữ liệu19.08.2016
Kích2.17 Mb.
#23173
1   ...   9   10   11   12   13   14   15   16   17

I.3. Phát triển nguồn nhân lực CNTT

1. Nâng cao nhận thức về CNTT

Tiếp tục quán triệt Chỉ thị số 58-CT/TW ngày 17/10/2000 của Bộ Chính trị về đẩy mạnh ứng dụng và phát triển CNTT phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa; Nghị quyết số 01-NQ/TU ngày 09/5/2006 của Ban thường vụ Tỉnh ủy về việc phát triển và ứng dụng CNTT và các chủ trương, chính sách của Đảng, nhà nước, của tỉnh về phát triển và ứng dụng CNTT.

Nâng cao nhận thức về vai trò và tác động của CNTT đối với công cuộc phát triển kinh tế, văn hoá, xã hội của tỉnh, đối với việc nâng cao năng lực điều hành quản lý và chuyên môn nghiệp vụ cũng như quá trình cải cách hành chính cho lãnh đạo, các nhà quản lý, cán bộ công chức các cấp, các DN và người dân.



Xây dựng một quyết tâm chính trị cao trong hệ thống chính trị, thể chế hoá quyết tâm đó bằng các hành động cụ thể; coi công nghệ thông tin là lĩnh vực ưu tiên của tỉnh. Mọi cán bộ, công chức, viên chức, nhất là cán bộ lãnh đạo cần gương mẫu, đi đầu trong việc ứng dụng công nghệ thông tin , trước hết là trong cơ quan, đơn vị mình.

2. Đào tạo nguồn nhân lực về CNTT

Rà soát, hoàn thiện các chính sách phát triển nguồn nhân lực đã có, xây dựng mới các chính sách có hiệu lực hỗ trợ tốt việc đào tạo, thu hút và sử dụng nguồn nhân lực CNTT.

Tập trung ưu tiên đầu tư thực hiện các nội dung đã nêu trong nội dung Quy hoạch phát triển nguồn nhân lực theo nhu cầu và nhiệm vụ thực hiện các lĩnh vực khác.

Đa dạng hoá các hình thức đào tạo trong đó khuyến khích đào tạo lao động tại chỗ ở các DN đang trong quá trình đầu tư hoặc chuẩn bị đầu tư. Xây dựng và thực thi các biện pháp khuyến khích mọi thành phần kinh tế tham gia đào tạo nhằm huy động các nguồn tài chính ngoài ngân sách phục vụ cho công tác đào tạo nhân lực CNTT, trong đó chú trọng các nguồn đầu tư từ nước ngoài.

Nâng cao chất lượng đào tạo và đầu tư mở rộng quy mô đào tạo của các cơ sở đào tạo CNTT  hiện có. Xây dựng Trung tâm đào tạo CNTT  của tỉnh với cơ sở vật chất hiện đại và chương trình đào tạo tiên tiến đáp ứng nhu cầu nhân lực CNTT  tại các cơ quan trong hệ thống chính trị và doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực công nghệ thông tin, điện tử, viễn thông.

Nâng cấp và mở rộng quy mô đào tạo công nhân kỹ thuật nhằm cân đối lại cơ cấu đào tạo nhân lực hiện nay, đồng thời tăng cường mở các trường dạy nghề về điện tử tin học có chất lượng trên địa bàn tỉnh.

Tăng cường liên kết hợp tác nội ngoại tỉnh trong đào tạo CNTT, đặc biệt chú trọng đến việc đào tạo CNTT trong các trường dạy nghề, đội ngũ kỹ sư CNTT thực hành trong các trường đại học trên địa bàn.

I.4. Phát triển hạ tầng kỹ thuật

Tập trung ưu tiên đầu tư hạ tầng kỹ thuật CNTT đi trước một bước để có thể đáp ứng phù hợp việc triển khai các nội dung phát triển và ứng dụng CNTT khác một cách hiệu quả.

Tận dụng cơ sở hạ tầng sẵn có, tránh đầu tư chồng chéo.

Tăng cường sử dụng chung cơ sở hạ tầng, bao gồm mạng diện rộng, các trung tâm quản lý và khai thác dữ liệu (Data Center) và hệ thống đường truyền.

Kết nối thông suốt mạng của các cơ quan Đảng và mạng của các cơ quan Nhà nước, giữa hệ thống các địa bàn trong tỉnh với hệ thống mạng quốc gia.

Thường xuyên có sự nâng cấp và bổ sung hạ tầng kỹ thuật CNTT theo các công nghệ hiện đại và tiên tiến để tránh sự tụt hậu dẫn đến việc bỏ phí hệ thống hạ tầng cũ.

I.5. Phát triển khoa học công nghệ

Các nội dung quy hoạch ứng dụng và phát triển CNTT phải luôn tuân theo và cập nhật các công nghệ tiên tiến, phải đảm bảo theo các chuẩn quốc gia và quốc tế, phải đảm bảo tính mở để có thể phát triển và mở rộng.

Tập trung một số đề tài, dự án nghiên cứu và triển khai KHCN về ứng dụng và phát triển CNTT vào các lĩnh vực khác và với thực tế trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc.

Thiết kế kiến trúc và xây dựng các chuẩn đảm bảo cho việc triển khai xây dựng hạ tầng CNTT đáp ứng được yêu cầu hỗ trợ cho phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội của tỉnh Vĩnh Phúc. Chuẩn hoá luôn là nguyên tắc quan trọng hàng đầu trong ứng dụng và phát triển CNTT để triển khai các dịch vụ phục vụ cho tin học hoá, CPĐT, TMĐT,....

I.6. Phát triển thị trường

Xây dựng khung pháp lý đồng bộ với chính sách tự do hoá đầu tư ở mức cao, kích thích cạnh tranh bình đẳng và lành mạnh giữa các DN trong và ngoài nước, DN nhà nước với các DN khác.

Tạo điều kiện cho mọi thành phần kinh tế tham gia cung cấp dịch vụ viễn thông và Internet, và các dịch vụ CNTT. Có chính sách hỗ trợ các DN mới tham gia vào thị trường.

Phát triển thị trường lao động CNTT, có chính sách thu hút lao động công nghệ cao, đặc biệt là chuyên gia CNTT từ các tỉnh, thành khác về làm việc tại Vĩnh Phúc.

Mở rộng thị trường các sản phẩm CNTT ra các tỉnh, thành trong nước và ngoài nước. Chiến lược về thị trường là khai thác thế mạnh của tỉnh, đảm bảo chất lượng sản phẩm và đẩy mạnh xuất khẩu. Hỗ trợ các DN tìm kiếm đối tác và liên doanh liên kết với các đối tác để đẩy mạnh xuất khẩu.

Đẩy mạnh công tác dự báo thị trường và cung cấp thông tin về thị trường trong nước và quốc tế cho các DN. Hỗ trợ các DN giới thiệu, quảng cáo sản phẩm, đẩy mạnh tiếp thị, nhằm từng bước chiếm lĩnh thị trường mới và mở rộng thị trường hiện có.

Nâng cao nhận thức về vai trò và lợi ích của TMĐT trong việc phát triển thị trường. Tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển TMĐT và khuyến khích các hình thức giao dịch thương mại qua mạng, giúp các DN giới thiệu, quảng bá, tiêu thụ sản phẩm.

I.7. Tăng cường quản lý nhà nước về CNTT



Kiện toàn bộ máy tổ chức quản lý CNTT của tỉnh, trong đó chú ý đến việc củng cố Ban Chỉ đạo ứng dụng và phát triển CNTT tỉnh Vĩnh Phúc với Sở Thông tin và Truyền thông là cơ quan thường trực có đủ thẩm quyền để điều phối chung việc triển khai các ứng dụng và phát triển CNTT của tỉnh. Ban Chỉ đạo còn tiếp tục điều hành việc triển khai CPĐT sau khi các dự án tin học hoá đã hoàn thành.

Củng cố và hoàn thiện bộ máy tổ chức quản lý CNTT tại các sở ban ngành và huyện/thị, trong đó hình thành hệ thống CIO để triển khai thực hiện kế hoạch.

Tiến hành lập các Ban quản lý dự án theo phân công các đơn vị chủ trì và các đơn vị tham gia các dự án đã nêu trong bản Quy hoạch này. Khẩn trương chi tiết hoá nội dung các dự án theo hướng dẫn thống nhất.

Đơn vị thường trực sẽ làm đầu mối giúp Ban chỉ đạo Ứng dụng và Phát triển CNTT của tỉnh trong việc phối hợp với các ngành chủ trì việc tổ chức thực hiện Quy hoạch này.

Mỗi cơ quan cấp sở ngành và UBND cấp huyện/thị có ít nhất một biên chế cho quản trị mạng và quản trị HTTT.

I.8. Hợp tác quốc tế và liên doanh liên kết

Tranh thủ sự chỉ đạo, giúp đỡ của các bộ, ngành Trung ương để tăng cường năng lực quản lý, chuyên môn nghiệp vụ và cơ sở vật chất. Có các chính sách đặc biệt nhằm thu hút nguồn vốn đầu tư của các thành phần kinh tế cho ứng dụng và phát triển CNTT&TT. Tạo lập môi trường thuận lợi để Vĩnh Phúc trở thành địa điểm đầu tư hấp dẫn và tin cậy của các đối tác quốc tế, đặc biệt là các tập đoàn CNTT&TT quốc tế. Khuyến khích tất cả các thành phần kinh tế, các hình thức đầu tư nước ngoài, kể cả hình thức 100% vốn nước ngoài tham gia phát triển công nghiệp CNTT.

Tranh thủ sự hỗ trợ, chia sẻ thông tin và tri thức, kinh nghiệm, chuyển giao công nghệ của các tổ chức trong nước và quốc tế, các công ty đa quốc gia, các cơ sở nghiên cứu, các trung tâm tư vấn, các chuyên gia, đặc biệt là người Việt Nam ở nước ngoài. Thường xuyên củng cố và phát huy mối quan hệ gắn bó, hợp tác và liên kết giữa ba chủ thể Nhà nước, DN và người sử dụng, chú ý quan tâm các DN vừa và nhỏ. Phát huy vai trò của các Hiệp hội nghề nghiệp về CNTT&TT trong quá trình đẩy mạnh ứng dụng và phát triển CNTT&TT.

Tích cực tìm kiếm nguồn vốn ODA, đặc biệt tạo điều kiện thuận lợi nhất thu hút nguồn vốn FDI để thực hiện các dự án về phát triển hạ tầng CNTT, CPĐT, TMĐT. Các DN hợp tác trực tiếp với các công ty lớn của nước ngoài về CNTT&TT để phát triển nguồn nhân lực CNTT.

II. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

II.1. Vai trò của nhà nước và các thành phần kinh tế

Quy hoạch phát triển CNTT tỉnh Vĩnh Phúc đến năm 2020 và tầm nhìn đến 2030 là định hướng chiến lược quan trọng cho ứng dụng và phát triển CNTT trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc nhằm đưa CNTT trở thành một trong những động lực quan trọng nhất trong sự nghiệp công nghiệp hoá - hiện đại hoá tỉnh Vĩnh Phúc, tiến tới xây dựng xã hội thông tin và kinh tế tri thức. Bản quy hoạch sau khi được phê duyệt sẽ đóng vai trò định hướng phát triển quan trọng trong quá trình "điện tử hoá và tin học hoá" tỉnh Vĩnh Phúc. Vì vậy quy hoạch tổng thể phát triển CNTT tỉnh Vĩnh Phúc cần được ưu tiên thực hiện.

Lãnh đạo UBND tỉnh, lãnh đạo các sở/ngành, UBND huyện/thị, xã/phường và các cơ quan có liên quan có vai trò quan trọng, quyết định sự thành công của quá trình triển khai thực hiện quy hoạch. UBND tỉnh chủ trì và chỉ đạo các sở/ngành, các địa phương trong tỉnh thực hiện và triển khai theo chức năng, quản lý Nhà nước và các nội dung cụ thể của quy hoạch. Các sở/ngành liên quan trực tiếp đến Quy hoạch có trách nhiệm triển khai các công việc được qui định cụ thể. Các, sở, ban ngành và các đơn vị có liên quan khác, chủ động xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện Quy hoạch và ứng dụng CNTT trong hoạt động của đơn vị mình. Hỗ trợ, tạo điều kiện thuận lợi nhất để đạt được các mục tiêu đề ra trong Quy hoạch.

Các DN có vai trò quan trọng đối với sự phát triển kinh tế của đất nước. Sự phát triển của các DN CNTT có ý nghĩa to lớn và góp phần tích cực vào sự phát triển KTXH. Để đạt được các mục tiêu đề ra trong Quy hoạch, các DN cần đẩy mạnh ứng dụng CNTT nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh, chủ động tham gia các hình thức giao dịch TMĐT, CPĐT; Xác định rõ thị trường mục tiêu và sản phẩm dịch vụ CNTT trọng tâm để phát triển, tham gia vào quá trình phân công lao động trong lĩnh vực CNTT trong nước và quốc tế; Xây dựng các hình thức liên kết giữa các DN CNTT với các cơ quan quản lí Nhà nước, các trường đại học, trung tâm đào tạo, trung tâm nghiên cứu, hiệp hội người tiêu dùng để tạo sự phát triển nhanh và đồng bộ giữa các thành phần CNTT&TT.

Trong quá trình thực hiện quy hoạch, người dân với tư cách là người sử dụng các ứng dụng CNTT, vừa là người tham gia thực hiện quy hoạch vừa là người thụ hưởng các thành quả của việc ứng dụng và phát triển CNTT. Cần tuyên truyền nâng cao nhận thức về vai trò của CNTT trong phát triển xã hội tương lai, vận động mọi người dân tích cực tham gia học tập dưới mọi hình thức để nâng cao hiểu biết về CNTT và có được các kỹ năng cơ bản sử dụng máy tính, các chương trình, dịch vụ cơ sở để dần dần trở thành công dân điện tử; Tổ chức cập nhật thông tin, tri thức về CNTT, học tập, nghiên cứu, giao dịch qua mạng Internet, tham gia TMĐT, CPĐT; tham gia đóng góp ý kiến xây dựng chính sách phát triển , quản lý CNTT và giám sát quá trình thực hiện luật lệ, chính sách về CNTT. Các hội nghề nghiệp như Hội tin học, Hội Điện tử, Hiệp hội người tiêu dùng… có vai trò quan trọng trong các hoạt động tư vấn, hỗ trợ cho các DN và người tiêu dùng ứng dụng CNTT nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất, kinh doanh. Cần phát huy hiệu quả hoạt động của các hội nghề nghiệp và phối hợp hoạt động của các hiệp hội với các DN liên quan trong quá trình triển khai thực hiện Quy hoạch.

II.2. Phân công trách nhiệm

Tỉnh uỷ, UBND tỉnh chỉ đạo các sở/ngành, các địa phương xây dựng kế hoạch và triển khai ứng dụng CNTT trong hoạt động quản lý điều hành của các cơ quan Đảng, Nhà nước, từng bước xây dựng tỉnh điện tử, ứng dụng CNTT trong các ngành kinh tế, trước mắt là những ngành kinh tế có tính hội nhập cao như viễn thông, ngân hàng, thuế…, ứng dụng CNTT trong các hoạt động văn hoá, nghiên cứu khoa học, thông tin, y tế, củng cố và tăng cường an ninh, quốc phòng. Trách nhiệm của các sở/ngành, UBND huyện/thị và các đơn vị như sau:

1. Sở Thông tin và Truyền thông

Hàng năm xây dựng, trình UBND tỉnh kế hoạch ứng dụng và phát triển CNTT trên địa bàn tỉnh phù hợp với bản Quy hoạch này. Đề xuất những giải pháp cần thiết trình lãnh đạo UBND tỉnh quyết định. Sơ kết tình hình thực hiện kế hoạch hàng năm và tổng kết tình hình thực hiện quy hoạch vào năm 2020.

Tăng cường công tác quản lý nhà nước về BCVT và CNTT trên địa bàn tỉnh.

Là thường trực giúp Ban Chỉ đạo chỉ đạo và phối hợp các sở/ngành, các địa phương và các cơ quan trong tỉnh trong thực hiện các dự án phát triển và ứng dụng CNTT trên địa bàn tỉnh.

Phối hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo chỉ đạo triển khai các nhiệm vụ trong Chương trình quốc gia phát triển nguồn nhân lực CNTT.

2. Sở Kế hoạch và Đầu tư

Chủ trì, phối hợp với Sở Tài chính, Sở Thông tin và Truyền thông cân đối tổng hợp các nguồn lực trong kế hoạch phát triển KTXH 5 năm và hàng năm của tỉnh cho các dự án phát triển và ứng dụng CNTT trên địa bàn tỉnh. Xây dựng các giải pháp triển khai chính sách huy động các nguồn vốn trong nước và nước ngoài cho ứng dụng và phát triển CNTT.

3. Sở Tài chính

Chủ trì xây dựng cơ chế tạo điều kiện đảm bảo ưu tiên bố trí kinh phí và cấp đủ kinh phí cho các dự án phát triển và ứng dụng CNTT trên địa bàn tỉnh.

4. Sở Công thương

Chủ trì, phối hợp với Sở Thông tin và Truyền thông và các sở/ngành liên quan xây dựng kế hoạch phát triển công nghiệp CNTT trên địa bàn tỉnh.

Chủ trì, phối hợp với Sở Thông tin và Truyền thông và các sở/ngành liên quan xây dựng kế hoạch phát triển TMĐT trên địa bàn tỉnh. Xây dựng và triển khai chương trình tạo thị trường và thương hiệu cho sản phẩm CNTT của tỉnh Vĩnh Phúc, hỗ trợ các DN CNTT tham gia thị trường quốc tế.

5. Sở Nội vụ

Chủ trì, phối hợp với Sở Thông tin và Truyền thông và các sở/ngành liên quan đẩy mạnh chương trình cải cách hành chính tạo cơ sở cho ứng dụng CNTT trong quản lý hành chính nhà nước.

7. Sở Giáo dục và Đào tạo

Tổ chức thực hiện, kiểm tra, đánh giá kết quả thực hiện các nhiệm vụ trong Chương trình quốc gia phát triển nguồn nhân lực CNTT do Bộ Giáo dục và Đào tạo chủ trì.

8. Các sở/ngành khác; UBND các huyện/thị

Căn cứ vào Quy hoạch này xây dựng kế hoạch phát triển và ứng dụng CNTT đến năm 2020 và kế hoạch đầu tư, kế hoạch thực hiện và triển khai thực hiện hàng năm về ứng dụng và phát triển CNTT cho đơn vị mình. Chủ trì hoặc phối hợp với các đơn vị khác chủ trì, thực hiện các dự án ứng dụng và phát triển CNTT được phân công. Đảm bảo đầu tư và thực hiện các dự án đầu tư đã được các cấp thẩm quyền quyết định theo đúng tiến độ. Triển khai các hoạt động về ứng dụng và phát triển CNTT trong kế hoạch hoạt động thường xuyên của đơn vị.



II.3. Danh mục các dự án triển khai đến năm 2020

II.3.1. Các dự án ứng dụng CNTT trong các cơ quan Đảng và Nhà nước

1. Dự án Chuẩn hoá các quy trình và nội dung thông tin

Nội dung: Thực hiện nội dung Chuẩn hoá các quy trình và nội dung thông tin.

Thời gian thực hiện:

2010-2015: Về cơ bản hoàn thành chuẩn hoá các quy trình và nội dung thông tin dùng chung trên diện rộng. Áp dụng tiêu chuẩn TCVN ISO 9001:2000 trong quản lý hành chính tại Văn phòng UBND tỉnh và tất cả các cơ quan cấp huyện/thị trở lên.

2016-2020: Hoàn thành các nội dung chuẩn hoá còn lại và áp dụng ISO 9001:2000 diện rộng.

Các cơ quan tham gia:

Chủ trì: Sở Nội vụ; Văn phòng UBND tỉnh.

Phối hợp: Sở TTTT; Sở KHĐT; Sở KHCN

Tham gia triển khai: Tất cả các cơ quan.

2. Dự án Xây dựng và triển khai các HTTT tại các cơ quan Đảng

Các tiểu dự án xây dựng và triển khai các HTTT tại các cơ quan Đảng gồm:

Tiểu dự án Xây dựng và hoàn thiện Cổng TTĐT của Tỉnh uỷ

Tiểu dự án Xây dựng và triển khai hệ thống hỗ trợ điều hành tác nghiệp

Tiểu dự án Xây dựng và triển khai HTTT phục vụ sự lãnh đạo của các cấp uỷ

Tiểu dự án Xây dựng và triển khai CSDL Văn kiện Đảng

Tiểu dự án Xây dựng và triển khai CSDL Hồ sơ lưu trữ của Đảng

Tiểu dự án Xây dựng và triển khai CSDL Quản lý đảng viên

Tiểu dự án Xây dựng và triển khai HTTT Giải quyết khiếu tố

Tiểu dự án Xây dựng và triển khai các chương trình quản lý nội bộ

Các tiểu dự án Xây dựng và triển khai các HTTT chuyên ngành

Thời gian thực hiện:

2010-2015: Về cơ bản hoàn thành việc triển khai diện rộng Hệ thống hỗ trợ điều hành tác nghiệp, tại cấp tỉnh đạt mức độ phát triển cao, tại cấp huyện/thị đạt mức độ trung bình. Hoàn thiện triển khai một số CSDL (Quản lý đảng viên, Văn kiện & Lịch sử đảng bộ,...) ở mức độ cao. Triển khai các ứng dụng còn lại đạt mức độ trung bình.

2016-2020: Hoàn thành việc triển khai tất cả các ứng dụng tin học hoá ở mức độ phát triển cao.

Các cơ quan tham gia thực hiện:

Chủ trì: Văn phòng Tỉnh uỷ Vĩnh Phúc.

Phối hợp: Các Ban của Tỉnh uỷ; các huyện/thị uỷ.

Tham gia triển khai: Tất cả các cơ quan Đảng.

3. Xây dựng và triển khai các HTTT dùng chung trên môi trường mạng

Các tiểu dự án khôi phục, hoàn thiện và triển khai các HTTT tại các cơ quan QLNN gồm:

Tiểu dự án Xây dựng và triển khai Hệ thống Quản lý văn bản và điều hành

Tiểu dự án Xây dựng và triển khai HTTT tổng hợp KTXH phục vụ điều hành

Tiểu dự án Xây dựng và triển khai CSDL Văn bản quy phạm pháp luật

Thời gian thực hiện:

2010-2015: Khôi phục, hoàn thiện việc xây dựng, triển khai và vận hành các HTTT dùng chung tại các cơ quan từ cấp huyện/thị trở lên. Đối với các sở/ngành đạt mức độ phát triển cao, đối với các UBND huyện/thị đạt mức độ trung bình.

2016-2020: Tiếp tục duy trì vận hành các HTTT dùng chung trên diện rộng, trong đó đặc biệt trao đổi thông tin trên mạng. Các HTTT được triển khai, vận hành đạt mức độ phát triển cao. Mở rộng việc triển khai và vận hành các HTTT dùng chung tới cấp xã/phường.

Thực hiện tiểu dự án XD và triển khai Hệ thống Quản lý văn bản và điều hành

Chủ trì: Sở Thông tin và Truyền thông, Văn phòng UBND tỉnh.

Phối hợp: Sở KHĐT; Sở Tài chính.

Tham gia triển khai: Tất cả các cơ quan quản lý Nhà nước.

Thực hiện tiểu dự án XD và triển khai HTTT tổng hợp KTXH phục vụ điều hành

Chủ trì: Sở Kế hoạch và Đầu tư.

Phối hợp: Sở TTTT, Văn phòng UBND tỉnh.

Tham gia triển khai: Tất cả các cơ quan quản lý Nhà nước.

Thực hiện tiểu dự án Xây dựng và triển khai CSDL Văn bản QPPL

Chủ trì: Sở Tư pháp

Phối hợp: Văn phòng UBND tỉnh; Sở Nội vụ.

Tham gia triển khai: Tất cả các cơ quan quản lý Nhà nước.

4. Dự án Xây dựng và triển khai các HTTT quản lý và tác nghiệp chuyên ngành

Thực hiện nội dung Xây dựng và triển khai các HTTT quản lý và tác nghiệp chuyên ngành, mỗi cơ quan QLNN cấp tỉnh và cấp huyện/thị sẽ tiến hành lựa chọn một số lĩnh vực chuyên ngành để xây dựng và triển khai các HTTT (CSDL) phục vụ quản lý điều hành và tác nghiệp cho các lĩnh vực đã lựa chọn, đối với mỗi HTTT (CSDL) sẽ có một tiểu dự án thực hiện việc xây dựng và triển khai.

Thời gian thực hiện:

2010-2015: Hoàn thành việc lựa chọn các HTTT chuyên ngành, lập dự án, khảo sát, phân tích thiết kế cho các HTTT chuyên ngành đã được lựa chọn. Xây dựng phần mềm và triển khai bước đầu 1/3 số HTTT chuyên ngành đó.

2016-2020: Xây dựng phần mềm và triển khai các HTTT còn lại. Hoàn thành triển khai và vận hành các HTTT (CSDL) chuyên ngành theo hệ thống ngành dọc tới cấp huyện/thị.

Tổ chức thực hiện:

Mỗi HTTT chuyên ngành sẽ là một tiểu dự án.

Cơ quan chủ trì mỗi tiểu dự án là cơ quan chuyên ngành về lĩnh vực của HTTT và sẽ là cơ quan sử dụng chính HTTT.

5. Dự án Triển khai các chương trình quản lý nội bộ

Thực hiện nội dung Triển khai các chương trình quản lý nội bộ.

Thời gian thực hiện: Hoàn thành trong giai đoạn 2010-2015.

Chủ trì: Các cơ quan tự triển khai và vận hành sử dụng.

6. Dự án Xây dựng một số CSDL trọng điểm của tỉnh

Các tiểu dự án xây dựng các CSDL trọng điểm của tỉnh gồm:

Tiểu dự án Xây dựng và triển khai CSDL về địa lý hành chính

Tiểu dự án Xây dựng và triển khai CSDL về dân cư

Tiểu dự án Xây dựng và triển khai CSDL thống kê KTXH

Tiểu dự án Xây dựng và triển khai CSDL về doanh nghiệp và đầu tư

Thời gian thực hiện:

2010-2015: Hoàn thành việc khảo sát, phân tích thiết kế cho cả 4 CSDL. Xây dựng phần mềm và triển khai thử nghiệm ở mức độ trung bình cho 2 CSDL.

2016-2020: Hoàn thành việc xây dựng và triển khai cả 4 CSDL ở mức độ cao.

Thực hiện tiểu dự án Xây dựng và triển khai CSDL về địa lý hành chính

Chủ trì: Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở TTTT.

Phối hợp: Văn phòng UBND tỉnh; các UBND huyện/thị

Tham gia triển khai: Sở Tài nguyên và Môi trường, các phòng chuyên môn về công tác địa chính (thuộc UBND huyện/thị)

Thực hiện tiểu dự án Xây dựng và triển khai CSDL về dân cư

Chủ trì: Công an tỉnh.

Phối hợp: Sở Tư pháp, Sở Y tế, Sở LĐTBXH.

Tham gia triển khai: UBND xã/phường, huyện/thị.

Thực hiện tiểu dự án Xây dựng và triển khai CSDL thống kê KTXH

Chủ trì: Sở Kế hoạch và Đầu tư

Phối hợp: Sở TTTT; Sở Tài chính.

Tham gia triển khai: Cục Thống kê, các Phòng Thống kê.

Thực hiện tiểu dự án Xây dựng và triển khai CSDL về DN và đầu tư

Chủ trì: Sở Kế hoạch và Đầu tư

Phối hợp: Sở Công thương; Ban Quản lý các KCN, Hội DN.

Tham gia triển khai: Các KCN, các DN.

7. Dự án Xây dựng và triển khai các HTTT phục vụ dịch vụ công

Các tiểu dự án xây dựng và triển khai các HTTT phục vụ dịch vụ công gồm:

Nâng cấp, xây dựng và triển khai Cổng TTGTĐT tỉnh Vĩnh Phúc

XD và triển khai HTTT Giải quyết hồ sơ một cửa

XD và triển khai HTTT Quản lý hộ tịch

XD và triển khai HTTT Giải quyết khiếu nại và tố cáo

XD và triển khai HTTT Cấp giấy phép đầu tư

XD và triển khai HTTT Cấp ĐKKD (tất cả các loại hình)

XD và triển khai HTTT Cấp giấy phép xây dựng

XD và triển khai HTTT Cấp chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng

XD và triển khai HTTT Giải quyết HS thủ tục về đất đai.

XD và triển khai HTTT Cấp giấy ĐK hành nghề y, dược

XD và triển khai HTTT Cấp giấy đăng ký ô tô, xe máy

XD và triển khai HTTT ĐK sát hạch và cấp GPLX cơ giới đường bộ

Xây dựng và triển khai HTTT Cấp giấy phép hoặc dịch vụ đặc thù

Xây dựng và triển khai HTTT Cấp Giấy ĐK tạm trú, tạm vắng

Các tiểu dự án khác....

Thời gian thực hiện

2010-2015: Hoàn thành việc khảo sát, phân tích thiết kế, nâng cấp, xây dựng và triển khai các nội dung dịch vụ công trực tuyến trên Cổng TTGTĐT, kết nối và tích hợp với các HTTT liên quan đã triển khai. Hoàn thành việc khảo sát, phân tích thiết kế cho các HTTT phục vụ dịch vụ công đã nêu. Xây dựng phần mềm và đưa vào triển khai 1/2 các HTTT phục vụ dịch vụ công.

2016-2020: Hoàn thành việc triển khai các HTTT phục vụ dịch vụ công còn lại (tại các cơ quan) và các dịch vụ công trực tuyến trên Cổng TTGTĐT.

Thực hiện tiểu dự án Xây dựng Cổng TTGTĐT tỉnh Vĩnh Phúc

Chủ trì: Sở Thông tin và Truyền thông .

Phối hợp: Văn phòng UBND tỉnh; Sở KHĐT; Sở Tài chính.

Tham gia triển khai: Tất cả các cơ quan quản lý Nhà nước.

Thực hiện tiểu dự án Xây dựng và triển khai HTTT Giải quyết hồ sơ một cửa

Chủ trì: Sở Nội vụ.

Phối hợp: Văn phòng UBND tỉnh, UBND huyện/thị.

Tham gia triển khai: Các cơ quan có phục vụ dịch vụ công.

Thực hiện tiểu dự án Xây dựng và triển khai HTTT Quản lý đăng ký hộ tịch

Chủ trì: Sở Tư pháp.

Phối hợp: UBND huyện/thị.

Tham gia triển khai: Sở Tư pháp, UBND huyện/thị, UBND xã/phường.

Thực hiện tiểu dự án XD và triển khai HTTT Giải quyết khiếu nại và tố cáo

Chủ trì: Thanh tra tỉnh

Phối hợp: Văn phòng UBND tỉnh

Tham gia triển khai: Tất cả các cơ quan QLNN

Thực hiện các tiểu dự án còn lại

Cơ quan chủ trì mỗi tiểu dự án là cơ quan chuyên ngành về lĩnh vực mà dịch công có liên quan chính.

Tham gia triển khai: Các phòng giao dịch một cửa tại mỗi cơ quan, các phòng ban chuyên môn có liên quan đến giải quyết các hồ sơ dịch vụ công.

II.3.2. Các dự án ứng dụng CNTT phục vụ sản xuất kinh doanh

1. Dự án xây dựng Cổng giao dịch TMĐT

Nội dung: Xây dựng Cổng giao dịch TMĐT nhằm hỗ trợ thông tin cho các DN bao gồm xây dựng và đặt các website của DN, thiết lập các CSDL giá cả, thị trường trong nước và quốc tế, hỗ trợ DN về mặt luật pháp và các dịch vụ khác như xúc tiến thương mại, tìm kiếm thị trường...

Thời gian thực hiện: 2010-2020.

Tham gia thực hiện:

Chủ trì: Sở Công thương.

Phối hợp: Sở TTTT; Sở KHĐT; Sở Tài chính.

Tham gia triển khai: Các DN.

2. Dự án Xây dựng Trung tâm dịch vụ CNTT

Nội dung: Cung cấp và hỗ trợ các DN các dịch vụ CNTT cho DN như lập dự án, các giải pháp, cho thuê máy tính và phần mềm, hỗ trợ các dịch vụ an toàn dữ liệu, nhân lực cho bảo hành bảo trì. Trang thiết bị và cơ sở hạ tầng của Trung tâm này được nằm trong nội dung của dự án xây dựng Trung tâm giao dịch CNTT.

Thời gian thực hiện: 2010-2020

Tham gia thực hiện:

Chủ trì: Sở Thông tin và Truyền thông, Sở Công thương.

Phối hợp: Sở KHĐT; Sở Tài chính, các DN.

3. Dự án Xây dựng HTTT quản lý xí nghiệp

Nội dung: Xây dựng HTTT quản lý xí nghiệp.

Thời gian thực hiện: 2010-2020

Tham gia thực hiện:

Chủ trì: Sở Công thương.

Phối hợp: Sở KHĐT; Sở Tài chính, Sở TTTT, các DN.

II.3.3. Các dự án ứng dụng CNTT trong các lĩnh vực đời sống, xã hội

1. Dự án Phổ cập dịch vụ Internet cho người dân

Nội dung:

Kết nối Internet tới các điểm văn hoá xã.

Cung cấp và phổ biến thông tin cho người dân trên Cổng TTGTĐT.

Thời gian thực hiện: 2010-2020.

Tham gia thực hiện:

Chủ trì: Sở Thông tin và Truyền thông .

Phối hợp: Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch.

Tham gia triển khai: Các điểm văn hoá xã thụ hưởng.

2. Dự án Ứng dụng CNTT trong giáo dục và đào tạo

Dự án này gồm hai tiểu dự án

Tiểu dự án Xây dựng và triển khai Mạng EDUNET và giáo dục từ xa

Tiểu dự án Xây dựng HTTT quản lý giáo dục

Tiểu dự án Trang thiết bị CNTT cho các trường học.

Thời gian thực hiện: 2011-2020

Tham gia thực hiện:

Chủ trì: Sở Giáo dục và Đào tạo

Phối hợp: Sở TTTT.

Tham gia triển khai: Các cơ quan, đơn vị có liên quan.

3. Dự án Ứng dụng CNTT trong y tế và chăm sóc sức khoẻ cộng đồng

Dự án này gồm hai tiểu dự án

Tiểu dự án Xây dựng và triển khai HTTT quản lý bệnh viện.

Tiểu dự án Trang thiết bị CNTT cho các bệnh viện.

Thời gian thực hiện: 2010-2020.

Tham gia thực hiện:

Chủ trì: Sở Y tế.

Phối hợp: Sở TTTT; Các bệnh viện tỉnh.

Tham gia triển khai: Các bệnh viện và các đơn vị y tế có liên quan.

4. Dự án Ứng dụng CNTT trong NN&PTNT

Nội dung:

Xây dựng HTTT hỗ trợ nông dân các vấn đề liên quan đến NN&PTNT

Phổ biến và cung cấp thông tin về NN&PTNT cho nông dân trên Cổng TTGTĐT.

Thời gian thực hiện: 2010-2020

Tham gia thực hiện:

Chủ trì: Sở Nông nghiệp & PTNT.

Phối hợp: Sở KHĐT; Sở Tài chính, Sở TTTT.

5. Dự án Ứng dụng CNTT trong quản lý lao động và giải quyết việc làm

Nội dung: Xây dựng sàn giao dịch, hình thành chợ điện tử về việc làm và nguồn nhân lực

Thời gian thực hiện: 2010-2020

Tham gia thực hiện:

Chủ trì: Sở Lao động, Thương binh và Xã hội

Phối hợp: Sở TTTT, Sở Công thương.

Tham gia triển khai: Các cơ quan, đơn vị có liên quan.

6. Dự án Ứng dụng CNTT trong lĩnh vực văn hoá, du lịch

Nội dung


Xây dựng HTTT Quản lý thư viện

Xây dựng CSDL quản lý bảo tàng, di tích lịch sử, văn hoá phi vật thể.

Nâng cấp website du lịch của tỉnh

Thời gian thực hiện: 2010-2020

Tham gia thực hiện:

Chủ trì: Sở Văn hoá, thể thao và du lịch

Phối hợp: Sở TTTT, Sở KHCN.

Tham gia triển khai: Các cơ quan, đơn vị có liên quan.

II.3.4. Các dự án phát triển hạ tầng kỹ thuật CNTT

1. Dự án Triển khai mạng LAN cho UBND cấp xã/phường

Nội dung:

Đầu tư cho tất cả UBND xã/phường mỗi đơn vị một mạng LAN đủ mạnh phục vụ triển khai các ứng dụng CNTT trong quản lý điều hành và trong phục vụ dịch vụ công.

Tích hợp và kết nối LAN của UBND xã/phường với mạng WAN hành chính điện tử của tỉnh.

Thời gian thực hiện: Hàng năm cho các giai đoạn 2010-2015 và sau đó nâng cấp, bổ sung thay thế vào giai đoạn 2016-2020.

Tham gia thực hiện:

Chủ trì: Sở Thông tin và Truyền thông.

Phối hợp: Văn phòng UBND tỉnh; Sở Tài chính; Sở KHCN; Sở KHĐT.

Tham gia triển khai: Các cơ quan/ đơn vị liên quan.

2. Dự án Nâng cấp và hoàn thiện LAN của sở/ngành, UBND huyện thị

Nội dung: nâng cấp bổ sung mạng LAN cho Văn phòng UBND tỉnh, 40 sở/ngành, 9 UBND huyện/thị.

Thời gian thực hiện: Hàng năm trên cơ sở hiện trạng LAN của các đơn vị.

Tham gia thực hiện:

Chủ trì: Sở Thông tin và Truyền thông.

Phối hợp: Văn phòng UBND tỉnh; Sở Tài chính; Sở KHCN; Sở KHĐT.

Tham gia triển khai: Các cơ quan / đơn vị liên quan.

3. Dự án Xây dựng mạng trục kết nối các cơ quan Đảng và Nhà nước

Nội dung:

Xây dựng mạng trục kết nối các cơ quan Đảng và Nhà nước

Thiết lập hệ thống mạng WAN dựa trên mô hình mạng campus

Thời gian thực hiện: Tập trung việc thiết lập WAN trong 2 năm 2010-2011.

Tham gia thực hiện:

Chủ trì: Sở Thông tin và Truyền thông.

Phối hợp: Văn phòng UBND tỉnh; Sở Tài chính; Sở KHCN; Sở KHĐT.

Tham gia triển khai: Các cơ quan / đơn vị liên quan.

4. Dự án Xây dựng hệ thống giao ban trực tuyến

Nội dung:

Xây dựng và triển khai hệ thống giao ban trực tuyến

Thời gian thực hiện: Tập trung xây dựng hệ thống giao ban trực tuyến trong 2 năm 2010-2011.

Tham gia thực hiện:

Chủ trì: Sở Thông tin và Truyền thông.

Phối hợp: Văn phòng UBND tỉnh; Sở Tài chính; Sở KHCN; Sở KHĐT.

Tham gia triển khai: Các cơ quan / đơn vị liên quan.

5. Dự án Xây dựng Trung tâm Thông tin dữ liệu

Nội dung: Xây dựng Trung tâm Thông tin dữ liệu của tỉnh Vĩnh Phúc

Thời gian thực hiện: năm 2010-2011 làm công tác chuẩn bị, thực hiện tập trung vào các năm 2012-2015 và các năm tiếp theo.

Tham gia thực hiện:

Chủ trì: Sở Thông tin và Truyền thông.

Phối hợp: Văn phòng UBND tỉnh; Sở Tài chính; Sở KHCN, Sở KHĐT.

Tham gia triển khai: Các cơ quan / đơn vị liên quan.

6. Dự án Nâng cấp hệ thống dịch vụ cơ bản

Nội dung:

Xây dựng quy hoạch mới tên miền nội bộ, tên miền internet, địa chỉ IP nội bộ, địa chỉ IP internet cho toàn bộ hệ thống.

Triển khai hệ thống dịch vụ cơ bản theo chuẩn thống nhất và tuân theo quy hoạch mới.

Thời gian thực hiện: Hoàn thành cơ bản trong 2 năm 2010-2011.

Tham gia thực hiện:

Chủ trì: Sở Thông tin và Truyền thông.

Phối hợp: Văn phòng UBND tỉnh; Sở KHĐT; Sở KHCN.

Tham gia triển khai: Các cơ quan / đơn vị liên quan.

7. Dự án Nâng cấp cổng TTGTĐT và xây dựng mới các cổng phục vụ điều hành

Nội dung: Trang bị các PM nền theo công nghệ có bản quyền cho hệ thống cổng TTGTĐT của tỉnh.

Thời gian thực hiện: Mua sắm các PM nền trong các năm 2010-2011.

Tham gia thực hiện:

Chủ trì: Sở Thông tin và Truyền thông.

Phối hợp: Văn phòng UBND tỉnh; Sở Tài chính; Sở KHCN; Sở KHĐT.

II.3.5. Các dự án phát triển công nghiệp CNTT

1. Dự án Phát triển CNPC (chế tạo, lắp ráp phần cứng)

Nội dung: Thực hiện nội dung Quy hoạch phát triển CNPC

Thời gian thực hiện: 2010-2020.

Địa điểm: các khu công nghiệp của tỉnh

Vốn đầu tư: 100 tỷ

Nguồn vốn: ngân sách, Tín dụng ưu đãi, vay nhà nước, FDI

Hình thức đầu tư: Liên doanh, 100% đầu tư nước ngoài

Tham gia thực hiện:

Chủ trì: Sở Công thương

Phối hợp: Sở TTTT; Khu Công nghiệp, các đối tác trong và ngoài nước

Tham gia triển khai: Các cơ quan, đơn vị, các DN có liên quan.

2. Dự án Phát triển CNPM , dịch vụ và nội dung

Nội dung: Thực hiện nội dung Quy hoạch phát triển CNPM, dịch vụ và CNND

Thời gian thực hiện: 2010-2020.

Vốn đầu tư: 60 tỷ

Nguồn vốn: ngân sách, Tín dụng ưu đãi, vay nhà nước, FDI

Hình thức đầu tư: Liên doanh, 100% đầu tư nước ngoài

Tham gia thực hiện:

Chủ trì: Sở Thông tin và Truyền thông

Phối hợp: Sở Công thương; Khu Công nghiệp, các đối tác trong ngoài nước

Tham gia triển khai: Các cơ quan, đơn vị, các DN có liên quan.

II.3.6. Các dự án phát triển nguồn nhân lực CNTT

1. Dự án Nâng cao nhận thức về CNTT trong các cơ quan Đảng và Nhà nước

Nội dung: Thực hiện nội dung Nâng cao nhận thức về CNTT trong các cơ quan Đảng và Nhà nước.

Thời gian thực hiện: Tập trung vào các năm 2010-2015, tiếp tục nâng cao trong các năm tiếp theo.

Các cơ quan tham gia thực hiện:

Chủ trì: Ban Chỉ đạo; Tỉnh uỷ; UBND tỉnh.

Phối hợp: Văn phòng Tỉnh uỷ; Văn phòng UBND tỉnh; Sở TTTT; Sở Nội vụ; Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch ; Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh.

Tham gia triển khai: Tất cả các cơ quan Đảng và Nhà nước.

2. Dự án Đào tạo CNTT trong các cơ quan Đảng và Nhà nước

Nội dung: Thực hiện đào tạo CNTT cho cán bộ chuyên CNTT, quản trị mạng và quản trị hệ thống, cán bộ và chuyên viên sử dụng mạng và các ứng dụng tin học hoá tại các cơ quan Đảng và Nhà nước

Thời gian thực hiện: 2010-2020 (Hàng năm tổ chức các khoá đào tạo).

Tham gia thực hiện:

Chủ trì: Sở Nội vụ; Sở Thông tin và Truyền thông.

Phối hợp: Văn phòng UBND tỉnh; Văn phòng Tỉnh uỷ; các Trung tâm đào tạo CNTT.

Tham gia triển khai: Tất cả các cơ quan Đảng và Nhà nước.

3. Dự án Phát triển nguồn nhân lực và thu hút nhân tài CNTT

Nội dung: Xây dựng chính sách và thực hiện các biện pháp thu hút nhân lực chất lượng cao về CNTT từ nước ngoài, trong nước về tỉnh làm việc.

Thời gian thực hiện: 2010-2020.

Tham gia thực hiện:

Chủ trì: Sở Nội vụ, Sở Thông tin và Truyền thông

Phối hợp: các Trung tâm đào tạo CNTT.

4. Dự án Đào tạo TMĐT

Nội dung: Phổ cập kiến thức TMĐT, hỗ trợ các DN từng bước vững chắc tham gia TMĐT.

Thời gian thực hiện: Chủ yếu tập trung vào các năm 2010-2015.

Địa điểm thực hiện: các Trung tâm đào tạo CNTT

Tham gia thực hiện:

Chủ trì: Sở Công thương.

Phối hợp: Sở TTTT; các Trung Tâm đào tạo CNTT.

Tham gia triển khai: các Trung Tâm đào tạo CNTT.

5. Dự án Xây dựng Trung tâm đào tạo và nghiên cứu phát triển CNTT

Nội dung: Phát triển Trung tâm CNTT có chức năng đào tạo và phát triển CNTT với định hướng ứng dụng cao, với chương trình đào tạo tiên tiến và cơ sở vật chất hiện đại. Chức năng đào tạo và phát triển CNTT bao gồm đào tạo và hợp tác đào tạo (trong nước và quốc tế) nguồn nhân lực CNTT phục vụ ứng dụng và phát triển CNTT của tỉnh. Tổ chức nghiên cứu triển khai các ứng dụng CNTT. Xây dựng HTTT quản lý nguồn nhân lực CNTT của Tỉnh

Thời gian thực hiện: 2010-2020. Nhiệm vụ xây dựng Trung tâm chủ yếu tập trung vào các năm 2012-2015.

Tham gia thực hiện:

Chủ trì: Sở Thông tin và Truyền thông.

Phối hợp: Văn phòng UBND tỉnh; Văn phòng Tỉnh uỷ; Sở Nội vụ; Sở Tài chính; Sở KHĐT; các Trung tâm đào tạo CNTT.

II.3.7. Dự án ban hành các chính sách về CNTT

Nội dung: Thực hiện nội dung Ban hành các chính sách về CNTT.

Thời gian thực hiện:

2010-2015: Ban hành các cơ chế, chính sách, các quy định làm căn cứ cho việc thực hiện và triển khai các dự án về CNTT trong Quy hoạch, bao gồm tin học hoá quản lý hành chính Nhà nước; kêu gọi và khuyến khích đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng kỹ thuật CNTT, công nghiệp CNTT; khuyến khích khai thác Internet, tham gia sử dụng TMĐT.

2016-2020: Hoàn thành các nội dung công việc còn lại. Thường xuyên hoàn thiện và bổ sung các cơ chế, chính sách, các quy định cho phù hợp với quá trình phát triển các ứng dụng tin học hoá theo các giai đoạn từ mức độ thấp đến mức độ cao.

Thực hiện dự án:

Chủ trì: Ban Chỉ đạo; Tỉnh uỷ; UBND tỉnh.

Phối hợp: Văn phòng Tỉnh uỷ; Văn phòng UBND tỉnh; Sở TTTT; Sở Tư pháp; Sở Nội vụ; Sở KHĐT; Sở Tài chính; Sở KHCN.

Tham gia triển khai: Tất cả các cơ quan Đảng và Nhà nước.

PHỤ LỤC

I. CÁC BẢNG BIỂU HIỆN TRẠNG ỨNG DỤNG VÀ PHÁT TRIỂN CNTT



1. Ứng dụng CNTT trong các cơ quan Đảng

Bảng 6.1. Tình hình quyết toán và sử dụng kinh phí giai đoạn Đề án 47



(Nguồn: Báo cáo NCKT Tin học hoá hoạt động các cư quan Đảng 2008-2010)

Hạng mục

Ngân sách TW

Ngân sách ĐP

Tổng cộng

Tỷ lệ so với Đề án 47

Hạ tầng kỹ thuật

5.450.169.955

2.184.308.255

7.634.478.210

140%

Hệ thống thông tin

350.724.660

210.000.000

560.724.660

159,8%

Đào tạo, tập huấn

313.726.340

100.000.000

413.726.340

131,9%

Chi khác

125.549.000

56.491.745

182.040.745

145%

Cộng 

6.240.169.955

2.550.800.000

8.790.969.955

140,9%

Bảng 6.2. Dự toán kinh phí cho giai đoạn 2008-2010

(Nguồn: Báo cáo triển khai Đề án 06 số 142-BC/BCĐCNTT)

Hạng mục

Kinh phí (đồng)

Đầu tư thiết bị và phần mềm

8.724.236.000

Quản lý dự án

171.810.000

Tư vấn đầu tư xây dựng

346.271.000

Chi phí khác

55.122.000

Dự phòng phí

310.749.000

Cộng

9.599.188.000

Bảng 6.3. Tình hình thực hiện kinh phí cho đến hết năm 2008

(Nguồn: Báo cáo triển khai Đề án 06 số 142-BC/BCĐCNTT)

Vốn đầu tư (1000 đồng)

Vốn sự nghiệp (1000 đồng)

NS địa phương đã thực hiện

Tổng được duyệt

Được cấp đến 2008

Đã thực hiện

Tổng được duyệt

Được cấp đến 2008

Đã thực hiện

4.340.000

1.800.000

800.000

1.370.000

800.000

162.348

2.200.000

Bảng 6.4. Hiện trạng cập nhật và sử dụng các ứng dụng và CSDL đến hết 2005



(Nguồn: Báo cáo NCKT Tin học hoá hoạt động các cư quan Đảng 2008-2010)

Tên CSDL và các ứng dụng

Dung lượng (MB)

Số lượng bản ghi năm 2003

Số lượng bản ghi năm 2004

Số lượng bản ghi năm 2005

Ghi chú

1- Gửi nhận văn bản

210

810

300

510




2- Xử lý văn bản

- Đi


- Đến

976



15252

5334


9918

8875

2343


6532

6377

2991


3386

13085 tệp toàn văn

3- Văn kiện Đảng bộ tỉnh

351

70704

2383

8321

10677 tệp toàn văn

4- Mục lục hồ sơ lưu trữ

57

1876

855

1021




5- Quản lý cán bộ

120

933

933







6- Quản lý tài sản đảng

143

8439

8439







7- Website Tỉnh uỷ

746

1167

1167







8- Lịch sử Đảng bộ

39

2142

2142







9- CSDL Đảng viên

452







42476




10- Đơn thư khiếu tố

68







1835

1835 tệp

Cộng

3.162

11.6575

33.969

66.917




Bảng 6.5. Hiện trạng cập nhật và sử dụng các ứng dụng và CSDL đến 2008

(Nguồn: Báo cáo triển khai Đề án 06 số 142-BC/BCĐCNTT)

Ứng dụng/ CSDL

Cấp tỉnh

Cấp huyện/thị

Mức độ phục vụ lãnhđạo/ điều hành

Bắt đầu sử dụng

Dung lượng (MB)

SL bản ghi hiện có

Số bản ghi cập nhật 2008

Bắt đầu sử dụng

Dung lượng (MB)

SL bản ghi hiện có

Số bản ghi cập nhật 2008

Thư điện tử

2004

123




1296

2004










Tốt

Xử lý văn bản

2004

639




5957

2004










Tốt

Đơn thư KNTC

2004

60




1257

2004










Tốt

Văn kiện Đảng

2003

170

10969

2594

2004




9217

454

Tốt

Mục lục HS lưu trữ

2003




2135

0

2005










Tốt

Quản lý đảng viên

2004

606




5173

2004










Tốt

Kiểm tra Đảng

2008

100




1000

2008










Tốt

Quản lý tài sản đảng

2003

432




5400

2003










Tốt

Website

2005

95




1100













Tốt

Bảng 6.6. Danh sách các PM có bản quyền do TW cấp



(Nguồn: Báo cáo triển khai Đề án 06 số 142-BC/BCĐCNTT)

STT

Tên phần mềm

ĐVT

Số lượng

Tiếp nhận

1

Phần mềm Lotus Notes 4.6.1

bộ

01

1998

2

Hệ điều hành WINNT 4.0

"

01

1998

3

Hệ điều hành WIN 2003 Server

"

01

2004

4

Hệ quản trị SQL Server 2000

"

01

2004

2. Ứng dụng CNTT trong các cơ quan QLNN



Bảng 6.7. Kinh phí đầu tư theo Dự án Tin học hoá quản lý hành chính Nhà nước

(Nguồn: Báo cáo kết quả triển khai Dự án Tin học hoá QLHCNN 2002-2006)

Đơn vị tính: 1000 VNĐ

Hạng mục

Số tiền

1. Ngân sách TW (Đề án 112 CP cấp)

3.785.000

Vốn XDCB

3.200.000

Trang thiết bị cho Trung tâm THDL (2004)

500.000

Bổ sung thiết bị cho Trung tâm THDL (2005)

750.627

Xây dựng LAN Công an tỉnh (2005)

336.172

Xây dựng LAN Sở TNMT (2005)

273.201

Tổ chức lớp quản trị mạng & hệ thống (2005)

140.000

Mạng Wireless 3 cơ quan tại Văn phòng UBND tỉnh (2006)

99.858

Trang thiết bị cho HĐND tỉnh và Đoàn ĐBQH (2006)

568.941

An toàn bảo mật dữ liệu (Trung tâm THDL)

199.384

Lắp đặt và thuê bao mạng MegaWan

96.931

Hệ thống chống sét cho Trung tâm THDL

234.886

Kinh phí HCSN

585.000

Xây dựng DA khả thi 3 PMDC (2003)

210.000

Triển khai 3 PMDC (2005)

250.000

Đào tạo CBCC (đạt 50-60%) (2005)

25.000

KSPT và chạy thử PM (2005-2006)

100.000

1. Ngân sách địa phương

18.000.000

Vốn XDCB

18.000.000

Năm 2005 (23 hạng mục công trình)

8.000.000

Năm 2006 (29 hạng mục công trình)

10.000.000

Cộng

21.785.000

Bảng 6.8. Kinh phí đầu tư cho ứng dụng và phát triển CNTT năm 2007

(Nguồn: Sở Thông tin và Truyền thông Vĩnh Phúc)

Đơn vị tính: VNĐ

STT

NỘI DUNG ĐẦU TƯ

Số VB (QĐ)

Kinh phí

I

CÁC NỘI DUNG ĐẦU TƯ XDCB

12.622.619.000

1

XD hạ tầng CNTT tại UBND huyện Tam Dương

672/QĐ-CT

439.500.000

2

XD hạ tầng CNTT tại UBND huyện Yên Lạc

856/QĐ-CT

520.700.000

3

XD hạ tầng CNTT tại UBND thị xã Phúc Yên

857/QĐ-CT

385.000.000

4

Ứng dụng, phát triển CNTT&TT tại Sở Y tế

1632/QĐ-CT

351.000.000

5

Cấp cho VP UBND tỉnh nâng cấp thư điện tử, …

2087/QĐ-CT

700.000.000

6

Cấp kinh phí bổ sung cho Báo Vĩnh Phúc

3656/QĐ-CT

44.450.000

7

Ứng dụng CNTT tại BQL DA ĐTXD khu vực Vĩnh Yên

28/QĐ-CT

270.600.000

8

XD LAN và bổ sung thiết bị CNTT cho Ban DT&TG tỉnh

3574/QĐ-CT

127.100.000

9

XD hạ tầng CNTT&TT tại UBND huyện Lập Thạch

3889/QĐ-CT

519.000.000

10

XD, triển khai PM Tăng cường quản lý, giám sát các dự án đầu tư xây dựng cơ bản

3383/QĐ-CT

738.600.000

11

Ứng dụng CNTT tại Bệnh viện Đa khoa (cấp trước để thực hiện giai đoạn 1)

1438/QĐ-CT

300.000.000

12

Bổ sung KP triển khai dự án ứng dụng CNTT tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh giai đoạn I

3280/QQĐ-CT

199.000.000

13

Xây dựng hạ tầng CNTT tại Chi cục Kiểm lâm tỉnh VP

266/QĐ-CT

387.000.000

14

Mua sắm trang thiết bị củng cố hạ tầng CNTT cho các đơn vị phục vụ quản lý, điều hành

3657/QĐ-CT

2.447.700.000

15

Ứng dụng CNTT tại Hội CCB tỉnh Vĩnh Phúc

3888/QĐ-CT

190.000.000

16

Ứng dụng CNTT tại Đảng ủy khối CQDCĐ tỉnh

3887/QĐ-CT

256.600.000

17

Dự án nối mạng tri thức thanh niên nông thôn

 

457.152.000

18

XD hạ tầng CNTT tại Ban BVCSSK cán bộ tỉnh

 

161.339.000

19

Ứng dụng CNTT tại Trường THKTKT Vĩnh Phúc

3810/QĐ-CT

267.000.000

20

Ứng dụng CNTT tại Thư viện tỉnh

3809/QĐ-CT

183.000.000

21

Ứng dụng CNTT phục vụ tổ chức, công dân của ngành GTVT trên cổng TTGTĐT tỉnh VP

 

689.130.462

22

XD Hạ tầng kỹ thuật trung tâm thông tin địa lý tỉnh VP

 

1.000.000.000

23

XD CSDL nền địa lý tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn 1

 

365.879.538

24

Điều chuyển kinh phí cho VPUBND tỉnh mua sắm bổ sung thiết bị CNTT cho các đơn vị quản lý, điều hành

4102/QĐ-CT

1.622.868.000

II

CÁC NỘI DUNG CHI THƯỜNG XUYÊN

2.377.381.000

1

Bổ sung TTB cho phòng ĐT Trung tâm CNTT - Sở BCVT

673/QĐ-CT

355.700.000

2

Hội thi tin học trẻ không chuyên - Tỉnh đoàn

705/QĐ-CT

140.000.000

3

Chuyển hosting và bổ sung thiết bị cho Cổng TTGTĐT

881/QĐ-CT

527.000.000

4

Hoạt động ban chỉ đạo

1313/QĐ-CT

150.000.000

5

Cấp kinh phí hội thi tin học trẻ toàn quốc

1631/QĐ-CT

35.600.000

6

Hội thi Tin học CBCC và LLVT

3771/QĐ-CT

190.000.000

7

KP thuê kênh riêng nội hạt sử dụng dịch vụ VNN/Internet (từ 10-12/2007)

2769/QĐ-CT

225.000.000

8

KP đào tạo kiến thức CNTT 8 tháng đầu năm 2007

2860/QĐ-CT

270.000.000

9

KP mở lớp đào tạo về QL, lập, thẩm định dự án CNTT

3338/QĐ-CT

24.000.000

10

Kinh phí tham dự Hội thảo CNTT tại Ninh Thuận

2770/QĐ-CT

40.450.000

11

KP phục vụ hoạt động nâng cao năng lực ứng dụng CNTT&TT cho các cơ quan, đơn vị, địa phương

3401/QĐ-CT

282.700.000

12

Kinh phí phục vụ cho Website Đài PT&TH VP

3048/QĐ-CT

53.000.000

13

Nâng cấp hạ tầng CNTT tại văn phòng Sở VHTT

3282/QĐ-CT

14.000.000

14

Xây dựng trang TTĐT "văn hóa Vĩnh Phúc"

4103/QĐ-CT

69.931.000




TỎNG KINH PHÍ ĐÃ CẤP

15.000.000.000

Bảng 6.9. Kinh phí đầu tư cho ứng dụng và phát triển CNTT năm 2008



(Nguồn: Sở Thông tin và Truyền thông Vĩnh Phúc)

Đơn vị tính: VNĐ




NỘI DUNG ĐẦU TƯ

Số VB (QĐ)

Kinh phí

A

NGUỒN VỐN ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN



7.974.118.000

I

Xây dựng, nâng cấp hạ tầng kỹ thuật CNTT



3.190.950.000

1

Hạ tầng kỹ thuật Trung tâm thông tin địa lý tỉnh (tiếp năm 2007)

2873/QĐ-CT

1.353.450.000

2

Bổ sung trang thiết bị CNTT tại các CQNN do Văn phòng UBND tỉnh làm chủ đầu tư

4372/QĐ-CT

1.627.500.000

3

Trang bị cho Trung tâm Hội nghị

4473/QĐ-CT

210.000.000

II

Xây dựng và triển khai các ứng dụng CNTT




4.783.168.000

4

XD CSDL nền địa lý giai đoạn 1 (tiếp năm 2007)

2873/QĐ-CT

2.272.135.000

5

Xây dựng Cổng TTĐT phục vụ DN (tạm ứng)

4497/QĐ-CT

176.800.000

6

Xây dựng và triển khai PM điều hành tác nghiệp cho các sở/ngành, huyện/thị

4533/QĐ-CT

958.700.000

7

Xây dựng Trang TTĐT ngành Nội vụ

1739/QĐ-CT

227.233.000

8

Xây dựng Trang Công báo điện tử

3331/QĐ-CT

162.000.000

9

Xây dựng Môđun dịch vụ hỏi đáp trực tuyến trên Cổng TTĐT

4548/QĐ-CT

173.700.000

10

Ứng dụng CNTT tại Công an tỉnh




348.400.000

B

NGUỒN VỐN CHI THƯỜNG XUYÊN




2.642.958.000

1

Tổ chức hội thi Tin học trẻ không chuyên khối HS

1100/QĐ-CT

160.000.000

2

Chi hoạt động BCĐ CNTT tỉnh

2322/QĐ-CT

180.000.000

3

Duy trì đường truyền kênh thuê riêng Cổng TTGTĐT

1378/QĐ-CT

900.000.000

4

Duy trì đường truyền kênh thuê riêng cho Trung tâm THDL

2866/QĐ-CT

4261/QĐ-CT



180.000.000

5

Duy trì kênh tin tiếng Anh trên Cổng TTGTĐT

3210/QĐ-CT

100.000.000

6

Đào tạo tin học cơ bản cho CBCC và đào tạo nâng cao cho quản trị mạng các sở/ngành, huyện/thị

3724/QĐ-CT

148.000.000

7

Đào tạo thực hành ƯD và phát triển CSDL GIS

4496/QĐ-CT

100.000.000

8

Cập nhật dữ liệu đối với các CSDL

3843/QĐ-CT

4495/QĐ-CT



198.000.000

9

Nâng cấp, hoàn thiện các môđun của Trang TTĐT điều hành của UBND tỉnh; Các hoạt động hội thảo, hội nghị, chuyên đề, học tập kinh nghiệm về CNTT




676.958.000

10

KP cho hoạt động tuyên truyền quảng cáo phổ biến các giao dịch hành chính công ngành GTVT trên cổng TTGTĐT của tỉnh

2323/QĐ-CT

55.000.000

11

KP cho đội tuyển tỉnh tham gia hội thi Tin học trẻ không chuyên toàn quốc lần thứ XIII (2008)

2639/QĐ-CT

30.000.000

12

Đoàn công tác của tỉnh tham dự Hội thảo hợp tác phát triển CNTT&TT Việt Nam lần thứ XII năm 2008 tại TP. Cần Thơ

2927/QĐ-CT

65.000.000

12

Triển khai cài đặt, hướng dẫn sử dụng PM Microsoft Office bản quyền cho các cơ quan nhà nước trên địa bàn tỉnh

3559/QĐ-CT

37.000.000

14

Nâng cấp, hoàn thiện các Môđun: Trang TTĐT điều hành UBND tỉnh,... tích hợp trên CTTĐT




118.958.000

15

Xây dựng Website CSDL Danh bạ điện thoại điện tử

4104/QĐ-CT

50.000.000

16

Mua sắm thiết bị, vật tư tái cấu trúc hạ tầng mạng LAN văn phòng máy chủ tại UBND tỉnh

4056/QĐ-CT

48.000.000

17

KP phục vụ hỗ trợ, thúc đẩy ứng dụng CNTT tại các CQNN trên địa bàn tỉnh VP

59/TTr-STTTT

273.000.000




TỔNG KINH PHÍ ĐÃ CẤP (tính đến 18/12/2008)




10.617.076.000

3. Ứng dụng CNTT trong sản xuất kinh doanh



Bảng 6.10. Ứng dụng CNTT trong các DN tại Vĩnh Phúc so với cả nước

(Nguồn Báo cáo TMĐT Việt Nam 2008)

Tiêu chí

Cả nước

Vĩnh phúc

Đã trang bị máy tính

97,1%

89,7%

Đã có mạng LAN

83,9%

68,9%

Đã kết nối Internet

97%

68,2%

Đã xây dựng website riêng

38,1%

40,68%

Bảng 6.11. Tình hình ứng dụng phần mềm trong các DN

(Nguồn Báo cáo TMĐT Việt Nam 2007)

Tiêu chí

Cả nước

Vĩnh phúc

Đã có ứng dụng trong quản lý







Tài chính kế toán

77,7%

62,1%

Nhân sự tiền lương

53,7%

45,5%

Quản lý hệ thống cung ứng (SCM)

12,9%

6,2%

Quản lý kho, vật tư

34,8%

22,8%

Quản lý khách hàng (CRM)

30,8%

18,6%

Hoạch định nguồn lực (ERP)

10,6%

---

Phần mềm khác

1,2%

----

Không sử dụng phần mềm

4,5%

---

4. Ứng dụng CNTT trong các lĩnh vực đời sống xã hội

Bảng 6.12. Tình hình phát triển Internet của Việt Nam đến 2/2009

(Nguồn VNNIC)



Tên chỉ tiêu

12/2007

11/2008

2/2009

Số lượng thuê bao

5.218.987

1.994.815

2.171.206

Số người sử dụng

18.551.409

20.669.285

20.993.374

Tỉ lệ người dân sử dụng internet (%)

22,04

24,20

24,58

Tổng dung lượng kênh kết nối quốc tế (Mbps)

10.508

36.737

52.902

Tổng số tên miền .vn

60.604

90.189

97.533

Tổng số địa chỉ IP đã cấp

607.744

6.589.440

6.686.720

Bảng 6.13. Tình hình phát triển Internet của Vĩnh Phúc so với một số tỉnh thành



Tỉnh/thành phố

Tỉ lệ 1

Tỉ lệ 2

Tỉ lệ 3

Tỉ lệ 4

Hà Nội

12,86

86,32

50

45

Vĩnh Phúc

0,02

4,41

9,71

1,49

Phú Thọ

1,11

0,74

3,49

0,65

Hưng Yên

0,06

7,72

6,45

2,29

Hà Nam

3,98

0,03

2,09

1,86

Bắc Ninh

0,9

7,97

3,91

1,56


tải về 2.17 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   9   10   11   12   13   14   15   16   17




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương