Ủy ban nhân dân tỉnh vĩnh phúc dự thảo quy hoạch phát triển công nghệ thông tin


III.4.5. Xây dựng Trung tâm Thông tin dữ liệu



tải về 2.17 Mb.
trang10/17
Chuyển đổi dữ liệu19.08.2016
Kích2.17 Mb.
#23173
1   ...   6   7   8   9   10   11   12   13   ...   17

III.4.5. Xây dựng Trung tâm Thông tin dữ liệu

1. Mục tiêu

Trung tâm Thông tin dữ liệu được xây dựng tại Sở Thông tin và Truyền thông, là một Data Center. Trung tâm Thông tin dữ liệu có cổng kết nối Internet tốc độ cao, được trang bị các máy chủ đủ mạnh và các thiết bị truyền thông và bảo mật (thí dụ web servers, application servers, database servers, mail server, DNS server, switches, routers, các thiết bị lưu trữ dữ liệu, cân bằng tải (load balancers),…), các phần mềm mạnh phục vụ điều hành hệ thống, chuyển mạch, lưu trữ dữ liệu, dịch vụ thư điện tử, dịch vụ web, CSDL, bảo mật và xác thực người dùng, cân bằng tải, tích hợp dữ liệu và tích hợp các ứng dụng… phục vụ các mục đích sau đây:

Lưu trữ, quản lý, xử lý, và trao đổi thông tin và dữ liệu số hoá;

Cung cấp các dịch vụ cơ bản như xác thực LDAP, thư tín điện tử và rất nhiều dịch vụ dùng chung khác;

Cung cấp các dịch vụ ứng dụng (application services) hoặc quản lý rất nhiều các xử lý dữ liệu khác nhau như web hosting internet, intranet, truyền thông và CNTT (telecommunication and information technology),…

Tích hợp dữ liệu, ứng dụng phục vụ triển khai chính phủ điện tử và thương mại điện tử.

Việc xây dựng Trung tâm Thông tin dữ liệu là rất cần thiết đối với Vĩnh Phúc. Trung tâm Thông tin dữ liệu tạo ra cho các cơ quan nhà nước, các DN CNTT&TT của tỉnh một hạ tầng CNTT&TT mạnh để triển khai các dịch vụ CPĐT, TMĐT thông qua các cổng giao tiếp (Portals), tạo điều kiện cho các DN trở thành các ISP, ASP, làm phần mềm cho nước ngoài, quản trị các mạng của các DN thông qua việc tạo các VLAN, VPN,… Tạo điều kiện cho người dân truy cập mạng tỉnh thông qua các điểm truy cập công cộng và truy cập Internet.

2. Mô hình của Trung tâm Thông tin dữ liệu

Trung tâm Thông tin dữ liệu của tỉnh Vĩnh Phúc được phát triển từ Trung tâm THDL của Sở Thông tin và Truyền thông.

Các chức năng của Trung tâm Thông tin dữ liệu:

Là đầu mối tập trung các dịch vụ CNTT&TT của tỉnh: kho dữ liệu dùng chung, các phần mềm dùng chung, các dịch vụ phục vụ dân sinh được triển khai trên mạng WAN của tỉnh,…

Là địa điểm triển khai các dịch vụ điện tử phục vụ CPĐT (triển khai trên các internal portal, thông qua mạng WAN của tỉnh) và các dịch vụ TMĐT (triển khai trên các External Portal, thông qua internet).

Cung cấp cổng truy nhập Internet duy nhất cho các cơ quan quan quản lý hành chính, các cơ quan Đảng và nhân dân tỉnh.

Tạo điều kiện hạ tầng để triển khai các dịch vụ giao dịch và đầu tư cần phải có TMĐT.

Tạo cơ sở hạ tầng CNTT&TT mạnh hỗ trợ cho các DN CNTT&TT.

Trung tâm có thể triển khai các dịch vụ CNTT&TT:

Cho thuê máy móc, thiết bị CNTT&TT và các phần mềm quản lý DN;

Tiến hành bảo dưỡng các thiết bị CNTT&TT của các DN không hoạt động trong lĩnh vực CNTT&TT;

Xây dựng các chương trình, các tiện ích phù hợp với các DN vừa và nhỏ để cho thuê hay bán với giá rẻ;

Tiến hành xây dựng và sửa đổi những phần mềm mẫu (ERP) cho phù hợp với thực tiễn các DN của tỉnh cũng như của Việt Nam;

Xây dựng các dịch vụ của TMĐT: xây dựng và hosting các website, thư điện tử, các dịch vụ trao đổi dữ liệu;

Cung cấp các dữ liệu TMĐT;

Lưu trữ, cho thuê kho lưu trữ trên mạng và xử lý dữ liệu;

Tiến hành các khoá đào tạo về CNTT&TT cũng như các lĩnh vực liên quan đến các dự án CNTT&TT.

Hình 4.4. Mô hình minh hoạ Trung tâm Thông tin dữ liệu



(Data Center)

Hình 4.5. Mô hình minh hoạ triển khai các lớp tại Trung tâm Thông tin dữ liệu


3. Lựa chọn phương án

Phương án 1

Nâng cấp về trang thiết bị hạ tầng cơ sở của Trung tâm THDL của Sở TTTT theo tiêu chuẩn một data center: các thiết bị lõi (hệ thống lưu điện, hệ thống điều hòa, hệ thống báo động, rack system,…), các thiết bị điện, cải tạo nâng cấp nhà, các thiết bị chống cháy, các thiết bị bảo mật,….

Nâng cấp và trang bị thêm các máy chủ và tổ chức thành các server farm, cluster, balancing,… tuân thủ theo định hướng một Data center. Cụ thể:

Cung cấp dịch vụ cơ bản cho toàn tỉnh (10 máy chủ - đã nói đến trong phần dịch vụ cơ bản)

Hiện tại Trung tâm CNTT của tỉnh có 9 máy chủ có thể nâng cấp để có thể chạy theo chế độ cluster: 4 máy lưu trữ dữ liệu, 4 máy dành cho các ứng dụng và 1 máy chủ dành cho điều hành mạng nội bộ của Trung tâm;

Trang bị thêm 16 máy chủ có cấu hình mạnh (RAM tối thiểu 6-8Gbs): 4 máy chủ dành cho triển khai các ứng dụng và dịch vụ trung gian; 4 máy chủ làm máy chủ web (2 phục vụ Internet portal; 2 phục vụ internal portal - có chế độ cân bằng tải), 4 máy chủ CSDL, 1 máy chủ dành làm DC toàn bộ hệ thống corporate Network, 1 máy chủ xác thực corporate Network và 2 máy dự phòng.

Bổ sung một số thiết bị định tuyến, phân tải, bảo mật,….

Mua sắm các phần mềm phục vụ hệ điều hành, các dịch vụ cơ bản, tích hợp dữ liệu và bảo mật như hệ điều hành, LDAP server, mail server, phần mềm tích hợp dữ liệu và ứng dụng, phần mềm quản lý bảo mật,…

Phương án 2

Cung cấp hạ tầng CNTT tối thiểu - có thể có cấu hình tương tự như của Trung tâm THDL tỉnh tại VP UBND tỉnh - chỉ nhằm mục đích phục vụ triển khai các dịch vụ công và TMĐT dựa trên các cổng giao tiếp điện tử.

Nâng cấp hệ thống máy chủ đã có và đầu tư thêm 4-6 máy chủ cho web server, DNS server và database server.

Việc lựa chọn phương án quy mô của Trung tâm Thông tin dữ liệu tùy thuộc vào nhiều yếu tố, trong đó các yếu tố quyết định là:

Nhu cầu triển khai hệ thống các phần mềm phục vụ điều hành tác nghiệp của tỉnh. Chú ý rằng Trung tâm Thông tin dữ liệu sẽ đóng vai trò như Trung tâm Tích hợp dữ liệu của UBND tỉnh trước đây.

Nhu cầu phát triển các dịch vụ CNTT&TT của tỉnh (triển khai các dịch vụ CPĐT, TMĐT,…).

Sự đầu tư của các thành phần kinh tế khác nhau (các DN CNTT&TT, các đề án phát triển CPĐT, TMĐT của Chính phủ,…).

Phương án phù hợp với mục tiêu đã đề ra và được lựa chọn là Phương án 1. Với phương án này Vĩnh Phúc mới có đủ hạ tầng CNTT mạnh để phục vụ cho việc triển khai các ứng dụng CNTT dự kiến phát triển trong giai đoạn 2010-2020.



III.4.6. Nâng cấp hệ thống dịch vụ cơ bản

Hình 4.6. Hệ thống các dịch vụ nền hạ tầng CNTT



1. Mục tiêu

Xây dựng hệ thống dịch vụ cơ bản (dịch vụ nền) nhằm:

Làm nền tảng phát triển hạ tầng kỹ thuật CNTT và triển khai các ứng dụng, xác thực người dùng thống nhất trên toàn bộ tỉnh Vĩnh Phúc và có khả năng tích hợp với hệ thống dịch vụ nền trên toàn quốc;

Xây dựng hệ thống mạng WAN của tỉnh có xác thực và bảo mật cao; Tạo cơ sở cho các dịch vụ cần đăng nhập một lần (single-sign-on);

Làm cơ sở để tích hợp các ứng dụng về quản lý hành chính nhà nước và triển khai các dịch vụ công có phạm vi rộng và liên quan đến nhiều cơ quan QLNN;

2. Nội dung

Các dịch vụ cơ bản bao gồm: xây dựng hệ thống tên miền, quy hoạch địa chỉ IP, dịch vụ DNS, hệ thống các dịch vụ thư mục LDAP, hệ thống mail điện tử, hệ thống xác thực người dùng thông qua LDAP. Các dịch vụ cơ bản là hạ tầng truyền thông cơ bản phục vụ quá trình xây dựng các HTTT trong quy hoạch tổng thể của tỉnh Vĩnh Phúc. Quy hoạch hệ thống dịch vụ nền phải thống nhất và đồng bộ.



Hệ thống phân giải tên miền DNS: Các cơ quan Đảng và cơ quan QLNN được quy hoạch cấp phát tên miềm thống nhất và được phân cấp quản lý. Toàn tỉnh Vĩnh Phúc thuộc tên miền cấp hai vinhphuc.gov.vn. Đối với các đơn vị cấp tiếp theo (sở/ngành, huyện/thị) được phân bổ tên miền cấp ba tương ứng. Các đơn vị cấp tiếp theo phân bổ tên miền cấp bốn.

Hệ thống xác thực người dùng: Là hạ tầng nền phục vụ cho quá trình xác thực người dùng trên toàn bộ hệ thống và được quản lý tập trung. Đây là cơ sở tiến hành triển khai các giao dịch, trao đổi dữ liệu trực tuyến.

Hệ thống thư tín điện tử: Các cơ quan, đơn vị, cán bộ trao đổi thông tin qua dịch vụ này. Đây cũng là hệ thống phục vụ cho quá trình tích hợp các phần mềm. Hệ thống thư tín sẽ không phân cấp địa chỉ thư theo cấp đơn vị hành chính mà sẽ triển khai hệ thống email tập trung. Địa chỉ thư tín điện tử sẽ cùng có dạng: tennguoidung-tendonvi@.vinhphuc.gov.vn tendonvi@vinhphuc.gov.vn.

Hệ thống tích hợp dữ liệu và ứng dụng: hệ thống này đảm bảo cho việc trao đổi dữ liệu giữa các hệ thống nền khác nhau, giữa các ứng dụng khác nhau được triển khai trên địa bàn tỉnh và các ứng dụng dùng chung (các sở/ngành) được áp dụng trong cả nước. Việc triển khai hệ thống này độc lập hoàn toàn với việc triển khai các ứng dụng.

3. Các phương án và lựa chọn



a) Phương án 1: Triển khai hệ thống dịch vụ nền mới.

Xây dựng quy hoạch mới tên miền nội bộ, tên miền Internet, địa chỉ IP nội bộ, địa chỉ IP Internet cho toàn bộ hệ thống.

Triển khai hệ thống dịch vụ cơ bản theo chuẩn thống nhất và tuân theo quy hoạch mới. Về hệ điều hành các máy chủ dịch vụ cơ bản sẽ sử dụng Windows server 2008. Các dịch vụ DNS và Xác thực người dùng (LDAP) sử dụng Windows DNS server và Windows Domain Active Directory. Hệ thống email có thể sử dụng mail server mã nguồn mở: Postfix để thay thế qmail server.

Triển khai hệ thống tích hợp dữ liệu và ứng dụng



b) Phương án 2: Nâng cấp hệ thống dịch vụ nền sẵn có của Vĩnh Phúc.

Nâng cấp phương án hạ tầng dịch vụ nền hiện tại của Vĩnh Phúc trên cơ sở các phần mềm nền mã mở DNS, Postfix, và OpenLDAP.

Các dịch vụ cơ bản này sẽ được chuyển từ Trung tâm tích hợp dữ liệu Văn phòng UBND tỉnh sang TT CNTT thuộc Sở Thông tin và Truyền thông.

Đầu tư thêm 02 đến 04 máy chủ mới có sức mạnh xử lý cao để đáp ứng yêu cầu phục vụ hệ thống mạng lớn: 1 máy chủ dành cho openLDAP (có sẵn 1 server openLDAP tại VP UBND chuyển sang), 2 máy chủ dành cho mail server, 1 máy chủ DNS.

Các quy hoạch về tên miền nội bộ, tên miền internet, địa địa chỉ IP của các đơn vị tuân theo quy hoạch cũ.

c) Đánh giá và lựa chọn

Phương án 1:

Khắc phục các hạn chế trong quy hoạch hiện thời về IP, tên miền nội bộ, tên miền internet của Vĩnh Phúc. Quy hoạch mới sẽ sử dụng lớp địa chỉ IP V6, tên miền Internet cấp 2 trở xuống.

Tính ổn định cao, khả năng mở rộng dể dàng và phân tán hệ thống thành nhiều cấp con.

Duy trì và vận hành đơn giản, phù hợp với mô hình mạng với quy mô lớn và khả sẳn sàng tích hợp cao.

Phương án 2:

Phương án này chỉ phục vụ cho hệ thống có quy mô nhỏ, độ phức tạp thấp và hạn chế tích hợp các ứng dụng diện rộng vì khả năng có hạn của openLDAP.

Vấn đề duy trì và vận hành hệ thống sẽ gặp nhiều khó khăn vì tất cả làm việc trên hệ điều hành Linux.

Phương án 1 là phương án phù hợp với tỉnh Vĩnh Phúc trong giai đoạn 2010-2020.

4. Dự kiến kết quả đạt được

Thống nhất quy hoạch hạ tầng CNTT, tập trung tại Trung tâm CNTT thuộc Sở Thông tin và Truyền thông quản lý. Việc thống nhất này tạo điều kiện cho việc phát triển hạ tầng CNTT Vĩnh Phúc có định hướng và quy hoạch rõ ràng, tránh xung đột gây lãng phí và khó quản lý;

Tạo điều kiện áp dụng các chính sách bảo mật trên toàn bộ hệ thống;

Hỗ trợ xác thực người dùng trong các ứng dụng dùng chung như mail, quản lý văn bản và hồ sơ công việc, các dịch vụ công liên thông;

Dễ dàng mở rộng các ứng dụng xuống cấp xã/phường.

5. Thời gian thực hiện

Do nhu cầu cần thiết của việc xây dựng dịch vụ cơ bản, cần phải bắt đầu đầu tư ngay trong năm 2010 và tùy theo việc triển khai các hệ thống thông tin mà đầu tư tiếp trong những năm tiếp theo. Việc đầu tư các dịch vụ cơ bản gắn liên với đầu tư Trung tâm Thông tin dữ liệu của Sở Thông tin và Truyền thông.



III.4.7. Nâng cấp cổng TTGTĐT của tỉnh

1. Mục tiêu

Cổng TTGTĐT trở thành công cụ thuận tiện và hiện đại trên mạng, trợ giúp và nâng cao hiệu quả của công tác điều hành, tác nghiệp và giao tiếp với DN, người dân của lãnh đạo, đội ngũ công chức của tỉnh.

Cải thiện các phương cách giao tiếp, trao đổi và chia sẻ thông tin giữa các cơ quan, đơn vị, phòng ban và cán bộ công chức.

Trở thành nền tảng ban đầu sẵn sàng cho việc tích hợp với các ứng dụng và công cụ điều hành tác nghiệp, các hệ CSDL sẵn có cũng như sẽ xây dựng.

Có khả năng mở rộng trong tương lai để có thể trở thành một địa chỉ quan trọng phục vụ công tác phổ biến pháp luật tới người dân và giao tiếp với người dân.

Cung cấp thông tin về pháp luật cho người dân, DN.

Cung cấp và trao đổi thông tin giữa các CQNN.

Làm đầu mối duy nhất ( điểm truy cập "một cửa" ) về thông tin, dịch vụ của cơ quan Nhà nước.

Thống nhất các nội dung thông tin và dịch vụ thông tin trên cổng, bảo đảm cổng đóng vai trò tích hợp và trao đổi thông tin giữa các hệ thống TTĐT.

2. Các phương án và lựa chọn phương án

a) Giới thiệu một số công nghệ xây dựng cổng

Một số công nghệ xây dựng cổng hiện đang được sử dụng:

Uportal: uPortal là một Portal Framework được sử dụng rộng rãi trong các học viện và nó chủ yếu nhằm vào những yêu cầu của các tổ chức này. Phiên bản sử dụng hiện tại tại Vĩnh Phúc không thể nâng cấp được.

Liferay: Liferay Portal Enterprise mang nhiều ý nghĩa lớn hơn là một portal container, mà đi kèm với nó là rất nhiều đặc điểm hữu dụng, hỗ trợ AOP (Aspect Oriented Programming), và nhiều công nghệ mới nhất khác.

Microsof Office SharePoint server 2007: Là một phần mềm được thừa hưởng tất cả các công nghệ của Microsoft nên SharePoint Portal Server (SPS) là một sản phẩm thu hút sự chú ý của nhiều người. Sản phẩm chỉ cài đặt được trên hệ thống Windows.

(Xem chi tiết tại Phụ lục IV. Giới thiệu một số công nghệ xây dựng cổng TTĐT)

b) Các phương án và lựa chọn phương án

Hệ thống phần mềm Uportal hiện tại thường xuyên xảy ra các lỗi và không đáp ứng được các yêu cầu mà Bộ Thông tin và Truyền thông đưa ra đối với Cổng TTĐT của các tỉnh. Đối với Cổng TTGTĐT của tỉnh Vĩnh Phúc, 2 phương án được đề xuất.

Phương án 1

Thay thế bằng công nghệ của Microsoft hoặc một công nghệ có bản quyền khác như IBM, Oracle,…



Ưu điểm:

Đáp ứng được tốt các yêu cầu của Bộ TTTT.

An tâm với sự hỗ trợ về tính tương thích giữa các phiên bản phát triển.

Hỗ trợ tối đa các tính năng của cổng.

Dễ sử dụng và phát triển, tích hợp với các ứng dụng khác.

Nhược điểm: Chi phí cao.

Phương án 2

Xây dựng Cổng thông tin vẫn theo công nghệ mã nguồn mở.

Xây dựng phiên bản mới nhất của VPortal. VPortal phiên bản mới nhất được xây dựng trên Core Liferay 4.x. Tương thích với các chuẩn công nghệ mới nhất (JSR-168, JSR-286, SOA, Webservice, WSRP, WebDAV, …). Hỗ trợ đầy đủ multi language, multi portal, fulltext search. Support đầy đủ khả năng tích hợp, tương tác với các hệ thống khác (CAS, LDAP, NTLM, OpenSSO, OpenSSL, OpenOffice).



Ưu điểm: Đáp ứng ngay được các yêu cầu mà Bộ Thông tin và Truyền thông đã đưa ra đối với Cổng TTĐT. Dễ dàng trong quản lý và tương thích với các công nghệ hiện đại giúp cho cán tỉnh CNTT có thể dễ dàng hơn trong phát triển các ứng dụng khác cùng với Cổng TTĐT.

Nhược điểm: Cũng như uPortal và vPortal: câu hỏi đặt ra là lúc nào thì Vportal (xây dựng trên Core Liferay 4.x) không được hỗ trợ nữa? Với mỗi lần xây dựng thì các phiên bản của các thế hệ trước không còn được hỗ trợ đã là nhược điểm to lớn của các hệ thống mã nguồn mở. Ngoài ra, khó tích hợp các ứng dụng được phát triển trên các chuẩn khác.

Lựa chọn phương án

Vĩnh Phúc nên sử dụng các phương án dùng công nghệ có bản quyền để xây dựng cổng TTĐT, có nghĩa là phương án 1, bởi vì:

Tuy chi phí ban đầu có cao nhưng việc phát triển các ứng dụng, đặc biệt full- text search, workflows engine, SSO, data mining, custumize,… được hỗ trợ đầy đủ nên sẽ đỡ tốn kém khi phát triển các ứng dụng trên cổng.

Có sẵn các giải pháp xây dựng Chính phủ điện tử.

Trong các lựa chọn sử dụng mã nguồn đóng nên sử dụng SharePoint server của Microsoft vì các lý do:

Giải pháp đỡ tốn kém nhất so với sản phẩm IBM Web Sphere và Oracle;

Dễ phát triển các ứng dụng vì cộng đồng sử dụng công cụ Microsoft đông đảo;

3. Những điểm cần chú ý khi thực hiện

Nội dung quy hoạch này chỉ liên quan đến trang bị các phần mềm nền cho cổng.

Chỉ với một sản phẩm MOSS, có thể xây dựng cổng TTĐT của tỉnh (external Portal), cổng điều hành tác nghiệp (internal Portal) và rất nhiều loại cổng khác.

Việc xây dựng cổng phụ thuộc rất nhiều vào quy mô phát triển các ứng dụng và dữ liệu tích hợp vào cổng.

4. Dự kiến kết quả đạt được

Cổng TTĐT Vĩnh Phúc hiện đại, gần gũi và hữu hiệu.

Là một hạ tầng CNTT chuyên phục vụ cho việc cung cấp các cung cấp các thông tin, các dịch vụ có liên quan tới hoạt động của tỉnh Vĩnh Phúc.

Chuẩn hoá về mặt công nghệ cho phép trao đổi và tương tác với cổng TTĐT của Chính phủ, của các tỉnh,…

5. Thời gian thực hiện

Tập trung việc mua các phần mềm nền vào các năm 2010-2015:

2010: Mua phần mềm xây dựng cổng MOSS BizTalk Server

2011-2015: Mua các PM hỗ trợ cho quản lý CSDL, mail, bảo mật,....



III.5. Quy hoạch phát triển công nghiệp CNTT

III.5.1. Phát triển công nghiệp phần cứng

Trong những năm gần đây, Vĩnh Phúc đã thu hút được một số DN trong và ngoài nước đầu tư vào một số khu công nghiệp để sản xuất các linh kiện và sản phẩm điện tử, đặc biệt là những dự án lớn của công ty Compal và Foxconn. Tỉnh cần tiếp tục tạo điều kiện để các dự án của các công ty này đi vào hoạt động nhằm cung cấp các sản phẩm điện tử cho nhu cầu trong nước và xuất khẩu. Cần quy hoạch để xây dựng và mở rộng các khu công nghiệp để hình thành cụm công nghiệp điện tử và CNTT trong đó có các nhà máy chính và các nhà máy sản xuất các linh kiện phụ trợ. Tiến tới đến năm 2020, công nghiệp điện tử và viễn thông trở thành ngành công nghiệp mũi nhọn của tỉnh và là trung tâm của khu vực miền Băc.

Một số định hướng chính trong phát triển công nghiệp CNTT:

Tạo điều kiện để các khu công nghiệp Bá Thiện 1, Bá Thiện 2 trở thành khu công nghiệp công nghệ cao, nơi tập trung nhà máy sản xuất máy tính xách tay của hãng Compal và các nhà máy vệ tinh sản xuất các linh kiện phụ trợ. Phấn đấu đến năm 2015 công nghiệp phần cứng có tốc độ phát triển 40-45% và trong giai đoạn 2015-2020 có tốc độ phát triển 30%.

Tích cực tìm kiếm các đối tác nước ngoài khác để hình thành nên khu công nghệ cao.

Đề xuất cơ chế chính sách thuận lợi cho các dự án đầu tư trong lĩnh vực phần cứng và thiết bị truyền thông cũng như hỗ trợ nâng cao năng lực và hiệu quả hoạt động của các cơ sở lắp ráp máy tính và các thiết bị CNTT.



III.5.2. Phát triển công nghiệp phần mềm, dịch vụ và nội dung

1. Định hướng phát triển công nghiệp phần mềm

Xây dựng các dự án phát triển CNPM. Đến năm 2020 có 3,4 công ty có số lượng hơn 100 cán bộ phần mềm hoạt động và có sản phẩm đóng gói;

Tạo điều kiện thuận lợi để các DN phần mềm của tỉnh tiếp cận với các công ty phần mềm lớn để làm đại lý cũng như nhận các hợp đồng làm dịch vụ gia công phần mềm xuất khẩu. Tạo điều kiện thuận lợi để các DN lớn về CNTT đặt các chi nhánh hoặc đại lý để giúp đỡ các DN của tỉnh học hỏi và phát triển.

2. Định hướng phát triển công nghiệp nội dung

Xây dựng các trang Web và các CSDL chuyên ngành thuộc các chuyên ngnàh khác nhau như văn hoá, du lịch, khoa học, giáo dục, y tế,… cung cấp thông tin cho người dân. Xây dựng thư viện điện tử, hệ thống nội dung phục vụ chương trình đào tạo điện tử, báo chí điện tử.

Xây dựng các nội dung phục vụ các loại hình dịch vụ thương mại di động như video, film, ảnh trực tuyến và các CSDL lưu trữ nội dung giải trí như nhạc chuông, logo, hình ảnh, giải thưởng, từ điển, thông tin chỉ đường, tài khoản ảo, nội dung phục vụ giải trí trực tuyến như nhạc số, trò chơi trực tuyến,...

Tạo điều kiện để một số công ty triển khai các dịch vụ trực tuyến như nghe nhạc, xem phim, tìm kiếm thông tin, tạo các mạng xã hội hay kinh doanh trò chơi điện tử.

3. Định hướng phát triển công nghiệp dịch vụ CNTT

Phát triển các dịch vụ an toàn dữ liệu như chứng thực điện tử, mã hoá dữ liệu.

Phát triển dịch vụ lưu trữ dữ liệu trên mạng sử dụng các công nghệ tiên tiến như SAN (Storage Area Network) và NAS (Network Attached Storage)

Phát triển dịch vụ triển khai các mạng và HTTT tại các đơn vị trong tỉnh.



III.6. Quy hoạch phát triển nguồn nhân lực CNTT

Việc phát triển nguồn nhân lực CNTT tại Vĩnh Phúc tập trung vào các nội dung chính:

Nâng cao nhận thức về CNTT trong các cơ quan Đảng và Nhà nước.

Đào tạo và đào tạo bổ sung nhân lực CNTT phục vụ công tác quản lý nhà nước tại các cơ quan Đảng và Nhà nước.

Phát triển và thu hút nhân tài, đào tạo nguồn nhân lực phục vụ phát triển công nghiệp CNTT, ứng dụng TMĐT, phục vụ nhu cầu nhân lực CNTT của các DN trên địa bàn tỉnh.

Xây dựng Trung tâm Đào tạo và nghiên cứu CNTT của tỉnh



III.6.1. Nâng cao nhận thức về CNTT trong các cơ quan Đảng và Nhà nước

1. Mục đích

Nâng cao nhận thức của cán bộ lãnh đạo, các nhà quản lý, cán bộ công chức các cấp các ngành về vai trò và tác động của CNTT đối với công cuộc phát triển kinh tế, văn hoá, xã hội của tỉnh, đối với quá trình nâng cao năng lực điều hành quản lý và chuyên môn nghiệp vụ cũng như quá trình cải cách hành chính.

2. Các nội dung chính

Xây dựng các chương trình và tổ chức các lớp tập huấn giới thiệu về vai trò và tác động của CNTT mỗi năm cho khoảng 50-70 lượt cán bộ lãnh đạo và quản lý (mỗi cơ quan 2 lượt người) các cấp, các ngành, đoàn thể.

Xây dựng chương trình, nội dung, kế hoạch và tổ chức mỗi năm 1-2 hội thảo hoặc diễn đàn trao đổi kinh nghiệm về ứng dụng và phát triển CNTT của tỉnh.

Tổ chức cho cán bộ lãnh đạo và quản lý các cấp, các ngành, đoàn thể tham gia các buổi hội thảo trong nước và nước ngoài về những vấn đề liên quan đến vai trò, tác động của CNTT, tham quan khảo sát một số thành phố và địa phương trong nước và nước ngoài để trao đổi, học hỏi kinh nghiệm về việc ứng dụng CNTT và quản lý thông tin/CNTT. Mỗi năm 15-20 lượt người trong đó 2-3 lượt người ở nước ngoài.

Xây dựng một chương trình truyền hình và phát thanh của tỉnh giới thiệu về thông tin/CNTT, ứng dụng CNTT. Xuất bản bản tin hoặc tờ rơi theo chu kỳ 2 lần/1 năm và đăng báo những bài viết về các xu hướng phát triển và ứng dụng của CNTT phù hợp và liên quan đến thành phố nhằm tuyên truyền, phổ biến thông tin, nâng cao nhận thức và kiến thức cho nhân dân thành phố.

3. Dự kiến kết quả đạt được

Các nhà lãnh đạo và quản lý nhận thức được sự cần thiết phải triển khai ứng dụng CNTT và sẽ là những người đi đầu trong việc tích cực sử dụng CNTT trong hoạt động chỉ đạo điều hành và quản lý, từ đó tác động mạnh đến toàn thể đội ngũ cán bộ công chức, đông đảo quần chúng trong xã hội.

Đội ngũ cán bộ công chức được nâng cao nhận thức về lợi ích và hiệu quả của việc sử dụng CNTT và từ đó tích cực tham gia triển khai và sử dụng các ứng dụng tin học hoá trong công việc hàng ngày.

III.6.2. Đào tạo nguồn nhân lực CNTT trong các cơ quan Đảng và Nhà nước

1. Mục đích

Tiếp tục phát triển nguồn nhân lực CNTT một cách bền vững nhằm xây dựng đội ngũ cán bộ chuyên môn, quản lý và sử dụng CNTT đủ về số lượng và chất lượng cần thiết cho việc triển khai các ứng dụng CNTT của tỉnh một cách có hiệu quả trong giai đoạn 2010-2020 và trong những năm tiếp theo.

2. Các nội dung đào tạo CNTT trong các cơ quan Đảng và Nhà nước

Đào tạo sử dụng CNTT

Đào tạo chuyên gia CNTT

Đào tạo nâng cao về CNTT

Tập huấn về quản lý thông tin và CNTT

a) Đào tạo sử dụng CNTT

Mục đích và nội dung: Tất cả cán bộ công chức sử dụng thông thạo máy tính và các ứng dụng CNTT phục vụ cho nhu cầu công tác, trong đó chú trọng đến kỹ thuật khai thác và sử dụng Internet, tham gia vận hành các HTTT tin học hoá đang và sẽ triển khai.

Phương pháp: Đổi mới công tác đào tạo và phổ biến kiến thức về CNTT, tăng tính dễ hiểu, dễ sử dụng và thân thiện đối với cán bộ công chức.

Đối tượng: Tất cả các cán bộ công chức có trình độ trung cấp và đại học tại các cơ quan Đảng và Nhà nước kể cả các lực lượng vũ trang.

Số lượng: Trung bình mỗi năm đào tạo cho khoảng 300-500 lượt người về sử dụng CNTT.

b) Đào tạo chuyên gia CNTT

Mục đích: Đào tạo 2 mức là đại học CNTT (bằng 2) và cao đẳng CNTT, đảm bảo đến 2020 mỗi cơ quan Đảng và Nhà nước có từ 1-2 cán bộ chuyên trách về CNTT.

Đối tượng đào tạo đại học CNTT: Cán bộ đã tốt nghiệp đại học, tốt nhất là ngành kỹ thuật tại các cơ quan

Đối tượng đào tạo cao đẳng CNTT: Cán bộ đã có bằng trung cấp, tốt nhất là ngành kỹ thuật tại các cơ quan

Số lượng: Đào tạo đại học CNTT là 10-20 người/năm, đào tạo cao đẳng CNTT là khoảng 30-40 người/năm

c) Đào tạo nâng cao về CNTT

Mục đích và nội dung: Nâng cao kiến thức và kỹ năng cho các cán bộ chuyên trách về CNTT, các nội dung bao gồm: quản trị mạng, quản trị CSDL, thiết kế website, phân tích thiết kế hệ thống, các ngôn ngữ lập trình,...

Đối tượng: cán bộ kỹ thuật CNTT của các cơ quan.

Số lượng: 50-70 người/năm (mỗi cơ quan 1-2 người).

d) Tập huấn về quản lý thông tin và CNTT

Mục đích và nội dung: Đào tạo cho các nhà lãnh đạo và quản lý của các cơ quan nắm chắc cách thức quản lý thông tin và CNTT, quản lý dự án CNTT.

Đối tượng: Lãnh đạo các cơ quan.

Số lượng: 80-100 lượt nhà quản lý mỗi năm (mỗi cơ quan 1-2 người).

3. Dự kiến các kết quả đạt được

Phát triển nguồn nhân lực CNTT một cách bền vững, xây dựng đội ngũ cán bộ chuyên môn, quản lý và sử dụng CNTT đủ về số lượng và chất lượng cần thiết cho việc triển khai các ứng dụng CNTT của tỉnh một cách có hiệu quả trong giai đoạn 2010-2020 và trong những năm tiếp theo.

Hoàn thành việc phổ cập trình độ tin học cơ bản cho tất cả cán bộ công chức trong các cơ quan Đảng và Nhà nước, mọi người đều sử dụng thành thạo công cụ tin học văn phòng, hệ thống thư tín điện tử, truy cập và khai thác Internet và bắt buộc tham gia sử dụng vận hành các HTTT tin học hoá liên quan trên mạng máy tính phục vụ cho công việc của mình.



tải về 2.17 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   6   7   8   9   10   11   12   13   ...   17




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương