Ủy ban nhân dân tỉnh vĩnh phúc dự thảo quy hoạch phát triển công nghệ thông tin


VIII. ĐÁNH GIÁ TỔNG HỢP VỀ HIỆN TRẠNG ỨNG DỤNG VÀ PHÁT TRIỂN CNTT



tải về 2.17 Mb.
trang7/17
Chuyển đổi dữ liệu19.08.2016
Kích2.17 Mb.
#23173
1   2   3   4   5   6   7   8   9   10   ...   17

VIII. ĐÁNH GIÁ TỔNG HỢP VỀ HIỆN TRẠNG ỨNG DỤNG VÀ PHÁT TRIỂN CNTT

VIII.1. Đánh giá ứng dụng CNTT của Vĩnh Phúc thông qua Vietnam ICT Index

Nguồn: Báo cáo Chỉ số sẵn sàng cho phát triển và ứng dụng CNTT&TT Việt Nam năm 2007 (Vietnam ICT Index 2007), Văn phòng Ban chỉ đạo Quốc gia về CNTT, 12/2008



Bảng 3.5. Vietnam ICT Index 2007 của Vĩnh Phúc so với một số tỉnh thành

Tỉnh/ Thành phố

Chỉ số HTKT

Chỉ số HTNL

Chỉ số ƯDCNTT

Chỉ số SXKD

Chỉ số MTTCCS

2007

2006

2005

ICT index

Xếp hạng

ICT index

Xếp hạng

ICT index

Xếp hạng

(1)

(2)

(3)

(4)

(5)

(6)

(7)

(8)

(9)

(10)

(11)

(12)

HÀ NỘI

0,6327

0,6881

0,5152

0,4873

0,8333

0,6036

1

0,67

2

0,54

2

ĐÀ NẴNG

0,5267

0,5696

0,5963

0,6651

1.000

0,6026

2

0,41

5

0,41

3

TP HCM

0,4084

0,3973

0,2882

0,7314

0,8333

0,4509

3

0,68

1

0,55

1

VĨNH PHÚC

0,2002

0,4169

0,2035

0,1073

1.000

0,2833

9

0,34

10

0,29

15

PHÚ THỌ

0,1752

0,3139

0,1899

0,2059

0,7222

0,2485

15

0,32

11

0,18

34

BẮC NINH

0,2567

0,2576

0,1284

0,1699

1.000

0,2476

16

0,37

9

0,30

11

HẢI PHÒNG

0,1552

0,3059

0,1671

0,1772

0,7222

0,2305

20

0,32

13

0,29

14

HÀ NAM

0,1993

0,2592

0,1599

0,1051

0,8333

0,2215

25

0,27

25

0,19

32

QUẢNG NINH

0,2603

0,2110

0,1782

0,0000

0,6667

0,2034

36

0,27

27

0,33

9

HƯNG YÊN

0,1629

0,2686

0,1612

0,1286

0,3889

0,1962

39

0,29

17

0,16

38

HẢI DƯƠNG

0,0912

0,3372

0,1078

0,0506

0,0833

0,1913

42

0,23

46

0,26

18

NAM ĐỊNH

0,1551

0,2573

0,1215

0,0290

0,5278

0,1714

49

0,24

40

0,21

24

NINH BÌNH

0,1021

0,2761

0,1057

0,0999

0,5000

0,1690

52

0,23

41

0,20

26

THÁI BÌNH

0,1202

0,1316

0,0887

0,0514

1,0000

0,1481

55

0,23

45

0,13

57

Chú thích: (2) - Chỉ số về hạ tầng kỹ thuật CNTT&TT; (3) - Chỉ số về hạ tầng nguồn nhân lực CNTT&TT; (4) - Chỉ số về ứng dụng CNTT&TT; (5) - Chỉ số về SXKD CNTT&TT; (6) - Chỉ số về môi trường, tổ chức và chính sách về CNTT&TT

Một số nhận xét từ các bảng Vietnam ICT Index 2007



Về xếp hạng chung, Vĩnh Phúc xếp thứ 9, thuộc nhóm 10 tỉnh thành dẫn đầu về độ sẵn sàng cho ứng dụng và phát triển CNTT&TT. So với các tỉnh vùng đồng bằng Bắc Bộ thì Vĩnh Phúc là tỉnh xếp ở nhóm đầu.

Về hạ tầng kỹ thuật CNTT, Vĩnh Phúc xếp thứ 23, nằm ở nhóm các tỉnh ở mức trung bình khá. So với các tỉnh vùng đồng bằng Bắc Bộ thì Vĩnh Phúc là tỉnh xếp ở nhóm trên. Tỷ lệ máy tính/ CBCC, tỷ lệ máy tính cơ quan QLNN kết nối mạng nội bộ, tỷ lệ cơ quan QLNN kết nối Internet băng thông rộng là khá cao so với mức trung bình của các tỉnh/TP trong toàn quốc.

Về nguồn nhân lực CNTT, Vĩnh Phúc xếp thứ 4, nằm ở nhóm các tỉnh có mức độ sẵn sàng cho ứng dụng và phát triển CNTT&TT về hạ tầng nguồn nhân lực ở mức khá. So với các tỉnh vùng đồng bằng Bắc Bộ thì Vĩnh Phúc xếp ở nhóm đầu. Tỷ lệ CBCC biết sử dụng máy tính trong công việc cao hơn so với mức trung bình của các tỉnh/TP trong toàn quốc. Tuy nhiên, tỷ lệ cán bộ chuyên trách CNTT trong cơ quan QLNN còn thấp.

Về ứng dụng CNTT&TT, Vĩnh Phúc xếp thứ 19, nằm ở nhóm các tỉnh ở mức khá. So với các tỉnh vùng đồng bằng Bắc Bộ thì Vĩnh Phúc xếp ở nhóm đầu. So với mức trung bình toàn quốc thì mức chi cho ứng dụng CNTT&TT của Vĩnh Phúc là thấp, kể cả từ nguồn ngân sách. Các chỉ tiêu ứng dụng CNTT&TT trong khu vực các cơ quan QLNN đạt mức độ trung bình.

Về SXKD CNTT&TT, Vĩnh Phúc xếp thứ 28, nằm ở đầu nhóm các tỉnh ở mức trung bình. So với các tỉnh vùng đồng bằng Bắc Bộ thì Vĩnh Phúc xếp ở giữa.

Về môi trường tổ chức chính sách, Vĩnh Phúc là một trong 13 tỉnh đồng xếp hạng 1, ở mức khá.

Về ứng dụng CNTT&TT trong khu vực các cơ quan QLNN, các chỉ số của Vĩnh Phúc đa số đều cao hơn so với mức trung bình của các tỉnh thành trong toàn quốc, như vậy Vĩnh Phúc có thể coi là địa phương khá.

VIII.2. Đánh giá chung hiện trạng ứng dụng và phát triển CNTT

1. Kết quả đã đạt được

Tại các cơ quan Đảng và nhà nước, việc đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, xây dựng và đưa vào vận hành các HTTT được quan tâm và có những kết quả bước đầu quan trọng. Nhu cầu đẩy mạnh các ứng dụng CNTT phục vụ công tác lãnh đạo và quản lý đã trở nên bức thiết tại tất cả các cơ quan Đảng và nhà nước.

Hạ tầng kỹ thuật CNTT được đầu tư tương đối đồng bộ, trang thiết bị CNTT trong từng cơ quan Đảng và nhà nước cơ bản đáp ứng được nhu cầu về ứng dụng CNTT

Ứng dụng CNTT đã được quan tâm, góp phần thay đổi phong cách làm việc của các cấp lãnh đạo, cán bộ, công chức, DN, bảo đảm khoa học, nhanh chóng, chính xác, văn minh, hiện đại; nâng cao hiệu quả công việc và chất lượng phục vụ tổ chức, DN, nhân dân của các cơ quan nhà nước.

Ứng dụng CNTT trong sản xuất kinh doanh của các DN trên địa bàn tỉnh đã có những kết quả bước đầu. Tỉnh đã xây dựng quy hoạch phát triển TMĐT và có những giải pháp cụ thể để đẩy nhanh tiến độ phát triển và ứng dụng CNTT trên địa bàn tỉnh.

Công nghiệp CNTT Vĩnh Phúc ở trong giai đoạn đang bắt đầu hình thành và phát triển khá nhanh. Nhờ có vốn đầu tư của các DN nước ngoài trên địa bàn tỉnh đã hình thành khu công nghiệp điện tử và phần cứng. Đi kèm theo các xí nghiệp lớn đã hình thành các nhà máy sản xuất các sản phẩm phụ trợ.

Đa số cán bộ, công chức đã được đào tạo về CNTT, qua đó nâng cao được trình độ, kỹ năng sử dụng, ứng dụng, đáp ứng được nhu cầu phục vụ công việc tại cơ quan.

2. Tồn tại

Một bộ phận lãnh đạo, cán bộ, đảng viên trong hệ thống chính trị nhận thức về CNTT còn hạn chế, chưa đầy đủ. Vẫn còn nhiều lãnh đạo, đặc biệt là người đứng đầu các cơ quan, đơn vị chưa gương mẫu trong việc ứng dụng CNTT, ngại sử dụng máy tính và thay đổi thói quen làm việc cũ trong công việc.

Quá trình ứng dụng CNTT chưa đồng đều và thiếu sự thống nhất. Cơ sở pháp lý cho việc ứng dụng và phát triển CNTT thiếu sự đồng bộ. Việc chuẩn hoá thông tin, chuẩn hoá về quy trình nghiệp vụ và tổ chức bộ máy chưa thực hiện triệt để. Quá trình triển khai ứng dụng CNTT còn chậm, các dịch vụ công được triển khai còn ít. Chưa có nhiều các ứng dụng hoạt động trên môi trường mạng tại các cơ quan quản lý nhà nước. Chưa xây dựng được mạng trục kết nối các mạng LAN của các cơ quan Đảng và nhà nước.

Đầu tư chưa tập trung, kinh phí đầu tư cho ứng dụng CNTT tại các cơ quan trong hệ thống chính trị còn thấp so với yêu cầu. Hiệu quả khai thác hạ tầng, thiết bị CNTT đã được đầu tư của nhiều cơ quan, địa phương chưa cao.

Công nghiệp CNTT còn nhỏ bé, chưa phát triển tương xứng với tiềm năng và tốc độ phát triển ngành công nghiệp của tỉnh. Chưa thu hút được các nhà đầu tư, DN hoạt động trong lĩnh vực công nghiệp phần mềm, công nghiệp nội dung và dịch vụ CNTT.

Chưa có chính sách khuyến khích, đãi ngộ để thu hút nguồn nhân lực CNTT có trình độ chuyên môn cao làm việc tại các cơ quan trong hệ thống chính trị tỉnh nên một bộ phận cán bộ đã chuyển khỏi cơ quan nhà nước để làm việc cho DN.

Công tác phát triển nguồn nhân lực CNTT tại DN chưa được chú trọng đúng mức, nên chưa đáp ứng yêu cầu về số lượng, chất lượng, cơ cấu, loại hình theo từng cấp độ.

3. Nguyên nhân

a) Nguyên nhân khách quan

Các hướng dẫn, quy chế, chính sách của Nhà nước và Chính phủ về ứng dụng CNTT vào quản lý hành chính Nhà nước chậm được ban hành.

Chưa đủ hành lang pháp lý cho việc ứng dụng tin học vào quản lý hành chính Nhà nước, chẳng hạn như chưa có văn bản quy phạm pháp luật về quản lý hoạt động đầu tư phát triển và ứng dụng CNTT bằng nguồn vốn của Nhà nước.

Tỉnh còn thiếu trầm trọng nguồn nhân lực CNTT trình độ cao đáp ứng nhu cầu cho triển khai ứng dụng và phát triển CNTT trong khu vực các cơ quan Đảng và nhà nước cũng như cho SXKD và phát triển công nghiệp CNTT trên địa bàn tỉnh.

b) Nguyên nhân chủ quan

Khoảng cách giữa quản lý và tin học còn quá xa. Những nhà quản lý ít có kiến thức về tin học và những người làm tin học hiểu biết quá ít về công tác quản lý hành chính. Lãnh đạo và người đứng đầu một số đơn vị còn chưa quan tâm đầy đủ đến ứng dụng CNTT trong đơn vị mình.

Tỉnh chưa ban hành các chính sách về ứng dụng CNTT, chế tài trong việc yêu cầu các cơ quan (sở/ngành, UBND huyện/thị) ứng dụng tin học vào quản lý. Lãnh đạo các cơ quan chưa chủ động xây dựng kế hoạch và chỉ đạo triển khai ứng dụng CNTT tại cơ quan. Chưa có cơ chế ràng buộc trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan trong việc ứng dụng CNTT của cơ quan. Chưa có cơ chế gắn việc ứng dụng CNTT với thi đua, khen thưởng, kỷ luật.

Trong xây dựng và triển khai các HTTT và CSDL, chưa có cơ chế để tạo nguồn dữ liệu cho phần mềm hoạt động, dẫn đến hiện tượng có phần mềm nhưng không có dữ liệu để vận hành.

Tỉnh chưa ban hành những chính sách đẩy mạnh việc thu hút đầu tư vào phát triển công nghiệp CNTT, chưa có đủ cơ chế, chính sách thích hợp để phát triển nguồn nhân lực, thu hút nhân tài.

Tỉnh chưa xây dựng được các yếu tố nền tảng của TMĐT như hạ tầng cơ sở, môi trường pháp lý, môi trường giao dịch,... nên chưa khuyến khích được các DN tham gia TMĐT.

Chưa có sự phối hợp thực sự giữa các dự án ứng dụng CNTT trên địa bàn dẫn đến có sự chồng chéo, hoặc chia cắt khi thực hiện các dự án theo các nguồn hoặc theo các đơn vị khác nhau.



Phần thứ tư:
QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN CÔNG NGHỆ THÔNG TIN


I. QUAN ĐIỂM PHÁT TRIỂN

CNTT là một trong các động lực quan trọng nhất của sự phát triển. Ứng dụng và phát triển CNTT là một nhiệm vụ ưu tiên trong chiến lược phát triển KTXH, là phương tiện chủ lực để thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Ứng dụng CNTT phải gắn bó chặt chẽ với quá trình đổi mới lề lối, phương thức làm việc và lãnh đạo của Đảng và Nhà nước, phù hợp với Quy hoạch phát triển KTXH và gắn với các chương trình KTXH của tỉnh.

Trọng tâm ứng dụng CNTT của tỉnh Vĩnh Phúc tập trung vào các lĩnh vực quản lý nhà nước và kinh tế, góp phần đổi mới phương thức, lề lối làm việc, nâng cao hiệu lực, hiệu quả lãnh đạo của các cấp uỷ đảng và các cấp chính quyền và thúc đẩy phát triển kinh tế:

Đẩy mạnh ứng dụng CNTT trong các cơ quan Đảng và nhà nước, tập trung vào việc tin học hoá các dịch vụ công như đăng ký kinh doanh, quản lý hộ tịch, cấp phép xây dựng, quản lý nhà đất,... và qua đó từng bước hình thành nền hành chính điện tử.

Đẩy mạnh ứng dụng CNTT trong sản xuất kinh doanh nhằm thúc đẩy hiệu quả hoạt động của DN, trực tiếp giúp cho các DN chủ động hội nhập với khu vực và quốc tế.

Cơ sở hạ tầng CNTT là hạ tầng KTXH được ưu tiên phát triển. Cần kết hợp khai thác hiệu quả cơ sở hạ tầng hiện có với việc xây dựng mới phù hợp với nhu cầu và khả năng, đảm bảo công nghệ hiện đại, quản lý hiệu quả nhằm tạo cơ sở cho ứng dụng và phát triển CNTT của tỉnh.

Phấn đấu để công nghiệp CNTT trở thành một ngành kinh tế quan trọng, có tốc độ tăng trưởng cao và có đóng góp thực sự vào sự tăng trưởng GDP của tỉnh.

Đẩy mạnh đào tạo và thu hút nguồn nhân lực có trình độ cao trong lĩnh vực CNTT. Việc phát triển nguồn nhân lực CNTT được xem là một trọng tâm của quy hoạch.

Quá trình thiết kế, xây dựng hạ tầng kỹ thuật, các HTTT phải hướng tới việc tích hợp và thống nhất các HTTT trong toàn hệ thống các cơ quan Đảng và Nhà nước. Việc đầu tư cho ứng dụng và phát triển CNTT phải hợp lý, thiết thực, tiết kiệm và hiệu quả; đảm bảo đồng bộ, tận dụng tối đa sự đầu tư đã có. Lấy việc nâng cao hiệu lực, hiệu quả lãnh đạo và chất lượng quản lý điều hành làm thước đo đánh giá kết quả cuối cùng của việc ứng dụng và phát triển CNTT.

Ứng dụng CNTT phải đảm bảo an toàn, an ninh và bảo mật thông tin dữ liệu.

Xã hội hoá việc ứng dụng và phát triển CNTT.

II. MỤC TIÊU

II.1. Mục tiêu tổng quát

Phát triển mạnh mẽ và toàn diện CNTT phục vụ sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá và góp phần đưa kinh tế tỉnh Vĩnh Phúc tăng trưởng và phát triển mạnh hơn.

CNTT được ứng dụng rộng rãi trong mọi lĩnh vực KTXH, đảm bảo an ninh quốc phòng của tỉnh, làm cho CNTT trở thành phương tiện chủ lực để nâng cao hiệu quả quản lý của bộ máy hành chính và các đơn vị sự nghiệp, nâng cao năng lực cạnh tranh, hiện đại hoá với chi phí thấp trong sản xuất, kinh doanh, dịch vụ.

Xây dựng hoàn chỉnh về cơ bản cơ sở vật chất và kỹ thuật, kết cấu hạ tầng CNTT&TT và Internet của Tỉnh. Xây dựng, hoàn thiện và thống nhất áp dụng các HTTT, chương trình ứng dụng dùng chung trong toàn tỉnh. Hoàn thành việc xây dựng một số CSDL chung của tỉnh, kết nối với các CSDL quốc gia.

Từng bước xây dựng và phát triển công nghiệp CNTT trở thành một ngành kinh tế quan trọng, có tốc độ tăng trưởng cao và có đóng góp thực sự vào sự tăng trưởng GDP của tỉnh.

Phát triển và thu hút nguồn nhân lực đáp ứng cơ bản yêu cầu ứng dụng và phát triển CNTT của tỉnh.

Đến 2020 về cơ bản ứng dụng và phát triển CNTT của Vĩnh Phúc đạt cao hơn mức trung bình của cả nước, trong đó lĩnh vực ứng dụng CNTT trong khu vực quản lý nhà nước đạt mức khá.

II.2. Mục tiêu các lĩnh vực

1. Ứng dụng CNTT trong các cơ quan Đảng và Nhà nước

Nhận thức của lãnh đạo, các nhà quản lý và cán bộ công chức về vai trò và vị trí của CNTT được nâng cao. Đội ngũ lãnh đạo, cán bộ, chuyên viên các cấp có thể làm việc hiệu quả trong môi trường của nền hành chính điện tử.

Xây dựng hoàn chỉnh hệ thống các quy chế, quy trình làm việc, các chuẩn thông tin trên cơ sở cải tiến một cách đồng bộ các phương pháp làm việc trong các cơ quan Đảng và Nhà nước.

CNTT được sử dụng rộng rãi trong các cơ quan QLNN cấp tỉnh, cấp sở/ngành, cấp huyện/thị và từng bước tiến tới tới cấp xã/phường. CNTT hỗ trợ mọi hoạt động điều hành quản lý, đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu về thông tin cho lãnh đạo, cán bộ công chức trong hệ thống các cơ quan Đảng và Nhà nước.

Các quy trình quản lý, quy trình nghiệp vụ, quy trình thực hiện dịch vụ công được hợp lý hoá, chuẩn hoá theo hướng tin học hoá và cải cách hành chính. Tất cả các cơ quan Đảng, cơ quan Nhà nước từ cấp huyện/thị trở lên áp dụng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn TCVN ISO 9001:2000. Hoàn thành cơ bản việc xây dựng và triển khai diện rộng các HTTT, CSDL tin học hoá tại các cơ quan Đảng và Nhà nước; thực hiện tích hợp thông tin và trao đổi thông tin trên mạng diện rộng giữa các cơ quan Đảng và Nhà nước.

Hỗ trợ và phục vụ hiệu quả các cơ quan Đảng và nhà nước trong phục vụ nhân dân, thúc đẩy cải cách thủ tục hành chính, cải cách bộ máy tổ chức và lề lối làm việc, cung cấp các dịch vụ công điện tử trực tuyến cho người dân và DN, tiến tới hình thành nền hành chính điện tử (chính phủ điện tử) tại Vĩnh Phúc. Cụ thể hoàn thiện Cổng TTGTĐT tỉnh trên đó xây dựng và triển khai một số dịch vụ công điện tử như đăng ký kinh doanh, cấp giấy phép đầu tư, cấp phép xây dựng, giải quyết các hồ sơ thủ tục về đất đai, giải quyết khiếu nại, tố cáo...

Hình thành các cơ chế, chính sách, biện pháp tạo điều kiện thuận lợi cho các quá trình triển khai các dự án phát triển và ứng dụng CNTT (tin học hoá) trong các cơ quan Đảng và Nhà nước.

2. Ứng dụng CNTT phục vụ sản xuất, kinh doanh và dịch vụ

Thay đổi nhận thức của các DN về hiện đại hoá kinh doanh và giúp tích luỹ kiến thức và kinh nghiệm trong kinh doanh hiện đại.

Đưa máy tính và các ứng dụng phần mềm trở thành công cụ thường xuyên trong hoạt động kinh doanh của tất cả các DN.

Hình thành cổng giao dịch TMĐT của tỉnh và kết nối với các sàn giao dịch lớn trong cả nước.

Hoàn thiện quy trình bán hàng và thanh toán trực tuyến, sẵn sàng về công nghệ và dịch vụ cho công việc bán hàng và giao dịch qua mạng.

3. Ứng dụng CNTT trong các lĩnh vực đời sống, xã hội

Thu hẹp khoảng cách tiếp cận CNTT và Internet giữa người dân vùng nông thôn và thành thị, góp phần nâng cao đời sống tinh thần của người dân, nhất là vùng nông thôn.

Đa dạng hoá các nội dung thông tin để cung cấp cho người dân (đặc biệt là người dân vùng nông thôn). Chú trọng các thông tin về sản xuất nông nghiệp, y tế sức khoẻ và lao động việc làm.

Tạo điều kiện cho người dân tham gia Chính phủ điện tử thông qua truy nhập mạng thông tin hành chính của tỉnh.

Tổ chức tốt việc dạy và học tin học tại mọi cấp học, ngành học nhằm phổ cập tin học cho mọi đối tượng, góp phần đào tạo nguồn nhân lực và các kỹ năng thực hành cho ngành CNTT .

Góp phần đổi mới phương pháp giảng dạy của giáo viên cũng như phương pháp học tập của học sinh nhằm đạt hiệu quả cao nhất trong học tập.

Góp phần nâng cao hiệu quả quản lý bệnh viện, hiện đại hoá công tác khám chữa bệnh và công tác chăm sóc sức khoẻ của người dân.

4. Phát triển hạ tầng kỹ thuật CNTT

Xây dựng các mạng LAN đủ mạnh cho tất cả các UBND xã/phường. Thường xuyên nâng cấp và hoàn thiện các mạng LAN tại các cơ quan Đảng và Nhà nước từ cấp huyện/thị trở lên.

Hình thành mạng trục kết nối các cơ quan Đảng và Nhà nước với đường truyền tốc độ cao đảm bảo hạ tầng cho triển khai các dự án tin học hoá trong các cơ quan Đảng và nhà nước và triển khai các dịch vụ hướng tới nền hành chính điện tử.

Hoàn thành việc xây dựng và triển khai hệ thống giao ban trực tuyến.

Xây dựng một Trung tâm thông tin dữ liệu (Data Center) hiện đại tạo ra một hạ tầng CNTT&TT mạnh phục vụ các cơ quan Đảng và Nhà nước, các DN, người dân trong triển khai các dịch vụ CPĐT, TMĐT, công nghiệp phần mềm, công nghiệp nội dung,...

Xây dựng hệ thống các dịch vụ nền hoàn chỉnh để phục vụ hạ tầng kết nối và truyền nhận dữ liệu.

Đảm bảo hạ tầng cho triển khai các dịch vụ TMĐT (B2B, B2C) và hỗ trợ giao dịch điện tử.

Đáp ứng được các nhu cầu phát triển của các dịch vụ CNTT, các dịch vụ của các ngành không phải CNTT.

Hỗ trợ cho ứng dụng CNTT trong sản xuất kinh doanh và phát triển các ngành KTXH của tỉnh, trong nâng cao đời sống văn hóa, xã hội, phát triển giáo dục; chăm sóc sức khỏe cho người dân; hỗ trợ cho sự phát triển công nghiệp CNTT.

5. Phát triển công nghiệp CNTT

Hình thành khu công nghiệp điện tử máy tính với các nhà máy sản xuất lắp ráp máy tính và các nhà máy sản xuất các linh kiện phụ trong sản xuất máy tính để biến công nghiệp điện tử và máy tính trở thành một ngành kinh tế quan trọng của tỉnh.

Xây dựng được một số DN phần mềm có qui mô và chất lượng cao để phục vụ nhu cầu của tỉnh hoặc làm gia công phần mềm. Khuyến khích các DN CNTT xây dựng thương hiệu mạnh trong lĩnh vực công nghiệp phần mềm, nội dung và dịch vụ.

6. Phát triển nguồn nhân lực CNTT

Tăng quy mô và chất lượng nguồn nhân lực CNTT đáp ứng nhu cầu ứng dụng và phát triển CNTT trên địa bàn Vĩnh Phúc, không ngừng nâng cao năng lực quản lý CNTT cho cán bộ quản lý nhà nước và quản lý kinh doanh, hình thành được đội ngũ chuyên gia và chuyên viên CNTT có trình độ công nghệ cao trong các cơ quan quản lý nhà nước, tại các DN.

Nâng cao năng lực cạnh tranh, khả năng hợp tác bình đẳng trong quá trình hội nhập trong nước và quốc tế.

Nâng cao nhận thức của nhân dân Vĩnh Phúc về vai trò và vị trí của CNTT trong sự nghiệp phát triển KTXH Vĩnh Phúc.

7. Ban hành các chính sách về CNTT

Cụ thể hoá và thể chế hoá các chủ trương, chính sách, quy định về ứng dụng và phát triển CNTT của Đảng và Nhà nước trên địa bàn tỉnh nhằm tạo ra môi trường pháp lý thuận lợi cho việc đẩy mạnh ứng dụng và phát triển CNTT của tỉnh.

Tạo ra các cơ chế để thu hút các DN trong và ngoài nước đầu tư vào lĩnh vực phát triển công nghiệp và dịch vụ CNTT.



tải về 2.17 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   10   ...   17




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương